ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om 5451 vụ thu đông năm 2012 tại xã mỹ long bắc, huyện cầu ngang tỉnh trà vinh

51 1.7K 1
ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa om 5451 vụ thu đông năm 2012 tại xã mỹ long bắc, huyện cầu ngang tỉnh trà vinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG -oOo- LÊ THỊ TƯỜNG VY ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM 5451 VỤ THU ĐÔNG NĂM 2012 TẠI XÃ MỸ LONG BẮC, HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG -oOo- Luận văn tốt nghiệp Ngành: NÔNG HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM 5451 VỤ THU ĐÔNG NĂM 2012 TẠI XÃ MỸ LONG BẮC, HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN: GS. TS. NGUYỄN BẢO VỆ LÊ THỊ TƯỜNG VY ThS. TRẦN THỊ BÍCH VÂN MSSV: 3108394 LỚP: NÔNG HỌC K36 Cần Thơ, 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG ------ O  ------ Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Nông học ĐỀ TÀI: “ẢNH HƢỞNG MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM 5451 VỤ THU ĐÔNG 2012 TẠI XÃ MỸ LONG BẮC, HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH” Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ TƢỜNG VY Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2013 Cán bộ hƣớng dẫn GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ ThS. Trần Thị Bích Vân i TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP ------ O  ------ Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ ngành Nông học với đề tài: “ẢNH HƢỞNG MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA OM5451 VỤ THU ĐÔNG 2012 TẠI XÃ MỸ LONG BẮC, HUYỆN CẦU NGANG TỈNH TRÀ VINH” Do sinh viện LÊ THỊ TƢỜNG VY thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp ................................... ……………… ............................................................................................................................. …. Luận văn tốt nghiệp đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức: ..............................…………… Cần Thơ, ngày……. tháng ……năm 2013 Thành viên hội đồng .................................. ................................. DUYỆT KHOA Trƣởng khoa Nông Nghiệp & SHƢD ii ............................ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây. Tác giả luận văn Lê Thị Tƣờng Vy iii LỜI CẢM TẠ Xin kính dâng lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã có công ân sinh thành, nuôi dƣỡng, suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên ngƣời. Thành kính biết ơn thầy Nguyễn Bảo Vệ và cô Trần Thị Bích Vân đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, giúp đỡ chỉ bảo tôi nhiều điều trong suốt thời gian thực hiện thí nghiệm và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành biết ơn cố vấn học tập cô Trần Thị Thanh Thủy cùng với quí thầy cô bộ môn Di Truyền Giống Nông Nghiệp, bộ môn Khoa Học Cây Trồng cũng nhƣ thầy cô Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt kiến thức, tận tâm hƣớng dẫn, dìu dắt, rèn luyện tôi trong suốt những năm học tại trƣờng Đại Học Cần Thơ. Xin cám ơn toàn thể các bạn trong và ngoài lớp Nông học K36 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. iv TIỂU SỬ CÁ NHÂN 1. LÝ LỊCH Họ và tên:Lê Thị Tƣờng Vy Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 06/07/1992 Nơi sinh: Cầu Ngang – Trà Vinh Dân tộc: Kinh Tôn giáo: Không Họ tên cha: Lê Văn Đực Họ tên mẹ: Nguyễn Thị Mỹ Linh Quê quán: Ấp Nhứt A, Xã Mỹ Long Bắc, Huyện Cầu Ngang, Tỉnh Trà Vinh. 2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Năm 1998-2002: Trƣờng Tiểu Học Mỹ Long Bắc B. Năm 2003-2007: Trƣờng THCS Mỹ Long Bắc. Năm 2008-2010: Trƣờng THPT Cầu Ngang A. Năm 2010-2014: Trƣờng Đại Học Cần Thơ, ngành Nông Học, khóa 36, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. v LÊ THỊ TƢỜNG VY. 2013. "Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông năm 2012 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Nông Học, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, Trƣờng Đại Học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ và ThS. Trần Thị Bích Vân. TÓM LƢỢC Đề tài: "Ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông năm 2012 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” đƣợc thực hiện nhằm mục tiêu xác định mật độ sạ thích hợp cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất trong sản suất lúa ở vùng nghiên cứu. Thí nghiệm đƣợc bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại với 3 nghiệm thức 1 (đối chứng: sạ mật độ 200 kg giống/ha theo nông dân), nghiệm thức 2 (sạ mật độ 150 kg giống/ha) và nghiệm thức 3 (sạ mật độ 100 kg giống/ha). Kết quả thí nghiệm cho thấy khi sạ với mật độ 200 kg giống/ha có số chồi/m2, số bông/m2 cao hơn nghiệm thức sạ 150 kg/ha và 100 kg/ha. Sạ 100 kg/ha có số hạt/bông, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc cao hơn sạ 200 kg/ha. Nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha có năng suất cao tƣơng đƣơng sạ 150 kg/ha và 200 kg/ha. Mặt khác sạ 100 kg/ha có lợi nhuận tăng thêm 2.100.000 đồng/ha với nghiệm thức sạ mật độ 200 kg/ha. vi MỤC LỤC Chƣơng Chƣơng 1 Nội dung Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm tạ Tiểu sử cá nhân Tóm lƣợc Mục lục Danh sách bảng Danh sách hình Danh sách chữ viết tắt MỞ ĐẦU LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Đặc điểm sinh thái cây lúa 1.1.1 Nhiệt độ 1.1.2 Ánh sáng 1.1.3 Lƣợng mƣa 1.1.4 Gió 1.1.5 Thủy văn 1.2 Đặc điểm thực vật cây lúa 1.2.1 Rễ 1.2.2 Thân 1.2.3 Lá 1.2.4 Bông lúa 1.2.5 Hoa lúa 1.3 Thời kỳ sinh trƣởng của cây lúa 1.3.1 Giai đoạn tăng trƣởng 1.3.2 Giai đoạn sinh sản 1.3.3 Giai đoạn chín 1.4 Các thành phần năng suất 1.4.1 Số bông trên mét vuông 1.4.2 Số hạt trên bông 1.4.3 Tỷ lệ hạt chắc 1.4.4 Trọng lƣợng 1000 hạt 1.5 Mật độ sạ 1.5.1 Phƣơng pháp gieo sạ vii Trang i iii iv v vi viii xi xii xiii 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 5 5 5 5 6 6 7 7 8 9 9 10 11 Chƣơng 2 Chƣơng 3 1.5.2 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến sinh trƣởng và năng suất lúa PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 Phƣơng tiện 2.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 2.2 Phƣơng pháp 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 2.2.2 Kỹ thuật canh tác 2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 2.2.4 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh chính 2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Ghi nhận tổng quát 3.2 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến sự sinh trƣởng và phát triển cây lúa 3.2.1 Chiều cao cây 3.2.2 Số chồi trên mét vuông Chƣơng 4 3.2.3 Chiều dài bông 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến thành phần năng suất và năng suất 3.3.1 Các thành phần năng suất 3.3.2 Năng suất 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến hiệu quả kinh tế KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận 4.2 Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ CHƢƠNG viii 12 16 16 16 16 17 17 18 18 19 20 21 21 21 21 22 24 25 25 28 29 31 31 31 32 DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 Tựa bảng Tình hình sâu bệnh của giống lúa OM 5451 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, vụ Thu Đông 2012. Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012. Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến số chồi qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông. Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến chiều dài bông qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012. Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số bông/m2, Số hạt/ bông, Số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc(%) của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012 . Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến trọng lƣợng 1000 hạt(g), năng suất (tấn/ha) của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012. Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến hiệu quả kinh tế của giống OM 5451 vụ Thu Đông 2012. ix Trang 21 22 23 24 24 27 30 DANH SÁCH HÌNH Tên hình Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm. x Trang 16 17 DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ha : hecta NSS : Ngày sau sạ ctv : Cộng tác viên Rep : Replication (lần lặp lại) xi MỞ ĐẦU Cây Lúa (Oryza Satival L.) là cây lương thực chính của Việt Nam, hằng năm tiêu thụ khoảng 120kg/người (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009), nó còn là cây lương thực của một số nước trên thế giới. Ở Việt Nam, cây lúa chiếm 80% tổng sản lượng lương thực, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm, chiếm khoảng 48% diện tích sản xuất lúa, 50% sản lượng lúa cả nước và chiếm khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu hằng năm (Nguyễn Thành Hối, 2011). Tuy nhiên dân số thế giới ngày càng tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tăng sản lượng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như an ninh lương thực của thế giới. Trong những kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài phân bón và cách bón phân thì mật độ quần thể cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên, người dân có tập quán truyền thống gieo sạ với mật độ cao khoảng 200 kg/ha, nhưng trong thực tế lúa là loại cây có khả năng tự điều chỉnh trong quần thể, nếu sạ với mật độ quá cao cây lúa sẽ đẻ nhánh ít hoặc không đẻ nhánh, tỷ lệ chồi vô hiệu cao, thậm chí cây bị chết do cạnh tranh sinh tồn, cùng với đó là việc bón nhiều phân đạm dẫn đến sâu bệnh phát triển mạnh và làm giảm năng suất (Nguyễn Trường Giang, 2010). Trên thế giới có nhiều nghiên cứu chứng minh sự tương quan giữa mật độ gieo trồng và năng suất lúa, kết luận rằng năng suất lúa thực sự không thay đổi giữa 2 khoảng cách trồng 10 và 100 bụi/m2. Các kết quả này cũng chứng minh rằng cây lúa có khả năng thích ứng rộng với mật độ gieo trồng bằng cách tự điều chỉnh số bông, số nhánh bông/bông và tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào điều kiện môi trường (Takeda và Hirota, 1971; trích dẫn bởi Nguyễn Hữu Huân, 2011). Vì vậy, gieo sạ với mật độ hợp lý sẽ rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất, giảm được sự phát triển của dịch hại cũng như giá thành trong sản xuất. Do đó, đề tài “Ảnh hƣởng mật độ sạ đến năng suất giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” được thực hiện nhằm xác định mật độ sạ thích hợp làm cơ sở khuyến cáo cho nông dân trong sản xuất lúa. 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY LÚA 1.