1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Giáo trình tin học đại cương

124 1,7K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Giới thiệu tin học và máy tính, hệ điều hành và chương trình ứng dụng Word, excel và trình diễn điện tử powerpoint và internetGiới thiệu tin học và máy tính, hệ điều hành và chương trình ứng dụng Word, excel và trình diễn điện tử powerpoint và internetGiới thiệu tin học và máy tính, hệ điều hành và chương trình ứng dụng Word, excel và trình diễn điện tử powerpoint và internet

LỜI NÓI ĐẦU Tin học đại cương là một nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục đại cương ở trình độ Đại học, Cao đẳng và là môn học bắt buộc đối với tất cả sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng. Với mục đích giúp cho sinh viên của Trường Cao đẳng Lương thực – Thực phẩm có được một tài liệu học tập cần thiết cho môn học này chúng tôi đã biên soạn Giáo trình TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Khi biên soạn chúng tôi cũng đã tham khảo nhiều giáo trình của một số trường Đại học hoặc được trích dẫn lại từ một số sách đã xuất bản. Do không có điều kiện tiếp xúc, trao đổi để xin phép việc trích dẫn của các tác giả, mong quí vị vui lòng miễn chấp. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp ở tổ bộ môn Toán-Tin Khoa Khoa học cơ bản Trường Cao Đẳng Lương thực – Thực phẩm đã tạo rất nhiều điều kiện về tài liệu và phương tiện cho chúng tôi hoàn thành giáo trình này. Dù có nhiều cố gắng nhưng chúng tôi vẫn không thể tránh được những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, sinh viên và các độc giả để chất lượng giáo trình ngày càng hoàn thiện. Nhóm tác giả Trang 1 Chương 1: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG 1. TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 1.1.Tin học (Informatics) Tin học là ngành khoa học công nghệ nghiên cứu các phương pháp lưu trữ và xử lý thông tin tự động bằng công cụ chủ yếu là máy tính điện tử và các thiết bị truyền tin. 1.2.Lịch sử phát triển của máy tính điện tử Do nhu cầu giảm thời gian tính toán và tăng độ chính xác, con người đã chế tạo các công cụ tính toán từ xưa: bàn tính của người Trung Quốc, máy cộng cơ học của nhà toán học người Pháp Blaise Pascal (1623-1662), máy tính cơ học có thể cộng trừ nhân chia của nhà toán học người Đức Gottfried Wilhelmvon Leibniz (1646-1716), máy sai phân để tính các đa thức toán học, máy phân giải điều khiển bằng máy đục lỗ của Charles Babbage (17921871), ….Tuy nhiên, máy tính điện tử thực sự hình thành bắt đầu vào thập niên 1950, đến nay, quá trình phát triển của máy tính đã trải qua bốn thế hệ và đang hướng đến thế hệ thứ năm. 1.2.1 Thế hệ thứ nhất - Bóng đèn điện tử (1950 -1958) Máy tính sử dụng các bóng đèn điện tử chân không, mạch riêng rẽ, vào số liệu bằng phiếu đục lỗ, điều khiển bằng tay. Máy tính cồng kềnh, dễ hỏng, tốn hao nhiều năng lượng, tốc độ rất chậm (khoảng 300-3000 phép tính/1 giây), độ tin cậy thấp. Ví dụ: EDVAC (Mỹ) hay BESM (Liên xô cũ),... 1.2.2.Thế hệ thứ hai - Bóng bán dẫn (1958-1964) Máy tính sử dụng các transistor. Máy đã có chương trình dịch như Cobol, Fortran và hệ điều hành đơn giản. Máy có kích thước ít cồng kềnh, bền hơn, ít hao năng lượng. Độ tin cậy cao, tốc độ được cải thiện hơn (có khả năng tính khoảng 10.000-100.000 phép tính/1 giây). Điển hình như loại IBM-1070 (Mỹ) hay EC (Liên xô cũ),… 1.2.3.Thế hệ thứ ba - Mạch tích hợp (1964-1979) Máy tính sử dụng các bộ xử lý bằng vi mạch điện tử cỡ nhỏ. Kích cỡ máy gọn, bền, ít hao năng lượng hơn hai thế hệ trước, tốc độ nhanh (hàng trăm nghìn phép tính/giây), độ tin cậy rất cao. Máy đã có các hệ điều hành đa chương trình, nhiều người dùng đồng thời hoặc đa kiểu chia thời gian. Kết quả từ máy tính có thể in ra trực tiếp ở máy in. Điển hình như loại IBM 360 (Mỹ) hay MinSk (Liên xô cũ),… 1.2.4.Thế hệ thứ tư - Mạch tích hợp cỡ lớn và rất lớn (1980 đến nay) Máy tính sử dụng các vi mạch có độ tích hợp cao, đa xử lý có khả năng thực hiện hàng triệu phép tính/1 giây. Giai đoạn này hình thành 2 loại máy tính chính: máy tính cá nhân để bàn (Personal Computer - PC) hoặc xách tay (Laptop hay Notebook computer) và các loại máy tính chuyên nghiệp thực hiện đa chương trình, đa vi xử lý,… hình thành các hệ thống mạng máy tính (Computer Networks) và các ứng dụng phong phú, đa phương tiện. 1.2.5.Các máy tính trong tương lai Hiện nay chưa có tài liệu nào chính thức nêu ra mốc thời gian khởi đầu thế hệ máy tính thứ năm nhưng nhìn vào đặc điểm của các máy tính sản xuất gần đây ta có thể đoán nhận xu thế tiến triển của thế hệ máy tính mới. - Các bộ vi xử lý siêu hạng (superchip): giải pháp chính để chế tạo các bộ vi xử lý hoạt động nhanh hơn là rút ngắn khoảng cách giữa các transistor. Trang 2 - Xử lý song song: ngày càng có nhiều máy tính dùng phương thức xử lý song song để hòa quyện âm thanh, tiếng nói, hình ảnh và các luồng dữ liệu từ các nguồn khác nhau. - Các sản phẩm và dịch vụ đa phương tiện: Máy tính sẽ có khả năng bắt chước một số chức năng suy luận của bộ óc con người như chứng minh định lý, giao tiếp thông minh bằng ngôn ngữ tự nhiên... 1.3.Các ứng dụng của Tin học Tin học hiện đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành nghề khác nhau của xã hội từ khoa học kỹ thuật, y học, kinh tế, công nghệ sản xuất đến khoa học xã hội, nghệ thuật .v.v.. bao gồm một số lĩnh vực điển hình như: + Tính toán khoa học kỹ thuật + Quản lý thông tin + Soạn thảo, in ấn + Graphic, trò chơi điện tử + Trí tuệ nhân tạo,… Đặc biệt ngày nay, với việc ứng dụng Internet, nhân loại đang được hưởng lợi từ những dịch vụ mới như: + Thư điện tử + Thư viện điện tử + E_Learning + Thương mại điện tử + Chính phủ điện tử, … 1.4.Các lĩnh vực nghiên cứu chính của Tin học 1.4.1.Thiết kế và chế tạo máy tính Đây là lĩnh vực cổ điển nhất của Tin học. Mục đích của nó là thiết kế và chế tạo các máy tính điện tử có tốc độ tính toán ngày càng cao, dung lượng bộ nhớ ngày càng lớn. 1.4.2.Xây dựng các hệ điều hành Hệ điều hành là cầu nối giữa máy tính và người sử dụng, là phần mềm cơ bản nhất. Vì vậy, một lĩnh vực nghiên cứu rất quan trọng của tin học là thiết kế và chế tạo các hệ điều hành. Đây là công việc rất phức tạp, đòi hỏi công sức của hành trăm chuyên gia về máy tính và lập trình. Các hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay gồm MS-DOS, WINDOWS, UNIX, LINUX,... 1.4.3.Ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch Để biểu diễn các thuật toán, các nhà lập trình phải sử dụng các ngôn ngữ chuyên dụng gọi là các ngôn ngữ lập trình. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng các ngôn ngữ lập trình cho máy tính và thiết kế các chương trình dịch để dịch từ ngôn ngữ thuật toán thành ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu được là nhiệm vụ rất quan trọng. Các ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là: PASCAL, BASIC, C++,... 