Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
724 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH
TRƯỜNG THPT Yên Phong số 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
ĐỂ HỌC SINH THÊM YÊU THÍCH MÔN
NGỮ VĂN QUA PHẦN VĂN XUÔI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH 12
Giáo viên: Nguyễn Thị Hòa
Tổ: Văn
Trường: THPT Yên Phong số 2
Năm học: 2014- 2015
Yên Phong,tháng 12 năm 2015
1
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Mục đích của Sáng kiến kinh nghiệm:
Môn Ngữ Văn là một trong số những bộ môn quan trọng trong chương trình
THPT. Đây cũng là môn xuất hiện nhiều trong hầu hết các kì thi. Môn học giữ
vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách… của học
sinh. Thông qua các tác phẩm văn học, các em hiểu hơn về lịch sử, con người,
vẻ đẹp văn hóa, lối sống… không chỉ của dân tộc mình mà còn của các dân tộc
khác trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay do tác động của kinh tế thị trường, xã hội
phát triển quá nhanh, con người chìm trong guồng quay của cuộc sống nên hứng
thú với môn Văn nhất là ở học sinh THPT ngày càng giảm đi. Từ lí do đó, tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Để học sinh thêm yêu thích môn Ngữ Văn qua
phần văn xuôi trong chương trình 12” với mục đích tăng thêm hứng thú học
Văn ở học sinh THPT.
2. Đóng góp của Sáng kiến kinh nghiệm:
Lựa chọn đề tài “Để học sinh thêm yêu thích môn Ngữ Văn qua phần văn
xuôi trong chương trình 12” tôi hi vọng phần nào sẽ giúp việc dạy các tác
phẩm văn học nhất là các tác phẩm văn xuôi ở trường THPT đạt hiệu quả hơn.
Đặc biệt trong điều kiện đội ngũ giáo viên Văn của trường THPT Yên Phong số
2 còn non trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, tôi mong muốn đề tài này sẽ giúp họ
định hướng tốt hơn về cách dạy tác phẩm văn xuôi nhằm tạo hứng thú cho các
em học sinh.
Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở khoa học của Sáng kiến kinh nghiệm.
1. Cơ sở lý luận:
2
Ngữ văn vốn là một môn học có đặc thù riêng. Bằng những hình tượng và
ngôn từ phong phú sinh động của mình, nó cung cấp cho người đọc những kiến
thức về cuộc sống cũng như những điều bí ẩn trong tâm hồn con người, khơi gợi
lên một thế giới kì ảo, huyền diệu và lung linh sắc màu bởi vẻ đẹp nhân văn
trong mỗi sự vật, hiện tượng, nhân vật. Từ đó, nó tác động tới tâm tư, tình cảm
và góp phần quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách con người. Chính vì
lẽ đó, Ngữ văn được coi là một môn học ít có vẻ khô khan so với những môn
khoa học tự nhiên như Toán, Lí, Hóa trong chương trình phổ thông. Tuổi trẻ là
lứa tuổi giàu cảm xúc, dễ rung động trước cái đẹp nên nếu được thầy cô dẫn dắt,
hướng dẫn thì sự yêu thích cái chân- thiện- mĩ (Những giá trị mà văn học đang
hàm chứa) nhất định sẽ tăng lên, giúp các em học tốt hơn.
2. Cơ sở thực tiễn:
Có một thực tế là nhiều học sinh (thậm chí cả phụ huynh) còn ít mặn mà với
môn Ngữ văn. Các em học văn theo kiểu đối phó, thụ động và làm bài thường
theo các bài văn mẫu. Chính vì lẽ đó nên việc hình thành, trau dồi và duy trì
niềm yêu thích môn Ngữ văn là rất cần thiết.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tiễn dạy - học môn Ngữ văn nói trên,
tác giả bài viết này mạnh dạn xin được trình bày một số kinh nghiệm của bản
thân với đề tài: “Để học sinh thêm yêu thích môn Ngữ Văn qua phần văn xuôi
trong chương trình 12”. Từ bài này, người viết cũng mong muốn nhận được sự
góp ý, trao đổi của các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để có thể làm tốt hơn
nhiệm vụ giảng dạy của mình.
Chương 2: Thực trạng đề tài- Đối tượng nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đã có nhiều bài viết trên các tạp chí hay báo như: Văn học và Tuổi trẻ, Giáo
dục và Thời đại… nói về tình trạng dạy - học môn Ngữ văn cũng như tâm lí của
các em trong việc học văn. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ
3
xin nói về bản thân và lớp 12A5, 12A7, 12A11 của trường THPT Yên Phong số
2 mà mình được phân công giảng dạy năm học 2013-2014.
2. Thực trạng đề tài:
Trường THPT Yên Phong số 2 nói chung, lớp 12A5, 12A7, 12A11 nói riêng
có tỷ lệ học sinh trung bình, yếu cao; nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn,
vừa đi học vừa phải phụ giúp việc gia đình; quen với cách học thụ động, ít chịu
đầu tư, sáng tạo… Hơn nữa, các em thường có tâm lý học môn Ngữ văn tốn thời
gian, thiếu thực tế và ít có cơ hội kiếm được những việc làm có thu nhập cao sau
này.
