NGUYEN TRUONG GIANG
Bol MGI CO CHE QUAN LY
KINH PHi NGAN $Á NHA NUGC TRONG LĨNH VỤ
Y TE O VIET NAM TRONG GIA! DOAN CHUYEN SANG NEN
KINH TE THI TRUGNG CO SU QUAN LY CUA NHA HUẾ:
Chuyên ngành: Tài chính, lưu thông tiển tệ và tin dung
Mã số : 5/0209
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
là tạa | (HỒ: | aie l Người hướng dẫn Khoa học:
" 4 PGS, TS Trần Văn Tá
2 TS Binh Van Nhã
Trang 2Trang
Trang phu bia
Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các bảng MÔ ĐẦU
Chuong 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y TẾ TRONG GIAI DOAN
CHUYEN DOI SANG NEN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
1-1 Một số vấn dé lý luận cơ bản về ngân sách Nhà nước và cơ chế quản lý ngân sách nhà nước
1.1.1 Khái niệm và bản chất của ngân sách Nhà nước
1.1.2 Vai trd của ngân sách nhà nước trong nên kinh tế thị trường 1.1.3 Cơ chế quản lý ngân sách Nhà nước
1.2 Vai trò của ngân sách Nhà nước đối với lĩnh vực y tế trong nền kinh tế thị trường,
121 í, đặc điểm của y tế
Trang 3Chương2: — THỰCTRẠNG CƠ CHẾQUẢNLÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 48 TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm tổ chức, quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực ytế 48
2.2 _ Thực trạng sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế st 2.2.1 Chi ngan sch nhà nước cho đầu tư phát triển 31 2.2.2 _ Chỉ ngân sách nhà nước cho hoạt động thường xuyên 54 2.3 Co ché quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tê 6 2.3.1 Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế 63 2.3.2 _ Cơ chế điều hành ngân sách nha nước trong lĩnh vực y tế 68 2.33 Co ché quyết toán ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y té 70 2.3.4 Cơ chế ngân sách nhà nước hỗ trợ ý tế cho người nghèo 7I 2.3.5 Cơcchế quản lý nguồn viện phí, bảo hiểm y tế T5 2⁄4 _ Kinh nghiệm một số nước về quản lý ngân sách trong lĩnh vực y tế — 90 2.4.1 Cải cách cung cấp ngân sách trong lĩnh vực y tế ở các nước có 90
nên kinh tế đang chuyển đổi
2.4:2.- Cải cách cung cấp ngân sách trong lĩnh vực y tế ở các nước 92
trong khu vực
2.4.3 - Cải cách cung cấp ngân sách ở khu vực thành thị Trung Quốc 97
2.44 Bai hoc kinh nghiệm cho Việt nam 100
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ 104
'NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM
Trang 43⁄3 Những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trong
lĩnh vực y tế
3.3.1 Những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý đối với nguồn kinh phí
ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực y tế
3.3.2 Những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý nguồn viện phí, bảo
hiểm y tế trong lĩnh vực y tế
3.3.3 Những giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với các
'bệnh viện, cơ sở y tế thuộc sở hữu Nhà nước
Trang 5Bang số 21 22 23 24 25 26 27 28 29 210 21 212 213 2.14 215 31 ‘Ten bang
'Cơ cấu chỉ ngân sách nhà nước trong y tế 1996-2000 Chỉ thường xuyên y té giai đoạn 1996 - 2002
Cơ cấu chỉ tiêu trong y tế theo chức năng 1996- 2002 Chỉ ngân sách nhà nước cho chương trình y tế quốc gia 1996 -2002
Định mức phân bổ ngân sách y tế đối với địa phương Định mức phân bổ ngân sách y tế đối với tuyến điều trị của địa phương,
Định mức phân bổ ngân sách y tế đối với tuyến điều trị của trung wong
'Tổng số thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người nghèo Miễn giảm viện phí khám, chữa bệnh 1998 - 2000 Nguồn thu viện phí giai đoạn 1994-2002
Số thu do phát hành thẻ Bảo hiểm y tế 1994 - 2002
So sánh số thu bảo hiểm y tế với ngân sách nhà nước chỉ cho y
tế giai đoạn 1994 - 2002
Số người tham gia Bảo hiểm y tế 1994 - 2002
“Các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc đến 31/12/2002
Trang 61 Tính cấp thiết của để tài Luận án:
'Con người là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất, là động lực của sự phát triển Một trong những nhu câu cơ bản của con người là được bảo vệ sức khoẻ và chăm sóc y tế Đâu tư cho y tế là đầu tư cho con người, đầu tư phát
triển lực lượng sản xuất, mục tiêu là bảo vệ, nâng cao sức khoẻ, nâng cao phúc
Tợi cho con người
‘Trong những năm qua, đầu tư từ ngân sách nhà nước ở nước ta cho y tế ngày càng tang cao vẻ số tuyệt đối và tỷ trọng nhưng vẫn còn cách xa so với nhu cầu chỉ tiêu y tế cho chăm sóc sức khoẻ nhân dân Đây là một mâu thuẫn không phải chỉ xảy ra đối với nước ta do ngân sách còn hạn hẹp và đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mà ngay cả các nước có nên
kinh tế thị trường phát triển cũng phải đối mặt Để giải quyết mâu thuẫn nay không thể chỉ thực hiện bằng cách tăng chỉ ngân sách cho y tế mà vấn để đặt ra
là phải xây dựng cơ chế sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế, thực hiện mục tiêu công bằng và hiệu quả trong chỉ tiêu ngân sách nhà nước cho y tế Đồng thời xây dựng những cơ chế tài chính phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực từ nhân dân, từ xã hội để cùng với ngân sách nha nước đầu tư phát triển ý tế
Với những yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý ngân sách trong lĩnh vực y tế nêu trên, việc lựa chọn để tài nghiên cứu: “ Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam trong giai đoạn chuyển sang nền
Trang 7- Trình bày có hệ thống, làm rõ, bổ sung nhận thức và lý luận về vai trò và vị trí của ngân sách nhà nước trong phát triển sự nghiệp ý tế trong giai đoạn
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở nước ta
~ Thông qua phân tích thực trạng sử dụng ngân sách nhà nước cho y tế chỉ ra những kết quả đạt được và những tổn tại phải khắc phục trong cơ chế quan ly kinh phí ngân sách y tế ở nước ta thời gian qua
~ Đưa ra những dé xuất kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện
chính sách và cơ chế quản lý ngân sách để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn
lực ngân sách Nhà nước cho phát triển y tế ở nước ta; đẻ xuất cơ chế và giải pháp khai thác các nguồn viện phí, bảo hiểm y tế, các nguồn lực khác từ xã hội
để bổ sung cho ngân sách nhà nước trong phát triển y tế
3 Déi tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn để lý luận và thực tiễn của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế, nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế và các nguồn bổ sung cho ngân sách nhà nước trong phát triển y tế ở
nude ta
Trang 8sâu vào phân tích cơ chế quản lý ngân sách đầu tư xây dựng trong y tế, mà tập trung vào việc phân tích cơ cấu giữa ngân sách chỉ đầu tư phát triển và ngân sách chỉ thường xuyên, cơ chế quản lý ngân sách chỉ thường xuyên và các giải pháp đổi mới cơ cấu phân bổ ngân sách, đổi mới cơ chế quản lý ngân sách chỉ thường xuyên; đổi mới cơ chế thu và sử dụng viện phí, bảo hiểm y tế trong việc
'bổ sung cho ngân sách nhà nước trong đầu tư phát triển y tế
~ Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, lấy phương pháp
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lenin làm phương pháp luận cơ bản Đồng thời kết hợp các phương pháp hệ thống, thống kê, khảo cứu và phân tích qua các bảng biểu số liệu thống kê, điều tra, kết hợp với tham khảo ý kiến của các chuyên gia để làm sáng tỏ những vấn đẻ cần nghiên cứu
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Kết quả nghiên cứu đã bổ sung và nâng cao nhận thức lý luận vẻ ngân
sách nhà nước, khẳng định được vai trò chủ đạo của của ngân sách nhà nước trong phát triển y tế nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
~ Kết quả nghiên cứu của Luận án đã phân tích và chỉ ra được những tồn
tại, hạn chế của cơ chế quản lý ngân sách nhà nước đầu tư cho ý tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, nguyên nhân của tổn tại, từ đó đẻ xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trong y tế,
nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước
- Kết quả nghiên cứu đã khẳng định được vai trò quan trọng của các nguồn lực ngoài NSNN tong đầu tư cho y tế và để xuất các giải pháp xây dựng những ©ơ chế tài chính có tính kha thi, tăng cường thu hút và sử dụng hợp lý nguồn viện phí, bảo hiểm y tế, năng cao quyền tự chủ về tài chính của các cơ sở y tế
nhà nước, thực hiện xã hội hoá hoạt động y tế, nhằm thu hút các nguồn lực từ
Trang 9'CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VA VAI TRO CUA NGAN SACH
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y TẾ TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI SANG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
'ẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CƠ CH NHÀ NƯỚC 11 MỘT SỐ CHẾ QUẢN LÝ NGÂN SÁ
1.1.1 Khái niệm và bản chất của ngân sách nhà nước
Nhà nước là một hình thái tổ chức phát triển cao của xã hội loài người Nhà nước hình thành gắn liên với sự phân hoá giai cấp trong xã hội Theo học thuyết Mác - Lê nin thì Nhà nước là một cơ quan thống trị của một giai cấp, cơ quan quyển lực áp bức mọi giai cấp khác Đồng thời Nhà nước là một tổ chức công quyền thống nhất quản lý toàn xã hội về mọi mặt Để thực hiện chức năng quản lý của mình Nhà nước cẩn có những đảm bảo vật chất và nguồn lực tài chính nhất định hay nói cách khác Nhà nước cần phải có ngân sách để hoạt
động Như vậy, ngân sách Nhà nước được hình thành để đảm bảo nguồn lực tài
chính phục vụ cho hoạt động của Nhà nước
Định nghĩa của Luật ngân sách Nhà nước được Quốc hội nước ta thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002 đã nêu rõ:
* Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chỉ của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyển quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Thu ngân sách Nhà nước bao gồm: các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các
Trang 10Nhà nước trong mọi hình thái xã hội đều mang tính chất giai cấp Nhà nước sử dụng quyền lực của Nhà nước để nắm kinh tế và dùng kinh tế để duy trì quyển lực của giai cấp mình Do ngân sách của Nhà nước gắn với một Nhà nước cụ thể, gắn với một chế độ chính trị nhất định và là công cụ cơ bản để
thực hiện các chức năng của Nhà nước nên ngân sách nhà nước cũng mang tính
giai cấp Bản chất của ngân sách Nhà nước gắn liền với bản chất của Nhà nước sinh ra ngân sách đồng thời cũng là đối tượng để ngân sách phục vụ
Ngân sách Nhà nước 1a nén ting vat chất có vai trò quyết định sự tồn tại,
phát triển của Nhà nước Ngân sách Nhà nước đảm bảo nguồn lực tài chính để
Nhà nước duy trì bộ máy cai trị bảo vệ quyển lực Nhà nước gồm các cơ quan hành chính, quân đội, cảnh sát, toà án, đồng thời ngân sách Nhà nước cũng
là nguồn lực cơ bản để Nhà nước thực hiện vai trò quản lý kinh tế xã hội, đầu tư thúc đẩy phát triển nền kinh tế như nông nghiệp, thuỷ lợi, công nghiệp, giao
thông, thương mại, ý tế, giáo dục „
“Trong thực tế luôn luôn tồn tại mâu thuẫn giữa Nhà nước với các chủ thể kinh tế trong xã hội trong việc huy động một phần nguồn thu nhập củ
ngân sách Nhà nước Để giải quyết mâu thuẫn này, đáp ứng yêu cầu vẻ chỉ tiêu
của Nhà nước, Nhà nước đã sử dụng quyền lực của Nhà nước để quy định hệ
thống pháp luật tài chính và thuế khoá bắt buộc mọi pháp nhân và thể nhân trong xã hội phải nộp một phần thu nhập của mình cho Nhà nước, Xuất phát từ tính giai cấp của ngân sách nhà nước mà ngân sách nhà nước của bất kỳ quốc gia nào cũng đều do cơ quan quyển lực Nhà nước cao nhất quyết định Các khoản thu, chỉ của ngân sách đều được quy định rõ bằng hệ thống pháp luậ các khoản chỉ của ngân sách đều nhằm duy trì quyền lực của Nhà nước, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý kinh tế, chính trị, xã hội
của mình
họ vào
Trang 11vụ đóng góp theo Luật định một phần thu nhập của họ nộp vào ngân sách nhà nước và các nguồn đóng góp này sẽ khơng được hồn trả trực tiếp Thông qua việc Nhà nước quy định đối tượng điều tiết, nội dung hoạt động kinh tế phải điều tiết va tỷ lệ điều tiết cho thấy ngoài việc tham gia vào phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, tăng nguồn thu vào ngân sách, chính sách thu ngân
sách còn có tác động tới việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hay
thu hep đối với hoạt động sản xuất kinh doanh đối với từng thành phần kinh tế, trong từng lĩnh vực, từng ngành nghé
Chỉ tiêu của ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chỉ và các khoản phải trả khác của Nhà nước mà các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng cũng sẽ khơng, hồn trả trực tiếp cho ngân sách nhà nước Chỉ ngân sách nhà nước ngoài việc đảm bảo duy trì hoạt động của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước, duy tì quyển lực của giai cấp thống trị, phát triển kinh tế, chỉ ngân sách nhà nước còn thực hiện chính sách phân phối lại thu nhập giữa người gidu với người nghèo, chính sách phát triển con người, thực hiện bảo trợ xã hội,
Hoạt động thu, chỉ ngân sách nhà nước được tiến hành rất đa dạng và phong phú trên hâu hết các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
nỉnh và tác động đến mọi chủ thể xã hội Thu, chỉ ngân sách nhà nước bên cạnh việc đem lại các kết quả trực tiếp như đã trình bày ở trên còn có tác dụng
trong việc điều chỉnh vĩ mô nên kinh tế Hoạt động thu, chi ngân sách vừa tác động trực tiếp vừa gián tiếp tới một số cân đối lớn của nên kinh tế như cân đối tích luỹ và tiêu dùng, cơ cấu chỉ đầu tư phát triển và chỉ thường xuyên, đồng thời tạo lập môi trường kinh tế ổn định làm tiền để để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh tế của đất nước
Hoạt động thu, chỉ của ngân sách nhà nước được hiểu là hoạt động phân
Trang 12xã hội Phần nộp vào ngân sách nhà nước sẽ tiếp tục được phân phối lại, thể hiện qua các khoản cấp phát từ ngân sách cho các mục đích tiêu dùng và đầu tư Sự tham gia của ngân sách nhà nước vào quá trình phân phối các nguồn tài chính làm xuất hiện các quan hệ tài chính Hệ thống các quan hệ tài chính là sự thể hiện bản chất của ngân sách nhà nước dưới các hình thức cụ thể, đó là các mối quan hệ sau:
"Một là, Quan hệ tài chính giữa Nhà nước và các doanh nghiệp, trong đó
Nhà nước ban hành chính sách huy động một phần thu nhập tài chính của doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, nhà nước tái đẩu tư lại cho doanh nghiệp dưới hình thức trực tiếp và gián tiếp và tạo dựng môi trường tài chính
cần thiết để doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ của Pháp luật
Hai la, quan hệ giữa ngân sách nhà nước với các cơ quan quản lý nhà nước
trong các lĩnh vực hành chính, sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế và thực hiện
nhiệm vụ an ninh quốc phòng, thể hiện trong mối quan hệ phân phối lại nguồn thu từ ngân sách nhà nước để các cơ quan này chỉ tiêu, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được phân công
Ba là, quan hệ giữa ngân sách nhà nước với hộ gia đình và dân cư Mối quan hệ này được thể hiện dưới hình thức dân cư làm nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước thông qua đóng các khoản nộp thuế, phí và các khoản đóng góp khác; đồng thời dân cư được hưởng các lợi ích xã hội thông qua chỉ ngân sách nhà nước đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội như cơ sở hạ tầng giao thông, liên lạc, thuỷ lợi, y tế, giáo dục đào tạo, hoặc được hưởng trợ cấp trực tiếp khi gặp thiên tai, dịch bệnh
Trang 13Tom Iai, cơ sở lý luận và thực tiễn đều cho thấy ngân sách nhà nước là không thể thiếu được đối với một Nhà nước Nhà nước luôn luôn là chủ thể thường xuyên và chủ thể có quyền lực trong việc huy động và phân phối các nguồn tài chính quốc gia Trong mối quan hệ giữa ngân sách và Nhà nước để thực hiện quá trình phân phối, lợi ích mà Nhà nước hướng tới chủ yếu là các lợi ích về kinh tế để phục vụ các mục tiêu chính trị Do đó bản chất của ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nên kinh tế xã hội của mình
1.1.2 Vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kính tế thị trường
Vai trò của Nhà nước trong nến kinh tế thị trường luôn luôn là một chủ
để tranh luận giữa các nhà kinh tế học kéo dài hàng thé ky nay Có rất nhiều
quan điểm xung quanh vai trò của nhà nước trong nên kinh tế thị trường, mỗi
quan điểm đều có những luận cứ riêng và gắn với một giai đoạn lịch sử nhất
định
Năm 1776, trong công trình nghiên cứu lớn về kinh tế học hiện đại “ Sự
giàu có của các quốc gia”, Adam Smith đã lập luận rằng cạnh tranh có thể dẫn đất con người theo đuổi lợi ích công cộng khi đang theo đuổi lợi ích cá nhân,
Trang 14‘Tuy vậy, cuộc tổng khủng hoảng kinh tế đầu những năm 30 đã cho thấy
học thuyết kinh tế thị trường của Adam Smith đã không có khả năng giải quyết được tất cả các vấn để nảy sinh trong nên kinh tế thị trường, đặc biệt là các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế Năm 1936, nhà kinh tế học M.] Keynes trong tác phẩm “Lãi suất, việc làm, thu nhập” sau khi phân tích nguyên nhân của cuộc suy thoái kinh tế giai đoạn 1929 - 1933 đã đưa ra khuyến nghị cần phải có sự gia tăng vai trò can thiệp của Nhà nước vào quá trình kinh tế Theo ông, Nhà nước cẩn phải sử dụng mạnh mẽ công cụ chỉ tiêu, thuế khoá nhằm khắc phục hiện tượng chu kỳ kinh doanh, vốn tồn tại trong nên kinh tế thị trường