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố có tác động quyết định lên tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Ở nhiệt độ 200C-300C cây lúa phát triển mạnh. Ở 400C hoặc trên 400C cây lúa tăng trưởng chậm lại. Nhiệt độ dưới 130C cây lúa ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài khoảng một tuần thì cây lúa sẽ chết. Tuy nhiên, mỗi giống lúa có thể chịu đựng được một khoảng nhiệt độ nhất định và nhiệt độ tối hảo khác nhau. Cây lúa ôn đới chịu đựng nhiệt độ thấp giỏi hơn các giống lúa nhiệt đới. Khi mà thời gian ảnh hưởng của nhiệt độ càng dài, cây lúa sẽ càng suy yếu và khả năng chịu đựng càng kém. Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm hoặc ngưng sự nảy mầm của hạt, làm mạ chậm phát triển, cây ốm yếu, lùn lại, lá bị mất màu, sự thụ phấn bị đình trệ, khả năng bất thụ cao, hạt lép nhiều và thời gian chín kéo dài bất thường. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cho chót lá bị khô trắng, trên lá có những dãy và đốm bị mất màu, nở bụi kém, giảm chiều cao, số hạt trên bông giảm, số hạt chắc giảm. 1.1.2 Ánh sáng Yếu tố ánh sáng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trên hai phương diện chủ yếu là cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng (quang kỳ). Quang kỳ là khoảng thời gian chiếu sáng trong ngày tính từ lúc bình minh đến lúc hoàng hôn. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự quang hợp của cây lúa. Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng trong giai đoạn non, khi thiếu ánh sáng cây lúa sẽ ốm yếu màu lá từ xanh nhạt chuyển sang vàng, lúa không nở bụi. Trong thời kỳ phân hóa đòng nếu thiếu ánh sáng bông lúa sẽ ngắn, dễ bị sâu bệnh phá hoại, ít hạt, hạt nhỏ và hạt thoái hóa nhiều. Trong thời kỳ thụ phấn nếu thiếu ánh sáng sự thụ phấn bị trở ngại làm tăng số hạt lép, giảm hạt chắc, tăng hạt lững, cây vươn lóng dài, dễ đổ ngã. Trong giai đoạn chín nếu ruộng khô, nhiệt độ không khí cao, ánh sáng yếu thì lúa chín chậm lại và không tập trung. 1.1.3 Lƣợng mƣa Lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình là 6-7 mm/ngày vào mùa mưa và 89mm/ngày vào mùa khô. Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng khi công tác thủy lợi thực 2 hiện tốt, ruộng lúa chủ động được nước thì mưa không có ảnh hưởng lên sự gia tăng năng suất lúa. Ngược lại, nếu mưa nhiều, gió to, trời âm u, ít nắng, cây lúa phát triển không thuận lợi. Đồng thời, nó còn tạo điều kiện thích hợp để sâu bệnh phát triển. 1.1.4 Gió Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 2 loại gió chính trong năm là gió mùa Đông-Bắc và Tây-Nam. Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng ở giai đoạn làm đòng và trổ gió mạnh ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của đòng lúa, sự trổ bông, thụ phấn, thụ tinh, tích lũy chất khô trong hạt bị trở ngại làm tăng tỷ lệ hạt lép, hạt lững từ đó làm giảm năng suất lúa. Tuy nhiên, gió nhẹ giúp cho quá trình trao đổi không khí trong ruộng lúa tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quang hợp và hô hấp của cây lúa. 1.1.5 Thủy văn Ở ĐBSCL điều kiện thủy văn quyết định chế độ nước, mùa vụ, tập quán canh tác và góp phần hình thành các vùng trồng lúa khác nhau. Tùy theo địa hình cao hay thấp, gần hay xa sông, thời gian ngập nước và độ nông sâu khác nhau. Từ đó hình thành nên các vùng trồng lúa, kiểu canh tác và mùa vụ khác nhau. Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện canh tác và đặc biệt là chế độ lũ mà nông dân ĐBSCL đã chọn lọc và sử dụng các giống lúa khác nhau. Vùng lúa nổi: nước lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông tràn về ngập ruộng sớm (tháng 7 dương lịch) và tiếp tục dâng lên cao thêm 1 m, có nơi lên từ 2-3 m vào khoảng tháng 9-10 dương lịch. Do đó, nông dân sử dụng các giống lúa có đặc tính vươn lóng nhanh để có thể ngoi theo mực nước và sạ vào đầu mùa mưa hàng năm. Vùng lúa cấy 2 lần: đây là vùng trũng, nước rút chậm, nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng. Các giống lúa được trồng thường là những giống lúa mùa muộn, cao cây, dài ngày, gieo mạ, cấy lần 1, một thời gian lúa nở bụi rồi nhổ lên cấy lần 2 trên diện tích rộng. Vùng lúa cấy 1 lần: vùng cao và trung bình, nước rút nhanh hoặc bị nhiễm phèn, nhiễm mặn ven biển. Các giống lúa thường được sử dụng là các giống lúa mùa lỡ và chỉ làm một vụ lúa trong năm. 1.2 ĐẶC ĐIỂM THƢ̣C VẬT CÂY LÚA 1.2.1 Rễ Rễ lúa thuộc loại rễ chùm, có chức năng giữ vững cây trong đất và hút nước, dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ lúa có hai loại: rễ mầm và rễ phụ. Khi hạt nảy mầm, rễ xuất hiện đầu tiên là rễ mầm thường mỗi hạt lúa chỉ có một rễ mầm. Rễ mầm không ăn 3 sâu, ít phân nhánh, thường dài khoảng 10-15 cm. Rễ mầm giữ nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát triển và chết sau 10-15 ngày, lúc cây mạ được 3-4 lá. Tiếp theo là các rễ khác mọc ra từ các đốt thân (rễ phụ) với 2 vòng rễ với vòng trên khoẻ mạnh và vòng dưới kém phát triển hơn, mỗi đốt có từ 5-25 rễ mọc thành chùm với nhiều rễ nhánh và lông hút (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Thời kỳ mạ nếu gieo thưa rễ mạ có thể dài từ 5-6 cm. Thời kỳ sau cấy bộ rễ tăng dần về số lượng và chiều dài ở thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng. Bộ rễ lúa thường có khoảng 500-800 rễ với tổng chiều dài 168 cm. Số rễ đạt tối đa ở giai đoạn trổ bông và giảm khi vào thời kỳ chín (Đinh Thế Lộc, 2006). 1.2.2 Thân Thân lúa gồm hai loại: thân giả và thân thật. Thân giả do bẹ lá kết hợp lại với nhau. Thân thật được tạo nên bởi các đốt lóng kế tiếp nhau. Nó được hình thành kể từ khi cây lúa phân hóa đốt và là kết quả của sự vươn dài của các đốt. Số đốt của thân nhiều hay ít tùy giống và ít thay đổi do điều kiện của môi trường. Tại mỗi đốt trên thân có một mầm chồi, khi cung cấp đầy đủ các điều kiện cho sinh trưởng và phát triển các mầm chồi này sẽ phát triển thành chồi hoàn thiện cấp 1 (chồi sơ cấp), và có thể từ đây sẽ hình thành ra chồi cấp 2 (chồi thứ cấp) rồi cấp 3 (chồi tam cấp); nếu chăm sóc tốt, các chồi này sẽ mang bông với rất nhiều hạt (Đinh Thế Lộc, 2006). 1.2.3 Lá - Cây lúa là cây một lá mầm (đơn tử diệp) nên lá lúa có dạng hình thon dài với nhiều gân lá chạy dọc trên phiến lá, các lá mọc liên tiếp đối diện nhau trên thân lúa. Cấu tạo một lá lúa bao gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá. - Phiến lá là phần hướng ra ngoài ánh sáng , có một gân chính ở giữa và nhiều gân phụ chạy song song từ cổ đến chót lá, phiến lá càng đứng và chứa nhiều diệp lục thì quang hợp càng mạnh để tạo chất khô nuôi cây và bông lúa về sau. - Bẹ lá là phần tiếp theo phiến lá ôm sát thân cây lúa giúp cây càng đứng vững và ít bị đổ ngã, bẹ lá có nhiều khoảng trống nối liền tới các khí khổng ở phiến lá thông với thân, rễ, dẫn khí từ trên lá xuống rễ, giúp rễ có thể hô hấp trong điều kiện ngập nước. Là nơi trung gian tích trữ, vận chuyển không khí, dinh dưỡng và sản phẩm quang hợp cho các bộ phận khác của cây lúa. - Cổ lá là nơi tiếp giáp giữa phiến lá và bẹ lá , có hai bộ phận đặc biệt cần chú ý ở đây là tai lá và thìa lá, đủ hai bộ phận này là đặc điểm để phân biệt cây lúa và các cây cỏ khác cùng họ tương tự cây lúa (Đinh Thế Lộc, 2006). 4 1.2.4 Bông lúa Cả một phát hoa bao gồm nhiều nhánh mang gié có mang hoa. Bông lúa có nhiều dạng: bông túm hoặc xòe, đóng hạt thưa hoặc dày, cổ hở hay cổ kín là tùy giống và điều kiện môi trường. 1.2.5 Hoa lúa Hạt lúa chưa thụ phấn và thụ tinh gọi là hoa lúa. Hoa lúa thuộc loại dĩnh hoa, gồm trấu lớn, trấu nhỏ tương ứng với dĩnh dưới và dĩnh trên, một bộ nhụy cái và một bộ nhị đực. Bầu nhị đực gồm 6 chỉ mang 6 bao phấn, bên trong chứa nhiều hạt phấn. Bầu nhụy cái gồm một bầu noãn và vòi nhụy chẻ đôi với 2 nướm ở tận cùng để hứng phấn. 1.3 THỜI KỲ SINH TRƢỞNG CỦA CÂY LÚA Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) đời sống cây lúa bắt đầu từ khi hạt nảy mầm cho đến khi lúa chín. Có thể chia ra làm ba giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản (sinh dục) và giai đoạn chín. Với giống có thời gian sinh trưởng 120 ngày, trong điều kiện nhiệt đới, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng là 60 ngày, làm đòng 30 ngày và chín 30 ngày. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng biến động mạnh nhất, thời kỳ làm đòng thường biến động trong khoảng 30-40 ngày tùy theo giống ngắn ngày hay dài ngày. Thời kỳ chín chủ yếu biến động theo nhiệt độ. Sự khác nhau và biến động về thời lượng trong các thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Những giống chín sớm có thời kỳ sinh trưởng ngắn, chúng có thể làm đòng trước khi đạt số nhánh tối đa. Ngược lại, ở giống dài ngày thường đạt số nhánh tối đa trước khi làm đòng và làm đốt trước làm đòng (Nguyễn Đình Giao và ctv.,1997). 1.3.1 Giai đoạn tăng trƣởng Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây phân hóa đòng. Trong thời kỳ này, cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, đẻ nhánh và một phần thân (Vũ Văn Hiền và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Giai đoạn dinh dưỡng biểu hiện bởi sự đâm chồi tích cực, sự tăng dần chiều cao cây và sự ra lá đều đặn. Sự đâm chồi có thể bắt đầu từ khi thân chính phát triển lá thứ 5 hoặc lá thứ 6 trong điều kiện dinh dưỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi (Yoshida, 1981; Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Những nhánh đẻ sớm thường cho bông hay nhánh hữu hiệu còn các nhánh đẻ muộn thì có thể cho bông hoặc không (Yoshida, 1981). Số nhánh hữu hiệu thường thấp hơn số chồi tối đa và ổn định khoảng 10 ngày trước khi đạt số chồi tối đa. Các nhánh ra muộn thường không có khả năng chuyển 5 sang thời kỳ sinh dục và trở thành nhánh vô hiệu (Vũ Văn Hiền và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Những nhánh vô hiệu hình thành sau số chồi tối đa sẽ chết đi do nhánh nhỏ và yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Việc đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, thời vụ, thời tiết, kỹ thuật canh tác. Cây lúa kết thúc quá trình đẻ nhánh khi bước vào quá trình làm đốt (lóng) để phát triển thân lúc này cây lúa đạt số chồi tối đa trên một đơn vị diện tích (Đinh Thế Lộc, 2006). Giai đoạn tăng trưởng là thời kỳ quyết định đến sự phát triển của quá trình đẻ nhánh từ đó quyết định số bông trên mét vuông. Do đó, cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng số bông là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). 