1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Quy trình bảo dưỡng công trình xây dựng

50 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 642,26 KB

Nội dung

Tài liệu hướng dẫn thực hiện bảo trì, bảo dưỡng công trình xây dựng cho công trình xây dựng cấp 2 trở lên. Tài liệu cung cấp phương pháp bảo dưỡng chuyên nghiệp nhất dành cho các công ty nhà máy xí nghiệp, khách sạn, nhà hàng......... đang có nhu cầu bảo dưỡng duy tu công trình đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất .

QUY TRINH VÀ KẾ HOACH BAO TRI CƠ SỞ HA TÂNG NHÀ MAY KHACH HÀNG: ĐIA CHỈ : MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG TRANG A GIỚI THIỆU CÔNG TY 3 B MỤC ĐÍCH TÀI LIỆU HƯỚNG DÃN 3 C PHẠM VI CÔNG VIỆC 3 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 E QUY TRÌNH THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG 3..61 I. GIƠI THIÊU Chuyên cung cấp các sản phẩm máy móc,thiết bị công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật cho các nhà máy, các khu công nghiệp trên cả nươc: Lắp máy, Lắp dây chuyền sản xuất.Bảo dưỡng công nghiệp, Di chuyển nhà máy.nhà xưởng, Giải pháp tiết kiệm năng lượng. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của quý khách hàng. II. MUC ĐICH Tài liệu này đươc đưa ra nhăm hương dân bảo trì. bảo dưỡng hệ thông Cơ sở hạ tâng tại các khu công nghiệp để đam bao cac thiêt bị hoat đông binh thương theo như yêu câu ky thuât: III. PHAM VI CÔNG VIÊC Kiêm tra. làm sạch. bảo dưỡng và xử lý tất cả các sự cô liên quan tơi hệ thông Cơ sở hạ tâng, các hạng muc chinh bao gôm:  Kiêm tra, vệ sinh, sửa chưa hệ thông mái che.  Kiêm tra, sửa chưa hệ thông tương rào.  Kiêm tra, bảo dưỡng hệ thông đương xá.  Kiêm tra hệ thông cửa trong nhà máy, công, thoát nươc.  Khắc phuc các sự cô liên quan tơi Cơ sở hạ tâng. IV. THAM KHAO  ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18000.  An toàn & Môi trương – Lê Đăng Hoành.  Các tài liệu kỹ thuât cua nhà máy sở tại.  Các tinh toán khảo sát thực tế. V. QUY ĐINH AN TOÀN TRONG THƯC HIÊN CÔNG TAC BAO DƯƠNG Quy định an toan la băt buôc đôi vơi can bô công nhân viên Techconvina.  Quy định an toan:Thực hiện tất cả các yêu câu và chỉ dân an toàn cua nhà máy cung như cho tưng hạng muc công việc cân đươc tuân thu môt cách chăt chẽ đê đảm bảo an toàn cho con ngươi cung như thiết bị. Tuyệt đôi không hut thuôc, không sử dung các vât liệu cháy nổ, các nguôn phát sinh nhiệt khi vào nhà máy. Trong các trương hơp phuc vu thi công cân đươc sự đông ý cua cán bô phu trách an toàn nhà máy, và có đánh giá rui do an toàn đôi vơi việc sử dung nguôn nhiệt tại các vị tri thi công. Các yêu câu bắt buôc đôi vơi công việc bao gôm: STT 1 2 Yêu câu Có giấy phep làm việc trươc khi thực hiện công việc Có danh sách các thiết bị. hệ thông đươc cô lâp trươc khi Chú y 3 bắt đâu nhiệm vu. Có báo cáo phân tich rui ro và các biện pháp phong ngưa 4 đôi vơi công việc nguy hiêm trươc khi thực hiện. Trang thiết bị bảo hô là bắt buôc. Tôi thiêu bao gôm quân áo. giày. mu và kinh bảo hô. găng tay bảo hô. dây đai bảo 5 hiêm đôi vơi công việc trên cao. Cấm nhưng ngươi không nhiệm vu lại gân khu vực làm 6 việc. Căng dây và treo biên cảnh báo đôi vơi các khu vực làm 7 việc hoăc dễ phát sinh sự cô. Trang bị bình cưu hoa cung như trạm cấp cưu khân cấp đôi vơi các khu vực nguy hiêm hoăc dễ phát sinh cháy 8 nổ. Thực hiện đây đu quy trình Lock-out/ Tag-out.  Trang thiết bị bảo hộ cơ bản sử dụng trong bảo dưỡng: (Áp dụng cho cán bộ công nhân viên Techconvina Factory Care) STT Tên trang thiết bị BHLD Công dụng Hình ảnh Chữ ky/ Ngay 1 Quần áo bảo hộ lao động 2 Mũ bảo hộ lao động  Mũ cứng  Có nút vặn đằng sau 3 Dây đai toàn thân  Loại 2 móc 4 Dây chống sốc 5 Giầy bảo hộ  Mũi sắt  Chống đinh  Chống trơn, trượt 6 Ủng bảo hộ 7 Găng tay bảo hộ 8 Kính báo hộ Kính hàn Mặt nạ hàn 9 Khẩu trang Bịt tai chống ồn VI QUY TRINH KIÊM TRA BAO DƯƠNG, SƯA CHƯA CƠ SỞ HA TÂNG PHẦN 1: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN QUY TRÌNH DUY TU CƠ SỞ HẠ TẦNG  Công tac kiểm tra, đanh gia tinh trang cơ sở vât chât: Xây dựng kế hoạch kiêm tra, tân suất kiêm tra các hạng muc cơ sở vât chất, đánh giá mưc đô hư hại, tôc đô xuông cấp cua công trình, các tác nhân ảnh hưởng đến công trình. Đưa ra phương án kiêm tra, các trang thiết bị máy móc sử dung, hương dân chi tiết cách thưc thực hiện kiêm tra. dươi đây là bảng tân suất kiêm tra môt sô hạng muc chinh cơ sở vât chất cua công trình xây dựng. Kêt qua STT Mô ta Đat Không Đat Tân suât T Th HÊ THỐNG CƠ SỞ HA TÂNG Thực hiện kiểm tra các hạng mục theo tần suất 1 1.1 2 Sàn, hạ tầng cơ sở Sàn bê tông v Hạ tầng hoàn thiện bên trong 2.1 Tường 2.2 Trần thạch cao v 2.3 Gạch ốp v 2.4 Thảm sàn v 2.5 Sơn epoxy v 3 v Kết cấu hạ tầng bên trong 3.1 Kết cấu thép 3.2 Vách ngăn văn phòng v v 4 Cửa (bên trong và bên ngoài) 4.1 Cửa gỗ v 4.2 Cửa sắt v 4.3 Cửa kính khung nhôm v 4.4 Cửa chớp v 4.5 Cửa cuốn v 5 Mái ν 5.1 Hệ thống ống nhựa thoát nước ν 5.2 Hệ thống ống, máng xối ν 5.3 Mái hiên ν Q Kêt qua STT Mô ta 5.4 Đat Không Đat Tân suât T Th 6.1 Tấm lợp kim loại Hệ thống cấp thoát nước (bên trong và bên ngoài) Hệ thống đường ống cấp nước v 6.2 Hệ thống thoát nước v Khu vệ sinh v 6 7 ν 7.1 Chậu rửa, máy sấy tay, bồn cầu v 7.2 Quạt thông gió v 8 Hạ tầng khu vực bên ngoài 8.1 Hàng rào, gạch ốp, bậc thang v 8.2 Bãi để xe v 9 ν Lập báo cáo Ghi rõ các thiệt hại, hư hỏng trong quá trình kiểm tra. Đề xuất các biện pháp giải quyết. Lên kế hoạch dự trù các vật tư, vật liệu, thiết bị . T Th Q  Q ν : Kiểm tra tuần : Kiểm tra tháng : Kiểm tra quý Quy trình bảo dưỡng: Thực hiện theo kế hoạch bảo dưỡng cơ sở vât chất nhà máy đã đươc xây dựng tư trươc. Lên phương án bảo dưỡng, chuân bị công tác an toàn, hưỡng dân, chỉ dân thay thế định kỳ hoăc thương xuyên đôi vơi tưng hạng muc. Hương dân cách thưc thực hiện bảo dưỡng, đôi vơi tưng hạng muc.  Quy trình sửa chưa: Đánh giá mưc đô hư hại cua hạng muc, xác định nguyên nhân gây hư hong, xuông cấp hệ thông cơ sở vât chất. Nếu hư hại nho, không ảnh hưởng đến kết cấu công trình thì khắc phuc tại chỗ. Các hư hại ảnh hưởng nghiêm trong đến kết cấu công trình thì khảo sát lâp báo cáo, đề suất phương án sử lý tạm thơi. PHÂN 2: QUY TRINH KIÊM TRA, SƯA CHƯA BAO DƯƠNG ĐỐI VƠI TƯNG HANG MUC CU THÊ HẠNG MỤC: SÀN HẠ TẦNG CƠ SỞ 1 SÀN BÊ TÔNG Sàn bê tông là kết cấu mặt bằng chính toàn bộ nhà máy, tùy từng địa điểm có thể là gạch ốp trên hoặc thảm, sơn epoxy phủ trên nhưng đối với các khu vực sàn bê tông chịu tải trọng lớn thì phải tổ chức kiểm tra thường xuyên. 1.1Kiểm tra:  Phương pháp kiểm tra: Đối với hoạt động kiểm tra thường xuyên kỹ thuật viên chủ yếu dùng phương pháp quan sát trực quan bằng mắt.  Hướng dẫn kiểm tra: Bê tông nếu được đổ theo đúng tiêu chuẩn mác bê tông thì rất bền đặc biệt với khả năng chịu nén. Tuy nhiên khả năng chịu ứng suất uốn khá kém. Do vậy cần tổ chức kiểm tra thường xuyên các điểm chịu ứng suất uốn lớn, các điểm có bê tông tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, nguồn nhiệt…. Kiểm tra toàn bộ kết cấu bê tông, các điểm có vết nứt cần ghi lại. Quan trác trực tiếp đánh giá sơ bộ các nguy cơ tiềm ẩn. Các điểm bê tông vỡ tại các bề mặt chịu nén thì có thể sửa chữa tại chỗ. 1.2 Chỉ dẫn thay thế:  Sàn bê tông rất bền nếu thực hiện đúng quy trình đổ, chất lượng bê tông tốt.  Trong trường hợp cần gia cố hoặc có hư hỏng do yếu tố bên ngoài mới cần cải tạo sửa chữa. 1.3 Quy trình bảo dưỡng Quy trình bảo dưỡng bê tông chủ yếu thực hiện các thao tác sau: Tại các điểm bê tông có tiếp xúc với hóa chất mà không phải phục vụ cho các hoạt động nhà máy cần vệ sinh làm sạch các hóa chất, Cách li các nguồn nhiệt đối với các mác bê tông nhẹ, siêu nhẹ hoặc bê tông thạch cao. Kiểm tra quá trình xâm thực cốt thép bê tông. Tiến hành kiểm tra các kết cấu bê tông cốt thép có tiếp xuc hơi nước, nước. Tiến hành ghi chú phân loại các vết nứt để sửa chữa theo trình tự mục 1.4 1.4 Quy trình sửa chữa một số hư hại với bê tông. Sửa chữa nứt bê tông: Khi tổng hợp các điểm nứt vỡ bê tông kỹ thuật viên phân loại thành 2 dạng là bê tông nứt do chịu ứng suất uốn có liên quan đến các kết cấu quan trọng như khung thép nhà xưởng, trụ block bê tông tường. Đối với trường hợp này kỹ thuật viên báo cáo chủ đầu tư và công ty Techconvina để tiến hành lên phương án khảo sát và sửa chữa. Đối với trường hợp vết nứt do hiên tượng co ngót bê tông: Đối với block bê tông tường thường có chát vữa xi măng. Nếu các vết nứt trên bề mặt trám vữa hình chân chim thì thường không phải do nứt bê tông mà do lớp trám vữa quá mỏng hoặc tỷ lệ vữa không đúng tiêu chuẩn mác xi măng trộn. Trường hợp vết nứt dài thành vết có xu hướng ngày càng lớn tiến hành đục lớp trám vữa để xác định chính xác nguyên nhân. Đối với các vết nứt do co ngót bê tông tại những nơi chịu ứng suất nén kỹ thuật viên có thể tiến hành sửa chữa theo phương pháp bơm keo Sika. Phương pháp này được thực hiện như sau:  Chuẩn bị công tác an toàn: Trang thiết bị bảo hộ cơ bản theo mục (V), băng quây cảnh báo khu vực sửa chữa.  Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: Máy cắt bê tông, đục bê tông, khoan bê tông, ốc kim loại hoặc đầu ống chờ kim loại Ø 6, 8, 10 tùy thuộc vào xi lanh bơm keo hoặc đầu vòi bơm máy bơm áp lực, xi lanh bơm keo, bay, bản xoa, dụng cụ vệ sinh như chổi, bàn trà. Các loại hóa chất sửa dụng là sika dur 731, sika dur 752. Tiến hành thực hiện: Dùng dụng cụ vệ sinh sạch sẽ bề mặt dọc theo vết nứt, đối với bề mặt có chịu ảnh hưởng của hóa chất có tính kiềm hoặc axit cao cần vệ sinh sạch sẽ để khô trước khi tiến hành, các bề mặt có dầu mỡ hoặc các chất có ảnh hưởng đến quá trình làm chậm quá trình kết đông sika, các nguồn nhiệt lớn cũng cần được loại bỏ. Tiến hành dùng máy khoan bê tông mũi Ø 18 đối với sử dụng máy áp lực bơm sika, mũi Ø 10 với bơm bằng xi lanh, khoan chiều sâu vừa đủ ngập ốc. Dùng khoan mũi nhỏ Ø 10 đối với dung máy bơm, Ø 6, 8 đối với dùng xilanh khoan sâu 10 cm. Cấy đầu ốc, đầu ống chờ vào lỗ vừa khoan, dùng sika dur 731 bít chặt lại, khoảng cách các điểm đặt ốc này là 20cm để sau 24h cho sika khô tiến hành bơm sika 752 vá vết nứt. Dùng xilanh tự co hoặc máy bơm áp lực đẩy sika vào mạch. Khi thấy dọc theo vết nứt sika trám đầy mạch tiến hành dừng bơm sika. Dùng bay chit dọc theo mạch tạo mặt phẳng, quây băng cảnh báo tùy từng loại sika mà thời gian đông đặc khác nhau nhưng đối với sika dur752 sau 1 ngày tiến hành tháo mũ ốc, ống dẫn. Có thể dùng máy mài, mài bằng mũ ốc, tiến hành hoàn trả mặt bằng thi công ban đầu. Sửa chữa vá bêtông vỡ: Trong phạm vi sửa chữa đối với các mảng vỡ bê tông kích thước lớn liên quan đến kết cấu cốt thép. Kỹ thuật viên báo cáo chủ đầu tư và báo cáo về Techconvina để tiến hành lên phương án sửa chữa. Đối với các trường hợp bê tông chịu nén mà không có cốt thép kỹ thuật viên có thể tiến hành sửa chữa theo phương án đổ bê tông xi măng không cốt thép.  Chuẩn bị công tác an toàn: Bộ đồ bảo hộ tiêu chuẩn, băng quay cảnh báo.  Chuẩn bị dụng cụ thi công: Dao xây, bàn xoa, xi măng, cát vàng, đá, thùng xô xẻng.  Thi công: Kiểm tra bề mặt vị trí trộn bê tông. Nếu diện tích bê tông nhỏ không đủ sâu tiến hành đục sâu với chiều sâu tối thiểu 5cm. Chuẩn bị nguồn nước sạch trộn bê tông, nước có thể chọn theo tiêu chuẩn TCXDVN 302:2004. Sử dụng nguồn nước máy sạch cấp là đảm bảo. Chuẩn bị cốt pha, dựng cốt pha, gia cố bằng đinh, dây thép chắc chắn. Tiến hành trộn bê tông theo tỷ lệ: Thành phần Đơ Mác 200 Mác 250 vật liệu Xi măng Cát vàng Đá dăm Nước Phụ gia n vị kg kg m3 lít 281 0.493 0.891 185 327 0.475 0.881 185 Dùng xẻng trộn đều hỗn hợp bê tông theo tỷ lệ trên cho mác 200 hoặc 250. Dùng xẻng xúc bê tông đổ xuống cốt pha chuẩn bị từ trước, đổ càng nhanh càng tốt vì bẻ tông mất nước nhanh. Tiến hành quay cảnh báo khu vực xung quanh. Tiến hành dưỡng bê tông đổ: Sau khi đổ 4 h tiến hành che đậy bề mặt bê tông. Tiến hành cấp nước phun bề mặt bê tông 3 giờ 1 lần trong 7 ngày liên tục để làm chậm quá trình co ngót tránh hiện tượng rạn nứt bê tông. Lưu ý không được tưới trực tiếp nên bề mặt bê tông mới đông kết, nước dùng để tưới dưỡng ẩm phải là nước cấp theo tiêu chuẩn TCXDVN 302:2004, chỉ thực hiện sau khi bề mặt bê tông đã cứng. Liên tục kiểm tra bề mặt bê tông không để trắng bề mặt bê tông. Sau 28 ngày tiến hành đưa mặt bằng vào sử dụng. HẠ TẦNG HOÀN THIỆN BÊN TRONG 2.1 KẾT CẤU TƯỜNG Kết cấu tường bao gồm: Kết cấu block bê tông vữa chát ngoài, kết cấu tường gạch thông thường vữa chát ngoài. Với kết cấu tường block bê tông vữa chát ngoài tiến hành kiểm tra sửa chữa hư hỏng như mục 1. Quy trình bảo dưỡng sửa chữa tường gạch vữa chát ngoài được thực hiện như sau 2.1.1 Quy trình kiểm tra  Phương pháp: Kiểm tra trực quan bằng mắt Quan sát mảng tường bong, tróc Kiểm tra vị trí các thiết bị ngầm để có phương án sửa chữa  Kiểm tra các vết nứt ngoài cần chú ý: Kiểm tra hình đạng các vết nứt, nếu vết nứt hình chân chim thì do lớp vữa quá mỏng hoặc do tác động lý hóa làm nứt lớp vữa chát. Nếu vết nứt thành vệt kéo dài tiến hành ghi chép vị trí tiến hành đục bỏ lớp vữa kiểm tra bên trong. Nếu trên tường xuất hiện các bong tróc, sùi bong rộp sơn thì kiểm tra xung quanh gần vị trí đó xem có hóa chất gì hay không. Vị trí bong, rộp, tróc sơn Vị trí nứt mạch vữa chát Vị trí tường bong lớp vữa chát  Kiểm tra các vị trí cần sửa chữa xem có hệ thống ngầm bên trong hay không như đường điện, nước để ghi chú cho việc sửa chữa. 2.1.2 Chỉ dẫn thay thế:  Thay thế sơn bong tróc: Cần lưu ý đến màu sơn, nếu có được mã sơn đã từng sử dụng thì tốt nhất. nếu không có thể so sánh màu sơn hiện tại với bảng màu sơn để chọn được sơn có màu phù hợp nhất. Đối với sơn tường bên ngoài trời chọn loại sơn chống rêu mốc.  Sửa chữa vết nứt tường: Cần đục bỏ lớp trám vữa để xác định loại vết nứt để có phương án sửa chữa chú ý loại nước dùng trộn vữa trám theo tiêu chuẩn TCXDVN 302:2004, nước cấp cho nhà máy là sử dụng được. 2.1.3 Quy trình bảo dưỡng Quy trình bảo dưỡng tường được thực hiện theo công tác sau:  Cách ly các nguồn nguy hại tiềm ẩn cho sơn tường như: nguồn nhiệt, nguồn hóa chất, các tác nhân vật lý gây hư hại trực tiếp tới công trình.  Kiểm tra các nguồn cấp ngầm tại các khu vực có hiện tượng rộp sơn ẩm 2.1.4 Sửa chữa một vài hư hỏng  Sửa chữa bong tróc sơn, bong vữa trám tường: TCXDVN 303:2006 thay thế. Bước 1: Chuẩn bị công tác an toàn, băng quây cảnh báo khu vực đang thi công, găng tay cao su,khẩu trang chống bụi, khẩu trang chống hóa chất. Tiến hành quay cảnh báo khu vực sửa chữa. Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thi công: Bộ đồ nghề xây dựng gồm dao xây, thước, bàn bả, sơn, bột bả, cát si măng…. Bước 3: Thi công sửa chữa: Chuẩn bị mặt bằng: Dùng đục dẹt 20cm, đặt chiều dẹt mũi đục song song với mặt tường , tiến hành dũi nhẹ các mảng vữa xung quanh khu vực bong tróc cho vữa tự róc đến khi thấy lớp vữa bám chặt vào tường thì dừng. Tiến hành phun ẩm vào tường để tạo độ bám cho lớp vữa sau trám vào. Chuẩn bị vữa trám: Kỹ thuật viên sử dụng găng tay, ủng, khẩu trang bảo hộ chống bụi. Chuẩn bị sẵn các cốt liệu cát, xi măng, nước. Tiến hành cân các cốt liệu để trộn vữa trám theo mác 75 và 100 theo bảng dưới đây: Mác Vữa trám 75 100 Xi măng( phối bao 50kg) 1 1 Cát (phối thùng 18l) 8 6 Nước (phối thùng 18l) 1,5 1,5 Nước dùng trộn hỗn hợp cốt liệu theo tiêu chuẩn nước TCXDVN 302:2004. Tấ cả hỗn hợp cốt liệu dùng xẻng trộn đều thành đống, tạo lõm ở giữa. Tiến hành đổ nước và trộn đều, cho vữa vào xô máng đựng tiến hành trám vữa nên tường. Dùng quả dọi cắm, căng dây để chia các lớp trám vữa, trám lớp dày từ 1,0 đến 1,2 cm. Chú ý trám 1 lớp hồ dầu trước khi trám vữa để tăng độ bám dính. Sử dụng bay và bàn xoa để trám 1 lớp mỏng trước có độ dày từ 5 đến 8 mm chờ cho lớp này khô se bề mặt mới tiến hành trám lớp tiếp theo. Dùng thước để kiểm tra độ phẳng bề mặt trám. Để khô bề mặt trám vữa ít nhất 15 ngày để cho lớp vữa khô hoàn toàn tiến hành sơn hoặc bả rồi sơn theo yêu cầu thẩm mỹ từng khu vực. Sơn hoàn thiên: Đối với các khu vực như ngoài trời không yêu cầu thẩm mỹ cao có thê tiến hành làm phẳng bề mặt bằng giấy ráp có độ nhám cao rồi dùng giấy mịn đánh lại 1 lượt. Tiến hành sơn lót pha nước theo tỷ lệ nhà sản xuất sơn lót 2 lượt mỏng( 1l/10m2), mỗi lượt sơn cách nhau 10 đến 20 phút để cho lớp sơn khô se bề mặt. Khi được sơn lót tiến hành sơn lớp sơn phủ, lớp