Kết quả sơ bộ thăm dò đánh giá suy nghĩ của học sinh ba lớp 12A5, 12A7 và
12A11 về môn Ngữ văn như sau (số học sinh tham gia: 124 em)
Câu 1: Em cảm thấy như thế nào khi học môn Ngữ văn?
Các mức độ
Lớp 12A5
Lớp 12A7
Lớp 12A11
Rất thích
1/43
1/41
0/40
Thích
3/43
3/41
1/40
Bình thường
10/43
8/41
5/40
Không thích
29/43
29/41
34/40
Câu 2: Em nắm vững được bao nhiêu tác phẩm văn xuôi đã học trong chương
trình lớp 11? (tính theo tỉ lệ %)
Tỉ lệ (%)
Lớp 12A5
Lớp 12A7
Lớp 12A11
Trên 50%
14/43
10/41
8/40
Dưới 50%
29/43
31/41
32/40
Câu 3: Em có dự định thi tuyển vào đại học, cao đẳng những ngành có liên quan
đến môn Ngữ văn không?
4
Đáp án
Lớp 12A5
Lớp 12A7
Lớp 12A11
Có
3/43
1/41
0/40
Không
40/43
40/41
40/40
Như vậy, bước đầu ta nhận thấy rất ít học sinh yêu thích môn Ngữ văn, khả
năng nắm vững kiến thức của các em cũng hạn chế (chỉ có 32/12 học sinh nắm
vững 50%kiến thức trở lên). Đặc biệt, các em lớp 12A5, 12A7 có xu hướng
chọn thi vào các ngành thuộc khối Khoa học Tự nhiên nên càng ít chú ý đến các
môn Khoa học Xã hội (trong đó có môn Ngữ văn).
Chương 3: Các giải pháp:
Từ thực tế trên, tôi đã tự rút ra cho mình một số giải pháp sau để tạo cho các
em niềm yêu thích môn Ngữ văn và việc học văn.
1. Trước hết phải tạo cho các em niềm say mê, yêu thích môn Ngữ văn:
Muốn để học sinh yêu và thích học môn Ngữ văn thì giáo viên Văn cũng phải
thật sự yêu thích, say mê môn học này. Nếu thầy cô đến với văn học bằng một
trái tim hờ hững, một sự “giảng cho hết bài” thì không thể mong có học trò yêu
thích môn Ngữ văn được. Tuy nhiên, nếu chỉ yêu thích nó, say mê nó thì vẫn
chưa đủ để truyền niềm yêu thích ấy sang cho học trò, mà còn cần phải có thêm
một số yếu tố khác nữa như khả năng truyền đạt, sự phối hợp các phương pháp
dạy học và tổ chức học sinh học tập… Nhưng yêu thích, say mê thậm chí si mê
văn học, say mê dạy Văn cũng như cái đẹp trong văn chương là yếu tố đầu tiên
để thầy và môn Ngữ văn chinh phục được lòng người đọc nói chung, học sinh
nói riêng.
Để học sinh thấy được sự yêu thích văn chương của giáo viên không phải là đi
đến đâu, nói chuyện với học sinh nào, giáo viên cũng nói mình là người thích
đọc sách, thích tìm hiểu tác phẩm của tác giả này hay văn bản của tác giả kia,
5
mà niềm tin của học sinh chỉ thực sự có khi các em tự nhìn thấy và cảm nhận
được. Hay nói một cách khác, học sinh sẽ cho rằng thầy cô là một người yêu văn
học khi chúng thấy thầy cô vui vẻ khi lên lớp, say sưa giảng bài, không bao giờ
nghe điện thoại, làm việc riêng, hay chú ý nhìn đồng hồ mong cho mau hết giờ
khi đang lên lớp. Bên cạnh đó, nấc thang để đo sự yêu thích của giáo viên đối
với môn học còn được thể hiện qua kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng và những
cập nhật mới về văn chương.
Học sinh sẽ thực sự tin tưởng và nể trọng thầy khi người đó biết kiến thức mới
trước chúng, hay khi các em hỏi về một tác phẩm văn học nào đó, người thầy
nắm vững nội dung để trả lời những thắc mắc của học sinh. Ngoài ra, với những
nét đẹp học được từ văn chương, người thầy còn phải chứng minh cho học sinh
thấy mình là người có văn hóa; nói năng, cư xử nhẹ nhàng, tế nhị; luôn yêu
thương, trân trọng, đối xử công bằng với mọi học sinh và đặc biệt hơn, giáo
viên không bao giờ được phép chỉ trích hay tỏ thái độ coi thường môn học mình
giảng dạy. Khi học sinh đã tin tưởng và nể trọng người thầy thì việc truyền cho
học sinh niềm say mê văn học, ít nhất là những tác phẩm văn xuôi được giảng
dạy trong nhà trường là một điều không quá khó.