1.3.2 Giai đoạn sinh sản Giai đoạn này của cây lúa bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn này kéo dài khoảng 27-35 ngày và trung bình là 30 ngày, giống lúa dài ngày hay ngắn ngày thường không khác nhau nhiều. Lúc này số chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ và trổ bông (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Yoshida (1981) thời kỳ trổ bông được xác định vào lúc 50% số bông thoát ra ngoài lá đòng. Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng, cây lúa hình thành hoa, tập hợp nhiều hoa thành bông lúa. Sau khi hoàn thành việc trổ bông, các hoa lúa sẽ bắt đầu nở trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 13 giờ chiều và sự thụ tinh cũng kết thúc trong vòng từ 5-6 giờ sau khi nở hoa. Trên cùng một bông các hoa lúa phải mất từ 7-10 ngày mới nở hết và hầu hết các hoa nở trong vòng 5 ngày. 1.3.3 Giai đoạn chín Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn chín được đặc trưng bởi sự sinh trưởng hạt, sự tăng kích thước và trọng lượng, sự đổi màu của hạt và sự thoái hóa của lá già. Ở giai đoạn sớm của sự chín hạt có màu lục, chúng chuyển sang màu vàng khi trưởng thành. Cơ cấu của hạt thay đổi từ trạng thái sữa, sáp sang chắc cứng. Dựa vào các thay đổi về hình dạng, màu sắc và trọng lượng hạt giai đoạn chín được chia nhỏ thành chín sữa, chín sáp, chín vàng và chín hoàn toàn. Trong lúc hạt sinh trưởng mạnh, cả trọng lượng tươi và khô của hạt đều tăng. Tuy nhiên, gần trưởng thành trọng lượng khô tăng chậm nhưng trọng lượng tươi giảm do sự mất nước (Yoshida, 1981). 6 Ở các hoa lúa được thụ tinh sẽ xảy ra quá trình tích lũy tinh bột và sự phát triển hoàn thiện của phôi. Nếu thuận lợi thì các hoa đã thụ tinh sẽ phát triển thành hạt chắc, sản phẩm chủ yếu của cây lúa (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Tuy nhiên, nếu ruộng đất có nhiều nước, thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm ít nắng trong thời gian này thì giai đoạn chín sẽ kéo dài hơn và ngược lại (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Như vậy, trong giai đoạn chín thì thời kỳ quan trọng nhất là chín sữa các chất dự trữ trong lá và sản phẩm quang hợp chuyển vào trong hạt. Hơn 80% lượng vật chất khô tích lũy trong hạt do quá trình quang hợp sau khi trổ cung cấp. Do đó, quá trình này quyết định rất lớn đến trọng lượng 1000 hạt. 1.4 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT Các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan với nhau. Số bông trên mét vuông phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ nhánh và mật độ cấy. Khi cây đẻ nhánh mạnh thì số bông trên mét vuông sẽ tăng. Khi số bông trên mét vuông tăng quá cao thì bông lúa sẽ bé đi, số hạt trên bông giảm, tỷ lệ hạt chắc trên bông giảm. Tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt phụ thuộc vào số hạt trên bông (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Số hạt trên bông quá cao thì tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng hạt sẽ giảm. Để đảm bảo năng suất cao cần điều khiển sao cho ruộng lúa có số bông trên mét vuông tối ưu, bảo đảm số hạt trên bông nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao và trọng lượng hạt lớn (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng, năng suất lúa trên đơn vị diện tích là kết quả tương tác giữa nhiều yếu tố. Do đó, căn cứ vào điều kiện khí hậu đất đai, phân bón, giống lúa mà quyết định mật độ cấy, tỷ lệ đẻ nhánh vì hai yếu tố này ảnh hưởng đến số bông, tỷ lệ hạt chắc, trọng lượng hạt và cuối cùng là năng suất hạt. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) cho rằng, muốn nâng cao năng suất lúa cần hiểu được quá trình hình thành các yếu tố năng suất, trước hết là thời gian, các điều kiện ảnh hưởng lên yếu tố đó. Trên cơ sở đó mới có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật đúng lúc, đúng cách. 1.4.1 Số bông trên mét vuông Trong bốn yếu tố tạo thành năng suất lúa thì số bông có yếu tố quyết định sớm nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất, trong khi số hạt và trọng lượng hạt đóng góp 26% (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trưởng), nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến khoảng 10 ngày trước khi cho chồi tối đa. Số bông trên đơn vị diện tích tùy thuộc và mật độ sạ và khả năng nở bụi thay đổi tùy thuộc vào giống 7 lúa, điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, lượng phân bón và chế độ nước. Trong phạm vi nhất định, cấy dày cây lúa đẻ nhánh ít, cấy thưa cây lúa đẻ nhánh nhiều nhưng cuối cùng số bông trên đơn vị diện tích là như nhau. Bùi Chí Bửu và ctv. (1998) cho rằng các giống lúa hiện tại có thể đẻ nhánh lên đến 20-25 nhánh trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, nhưng khoảng 14-15 nhánh cho bông hữu hiệu, còn lại là nhánh vô hiệu hoặc cho bông rất nhỏ. Cây lúa chỉ cần cho bông vừa phải, gia tăng số hạt chắc trên bông thì tốt hơn tăng số bông trên đơn vị diện tích. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cần lưu ý các biện pháp kỹ thuật để tăng số bông trên đơn vị diện tích: - Chọn giống thích hợp với đất đai và mùa vụ. - Cấy mạ đúng tuổi, đúng khoảng cách thích hợp cho từng giống để lúa nở bụi khỏe. Đối với lúa sạ thì ngâm ủ đúng kỹ thuật và sạ với mật độ thích hợp. - Bón phân lót đầy đủ, bón thúc sớm để lúa nở bụi sớm mau đạt số chồi tối đa và chồi khỏe cho bông và bông to sau này. - Làm cỏ, giữ nước vừa phải và liên tục để điều hòa nhiệt độ và khống chế cỏ dại. - Phòng trị sâu bệnh kịp thời 1.4.2 Số hạt trên bông Số hạt trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa cũng như số gié, hoa thoái hóa. Các quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh dục từ lúc làm đòng đến lúc trổ bông (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực. Ở giai đoạn này số hạt trên bông có ảnh hưởng thuận đối với năng suất lúa do ảnh hưởng đến số hoa được phân hóa. Sau giai đoạn này, số hạt trên bông đã hình thành có thể bị thoái hóa có ảnh hưởng âm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) số hạt trên bông là số lượng hoa phân hóa và hình thành trên bông, số hạt trên bông do tổng số hoa phân hóa và số hoa thoái hóa quyết định, số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít thì số hạt trên bông sẽ nhiều. Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng, số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Đối với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít. Nên số hạt cuối cùng trên bông cao. Ở 8 các giống lúa cải thiện, số hạt trên bông từ 80-100 hạt đối với lúa sạ hoặc 100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long. Người ta thấy rằng, bón đón đòng cho lúa vào giai đoạn phân hóa đòng đến giai đoạn phân hóa hoa có tác dụng làm tăng số lượng hoa phân hóa một cách rõ rệt. Bón phân vào giai đoạn phân hóa hoa còn có tác dụng phòng ngừa hoa thoái hóa. Bón thúc vào giai đoạn bắt đầu phân hóa đòng còn có tác dụng làm tăng quá trình phân hóa gié. Số gié cấp 1, đặc biệt là số gié cấp 2 nhiều thì số hoa trên bông cũng nhiều. Số hoa trên bông nhiều là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho số hạt trên bông lớn (Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan, 1999). 1.4.3 Tỷ lệ hạt chắc Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng hạt chắc là những hạt nặng, tỷ lệ hạt chắc được quyết định từ thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Ngoài ra, tỷ lệ hạt chắc tùy thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh mà tỷ lệ hạt chắc cao hay thấp. Các giống lúa có khả năng quang hợp, tính lũy và chuyển vị các chất mạnh, cộng với cấu tạo mô cơ giới vững chắc không đổ ngã sớm, lại trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dưỡng đầy đủ thì tỷ lệ hạt chắc sẽ cao và ngược lại. Số hoa trên bông quá nhiều dẫn đến tỷ lệ hạt chắc thấp. Vì vậy, muốn đạt năng suất cao thì tỷ lệ hạt chắc phải trên 80% (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009), các biện pháp để gia tăng tỷ lệ hạt chắc: - Chọn giống tốt, trổ gọn, khả năng thụ phấn cao và số hạt trên bông vừa phải. - Sạ đúng thời vụ để lúa trổ và chín trong lúc thời tiết tốt, với mật độ sạ vừa phải. - Bón phân nuôi dòng (18-20 ngày trước khi trổ) và nuôi hạt (khi lúa trổ đều) đầy đủ và cân đối để lúa trổ bông, thụ phấn, thụ tinh và tạo hạt đầy đủ. - Chăm sóc chu đáo, tránh cho lúa bị khô hạn hoặc bị sâu bệnh trong thời gian này. 1.4.4 Trọng lƣợng 1000 hạt Trọng lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với các yếu tố khác thì trọng lượng 1000 hạt tương đối ít biến động. Nó phụ thuộc chủ yếu vào giống. Trọng lượng 1000 hạt do hai bộ phận cấu thành, trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt gạo. Trọng vỏ trấu thường chiếm 20% và trọng lượng hạt gạo chiếm 80% trọng lượng toàn hạt. Muốn có trọng lượng hạt gạo cao phải tác động vào cả hai yếu tố 9 này (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) trọng lượng hạt được quyết định ngay từ kì phân hóa hoa đến khi lúa chín, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ giảm nhiễm tính cực và vào chắc rộ. Trọng lượng hạt tùy thuộc cở hạt và độ mẩy của hạt lúa. đối với lúa người ta thường biểu thị trọng lượng hạt bằng trọng lượng của 1000 hạt đối với đơn vị là gram (g). Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20-30 g. Trọng lượng 1000 hạt của cây lúa trong ruộng là một đặc tính ổn định (Yoshiha, 1981), chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định vì kích thước hạt bị kiểm tra chặt chẽ bởi kích thước vỏ trấu, cỡ hạt; cho đến khi vào chắc rộ (15-20 ngày sau khi chắc rộ) trên độ mẩy của hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Vũ Văn Hiển và Nguyễn Văn Hoan (1999) cho rằng, vào giai đoạn phân bào giảm nhiễm nếu điều kiện ngoại cảnh và điều kiện dinh dưỡng thuận lợi thì hạt được hình thành với kích thước lớn. Sau khi trổ bông nếu dinh dưỡng kém, thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, quá trình vận chuyển các chất về hạt bị cản trở sẽ làm giảm trọng lượng của hạt. Để tăng trọng lượng hạt, trước khi trổ bông nên bón thúc đòng để làm tăng kích thước vỏ trấu. Sau khi trổ bông cần tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt để quang hợp được tiến hành mạnh mẽ, tích lũy được nhiều tinh bột thì trọng lượng hạt sẽ cao. Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997) ngoài ánh sáng, yếu tố nhiệt độ nhất là biên độ chênh lệch ngày-đêm, có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình quang hợp, tích lũy, vận chuyển vật chất về hạt. Vì vậy, giữ cho lá lúa xanh lâu, quang hợp vận chuyển tốt là yếu tố quan trọng tác động lên trọng lượng hạt. 1.5 MẬT ĐỘ SẠ Theo Bùi Huy Giáp (1980) cho rằng việc bố trí mật độ cây trồng cũng tùy thuộc vào giống: + Đối với giống dài ngày cao cây với mực nước ruộng thích hợp và điều kiện nhiệt đới ở nước ta thì cấy với mật độ dầy là hợp lý, mỗi bụi nên cấy ít tép, bụi lúa cấy ít tép sẽ đẻ nhánh thuận xòe ra 4 phía, bụi lúa tròn khỏe. Nếu cấy với mật độ quá dầy với số tép cao trên bụi dễ đưa đến tình trạng lốp, đổ non và có thể không thu hoạch được năng suất do quần thể giảm nhiều. + Đối với giống lúa thấp cây, ngắn ngày có những đặc tính với giống cây cao dài ngày nhất là kiểu lá, số lá trên cây (ít hơn), độ dầy lá, kích thước lá, góc lá hẹp…. Tất cả các ưu điểm trên cho phép cây lúa có thể chịu được những mật độ dầy hơn những giống cao cây. Đối với giống này sạ với mật độ càng dầy thì số chồi hữu hiệu càng giảm thấp. 10 Theo Đào Thế Tuấn (1984) để cải thiện một thành phần năng suất lại đưa đến giảm thành phần năng suất khác, chẳng hạn như tăng số bông trên đơn vị diện tích thì số hạt trên bông giảm. Theo tác giả, để cải thiện năng suất cây trồng thì dựa vào mật độ cây trồng, diện tích lá, điều kiện đất đai để đạt năng suất cao nhất. 1.5.1 Phƣơng pháp gieo sạ Trong sản xuất hiện nay có rất nhiều hình thức sạ khác nhau, điều này là do điều kiện đất đai và nước tưới của từng vùng, vụ khác nhau mà chọn lựa phương pháp sạ thích hợp. Những vùng chủ động được nước tưới và đất tương đối bằng phẳng thường áp dụng phương pháp sạ ướt. Hiện nay, hầu hết diện tích trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long là lúa cao sản và phương pháp sạ ướt được sử dụng nhiều nhất (Nguyễn Thành Hối, 2010). Đối với phương pháp sạ ướt cũng có hai phương pháp được áp dụng là sạ lan theo tập quán và sạ theo hàng đang được khuyến cáo áp dụng. + Phương pháp sạ lan Phương pháp sạ lan đã được nông dân áp dụng từ khi bắt đầu canh tác lúa cao sản ngắn ngày thay thế dần cho cây lúa mùa năng suất thấp. Phương pháp này có những ưu điểm nổi trội so với phương pháp sạ và cấy lúa mùa về khả năng gia tăng số bông/m2, tính đồng đều về chiều cao và khả năng nhận ánh sáng (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Đặc điểm của phương pháp này là cây lúa đẻ nhánh sớm, số bông nhiều, năng suất quan hệ chặt chẽ với số bông. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là mật độ thường không đều, bộ rễ ăn nông, dễ bị chim chuột phá hại và lúa thường bị đổ ngã vào mùa có mưa gió nhiều (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Ở ĐBSCL, vụ Hè Thu thường có mưa nhiều nên sạ lan vào mùa này thường xuyên xảy ra sự đổ ngã làm giảm năng suất và phẩm chất hạt lúa rất lớn. Hiện nay, lượng giống lúa cao sản ngắn ngày sạ lan được khuyến cáo là 150 kg giống/ha (Nguyễn Thành Hối, 2010). Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất người trồng lúa thường theo tập quán sạ với mật độ cao, lượng giống gieo sạ từ 200-300 kg giống/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001). Với lượng giống gieo sạ nhiều như thế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự tiếp nhận ánh sáng của từng cây lúa trong quần thể ruộng lúa, nhu cầu dinh dưỡng từ đất trồng và tạo điều kiện vi khí hậu dưới tán lá thích hợp cho sâu bệnh phát triển. Các nhà khoa học đã chứng minh được những yếu tố gây dịch bệnh tích cực nhất là khi cây trồng phải sống trong quần thể chật hẹp thiếu ánh sáng cho các lá dưới, làm cho cây lúa trở nên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công (Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005). Kết quả nghiên cứu gần đây của Lê Hữu Toàn (2009) cho thấy, sâu bệnh hại làm năng suất biến động đến 92,43% khi áp dụng phương pháp sạ lan truyền thống. Do 11 đó, năng suất lúa sẽ được cải thiện và giữ ổn định khi làm cho sự phát sinh và gây hại của sâu bệnh ở ngưỡng thấp bằng cách sử dụng lượng giống gieo sạ hợp lý. + Phương pháp sạ hàng Có thể nhận thấy rằng, sạ hàng là một bước cải tiến về kỹ thuật gieo hạt giống của phương pháp sạ lan. Sạ hàng hạt giống tuy được theo hàng nhưng vẫn phải sạ theo phương pháp sạ ướt giống như sạ lan. Hiện nay, phương pháp sạ hàng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện nhiều ưu điểm so với sạ lan như: tiết kiệm vật tư mà chủ yếu là giống và phân bón; tạo điều kiện thuận lợi để thâm canh; giảm thiệt hại cho sâu bệnh; tăng năng suất so với phương pháp sạ lan và kết hợp nuôi cá hay nuôi vịt chóng lớn (Nguyễn Văn Luật, 2001). Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này cũng gặp một số trở ngại đó là: đất trên nông hộ nhỏ khó áp dụng và đất thiếu bằng phẳng; do chim, chuột và đặc biệt là ốc bươu vàng; Kỹ thuật ngâm giống của nông dân còn chưa đúng quy trình, dẫn đến khi sạ mật độ không đều; tập quán sạ ở mật độ dầy của nông dân áp dụng từ lâu nên khi chuyển sang kỹ thuật sạ hàng cần có một thời gian để thay đổi nhận thức (Lê Trường Giang, 2005; Trịnh Quang Khương, 2010). Dưới điều kiện quản lý đồng ruộng tốt, mật độ sạ 100 kg giống/ha được khuyến cáo để nhận năng suất lúa có chất lượng tốt, cũng như đáp ứng đủ số bông/m2 cho việc chín đồng bộ trong hệ thống canh tác lúa sạ ướt (Trần Thị Ngọc Huân và ctv.,1999). Trong kỹ thuật này, cây lúa có sự phân bổ quần thể ruộng lúa thích hợp nên đã tận dụng được năng lượng mặt trời cho quá trình quang hợp tạo năng suất và làm giảm thiệt hại do tác động của ngoại cảnh (Nguyễn Văn Luật, 2001). Những nghiện cứu về ảnh hưởng của phương pháp sạ hàng đến năng suất cho thấy, áp dụng phương pháp này năng suất lúa có thể tăng so với phương pháp sạ lan từ 0,5-1,5 tấn/ha (Nguyễn Văn Luật, 2001). Theo Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn (2004) cho rằng sạ thưa có ưu thế hơn trong việc tăng năng suất. So với phương pháp sạ lan thì phương pháp sạ hàng có thể làm giảm được lượng giống sử dụng từ 50-75%. Lượng giống giảm được tương ứng khoảng từ 100-150 kg giống/ha (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1999). Nguyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ (2005) cho rằng về mật độ sạ thì phương pháp sạ hàng có ưu thế hơn sạ lan vì gieo hàng ít hao giống, ít sâu bệnh và cho năng suất tương đương với sạ lan ở mật độ 200 kg giống/ha. Ngoài ra còn có một số phương pháp sạ khác như: + Sạ chay Sạ chay là hình thức sạ không làm đất thường áp dụng trong vụ Xuân Hè và Hè Thu. Khi vừa thu hoạch xong thì tiến hành sạ ngay trên đất đó mà không phải làm đất. 12 Giống lúa vẫn ngâm ủ bình thường. Ruộng có thể được đốt đồng hoặc không (để nguyên gốc rạ). Sau đó bơm nước vào ruộng rồi mới sạ, nước được giữ lại trong ruộng một ngày để ngâm đất và cho hạt lúa rút nước đầy đủ. Sau đó rút nước ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm như trường hợp sạ ướt (Nguyễn Ngọc Đệ,2009). Sạ chay có ưu điểm là tranh thủ được thời vụ, né lũ, song có nhược điểm là dễ bị sâu bệnh do lưu truyền từ vụ trước (nhất là để nguyên gốc rạ), lẫn giống năng suất không cao. + Sạ khô Sạ khô thường được áp dụng ở những vùng thiếu nước đầu vụ (như ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau,...). Việc làm đất vẫn được tiến hành khi không có nước. Hạt lúa giống không phải ngâm ủ mà gieo thẳng trên ruộng. Khi mưa xuống, các hạt lúa giống này sẽ nảy mầm và phát triển. Sạ khô có ưu điểm tranh thủ thời vụ, tiết kiệm nước, song nhược điểm là cỏ dại nhiều. Phương pháp này chỉ được thực hiện trong vụ hè thu sớm ( Nguyễn Ngọc Đệ, 2009) + Sạ ngầm Sạ ngầm thường được áp dụng trong vụ Đông Xuân ở những vùng lũ những chân ruộng trũng nước ngập sâu và không có điều kiện thoát nước hoặc để tranh thủ mùa vụ xuống giống sớm. Lúa giống vẫn được ngâm ủ và sạ bình thường. Sau sạ, cây lúa mọc và vươn cao trong nước đồng thời lũ cũng rút dần và nước ruộng về mực nước bình thường. Sạ ngầm có điều kiện tiên quyết là nước phải trong nhanh sau khi sạ (Nguyễn Ngọc Đệ,2009). Phương pháp này có ưu điểm tranh thủ thời vụ, hạn chế cỏ dại, song lại dễ mất mật độ do ốc bươu vàng, cua, cá ăn mất hạt giống, lúa hay bị rong rêu bám, cây lúa mảnh. 1.5.2 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến sinh trƣởng và năng suất lúa. * Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sự sinh trưởng của lúa. Trong điều kiện sạ hàng, quần thể lúa sạ có những đặc điểm khác với ruộng cấy về phương diện dinh dưỡng, quang hợp, tiểu khí hậu, tình trạng cỏ dại, sâu bệnh,…quần thể lúa sạ sẽ có số cây được phân bổ đều hơn ruộng cấy nên sự tiếp nhận ánh sáng và hấp thu dinh dưỡng cũng sẽ khác với ruộng cấy (Đinh Văn Lữ, 1980; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987). Mật độ là yếu tố chi phối chặt chẽ quá trình phát triển của cả quần thể, với khả năng đẻ nhánh giúp cho quần thể ruộng lúa có khả năng điều tiết rất nhanh. Khả năng này còn tùy thuộc vào khả năng đâm chồi của giống và mật độ gieo sạ ban đầu (Bùi Huy Giáp, 1980). Theo Đinh Văn Lữ (1967, trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987) tăng mật độ là tăng số cây trên mặt đất, đồng thời số lượng rễ dưới mặt đất cũng gia tăng, do đó 13 hiệu suất lợi dụng chất dinh dưỡng trong đất cũng tăng. Bên cạnh đó, tăng thêm mật độ là tăng thêm hiệu suất lợi dụng ánh sáng mặt trời, lợi dụng độ phì của đất, kết cấu quần thể quan hệ với mật độ, tình trạng của giống và sự sắp xếp các cây trong quần thể cũng sẽ khác nhau. Bùi Huy Giáp (1980) cho rằng, trong quần thể quá dày sự liên quan giữa hai chất quan trọng trong đời sống cây lúa là nitơ và carbon có hiện tượng mất cân đối. Đạm amon chiếm ưu thế do thiếu ánh sáng, quang hợp kém, sự đồng hóa carbon sẽ kém. Nitơ trở nên quá thừa, do đó dễ dẫn đến sự đổ non làm giảm năng suất. Theo Đinh Văn Lữ (1967, trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng 1987) trong điều kiện mật độ càng thưa, đất càng tốt, phân càng nhiều, nước đầy đủ thì tỷ lệ số nhánh trong quần thể tăng càng lớn, đến thời kỳ đẻ rộ số chồi đạt cao nhất. Trong một phạm vi nhất định thì mật độ không ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu trong điều kiện mật độ quá thưa, lúa chưa kín hàng thì việc tăng mật độ là thích hợp. * Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lúa. Từ những năm đầu của thập niên 80, các nước trồng lúa ở Châu Á bằng phương thức sạ, áp dụng mật độ sạ thưa chỉ từ 60-80 kg giống/ha như ở Malaysia, Philippines (Hiraoka, 1996). Trường đại học Nông nghiệp Kyuchu ở Thái Lan đã kết luận mật độ sạ thích hợp cho năng suất cao nhất là 500 hạt/m2, tương đương với 120 kg lúa giống (Wasano, 1987). Đối với vùng khí hậu ôn đới như: Ý, Bắc Mỹ thì mật độ từ 120-840 hạt/m2 đều cho năng suất 9,8-10,6 tấn/ha (Hill và ctv., 1990). Nhật Bản thí nghiệm về mật độ sạ từ năm 1984-1987 đã cho biết chỉ cần sạ từ 23-27 kg giống/ha đã cho năng suất 4,64-5,35 kg/ha (Asai và ctv., 1998). Kết quả nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy trong mùa mưa chuẩn bị đất tốt, chỉ cần sạ 30-60 kg giống/ha, trong mùa khô là 40-50 kg giống/ha (Moorthy và ctv., 1990). Ở Philipphines khuyến cáo sạ 100 kg/ha. Tuy nhiên, hầu hết nông dân vẫn sạ ở mật độ cao hơn để trừ hao do chim, chuột và tăng khả năng cạnh tranh giữa lúa và cỏ dại (Fajando và Moody, 1990). Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL đã thực hiện nhiều thí nghiệm về điều chỉnh mật độ sạ và phương pháp sạ, các kết quả cho thấy nếu ruộng lúa bằng phẳng, quản lý nước tốt, khi gieo hàng ở mật độ 75-125 kg lúa giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn so với sạ lan ở mật độ 200-250 kg lúa giống/ha (Bùi Thị Thanh Tâm, 2004). Thường năng suất của một giống lúa thay đổi nhiều qua mật độ gieo sạ, muốn đạt được năng suất cao, phải đảm bảo mật độ gieo trồng thích hợp. Theo Đào Thế Tuấn (1970) tăng mật độ, mở rộng diện tích lá xanh trên đơn vị diện tích trên một phạm vi nhất định sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tích lũy và tăng thêm chất khô, tăng hiệu suất sử 14 dụng ánh sáng, hạn chế chồi vô hiệu, tránh lãng phí chất dinh dưỡng, hạn chế tác hại cỏ dại. Theo Đinh Văn Lữ (1967, trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng 1987) tăng mật độ tức là tăng số bông trên đơn vị diện tích, nhưng làm giảm trọng lượng bông, giảm số hạt trên bông. Nhưng nếu có số bông nhỏ hơn 300 bông/m2 thì trọng lượng bông giảm chậm hơn sự tăng số bông. Vì vậy, năng suất tăng lên, lúc số bông lớn hơn 300 bông/m2 thì trọng lượng bông sẽ giảm nhanh, từ đó năng suất lúa bị giảm theo. Yoshida (1985; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Chuộng, 1987) cho rằng, ở quần thể lúa sạ việc đẻ nhánh chỉ xảy ra đến mật độ 300 cây/m2, tăng số cây lên nữa thì chỉ có thân cây chính phát triển cho ra bông. Trường hợp lúa gieo thẳng rất dễ dàng đạt 600 bông/m2 gấp hai lần số bông của ruộng cấy tốt. Nhưng ở lúa sạ số hạt trên bông sẽ thấp hơn lúa cấy nên dẫn đến số hạt trên mét vuông cũng có thể như nhau giữa lúa cấy và lúa sạ. Nhìn chung, mật độ sạ cũng có tác động đáng kể đến năng suất cuối cùng của lúa. Việc xác định mật độ sạ thích hợp cho từng giống, tưng vùng, từng mùa khác nhau sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất lúa. Mật độ tốt nhất sẽ cho năng suất cao nhất, tăng hay giảm mật độ đều làm cho năng suất giảm theo (Nguyễn Thị Chuộng, 1987). 15 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 PHƢƠNG TIỆN 2.1.1 Thời gian và địa điểm Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Thu Đông năm 2012 (từ tháng 08/2012 đến tháng 11/2012). Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Giống: Giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là OM 5451 được Viện Lúa ĐBSCL chọn từ tổ hợp lai (Jasmine 85/OM 2490), là giống lúa được bà con nông dân ưa thích trong vài năm gần đây và được canh tác khá nhiều tại các vùng trồng lúa. 16 Giống lúa OM 5451 có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày trong vụ Hè Thu và 8893 ngày trong vụ Đông Xuân, trổ tập trung, chiều cao cây từ 95-100 cm. Đây là giống lúa có dạng hình đẹp, tương đối cứng cây, khả năng đẻ nhánh khá, bông đóng hạt dày, tỷ lệ lép thấp, hạt gạo dài, trong và ít bạc bụng, cơm mềm. Giống lúa OM 5451 chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá khá, năng suất khá cao và ổn định trong cả hai vụ, đạt trung bình 5-8 tấn/ha. Phân bón: Urea (46% N), DAP (18-46-0),NPK (20-20-15) Thuốc bảo vệ thực vật : Nominee 10SC, Anvil 5SC, Tilt super 300EC… Dụng cụ: thước đo, máy đo: ẩm độ, pH, cân điện tử, cân đồng hồ... 2.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.2.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố, ba nghiệm thức, ba lần lặp lại, diện tích mỗi lô 20 m2 (4 x 5 m). Các nghiệm thức được kí hiệu như sau: Nghiệm thức 1: sạ theo nông dân 200 kg giống/ha (đối chứng). Nghiệm thức 2: sạ 150 kg giống/ha. Nghiệm thức 3: sạ 100 kg giống/ha. Rep 1 1 2 3 Rep 2 3 1 2 Rep 3 2 3 Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 17 1 2.2.2 Kỹ thuật canh tác Sau khi thu hoạch lúa khoảng 1 tuần thì tiến hành làm đất, cày ải, làm phẳng và tiến hành sạ.  Bón phân với công thức: 100 N-60 P2O5-30 K2O. + Bón thúc cây con sau sạ 10-15 ngày: 1/5 N và toàn bộ P2O5 + Bón thúc đẻ nhánh sau sạ 20-25 ngày: 2/5 N. + Bón đón đòng sau sạ 40- 45 ngày: 2/5 N + và toàn bộ K2O. Lúa được 15 ngày tiến hành dặm. Phun thuốc khi sâu bệnh xuất hiện. Giữ mực nước trong ruộng khoảng 10 cm đến 30 ngày sau sạ thì rút cạn nước khoảng 7 ngày, sau đó cho nước vào và giữ đến trước khi thu hoạch khoảng một tuần thì rút cạn nước. Khi lúa chín được 85-90% số hạt chắc trên bông thì tiến hành thu hoạch. 2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi 2.2.3.1 Các chỉ tiêu nông học Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 20 ngày sau sạ (NSS) và kết thúc lúc thu hoạch lúa. Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm, mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu. Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá (hoặc bông) cao nhất của cây lúa. Số chồi/m2: đếm số chồi (chồi có 3 lá trở lên) ở tất cả các khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2. Chiều dài bông (cm): được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung chỉ tiêu của từng lô để đo, đo từ cổ bông đến cuối bông. 2.2.3.2 Năng suất và các thành phần của năng suất Năng suất được lấy vào cuối vụ. Số bông/m2: được ghi nhận bằng cách đếm số bông có trong 3 khung của mỗi lô từ đó qui ra số bông /m2. Tổng số hạt trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung của từng lô đếm số hạt. Từ đó qui ra số hạt trên bông. Số hạt chắc trên bông: cũng được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi khung của từng lô đếm số hạt chắc. Từ đó qui ra số hạt chắc trên bông. 18 Trọng lượng 1000 hạt: được cân và tính trên cơ sở ẩm độ 14%.  Năng suất thực tế: thu hoạch toàn bộ ở mỗi lô, phơi khô, tách lép, cân trọng lượng, đo độ ẩm và tính năng suất (tấn/ha) ở ẩm độ 14%.  Năng suất lý thuyết: thu hoạch ở các khung lấy chỉ tiêu nông học NSLT = Số bông trên mét vuông x Số hạt chắc trên bông x Trọng lượng 1000 hạt x 10-5 (tấn/ha). 2.2.4 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại chính. Tính chống chịu sâu bệnh đánh giá theo thang điểm của tiêu chuẩn ngành khảo nghiệm giống lúa 10 TCN 558-2002 và thang điểm chuẩn của IRRI (1988). Số liệu được đánh giá theo cảm quang ngoài đồng. Các đối tượng được theo dõi bao gồm: * Bệnh đạo ôn cổ bông Thang điểm để đánh giá bệnh đạo ôn cổ bông của IRRI (1988) Cấp 0: Không thấy vết bệnh hoặc chỉ thấy vết bệnh trên vài cuống bông. Cấp 1: Vết bệnh có trên vài cuống bông hoặc trên gié cấp 2. Cấp 3: Vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông. Cấp 5: Vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở dưới trục bông. Cấp 7: Vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông có hơn 30% hạt chắc. Cấp 9: Vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%. * Đổ ngã Ghi nhận từ khi hạt vào chắc đến chín Cấp 1: Cây thẳng đứng. Cấp 3: 50% cây hơi xiên. Cấp 5: 75% cây hơi xiên. Cấp 7: 75% cây ngã. Cấp 9: tất cả cây đều ngã. * Rầy nâu Thang đánh giá khả năng phản ứng với rầy nâu (IRRI, 1988). Cấp 0: không bị hại. Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây. Cấp 3: lá biến vàng nhưng chưa bị cháy rầy. 19 Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nữa số cây bị cháy rầy, còn lại lùn nặng. Cấp 7: hơn một nữa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. Cấp 9: tất cả cây bị chết. 2.3 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU Sử dụng chương trình EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ. Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để tính toán thống kê các kết quả thí nghiệm, phân tích phương sai ANOVA để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh các cặp trung bình bằng phương pháp kiểm định LSD. 20 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện tự nhiên ở ruộng sản suất của nông dân nên sự ảnh hưởng lên các nghiệm thức là như nhau. Sự hạn chế của nước tưới trong các giai đoạn sinh trưởng và chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết. Ảnh hưởng của mưa và nắng nóng xen kẻ trong suốt giai đoạn sinh sản. Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.1 cho thấy các đối tượng bệnh hại và sâu hại xảy ra ở mức độ không đáng kể. Bệnh đạo ôn xuất hiện từ lúc 40 ngày sau khi sạ đến khi lúa chín với mức độ gây hại ở cấp 1. Đồng thời rầy nâu xuất hiện và gây hại ở cấp 1 nhưng không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa do nông dân phun xịt kịp thời. Chuột bắt đầu gây hại từ lúc 40 ngày sau sạ đến thu hoạch. Hầu như tất cả các nghiệm thức đều bị chuột cắn phá nhưng ở mức độ nhẹ, tỷ lệ bị gây hại xảy ra nhiều nhất ở nghiệm thức 200 kg/ha. Tất cả các nghiệm thức đều không có vấn đề đổ ngã (Bảng 3.1). Bảng 3.1 Tình hình sâu bệnh của giống lúa OM 5451 trong vụ Thu Đông 2012 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Mật độ sạ (kg/ha) Đạo ôn (cấp) Đổ ngã (%) Rầy nâu (cấp) Chuột hại (%) 200 1 0 1 5 150 1 0 1 0 100 1 0 1 0 3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA. 3.2.1 Chiều cao cây lúa Thời điểm 20 NSS chiều cao cây lúa dao động từ 29,19 cm đến 30,43 cm và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Tuy nhiên, cây lúa ở giai đoạn 40 NSS thì chiều cao cây biến động từ 49,75 cm đến 55,47 cm và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức.Vào thời điểm 60 NSS thì chiều cao 21 cây lúa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức, cao nhất là nghiệm thức sạ 200 kg/ha (94,09 cm) và thấp nhất la nghiệm thức sạ 100 kg/ha (87,53 cm). Giai đoạn 80 NSS thì chiều cao cây dao động từ 88,73 cm đến 95,04 cm và không khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Bảng 3.2 Chiều cao (cm) của giống lúa OM 5451 trong vụ Thu Đông 2012 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Mật độ sạ (kg/ha) Ngày sau sạ 20 40 60 80 200 30,43 55,47 a 94,09a 95,04 150 30,39 50,97 b 88,35ab 90,34 100 29,19 49,75 b 87,53b 88,73 F ns * * ns 2,64 2,29 3,21 CV (%) 7,04 Ghi chú:Trong cùng một cột, các số có cùng một chữ theo sau không khác biệt có ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD, ns: không khác biệt thống kê, *: khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng chiều cao cây lúa tăng dần từ khi sạ đến trổ hoàn toàn. Giai đoạn từ 30-40 ngày sau khi sạ cây lúa gần như đạt số chồi tối đa, tập trung dinh dưỡng chuyển sang giai đoạn sinh sản, chiều cao cây lúa tăng rõ rệt do sự tăng trưởng của các lóng trên cùng và chiều cao cây tăng nhanh nhất vào giai đoạn làm đòng đến trổ hoàn toàn. Sau đó cây lúa đi vào ổn định cho đến lúc thu hoạch. Chiều cao cây lúa là một đặc tính hình thái quan trọng rất được các nhà tạo giống quan tâm. Trong quá trình canh tác, nếu biết được chiều cao cây thì sẽ bố trí được mùa vụ thích hợp để tránh các ảnh hưởng của khí hậu thời tiết. Theo Võ Tòng Xuân (1979) chiều cao cây là một đặc điểm thực vật quan trọng gắn liền với sự đổ ngã của cây lúa. Chiều cao cây lúa từ 80-100 cm được coi là lý tưởng về năng suất. Do đó các nghiệm thức trên đều đạt chiều cao cây lý tưởng. 