Sau lý thuyết kinh tế của M.I Keynes, nhiều nhà kinh tế đều cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, không thể không có sự can thiệp của Nhà nước Duy có điều cách thức, mức độ, phạm vi can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của nên kinh tế thị trường thì mỗi nhà kinh tế có cách nhìn khác nhau
'Về vấn để này chúng tôi cho rằng vai trò của Nhà nước trong nên kinh tế thị trường là hết sức cần thiết Nên kinh tế thị trường trong quá trình vận hành sẽ nảy sinh các khiếm khuyết trong việc phân bổ nguồn lực xã hội và đầu tư, đó là những nguyên nhân tiểm tàng dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các nguồn lực xã hội, dẫn đến phân phối không công bằng, mất ổn định vẻ kinh tế và khủng hoảng kinh tế, Trong nên kinh tế thị trường Nhà nước thông qua các
công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có vai trò điều phối, can thiệp kịp thời để khắc
Trang 15~ _ Lập ra luật pháp, quy định và quy chế điều tiết = Mua va bán hằng hoá và các dịch vu
~ _ Thanh toán, chuyển nhượng, + Đánh thuế
~_ Duy trì sựồn định kinh tế
~ Thực hiện các giải pháp tác động đến việc phân bổ các nguồn lực trong xã hội
'Để Nhà nước thực hiện được chức năng của mình trong nên kinh tế thị trường đồi hỏi Nhà nước phải có sức mạnh về kinh tế, trong đó ngân sách nhà
nước được sử dụng như một công cụ chủ yếu của Nhà nước để thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước, can thiệp và tác động vào thị trường theo định hướng của Nhà nước Trên phương diện lý luận, cũng như thực tiễn, ngân sách nhà
nước ngày càng đóng vai trò quan trọng thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, Huy dộng nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chỉ tiêu của 'Nhà nước, đồng thời thực hiện cân đối giữa các khoản thu chỉ của Nhà nước "Đây là một trong những vai trò quan trọng của ngân sách nhà nước Vai trò này bất nguồn từ nhu cầu tôn tại và phát triển của bộ máy quản lý nhà nước Để tồn
tại và phát triển, ngân sách Nhà nước phải tập trung được một nguồn lực tài
chính nhất định Ngân sách nhà nước chính là một trong những công cụ thực hiện yêu cầu đó
"Để đáp ứng vai trò này yêu cầu ngân sách nhà nước phải xác định được nguồn thu, đối tượng thu, khả năng thu và cách thức tổ chức thu Việc thực
hiện tất cả các công việc này làm phát sinh mối quan hệ phân phối vật chất
Trang 16tế trong xã hội có nguồn tài chính cần thiết để tái đầu tư, phát triển sản xuất hay nói cách khác là bồi dưỡng nguồn thu Đây cũng chính là việc giải quyết mối quan hệ giữa tích luỹ và tiều ding, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu đài
của nền kinh tế
'Về nguyên tắc, việc cân đối ngân sách đòi hỏi thu ngân sách phải đáp ứng nhu cầu chỉ, nhưng thực tế nhu cẩu chỉ tiêu của Nhà nước luôn luôn vượt quá khả năng thu của ngân sách Vấn để đặt ra là trong quản lý ngân sách phải
thực hiện sắp xếp thứ tự ưu tiên chỉ ngân sách, ưu tiên cho đầu tư phát triển, cắt
siảm những khoản chỉ tiêu không cấp bách, chưa thật cần thiết để đảm bảo khả năng chỉ trả của ngân sách nhà nước Việc sắp xếp thứ tự tu tiên các khoản chỉ, im chỉ tiêu để phù hợp với khả năng thu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu cân đối ngân sách nhà nước Cân đổi ngân sách nhà
nước là một trong những cân đối có ý nghĩa rất quan trong trong nén kinh tế, không những có ý nghĩa đối với chỉ tiêu của bản thân Nhà nước mà nó còn có ảnh hưởng rất lớn đến các cân đối khác của nên kinh tế,
Thứ hai, Ngân sách nhà nước có vai trò điều tiết vĩ mô nên kinh tế xã hội
Hoạt động kinh tế thị trường chịu sự chỉ phối của các quy luật kinh tế thị trường, động lực hoạt động của kinh tế thị trường là cạnh tranh và lợi nhuận Do cạnh tranh và lợi nhuận làm cho nên kinh tế phát triển mất cân đối, mất công bằng trong phân phối, dẫn đến phân hoá giẩu, nghèo, tạo ra những nguyên nhân tiểm ẩn gây bất én cho nin kinh tế Những hạn chế của nền kinh tế thị trường đã biện minh cho sự cần thiết can thiệp của Nhà nước đối với niên kinh tế thị trường, duy trì sự ồn định của môi trường kinh tế vĩ mô và thúc day tăng trưởng kinh tế Nhà nước đã sử dụng ngân sách nhà nước là một trong
những công cụ kinh tế cơ bản để tác động vào thị trường Nhà nước thông qua
Trang 17việc kiểm chế lạm phát, ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, thúc đẩy tăng
trưởng sản xuất, tăng trưởng xuất nhập khẩu, tác động tới quan hệ tích luỹ và
tiêu ding
Bằng việc quy định đối tượng thu ngân sách, tỷ lệ động viên thu nhập vào ngân sách, chính sách miễn giảm thu mà ngân sách Nhà nước góp phần khuyến khích mở rộng hay thu hẹp quy mô phát triển của từng lĩnh vực kinh tế, ngành nghề, khu vực địa lý, tạo lập môi trường thuận lợi để khuyến khích hay hạn chế các nguồn đầu tư ngoài ngân sách Ngoài việc ngân sách nhà nước có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế của các chủ thể kinh tế đang hoạt dong, nó còn tạo ra các động lực gián tiếp thông qua việc tạo lập môi trường đầu tư, thu hút, thúc đẩy luân chuyển các nguồn vốn, tư liệu sản xuất và lao động là các nhân tố cơ bản của quá tình sản xuất, thúc đẩy phát triển các ngành nghề, lĩnh vực sản suất mới theo yêu cẩu phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ Nha nude sử dụng chính sách động viên thu ngân sách một cách linh hoạt, phù
hợp với yêu cầu của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế
Chỉ ngân sách nhà nước là điều kiện vật chất cơ bản để Nhà nước thực hiện vai trò của mình đối với nên kinh tế xã hội Thông qua chỉ ngân sách, Nhà nước thực hiện vai trò đảm bảo an ninh quốc phòng, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý hành chính nhà nước, thực hiện đảm bảo cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, định hướng hình thành các cơ cấu kinh tế Mặt khác chính sách thu, chỉ ngân sách góp phần vào việc phân phối lại sản phẩm xã hội từ người có thu nhập cao sang người có thu nhập thấp, thu hẹp sự phân phối không bình đẳng trong xã hội, thực hiện chức năng bảo trợ xã hội đối với những người
trẻ em không nơi nương tựa, người tàn tật
1.1.3 Co ché quản lý ngân sách nhà nước
'Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước là hệ thống các nguyên tắc, hình thức
và phương pháp quản lý điều hành ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn
Trang 18xuất phát từ đạc điểm của nền kinh tế thị trường và vai trò của nhà nước trong, nên kinh tế thị trường Mặt khác cơ chế quản lý ngân sách còn phải phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân sách nhà nước trong nén kinh tế thị trường
Ngân sách Nhà nước tác động vào nên kinh tế thị trường thông qua hai phương thức khác nhau Thứ nhất ngân sách nhà nước là công cụ quản lý của
'Nhà nước, Nhà nước thông qua các chính sách thu, chỉ, cân đối ngân sách để
đáp ứng nhu câu chỉ tiêu và tác động điều tiết vĩ mô nên kinh tế Với phương thức này chính sách ngân sách mang tính chất pháp lý và bắt buộc phải thực hiện Phương thức thứ hai xuất phát từ đặc điểm ngân sách Nhà nước là một quỹ tiễn tệ tập trung lớn của Nhà nước, ngân sách Nhà nước tham gia đầu tư
vào thị trường với vai trò là một chủ thể kinh tế độc lập, bình đẳng
thể kinh tế khác trong thị trường Trong trường hợp này, với tư cách là một chủ thể kinh tế có tiểm lực lớn, sự tham gia của ngân sách nhà nước có ý nghĩa định hướng thị trường, làm phong phú thêm hoạt động của thị trường, tạo thêm động ue cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế theo định hướng Nhà nước
các chủ
"Trong nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước tham gia trực tiếp vào mọi hoạt động kinh tế nên ngân sách nhà nước cũng phải đi theo để phục vụ hoạt động của Nhà nước dẫn đến ngân sách bj dan trải, manh mún, nhỏ bé, đầu tư không có trọng tâm, trọng điểm, yêu cầu chỉ luôn quá sức động viên của ngân sách Trong nên kinh tế thị trường, Nhà nước hạn chế việc tham gia vào các hoạt động điều hành trực tiếp nền kinh tế, vai t quản lý điều hành của 'Nhà nước là ở tầm vĩ mô, thông qua các công cụ tài chính, ngân sách mà tác động tới thị trường Do vậy ngân sách nhà nước cần phải trở thành một nguồn vốn tin tệ tập trung đủ mạnh của Nhà nước, tác động tới thị trường, vận động
