Chỉ dẫn thay thế.

Một phần của tài liệu Quy trình bảo dưỡng công trình xây dựng (Trang 41)

6 HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC.

6.1.2 Chỉ dẫn thay thế.

 Đối với đường đường ống nhựa trong điều kiện ngầm trong đất trong chịu tác động nguồn nhiệt thì tuổi thọ có thể trên 25 năm. Tuy nhiên dưới tác động của ngoại lực các hệ thống ống nổi rất dẽ hư hỏng. Cần được thay thế khi phát hiện sự cố.

 Thay thế các hệ thống van vòi theo mức độ xuống cấp. Các van vòi bì rỏ rỉ nước không có khă năng khắc phục thì cần thay thế. Các van bị nứt hoặc có nguy cơ bị vỡ cũng cần được thay thế ngay tránh nguy cơ vỡ van gây ngập nước.

 Thay thế các cút nối đường ống trong trường hợp bị vỡ, rò rỉ mà không sửa chữa được.  Thay thế các lắp đậy hố gas, rãnh thoát nước không đảm bảo yêu cầu an toàn trong quá trình sử dụng. Tra dầu mỡ thường xuyên 3 tháng 1 lần đối với các hệ thống khóa van đường ống cứu hỏa để đảm bảo chúng được vận hành tốt khi cần thiết

 Thây thế các giá treo, ty treo đường ống không đảm bảo an toàn, kiểm tra các thanh giằng treo đường ống trên cao nếu phát hiện hư hỏng cần báo cáo ngay để có phương án thay thế hoặc sửa chữa.

 Các loại linh kiện đặt ngầm cần được sử dụng loại vật liệu chịu ăn mòn, chống oxi hóa, khả năng chịu nhiệt tốt, bởi khi có hỏng hóc rất khó cho thao tác thay thế sửa chữa.

 Đối với các đường ống áp lực cần xác định áp lực đường nước để chọn loại vật liệu cũng như quy cách cho phù hợp.

6.1.3 Quy trình bảo dưỡng:

Chuẩn bị công tác an toàn:

+ Đối với trường hợp cần thao tác bảo dưỡng đường ống trên cao: trang bị bảo hộ cơ bản, dây đai an toàn, đối các vị trí trên cao không có sàn thao tác vững chắc cần dùng xe nâng thao tác.

Băng quây cảnh báo để phân tách riêng biệt khu vực bảo dưỡng, nhằm tránh việc ảnh hưởng đến người qua lại gần khu vực thi công. Hướng dẫn khu vực an toàn cho người có nhiệm vụ nhất thiết phải đi qua khu vực trong pham vi thi công.

Sử dụng móc dây an toàn vào vị trí thích hợp như: cột vững chắc, đứng thao tác tại các vị trí có sàn thao tác vũng chắc, có lan can bảo vệ.Có người giám sát an toàn, cảnh báo các nguy cơ mất an toàn trong qua trình bảo dưỡng.

+ Đối với trường hợp bảo dưỡng trong các công trình kín, không gian kín thì kỹ thuật viên làm báo các phòng an toàn nhà máy để thực hiện các biên pháp an toàn như: đo nồng độ các khí, chất cháy nổ. Thực hiện các biện pháp an toàn theo hường dẫn.

+ Đối với trường hợp bảo dưỡng trong hệ thống cống ngầm cần thao tác khóa các nguồn nước cấp trước khi thực hiện bảo dưỡng. Có người cảnh giới và liên lạc thường xuyên với người thực hiện bảo dưỡng. Có các biện pháp cấp cứu kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

+ Chuẩn bị các dụng cụ vệ sinh đường ống như rẻ lau, chổi vệ sinh.

+ Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề cơ khí để tiến hành bảo dưỡng các hệ thống van vòi + Chuẩn bị các vật liệu xây dựng như xi măng, cát

+ Chuẩn bị ốc vít các loại

+ Chuẩn bị máy thiết bị hàn cắt trong trường hợp cần cải tạo gia cố. + Chuẩn bị máy bơm hút trong trường hợp cần thoát nước bảo dưỡng.  Tiến hành bảo dưỡng:

+ Bảo dưỡng đường ống dẫn nước nổi: dùng chổi, các dụng cụ làm sạch đường ống. Kiểm tra các vị trí van vòi, siết lại các ốc hãm van, ốc các chốt van.

+ Thu gom các loại rác trong kênh dẫn nước có thể gây cản trở dòng chảy, khơi thông thông dòng chảy.

+ Đối với các hệ thống hố chứa nước. Nếu muốn bảo dưỡng hệ thống ngập nước cần bơm hút cạn nước, sau đó tiến hành đo đạc nồng độ các chất khí trong hố. Nếu các điều kiện an toàn phù hợp với tiêu chuẩn an toàn nhà máy thì được phép tiến hành thực hiện bảo dưỡng phía dưới hố. Nhưng phải chú ý công tác an toàn và có người giám sát liên tục cho đến khi hoàn thành công tác bảo dưỡng.

+ Đối với trường hợp bảo dưỡng các bể chứa nước cũng làm tương tự như trên.

Một phần của tài liệu Quy trình bảo dưỡng công trình xây dựng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)