Nói như thế không có nghĩa là niềm say mê học văn của học sinh cứ tự nhiên
đến sau khi học sinh đã tin tưởng và nể trọng giáo viên, mà người thầy phải làm
sao gợi được sự tò mò, thích thú của học sinh trước một tác phẩm văn xuôi thì
mới phát huy được sự tự giác của các em trong việc đọc tác phẩm, suy nghĩ, tìm
tòi và phát hiện ra cái mới. Thử tưởng tượng một bài văn mà học trò chỉ chú
trọng đến thân bài, còn mở bài chỉ giới thiệu vài câu sơ sài cho xong thì liệu
người chấm có thực sự muốn đọc hết bài hay không? Hay một bộ phim dù hay
đến đâu mà phần mở đầu lại khiên cưỡng và mờ nhạt thì chắc chắn không thể
thu hút được khán giả. Vậy khi giảng dạy, chúng ta cũng phải làm sao để phần
giới thiệu vào bài thật sự thú vị, mới lạ, gợi được sự tò mò của học sinh. Ví dụ:
Khi dạy bài Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, người thầy có thể đặt ra cho
6
học sinh một vấn đề để suy nghĩ đó là: Việt Nam nổi tiếng với ba bản Tuyên
ngôn Độc lập (giáo viên yêu cầu học sinh kể tên), nhưng tại sao phải đến bản
Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh người ta mới khẳng định đây là bản tuyên
ngôn thực sự “mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do” cho dân tộc? Có thể đây chưa
phải là cách giới thiệu bài mới lạ, nhưng ít nhất học sinh cũng muốn tìm hiểu
xem bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh có gì khác so với nội dung của
hai bản tuyên ngôn trước đó và yêu kính tác giả hơn.
Còn khi dạy bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, do đây là tác giả quen
thuộc mà học sinh đã học trong chương trình lớp 11 nên các em có thể vẫn nhớ
ra phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân là ngông, là “tài hoa, uyên bác” qua
việc khắc họa nhân vật Huấn Cao (trong Chữ người tử tù). Dựa trên nền kiến
thức cũ về Nguyễn Tuân, giáo viên có thể liên hệ đến lời nhận định của Vũ
Ngọc Phan để giới thiệu vào bài như sau: “Khi nhắc đến tên tuổi của Nguyễn
Tuân, người ta hay nhận định ông là một người “ngông” bên cạnh cái “tài hoa,
uyên bác”, nhưng đối với Vũ Ngọc Phan, ông lại phát hiện ra “Chỉ người ưa suy
xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn
để người nông nổi thưởng thức”. Chắc chắn, không ai trong chúng ta mong
muốn mình là “người nông nổi” trong thưởng thức văn chương của Nguyễn
Tuân. Vậy thầy trò chúng ta phải làm cách nào thấy hết sự “tài hoa, uyên bác”
của Nguyễn Tuân để tìm ra sự thú vị trong Người lái đò sông Đà”? Chính câu
hỏi này đã buộc học sinh phải đọc, thậm chí đọc thật kỹ tác phẩm để không trở
thành “người nông nổi” trong cảm nhận văn chương của Nguyễn Tuân nói riêng,
các tác giả văn học khác nói chung. Hoặc cũng với bài dạy này, giáo viên có thể
giới thiệu vào bài bằng cách liên hệ với kiến thức địa lí về dòng chảy của các
con sông: “Đất nước ta được thiên nhiên bố trí với địa hình đồi núi ở phía Tây
và biển ở phía Đông nên không có gì lạ khi mọi dòng sông đều chảy dồn về
Biển Đông, nhưng liệu có phải mọi con sông đều chảy về cùng một hướng hay
không? Nhà thơ Nguyễn Quang Bích dường như không đồng tình với chúng ta
khi viết “Chúng thủy giai đông tẩu / Đà giang độc bắc lưu” (Mọi dòng sông đều
7
chảy về hướng đông – Chỉ có sông Đà chảy theo hướng bắc). Bài Người lái đò
sông Đà liệu có đem đến được cho chúng ta sự độc đáo như nhà thơ Nguyễn
Quang Bích đã nói hay không?