3.2.2 Số chồi trên mét vuông Qua số liệu thống kê ở Bảng 3.3 cho thấy cây lúa ở 20 NSS số chồi/m2 ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha là cao nhất (775 chồi/m2) có sự khác biệt so với các nghiệm thức còn lại ở mức ý nghĩa 1% qua phân thích thống kê. Giai đoạn 40 NSS cây lúa đạt số chồi cao nhất, ở nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha có số chồi tăng nhiều nhất từ 481 chồi/m2 22 ở giai đoạn 20 NSS lên 758 chồi/m2 (tăng 338 chồi/m2). Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha số chồi tăng ít nhất từ 775 chồi/m2 ở giai đoạn 20 NSS lên 819 chồi/m2 ở giai đoạn 40 NSS (tăng 44 chồi/m2). Giai đoạn 60-80 NSS số chồi/m2 giảm do chồi vô hiệu chết đi và chỉ còn lại chồi hữu hiệu. Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có số chồi/m2 cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha. Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha có số chồi/m2 cao nhất chủ yếu là từ thân chính của cây lúa. Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến số chồi/m2 của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ngày sau sạ Mật độ sạ (kg/ha) 20 40 60 80 200 (ĐC) 775a 819 802a 613a 150 685b 775 723b 538b 100 481c 758 643c 520b F CV (%) ** 3,39 ns 4,08 * 2,15 ** 1,39 `Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, ns khác biệt không có ý nghĩa thống kê, * khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%, ** khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%. Cây lúa đạt số chồi tối đa vào giai đoạn khoảng 40 NSS đối với những giống có thời gian sinh trưởng 100 ngày. Sau đó, cây lúa chuyển sang giai đoạn sinh sản, số chồi giảm dần và ổn định từ giai đoạn trổ đến chín. Theo Yoshida (1981) cho rằng, khả năng nhảy chồi là do đặc tính giống nhưng sự nở bụi nhiều hay ít còn bị tác động bởi điều kiện môi trường như mật độ sạ, đất đai, dinh dưỡng, nước, kỹ thuật canh tác,… Đồng thời khả năng nhảy chồi là nhân tố quan trọng tạo nên số chồi tối đa của cây lúa. Trong ruộng lúa, chế độ chăm sóc và điều kiện dinh dưỡng là như nhau. Trong điều kiện sạ thưa, quá trình nhảy chồi nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng, ánh sáng nên được thúc đẩy mạnh để làm tăng số chồi hữu hiệu hình thành. Ngược lại, trong điều kiện sạ dày số chồi cũng gia tăng theo mật độ dẫn đến xuất hiện những chồi nhỏ, yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với các chồi khác nên sẽ tự chết đi hoặc không thể cho bông gọi là chồi vô hiệu và làm giảm số chồi hình thành của cây lúa (Đào Thế Tuấn, 1970). 23 3.2.3 Chiều dài bông Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy, chiều dài bông dao động từ 20,68 cm đến 20,79 cm không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức. Bảng 3.4 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến chiều dài bông qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012. Mật độ sạ (kg/ha) Chiều dài bông (cm) 200 (ĐC) 150 100 F CV (%) 20,68 20,69 20,79 ns 1,82 Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, * khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%. Chiều dài bông là một yếu tố ít biến động, tuy nhiên thay đổi tùy theo giống, vùng canh tác và kỹ thuật canh tác. Nhìn chung, chiều dài bông thường có liên quan đến số hạt trên bông, đây là hai yếu tố quyết định năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Nguyễn Ngoc Đệ (2009) còn cho rằng, trong thời kỳ phân hóa đòng và hình thành bông nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn lại. Trong điều kiện sạ thưa thì cây lúa có khuynh hướng nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, các sản phẩm quang hợp được tích lũy, bông lúa trổ thoát khỏi đòng dẫn đến bông lúa sẽ dài hơn trong điều kiện sạ dày.Kết quả của Trần Thị Sửu (1986) cũng cho rằng mật độ sạ càng cao thì chiều dài bông càng giảm. Sạ thưa có số bông/m2 ít hơn sạ dày nhưng chiều dài bông cao hơn so với sạ dày (Trịnh Quang Khương, 2010). 3.3 ẢNH HƢỞNG MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT 3.3.1 Các thành phần năng suất 3.3.1.1 Số bông trên đơn vị diện tích (bông/m2) Kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy số bông trên mét vuông giữa các nghiệm thức có sự khác biệt về thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Nghiệm thức sạ 200 kg/ha có số bông trung bình trên mét vuông cao nhất (613 bông/m2) và nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số bông trên mét vuông trung bình thấp nhất (520 bông/m2). 24 Bảng 3.5 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số bông/m2 , Số hạt/ bông, Số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc(%) của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012 . Số bông/m Số hạt/bông Số hạt chắc/bông 200 (ĐC) 613a 86 73c 85,33b 150 538b 92 81b 88,33a 100 520b 95 86a 90,67a F CV (%) ** 1,39 ** 3,42 * 2,60 ** 1,19 Mật độ sạ (kg/ha) 2 Tỷ lệ hạt chắc (%) `Ghi chú: Những số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê, ns khác biệt không có ý nghĩa thống kê, * khác biệt có ý nghĩa thống kê 5%, ** khác biệt có ý nghĩa thống kê 1%. Số bông trên mét vuông là một trong bốn yếu tố cấu thành nên năng suất lúa. Theo Yoshida (1981), trong ruộng lúa số bông trên mét vuông phụ thuộc nhiều vào sự đâm chồi và được xác định phần lớn ở 10 ngày sau giai đoạn số chồi tối đa. Số bông trên mét vuông phụ thuộc vào mật độ gieo sạ và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng phân bón và chế độ nước. Số bông trên mét vuông tỷ lệ thuận với năng suất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Các giống lúa thấp cứng cây có số bông trên mét vuông trung bình phải đạt 500-600 bông/m2 đối với lúa sạ hoặc 350-450 bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể cho năng suất cao. Đối với nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg/ha và 150 kg/ha thì số bông được hình thành trên cả thân chính và những chồi được hình thành trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu, đối với nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg/ha thì số bông chỉ hình thành trên thân chính do những hạn chế trong giai đoạn nhảy chồi hữu hiệu. Như vậy, mật độ sạ ảnh hưởng lớn đến sự nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện tích, với mật độ sạ càng dày thì sẽ cản trở việc nhảy chồi hữu hiệu và dẫn đến làm ảnh hưởng đến sự hình thành số bông trên đơn vị diện tích, ngược lại sạ thưa sẽ tốt cho việc nhảy chồi hữu hiệu và hình thành số bông trên đơn vị diện tích. 3.3.1.2 Số hạt trên bông Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.5, cho thấy số hạt trên bông biến thiên từ 86 đến 95 hạt trên bông và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa các nghiệm thức. Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Nguyễn Ngọc Đệ (2009), cũng cho rằng 25 số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực, ngoài ra số hạt trên bông còn tùy thuộc vào số hoa được phân hóa và số hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Đối với những giống lúa bông to, kỹ thuật canh tác tốt, bón phân đầy đủ, chăm sóc đúng mức, thời tiết thuận lợi thì số hoa phân hóa càng nhiều, số hoa thoái hóa càng ít, nên số hạt cuối cùng trên bông cao. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt trên bông từ 80-100 hạt đối với lúa sạ hoặc 100-120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện Đồng bằng sông Cửu Long. 3.3.1.3 Số hạt chắc trên bông Số hạt chắc trên bông là yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến năng suất lúa. Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.5, cho thấy số hạt chắc trên bông có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Số hạt chắc trên bông đạt nhiều nhất ở nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha là 86 hạt thấp nhất là nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Nguyễn Ngọc Đệ (2009) cho rằng số hạt chắc trên bông càng cao thì năng suất lúa càng cao. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Đối với lúa sạ với mật độ dày thì sự cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng diễn ra mạnh do đó tinh bột tích lũy trong hạt bị hạn chế và sự vận chuyển tinh bột cũng gặp khó khăn do cây lúa thường mỏng manh và dễ đổ ngã khi cây lúa mang bông. Theo Nguyễn Thạch Cân (1997) và Lê Thị Dự (2000) số hạt chắc trên bông chịu nhiều tác động của môi trường và số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa và không phân hóa. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang và ctv. (2010), cũng cho rằng mật độ sạ có ảnh hưởng đến số hạt chắc trên bông và số hạt chắc trên bông đạt nhiều nhất ở nghiệm thức sạ mật độ 100 kg giống/ha. Kết quả của Trần Thị Sửu (1986) cũng cho rằng, sạ với mật độ càng dày thì số hạt chắc trên bông càng thấp so với trường hợp sạ thưa. Như vậy, mật độ sạ có ảnh hưởng rõ đến số hạt chắc trên bông và sạ với mật độ 100 kg giống/ha có số hạt chắc cao nhất. 3.3.1.4 Tỷ lệ hạt chắc (%) Tỷ lệ hạt chắc là yếu tố liên quan đến số hạt chắc/bông, kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ hạt chắc cao nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha (90,67%) khác biệt ý nghĩa ở mức 1% so với hai nghiệm thức còn lại và tỷ lệ hạt chắc thấp nhất ở nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha (85,33%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang và ctv. (2010), sạ hàng với mật độ 100 kg giống/ha cũng có tỷ lệ hạt chắc cao nhất so 26 với nghiệm thức sạ mật độ 50 kg giống/ha và với mật độ 200 kg giống/ha có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất. 3.3.1.5 Trọng lượng 1000 hạt Qua kết quả phân tích ở Bảng 3.6 cho thấy không có sự khác biệt về thống kê giữa các nghiệm thức. Trọng lượng hạt biến thiên từ 23,98-24,21g. Do trọng lượng 1000 hạt thường quyết định bởi đặc tính của giống, ngoài ra còn được quyết định vào thời kỳ phân hóa hoa đến khi chín nhưng quan trọng nhất là thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Như vậy, mật độ sạ chưa làm tăng trọng lượng 1000 hạt. Bảng 3.6 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến trọng lƣợng 1000 hạt(g), năng suất (tấn/ha) của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012. Mật độ sạ (kg giống/ha) 200 (ĐC) 150 100 F CV (%) Trọng lƣợng 1000 hạt (g) Năng suất lý thuyết Năng suất thực tế (tấn/ha) (tấn/ha) 24,21 24,21 23,98 ns 3,73 11,00 10,86 10,67 ns 3,27 6,20 6,27 6,43 ns 2,13 Ghi chú: ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê Trọng lượng 1000 hạt cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa nhưng ít biến động mà chủ yếu là do đặc tính di truyền của giống quyết định. Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung trong khoảng 20-30 g (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Trọng lượng 1000 hạt thường là đặc tính ổn định nhất của giống, đồng thời trọng lượng 1000 hạt còn được quyết định từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi chín nhưng quan trọng nhất là thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Trọng lượng 1000 hạt chủ yếu do đặc tính di truyền quyết định, điều kiện môi trường có ảnh hưởng phần nào đến thời kỳ giảm nhiễm (khoảng 18 ngày trước khi trổ) trên cỡ hạt khi vào chắc rộ (1525 ngày sau khi trổ) trên độ mẩy của hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), cho rằng trọng lượng 1000 hạt do hai bộ phận cấu thành: trọng lượng vỏ trấu và trọng lượng hạt. Thời gian quyết định kích thước vỏ trấu chủ yếu vào thời kỳ giảm nhiễm đến trổ bông. Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn vỏ trấu đạt kích thước lớn nhất thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước 27 trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Để tăng trọng lượng 1000 hạt, trước khi trổ bông cần bón thúc nuôi đòng để tăng kích thước vỏ trấu. Sau khi trổ cần tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt để quang hợp được tiến hành mạnh mẽ tích lũy được nhiều tinh bột thì khối lượng hạt sẽ cao. Như vậy, giảm mật độ sạ chưa làm tăng trọng lượng 1000 hạt. 3.3.2 Năng suất 3.3.2.1 Năng suất lý thuyết Kết quả thí nghiệm trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy năng suất lý thuyết của giống lúa OM 5451 dao động trong khoảng 10,67 đến 11,00 tấn/ha và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Năng suất lý thuyết được hình thành và chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố cấu thành năng suất như: số bông trên mét vuông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Các thành phần năng suất này có quan hệ mật thiết với nhau, khi các thành phần năng suất này đạt tối hảo thì lúa sẽ đạt năng suất tối đa. Nếu một trong các yếu tố này bị ảnh hưởng thì năng suất lúa cũng sẽ bị ảnh hưởng (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009). Để nâng cao năng suất lúa cần có giải pháp làm tăng số hạt chắc trên bông. Số hạt chắc trên bông phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu, đất đai, chế độ dinh dưỡng và mật độ gieo sạ. Do đó, cần phải gieo sạ với mật độ thích hợp để đảm bảo số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông và trọng lượng 1000 hạt. Bên cạnh đó, việc tạo cho cây lúa phát triển tốt, không bị sâu bệnh và bón phân thích hợp, đặc biệt là tăng cường bón kali vào giai đoạn cuối cũng là nhân tố làm tăng tỷ lệ hạt chắc (Nguyễn Xuân Trường và ctv., 2000). 3.3.2.2 Năng suất thực tế Năng suất thực tế được trình bày ở Bảng 3.6 cho thấy năng suất biến động từ 6,20 tấn/ha đến 6,43 tấn/ha. Trong đó, nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha là 6,43 tấn/ha, kế đến là nghiệm thức sạ với mật độ 150 kg giống/ha là 6,27 tấn/ha và nghiệm thức sạ với mật độ 200 kg giống/ha là 6,20 tấn/ha. Tuy nhiên, giữa 3 mật độ sạ năng suất thực tế không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Theo Trần Thị Sửu (1986) sạ với mật độ khác nhau thì cho năng suất khác nhau. Tuy nhiên, giữa các nghiệm thức vẫn không có sự khác biệt nhau qua phân tích thống kê. Kết quả của Nguyễn Trường Giang và ctv. (2010) cũng cho rằng sạ với mật độ 200 kg giống/ha cho năng suất thấp nhất. Ở ĐBSCL, những nghiên cứu về mật độ sạ đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ ở mật độ 200 kg giống/ha (Trịnh Quang Khương, 2010). 28 Qua kết quả cho thấy, việc gia tăng mật độ sạ làm tăng số bông/m2 và làm giảm tỷ lệ hạt chắc, giảm trọng lượng hạt nên đã làm giảm năng suất thực tế khi sạ ở mật độ cao ở nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha. Tuy nhiên, sự hợp lý của các thành phần năng suất ở nghiệm thức sạ 100 kg giống/ha đã làm cho năng suất thực tế cao tương đương với sạ ở mật độ 200 kg giống/ha. Điều này phù hợp với các nghiên cứu về ảnh hưởng mật độ sạ đến năng suất lúa trước đó (Nguyễn Văn Luật và ctv., 1998, 1999). 3.3 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ Khi thay đổi mật độ gieo sạ trên cùng nền đất canh tác trong suốt mùa vụ thì các yếu tố như thời tiết, dịch hại tác động là như nhau và lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng cũng như nhau, chỉ có mỗi lượng giống là thay đổi. Và các yếu tố giống, lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là nguồn chi phí bắt buộc người nông dân phải đầu tư cho mỗi mùa vụ canh tác. Khi lượng giống giảm thì tổng chi phí đầu tư cho mùa vụ cũng giảm rõ rệt. Kết quả trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy ở nghiệm thức sạ với mật độ 100 kg giống/ha và nghiệm thức sạ 150 kg giống/ha sẽ giảm được một lượng giống lần lượt là 100 kg giống/ha và 50 kg giống/ha so với nghiệm thức sạ 200 kg giống/ha. Như vậy, khi sạ ở mật độ 100 kg giống/ha sẽ tiết kiệm được 100 kg giống. Nông dân sẽ tiết kiệm được 1.000.000 đồng chi phí đầu tư trên một hecta so với khi sạ ở mật độ 200 kg/ha. Tổng thu tăng khi năng suất cao hơn nghiệm thức đối chứng là 1.100.000 đồng/ha. Cuối cùng lợi nhuận tăng thêm là 2.100.000 đồng/ha. 29 Bảng 3.7 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến hiệu quả kinh tế của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012. Chỉ tiêu Giá giống lúa (đồng/kg) Mật độ sạ (kg/ha) 200 (ĐC) 150 100 10.000 10.000 10.000 - 500.000 1.000.000 6,20 6,27 6,40 - 0,07 0,20 5.500 5.500 5.500 Tổng chi giảm (đồng/ha) - 500.000 1.000.000 Tổng thu tăng (đồng/ha) - 385.000 1.100.000 885.000 2.100.000 Chi phí giảm giống (đồng/ha) Năng suất (tấn/ha) Năng suất tăng (tấn/ha) Giá lúa bán (đồng/kg) Lợi nhuận tăng thêm (đồng/ha) Năng suất tăng = Năng suất từng nghiệm thức - Năng suất đối chứng Lợi nhuận tăng thêm = Tổng chi giảm + Tổng thu tăng. 30 CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN - Sạ với mật độ 200 kg giống/ha có số chồi/m2, số bông/m2 cao nhất nhưng chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất lại thấp nhất. Không đem lại hiệu quả kinh tế khi không giảm được chi phí cho sản xuất. - Sạ với mật độ 150 kg giống/ha có số chồi/m2 và số bông/m2 thấp hơn sạ 200 kg giống/ha nhưng chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất thì cao hơn. Hiệu quả kinh tế cao hơn khi lợi nhuận tăng thêm 885.000 đồng/ha. - Sạ với mật độ 100 kg giống/ha cho số chồi/m2, số bông/m2 thấp nhất nhưng chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất cao nhất. Hiệu quả kinh tế cao nhất khi lợi nhuận tăng thêm 2.100.000 đồng/ha 4.2 ĐỀ NGHỊ Có thể khuyến cáo nông dân xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh áp dụng biện pháp sạ thưa với mật độ 100 kg giống/ha nhưng vẫn đảm bảo đạt được năng suất cao, giảm chi phí góp phần tăng hiệu quả kinh tế. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO Asai T., Nagai M., Aoki K., and Nishikawa K. 1998. The late season cultivation of rice in flooded paddy field at the Shizouka University Farm. Ministry of Agriculture and Forestry, Tokyo. 117 – 119. Bùi Chí Bửu. 2010. Một số vấn đề cần biết về gạo xuất khẩu. Viện Lúa Đồng Bằng Bùi Huy Giáp. 1980. Lúa Việt Nam trong vùng lúa Nam và Đông Nam châu Á. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Đinh Thế Lộc. 2006. Giáo trình kỹ thuật trồng lúa. Nhà xuất bản Hà Nội. Đỗ Ánh. 2003. Độ phì nhiêu đất và dinh dưỡng cây trồng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Đường Hồng Duật. 2002. Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón. Nhà xuất bản Hà Nội.Trang 94-97. Hill J. C., Bayer D. E., Bocchi S., and Champeet W. S. 1990. Direct seeded rice in the temperate climates of Australia, Italia and North America. Enfile N. H. (USA) and Los Banos (Philipphines): Science Publishers, Inc., and IRRI. pp. 155-161. Hiraoka H. 1996. On the progress and features in the west seeded rice cultivation in Hoshikawa K. 1989. The Growing Rice Plant: An Anatomical Monograph,Nobunkyo, Tokyo. Moomaw J. C. and B. S. Vergara, (1965), “The environment of tropical rice production”, In: The mineral nutrition of the riceplant, The Johns Hopkins Press, Baltimore, pp. 3-13. Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài. 2004. Giáo trình dinh dưỡng khoáng cây trồng. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề và Hà Công Vượng. 1997. Giáo trình cây lương thực, tập 1- Cây lúa. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Nguyễn Minh Huy. 2011. Khảo sát một số đặc tính vật lý trên hai nhóm đất phù sa ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Luận văn cao học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Ngọc Đệ và Phạm Thị Phấn. 2004. Nghiên cứu xây dựng quy trình thâm canh tổng hợp cho nhóm lúa thơm xuất khẩu tại vùng ven biển cao ở ĐBSCL (2002-2004). Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Hệ Thống Canh Tác ĐBSCL. Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Ngọc Đệ. 2009. Giáo trình cây lúa. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thành Hối. 2003. Năng suất lúa Hè Thu và vấn đề ngộ độc chất hữu cơ. Kỹ yếu hội thảo ”Biện pháp nâng cao năng suất lúa Hè Thu ở Đồng bằng sông Cửu Long” ngày 10/01/2003 tại Khoa Nông Nghiệp-Trường Đại Học Cần Thơ, trang 26-35. Nguyễn Thành Hối. 2011. Đề cương bài giảng Cây lúa. Trường Đại học Cần Thơ. 32 Nguyễn Thị Chuộng. 1987. Ảnh hưởng hai mật độ sạ sáu liều lượng phân đạm-lân trên năng suất lúa IR64 vu Đông Xuân 1986-1987 tại Châu Thành-An Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Tiến Huy (1999). Cây lúa cho năng suất cao, Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Nguyễn Trường Giang. 