thị trường phát triển theo định hướng của Nhà nước
'Yêu cầu xây dựng cơ cấu thu, chỉ ngân sách hợp lý trong từng thời kỳ trên
nguyên tắc là đảm bảo chỉ tiêu dùng thường xuyên nhưng cần phải giành một
Trang 19ra động lực phát triển cho nên kinh tế Muốn vậy phải xem xét lại cơ cấu chỉ tiêu ngân sách, kiên quyết cất giảm những khoản chỉ mang tinh chất bao cấp, những nội dung chỉ mà thị trường có thể đảm bảo được thì phải từng bước thị trường hoá, nhất là các dịch vụ công mà trong cơ chế cũ vẫn do ngân sách Nhà
nước bao cấp hoặc bao biện Ưu tiên đầu tư cho phát triển con người nhằm thực
hiện chiến lược phát triển con người, bởi con người là một trong những yếu tố ‘quan trong để phát triển kính tế xã hội Thực hiện tiết kiệm chỉ tiêu, chống lãng phí Trong chỉ đầu tư phát triển phải thực hiện nguyên tắc đầu tư tập trung, chống phân tán, dàn trải, ưu tiên cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cho các ngành kinh tế giữ vị trí trọng yếu, then chốt tạo môi trường kinh tế cho các thành phần kinh tế khác Đồng thời chỉ ngân sách phải thể hiện được chính
sách xã hội của Nhà nước trong việc thu hẹp sự bất bình đẳng trong phân phối
do cơ chế thị trường mang lại Thực hiện chính sách hỗ trợ, trợ cấp đối với người già, trẻ em mồ côi, gia đình nghèo có khó khăn vẻ kinh tế,.Cơ cấu chỉ ngân sách cũng phải tính tới sự phát triển cân đối giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế xã hội và địa lý khác nhau đảm bảo phát huy được thế mạnh của mọi khu vực, hạn chế sự chênh lệch vẻ trình độ phát triển giữa các khu vực địa lý trong cả nước
“Trong phân phối chỉ tiêu ngân sách nhà nước cẩn ưu tiên chỉ ngân sách nhà nước cho các nội dung chỉ mang tính chất công cộng, có ảnh hưởng sâu rOng đối với nên kinh tế và số đông dân cư, mang lại hiệu ứng xã hội lớn, có tác động nhân rộng kết quả của nội dung chỉ đối với toàn xã hội Hay nói cách
khác là cần ưu tiên chỉ ngân sách nhà nước cho các sản phẩm hàng hoá mang,
tính chất hàng hoá công cộng; hạn chế bố trí chỉ tiêu ngân sách Nhà nước cho các nội dung chỉ mang tính chất tiêu dùng cá nhân là những nội dung chỉ ngân sách chỉ phục vụ trực tiếp cho một số hạn chế đối tượng thụ hưởng, đối với
những nội dung chỉ này nên có cơ chế huy động sự đóng góp của người sử dụng dịch vụ để tự bù đắp chỉ phí, giảm nhẹ gánh nặng chỉ tiêu cho ngân sách
nhà nước
Trang 20(Can d6i ngân sách phải trên nguyên tắc tích cực: Nhà nước phải chủ dong trong điều hành cân đối ngân sách, chỉ tieu dùng chỉ sắp xếp trong khả năng thu của ngân sách, không thực hiện bội chỉ ngân sách cho chỉ tiêu dùng, chỉ thực hiện bội chỉ ngân sách cho chỉ đầu tư phát triển, khống chế tỷ lệ bội chỉ
ngân sách trong một khuôn khổ cho phép, tính toán mức bội chỉ ngân sách
không được ảnh hưởng tiêu cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế, gây lạm phát Chỉ thực hiện bội chỉ ngân sách khi đã có phương án tìm nguồn bù đắp cho bội chỉ Nhà nước không phát hành tiền để bù đáp bội chỉ, thực hiện di vay để bù đắp bội chỉ ngân sách
'Trong cơ chế quản lý ngân sách, cơ chế phân cấp ngân sách có vị trí rất quan trọng, thể hiện mối quan hệ phân cấp, phân quyền, phối hợp hoạt động giữa các cấp chính quyển trong việc quản lý điều hành thu, chỉ ngân sách Nhà nước Yêu cầu đối với cơ chế phân cấp ngân sách là Ngân sách trung ương phải giữ vai trò chủ đạo tập trung các nguồn thu có tính chất quốc gia và giải quyết
các nhu cầu só tính chất trọng điểm trên phạm vi cả nước Ngân sách địa
phương phải được phân cấp một số nguồn thu và nhiệm vụ chỉ nhất định để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của chính quyển địa phương
trên địa bàn Mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương phải được giải quyết hài hồ thơng qua cơ chế điều tiết và trợ cấp ngân sách giữa trung ương và địa phương Yêu cầu đối với cơ chế này là phải phát huy được tính năng động của ngân sách địa phương trong việc tự cân đối, và tiến tới e6 đóng góp cho ngân sách trung ương, hạn chế được tính ÿ lại của địa phương trong việc nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương
Ngoài ra, cơ chế quản lý điều hành ngân sách phải thực hiện được yêu cẩu tiết kiệm, vì thực hiện tiết kiệm sẽ dành được nguồn lực đáng kể của ngân
sách cho đầu tư phát triển Tiết kiệm ở đây phải thể hiện ngay từ khâu lập dự
Trang 21chỉ ngân sách, tiêu chuẩn chỉ ngân sách làm căn cứ xây dựng dự toán, phân bổ
ngân sách và thực hiện và giám sát kiểm tra sử dụng ngân sách Hơn nữa phải thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý ngân sách, thực hiện công khai ngân sách ngân sách đối với mọi cấp ngân sách để nhân dân được tham gia giám sát quá trình sử dụng ngân sách Nhà nước
"Tiết kiệm trong sử dụng ngân sách nhà nước phải đi liên với sử dụng đúng mục đích và hiệu quả Tính hiệu quả của ngân sách nhà nước thể hiện thông qua kết quả mang lại của việc sử dụng ngân sách Việc sử dụng ngân sách phải làm sao giá trị xã hội mang lại cao nhất với những chỉ phí ngân sách ít nhất Khác với các chỉ tiêu khác, tính hiệu quả của chỉ ngân sách nhà nước nhiều khi không thể hiện trực tiếp đối với các đối tượng thụ hưởng chỉ ngân sách mà được thể hiện gián tiếp thông qua các ảnh hưởng và tác động xã hội mà chỉ ngân sách mang lại hay nói cách khác là các hiệu ứng xã hội của chỉ ngân sách nhà nước Chỉ ngân sách nhà nước phải là tiển để, là điều kiện quan
trọng để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển Vì vậy yêu cầu đối với quản lý ngân
sách nhà nước không chỉ quan tâm tới phân phối và chỉ tiêu ngân sách đúng dự toán, đúng chính sách chế độ, mà còn phải gắn với việc phân phối, sử dụng ngân sách đúng mục đích, thực hiện được các mục tiêu chiến lược để ra Do vậy bên cạnh việc đánh giá kết quả sử dụng ngân sách theo dự toán, đánh giá việc chấp hành chế độ chỉ tiêu tài chính trong sử dụng ngân sách như hiện nay, cần phải nghiên cứu thực hiện cơ chế đánh giá
mục tiêu, theo kết quả mang lại Hay nói cách khác cần phải chuyển dẩn việc đánh giá kết quả sử dụng ngân sách còn thiên vẻ các yếu tố đầu vào như hiện nay sang thực hiện việc đánh giá kết quả sử dụng ngân sách theo kết quả đầu ra, gắn việc sử dụng ngân sách với kết quả mang lại
st qua sit dung ngân sách theo
Trang 22còn là nguồn lực duy nhất, mà là nguồn lực giữ vai trò chủ đạo, vai trò định hướng và hướng dẫn chỉ tiêu Ngân sách nhà nước được ưu tiên sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ riêng có của Nhà nước, những công việc mà thị trường
không thể thực hiện hoặc không thể giao cho thị trường thực hiện Bên cạnh đó
cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường cần phải tạo ra môi trường để thu hút, khuyến khích sự tham gia của các nguồn vốn khác trong, thị trường bổ sung cho nguồn lực ngân sách nhà nước Nhà nước cần có chính sách phù hợp để huy động được các nguồn vốn ngoài ngân sách, nguồn đóng góp từ dân cư, các thành phân kinh tế khác hỗ trợ cho chỉ ngân sách nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước Đây là điểm khác biệt rất cơ bản về cơ chế quản lý ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường với cơ chế quản lý ngân sách trong nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung
1.2 VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LĨNH VỰC Y TẾ TRONG
NEN KINH TE THI TRUONG:
1.2.1 Vị trí, đặc điểm của y tế
`Y tế là hoạt động cần thiết, không thể thiếu được đối với tất cả các quốc gia, mục tiêu của hoạt động y tế là bảo vệ sức khoẻ, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ cho con người Mà con người là một trong những nhân tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội Vì vậy đầu tư cho y tế để mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình Và sự phát triển, ting trưởng kinh tế sẽ có ý nghĩa tác động trở lại để thực hiện mục
tiêu phát triển con người, vì mục tiêu của phát triển kinh tế là việc cải thiện
chất lượng cuộc sống con người một cách chắc chắn và bền vững Như vậy chăm sóc y tế và phát triển con người có mối quan hệ bổ sung và tác động qua
Trang 23lại lẫn nhau Một xã hội có nên y tế phát triển, con người được chăm sóc y tế dy đủ sẽ tạo ra một cộng đồng dan cư có thể chất khoẻ mạnh, được trang bị đây đủ trì thức cần thiết sẽ là nên tảng vững chắc đảm bảo cho sự phát triển ổn định, vững chắc của đất nước Sự nghiệp y tế bao gồm các hoạt động phòng
'bệnh và chữa bệnh