2. Chuẩn bị thật tốt cho bài giảng, đơn giản hóa kiến thức:
Do đặc điểm riêng của đối tượng học sinh nên khi soạn bài, giáo viên cần soạn
bài, chọn phương pháp, phương tiện thích hợp phục vụ cho bài giảng. Khi giảng
bài, giáo viên cần cố gắng đơn giản hóa kiến thức (mà không sơ sài, không cắt
bớt) bằng cách chọn những chi tiết, hình ảnh khó giải thích kĩ để các em hiểu
được những kiến thức cơ bản nhất mà không phải ghi vào vở. Ví dụ: Khi giảng
bài Người lái đò sông Đà có các từ thuộc phương ngữ Bắc bộ như: “đòi nợ
xuýt” (đòi người không mắc nợ mình một cách vô lí), “khinh suất” (không cẩn
thận), “khuỷnh sông” (chỗ sông gấp khúc, uốn quanh lại),... giáo viên nên cố
gắng đổi sang từ toàn dân tương ứng để học sinh dễ hiểu; bên cạnh đó, giáo viên
cũng phải giải thích kĩ những từ ngữ có gốc từ tiếng Pháp như: “contre-plongée”
(quay ngược ống kính lên mà quay phim), “tuyếc-bin thủy điện” (máy quay
dùng sức nước để phát điện), “boong-ke” (một kiểu lô cốt kiên cố của Pháp
thường được xây chìm). Nếu điều kiện cơ sở vật chất cho phép, giáo viên cũng
có thể chiếu hình minh họa những chi tiết, hình ảnh khó để học sinh dễ hình
dung và tiết học sinh động hơn. Hay khi dạy bài Vợ chồng A Phủ, giáo viên
cũng cần giải thích các phong tục tập quán lạ của các dân tộc thiểu số liên quan
đến bài học như: tục cướp vợ trình ma, tục thờ ma xó, tục trói đứng, tục đánh
nhau xử kiện, tục ốp đồng, tục đêm tình mùa xuân,...) để học sinh không hiểu sai
nội dung.
Bên cạnh mục đích giúp học sinh đọc, nghe dễ hiểu thì người thầy còn giáo dục
học sinh có ý thức bảo tồn, gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Do đó, khi
giảng bài, người thầy cũng không nên dùng từ địa phương vì có thể gây khó hiểu
cho học sinh. Đồng thời, khi thấy học sinh nói, viết sai chính tả, giáo viên cũng
cần nhẹ nhàng nhắc nhở để các em kịp thời điều chỉnh cho đúng.
8
Sau khi dạy xong, giáo viên thường củng cố bài học cho học sinh bằng cách đặt
câu hỏi và yêu cầu ngắn gọn về nhà học bài. Điều này dễ gây tâm lý ngán ngại
ở học sinh vì dường như các em tự hiểu là mình phải học thuộc lòng tất cả
những nội dung đã ghi chép trong bài học. Để khắc phục tâm lý này ở học sinh,
người thầy cần hướng dẫn cho học sinh cách lập sơ đồ bài học để có thể học bài
nhanh, dễ nhớ mà lại khó quên. Ví dụ: Khi dạy bài Tuyên ngôn Độc lập, giáo
viên có thể giúp học sinh nhớ bố cục của bản tuyên ngôn bằng sơ đồ sau:
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Cơ sở thực tiễn Cơ
khách quan
thực
Tuyên bố cắt đứt Khẳng
sở
quan hệ với Pháp
tiễn
định
quyết tâm lớn
của dân tộc
chủ quan
Cơ sở pháp lí
Hay khi dạy bài Vợ chồng A Phủ, giáo viên cũng có thể giúp học sinh lập sơ đồ
theo các ý sau về số phận của Mị :
Nhân vật Mị
- Thời con gái:
+ Xinh đẹp, tài hoa
+ Siêng năng, hiếu thảo, có nhận thức trước cuộc sống
+ Có tình yêu, có ước mơ
- Khi làm dâu gạt nợ
9
Bị áp bức về thể chất lẫn tinh thần
3. Phân loại đối tượng học sinh:
Trong từng tiết học, giáo viên đưa ra yêu cầu phù hợp với đơn vị kiến thức
tương ứng cho học sinh thảo luận và rút ra nội dung cần ghi nhớ. Câu hỏi có các
mức độ khác nhau để học sinh yếu, khá, trung bình, giỏi… đều có thể tham gia
trả lời từ mức độ tái hiện thông thường đến câu hỏi nhận biết, khám phá.
Ví dụ: Khi dạy một văn bản, khâu đầu tiên là đọc - tìm hiểu chung. Giáo viên
yêu cầu học sinh phát biểu trên cơ sở đã đọc trước ở nhà và trả lời các câu hỏi:
- Nội dung phần tiểu dẫn là gì? (học sinh trung bình hoặc yếu đều có thể trả
lời).
- Hãy nêu nét chính trong cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả? (học sinh
trung bình).
- Nhận xét khái quát nhất về tác giả, phong cách nổi bật? (học sinh khá và
giỏi).
Khi tìm hiểu văn bản, câu hỏi sẽ đi từ việc tìm chi tiết, phân tích chi tiết, đánh
giá tác dụng của chi tiết. Thông qua hệ thống câu hỏi đó, người thầy có thể giúp
học sinh tìm hiểu và khám phá tốt hơn nội dung bài học.