2010. Ảnh hưởng mật độ gieo sạ đến năng suất lúa MTL645 trong vụ Hè Thu năm 2010 tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại họcTrường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Hoan. 2003. Cẩm nang cây lúa. Thâm canh cây lúa cao sản. Tập 1 Nhà xuất bản nông thôn. Nguyễn Văn Luật. 2001. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Nguyễn Xuân Trường, 2004. Ảnh hưởng của ba mức độ vùi rơm rạ vào đất đến sinh trưởng và năng suất lúa hè thu 2003 trên đất phèn nặng xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang Giang. Luận văn tốt nghiếp đại học, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD ,Đại Học Cần Thơ .Trang 15-35. Phạm Sĩ Tân. 2009. Bón phân cho lúa ngắn ngày vùng phù sa ngọt đồng bằng sông Cửu Long. Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2009. Phạm Văn Kim. 2000. Giáo trình các nguyên lý bệnh hại cây trồng. Khoa Nông Nghiệp. Trường Đại Học Cần Thơ. Tanaka A. 1965. “Examples of plant performance”, In: The Mineral Nutrition of the Rice Plant, Proceedings of a Symposium at IRRI, Feb, 1964, Johns Hopkins University Press, Baltimore, pp. 37-49. Tôn Thất Trình. 1968. Kỹ thuật trồng lúa cải thiện. Viện Đại Học Cần Thơ xuất bản. Trang 99-116. Trần Thị Ngọc Huân, Trịnh Quang Khương, Phạm Sỹ Tân VÀ Hiraoka. 1999. Phân tích tương quan hệ số Path năng suất và thành phần năng suất lúa sạ thẳng dưới ảnh hưởng của mật độ sạ. Tạp chí Omonrice số 7/1999. Trang 85-90. Trịnh Quang Khương. 2010. Cải thiện canh tác bằng biện pháp luân canh, điều chỉnh mật độ sạ, lượng phân đạm và quản lý nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Luận án tiến sĩ, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, Đại Học Cần Thơ. Trang 5-18. Yoshida S. 1981. Fundamental of rice crop science, International rice reseasch institute, Los Banos, Laguana, Philippines. 33 PHỤ CHƢƠNG Phụ chƣơng 1: Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 20 ngày tuổi của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 3,024 1,512 0,339 0,731 Nghiệm thức 2 2,996 1,498 0,336ns 0,733 Sai số 4 17,844 4,461 Tổng 9 8125,065 CV. (%) (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê 7,04 Phụ chƣơng 2: Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 40 ngày tuổi của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 13,625 6,812 3,613 0,127 Nghiệm thức 2 54,457 27,228 14,442* 0,015 Sai số 4 7,542 1,885 Tổng 9 24467,816 CV. (%) (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% 2,64 Phụ chƣơng 3: Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 60 ngày tuổi của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 10,720 5,360 1,255 0,378 Nghiệm thức 2 76,686 38,343 8,979* 0,033 Sai số 4 17,082 4,271 Tổng 9 72660,601 CV. (%) 2,29 (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Phụ chƣơng 4: Phân tích ANOVA về chiều cao cây lúc 80 ngày tuổi của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 8,909 4,454 0,518 0,631 Nghiệm thức 2 64,372 32,186 3,741ns 0,121 Sai số 4 34,418 8,605 Tổng 9 75249,474 CV. (%) (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê 3,21 Phụ chƣơng 5: Phân tích ANOVA về số chồi lúc 20 ngày tuổi của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 2318,222 1159,111 2,413 0,205 Nghiệm thức 2 136408,222 68204,111 141,960** 0,000 Sai số 4 1921,778 480,444 Tổng 9 3913307,000 CV. (%) (**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 3,39 Phụ chƣơng 6: Phân tích ANOVA về số chồi lúc 40 ngày tuổi của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 2020,222 1010,111 0,989 0,448 Nghiệm thức 2 5876,222 2938,111 2,877ns 0,168 Sai số 4 4085,111 1021,278 Tổng 9 5547022,000 CV. (%) 4,08 (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê Phụ chƣơng 7: Phân tích ANOVA về số chồi lúc 60 ngày tuổi của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 402,667 201,333 0,834 0,498 Nghiệm thức 2 37922,000 18961,000 78,568** 0,001 Sai số 3 965,333 241,333 Tổng 9 4739514,000 CV. (%) (**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 2,15 Phụ chƣơng 8: Phân tích ANOVA về số bông/m2 của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 174,222 87,111 1,352 0,356 Nghiệm thức 2 14486,222 7243,111 112,393** 0,000 Sai số 4 257,778 64,444 Tổng 9 2812732,000 CV. (%) (**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 1,39 Phụ chƣơng 9: Phân tích ANOVA chiều dài bông của lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng F Xác suất Lặp lại 2 0,520 0,260 1,829 0,273 Nghiệm thức 2 0,024 0,012 0,086ns 0,919 Sai số 4 0,569 0,142 Tổng 9 3864,980 CV. (%) 1,82 (ns) khác biệt không ý nghĩa thống kê Phụ chƣơng 10: Phân tích ANOVA về số hạt/bông của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 26,889 13,444 1,375 0,351 Nghiệm thức 2 136,222 68,111 6,966* 0,050 Sai số 4 39,111 9,778 Tổng 9 75644,000 CV. (%) (*) khác biệt ở mức ý nghĩa 5% 3,42 Phụ chƣơng 11: Phân tích ANOVA về số hạt chắc/bông của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 40,651 20,326 4,597 0,092 Nghiệm thức 2 262,589 131,294 29,696** 0,004 Sai số 4 17,685 4,421 Tổng 9 59012,448 CV. (%) (**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1% 2,60 Phụ chƣơng 12: Phân tích ANOVA về tỷ lệ hạt chắc của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 3,556 1,778 1,600 0,309 Nghiệm thức 2 42,889 21,444 19,300** 0,009 Sai số 4 4,444 1,111 Tổng 9 69923,000 CV. (%) 1,19 (**) khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Phụ chƣơng 13: Phân tích ANOVA về trọng lượng 1000 hạt của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 0,816 0,408 0,504 0,638 Nghiệm thức 2 0,109 0,054 0,067ns 0,936 Sai số 4 3,240 0,810 Tổng 9 5245,442 CV. (%) (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê 3,73 Phụ chƣơng 14: Phân tích ANOVA về năng suất lý thuyết của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 0,955 0,478 3,802 0,119 Nghiệm thức 2 0,168 0,084 0,668ns 0,562 Sai số 4 0,503 0,126 Tổng 9 1060,044 CV. (%) (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê 3,27 Phụ chƣơng 15: Phân tích ANOVA về năng suất thực tế của giống lúa OM 5451 thí nghiệm tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh vụ Thu Đông 2012. Nguồn biến động Độ tự do Tổng bình phƣơng Trung bình bình phƣơng Giá trị F Xác suất Lặp lại 2 0,116 0,058 3,250 0,145 Nghiệm thức 2 0,062 0,031 1,750ns 0,284 Sai số 4 0,071 0,018 Tổng 9 356,200 CV. (%) 2,13 (ns) không khác biệt ý nghĩa thống kê. [...]... của giống lúa OM 5451 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, vụ Thu Đông 2012 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến số chồi qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến chiều dài bông qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa. .. sinh trƣởng của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012 Ảnh hƣởng của mật độ sạ đến số bông/m2, Số hạt/ bông, Số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc(%) của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến trọng lƣợng 1000 hạt(g), năng suất (tấn/ha) của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến hiệu quả kinh tế của giống OM 5451 vụ Thu Đông 2012 ix Trang 21 22 23 24... lại chồi hữu hiệu Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ ha có số chồi/m2 cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức sạ 100 kg giống/ ha Nghiệm thức sạ 200 kg giống/ ha có số chồi/m2 cao nhất chủ yếu là từ thân chính của cây lúa Bảng 3.3 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến số chồi/m2 của giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Ngày sau sạ Mật độ sạ (kg/ha) 20 40 60 80 200 (ĐC)... trong vụ Thu Đông năm 2012 (từ tháng 08 /2012 đến tháng 11 /2012) Địa điểm: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Giống: Giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là OM 5451 được Viện Lúa ĐBSCL chọn từ tổ hợp lai (Jasmine 85 /OM 2490), là giống lúa được bà con nông dân ưa thích trong vài năm. .. 3.1 Tình hình sâu bệnh của giống lúa OM 5451 trong vụ Thu Đông 2012 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Mật độ sạ (kg/ha) Đạo ôn (cấp) Đổ ngã (%) Rầy nâu (cấp) Chuột hại (%) 200 1 0 1 5 150 1 0 1 0 100 1 0 1 0 3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA 3.2.1 Chiều cao cây lúa Thời điểm 20 NSS chiều cao cây lúa dao động từ 29,19 cm đến 30,43 cm và khác... độ sạ đến năng suất giống lúa OM 5451 vụ Thu Đông 2012 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh được thực hiện nhằm xác định mật độ sạ thích hợp làm cơ sở khuyến cáo cho nông dân trong sản xuất lúa 1 CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CÂY LÚA 1.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố có tác động quyết định lên tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh hay chậm, tốt hay xấu Ở nhiệt độ. .. (Nguyễn Ngọc Đệ,2009) Phương pháp này có ưu điểm tranh thủ thời vụ, hạn chế cỏ dại, song lại dễ mất mật độ do ốc bươu vàng, cua, cá ăn mất hạt giống, lúa hay bị rong rêu bám, cây lúa mảnh 1.5.2 Ảnh hƣởng của mật độ gieo sạ đến sinh trƣởng và năng suất lúa * Ảnh hưởng của mật độ sạ đến sự sinh trưởng của lúa Trong điều kiện sạ hàng, quần thể lúa sạ có những đặc điểm khác với ruộng cấy về phương diện dinh... nghiệm thức sạ 100 kg/ha (87,53 cm) Giai đoạn 80 NSS thì chiều cao cây dao động từ 88,73 cm đến 95,04 cm và không khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức Bảng 3.2 Chiều cao (cm) của giống lúa OM 5451 trong vụ Thu Đông 2012 tại xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh Mật độ sạ (kg/ha) Ngày sau sạ 20 40 60 80 200 30,43 55,47 a 94,09a 95,04 150 30,39 50,97 b 88,35ab 90,34 100 29,19 49,75... kiện mật độ càng thưa, đất càng tốt, phân càng nhiều, nước đầy đủ thì tỷ lệ số nhánh trong quần thể tăng càng lớn, đến thời kỳ đẻ rộ số chồi đạt cao nhất Trong một phạm vi nhất định thì mật độ không ảnh hưởng nhiều Nhưng nếu trong điều kiện mật độ quá thưa, lúa chưa kín hàng thì việc tăng mật độ là thích hợp * Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lúa Từ những năm đầu của thập niên 80, các nước trồng lúa. .. khả năng cạnh tranh giữa lúa và cỏ dại (Fajando và Moody, 1990) Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL đã thực hiện nhiều thí nghiệm về điều chỉnh mật độ sạ và phương pháp sạ, các kết quả cho thấy nếu ruộng lúa bằng phẳng, quản lý nước tốt, khi gieo hàng ở mật độ 75-125 kg lúa giống/ ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn so với sạ lan ở mật độ 200-250 kg lúa giống/ ha (Bùi Thị Thanh Tâm, 2004) Thường năng suất của

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan