1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nuôi kết hợp rong đá (najas sp.) và rong câu (gracilaria sp.) với tôm thẻ chân trắng (litopeneaus vannamei) ở các mật độ khác nhau

41 585 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 708,57 KB

Nội dung

Bốn nghiệm thức còn lại với mỗi mật độ tôm thẻ được nuôi kết hợp với rong câu Gracilaria sp.. Giới thiệu Sự phát triển nhanh về nuôi trồng thủy sản thâm canh cá, tôm trong hệ thống nuôi

Trang 1

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA TH ỦY SẢN

ĐÀO THỊ THU TRANG

NUÔI KẾT HỢP RONG ĐÁ (Najas sp.) VÀ RONG CÂU (Gracilaria sp.) VỚI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopeneaus vannamei)

Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU

LU ẬN VĂN ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH H ỌC BIỂN

2013

Trang 2

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA TH ỦY SẢN

ĐÀO THỊ THU TRANG

LU ẬN VĂN ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH H ỌC BIỂN

NUÔI KẾT HỢP RONG ĐÁ (Najas sp.) VÀ RONG CÂU (Gracilaria sp.) VỚI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopeneaus vannamei)

Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU

CÁN B Ộ HƯỚNG DẪN

Ts NGUY ỄN THỊ NGỌC ANH

C ần Thơ 12/2013

Trang 3

a

LỜI CẢM TẠ

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Thủy sản đã hướng dẫn, dạy dỗ, bồi dưỡng và chỉ bảo cho tôi nhiều kiến thức hữu ích cũng như những kinh ngiệm thực tiễn trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Cần Thơ

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ hướng dẫn Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Lý Văn Khánh, quí Thầy Cô và các anh chị trong bộ môn kỹ thuật nuôi Hải sản đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Kim Liên cố vấn học tập, cùng tập thể lớp Sinh Học Biển K36 đã giúp đỡ và động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này

Sinh viên thực hiện

Đào Thị Thu Trang

Trang 4

500 con/ m3) là hai nghiệm thức đối chứng Bốn nghiệm thức còn lại với mỗi mật độ

tôm thẻ được nuôi kết hợp với rong câu (Gracilaria sp.) hoặc rong đá (Najas sp.) với

mật độ rong giống nhau (100g/120L tương ứng 833g/m3), ở độ mặn 10‰ Tôm thí nghiệm có khối lượng trọng lượng trung bình là 0,074g Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp theo nhu cầu ăn 4 lần/ngày trong thời gian 45 ngày

Kết quả thí nghiệm cho thấy tỉ lệ sống của tôm không ảnh hưởng bởi mật độ và

hệ thống nuôi, dao động 97-100% Tốc độ tăng trưởng của tôm ở nghiệm thức nuôi

kết hợp tôm với rong câu (Gracilaria sp.) hoặc rong đá (Najas sp.) cao hơn có ý nghĩa

(P<0,05) so với tôm nuôi đơn được tìm thấy ở cả hai mật độ nuôi Mật độ nuôi thấp thì tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn Hơn nữa, trong mô hình nuôi tôm kết hợp này thì hàm lượng NO2 và NH4-NH3 thấp hơn so với mô hình nuôi đơn ở cùng mật

độ Hệ số tiêu tốn thức ăn ở nghiệm thức nuôi kết hợp thấp hơn nghiệm thức nuôi đơn

và lượng thức ăn có thể giảm 23,2 – 28,1% Kết quả này cho thấy rằng rong câu

Gracilaria sp và rong đá Najas sp có thể sử dụng trong mô hình nuôi kết hợp với

tôm thẻ chân trắng giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và cải thiện được chất lượng nước

Trang 5

ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ a TÓM TẮT i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 8