1.4.4.Cấu trúc dữ liệu và giải thuật Về bản chất của chương trình, người ta thường đưa ra một công thức ngắn gọn như sau: Program = Data Structure + Algorithm Chương trình = Cấu trúc dữ liệu + Giải thuật Cấu trúc dữ liệu là một lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của tin học. 1.4.5.Cơ sở dữ liệu Nghiên cứu cách tổ chức các tập tin dữ liệu dùng lâu dài, có khả năng cập nhật và hỏi đáp có hiệu quả, tìm kiếm mô hình cho các phần tử dữ liệu và mối quan hệ giữa chúng đó là lĩnh vực của Cơ sở dữ liệu. Trang 3 1.4.6.Công nghệ phần mềm Đây là lĩnh vực nghiên cứu mới của tin học, được triển khai trong giai đoạn phát triển rất cao của tin học và viễn thông khi sản xuất phần mềm trở thành một ngành công nghiệp. Công nghệ phần mềm là ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp, các thủ tục, các công cụ đi từ phân tích đến thiết kế và quản lý một dự án phần mềm nhằm đạt được các mục tiêu của dự án phát triển phần mềm. 1.4.7.Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực nghiên cứu rất quan trọng của tin học, nó nghiên cứu về khoa học trí tuệ nhân tạo, các phương pháp giải quyết vấn đề, các kỹ thuật heuristic, biểu diễn tri thức và kỹ nghệ xử lý tri thức... 1.4.8.Giao tiếp người - máy Nhằm xây dựng những khả năng trao đổi thông tin giữa người và máy. Làm thế nào để máy hiểu được ngôn ngữ nói và viết của con người. 2.THÔNG TIN VÀ MÃ HÓA THÔNG TIN 2.1 Khái niệm thông tin Trong đời sống hàng ngày, chúng ta tiếp nhận và sử dụng nhiều thông tin. Thông tin đem lại cho chúng ta sự hiểu biết, giúp chúng ta nhận thức đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên và xã hội; cũng nhờ thông tin ta có được những hành động hợp lý nhằm đạt được những mục đích trong cuộc sống. Chúng ta ai cũng thấy được sự cần thiết của thông tin và cảm nhận được thông tin là gì, nhưng để đưa ra một định nghĩa chính xác về thông tin thì hầu hết chúng ta đều lúng túng bởi thông tin là một khái niệm khá trừu tượng và nó được thể hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Tuy nhiên, người ta có thể tạm đưa ra khái niệm sau đây: "Thông tin thường được hiểu là nội dung chứa trong thông báo nhằm tác động vào nhận thức của một số đối tượng nào đó". Thông báo được thể hiện bằng nhiều hình thức: văn bản, lời nói, hình ảnh, cử chỉ...; và các thông báo khác nhau có thể mang cùng một nội dung. Trong lĩnh vực tin học, thông tin có thể được phát sinh, được lưu trữ, được biến đổi trong những vật mang tin; thông tin được biến đổi bởi các dữ liệu và các dữ liệu này có thể được truyền đi, được sao chép, được xử lý hoặc bị phá hủy. Ta có thể lấy một vài ví dụ sau để minh họa Thông báo thể hiện dưới dạng văn bản ví dụ như “Thông tin về một mạng máy tính bị nhiễm virus” - Trong thông báo này, thành phần “Mạng máy tính” đóng vai trò là vật mang tin, còn sự kiện “nhiễm virus” là dữ liệu của thông tin. o Hoặc ví dụ “Nhiệt độ đo được ở bệnh nhân là 41 C” - Thông tin này có thể được thể hiện o duới dạng văn bản hoặc lời nói. Dữ liệu ở đây là 41 C (nếu được thông báo bằng lời nói thì dữ liệu chính là tín hiệu) và thông tin thu được thông qua dữ liệu cho thấy bệnh nhân bị sốt cao...v.v * Xử lý thông tin bằng máy tính điện tử (MTĐT) Máy tính điện tử là một hệ thống xử lý thông tin tự