Hoạt động phòng bệnh bao gồm các công việc chủ yếu như cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nang cao hiểu biết của dân cư về bệnh tật và các biện pháp tự phòng chống: nghiên cứu mô hình phát triển của các dịch bệnh để có biện pháp hạn chế và phòng chống bệnh tật; nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin; thực hiện tiêm chủng, cung cấp thuốc, hoá chất phòng ngừa bệnh tật, thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, biện
pháp chủ động phòng ngừa bệnh tật trong dân cư „ Sản phẩm dịch vụ phòng
bệnh mang tính chất là hàng hoá công cộng Kết quả của hoạt động phòng bệnh không bị giới hạn ở một số đối tượng thụ hưởng nhất định mà nó có ảnh
hưởng tích cực và tác động nhân rộng, lan toả rộng khắp tới toàn cộng đồng và
toàn xã hội Do tính chất là hàng hoá công cộng và mang lại hiệu quả xã hội lớn nên chỉ phòng bệnh ở nước ta chủ yếu được Nhà nước đảm bảo thực hiện
'bằng ngân sách nhà nước
Hoạt động điều trị, khám chữa bệnh là hoạt động của các cơ sở y tế, bệnh viện để thực hiện công việc khám, chữa bệnh, điều trị cho người bệnh Chỉ phí điều trị, khám chữa bệnh mang tính chất chỉ tiêu dùng cá nhân, phục vụ trực tiếp cho cá nhân được điêu trị Vì vậy để hoàn lại các chỉ phí chữa bệnh
cần phải có chính sách thu hồi chỉ phí đã sử dụng, cần huy động sự đóng góp
Trang 24'Khác với các ngành sản xuất vật chất và cung cấp dịch vụ khác, sản phẩm
dịch vụ y tế vừa mang tính chất hàng hố cơng cộng vừa mang tính chất hàng
hoá tư nhân Sản phẩm dịch vụ y tế mang tính chất hàng hố cơng cộng vì nó
có đẩy đủ hai đặc tính của hàng hố cơng cộng đó là không muốn loại trừ và không thể loại trừ Đặc điểm không muốn loại trừ thể hiện ở chỗ khi một sản phẩm dịch vụ y tế công cộng được thực hiện, đạt kết quả, ví dụ như chương trình y tế công cộng phòng chống dịch bệnh xã hội đạt được kết quả thì mọi cư dân trong cộng đồng đểu được hưởng thụ kết quả đó Việc tăng thêm một người được thụ hưởng kết quả của chương trình phòng chống dịch bệnh xã hội sẽ không phải tăng thêm chỉ phí hoặc có tăng thêm rất ít nhưng không làm giảm đi quyền được thụ hưởng đầy đủ lợi ích của những người khác trong cộng đồng
Dac điểm không thể loại trừ thể hiện ở chỗ không thể loại trừ bất kỳ ai trong cộng đồng không được thụ hưởng các kết quả của chương trình y tế phòng chống dịch bệnh xã hội, hay nói cách khác việc thụ hưởng các địch vụ y
tế công cộng không bị phân chia theo khẩu phần Đứng trên giác độ kinh tế học
thì chỉ phí cận biên của việc cung cấp dịch vụ y tế công cộng phòng chống dịch bệnh xã hội là bằng không hoặc gần bằng không khi có thêm người sử dụng dịch vụ này
'Với tính chất hàng hoá công cộng của sản phẩm dịch vy y té, nếu như để cho thị trường tư nhân cung cấp thì có thể có một số dịch vụ y tế sẽ không được thị trường cung cấp hoặc thị trường có cung cấp nhưng không đây đủ,
không đáp ứng nhu cầu xã hội Vì về nguyên tắc thị trường tư nhân chỉ cung
cấp những dịch vụ y tế có khả năng thu hồi chỉ phí, có lãi Vì vậy thị trường sẽ chỉ cung cấp những sản phẩm dịch vụ y tế có thể bán được trên thị trường và
cung cấp cho những đối tượng có khả năng thanh toán chỉ phí Như vậy đối với những sản phẩm dịch vụ y tế là hàng hố cơng cộng thuần tuý, tuy có giá trị và
có ảnh hưởng lớn đối với xã hội nhưng không có khả năng thu hồi vốn cho nhà
Trang 25phẩm dịch vụ y tế mang tính chất hàng hố cơng cộng khác nếu bán được trên thị trường thì sẽ loại trừ khả năng hưởng thụ của những người có thu nhập thấp, người nghèo không có khả năng thanh toán Trong những trường hợp này thị trường cung cấp dịch vụ y tế sẽ thiếu những dịch vụ y tế cơ bản, sẽ không đầy đủ và bị thu hẹp, không đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, hiệu quả xã hội bị giảm sút Như vậy, tính chất hàng hố cơng cộng của sản phẩm địch vụ y tế đồi hỏi phải có sự tham gia của Nhà nước với vai trò là nhà cung, cấp những dịch vụ y tế cơ bản, những sản phẩm dịch vụ y tế mà lợi ích được nhân rộng đối với toàn xã hội
Tính chất thứ hai của sản phẩm dịch vụ y tế là nó mang tính chất của
hàng hoá tư nhân Trái ngược với tính chất của hàng hố cơng cộng là không
thể loại trừ và không muốn loại trừ, tính chất hàng hoá tư nhân thể hiện ở chỗ sản phẩm dịch vụ y tế sẽ bị mất đi khi có một cá nhân sử dụng và khi một cá nhân sử dụng dịch vụ y tế sẽ ngăn chặn người khác được sử dụng địch vụ y tế đó Tính chất này thể hiện rõ trong các trường hợp cung cấp dịch vụ y tế khám,
chữa bệnh cho cá nhân Tính chất này của sản phẩm dịch vụ y tế đòi hỏi người sử dụng dịch vụ y tế phải trả phí sử dụng dịch vụ để bù đấp chỉ phí, tái sản
xuất, tái cung cấp sản phẩm dịch vụ y tế Nhưng do sản phẩm dịch vụ y tế là một hàng hoá đặc biệt, đối tượng phục vụ của sản phẩm dịch vụ y tế là sức
khoẻ con người nên Nhà nước phải tham gia vào việc định hướng thị trường và
kiểm soát giá cả sản phẩm dịch vụ y tế, tránh việc thị trường tư nhân đặt giá sản phẩm dịch vụ y tế quá cao so với chỉ phí dẫn đến mọi người không có khả năng sử dụng dịch vụ y tế
1.2.2 Vai trò của ngân sách nhà nước trong việc đảm bảo y tế:
"Nhà nước có chức năng quản lý toàn diện các hoạt động của nên kinh tế xã hội và đầm bảo sự phát triển ổn định của đất nước Sự nghiệp y tế có liên quan
trực tiếp tới sức khoẻ con người Như trên đã phân tích: con người là chủ thể
Trang 26
xã hội hướng tới phục vụ, vì vậy Nhà nước cần thiết phải đảm
sóc sức khoẻ của nhân dân và đảm bảo công tác y tế Để thực hiện được nhi
vụ này, Nhà nước đã sử dụng nguồn lực tài chính của ngân sách nhà nước như một công cụ kinh tế cơ bản để cung cấp các địch vụ y tế co bản mang tính chất hàng hố cơng cộng cho nhân dân, thực hiện trợ cấp cho người nghèo, tác động vào thị trường để điều chỉnh các khiếm khuyết của thị trường cung cấp dịch vụ y tế theo định hướng của Nhà nước
“Trước day trong nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc cham sóc y tế cho nhân dân được Nhà nước đảm bảo cung cấp không thu tiền Bên cạnh ý
nghĩa xã hội tích cực, đảm bảo cho mọi người dân đều được bình đẳng như
nhau trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, chính sách này cũng đã xuất hiện những khó khăn vẻ mặt tài chính dẫn đến việc ngân sách nhà nước không đủ nguồn tài chính để đảm bảo mọi nhu cầu về y tế, khám chữa bệnh của nhân dân như mục tiêu chính sách đặt ra Hậu quả là các cơ sở y tế bị xuống cấp, điều kiện chăm sóc y tế cho nhân dân không được đảm bảo Để
khắc phục tình trạng trên, các nước này đã từng bước chuyển việc cung cấp các
cdịch vụ y tế sang thực hiện theo cơ chế thị trường
'Việc chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường về hoạt động y tế đã tạo điều kiện cho mọi thành phẩn kinh tế trong xã hội tham gia vào cung cấp dịch vụ y tế, huy động được nhiều nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư cho lĩnh vực y tế, giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước, làm cho sản
phẩm dịch vụ y tế cung cấp cho xã hội tăng vẻ số lượng, đa dạng vẻ chủng loại, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của nhân dân Tuy vậy, việc chuyển sang thực hiện
cơ chế thị trường về y tế đã làm cho giá của dịch vụ y tế được hình thành thông qua cơ chế thị trường, phản ánh đây đủ chỉ phí cẩn thiết, bao gồm cả lãi cho nhà cung cấp dịch vụ, không còn có sự bao cấp, trợ giá của ngân sách nhà nước nên đã làm cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế trở nên khó khăn hơn đối với những người có thu nhập thấp, người nghèo Mặt khác trong cơ chế thị trường
Trang 27định, những nhân tố này nếu không được kiểm soát và ngăn chặn kịp thời sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp dich vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân,
'Do vậy, việc chuyển sang thực hiện cơ chế thị trường về hoạt động y tế
không được làm suy giảm vai trò của Nhà nước vẻ cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, chăm sóc y tế cho nhân dân Mà trái lại thông qua cơ chế này Nhà nước có thể động viên được thêm nguồn thu nhập đáng kể để bổ sung vào nguồn ngân sách hạn chế của Nhà nước dành cho y tế, nâng cao được chất lượng phục vụ của ngành y tế Thực hiện cơ chế thị trường vẻ y tế không có nghĩa là Nhà nước thả nổi cho thị trường quyết định toàn bộ việc cung cấp dịch vụ y tế mà Nhà nước cần tiếp tục giữ vai trò chủ đạo về y tế, ngân sách nhà nước cần tiếp tục phát huy vai trò là nguồn lực cơ bản trong cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, trợ cấp cho người nghèo và định hướng thị trường