1.1 Giới thiệu 8

1.2 Mục tiêu 9

1.3 Nội dung 9

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 10

2.1 Một số đặc điểm của rong đá 10

2.1.1 Phân loại 10

2.1.2 Phân bố 10

2.1.3 Môi trường sống 11

2.2 Một số đặc điểm của rong câu 12

2.2.1 Phân loại 12

2.2.2 Vòng đời của rong câu 12

2.2.3 Phân bố 13

2.2.4 Hình thái, cấu tạo 14

2.2.5 Môi trường sống 14

Trang 6

iii

2.2.6 Sinh trưởng 15

2.2.7 Thành phần sinh hóa của rong câu 16

2.3 Một số đặc điểm của tôm thẻ chân trắng 16

2.3.1 Phân loại 16

2.3.2 Phân bố 17

2.3.3 Môi trường sống 17

2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng 17

2.3.5 Đặc điểm sinh trưởng 18

2.3.6 Mật độ nuôi 18

2.4 Một số mô hình nuôi kết hợp tôm với rong biển 19

CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

3.1 Thời gian và địa điểm 22

3.2 Đối tượng nghiên cứu 22

3.3 Vật liệu nghiên cứu 22

3.3.1 Nguồn gốc rong đá, rong câu và tôm thí nghiệm 22

3.3.2 Dụng cụ và hóa chất dùng trong thí nghiệm 22

3.3.3 Nguồn nước thí nghiệm 22

3.4 Phương pháp nghiên cứu 23

3.4.1 Bố trí thí nghiệm 23

3.4.2 Hệ thống thí nghiệm: 23

3.4.3 Chăm sóc và quản lý 23

3.4.4 Thu thập số liệu 23

3.5 Các chỉ tiêu đánh giá tôm thí nghiệm 24

Trang 7

iv

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 24

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 25

4.1 Các yếu tố môi trường 25

4.1.1 Nhiệt độ 25

4.1.2 pH 25

4.1.3 Độ kiềm 26

4.1.4 Hàm lượng NO2- 26

4.1.5 Hàm lượng TAN 27

4.2 Tỉ lệ sống 28

4.3 Tăng trưởng về khối lượng 29

4.4 Tăng trưởng về chiều dài 30

4.5 Sinh khối của rong biển 32

4.6 Hệ số tiêu tốn thức ăn 32

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 34

5.1 Kết luận 34

5.2 Đề xuất 34

Trang 8

v

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1.1 Hình dạng rong đá (Najas sp.) 10

Hình 2.2.1 Hình dạng rong câu chỉ vàng (Gracilaria sp.) 12

Hình 2.2.2 Vòng đời của rong câu (Virge Kask, 2012) 13

Hình 4.1.4 Biến động hàm lượng NO2 theo thời gian nuôi 26

Hình 4.1.5 Biến động hàm lượng TAN (NH4+/NH3) theo thời gian 27

Hình 4.2 Tỉ lệ sống của tôm sau 45 ngày nuôi 28

Hình 4.3.1 Tăng trưởng về khối lượng của tôm theo thời gian nuôi 29

Hình 4.5 Khối lượng của rong câu và rong đá theo thời gian nuôi 32

Trang 9

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.2.7 Thành phần sinh hóa của rong câu 16

Bảng 4.1 Nhiệt độ, pH và độ kiềm trung bình trong thời gian thí nghiệm 25

Bảng 4.3 Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của tôm thí nghiệm 30

Bảng 4.4 Tăng trưởng về chiều dài của tôm theo thời gian 31

Bảng 4.6 Hệ số tiêu tốn thức ăn 33

Trang 10

FCR: Hệ số chuyển hóa thức ăn

DWG Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng

DLG Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài

SGR Tốc độ tăng trưởng tương đối

Trang 11

8

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1 Giới thiệu

Sự phát triển nhanh về nuôi trồng thủy sản thâm canh cá, tôm trong hệ thống nuôi đơn ở vùng nước lợ và ven biển đang gia tăng ở nước ta; từ đó có thể tác động xấu đến môi trường Việc cung cấp thức ăn cho tôm/cá nuôi trong hệ thống thâm canh đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải hữu cơ và chất dinh dưỡng gây ô nhiễm môi trường (Tổng Cục Thủy sản, 2012) Do đó, nhiều tổ chức và các cấp đang tập trung phát triển các mô hình nuôi bền vững Các đối tượng nuôi trong cùng một hệ thống có chuổi thức ăn khác nhau là cơ sở của

nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường (FAO, 2003; Neori et al., 2004)

Theo đánh giá về sự ô nhiễm nguồn nước từ nuôi tôm thâm canh ở khu vực Tây

Nam bộ nước ta của Pham Thi Anh et al (2010), đối với ao nuôi tôm sú thâm

canh, để nuôi được 1 tấn tôm thịt, môi trường tự nhiên phải gánh chịu 30 kg N và 3,7 kg P Một số nghiên cứu chứng minh rằng nuôi ghép 2 hoặc nhiều loài tương thích trong cùng một hệ thống; chúng có thể cùng sống trong cùng môi trường sống không cạnh tranh về thức ăn và không gian sống Bằng cách nuôi kết hợp tôm/cá với rong biển hoặc nhuyễn thể, chất thải của tôm/cá là nguồn phân hữu cơ cho rong hoặc thức ăn cho đối tượng khác trong hệ thống và như thế giúp cân bằng hệ sinh thái Lợi ích của hệ thống nuôi kết hợp rong biển với các đối tượng nuôi biển hoặc nhuyễn thễ để tái hấp thu chất dinh dưỡng thừa đóng vai trò quan

trọng trong phát triển bền vững nghề nuôi thủy sản ở vùng ven biển (Chopin et

al., 2001; FAO, 2003; Neori, 2007)