4. Động viên, khích lệ kịp thời:
Học sinh thường rất thích khi được thầy cô khen ngợi cổ vũ. Các em thấy
được tôn trọng và đánh giá đúng sự cố gắng của mình, từ đó các em sẽ thấy
mình lớn hơn và sẽ có thêm niềm say mê, yêu thích học văn, viết văn. Nhất là
các em học yếu vốn hay mặc cảm, tự ti thì chỉ cần một lời khen ngợi, khích lệ
đúng lúc của thầy cô sẽ giúp các em tự tin lên rất nhiều. Vậy nên, thầy cô phải
để ý và khen ngợi kịp thời khi các em có một chút tiến bộ. Nói như vậy không
có nghĩa là giáo viên phải cố khen khi học sinh không xứng đáng, mà muốn
động viên, khích lệ được thì người thầy cần đặt ra cho học sinh từng mục tiêu từ
10
nhỏ đến lớn, nếu học sinh làm được thì mới khen và khuyến khích học sinh đạt
mục tiêu cao hơn. Chẳng hạn, lớp 12A11 có em Phạm Văn Hòa học môn Ngữ
văn rất yếu, chữ viết lại cẩu thả nên mỗi khi đến tiết Ngữ văn, em thường xin
nghỉ hoặc xuống phòng Y tế nằm để không phải trả bài, nếu không trốn được thì
em thường không chú ý bài, nhiều lúc còn chọc phá các bạn khác trong lớp.
Qua tìm hiểu, tôi được biết em là con trai duy nhất trong nhà, gia cảnh lại khá
giả nên sinh ra lười biếng. Để giúp học sinh này tiến bộ, tôi đã đặt ra mục tiêu
đầu tiên cho em là rèn chữ viết trong một tuần kèm với lời nhắn nhủ “môn Văn
rất coi trọng chữ viết, nếu em viết chữ rõ ràng, dễ đọc thì không bao giờ bị 0
điểm trừ khi em không làm bài”, điều đó có nghĩa là nếu em viết chữ cẩn thận,
dễ đọc thì tôi sẽ khen em trước lớp và cộng cho em 0,5 điểm vào cột kiểm tra
15’; ngược lại nếu em không làm được thì tôi sẽ nhờ giáo viên chủ nhiệm mời
phụ huynh để thông báo thái độ học tập và đề nghị gia đình không cho em tiền
nữa. Mục tiêu thứ 2, tôi giao cho em về nhà đọc và tìm hiểu tác phẩm để trả lời
câu hỏi tôi chuẩn bị trước, lúc đầu chỉ là việc tìm chi tiết, hình ảnh; sau đó tôi
tăng dần độ khó của câu hỏi lên bằng việc đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, liên hệ
để trả lời. Mỗi khi em xung phong trả lời trước lớp dù đúng hay sai tôi cũng
khen ngợi và ghi nhận lại để cộng điểm. Mục tiêu thứ 3, tôi chia nhỏ nội dung,
yêu cầu em học bài và trả bài cho tôi theo thời gian đã hẹn, nghĩa là thay vì trả
bài những học sinh khác mỗi lần một bài thì tôi sẽ trả bài em nhiều lần một bài,
mỗi lần một hoặc hai nội dung nhỏ và hứa sẽ cho em gỡ những cột điểm thấp.
Mục tiêu thứ 4, sau mỗi bài kiểm tra, tôi lại đặt ra cho em mức điểm để phấn
đấu. Sau một thời gian động viên, khích lệ, em đã tự giác học bài, tìm hiểu bài
và siêng năng hơn trong học tập. Kết quả thi giữa học kì II của em là 3,5 điểm
(so với học kì I là 2,0 điểm). Đến kì thi học kì II, điểm số của em tăng lên 4,5
điểm và em thi tốt nghiệp với điểm môn Ngữ văn là 6,0 điểm.
Bên cạnh đó cũng cần chú ý khâu kiểm tra, đánh giá. Các em sẽ thích học hơn
nếu đề ra vừa sức, các em làm được bài, thêm tự tin và hứng thú bước chân vào
thế giới văn học vốn không dễ được điểm cao như một số môn Khoa học Tự
11
nhiên. Khi ra đề kiểm tra, giáo viên không thể đóng khung ở một dạng đề cho tất
cả các lớp dạy mà cần chú ý đến năng lực học của từng đối tượng để ra đề cho
phù hợp. Chẳng hạn, ở lớp có nhiều đối tượng là học sinh trung bình, yếu thì đề
bài phải có nhiều điểm cho phần tái hiện kiến thức, vận dụng ở cấp độ thấp và ít
điểm cho phần vận dụng ở cấp độ cao hơn so với đề ra cho lớp có nhiều học sinh
khá, giỏi. Khi chấm bài, cần tránh tâm lí “cứng nhắc” để mạnh dạn cho điểm 9,
10 nếu bài viết có sự sáng tạo độc đáo của học sinh. Lời nhận xét bài làm cần có
chừng mực, khuyến khích động viên nếu các em có lỗi, tránh phê cộc lốc hay
chỉ có chê, sẽ khiến các em nản, ngại học. Cách tốt nhất là giáo viên cần cố gắng
tìm ra những ưu điểm trên bài làm của học sinh để khen ngợi, nhắc nhở nhẹ
nhàng những nhược điểm mà học sinh mắc phải kèm với lời động viên “cần cố
gắng hơn” ở những bài làm sau. Khi các em phát biểu sai hoặc chưa thật chính
xác nên nhận xét và sửa lại với thái độ nhẹ nhàng, lịch sự, tránh giễu cợt hay chỉ
trích làm các em bị tổn thương.
5. Có nhiều hình thức học tập:
Bên cạnh các phương pháp truyền thống như thuyết giảng (dùng xen kẽ tùy
theo đặc điểm đối tượng), đàm thoại (áp dụng ở lớp 12A5 hiệu quả hơn vì có
nhiều học sinh nhận thức nhanh hơn lớp 12A11), thảo luận nhóm, đóng tiểu
phẩm, đọc phân vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thu hút các em
vào bài học. Thậm chí, giáo viên cũng có thể cho các em vẽ tranh theo cảm nhận
của mình về nhân vật trong tác phẩm nếu lớp dạy có những học sinh thích vẽ.
Chẳng hạn, khi dạy bài Vợ nhặt (Kim Lân), ở phần II. Đọc - hiểu văn bản:
- Bước 1: Giáo viên có thể sử dụng máy chiếu (hoặc tranh ảnh do học sinh vẽ)
để các em hình dung về nạn đói năm 1945 như sau:
12
13
14
15
Từ những hình ảnh mà các em nhìn thấy, giáo viên mới đặt ra câu hỏi:
+ Kim Lân đã miêu tả thực cảnh của xóm ngụ cư như thế nào? (học sinh trung
bình, yếu có thể tìm chi tiết trong tác phẩm để trả lời).
+ Những hình ảnh đó có giá trị gì về mặt hiện thực? (học sinh khá, giỏi trả lời).
- Bước 2: Giáo viên có thể cho học sinh đóng tiểu phẩm hai lần gặp nhau của
Tràng với thị.
Sau đó đặt ra câu hỏi thảo luận: Kim Lân đã khắc họa những vẻ đẹp gì ở hai
nhân vật này?
Với việc kết hợp nhiều phương pháp học tập, tất cả học sinh đều có cơ hội phát
biểu ý kiến của mình, từ đó tiết học cũng sinh động, bớt nhàm chán hơn.
16
Hoặc khi dạy “Vợ chồng A Phủ”, để học sinh hình dung ra nhân vật Mị cùng
cuộc sống của đồng bào miền núi, giáo viên có thể chiếu các slide hình ảnh:
17
6. Cần liên hệ thực tế:
Môn Ngữ văn là môn học góp phần lớn trong việc hình thành, giáo dục nhân
cách cho học sinh. Mỗi một tác phẩm viết ra đều hàm chứa một hay nhiều tình
cảm đạo đức, từ đó nó tác động tới nhận thức, tình cảm của học sinh. Vì vậy,
18
giáo viên nên khéo léo liên hệ, tích hợp, lồng ghép kiến thức trong tác phẩm
với kiến thức thực tế đời sống hay các lĩnh vực khác như: giáo dục môi trường,
các tệ nạn xã hội,... bên cạnh giáo dục tư tưởng, thái độ sống đúng đắn cho các
em. Chẳng hạn, khi dạy bài Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), giáo viên nên
liên hệ tính chất của cây xà nu là một loại cây ham ánh sáng, có sức sống mạnh
mẽ với những phẩm chất đáng quý của người Tây Nguyên như phóng khoáng,
yêu tự do, có sức sống bền bỉ, mãnh liệt, kiên cường, bất khuất, một lòng một dạ
theo Đảng… cũng như vai trò của già làng với cộng đồng qua nhân vật cụ Mết.
Hay khi dạy bài Ai đã đặt tên dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), giáo viên
nên liên hệ thực tế và giúp các em nhận thức được nhiệm vụ giữ cho môi trường
ngày càng xanh- sạch- đẹp hơn, để những dòng sông không bị biến thành
“những dòng sông chết” do rác thải, do nguồn nước bị ô nhiễm từ các công trình
xây dựng và sinh hoạt của con người thải ra.
Chương 4: Kết quả:
Sau khi áp dụng kinh nghiệm nêu trên vào giảng dạy phần văn xuôi trong
chương trình lớp 12, tôi nhận thấy đã có nhiều học sinh thích thú, mong đợi học
tiết Ngữ văn hơn, học sinh làm bài tốt hơn, đặc biệt đã có em mạnh dạn đăng
kí thi tuyển vào đại học, cao đẳng khối C, D.
Câu 1: Em cảm thấy như thế nào khi học môn Ngữ văn?
Các mức độ
Lớp 12A5
Lớp 12A7
Lớp 12A11
Rất thích
8/43
7/41
7/40
Thích
12/43
9/41
8/40
Bình thường
13/43
13/41
11/40
Không thích
10/43
12/41
14/40
19
Câu 2: Em có tự tin rằng mình sẽ đạt 50% số điểm của câu nghị luận văn học
nếu đề thi tốt nghiệp THPT năm nay ra ở phần văn xuôi không?
Các mức độ
Lớp 12A5
Lớp 12A7
Lớp 12A11
Rất tự tin
2/43
1/41
0/40
Tự tin
19/43
17/41
15/40
Chắc được
18/43
18/41
18/40
Không tự tin
4/43
5/41
7/40
Câu 3: Em có đăng kí thi tuyển vào đại học, cao đẳng những ngành có liên
quan đến môn Ngữ văn không?
Đáp án
Lớp 12A5
Lớp 12A7
Lớp 12A11
Có
6/43
3/41
2/40
Không
37/43
38/41
38/40
Phần 3: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
Bài viết này là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình
giảng dạy lớp 12A5, 12A7, 12A11 (năm học: 2013-2014). Mặc dù, từ phiếu điều
tra và kết quả bài làm của học sinh, tôi nhận thấy các em đã có sự thay đổi theo
hướng tích cực nhưng những gì đạt được tôi thấy vẫn chưa thể hài lòng. Bởi vậy,
tôi tự nhủ với bản thân phải tiếp tục cố gắng tìm tòi, học hỏi và mong muốn
nhận được sự trao đổi, góp ý của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để có thể giúp
học sinh hứng thú hơn với môn Ngữ văn và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
Để đạt được mục tiêu trên, bản thân mỗi thầy cô giáo đều mong muốn nhận
được sự khích lệ động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của BGH, của Ban Chấp
hành Công đoàn và các thành viên cùng tổ chuyên môn trong quá trình thể
nghiệm cách giảng dạy mới. Có như vậy, người dạy mới mạnh dạn đổi mới và
20
chúng ta mới hy vọng thay đổi được tâm lý thờ ơ, chán nản của học sinh khi
nhắc đến môn Ngữ văn.
Yên Phong, ngày 08 tháng 12 năm 2014
Người viết
Nguyễn Thị Hòa
Phần 4: MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Mục đích của SKN
…………………………………… trang 1
…………………………………….. trang 1
21
2. Đóng góp của SKKN
…………………………………….. trang 1
Phần 2: NỘI DUNG
…………………………………….. trang 1
Chương 1: Cơ sở khoa học của SKKN………………………………… trang 1
1. Cơ sở lý luận
………………………………………trang 1
2. Cơ sở thực tiễn.
……………………………………… trang 2
Chương 2: Thực trạng đề tài- Đối tượng nghiên cứu…………………trang 2
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Thực trạng đề tài
Chương 3: Các giải pháp
………………………………………… trang 2
………………………………………….trang 3
…………………………………………….trang 4
1. Trước hết phải tạo cho các em niềm say mê, yêu thích môn Ngữ văn…trang 4
2. Chuẩn bị thật tốt cho bài giảng, đơn giản hóa kiến thức…………. trang 7
3. Phân loại đối tượng học sinh………………………………………. trang 9
4. Động viên, khích lệ kịp thời ……………………………………….. trang 10
5. Có nhiều hình thức học tập ………………………………………. trang 12
6. Cần liên hệ thực tế
Chương 4: Kết quả
…………………………………………. trang 17
………………………………………… trang 18
Phần 3: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ …………………………………. trang 19
Phần 4: MỤC LỤC
…………………………………………… trang 21
22
23
[...]... và sinh hoạt của con người thải ra Chương 4: Kết quả: Sau khi áp dụng kinh nghiệm nêu trên vào giảng dạy phần văn xuôi trong chương trình lớp 12, tôi nhận thấy đã có nhiều học sinh thích thú, mong đợi học tiết Ngữ văn hơn, học sinh làm bài tốt hơn, đặc biệt đã có em mạnh dạn đăng kí thi tuyển vào đại học, cao đẳng khối C, D Câu 1: Em cảm thấy như thế nào khi học môn Ngữ văn? Các mức độ Lớp 12A5 Lớp 12A7... đăng kí thi tuyển vào đại học, cao đẳng những ngành có liên quan đến môn Ngữ văn không? Đáp án Lớp 12A5 Lớp 12A7 Lớp 12A11 Có 6/43 3/41 2/40 Không 37/43 38/41 38/40 Phần 3: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ: Bài viết này là những kinh nghiệm mà bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy lớp 12A5, 12A7, 12A11 (năm học: 2013-2014) Mặc dù, từ phiếu điều tra và kết quả bài làm của học sinh, tôi nhận thấy các em...nhỏ đến lớn, nếu học sinh làm được thì mới khen và khuyến khích học sinh đạt mục tiêu cao hơn Chẳng hạn, lớp 12A11 có em Phạm Văn Hòa học môn Ngữ văn rất yếu, chữ viết lại cẩu thả nên mỗi khi đến tiết Ngữ văn, em thường xin nghỉ hoặc xuống phòng Y tế nằm để không phải trả bài, nếu không trốn được thì em thường không chú ý bài, nhiều lúc còn chọc phá các bạn khác trong lớp Qua tìm hiểu, tôi được... phương pháp học tập, tất cả học sinh đều có cơ hội phát biểu ý kiến của mình, từ đó tiết học cũng sinh động, bớt nhàm chán hơn 16 Hoặc khi dạy “Vợ chồng A Phủ”, để học sinh hình dung ra nhân vật Mị cùng cuộc sống của đồng bào miền núi, giáo viên có thể chiếu các slide hình ảnh: 17 6 Cần liên hệ thực tế: Môn Ngữ văn là môn học góp phần lớn trong việc hình thành, giáo dục nhân cách cho học sinh Mỗi một... thế nào khi học môn Ngữ văn? Các mức độ Lớp 12A5 Lớp 12A7 Lớp 12A11 Rất thích 8/43 7/41 7/40 Thích 12/ 43 9/41 8/40 Bình thường 13/43 13/41 11/40 Không thích 10/43 12/ 41 14/40 19 Câu 2: Em có tự tin rằng mình sẽ đạt 50% số điểm của câu nghị luận văn học nếu đề thi tốt nghiệp THPT năm nay ra ở phần văn xuôi không? Các mức độ Lớp 12A5 Lớp 12A7 Lớp 12A11 Rất tự tin 2/43 1/41 0/40 Tự tin 19/43 17/41 15/40... và siêng năng hơn trong học tập Kết quả thi giữa học kì II của em là 3,5 điểm (so với học kì I là 2,0 điểm) Đến kì thi học kì II, điểm số của em tăng lên 4,5 điểm và em thi tốt nghiệp với điểm môn Ngữ văn là 6,0 điểm Bên cạnh đó cũng cần chú ý khâu kiểm tra, đánh giá Các em sẽ thích học hơn nếu đề ra vừa sức, các em làm được bài, thêm tự tin và hứng thú bước chân vào thế giới văn học vốn không dễ được... vọng thay đổi được tâm lý thờ ơ, chán nản của học sinh khi nhắc đến môn Ngữ văn Yên Phong, ngày 08 tháng 12 năm 2014 Người viết Nguyễn Thị Hòa Phần 4: MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 Mục đích của SKN …………………………………… trang 1 …………………………………… trang 1 21 2 Đóng góp của SKKN …………………………………… trang 1 Phần 2: NỘI DUNG …………………………………… trang 1 Chương 1: Cơ sở khoa học của SKKN ……………………………… trang 1 1 Cơ sở lý luận ………………………………………trang... quả hơn vì có nhiều học sinh nhận thức nhanh hơn lớp 12A11), thảo luận nhóm, đóng tiểu phẩm, đọc phân vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin sẽ thu hút các em vào bài học Thậm chí, giáo viên cũng có thể cho các em vẽ tranh theo cảm nhận của mình về nhân vật trong tác phẩm nếu lớp dạy có những học sinh thích vẽ Chẳng hạn, khi dạy bài Vợ nhặt (Kim Lân), ở phần II Đọc - hiểu văn bản: - Bước 1: Giáo... ảnh do học sinh vẽ) để các em hình dung về nạn đói năm 1945 như sau: 12 13 14 15 Từ những hình ảnh mà các em nhìn thấy, giáo viên mới đặt ra câu hỏi: + Kim Lân đã miêu tả thực cảnh của xóm ngụ cư như thế nào? (học sinh trung bình, yếu có thể tìm chi tiết trong tác phẩm để trả lời) + Những hình ảnh đó có giá trị gì về mặt hiện thực? (học sinh khá, giỏi trả lời) - Bước 2: Giáo viên có thể cho học sinh. .. gắng tìm tòi, học hỏi và mong muốn nhận được sự trao đổi, góp ý của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để có thể giúp học sinh hứng thú hơn với môn Ngữ văn và mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn Để đạt được mục tiêu trên, bản thân mỗi thầy cô giáo đều mong muốn nhận được sự khích lệ động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của BGH, của Ban Chấp hành Công đoàn và các thành viên cùng tổ chuyên môn trong quá trình ... dò đánh giá suy nghĩ học sinh ba lớp 12A5, 12A7 12A11 môn Ngữ văn sau (số học sinh tham gia: 124 em) Câu 1: Em cảm thấy học môn Ngữ văn? Các mức độ Lớp 12A5 Lớp 12A7 Lớp 12A11 Rất thích 1/43... niềm yêu thích môn Ngữ văn việc học văn Trước hết phải tạo cho em niềm say mê, yêu thích môn Ngữ văn: Muốn để học sinh yêu thích học môn Ngữ văn giáo viên Văn phải thật yêu thích, say mê môn học. .. thú học Văn học sinh THPT Đóng góp Sáng kiến kinh nghiệm: Lựa chọn đề tài “Để học sinh thêm yêu thích môn Ngữ Văn qua phần văn xuôi chương trình 12 hi vọng phần giúp việc dạy tác phẩm văn học