sơn phủ ngoài được chọn theo tiêu trí chịu nhiệt, nước, ẩm mốc. Sơn từng lớp mỏng cách nhau 30 phút sơn từ 2 đên 3 lớp. Dùng cọ lăn từng đường đều tay cho lớp sơn được đều không bị chảy sơn hoặc cộm sơn. Đối với kết cấu tường thạch cao: Kiểm tra kết cấu khung tường xem có cần vá lưới thạch cao bên trong hay không. Nếu vết nứt nhở tiến hành bả bột bả trong. Tiến hành bả từng lớp mỏng đến khi đạt độ dày yêu cầu. Quây cảnh báo khu vực vừa tiến hành sơn cho đến khi lớp sơn khô theo tiêu chuẩn nhà sản xuất, tiến hành dỡ cảnh báo hoàn trả mặt bằng sử dụng. 2.2 TRẦN THẠCH CAO: Trần thạch cao rất ít khi hư hỏng vật lý do chúng được lắp đặt trên cao. Những mối nguy hiểm tiềm tàng lại đến từ các đường ống phía trên thường xuyên làm rỉ nước và làm hỏng bề mặt trần thạch cao. 2.2.1 Quy trình kiểm tra:  Tổ chức chia nhóm kiểm tra phía trên trần thạch cao( dạng tấm rời) ở các đường ống như: đường ống cứu hỏa, đường ống thoát nước ngưng điều hòa, các fcu của điều hòa trung tâm xem có vị trí nào rỉ nước hay không. Nếu phát hiên có thì ghi lại chuẩn bị vật tư khắc phục. Kết cấu trần thạch cao hoàn thiện Kết cấu lắp trần: chiếu sáng, thông gió, điều hòa, chữa cháy. Kiểm tra hệ thống ống phía trên trần Kiểm tra đường dây điện Kiểm tra ty treo hệ thống  Kiểm tra các vị trí giá treo, ty treo phải chắc chắn không bị tuột mối treo, khung treo không móp méo. 2.2.2 Chỉ dẫn thay thế  Khi xuất hiện các vết ố vàng, rợt nước tiến hành kiểm tra thay thế.  Khi có tác động ngoại lực gây biến dạng mất đặc tính khi sản xuất như: vỡ, mủn… 2.2.3 Bảo dưỡng, sửa chữa  Chuẩn bị công tác an toàn: Trang bị bảo hộ lao động cơ bản.  Chuẩn bị vật tư, dụng cụ bảo dưỡng: chổi quét, dao cắt., thang, dụng cụ hứng bụi trong quá trình thao tác.  Tiến hành bảo dưỡng sửa chữa : Thay thế tấm thạch cao  Bước1 : Tìm và xử lý nguyên nhân gây rò rỉ nước tại vị trí đó: Dùng thang chữ A có người giữ thang để tiến hành tháo từng tấm thạch cao bị ố nước. Tiến hành xác định nguyên nhân gây ố vàng chủ yếu do rò rỉ nước ở khớp nối đường ống cứu hỏa, đường ống cấp nước, đường ống thoát nước ngưng điều hòa không khí tiến hành làm kín bằng cách siết lại đường ống nếu là đường ống thoát nước ngưng có thể dùng silicon bít lại khi siết ông vẫn rò rỉ nước.Máng nước ngưng tại các góc của máng nước được bít bằng silicon sau thời gian dài hoạt động lớp silicon bị bong tróc gây rỉ nước. Kiểm tra các vị trí bọc bảo ôn không kín không khi tiếp xúc trực tiếp với vật lạnh gây ngưng tụ nước thành giọt chảy xuống tiến hành dùng bong thủy tinh ốp vào vị trí hở, dùng băng keo quấn lại thật kín. Khi thao tác hoàn thành tiến hành theo dõi sau 24h nếu không xuất hiện rò rỉ nước trở lại là đạt yêu cầu.  Bước 2 :Thay thế tấm thạch cao bị hỏng: Đối với các tấm nguyên không có lắp các cấu kiện như thông gió hoặc đầu báo cháy tiến hành tháo thay bình thường. Đối với các tấm có lắp các cấu kiện như đầu báo cháy nhiệt. Tiến hành dùng dao sắc cắt dọc chia đôi tấm thạch cao làm hai mảnh rồi lấy từng tấm. Đặt tấm thạch cao cũ lên tấm thạch cao mới dùng dao khoét tạo hình dáng cấu kiện. Thao tác lắp từng mảnh một thật cẩn thận không để ảnh hưởng đến đầu báo cháy. Đối với các tấm cắt góc có hình dạng không nguyên tấm, tiến hành tháo lấy tấm hỏng đặt lên tấm nguyên để lấy kích thước cắt hoặc nếu tấm đã vỡ không thể lấy kích thước dùng thước đo kích thước các cạnh rồi vạch dấu trên tấm nguyên. Dùng thước ốp vào vạch cắt để tạo mạch cắt thẳng cho tấm, sau khi cắt được tấm tiến hành tạo mép gờ để đặt vào khung. Dùng dao dọc theo mép ngang tấm chiều sâu bằng ½ chiều dày tấm. Dọc theo mép trên mặt tấm cách mép tấm 1cm ta được gờ lõm. Tiến hành lắp vào vị trí, thu dọn dùng máy hút bụi hút sạch các vật liệu có tại vị trí thi công thật cẩn thận do các vật liệu như sợi bong thủy tinh, sợi khoáng có thể gây kích ứng da. 2.3 GẠCH ỐP TƯỜNG: Gạch ốp tường rất it khi bị bong nhưng không thể bỏ qua công tác kiểm tra bởi sẽ rất nguy nếu chúng bong ở các vị trí cao 2.3.1 Quy trình kiểm tra gạch ốp tường:  Phương pháp kiểm tra: kiểm tra âm thanh phát ra khi tác động vật lý vào bề mặt gạch  Dụng cụ kiểm tra: dùng chuôi, cán búa, các vật liệu gỗ đặc.  Tiến hành: một tay cần cán búa gõ nhẹ vào tâm và các phần trên gạch ốp nếu phát ra tiếng ộp rỗng thì vạch dấu ghi lại tiến hành thử các viên khác làm tương tự cho đến khi hết. Tổng hợp các vị trí có viên gạch để lên phương án thi công sửa chữa cũng như dự trù vật tư thay thế. Kiểm tra gạch ốp Kiểm tra mạch vữa chít 2.3.2 Chỉ dẫn thay thế:  Thay thế gạch vỡ  Thay thế gạch bong không có khả năng tái sử dụng. 2.3.3 Quy trình ốp gạch : A-Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chính và hướng dẫn trình tự để thi công, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng của công tác ốp trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Thuật ngữ và định nghĩa: - Vật liệu ốp: Gạch men kính, gạch ceramic, gạch kính, gạch đất nung, gạch granit nhân tạo, đá ốp tự nhiên, đá nhân tạo, gỗ, các tấm nhựa, kim loại… dùng để ốp. - Hồ ốp: Các loại keo, vữa dùng để gắn vật liệu ốp vào kết cấu công trình. - Nền ốp: Bề mặt kết cấu công trình sẽ tiến hành ốp. - Mặt ốp: Bề mặt lớp ốp. B-Công tác ốp - Yêu cầu kỹ thuật: Công tác ốp bảo vệ hoặc ốp trang trí công trình nên tiến hành sau khi đã hoàn thành các công tác xây lắp kết cấu. - Công tác ốp trên kết cấu lắp ghép có thể tiến hành trước hoặc sau khi lắp dựng kết cấu và phụ thuộc vào đặc điểm của các loại vật liệu ốp, quy trình công nghệ chế tạo kết cấu và trình tự công việc được quy định trong thiết kế thi công công trình. - Vật liệu ốp là các loại gạch đá ốp lát phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 6414: 1998, TCVN 6884: 2001, TCVN 4732:1989, TCVN 6883: 2001. Tuỳ theo kích thước, trọng lượng và chủng loại của vật liệu ốp, tính chất, độ phẳng của nền ốp, vị trí ốp và đặc điểm công trình mà lựa chọn phương pháp ốp cho phù hợp… Các phương pháp ốp thông dụng gồm: +Ốp bằng vữa xi măng cát. +Ốp bằng keo gắn. +Ốp bằng giá đỡ, móc treo, bu lông, đinh vít... - Trước khi tiến hành ốp, cần hoàn thành việc lắp đặt các mạng kỹ thuật ngầm, các chi tiết có chỉ định đặt trong tường cho hệ thống cấp thoát nước, điện, điện thoại, truyền hình, cấp ga, khí, điều hoà không khí, cáp máy tính… và các công việc khác có liên quan để phòng tránh mọi va chạm, chấn động có thể gây nên hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng lớp ốp. - Bề mặt kết cấu được ốp trang trí hay ốp bảo vệ theo phương thẳng đứng không được nghiêng lệch vượt quá giá trị cho phép quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 4085:1985, TCVN 4453: 1995, TCVN 4452: 1987. - Trước khi ốp mặt trong công trình, phải hoàn thành công tác lợp mái và chống thấm các kết cấu bao che phía trên diện tích ốp, công tác lắp các khuôn cửa sổ, cửa ra vào cũng như các công việc có liên quan khác. 4.1.7. Cần phải kiểm tra độ phẳng của nền ốp trước khi thi công ốp phẳng. Nếu nền ốp có độ lồi lõm lớn hơn 15 mm cần phải trát phẳng bằng vữa xi măng cát. Độ lồi lõm của nền ốp khi ốp bằng keo phải ≤ ± 3mm khi kiểm tra bằng thuớc dài 2m. 4.1.8. Chỉ tiến hành ốp trên nền ốp có lớp vữa trát lót tạo phẳng khi cường độ của lớp vữa trát lót đã đạt tối thiểu bằng 75% của mác vữa thiết kế. Lớp vữa trát lót phải bảo đảm khả năng bám dính tốt với nền trát. Khi ốp bằng vữa xi măng cát, chỉ nên ốp cho các loại gạch ốp có trọng lượng ≤20kg/m2 . 