Rong câu (Gracilaria sp.) là chi rong có giá trị kinh tế lớn, phân bố rộng,

có sản lượng lớn nhất hiện nay Sống ở môi trường nước lợ, có biên độ dao động

độ mặn khá rộng 5-25‰ Ngoài giá trị xử lý môi trường, rong câu cũng là các đối tượng nuôi trồng có giá trị kinh tế cao ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, nên cũng là một nguồn thu nhập phụ của người nuôi trồng Mô hình kết hợp nuôi trồng rong câu trong ao xử lý nước thải từ ao hồ nuôi tôm sú công nghiệp có hiệu quả khá tốt trong việc giảm tải nguồn vật lơ lửng, muối dinh dưỡng vô cơ và dinh dưỡng hữu cơ, đồng thời làm sự giảm đáng kể sự phát triển của tảo trong nước (Quỳnh Quang Năng, 2004) Theo khảo sát của Trần Hưng Hải (2012) ở Thừa Thiên Huế đã nhận thấy rong câu nuôi ghép với các đối tượng thủy sản

Trang 12

9

khác như cá đối, tôm sú, cá dìa đã thu được kết quả khả quan và có tính bền vững cao

Rong đá (Najas sp.) được tìm thấy xuất hiện đồng thời hoặc xen kẻ với

rong bún và rong mền khá nhiều ở các thủy vực nước lợ ĐBSCL và phát triển xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa khi độ mặn giảm thấp (1-15‰) trong các ao, kênh tự nhiên, ao quảng canh… (Nguyễn Hoàng Duy (2011) Nghiên cứu của Nguyễn Minh Đương (2012) nhận thấy nuôi kết hợp tôm sú với rong đá thu được tăng trưởng và tỉ lệ sống tốt hơn rong bún và rong mền Hơn nữa, các ao nuôi tôm thâm canh mật độ nuôi cao thường gặp trở ngại về chất lượng nước Ở ĐBSCL, nuôi trồng và sử dụng các loài rong biển địa phương chưa được nghiên cứu nhiều và tài liệu nghiên cứu còn rất ít Vì thế, đề tài “Nuôi kết hợp rong đá

(Najas sp.) và rong câu (Gracilaria sp.) với tôm thẻ chân trắng (Litopeneaus vannamei) ở các mật độ khác nhau” được thực hiện

1.2 Mục tiêu

Đánh giá ảnh hưởng nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ khác nhau kết hợp một số loài rong đến tăng trưởng và chất lượng nước nhằm cung cấp cơ sở khoa học góp phần cho nghề nuôi tôm bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long

1.3 Nội dung

Nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng (Litopeneaus vannamei) với rong đá và

rong câu ở các mật độ khác nhau ở điều kiện nuôi trong bể

Trang 13

10

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Một số đặc điểm của rong đá

Rong đá (Najas sp.) có thân rong trụ tròn hay trụ dẹp, chi nhánh nhiều hay

ít tùy từng loài, ở phần thân thường có thân bó, từ đó mọc lên các thân cứng Rong có màu đỏ lục hoặc đỏ nâu, phổ biến ở môi trường nước ngọt, lợ (Nguyễn

Hữu Dinh & ctv., 1993)

Các loài thuộc giống Najas thường xuyên xuất hiện trong các hồ tự nhiên,

ao nước tĩnh, nơi ít bị ảnh hưởng bởi sóng, gió Theo một nghiên cứu so sánh về mức độ đa dạng sinh học trong các thủy vực và hồ lớn ở Pakistan, nhóm nghiên cứu kết luận về tính đa dạng các loài rong biển, và đánh giá được mức độ hiện

diện của Najas graminea Raffeneaa- Dehile ở các hồ tự nhiên cao hơn trong các

đập, vùng ven bờ biển tại khu vực khảo sát Theo khảo sát khác về sự đa dạng thành phần loài thực vật thủy sinh ở hồ lớn thuộc huyện Thiruvallur, tỉnh Tamil Nadu Ấn Độ của Udayakumar và Ajithadoss đã báo cáo về mức độ phong phú

Trang 14

11

của các nhóm Najas indica, Najas minor, Najas graminea trong các hệ thống ao

hồ nhỏ của khu vực nghiên cứu (Nguyễn Hoàng Duy, 2011)

2.1.3 Môi trường sống

Rong đá phát triển tốt trong điều kiện môi trường nước tĩnh, ít chịu tác động bởi sóng gió Cũng giống như các loài rong biển khác, sự phát triển của rong đá chịu tác động của các yếu tố môi trường: ánh sáng, nhiệt độ và độ mặn Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của rong đá là từ 21 – 29°C, pH từ 6 – 7,2

(Nguyễn Hữu Dinh và ctv., 1993)

Kết quả khảo sát của Nguyễn Hoàng Duy (2011), về phân bố và sinh

lượng của các loài rong biển cho thấy rong đá (Najas sp.) trong thủy vực tự

nhiên ở Bến Tre được ghi nhận có năng suất cao hơn so với các loài rong khác trong cùng khu vực khảo sát với năng suất từ 1,2 – 2,3 kg/m2 và rong đá xuất hiện chủ yếu vào mùa mưa khi độ mặn giảm thấp trong các ao, kênh tự nhiên, các ao quảng canh (thời gian không canh tác, thả nuôi) và ao nước thải

Thêm vào đó, Trần Phát Đạt (2011) điều tra về vai trò và mùa vụ xuất hiện của các loài rong biển và thực vật thủy sinh ở các tỉnh ĐBSCL Kết quả ghi nhận từ các hộ dân cho biết rong đá phát triển nhiều ở các ruộng lúa và các thủy vực nước lợ có độ mặn thấp Cũng theo ghi nhận của các nông hộ, rong đá chỉ xuất hiện vào thời điểm có độ mặn thấp và chúng phát triển nhiều nhất vào mùa mưa và sự xuất hiện rong đá ảnh hưởng nhiều bởi độ mặn

Theo nghiên cứu của Âu chúc Mai (2012) về Ảnh hưởng của nhiệt độ và

độ mặn khác nhau đến sinh trưởng và thành phần sinh hóa của rong mền

Cladophoraceae và rong đá (Najas sp) Độ mặn thích hợp cho sinh trưởng và

phát triển của rong đá 0– 10‰, tốt nhất là 0‰

Ngoài ra, sinh trưởng của rong đá Najas chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố

như tính chất nền đáy, độ trong, dao động lớn của độ mặn có thể gây sốc và ảnh hưởng đến phân bố của chúng (Nguyễn Hoàng Duy, 2011)

Nghiên cứu của Hồ Trương Thùy Linh (2012), cho thấy rong đá phát triển tốt nhất ở độ mặn 0 – 15 ppt với mức tăng sinh khối cao nhất ở độ mặn 0 ppt sau

56 ngày nuôi, ở độ mặn 5 – 15 ppt từ 337 – 507% sau 35 ngày nuôi Ở độ mặn cao hơn (20 – 30 ppt), chúng có thể phát triển tốt trong 3 tuần đầu sau đó có khuynh hướng tàn lụi dần Tác giả thể kết luận rằng ở độ mặn 0 – 15 ppt là thích hợp nhất cho sự phát triển của rong đá Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc

Trang 15

12

bón phân và nền đáy đến sinh trưởng của rong đá (Najas sp.) được thực hiện 56

ngày 4 nghiệm thức được bố trí gồm nghiệm thức không đất + có bón phân, không đất + không bón phân, có đất + có bón phân và có đất + không bón phân Khối lượng rong đá ban đầu là 20 g/bể 20-L và được nuôi ở độ mặn 5 ppt Kết quả cho thấy rong đá được nuôi ở điều kiện nền đáy có đất và có bón phân (2 ppm phân DAP/tuần) đạt sự tăng trưởng tốt nhất với mức tăng sinh khối là 297% sau 42 ngày nuôi

2.2 Một số đặc điểm của rong câu

Hình 2.2.1 Hình dạng rong câu chỉ vàng (Gracilaria sp.)

2.2.2 Vòng đời của rong câu

Cây bào tử và cây giao tử của Gracilaria xảy ra luân phiên trong vòng đời Cây bào tử bốn thành thục (2n) sinh sản (giảm phân) cho các bào tử bốn, chúng phát triển thành cây giao tử đực và cái Cây giao tử đực thành thục hình thành túi tinh tử, cây giao tử cái hình thành túi trứng Sau khi thụ tinh và cystocarp được hình thành trên cây giao tử cái, bào tử quả (2n) được phóng ra và phát triển thành cây bào tử bốn Dạng cây dinh dưỡng của cây bào tử bốn, cây giao tử đực, cây giao tử cái không có khác biệt rõ ràng

Trang 16

loài G asiatita (G verrucosa) và G blodgettii phân bố rộng trong các ao, đầm

nước lợ và vùng triều (Lê Như Hậu, 2005)

Kết quả nghiên cứu về phân loại trong chi rong câu (Gracilaria grev.) của

Lê Như Hậu (2005), năm loài rong trong chi rong câu đã được xác định các loài

rong câu mới bổ sung cho khu hệ rong biển Việt Nam là Gracilaria cuneifolia (Okamura) Lee et Kurogi, Gracilaria rubra Chang and Xia, Gracilaria stellata

Trang 17

14

Abbott, Zhang et Xia, Gracilaria yamamotoi Zhang et Xia và Gracilaria longirotris Zhang et Xia

2.2.4 Hình thái, cấu tạo

Lê Như Hậu và Nguyễn Hữu Đại (2010), rong câu (Gracilaria) gồm

nhiều giống loài có hình dạng khác nhau: trụ tròn, phiến, bản hẹp; chia nhánh theo kiểu mọc chuyền, chạc đôi hoặc chùm Gốc tản có bàn bám dạng đĩa Cấu tạo trong gồm lõi và sợi trục chính, được hình thành bởi những tế bào tương đối lớn hơn, xung quanh có một hay vài hàng tế bào vây trụ Phần biểu bì gồm 2 - 4 hàng tế bào liên kết chặt chẽ với nhau, càng về phía ngoài càng nhỏ dần Bào tử quả màu đỏ tươi

Dạng sợi, nhánh mọc không đều Gốc thân và nhánh thắt nhỏ lại ngọn thân và ngọn nhánh nhỏ dần

- Nhánh cấp I có độ lớn gần bằng thân, cấp II nhỏ hơn, cấp III rất nhỏ

- Chiều dài thân từ 20 – 50cm, tối đa là 1m, đường kính thân và nhánh cấp I khoảng 0,5 – 1,5mm Màu sắc: từ vàng nhạt đến nâu sẫm

- Trong tự nhiên có 2 dạng rong câu chỉ vàng: dạng sống bám và dạng sống tự do

- Nhìn trên mặt cắt ngang, nội phần là những tế bào lớn, hình tròn, không màu, vỏ dày, ngoại phần gồm từ 1 đến 3 hàng tế bào nhỏ

2.2.5 Môi trường sống

Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia (2003), điều kiện môi trường sống thích hợp của rong câu:

- Nguồn nước: sạch và không tù đọng, độ trong cao

- Nhiệt độ: rong câu sống được ở nhiệt độ 5-38°C (thích hợp ở nhiệt độ 20-30°C)

- Độ muối: rong câu tồn tại trong giới hạn độ muối từ 3 – 35 ‰ (thích hợp ở độ mặn

12 – 20 ‰)

- Ánh sáng: rong câu sống được trong giới hạn 50 – 30.000 lux (thích hợp từ 5.000 – 10.000 lux)

- pH: rong câu sống được ở pH từ 7 – 9 (thích hợp từ pH = 7,4 – 8,5)

- Chất đáy: thích hợp nhất cho cho việc trồng rong câu là nền đáy bùn hoặc bùn cát

Trang 18

- Rong câu chỉ vàng vừa sinh trưởng 1 năm (ở vùng bãi triều), vừa nhiều năm (đầm)

- Quá trình sinh trưởng chia làm 3 giai đoạn:

+ Thời kỳ hình thành cây mầm

+ Thời kỳ sinh trưởng từ cây mầm đến cây thành thục

+ Thời kỳ sinh sản và tàn lụi

- Tốc độ sinh trưởng cá thể:

+ Sống bám: sinh trưởng nhanh, chỉ sau 4 tháng từ cây mầm (0,1cm) chúng đạt thành thục (30 – 50 cm; 2 – 5 g) Rong câu chỉ vàng sinh trưởng mạnh nhất vào tháng thứ nhất và hai; giảm mạnh ở 3 – 4 tháng tuổi Tốc độ tăng trưởng theo trọng lượng: 6 – 2%, theo chiều dài: 3 – 0,6%