Sự cần thiết Nhà nước phải tham gia vào hoạt động y tế trong nên kinh tế
thị trường, dựa trên các lý do sau:
Thứ nhất, Nhà nước phải tham gia vào hoat dong y té trong nén kinh tế
thị trường xuất phát từ tính chất hàng hố cơng cộng của sản phẩm dịch vụ y tế
Nhu da phân tích ở trên, những sản phẩm dịch vụ y tế mang tính chất hàng hố
cơng cộng khi được cung cấp sẽ phát huy được tác dụng đối với toàn xã hội, nó
không hạn chế số lượng người được hưởng thụ và sự tăng thêm người hưởng
thụ cũng không làm tăng thêm chỉ phí cung cấp sản phẩm dịch vụ Xuất phát từ
vai trò quản lý toàn diện đối với nên kinh tế xã hội Nhà nước cân thiết phải tham gia vào việc cung cấp những dịch vụ y tế cơ bản, dịch vụ phòng bệnh là những dịch vụ y tế mang tính chất hàng hố cơng cộng và thực hiện trợ cấp khám chữa bệnh cho người nghèo để đảm bảo quyển được chăm sóc sức khoẻ đối với mọi người dân
Thứ hai, Nhà nước cân thiết tham gia vào thị trường y tế là để khắc phục
Trang 28giữa các tầng lớp thu nhập trong xã hội Người giầu có khả năng thanh toán cao nên được hưởng nhiều dịch vụ y tế hơn, ngược lại người nghèo không có khả năng thanh toán chỉ phí dịch vụ y tế nên nhiều khi không được hưởng sự chăm sóc y tế cân thiết Trong khi đó quyền được chăm sóc y tế đã được ghỉ nhận là một trong những quyền cơ bản của con người
‘Thi trường tư nhân với mục tiêu lợi nhuận sẽ không thể đáp ứng được
quyển được chăm sóc sức khoẻ của mọi công dân, không thể cung cấp cho
người nghèo những dịch vụ y tế cẩn thiết Để thực hiện được yêu cầu này thi cân phải có sự tham gia của Nhà nước vào thị trường cung cấp địch vụ y tế Bằng những nguồn lực tài chính công Nhà nước sẽ cung cấp những dịch vụ y tế cân thiết đảm bảo cho tất cả mọi người đều được hưởng quyền chăm sóc y tế, đặc biệt là cho người nghèo
Vi vậy để đảm bảo cho mọi người đân đều được thự hưởng dịch vụ y tế,
được hưởng quyền bình đẳng và công bằng vẻ y tế đòi hỏi phải có sự tham gia
của Nhà nước với vai trò người bảo trợ, Nhà nước sử dụng ngân sách nhà nước để trợ cấp y tế, cung cấp dịch vụ y tế miễn phí đối với các đối tượng nghèo, người tàn tật, người già yếu cô đơn, đảm bảo cho họ được tiếp cận tất cả các dich vu y tế cần thiết Công bằng vẻ chăm sóc y tế ở đây không có nghĩa là ai có khả năng thanh toán nhiều thì được chăm sóc y tế nhiều mà công bằng ở đây cẩn phải hiểu rằng ai có nhu cầu y tế nhiều thì phải được chăm sóc nhiều, không phụ thuộc vào việc họ có khả năng nhiều hay khả năng ít [27, tr 38]
Đối với nước ta, Hiến pháp năm 1992, Điều 39 về y tế đã quy định rõ “Nhà nước đầu tư, phát triển và thống nhất quản lý sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ
của nhân dân, huy động và tổ chức mọi lực lượng xã hội xây dựng và phát triển
nên y học Việt Nam theo hướng dự phòng; kết hợp phòng bệnh với chữa bệnh; phát triển và kết hợp y dược học cổ truyền với y được học hiện đại; kết hợp
phat triển y tế Nhà nước với y tế tư nhân; thực hiện bảo hiểm y tế, tạo điều kiện
Trang 29của công dân ghỉ rõ: "Công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ Nha nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí" [20, tr 61]
“Thứ ba, Nhà nước cân thiết tham gia vào lĩnh vực y tế xuất phát từ vai trò của Nhà nước trong nên kinh tế thị trường là khác phục các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường trong cung cấp địch vụ y tế, nâng cao tính hiệu quả và công bằng xã hội Thị trường cung cấp dịch vụ y tế thường xảy ra một số khiếm khuyết chủ yếu như sau:
~ Thơng tin khơng hồn hảo giữa người cung cấp dịch vụ y tế và người sit dụng dịch vụ y tế Người bệnh không có đủ thong tin để so sánh giữa chỉ phí điều trị và kết quả điều trị để tự lựa chọn cách thức điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với bản than mình, tái lại người cung cấp dich vụ y tế lại nấm rõ các thong tin và phương thức điều trị người bệnh Điều này dẫn tới là người cung
cấp dịch vụ y tế có sự mâu thuần giữa việc lựa chọn phương thức điều trị tốt
nhất cho người bệnh với việc tăng số lượng và doanh số của dịch vụ y tế cung cấp để tăng lợi nhuận cho bản thân người cung cấp y tế Kết quả do lợi ích cục bộ của người cung cấp dịch vụ y tế là tăng thu nhập cho bản thân họ, nên dẫn tới xu hướng điều trị quá mức cắn thiết, gây tốn kém cho người bệnh và lãng phí nguồn lực của xã hội
- Cạnh tranh khơng hồn hảo giữa các nhà cung cấp dịch vụ y tế, thể hiện bằng sự cung cấp không đây đủ các bác sĩ và cơ sở cung cấp dịch vụ y tế Làm cho người sử dụng dịch vụ y tế ít có khả năng lựa chọn người cung cấp địch vụ y tế Điều này đẫn tới việc cơ sở y tế tự ấn định giá cả dịch vụ, tang giá cả, thu lợi nhuận quá mức của cơ sở cung cấp dịch vu y tế, chất lượng dịch vụ y
tế thấp và hạn chế số lượng sản phẩm dịch vụ y tế được cung cấp
Trang 30hiệu quả, điều này cho thấy cần thiết phải có sự tham gia của Nhà nước trong,
việc đảm bảo hoạt động y tế trong nền kinh tế thị trường
Bên cạnh những lý do khách quan dẫn đến việc Nhà nước phải tham gia vào đảm bảo hoạt động y tế trong nền kinh tế thị trường như đã trình bày ở trên, đối với nước ta sự tham gia của Nhà nước vào việc đảm bảo y tế cho nhân dan có ý nghĩa rất quan trọng xuất phát từ bản chất của chế độ nước ta, đó là xây dựng nên kinh tế thì trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Do vậy bên cạnh việc tạo lập hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, cung cấp địch vụ khám, chữa bệnh, phát triển y tế, quy định các tiêu chuẩn, chuẩn mực vẻ cung cấp dịch vụ y tế, nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo về đảm bảo y tế Vai trò chủ đạo này không có nghĩa là 'Nhà nước chỉ nhiều ngân sách cho y tế hơn các thành phần kinh tế khác mà thể hiện ở chỗ Nhà nước cung cấp những dịch vụ y tế cơ bản, có ý nghĩa thiết yếu và có lợi ích chung đối với toàn xã hội, Nhà nước giữ vai trò hoạch định chính sách và chiến lược phát triển y tế của đất nước, tạo lập hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư, cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, phát triển y tế, quy định các tiêu chuẩn, chuẩn mực vẻ cung cấp dịch vụ y tế đối với nhân dân Bên cạnh đó Nhà nước sử dụng ngân sách Nhà nước là một công cụ quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ y tế cơ bản, trợ cấp y tế không thu phí cho người nghèo, đảm bảo tính công bằng và bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế của mọi công đân trong xã hội, đồng thời can thiệp vào thị trường y tế khi cần thiết để khác phục các khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo cho thị trường phát triển ổn định theo định hướng của Nhà nước
1.2.3 Các nội dung chỉ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tết
1.2.3.1 Chỉ đâu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế:
Trang 31‘vue y té 18 66 vn dau tu lớn, yêu cầu mức độ an toàn cao, là các sản phẩm kết tỉnh những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, nhanh bị lạc hậu về kỹ thuật, khó có khả năng thu hồi vốn đầu tư Vì các đặc điểm này nên việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế phần lớn do ngân sách nhà nước đảm bảo Đầu tư của khu vực tư nhân đối với nội dung này rất hạn chế và chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực hoạt động có vốn đầu tư nhỏ và khả năng thu hồi chỉ phí cao và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn
Do ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị trong lĩnh vực y tế, nên việc cân đối nguồn vốn ngân sách
và phân phối cơ cấu sử dụng vốn đầu tư của ngân sách nhà nước có ý nghĩa rất
‘quan trong trong việc phát triển năng lực, cơ sở vật chất của lĩnh vực y tế Để đảm bảo sự bình đẳng trong việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ở mọi khu vực, vùng miễn yêu cầu bố trí vốn đầu tư cơ sở vật chất của y tế phải tính tới một số yêu cầu sau:
Thứ nhấ, khi quyết định phương án đâu tư phải cân nhắc tới điều kiện địa lý và kinh tế, mật độ dân số, trình độ van hoá của dân cư và khả năng phát triển kinh tế xã hội tại từng khu vực địa lý, của đất nước, đảm bảo sự quy hoạch
mạng lưới cơ sở vật chất y tế được phân bố hợp lý, thuận tiện cho sự tiếp cận
của nhân dân Tránh tình trạng quá tập trung các cơ sở y tế ở các thành phố, trung tâm kinh tế lớn trong khi đó khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm xây dựng đúng mức
Trang 32nặng mới di diéu trj gay t6n kém, lang phí hoặc việc bệnh nhân đi khém vugt tuyến gây tình trạng quá tải ở tuyến trên và tăng chỉ phí đi lại cho bệnh nhân
Thứ ba, tập trung xây dựng một số trung tâm y tế chuyên sâu của nhà nước ở các khu vực có mật độ dân số đông, trung tâm kinh tế trọng điểm Đây là những trung tâm y tế mang tinh chất đầu ngành, được đầu tư xây dựng, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhận điều trị những ca bệnh phức tạp và tiếp cận ứng dụng các phương pháp điều trị mới, trình độ kỹ thuật tiên tiến, ngoài việc trực tiếp điều trị còn là trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ và
chuyển giao kỹ thuật y tế cho các đơn vị khác
Thứ tr, do đặc điểm là giá trị của các máy móc, thiết bị chẩn đoán y tế tất cao, nên việc đâu tư trang thiết bị kỹ thuật y tế phải phù hợp với yêu cầu sử dụng và trình độ sử dụng của nơi được trang bị Tránh tình trạng đầu tư các trang thiết bị y tế hiện đại, đất tiền nhưng yêu cầu sử dụng nơi được trang bị chưa cần thiết tới mức độ quá hiện đại hoặc trình độ sử dụng của cơ sở được
trang bị không khai thác được hết tính năng của thiết bị Cả hai trường hợp này
.đều dẫn tới kết quả là thiết bị được sử dụng không hết công suất, gây lãng phí vốn đầu tư
Thứ năm, việc bố trí vốn đầu tư phải mang tính chất đồng bộ để có thể phát huy hết được năng lực thiết kế của công trình, trang thiết bị được cung cấp
1.23.2 Chỉ hoạt động thường xuyên:
Chỉ hoạt động thường xuyên là các nội dung chỉ nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân Chỉ hoạt động thường xuyên bao gồm các chỉ phí thuốc, máu, hoá chất, dịch truyền, vật tư, điện, nước, sữa chữa trang thiết bị iêu hao trong quá trình thực hiện hoạt động y tế; chỉ lương cho bộ máy y bác sĩ và cán bộ quản lý trong ngành y tế
Trang 33‘Theo tính chất chỉ, chỉ hoạt động thường xuyên có thể phân biệt thành hai nội dung chỉ: thứ nhất là chỉ cho công tác y tế dự phòng và thứ hai là chỉ trực tiếp cho công tác khám chữa bệnh
'Chỉ cho công tác y tế dự phòng là chỉ cho các hoạt động mang tính chất
ngăn ngừa, phòng chống địch bệnh, bệnh tật một cách tích cực, chủ động như: chỉ tuyên truyền, truyền thông nâng cao nhận thức của nhân dân vé y tế, chỉ thuốc, hoá chất đây là những nội dung chỉ mang tính chất hàng hố cơng, cộng, có ý nghĩa rất quan trọng và có tác dụng nhân rộng kết quả đối với xã hội Kết quả mang lại của những nội dung chỉ này còn lớn hơn giá trị những chỉ phí trực tiếp cho bản thân nó
Chỉ cho công tác khám chữa bệnh là các chỉ phí cần thiết cho máy móc thiết bị, thuốc men, máu, địch truyền, vật tư, phục vụ trực tiếp cho người bệnh và bị tiêu hao trong quá trình điều trị trực tiếp cho người bệnh Những nội dung chỉ này mang tính chất là hàng hoá tư nhân, vẻ nguyên tắc phải được thu hồi, bồi hoàn chỉ phí cho cơ sở điều trị và do người bệnh trực tiếp thanh toán Nhưng do sản phẩm dịch vụ y tế là một loại hàng hoá đặc biệt, ảnh hưởng trực
tiếp tới sức khoẻ con người vì vậy cần thiết có sự hỗ trợ của ngân sách nhà
nước tròng việc thanh toán các chỉ phí này
Ngoài ra tong chỉ thường xuyên còn các nội dung chỉ đào tạo cán bộ y tế, chỉ nghiên cứu khoa học là các nội dung chỉ tuy không trực tiếp phục vụ ngay cho việc phòng bệnh, khám chữa bệnh nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc
nâng cao trình độ y bác sĩ, phát minh, ứng dung các công trình nghiên cứu khoa học vào công tác khám, chữa bệnh
Việc bố trí ngân sách nhà nước trong chỉ thường xuyên phải đáp ứng các
yêu cầu sau:
à nước cho y tế cần ưu tiên cho chỉ công tác phòng bệnh Chí ngân sách cho nội dung này phát huy
Trang 34
.được nguyên tắc công bằng và hiệu quả trong y tế, tạo điều kiện cho moi người dân đều được hưởng lợi ích như nhau từ chỉ ngân sách nhà nước
~ Xuất phát từ bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, để tạo điều kiện cho mọi người dân đều được hưởng thụ sự chăm sóc y tế nên vẫn cẩn thiết có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong chỉ phí khám chữa bệnh cho nhân dan, nhưng mức độ hỗ trợ của ngân sách nhà nước cần được tính toán ở mức độ hợp lý, tránh tình trạng ngân sách nhà nước quá bao cấp trong chỉ phí khám chữa bệnh dẫn đến vượt quá khả năng của ngân sách nhà nước và gây tâm lý ÿ
lại của người bệnh
~ Mức hỗ trợ khám chữa bệnh của ngân sách nhà nước cũng cần thiết
phân biệt theo từng đối tượng, không thực hiện hỗ trợ bình quân như nhau qua
giá viện phí, cần ưu tiên cho người có thu nhập thấp, người nghèo
~ Ưu tiên chỉ ngân sách nhà nước cho đào tạo cán bộ, chỉ nghiên cứu
khoa học; thực hiện tiết kiệm chỉ ngân sách nhà nước trong chỉ phí quản lý hành chính bộ máy y tế,
13 THỰC HIỆN XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG Y TẾ VÀ ĐA DẠNG HOÁ CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH TRONG LĨNH VỤC Y TẾ:
1.3.1 Sự cần thiết khách quan:
“rong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc cung cấp dịch vụ y tế được Nhà nước đảm bảo toàn bộ, Nhà nước giữ vai tò là người chỉ đạo, điều hành và cung cấp dịch vy y tế cho toàn_ xã hội Ngân sách nhà nước đóng vai trò là nguồn lực chủ yếu và duy nhất để đảm bảo cho các hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực y tế Thực tế trên đã dẫn đến một số hạn chế như sau:
Trang 35- Ngân sách nhà nước bi sit dung qué kha năng Trong khi đó do sản phẩm được cung cấp miễn phí, thấp hơn nhu cầu nên không khuyến khích việc cải tiến nâng cao chất lượng, tăng về số lượng, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dich vu méi, những lý do này đã dẫn tới hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho y tế thấp
~ Việc cung cấp sản phẩm y tế mang tính chất bình quân, cào bằng trong
toàn xã hội, Nhà nước thực hiện trợ cấp y tế như nhau cho mọi người dân trong, xã hội, không phân biệt người gidu, người có thu nhập cao, có khả năng đóng, góp chỉ phí y tế và người nghèo không có khả năng đóng góp về y tế Kết quả là tính công bằng và hiệu quả trong cung cấp dịch vụ y tế không được đảm bio ~ Mang lại tâm lý thụ động, ÿ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước,
triệt tiêu tính chủ động sáng tạo của các tổ chức và cá nhân trong xã hội
'Trong khi đó bản thân hoạt động y tế mang tính xã hội và của xã hội Tất ‘ci moi người đều có nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ và họ sẵn sàng trích ra một phân thu nhập của bản thân để trang trải cho nhu cầu này Bên cạnh nhà nước, nhiều tổ chức, gia đình và cá nhân có khả năng cung cấp các dịch vụ ý tế, sẵn sàng tham gia vào cung cấp sản phẩm y tế khi cơ chế cho phép Chính vì vậy việc chuyển từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nên kính tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ y tế, đã tạo điều
kiện cho mọi thành phần kinh tế trong xã hội đêu được tham gia vào cung cấp
dich vụ y tế Việc này được thực hiện đồng thời với cơ chế thu hồi chi phí khám chữa bệnh đã huy động được sự đóng góp của người sử dụng dịch vụ y tế
trong việc thu hồi chi phi, tái dau tư cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế, giảm sự
Trang 36thuẫn giữa khả năng han hep của ngân sách nhà nước và nhu cầu nguồn ngân sách đầu tư phát triển y tế ngày càng cao của xã hội Thực hiện xã hội hoá hoạt động y tế sẽ mang lại các lợi ích thiết thực như sau:
~ Mở rộng trách nhiệm đảm bảo chăm sóc y tế của Nhà nước thành trách nhiệm chung của cả cộng đồng, xã hội và người dân Mọi người dân, tổ chức
trong xã hội đều có quyền lợi và trách nhiệm đối với sự nghiệp y tế
~ Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ y tế cung cấp cho xã hội, nâng cao cơ hội hưởng thụ việc chăm sóc y tế, sức khoẻ của nhân dân
~ Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cung cấp cho sự nghiệp y tế, hỗ trợ, bổ sung có hiệu quả cho ngân sách nhà nước trong đầu tư cho y tế
~ Nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong chỉ tiêu cho y tế
Xã hội hoá sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là quan
điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng 4 (Khoá VI, Đảng đã tiếp tục khẳng định quan điểm này là: * S/ nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân là trách nhiệm của các cấp Đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội trong đồ ngành y tế giữ vai trò
chủ chốt về chuyên môn kỹ thuật”, “ Thực hiện phương châm Nhà nước và
nhân dân cùng làm, da dạng hoá các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ
(Nhà nước, tập tÌ
thân dân) trong đó y tế Nhà nước là chủ đạo, tận dụng
‘moi tiém năng sẵn có trong nước và mở rộng hợp tác quốc tế”
Dé cu thể hoá quan điểm của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/1997/ CP-NQ ngày 21/8/1997 vẻ phương hướng và chủ trương xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá và Nghị định số 73/1998/NĐ-CP ngày 19/8/1999 vẻ chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá Các
văn bản này của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý cho việc đẩy nhanh và mở
Trang 37'Thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực y tế bao gồm rất nhiều nội dung, trong đó có một số nội dung cơ bản là: Xây dựng môi trường pháp lý đây đủ, thuận lợi cho thực hiện xã hội hoá; thực hiện đa đạng hoá sản phẩm dịch vụ y tế; đa dạng hoá các nguồn lực, từ đó đa đạng hoá các nguồn cung cấp các nguồn lực cho hoạt động ý tế
'Như vậy, bằng việc chuyển đổi cơ chế quản lý ngân sách nhà nước từ cơ
chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vai trồ của ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế đã có sự thay đổi cơ bản Từ chỗ ngân sách nhà nước là nguồn tài chính cơ bản, nguồn tài chính duy nhất đâu tư phát triển y tế, nay đã có thêm nhiều nguồn tài chính từ xã hội, từ những người sử dụng dịch vụ y tế, đóng góp cho việc phát triển sự nghiệp y tế
Vi vay việc nghiên cứu đổi mới cơ chế chỉ ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế ở Việt nam tong giai đoạn chuyển sang nên kinh tế thị trường có sự
quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tách rời
trong mối quan hệ với việc nghiên cứu thực hiện chính sách xã hội hoá hoạt động y tế, đa dạng hoá nguồn tài chính đầu tư trong lĩnh vực y tế Trong các nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực y tế: thì nguồn thu viện phí và bảo hiểm y tế đóng vai trò vô cùng quan trọng Đây là hai nguồn tài chính chủ yếu trong các nguồn tài chính bổ sung cho ngân sách nhà
nước để đâu tư cho y tế, hai nguồn này chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
tổng chỉ ngân sách cho y tế Sự tăng, giảm của nguồn thu viện phí, bảo hiểm y'
tế và hiệu quả sử dụng của các nguồn thu này sẽ tác động trực tiếp tới cơ cấu và nội dung sử dụng của ngân sách nhà nước trong y tế
1.3.2 Nguồn viện phí:
1.3.2.1 Khái niệm và tác dụng của viện phi
Trang 38dụng cụ, vật phẩm y tế, thuốc men, chỉ trả lương cho y, bác sĩ và các chỉ phí cân thiết khác sử dụng trong quá trình điều trị khám, chữa bệnh
Bên cạnh tác dụng thu hồi chỉ phí cho công tác khám chữa bệnh, thu viện
phí còn tác động tới việc nâng cao chất lượng dich vụ y tế do các cơ sở y tế cung cấp cho xã hội Do có nguồn viện phí, các cơ sở y tế sẽ có quyền chủ động trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị y tế, đa dạng hoá các dịch vụ ý tế Ngược lại, để có nguồn thu viện phí được ổn định đời hỏi các cơ sở y tế phải thực hiện hạch toán kinh tế, đổi mới, đa dang hoá,
nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp với chỉ phí hợp lý Kết quả là chất lượng
địch vụ y tế cung cấp được nâng cao, người bệnh được phụ vụ tốt hơn và cơ sở y tế sẽ thu hút được nguồn viện phí lớn hơn Do vậy đứng trên giác độ kinh tế cho thấy việc các cơ sở y tế thực hiện thu viện phí là cần thiết, là động lực cho các cơ sở y tế tái đầu tư thu hồi chỉ phí, phát triển mở rộng, nang cao số lượng và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho xã hội
“Tuy vậy, thực hiện thu viện phí sẽ có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, thu nhập và đời sống của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là người có thu nhập thấp, người nghèo Xuất phát từ đặc điểm của dịch vụ y tế là một loạt hình dịch vụ đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và sinh mạng của con người Khác với các nhu cầu tiêu dùng khác, khi giá cả tăng thì tiêu dùng giảm hoặc
con người có thể lựa chọn hàng hoá khác để thay thế Để bảo vệ sức khoẻ và
sinh mạng mình khi đau ốm, con người không có lựa chọn nào khác là ph: dung dich vụ y tế với mọi gía, và sẩn sàng dành tất cä thu nhập, bán tất cả tài sản, thậm chí vay mượn, cầm cố tài sản dé trang trai chi phí khám, chữa bệnh: Do vậy viện phí cao sẽ làm cho nhiều gia đình trong xã hội trở nên nghèo khó, làm cho nhiều gia đình nghèo không được chăm sóc y tế khi cần thiết Như vậy viện phí không đơn thuần chỉ mang ý nghĩa kinh tế là thu hồi các chi phí trong khám, chữa bệnh, nó còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc
Trang 39
'Tuỳ thuộc vào quan hệ sở hữu mà viện phí được phân biệt giữa khu vực
cung cấp dịch vụ y tế tư nhân và khu vực cung cấp dịch vụ y tế Nhà nước Do quan hệ sở hữu và mục đích sử dụng nguồn thu viện phí khác nhau giữa cơ sở y tế tư nhân và cơ sở y tế nhà nước nên cơ chế xác định mức thu và sử dụng nguồn thu viện phí đối với các cơ sở y tế thuộc hai khu vực này khác nhau
1.3.2.2 Co chế quản lộ viện phí đối với khu vực y tế tư nhân:
"Đối với khu vực cung cấp địch vụ y tế tư nhân, viện phí được tính đủ chỉ phí cần thiết và lãi cho nhà cung cấp dịch vụ y tế, Nguồn thu viện phí là nguồn
tài chính chủ yếu để duy trì hoạt động của cơ sở y tế tư nhân, thể hiện khả năng
thu hồi vốn và có lãi của nhà đầu tư, quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở y tế Do đó, đối với cơ sở y tế tư nhân, viện phí thuần tuý mang tính chất kinh tế, thu viện phí là mục tiêu hoạt động của những cơ sở này
'Tuy vậy, do viện phí có ý nghĩa xã hôi, ảnh hướng tới sức khỏe của nhân
ddan nên Nhà nước cần thiết thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với viện phí Nha nước thông qua các công cụ quản lý tài chính vĩ mô, gián tiếp tác động
vào việc hình thành mặt bằng giá viện phí hợp lý và định hướng việc sử dụng,
viện phí đối với các bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân Một số công cụ tài chính thường được Nhà nước sử dụng để quản lý một cách gián tiếp vào việc quản lý viện phí ở cơ sở y tế tư nhân là:
~ Ban hành chính sách thuế tu đãi đối với các hàng hoá, vật tư, thiết bị y tế chuyên ding, thuốc, sử dụng trong y tế Những chính sách này sẽ có tác động làm giảm giá viện phí đối với dịch vụ y tế được cung cấp
- Ban hành chính sách thuế ưu đãi đối với các thành phần kinh tế đầu tư vào cung cấp địch vụ y tế, Khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân sử dụng nguồn
thu nhập từ viện phí để đầu tư trở lại cho y tế bằng cách miễn giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp trên số thu nhập tái đâu tư
Trang 40
1.3.2.3 Cơ chế quản lý viện phí đối với khu vực y tế Nhà nước:
'Tuỳ thuộc vào yêu cầu phát triển, trình độ phát triển và tiểm lực kinh tế
mà mỗi quốc gia trên thế giới có một cơ chế quản lý tài chính đối với viện phí khác nhau Mặc dù ngân sách nhà nước ở tất cả các nước đều cân đối nguồn chỉ thoả đáng cho chỉ tiêu y tế Nnhưng tất cả các nước đều thống nhất nguyên tắc là ngân sách Nhà nước không thể bao cấp toàn bộ các chỉ phí về y tế ngày càng tăng cao của xã hội, mà cần thiết phải huy động sự đóng góp của nhân dân, của
người sử dụng dịch vụ y tế để hỗ trợ, bổ sung cho nguồn ngân sách Nhà nước
trong chỉ y tế Chính sách thu viện phí là một trong những biện pháp huy động sự đồng góp của nhân dân, của người sử dụng dịch vụ y tế để đâu tư trở lại cho
y tế Do ý nghĩa xã hội của viện phí, để tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với
các dịch vụ y tế, nhà nước đã thực hiện bao cấp qua giá viện phi, dẫn đến đối phí thường chỉ phản ánh
với khu vực cung cấp dịch vụ y tế nhà nước, giá vi một phần chỉ phí trực tiếp cho khám chữa bệnh
Ngoài ra, bên cạnh chính sách thu viện phí, nhà nước còn ban hành
chính sách miễn, giảm viện phí cho người nghèo, người có thu nhập thấp Những chính sách này đã góp phần thực hiện công bằng xã hội thông qua việc
động viên sự đồng góp của những người có thu nhập cao để tự trang trải chỉ phí y tế, giảm sự trợ cấp của Nhà nước cho đối tượng này, giành phần kinh phí của "Nhà nước để trợ cấp về y tế cho người có thu nhập thấp, người nghèo, chỉ cho các nhu cầu chăm sóc y tế chung của cả cộng đồng
“Cơ chế quản lý tài chính đối với viện phí bao gồm cơ chế quản lý đối với các nội dung thu, cơ chế miễn giảm và cơ chế sử dụng nguồn viện phí:
~ Cơ chế thu viện phí: Cơ chế thu viện phí bao gồm phương thức xác
định và quản lý đối tượng thu, mức thu và hình thức thu viện phí Đối tượng thu