4.1.9. Trước khi ốp vào mặt ngoài của các vị trí có đường ống kỹ thuật chạy qua như ống thông hơi, thông gió, thông khói, kênh máng cho thiết bị làm lạnh và những nơi nhiệt độ thay đổi thường xuyên, cần phải bọc quanh kết cấu ốp một lớp lưới thép có đường kính 1mm trước khi trát lót . Đoạn lưới bọc phải phủ quá ra ngoài phạm vi các đường ống kỹ thuật ít nhất 20cm. 4.1.10. Nếu không có chỉ dẫn cụ thể của thiết kế, trước khi ốp cần tính toán và xác định hợp lý vị trí của các viên ốp sao cho số lượng bị cắt là nhỏ nhất và được bố trí ở các vị trí dễ che khuất. Nếu vật liệu ốp có hoa văn cần lựa chọn vị trí của viên ốp sao cho phù hợp với hoa văn và mầu sắc trang trí. 4.1.11. Khi tiến hành ốp mặt ngoài công trình nên có biện pháp phòng tránh sự xâm nhập của nước hoặc các tác động xâm thực của môi trường làm ảnh hưởng đến độ đồng đều và mầu sắc của vật liệu ốp. 4.1.12. Khi ốp những tấm đá thiên nhiên hay nhân tạo có kích thước lớn và có trọng lượng trên 5 kg, nên dùng các móc kim loại hay hệ thống giá treo có đinh vít, bu lông điều chỉnh để gắn chặt vào mặt ốp. Trong trường hợp ốp mặt ngoài công trình bằng các phương pháp này phải có biện pháp chống thấm cho mặt ngoài của tường trước khi tiến hành ốp. 5.1.13. Vữa dùng trong công tác ốp: Vữa dùng để ốp phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4314: 2003 và tiêu chuẩn TCVN 3121: 2003. Cát dùng để chế tạo vữa phải được sàng qua sàng. Để đảm bảo yêu cầu về chất lượng lớp ốp chắc đặc và thời gian thao tác, nên dùng vữa dẻo và có độ bám dính cao. 4.2. Thi công ốp: 4.2.1. Công tác ốp tường mặt trong công trình bằng gạch men kính, gạch gốm sứ, gạch thuỷ tinh, tấm nhựa, tấm đá các loại v.v... chỉ được phép tiến hành sau khi tải trọng của công trình truyền lên tường đã đạt tối thiểu bằng 65% tải trọng thiết kế. 4.2.2. Ốp bằng vữa xi măng cát. 4.2.2.1. Khi tiến hành công tác ốp bằng vữa xi măng cát, cần phải đảm bảo chất lượng và duy trì độ lưu động của vữa trong suốt thời gian ốp. Vữa xi măng đã nhào trộn xong cần sử dụng ngay trong vòng 1 giờ. 4.2.2.2. Khi ốp bằng vữa xi măng cát và vật liệu ốp là gạch men đất sét nung, nếu gạch khô, trước khi ốp cần nhúng hoặc ngâm trong nước (theo chỉ dẫn của thiết kế hoặc nhà sản xuất). 4.2.2.3. Trình tự ốp bằng vữa xi măng cát như sau: - Trát một lớp vữa với chiều dầy ≤ 10mm, xoa phẳng lên nền ốp và chờ cho lớp vữa se; - Phết đều một lớp vữa xi măng cát tỷ lệ 1:1 loãng với chiều dầy không quá 3mm lên mặt sau của gạch ốp; - Gắn gạch ốp lên lớp vữa đã trát, căn chỉnh vào vị trí cho phẳng, thẳng mạch, ấn hoặc gõ nhẹ vào gạch để tạo sự bám dính giữa hai lớp vữa; - Trong trường hợp không thể trát lớp vữa đầu tiên hoặc khi ốp diện tích rất nhỏ, có thể ốp trực tiếp lên nền ốp bằng cách phết vữa xi măng cát lên mặt sau của gạch ốp và gắn vào vị trí đã xác định, căn chỉnh và gõ nhẹ cho phẳng mặt ốp. Chiều dầy của lớp vữa ốp khoảng 6mm và không lớn hơn 12mm. Phương pháp này không được áp dụng với các loại gạch ốp ceramic có chiều dày ≤5.5mm vì dễ gây ra hiện tượng nứt gạch. 4.2.3. Ốp bằng keo. 4.2.3.1 Keo sử dụng để ốp phải phù hợp và tương thích với nền ốp và vật liệu ốp theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. 4.2.3.2. Mặt của nền ốp phải phẳng, thoả mãn các yêu cầu quy định ở mục 5.1.7. 4.2.3.3. Khi ốp bằng keo, bề mặt sau của vật liệu ốp và nền ốp phải khô để không làm giảm khả năng bám dính của keo. 4.2.3.4. Các công tác chuẩn bị, hoà trộn keo và quy trình thao tác ốp bằng keo phải tuân thủ theo đúng quy định của thiết kế và nhà sản xuất. 4.2.4. Ốp bằng phương pháp móc, treo đỡ. 4.2.4.1. Khi tiến hành ốp các vật liệu có trọng lượng và kích thước lớn như các tấm đá tự nhiên, nhân tạo, các mảng gỗ, gốm, sứ, tấm nhựa, kim loại… phải sử dụng phương pháp ốp treo, đỡ có sử dụng các móc, đinh vít, bu lông… hoặc hệ thống giá đỡ bằng kim loại. 4.2.4.2. Hệ thống giá đỡ, móc, treo… phải được thiết kế và thi công chắc chắn để gắn vật liệu ốp vào bộ phận kết cấu chịu lực của công trình. 4.2.4.3. Khi ốp mặt ngoài công trình, tất cả các chi tiết của giá đỡ, móc treo… phải được thiết kế hoặc có các biện pháp sử lý thích hợp để chịu được tác động xâm thực của thời tiết, môi trường. 4.2.4.4. Khi ốp những tấm vật liệu có kích thước và trọng lượng lớn cần phải dùng các phương tiện nâng bằng cơ giới hoặc bán cơ giới. Hệ thống giàn giáo để thi công phải chắc chắn và không ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị khi ốp. 4.2.4.5. Quy trình thi công lắp dựng hệ thống giá đỡ, móc treo… và gắn cố định vật liệu ốp lên kết cấu phải tuân thủ theo quy định, chỉ dẫn của thiết kế hoặc của nhà sản xuất. 4.2.5. Khi ốp bên ngoài công trình, phía mặt ốp trên và các khe co dãn cần có biện pháp sử lý thích hợp để phòng tránh nước mưa thâm nhập vào phía sau của mặt ốp. Để tránh hiện tượng đọng nước mưa làm ố mặt ốp, các bề mặt ốp của mái, của các chi tiết trang trí gờ, cạnh…khi ốp nên có độ dốc để thoát nước. 4.2.6. Hàng ốp cuối cùng dưới chân tường không được tiếp xúc với nền, hoặc lớp gạch lát …để tránh hiện tượng thẩm thấu nước từ dưới lên hoặc bị tác động do hiện tượng phồng rộp của nền đất hoặc lớp lát. 4.2.7. Mạch ốp. 4.2.7.1. Khi ốp cao, các mạch ốp cần chít no vữa ngay trong quá trình ốp trong phạm vi chiều cao không quá 5m. 4.2.7.2. Khi ốp bằng vữa xi măng cát hoặc ốp bằng keo qua các khe co dãn, các mạch ốp nên bố trí trùng với khe co dãn để phòng tránh hiện tượng nứt, vỡ vật liệu ốp. 4.2.7.3. Các mạch ốp phải thẳng, đều và sắc nét. Độ phẳng của các mạch ốp trong trường hợp ốp phẳng không được sai lệch vượt quá các quy định sau: - 1mm khi ốp với chiều rộng mạch ốp 10lần lên xuống vì mô tơ có thiết bị rơle nhiệt sẽ tự động ngắt nguồn điện. Khi đó khách hàng phải chờ nhiệt độ của mô tơ trở lại bình thường thì mới sử dụng tiếp. Bộ lưu điện - UPS: - Chọn bộ lưu điện có công suất phù hợp với Motor cửa cuốn. - Bộ lưu điện phải được nạp đầy lần đầu tiên liên tục trong 20h. - Không được tự ý sử dụng bộ lưu điện cửa cuốn cho các thiết bị điện khác. - Để nâng cao tuổi thọ của bộ lưu điện: cần phải thực hiện thao tác xả điện cho bộ lưu điện tối thiểu 02 tháng/lần (khi không mất điện). Xả điện là cắt nguồn điện cấp đầu vào bộ lưu điện, điều khiển cửa lên xuống 3-5 lần, sau đó cấp điện vào cho cửa hoạt động như bình thường. 4.5.4 Sửa chữa một vài sự cố hư hỏng  Sửa chữa bật vít liên kết nan cửa cuốn và trục cửa cuốn: nếu được kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên thì khả năng bật hư hỏng là rất thấp. Tuy nhiên khi phát hiến hư hỏng ta tiến hành các bước như sau: + Tiến hành loto thiết bị, nguồn cấp điện. Thực hiện thao tác kéo nan cửa bằng xích tay. + Tiến hành kê kích cửa đến vị trí thuận lợi, chuẩn bị vít, ốc, các gioong đệm lớn hơn chêm vào rồi sau đó siết lại ốc. Tiến hành hoàn trả kết cấu lắp ráp, tháo kê kích cửa. + Tiến hành chạy thử bằng xích tay, kiểm tra hoạt động cửa cuốn sau khi gia cố vị trí liên kết.  Sửa chữa mất tiếp xúc công tắc dừng khẩn cấp: + Kiểm tra các thanh đồng tiếp xúc xem có bị bẩn hay không, kiểm tra dây dẫn xem có bị đứt hay không. Kiểm tra tiếp điểm. + Làm sạch các tiếp điểm tiếp xúc bằng các loại giấy ráp min, nối lại các dây dãn nếu bị đứt.  Sửa chữa khung hộp kết cấu khung cửa cuốn: + Kiểm tra các vị trí yếu cần gia cố, các vị trí khung bị bật vit hoặc ốc cần gia cố thay thế ngay. Kiểm tra các tấm mếch hoặc nhựa ốp khung xem có bị lỏng hay không tranh nguy hiểm rơi vào người, thiết bị qua lại cửa cuốn. 5 HỆ THỐNG MÁI CHE 5.1 HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG NHỰA: Là hệ thống thoát nước mái, dùng chủ yếu trong các công trình có mái che quy mô nhỏ như nhà để xe, mái hiên… 5.1.1 Quy trình kiểm tra:  Kiểm tra các kết cấu liên kết , giữ, treo đường ống.  Kiểm tra các điểm rò rỉ nước đường ống.  Kiểm tra các tác nhân lý hóa, điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến tuổi thọ đường ống. 5.1.2 Chỉ dẫn thay thế:  Tuổi thọ trung bình của ống nhựa pvc tiêu chuẩn trên 25 năm. Nhưng tùy vào điều kiện sử dụng mà cần thay thế cho thích hợp. Khi thấy đường ống rò rỉ nước cần thay thế đảm vảo nước không rỉ vào gây ảnh hưởng đến các thiết bị công trình khác.  Cần thay thế các kết câu treo đường ống. Các kết cấu kim loại tiếp xúc trực tiếp với không khi, nước, hóa chất cần được thay thế.  Tùy vào điều kiện mối trường lắp đường ống nhựa mà cần sử dụng loại chất liệu nhựa đường ống cho phù hợp. Đối với đường ống đi qua các khu vực có nguồn nhiệt cao cần thay thế các loại ống nhựa chịu nhiệt theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Đối với các đường ông chịu tác động cơ học vật lý thì nên thay bằng các loại ống có thông số vật lý phù hợp như độ dẻo, độ đàn hồi quá trình lão hóa nhựa chậm.  Đối với các đường ống đi qua khu vực tiếp xúc với các hóa chất có tính tẩy rửa mạnh như axeton.. thì cần dùng loại nhựa chống hóa chất. 5.1.3 Quy trình bảo dưỡng:  Quy định an toàn: Chuẩn bị đồ bảo hộ cơ bản, dây đai 2 móc có chống sốc đối với trường hợp làm việc trên cao, băng quây cảnh báo khu vực thi công, cảnh báo người khi qua lại gần khu vực thi công. Đối với trường hợp làm việc trên cao thì các điều kiện thi công đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn khi làm việc trên cao.  Chuẩn bị dụng cụ, vật tư bảo dưỡng: chuẩn bị máy bắn vít, máy khoan, vít ốc các loại, bộ đồ sửa chữa cơ khí, sơn chống rỉ.  Thực hiện bảo dưỡng: + Kỹ thuật viên dùng cờ lê phù hợp với loại ốc để kiểm tra siết chặt các ốc ở vị trị giá treo hoặc bắt liên kết khung. Kiểm tra làm sạch các ốc, ti ôc hàn cần làm sạch, nếu còn khả năng sử dụng thì tiến hành sơn chống ri nhằm làm chậm quá trình oxi hóa kim loại. + Tiến hành lau chùi vệ sinh đường ống. + Kiểm tra siết chặt các giá treo, tit reo đường ống. Kiểm tra các tác động môi trường đến quá trình sử dụng đường ống. + Dùng máy bắn vít gia cố các vị trí yếu trên giá treo đường ống. 5.1.4 Sửa chữa một và hư hỏng trên đường ống:  Trường hợp đường ống hở tại các vị trí cút nối: tiến hành tháo cút nối. Dùng keo dán ống gắn lại. Chờ cho keo khô tiến hành kiểm tra độ kín đường ống bằng nước. Trường hợp cần dùng nguồn nhiệt để tách vị trí cút nối cần báo cáo phòng an toàn nhà máy để tiến hành các biện pháp an toàn cần thiết trước khi thực hiện.  Trường hợp đường ống vỡ: cần đánh giá mức độ hư hại và khả năng tái sử dụng đường ống: + Nếu còn khả năng sử dụng kỹ thuật viên tiến hành cắt tại vị trí vỡ. Khớp nối thẳng để tiến hành nối vị trí vừa cắt ra. + Trường hợp vỡ dài không đảm bảo yêu cầu sử dụng thì nên thay thế toàn bộ ống bằng ống mới. + Khi lắp xong chờ cho keo gắn ống khô tiến hành dùng nước thử độ kín trước khi đưa vào vận hành.  Trường hợp ống bị võng dài: cần tìm phương pháp gia cố đường ống như: + Gia cố giá treo. Gia cố bắt vít, làm thêm khung treo + Điều chỉnh lại vị trí các giá treo cho hợp lý. 5.2 HỆ THỐNG MÁNG XỐI, RÃNH THOÁT NƯỚC MÁI Bao gồm các rãnh thoát nước phía trên mái, đường ống đẫn nước từ trên mái xuống các điểm tập chung thoát nước nhà máy. 5.2.1 Quy trình kiểm tra:  Kiểm tra lòng rãnh thoát nước  Kiểm tra các mối ghép máng rãnh thoát nước trên cao  Kiểm tra các vị trí vít liên kết khung máng thoát nước.  Kiểm tra các điểm rò rỉ nước, xác định nguyên nhân. 5.2.2 Chỉ dẫn thay thế  Máng nước thường được làm bằng thép không rỉ hoặc chất liệu inox để hạn chế thấp nhất quá trình oxi hóa kim loại. Nên tuổi thọ có thể kéo dài trên 25 năm nếu không có các tác động cơ học làm quá trình hư hỏng nhanh hơn.  Tuy nhiên các vít liên kết thì lại không có đặc tính này, chúng nhanh chong bị oxi hóa và han rỉ và nhanh chóng làm hỏng các mối liên kết.  Silicon bắn kín mạch ghép máng cũng cần được thay thế bắn mới định kỳ 1 năm 1 lần. Nhằm tránh hiên tượng hở các mối liên kết. 5.2.3 Quy trình bảo dưỡng  Chuẩn bị công tác an toàn: trang bị bảo hộ cơ bản, dây đai an toàn, đối các vị trí trên cao không có sàn thao tác vững chắc cần dùng xe nâng thao tác. Băng quây cảnh báo để phân tách riêng biệt khu vực bảo dưỡng, nhằm tránh việc ảnh hưởng đến người qua lại gần khu vực thi công. Hướng dẫn khu vực an toàn cho người có nhiệm vụ nhất thiết phải đi qua khu vực trong pham vi thi công. Sử dụng móc dây an toàn vào vị trí thích hợp như: cột vững chắc, đứng thao tác tại các vị trí có sàn thao tác vũng chắc, có lan can bảo vệ. Có người giám sát an toàn, cảnh báo các nguy cơ mất an toàn trong qua trình bảo dưỡng.  Chuẩn bị Thiết bị vật tư: Chuẩn bị bộ đồ bảo dưỡng cơ khí, các thiết bị làm sạch máng như chổi, vòi phun nước.  Tiến hành bảo dưỡng: + Tiến hành làm sạch lòng máng thoát nước: thu gom các loại rác, các vật thể gây cản trở dòng chảy, dùng chổi quét sạch lòng máng. Dùng nước xối sạch bề mặt lòng máng, chờ cho máng nước khô hoàn toàn tiến hành kiểm tra các mối nối, các vết ghép + Dùng dao, hoặc các vật nhọn để cậy lớp silicon cũ ra tại các vị trí ghép máng. Dùng silion mới bắn mới. Miết thật kỹ bề mặt silicon tạo độ min, kín cho rãnh chống ngấm nước qua các vị trí này. + Dùng tô vít kiểm tra các vị trí ốc vít máng, kiểm tra tình trạng han rỉ ốc. Các ốc han rỉ cần thay thế bằng các ốc mới và có sơn phủ chống rỉ nên mũ ốc. + Để cho silicon khô hoàn toàn. Tiến hành thử nước kiểm tra các vị trí vừa bắn mới silicon. + Khi công tác bảo dưỡng hoàn thành tiến hành thu cảnh báo, hoàn trả mặt bằng, khôi phục hiên trạng sử dụng hệ thống. 5.2.4 Sửa chữa một vài hư hỏng trên hệ thống:  Rò rỉ nước: hiện tượng ngấm nước thật sự rất nguy hiểm đói với các khu vực chứa hàng điện tử, các khu vực máy, điện. Do vậy cần xử lý triệt để tránh nguy cơ làm hỏng hóc thiết bị trong nhà máy. + Tại các điểm rò rỉ nước cần kiểm tra ngược theo dòng rỉ nước để xác định chính xác vị trí, nguyên nhân gây rò rỉ nước. • Khi xác định điểm rò rỉ nước nếu nguyên nhân do hở các mối ghép thì có thể tiến hành làm khô bề mặt rồi bắn silicon bổ xung cho kín. Tại các vị trí do hư hỏng không khắc phục được cần thay thế cải tạo mới. 5.3 HỆ THỐNG MÁI HIÊN Hệ thống mái hiên bao gồm kết cấu khung mái và tấm lợp kim loại, kính hoặc các kết cấu che tạm theo yêu cầu sử dụng. 5.3.1 Quy trình kiểm tra  Kiểm tra tấm lợp mái hiên kim loại, hoặc kính.  Kiểm tra các kết cấu thoát nước mái che  Kiểm tra tình trạng bong troc sơn ở khung mái che.  Kiểm tra vị trí các vít bắn liên kết mái 5.3.2 Chỉ dẫn thay thế linh kiện  Đối với trường hợp mái che tạm vật liệu là bạt, nhựa, lilon cần thay thế thường xuyên tháng 1 lần. Đối với các công trình tạm cần kểm tra thay thế thường xuyên bởi các vật liệu không có khả năng chống chịu điều kiện tự nhiên trong thời gian dài.  Các kết cấu mái che hiên kim loại có thời gian sử dụng khá dài trên 25 năm. Tuy nhiên trong các điều kiện sử dụng chúng bị tác động bởi các yếu tố cơ học, hóa học thì chúng sẽ bị giảm thời gian sử dụng.  Các vị trí bắn silicon làm kín cần được thay thế thường xuyên nhằm đảm bảo chúng được kín không thấm nước ngược vào bên trong. 5.3.3  Quy trình bảo dưỡng. Chuẩn bị công tác an toàn: trang bị bảo hộ cơ bản, dây đai an toàn, đối các vị trí trên cao không có sàn thao tác vững chắc cần dùng xe nâng thao tác. Băng quây cảnh báo để phân tách riêng biệt khu vực bảo dưỡng, nhằm tránh việc ảnh hưởng đến người qua lại gần khu vực thi công. Hướng dẫn khu vực an toàn cho người có nhiệm vụ nhất thiết phải đi qua khu vực trong pham vi thi công. Sử dụng móc dây an toàn vào vị trí thích hợp như: cột vững chắc, đứng thao tác tại các vị trí có sàn thao tác vũng chắc, có lan can bảo vệ. Có người giám sát an toàn, cảnh báo các nguy cơ mất an toàn trong qua trình bảo dưỡng.  Chuẩn bị thiết bị vật tư phục vụ bảo dưỡng: súng bắn vít, bộ dồ sửa chữa, ốc vít các loại, sơn kim loại, chổi sơn, chổi rẻ lau.  Tiến hành bảo dưỡng: + Tiến hành vệ sinh mái che bằng chổi hoặc các thiết bị hút bụi. + Dùng súng bắn vít kiểm tra các vị trí liên kết mái bằng vit + Sơn phủ các vị trí khung, kết cấu kim loại bị bong dẫn đến han rỉ các chi tiết. Dùng chổi đánh rỉ đánh sạch bề mặt bị han rỉ. Dùng trang bị bảo hộ khẩu trang chống hóa chất, găng tay cao su để thao tác với sơn. Sơn chống rỉ được pha với dung môi theo tỷ lệ cửa nhà sản xuất. Dùng các thiết bị khuấy như máy khoan bê tông lắp mũi khuấy đối với trường hợp pha ít. Đối với trường hợp cần pha một lượng lớn cần dùng máy khuấy chuyên dùng. Khuấy đều hỗn hợp dung dịch. Khi thấy hỗn hợp dung dịch đạt yêu cầu chuyển qua bước sơn phủ bề mặt chống rỉ. Dùng chổi sơn quét tưng lớp mỏng mỗi lớp cách nhau từ 5 đén 10 phút theo từng mác sơn chống rỉ. Chờ cho bề mặt sơn chống rỉ khô ta chuyển qua bước sơn phủ màu hoàn thiện. Sơn phủ màu hoàn thiện cách pha sơn tương tự sơn chống rỉ tuy nhiên tỷ lệ pha phụ thuộc vào mác sơn nhà sản xuất. Dùng chổi sơn hoặc súng phun áp lực khí để phun khuyến cáo dùng súng phun cho bề mặt sơn mịn không có vết. + Khi hoàn thành công tác bảo dưỡng tiến hành thu các cảnh báo, hoàn trả hiện trạng thiết bị. 5.3.4 Sửa chữa một vài hư hỏng.  Các sự cố hư hỏng chủ yếu đến từ các công trình mái tạm, tiến hành kiểm tra nguyên nhân hư hỏng như bật vít liên kết giữ. Bật các kết cấu hàn, các liên kết thanh giằng.  Tiến hành gia cố các kết cấu tùy theo yêu cầu sử dụng. Nếu muốn thời gian sử dụng dài thì tiến hành hàn khung gia cố, sơn chống rỉ, sơn phủ bề mặt. 5.4 TẤM LỢP KIM LOẠI Tấm lợp kim loại thường là các loại mái tôn được dập theo kích thước xác đinh. Các tấm lợp này được liên kết với khung thép nhà xưởng bằng các vít vắn tôn. 5.4.1 Quy trình kiểm tra:  Kiểm tra các mối ghép tôn tấm.  Kiểm tra các vít liên kết tôn tấm và khung thép nhà xưởng.  Kiểm tra các mối ghép silicon, các mối ghép làm kín.  Kiểm tra đánh giá các điểm chịu tác động cơ học, vật lý hóa học có ảnh hưởng đến thời gian sử dụng lớp mái lợp. Đề ra phương án cải tạo khắc phục.  Kiểm tra tình trạng thoát nước lớp mái lợp, các điểm đọng nước. 5.4.2 Chỉ dẫn thay thế:  Trong điều kiện bình thường mái tôn khá bền. Tuy nhiên dưới tác động của các yếu tố như gió mạnh, bão… thời gian sử dụng sẽ bị giảm xuống.  Khi tiến hành thay thế ta cần lựa chọn kích thước tôn phù hợp. 5.4.3 Quy trình bảo dưỡng  Chuẩn bị công tác an toàn: trang bị bảo hộ cơ bản, dây đai an toàn, đối các vị trí trên cao không có sàn thao tác vững chắc cần dùng xe nâng thao tác. Băng quây cảnh báo để phân tách riêng biệt khu vực bảo dưỡng, nhằm tránh việc ảnh hưởng đến người qua lại gần khu vực thi công. Hướng dẫn khu vực an toàn cho người có nhiệm vụ nhất thiết phải đi qua khu vực trong pham vi thi công. Sử dụng móc dây an toàn vào vị trí thích hợp như: cột vững chắc, đứng thao tác tại các vị trí có sàn thao tác vũng chắc, có lan can bảo vệ. Có người giám sát an toàn, cảnh báo các nguy cơ mất an toàn trong qua trình bảo dưỡng.  Chuẩn bị vật tư thiết bị bảo dưỡng: súng bắn vít, vít các loại, dụng cụ vệ sinh mái.  Tiến hành bảo dưỡng:  Tiến hành vệ sinh mái tôn bằng chổi, thu gom các rác thải trên mái vận chuyển đến nơi tập chung rác. Tiến hành khơi thông các rãnh thoát nước trên mái tôn.  Tiến hành dùng tô vít hoặc súng bắn vít kiểm tra các vít bắn tôn, kiểm tra các mối ghép tôn xem có bị hở hay không, cần kiểm tra thật kỹ từng khu vực bởi các mối ghép khu đỉnh mái tôn với trần mái rất dẽ gây ngấm nước vào trong nhà xưởng. Tiến hành dùng silicon bán vào tất cả các khe hở trên mái, dùng tay đã có găng cao su miết chặt cho silicon bám đều vào bề mặt khe hở. Chú ý trước khi tiến hành bắn silicon phải đảm bảo tại vị trí bắn silicon có bề mặt khô.  Kiểm tra các vị trí tôn ghép giật cấp tại các vị trí mái có độ cao khác nhau cần kiểm tra kỹ các mối ghép đảm bảo rằng chúng không hở, tránh côn trùng và các động vật có điều kiện xâm nhập vào nhà máy. Tiến hành bắn tôn bổ xung vào các vị trí hở lớn rồi dùng silicon bắn kín mạch ghép.  Sử dụng sơn chống rỉ sơn mũ ôc vít bắn mái. 5.4.4 Sửa chữa một vài sự cố  Sửa chữa bật mái tôn do gió mạnh, hoặc các tác động vật lý khác: kỹ thuật viên đánh giá mức độ hư hại, khả năng tái sử dụng hoặc thay thế báo cáo chủ đầu tư. Đối với trường hợp còn khả năng tái sử dụng kỹ thuật viên chuẩn bị dụng cụ sửa chữa: + Dùng búa, thanh ốp để lắn lại cho tấm tôn được phẳng. Dùng súng bắn vít, bắn tấm tôn trở lại vị trí cũ. Khi bắn xong tiến hành làm kín mạch bắn bằng các phương pháp đã được nêu ở trên phần bảo dưỡng. + Đối với trường hợp tôn tấm không thể tái sử dụng thì tiến hành thay mới. bắn tấm tôn mới lên vị trí. Tiến hành làm kín các mạch ghép tôn, các chỗ bắn ốc vít bằng silicon.  Đối với trường hợp hư hỏng hoặc xuống cấp mái tôn cần ghi lại vào các checksheet nhằm lưu lại để so sánh cũng như làm tài liệu cho lần bảo dưỡng kế tiếp. 6 HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC. Bất kỳ một công trình xây dựng đều có hệ thống cấp thoát nước, các hệ thống rãnh thoát nước xung quanh nhà máy ra các điểm tập chung xử lý nước thải tập chung. Do vậy công tác kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa cần được kiểm tra thường xuyên. 6.1 HỆ THỐNG CẤP NƯỚC. Hệ thống cấp nước nhà máy gồm:  Hệ thống đường ống cấp nước  Hệ thống van vòi khóa nước  Hệ thống kênh rạch dẫn nước  Hệ thống trạm cơ sở vật chất trạm bơm.  Hệ thống các hố chứa nước ngầm, các bể dự trữ nước. 6.1.1 Quy trình kiểm tra.  Kiểm tra các điểm rò rỉ nước trên đường ống phía trên mặt đất. Đối với các đường ống ngầm để kiểm tra có rò rỉ nước hay không ta cần theo dõi chỉ số công tơ nước cấp vào từ trạm bơm và chỉ số nước tiêu thụ thực tế. cần kết hợp với các biện pháp tra cứu các tài liệu ghi chép trước đó để chuẩn đoán có rò rỉ, thất thoát nước trên đường ống hay không.  Kiểm tra hoạt động đóng mở các van trên đường ống, kiểm tra đặc tính cơ học của van như khả năng đóng mở, độ kêu kẹt, rít khi đóng mở van.  Kiểm tra các giá treo, các vị trí gắn đường ống trên cao, kiểm tra các vị trí liên kết, thanh giằng đường ống.  Kiểm tra khơi thông dòng chảy dẫn nước  Kiểm tra các kết cấu nứt vỡ liên quan đường ống dẫn nước  Kiểm tra các hố gas chứa nước, kiểm tra mức nước trong hố, kiểm tra các hệ thống van vòi trong hố. Kiểm tra các lắp đậy xem có đảm bảo hay không.  Kiểm tra các hệ thống cấp nước tự động xem có hoạt động bình thường hay không  Kiểm tra các kết cấu cơ học vật lý có tác động đến thời gian và tuổi thọ của hệ thống cấp nước thoát nước.  Kiểm tra các bề chứa nước. 6.1.2 Chỉ dẫn thay thế.  Đối với đường đường ống nhựa trong điều kiện ngầm trong đất trong chịu tác động nguồn nhiệt thì tuổi thọ có thể trên 25 năm. Tuy nhiên dưới tác động của ngoại lực các hệ thống ống nổi rất dẽ hư hỏng. Cần được thay thế khi phát hiện sự cố.  Thay thế các hệ thống van vòi theo mức độ xuống cấp. Các van vòi bì rỏ rỉ nước không có khă năng khắc phục thì cần thay thế. Các van bị nứt hoặc có nguy cơ bị vỡ cũng cần được thay thế ngay tránh nguy cơ vỡ van gây ngập nước.  Thay thế các cút nối đường ống trong trường hợp bị vỡ, rò rỉ mà không sửa chữa được.  Thay thế các lắp đậy hố gas, rãnh thoát nước không đảm bảo yêu cầu an toàn trong quá trình sử dụng. Tra dầu mỡ thường xuyên 3 tháng 1 lần đối với các hệ thống khóa van đường ống cứu hỏa để đảm bảo chúng được vận hành tốt khi cần thiết  Thây thế các giá treo, ty treo đường ống không đảm bảo an toàn, kiểm tra các thanh giằng treo đường ống trên cao nếu phát hiện hư hỏng cần báo cáo ngay để có phương án thay thế hoặc sửa chữa.  Các loại linh kiện đặt ngầm cần được sử dụng loại vật liệu chịu ăn mòn, chống oxi hóa, khả năng chịu nhiệt tốt, bởi khi có hỏng hóc rất khó cho thao tác thay thế sửa chữa.  Đối với các đường ống áp lực cần xác định áp lực đường nước để chọn loại vật liệu cũng như quy cách cho phù hợp. 6.1.3 Quy trình bảo dưỡng:  Chuẩn bị công tác an toàn: + Đối với trường hợp cần thao tác bảo dưỡng đường ống trên cao: trang bị bảo hộ cơ bản, dây đai an toàn, đối các vị trí trên cao không có sàn thao tác vững chắc cần dùng xe nâng thao tác. Băng quây cảnh báo để phân tách riêng biệt khu vực bảo dưỡng, nhằm tránh việc ảnh hưởng đến người qua lại gần khu vực thi công. Hướng dẫn khu vực an toàn cho người có nhiệm vụ nhất thiết phải đi qua khu vực trong pham vi thi công. Sử dụng móc dây an toàn vào vị trí thích hợp như: cột vững chắc, đứng thao tác tại các vị trí có sàn thao tác vũng chắc, có lan can bảo vệ.Có người giám sát an toàn, cảnh báo các nguy cơ mất an toàn trong qua trình bảo dưỡng. + Đối với trường hợp bảo dưỡng trong các công trình kín, không gian kín thì kỹ thuật viên làm báo các phòng an toàn nhà máy để thực hiện các biên pháp an toàn như: đo nồng độ các khí, chất cháy nổ. Thực hiện các biện pháp an toàn theo hường dẫn. + Đối với trường hợp bảo dưỡng trong hệ thống cống ngầm cần thao tác khóa các nguồn nước cấp trước khi thực hiện bảo dưỡng. Có người cảnh giới và liên lạc thường xuyên với người thực hiện bảo dưỡng. Có các biện pháp cấp cứu kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn.  Chuẩn bị vật tư, thiết bị bảo dưỡng: + Chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh đường ống như rẻ lau, chổi vệ sinh. + Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề cơ khí để tiến hành bảo dưỡng các hệ thống van vòi + Chuẩn bị các vật liệu xây dựng như xi măng, cát + Chuẩn bị ốc vít các loại + Chuẩn bị máy thiết bị hàn cắt trong trường hợp cần cải tạo gia cố. + Chuẩn bị máy bơm hút trong trường hợp cần thoát nước bảo dưỡng.  Tiến hành bảo dưỡng: + Bảo dưỡng đường ống dẫn nước nổi: dùng chổi, các dụng cụ làm sạch đường ống. Kiểm tra các vị trí van vòi, siết lại các ốc hãm van, ốc các chốt van. + Thu gom các loại rác trong kênh dẫn nước có thể gây cản trở dòng chảy, khơi thông thông dòng chảy. + Đối với các hệ thống hố chứa nước. Nếu muốn bảo dưỡng hệ thống ngập nước cần bơm hút cạn nước, sau đó tiến hành đo đạc nồng độ các chất khí trong hố. Nếu các điều kiện an toàn phù hợp với tiêu chuẩn an toàn nhà máy thì được phép tiến hành thực hiện bảo dưỡng phía dưới hố. Nhưng phải chú ý công tác an toàn và có người giám sát liên tục cho đến khi hoàn thành công tác bảo dưỡng. + Đối với trường hợp bảo dưỡng các bể chứa nước cũng làm tương tự như trên. 6.1.4 Sửa chữa một vài hư hỏng hệ thống:  Sửa chữa rò rỉ nước trực tiếp trên đường ống: + Kiểm tra đánh dấu vị trí rò rỉ nước. + Khóa các hệ thống van vòi cấp trước và sau đoạn rò rỉ. Tiến hành làm khô bề mặt ống dẫn nước.. + Nếu đường ống dẫn nước bằng nhựa: tiền hành cắt điểm rách. Dùng cút nối thẳng để nối hai điểm vừa cắt. Trong trường hợp vết rách dọc đường ống dài, thì tháo khớp nối ống thay ống mới. + Nếu đường ống là đường ống kim loại: tiến hành làm sạch bề mặt. Dùng bát đánh rỉ đánh sạch bề mặt, tiến hành hàn kim loại. Phương pháp hàn và loại que hàn được lựa chọn dựa trên chất liệu kim loại làm ống dẫn nước. Khi hàn xong tiến hành cấp nước trở lại để thử áp lực nước. Để sau 12h quan sát điểm hàn và theo dõi xem có bị rỉ nước mối hàn hay không. Khi mối hàn đã đạt yêu cầu thì tiến hành sơn chống rỉ đường ống.  Sửa chữa van vòi cấp nước: + Khóa nguồn nước cấp trước, sau hệ thống van. Tiến hành tháo kiểm tra sự cố. Nếu chi tiết hỏng không có khả năng sửa chữa thì tiến hành thay thế mới. Chú ý trong quá trình thay mới cần siết các ốc hãm, vặn tới ren không nên vặn qua chặt sẽ có thể làm cháy ren, sử dụng các loại gioong, keo, cao su non để làm kín chi tiết vặn tránh rò rỉ nước. + Tiến hành thử áp sau khi lắp hoàn thiện. Theo dõi liên tục trước khi đưa vào vận hành liên tục.  Sửa chữa nứt vỡ bê tông kênh dẫn nước: + Kiểm tra các vết nứt vỡ. Chuẩn bị công tác vật tư sửa chữa, dùng xi măng trộn cát đá theo mác xi măng. Tiến hành đổ bê tông những điểm nở vỡ. Tiến hành cắt nước trước khi đổ bê tông + Chờ bề mặt bê tông khô hoàn toàn tiến hành láng xi măng. 6.2 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC Hệ thống thoát nước có cấu trúc tương đối giống với hệ thống cấp nước tuy nhiên do chứa nhiều chất thải, hóa chất nên trong quá trình bảo dưỡng cần kiểm tra, thực hiện công tác an toàn. 6.2.1 Quy trình kiểm tra:  Kiểm tra các điểm rò rỉ nước trên đường ống phía trên mặt đất.. Kiểm tra hoạt động đóng mở các van trên đường ống, kiểm tra đặc tính cơ học của van như khả năng đóng mở, độ kêu kẹt, rít khi đóng mở van.  Kiểm tra các giá treo, các vị trí gắn đường ống trên cao, kiểm tra các vị trí liên kết, thanh giằng đường ống.  Kiểm tra khơi thông dòng chảy dẫn nước  Kiểm tra các kết cấu nứt vỡ liên quan đường ống thoát nước  Kiểm tra các hố gas chứa nước, kiểm tra mức nước trong hố, kiểm tra các hệ thống van vòi trong hố. Kiểm tra các lắp đậy xem có đảm bảo hay không.  Kiểm tra các hệ thống cấp nước tự động xem có hoạt động bình thường hay không  Kiểm tra các kết cấu cơ học vật lý có tác động đến thời gian và tuổi thọ của hệ thống công trình thoát nước.  Kiểm tra xem có tràn các hố chứa nước thải tập chung hay không. 6.2.2 Chỉ dẫn thay thế:  Đối với đường đường ống nhựa trong điều kiện ngầm trong đất trong chịu tác động nguồn nhiệt thì tuổi thọ có thể trên 25 năm. Tuy nhiên dưới tác động của ngoại lực các hệ thống ống nổi rất dẽ hư hỏng. Cần được thay thế khi phát hiện sự cố.  Thay thế các hệ thống van vòi theo mức độ xuống cấp. Các van vòi bì rỏ rỉ nước không có khă năng khắc phục thì cần thay thế. Các van bị nứt hoặc có nguy co bị vỡ cũng cần được thay thế ngay tránh nguy cơ vỡ van gây ngập nước.  Thay thế các cút nối đường ống trong trường hợp bị vỡ, rò rỉ mà không sửa chữa được.  Thay thế các lắp đậy hố gas, rãnh thoát nước không đảm bảo yêu cầu an toàn trong quá trình sử dụng.  Thây thế các giá treo, ty treo đường ống không đảm bảo an toàn, kiểm tra các thanh giăng treo đường ống trên cao nếu phát hiện hư hỏng cần báo cáo ngay để có phương an thay thế hoặc sửa chữa.  Các loại linh kiện đặt ngầm cần được sử dụng loại vật liệu chịu ăn mòn, chống oxi hóa, khả năng chịu nhiệt tốt, bởi khi có hỏng hóc rất khó cho thao tác thay thế sửa chữa.  Đối với các đường ống áp lực cần xác định áp lực đường nước để chọn loại vật liệu cũng như quy cách cho phù hợp.  Đối với các đường ống kim loại ta cần kiểm tra thường xuyên hơn bởi trong đường nước thải chứa nhiều các hóa chất ăn mòn kim loại. 6.2.3 Quy trình bảo dưỡng hệ thống thoát nước:  Chuẩn bị công tác an toàn: + Lập đánh giá an toàn, báo cáo phòng an toàn về các nguy cơ tiền ẩn với hóa chất khi thực hiện bảo dưỡng hệ thống thoát nước. + Đối với trường hợp cần thao tác bảo dưỡng đường ống trên cao: trang bị bảo hộ cơ bản, dây đai an toàn, đối các vị trí trên cao không có sàn thao tác vững chắc cần dùng xe nâng thao tác. Băng quây cảnh báo để phân tách riêng biệt khu vực bảo dưỡng, nhằm tránh việc ảnh hưởng đến người qua lại gần khu vực thi công. Hướng dẫn khu vực an toàn cho người có nhiệm vụ nhất thiết phải đi qua khu vực trong pham vi thi công. Sử dụng móc dây an toàn vào vị trí thích hợp như: cột vững chắc, đứng thao tác tại các vị trí có sàn thao tác vũng chắc, có lan can bảo vệ.Có người giám sát an toàn, cảnh báo các nguy cơ mất an toàn trong qua trình bảo dưỡng. + Đối với trường hợp bảo dưỡng trong các công trình kín, không gian kín thì kỹ thuật viên làm báo các phòng an toàn nhà máy để thực hiện các biên pháp an toàn như: đo nồng độ các khí, chất cháy nổ. Thực hiện các biện pháp an toàn theo hường dẫn. + Đối với trường hợp bảo dưỡng trong hệ thống cống ngầm cần thao tác khóa các nguồn nước cấp trước khi thực hiện bảo dưỡng. Có người cảnh giới và liên lạc thường xuyên với người thực hiện bảo dưỡng. Có các biện pháp cấp cứu kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn.  Chuẩn bị vật tư thiết bị bảo dưỡng: + Chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh đường ống như rẻ lau, chổi vệ sinh. + Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề cơ khí để tiến hành bảo dưỡng các hệ thống van vòi + Chuẩn bị các vật liệu xây dựng như xi măng, cát + Chuẩn bị ốc vít các loại + Chuẩn bị máy thiết bị hàn cắt trong trường hợp cần cải tạo gia cố. + Chuẩn bị máy bơm hút trong trường hợp cần thoát nước bảo dưỡng.  Tiến hành bảo dưỡng: + Bảo dưỡng đường ống thoát nước nổi: dùng chổi, các dụng cụ làm sạch đường ống. Kiểm tra các vị trí van vòi, siết lại các ốc hãm van, ốc các chốt van. + Thu gom các loại rác trong kênh thoát nước có thể gây cản trở dòng chảy, khơi thông thông dòng chảy. + Đối với các hệ thống hố chứa nước. Nếu muốn bảo dưỡng hệ thống ngập nước cần bơm hút cạn nước, sau đó tiến hành đo đạc nồng độ các chất khí trong hố. Nếu các điều kiện an toàn phù hợp với tiêu chuẩn an toàn nhà máy thì được phép tiến hành thực hiện bảo dưỡng phía dưới hố. Nhưng phải chú ý công tác an toàn và có người giám sát liên tục cho đến khi hoàn thành công tác bảo dưỡng. +Đối với các kênh thoát nước ngầm có block bê tông đậy trên cần kiểm tra thường xuyên để tránh hiện tượng sụt lún. 6.2.4 Hướng dẫn sửa chữa một vài sự cố hư hổng trên hệ thống:  Sửa chữa một vài hư hỏng trên hệ thống tương tự như trên hệ thống cấp nước tuy nhiên ta cần chú ý đến vấn đề an toàn trong quá trình sửa chữa. 7 Hệ THỐNG NHÀ VỆ SINH, THIẾT BỊ VỆ SINH 7.1 HỆ THỐNG BỒN CẦU, THIẾT BỊ VỆ SINH, MÁY SẤY. 7.1.1 Quy trình kiểm tra:  Kiểm tra hệ thống nước cấp vào nhà vệ sinh kiểm tra các van vòi cấp xem có rò rỉ nước hay không  Kiểm tra các cơ cấu liên kết treo, gắn các thiết bị vệ sinh vào kết cấu xây dựng. 7.1.2 Chỉ dẫn thay thế:  Các thiết bị vệ sinh như bồn cầu nếu không chịu các tác động ngoại lực mạnh thì có tuổi thọ khá lâu. Tuy nhiên trong qua trình sử dụng sẽ phát sinh các hỏng hóc. Kỹ thuật viên cần kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân gây hư hỏng để bảo cáo đề ra phương án cải tạo và sửa chữa các hư hỏng.  Các kết cấu bằng nhựa, các thanh giằng, cơ cấu cơ học bằng nhựa sẽ cần được thay thế định kỳ tùy theo từng mác sản phẩm.  Các thiết bị van vòi cũng cần được thay thế định kỳ . 7.1.3 Quy trình bảo dưỡng:  Chuẩn bị công tác an toàn: bộ đồ bảo hộ cơ bản bảo dưỡng.  Chuẩn bị vật tư, thiết bị bảo dưỡng: rẻ lau, đồ nghề cơ khí bảo dưỡng.  Quy trình bảo dưỡng: Thử nước, kiểm tra hoạt động các thiết bị. Dùng rẻ lau lau sạch các đường ống dẫn. Kiểm tra các điểm nối van vòi, các dây cấp nước.  Sửa chữa một vài hư hỏng trên hệ thống: + Hở đường cấp nước vào thiết bị: khóa nước van nước cấp, nếu hở nước do các khớp nối cần tháo ra làm vệ sinh. Dùng keo hoặc cao su non quấn nhiều lớp quanh ren dây cấp rồi vặn lại. Kiểm tra thử nước sau khi vặn. Nếu hở nước trên dây cáp thì tiến hành thay dây cấp mới. + Tụt bệ chậu rửa: kiểm tra các vị trí giá treo, các ốc vit bulong liên kết vào công trình tường.. Sử dụng khoan bắn vít tiến hành khoan rộng và bắn loại vít, bulong có kích thước lơn hơn. 7.2 HỆ THỐNG THÔNG GIÓ NHÀ VỆ SINH: 7.2.1 Quy trình kiểm tra:  Kiểm tra quạt hút  Kiểm tra đường ống thông gió 7.2.2 Chỉ dẫn thay thế: Quạt hút cần được kiểm tra đinh kỳ theo kế hoạch bảo dưỡng để phát hiện hư hỏng kịp thời. 7.2.3 Quy trình bảo dưỡng:  Chuẩn bị công tác an toàn: bộ đồ bảo hộ cơ bản.  Chuẩn bị dụng cụ vật tư bảo dưỡng: bộ đồ nghề sửa chữa, rẻ lau các loại, dầu mỡ  Tiến hành bảo dưỡng: ngắt nguồn điện dẫn đến quạt, tiến hành loto nguồn điện. Dùng rẻ lau, chổi vệ sinh sạch trong ngoài quạt. Tiến hành tra dầu mỡ trục động cơ. Dùng cờ lê siết ốc kiểm tra. 8 HẬ TẦNG KHU VỰC BÊN NGOÀI 8.1 HÀNG RÀO, GẠCH ỐP, BẬC THANG Bao gồm hệ thống hàng rào xung quanh nhà máy, hàng rào phân cách các khu vực trong nhà máy. Gạch ốp lát tường, các công trình phụ trợ bên ngoài. Cầu thang, bậc thang kết cấu bê tông, kết cấu thép. 8.1.1 Quy trình kiểm tra:  Kiểm tra lưới hàng rào  Kiểm tra các mối liên kết hàn, vít, ốc trên hàng rào  Kiểm tra các vị trí gạch ốp tường  Kiểm tra các kết cấu liên kết cầu thang, bậc thang.  Kiểm tra hiên tượng bong tróc sơn kết cấu thép. 8.1.2 Chỉ dẫn thay thế:  Gạch ốp tường  Sơn sửa các vị trí bong tróc  Thay thế các vị trí liên kết yếu hàng rào, cầu thang. 8.1.3 Quy trình bảo dưỡng:  Chuẩn bị công tác an toàn: bộ đồ bảo hộ cơ bản.  Chuẩn bị thiết bị vật tư phục vụ bảo dưỡng: Các thiết bị vệ sinh, máy hàn, máy bắn vít, ốc vít các loại…  Tiến hành bảo dưỡng: thực hiện vệ sinh hàng rào, tiến hành kiểm tra các vị trí liên kết hàn, bulong ốc vít. Dùng cờ lê vặn chặt các ốc liên kết. 8.1.4 Sửa chữa một vài hư hỏng:  Sơn lại kết cấu cầu thang: lựa chọn loại sơn phù hợp với điều kiện sử dụng bên ngoài. Quy trình sơn và phương pháp thực hiện sơn tham khảo mục 3.1.2.1.  Sửa chữa các kết cấu bê tông hư hỏng: làm tương tự như mục bảo dưỡng kết cấu bê tông mục 1 8.2 BÃI ĐỂ XE Bãi để xe bao gồm kết cấu mái che, kết cấu móng sàn, hệ thống thoát nước, hệ thống khung thép. 8.2.1 Quy trình kiểm tra: Kiểm tra kết cấu khung thép. Kiểm tra kết cấu mái che. Kiểm tra hệ thống thoát nước sàn. Kiểm tra hệ thống móng sàn bê tông. 8.2.2 Chỉ dẫn thay thế linh kiện. Các kết cấu thép rất bền do lằm trong mái che. Do vậy cần được bảo dưỡng thường xuyên. Gia cố các kết cấu k.hi có điều kiện thời tiết xấu như: gió mạnh, lốc xoáy. Khi thay tế các tấm tôn mái cần bắn vít tôn chính xác nhằm tránh hiện tượng ngấm nước qua các vị trí bắn vít 8.2.3 Quy trình bảo dưỡng: Chuẩn bị công tác an toàn: trang thiết bị bảo hộ an toàn cơ bản. Chuẩn bị vật tư bảo dưỡng: máy bắn vít, vít các loại. Tiến hành bảo dưỡng: + Đối với kết cấu thép khung tiến hành bảo dưỡng như đối với kết cấu thép trong nhà máy mục 3. + Đối với bảo dưỡng hệ thống sàn nhà xe tiến hành làm tương tự như bảo dưỡng bê tông mục 1 + Đối với hệ thống thoát nước tiến hành bảo dưỡng như mục 6 8.2.4 Sửa chữa một vài hư hỏng: Sửa chữa bật mái lợp: tiến hành sửa chữa như mục 5 Sửa chữa bong tróc sơn khung thép tiến hành như mục 3 [...]... nc: thu gom cỏc loi rỏc, cỏc vt th gõy cn tr dũng chy, dựng chi quột sch lũng mỏng Dựng nc xi sch b mt lũng mỏng, ch cho mỏng nc khụ hon ton tin hnh kim tra cỏc mi ni, cỏc vt ghộp + Dựng dao, hoc cỏc vt nhn cy lp silicon c ra ti cỏc v trớ ghộp mỏng Dựng silion mi bn mi Mit tht k b mt silicon to min, kớn cho rónh chng ngm nc qua cỏc v trớ ny + Dựng tụ vớt kim tra cỏc v trớ c vớt mỏng, kim tra tỡnh... thch cao mi dựng dao khoột to hỡnh dỏng cu kin Thao tỏc lp tng mnh mt tht cn thn khụng nh hng n u bỏo chỏy i vi cỏc tm ct gúc cú hỡnh dng khụng nguyờn tm, tin hnh thỏo ly tm hng t lờn tm nguyờn ly kớch thc ct hoc nu tm ó v khụng th ly kớch thc dựng thc o kớch thc cỏc cnh ri vch du trờn tm nguyờn Dựng thc p vo vch ct to mch ct thng cho tm, sau khi ct c tm tin hnh to mộp g t vo khung Dựng dao dc... s dng 2.3.3 Quy trỡnh p gch : A-Phm vi ỏp dng: Tiờu chun ny quy nh cỏc yờu cu k thut chớnh v hng dn trỡnh t thi cụng, kim tra v nghim thu cht lng ca cụng tỏc p trong cỏc cụng trỡnh xõy dng dõn dng v cụng nghip Thut ng v nh ngha: - Vt liu p: Gch men kớnh, gch ceramic, gch kớnh, gch t nung, gch granit nhõn to, ỏ p t nhiờn, ỏ nhõn to, g, cỏc tm nha, kim loi dựng p - H p: Cỏc loi keo, va dựng gn vt... v cú trng lng trờn 5 kg, nờn dựng cỏc múc kim loi hay h thng giỏ treo cú inh vớt, bu lụng iu chnh gn cht vo mt p Trong trng hp p mt ngoi cụng trỡnh bng cỏc phng phỏp ny phi cú bin phỏp chng thm cho mt ngoi ca tng trc khi tin hnh p 5.1.13 Va dựng trong cụng tỏc p: Va dựng p phi ỏp ng c cỏc yờu cu k thut phự hp vi tiờu chun TCVN 4314: 2003 v tiờu chun TCVN 3121: 2003 Cỏt dựng ch to va phi c sng qua... sn bong, k thut viờn dựng keo v bỳa cao su gn li i vi trng hp lp thm sn mc nỏt, dớnh húa cht bỏo cỏo ch u t cú phng an thay th 2.4.3 Quy trỡnh thay th thm sn B1- Chun b cụng tỏc an ton: Khu trang chng húa cht, gng tay cao su B2- Chun b vt t thi cụng: thm sn mi, bỳa cao su, dng c cy lp thm c, chi sn B3- Thi cụng: Dựng dao hoc dng c cy lp thm c, lm sch b mt bng mỏy hỳt bi Dựng chi sn qut keo di... PANEL Quy trỡnh kim tra: Vỏch panel cu thnh t cỏc yu t chớnh: khung thộp, cỏc vờ thộp, panel tm Hai yu t khung thộp v panel tm rt it h hi nu khụng chu tỏc ng ngoi lc ln nhng cỏc vờ liờn kt thỡ phi kim tra thng xuyờn trỏnh tỡnh trng bong vờ panel Quy trỡnh sa cha bt vớt panel: Khi phỏt hin cỏc v trớ bt vớt liờn kt, k thut viờn ghi li vo s theo dừi Dựng sỳng bn inh rỳt bn li cỏc v trớ b bt, cú th dựng. .. b dng c, vt t: ngh c khớ i bo dng, bn l mi, c vớt cỏc loi + Thc hin: Tin hnh kờ kớch cỏnh ca cho thng bng Tin hnh thỏo vớt bn l, dựng bn l mi lp gỏ tm vo cỏnh ca Dựng livo cõn chnh cỏnh ca thng bng, ri dựng sỳng bn vớt sit cht c vớt bn l Khi xong tin hnh thỏo kờ kớch, dựng livo cõn chnh ln cui kim tra thng bng ca 4.2.4 Hng dn sa cha mt vi h hng thng gp Sa cha tay thy lc: lm tng t nh ca g Sa cha... theo tỡnh trng hng húc m k thut viờn s ỏnh giỏ ra hng ỏn sa cha hoc thay th 4.4.3 Quy trỡnh bo dng: Quy nh an ton : s dng dng c bo h c bn Bng quõy cnh bỏo khu vc thi cụng Chun b dng c vt t: B ngh c khớ, vớt cỏc loi, sỳng bn vớt, du hoc m bụi trn Thc hin bo dng: + Dựng bng quõy phõn cỏc khu vc bo dng K thut viờn tin hnh dựng sỳng bn vớt hoc tụ vớt tay vn kim tra tt c cỏc vớt treo mnh rốm i vi sỳng... bt vớt Cú th dựng loi vớt cú ng kớnh ln hn hoc dựng sõu n nha khoan bn vo tng trc sau ú bn vớt tr li v trớ c Sa cha tt dõy co mnh rốm: Thỏo c cu bỏnh rng n khp trc quay ca rốm mnh Kim tra v trớ dõy co mnh rốm b dt Chnh mnh rốm v v trớ tiờu chun, dựng day rốm mi lp vo c cu i vi trng hp mnh rốm b rỏch khụng cú kh nng sa cha K thut viờn bỏo cỏo ch u t, lờn phng ỏn thay th 4.4 CA CUN 4.5.1 Quy trỡnh kim... va ngp c Dựng khoan mi nh ỉ 10 i vi dung mỏy bm, ỉ 6, 8 i vi dựng xilanh khoan sõu 10 cm Cy u c, u ng ch vo l va khoan, dựng sika dur 731 bớt cht li, khong cỏch cỏc im t c ny l 20cm sau 24h cho sika khụ tin hnh bm sika 752 vỏ vt nt Dựng xilanh t co hoc mỏy bm ỏp lc y sika vo mch Khi thy dc theo vt nt sika trỏm y mch tin hnh dng bm sika Dựng bay chit dc theo mch to mt phng, quõy bng cnh bỏo tựy tng

Ngày đăng: 05/10/2015, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w