+ Sống tự do: chậm lớn Sau 4 tháng từ cây mầm (0,1cm) rong đạt thành thục ( 20 – 30 cm; 1 – 3g) Rong có chiều dài ngắn, nhánh nhiều, đường kính lớn.Rong lớn nhanh ở 1 – 2 tháng tuổi Tốc độ sinh trưởng theo trọng lượng: 5 – 1.2%, theo chiều dài: 3 – 0,6%

- Tốc độ sinh trưởng quần thể + Rong tự nhiên: mật độ:

175 – 450 g/m2, 66 – 98% tháng

940 – 1080 g/m2, 14 – 25% tháng + Rong trồng: 100%/tháng ( trồng 200g/m2, đạt được 667 – 1363 g/m2 sau

2 tháng), có bón phân 152 – 320%, đạt 1107 – 2008 g/m2

Trang 19

16

2.2.7 Thành phần sinh hóa của rong câu

+ Quan trọng nhất là agar (polysaccharit): 20 – 40% (tính theo trọng lượng khô)

Bảng 2.2.7 Thành phần sinh hóa của rong câu

Độ mặn Đạm Chất béo Bột đường Tro Xơ thô

10 ‰ 15,6±0,26 1,6±0,10 46,9±2,23 30,6±2,44 5,3±0,47

20 ‰ 17,2±0,25 1,6±0,47 41,0±2,80 34,7±2,92 5,5±0,17

30 ‰ 17,2±0,07 1,8±0,72 38,8±0,19 36,3±1,03 5,9±0,62

2.3 Một số đặc điểm của tôm thẻ chân trắng

Theo Vũ Thế Trụ (2000) thì tôm thẻ chân trắng có một số đặc điểm sau:

Loài: Litopenaeus vannamei

Hình 2.3.1 Hình dạng bên ngoài của tôm thẻ chân trắng

Trang 20

17

2.3.2 Phân bố

Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ biển xích đạo Đông Thái Bình Dương ( biển phía Tây Mỹ La Tinh), phân bố chủ yếu ở ven biển Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, từ ven biển Mexico đến miền trung Pêru, nhiều nhất ở biển gần Ecuador Hiện nay tôm chân trắng đã có mặt ở hầu hết các khu vực ôn và nhiệt đới bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và các nước ven biển thuộc Đông Nam

Á (Nguyễn Trọng Nho và ctv., 2006)

2.3.3 Môi trường sống

Tôm Thẻ chân trắng được xem là loài có sức chịu đựng cao, có sự thích nghi mạnh đối với sự thay đổi của môi trường sống Chúng sống được ở những vùng nước mặn và ngọt hoàn toàn Tôm có khả năng thích nghi rộng với độ mặn 0,5 – 45‰, thích hợp 7 – 34‰ và tăng trưởng tốt ở độ mặn thấp 10 – 15‰ (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Tp Hồ Chí Minh, 2009) Mặc dù tôm có khả năng thích nghi giới hạn nhiệt rộng (15-33°C), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 20 – 30°C Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g)

là 300C và cho tôm lớn (12 – 18 g) là 27°C Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ thấp tôm mẫn cảm hơn với các bệnh do virus như bệnh đốm trắng và hội chứng Taura (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc Liêu)

Trong vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng ở nơi có đáy cát bùn, độ sâu

<72m, tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con phân bố nhiều ở vùng cửa sông – nơi giàu chất dinh dưỡng

2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng

Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2003), Tôm chân trắng là loài ăn tạp thiên về động vật Giống như các loài tôm he khác, thức ăn của chúng cũng cần các thành phần protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng… Thiếu hay không cân đối sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm Khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bình thường, lượng cho ăn chỉ cần bằng 5% trọng lượng tôm Ngoài tự nhiên tôm tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào chu kỳ nước cường lúc thủy triều lên Tính ăn của tôm thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển Tôm có thể ăn thịt lẫn nhau khi lột xác hoặc thiếu thức ăn

Tôm Thẻ chân trắng là loài có nhu cầu đạm không cao bằng tôm sú cần 40% protein, tôm he Nhật Bản cần 60% protein, Trong khi đó hàm lượng đạm 35% protein được xem là thích hợp cho tôm Thẻ chân trắng Trong nuôi tôm

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:24

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w