động dựa trên nguyên tắc chung của các quá trình xử lý thông tin. Mặc dù khả năng tính toán của máy tính vượt xa so với khả năng tính toán của con người và các phương tiện khác; tuy nhiên, máy tính sẽ không tự nó đưa ra quyết định khi nào phải làm gì mà nó chỉ có thể hoạt động được nhờ sự chỉ dẫn của con người - tức là con người phải cung cấp đầy đủ ngay từ đầu cho MTĐT các mệnh lệnh, chỉ thị để hướng dẫn MTĐT theo yêu cầu đề ra. Tổng quát quá trình xử lý thông tin trên MTĐT có thể được tóm tắt như sau: + Trước hết đưa chương trình cần thực hiện (do con người lập sẵn) vào bộ nhớ của Trang 4 máy tính + Máy bắt đầu xử lý, dữ liệu nhập từ môi trường ngoài vào bộ nhớ (thông qua thiết bị nhập dữ liệu). + Máy thực hiện thao tác dữ liệu và ghi kết quả trong bộ nhớ. + Đưa kết quả từ bộ nhớ ra bên ngoài nhờ các thiết bị xuất (máy in, màn hình). Máy tính điện tử có một số đặc điểm chính như sau: + Tốc độ xử lý nhanh, độ tin cậy cao. + Khả năng nhớ rất lớn. + Tham số về tốc độ thường được tính bằng số phép tính thực hiện trong một giây, còn khả năng nhớ đựơc tính theo dung lượng bộ nhớ trong đo bằng KB, MB. *Xử lý thông tin Quá trình xử lý thông tin chính là sự biến đổi những dữ liệu đầu vào ở dạng rời rạc thành thông tin đầu ra ở dạng chuyên biệt phục vụ cho những mục đích nhất định. Mọi quá trình xử lý thông tin cho dù thực hiện bằng máy tính hay bằng con người đều phải tuân thủ theo chu trình sau: Dữ liệu (data) được nhập ở đầu vào (input). Sau đó, máy tính hay con người sẽ thực hiện những quá trình xử lý để xuất thông tin ở đầu ra (output). Quá trình nhập dữ liệu, xử lý và xuất thông tin đều có thể được lưu trữ để phục vụ cho các quá trình tiếp theo khác. Nhập dữ liệu (input) Xử lý (processing) Xuất dữ liệu (out put) Lưu trữ(storage) Hình 1.1. Mô hình tổng quát quá trình xử lý thông tin 2.2 Biễu diễn thông tin trong máy tính 2.2.1 Mã hóa thông tin * Định nghĩa mã hóa thông tin Mã hóa thông tin là quá trình biến đổi thông tin từ dạng biểu diễn thông thường sang một dạng khác theo quy ước nhất định. Quá trình biến đổi ngược lại của mã hóa thông tin được gọi là phép giải mã. Ví dụ: Ta có 1 tập quản lý hồ sơ sinh viên. Nếu ta quản lý bằng tên thì sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp tên bị trùng nhau. Nếu ta thêm các yếu tố khác kèm theo như địa chỉ, ngày sinh, quê quán...v.v thì việc quản lý trở nên rất rườm rà, phức tạp mà vẫn không loại trừ được khả năng trùng nhau. Nếu ta gán cho mỗi một sinh viên 1 mã số ID khác nhau thì việc quản lý hồ sơ sẽ trở nên thuận tiện hơn nhiều. Từ mã số ID, ta có thể tìm ra số liệu về sinh viên tương ứng. Như vậy, quá trình gán mã số ID cho mỗi hồ sơ sinh viên được gọi là mã hóa; còn quá trình dựa trên mã số ID để xác định thông tin về sinh viên gọi là giải mã. * Đơn vị đo lường thông tin: Trong máy tính, thông tin được biểu diễn dưới hai trạng thái của mạch điện, đó là có hoặc không có xung điện. Người ta dùng hai ký hiệu 0 (không có điện) và 1(có điện) để tượng trưng cho hai trạng thái này. Trong máy tính 2 trạng thái này được gọi là 2 bit (Binary digit) nhị phân 0,1 và đó cũng là đơn vị nhỏ nhất của máy tính. Trang 5 Các đơn vị đo lường thông tin trong máy tính: + 8 bit = 1 Byte + 1024 Byte = 1 KB(Kilobyte) = 210 Byte + 1024 KB = 1 MB(MegaByte) = 220 Byte + 1024 MB = 1GB(GigaByte) = 230 Byte + 1024 GB = 1TB(TeraByte) = 240 Byte 2.2.2 Biễu diễn số nguyên 8 + Số nguyên không dấu là số không có bit dấu như 1 byte = 8 bit, có thể biểu diễn 2 = 256 số nguyên dương, cho giá trị từ 0 (0000 0000) đến 255 (1111 1111). + Số nguyên có dấu thể hiện trong máy tính ở dạng nhị phân là số dùng 1 bit làm bít dấu, người ta qui ước dùng bit ở hàng đầu tiên bên trái làm bit dấu (S): 0 là số dương và 1 cho số âm. Đơn vị chiều dài để chứa thay đổi từ 2 đến 4 bytes. 2.2.3 Biễu diễn ký tự Để có thể biễu diễn các ký tự như chữ cái in và thường, các chữ số, các ký hiệu... trên máy tính và các phương tiện trao đổi thông tin khác, người ta phải lập ra các bộ mã (code system) qui ước khác nhau dựa vào việc chọn tập hợp bao nhiêu bit để diễn tả 1 ký tự tương ứng, ví dụ các hệ mã phổ biến : + Hệ thập phân mã nhị phân BCD (Binary Coded Decima) dùng 6 bit. + Hệ thập phân mã nhị phân mở rộng EBCDIC (Extended Binary Coded Decimal Interchange Code) dùng 8 bit tương đương 1 byte để biễu diễn 1 ký tự. + Hệ chuyển đổi thông tin theo mã chuẩn của Mỹ ASCII (American Standard Code for Information Interchange) là hệ mã thông dụng nhất hiện nay trong kỹ thuật tin học. Hệ mã ASCII dùng nhóm 7 bit hoặc 8 bit để biểu diễn tối đa 128 hoặc 256 ký tự khác nhau và mã hóa theo ký tự liên tục theo cơ số 16. Hệ mã ASCII 7 bit, mã hoá 128 ký tự liện tục như sau: 0 : NUL (ký tự rỗng) 1 - 31 : 31 ký tự điều khiển 32 - 47 : các dấu trống SP (space) ! “ # $ % & ‘ ( ) * + , - . / 48 - 57 : ký số từ 0 đến 9 58 - 64 : các dấu : ; < = > ? @ 65 - 90 : các chữ in hoa từ A đến Z 91 - 96 : các dấu [ \ ] _ ` 97 - 122 : các chữ thường từ a đến z 123 - 127 : các dấu { | } ~ DEL (xóa) Hệ mã ASCII 8 bit (ASCII mở rộng) có thêm 128 ký tự khác ngoài các ký tự nêu trên gồm các chữ cái có dấu, các hình vẽ, các đường kẻ khung đơn và khung đôi và một số ký hiệu đặc biệt. Hệ mã Unicode: Unicode (hay gọi là mã thống nhất; mã đơn nhất) là bộ mã chuẩn quốc tế được thiết kế để dùng làm bộ mã duy nhất cho tất cả các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, kể cả các ngôn ngữ sử dụng ký tự tượng hình phức tạp như tiếng Trung Quốc, tiếng Thái,.v.v. Vì những điểm ưu việt đó, Unicode đã và đang từng bước thay thế các bộ mã truyền thống, kể cả bộ mã tiêu chuẩn ISO 8859 và hiện đang được hỗ trợ trên rất nhiều phần mềm cũng như các trình ứng dụng, chẳng hạn Windows. Trang 6 Các bảng mã: + UTF-32: Cách đơn giản nhất để lưu trữ tất cả các 220+216 Unicode code points là sử dụng 32 bit cho mỗi ký tự, nghĩa là, 4 byte – do đó, cách mã hóa này được Unicode gọi là UTF-32 và ISO/IEC 10646 gọi là UCS-4. Vấn đề chính của cách này là nó hao chỗ hơn 4 lần so với trước kia, do đó nó ít được dùng trong các vật nhớ ngoài (như đĩa, băng). Tuy nhiên, nó rất đơn giản, nên một số chương trình sẽ sử dụng mã hóa 32 bit bên trong khi xử lý Unicode. + UTF-16: UTF-16 là một cách mã hóa dùng Unicode 20 bit. Các ký tự được diễn tả bằng cách dùng giá trị 16-bit của code point trong Unicode CCS. Có hai cách để viết giá trị 16 bit trong một dòng (stream) 8-bit. Có lẽ bạn đã nghe qua chữ endian. Big Endian có nghĩa là cho Most Significant Byte đi trước, tức là nằm bên trái – do đó ta có UTF-16BE. Còn Little Endian thì ngược lại, tức là Least Significant Byte đi trước – do đó ta có UTF16LE. Thí dụ, giá trị 16-bit của con số Hex1234 được viết là Hex12 Hex34 trong Big Endian và Hex34 Hex12 trong Little Endian. + UTF-8: UTF-8 là một cách mã hóa để có tác dụng giống như UCS-4 (cũng là UTF16), chứ không phải có code point nào khác. UTF-8 được thiết kế để tương thích với chuẩn ASCII. UTF-8 có thể sử dụng từ một (cho những ký tự trong ASCII) cho đến 6 byte để biểu diễn một ký tự. Chính vì tương thích với ASCII, UTF-8 cực kỳ có lợi thế khi được sử dụng để bổ sung hỗ trợ Unicode cho các phần mềm có sẵn. Thêm vào đó, các nhà phát triển phần mềm vẫn có thể sử dụng các hàm thư viện có sẵn của ngôn ngữ lập trình C để so sánh (comparisons) và xếp thứ tự. UTF-8 được thiết kế đảm bảo không có chuỗi byte của ký tự nào lại nằm trong một chuỗi của ký tự khác dài hơn. Điều này khiến cho việc tìm kiếm ký tự theo byte trong một văn bản là rất dễ dàng. Các quy định chính xác của UTF-8 như sau (các số bắt đầu bằng 0x là các số biểu diễn trong hệ thập lục phân) Các ký tự có giá trị nhỏ hơn 0x80, sử dụng 1 byte có cùng giá trị. Các ký tự có giá trị nhỏ hơn 0x800, sử dụng 2 byte: byte thứ nhất có giá trị 0xC0 cộng với 5 bit từ thứ 7 tới 11 (7th-11th least significant bits); byte thứ hai có giá trị 0x80 cộng với các bit từ thứ 1 tới thứ 6 (1st-6th least significant bits). Các ký tự có giá trị nhỏ hơn 0x10000, sử dụng 3 byte: byte thứ nhất có giá trị 0xE0 cộng với 4 bit từ thứ 13 tới 16; byte thứ hai có giá trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 7 tới 12; byte thứ ba có giá trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 1 tới thứ 6. Các ký tự có giá trị nhỏ hơn 0x200000, sử dụng 4 byte: byte thứ nhất có giá trị 0xF0 cộng với 3 bit từ thứ 19 tới 21; byte thứ hai có giá trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 13 tới 18; byte thứ ba có giá trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 7 tới thứ 12; byte thứ tư có giá trị 0x80 cộng với 6 bit từ thứ 1 tới thứ 6. Hiện nay, các giá trị khác ngoài các giá trị trên đều chưa được sử dụng. Tuy nhiên, các chuỗi ký tự dài tới 6 byte có thể được dùng trong tương lai. Chuỗi 5 byte sẽ lưu trữ được mã ký tự chứa đến 26 bit: byte thứ nhất có giá trị 0xF8 cộng với 2 bit thứ 25 và 26, các byte tiếp theo lưu giá trị 0x80 cộng với 6 bit có ý nghĩa tiếp theo. Chuỗi 6 byte sẽ lưu trữ được mã ký tự chứa đến 31 bit: byte thứ nhất có giá trị 0xFC cộng với bit thứ 31, các byte tiếp theo lưu giá trị 0x80 cộng với 6 bit có ý nghĩa tiếp theo. Trang 7 + UTF-7: Chuẩn hóa được ít dùng nhất có lẽ là UTF-7. Chuẩn MIME yêu cầu mọi thư điện tử phải được gửi dưới dạng ASCII cho nên các thư điện tử nào sử dụng mã hóa Unicode được coi là không hợp lệ. 2.3.Các hệ đếm 2.3.1.Biểu diễn số trong các hệ đếm Hệ đếm là tập hợp các ký hiệu và qui tắc sử dụng tập ký hiệu đó để biểu diễn và xác định các giá trị các số. Mỗi hệ đếm có một số ký số (digits) hữu hạn. Tổng số ký số của mỗi hệ đếm được gọi là cơ số (base hay radix), ký hiệu là b. Hệ đếm phổ biến hiện nay là hệ đếm thập phân. Trong ngành toán - tin học hiện nay phổ biến 4 hệ đếm như sau: Bảng 1.1 Các hệ đếm phổ biến Hệ đếm Hệ nhị phân Hệ bát phân Hệ thập phân Hệ thập lục phân Cơ số 2 8 10 16 Ký số và trị tuyệt đối 0, 1 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F 2.3.2.Hệ đếm thập phân (decimal system) Hệ đếm thập phân hay hệ đếm cơ số 10 là một trong các phát minh của người Ả rập cổ, bao gồm 10 ký số theo ký hiệu sau: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 Qui tắc tính giá trị của hệ đếm này là mỗi đơn vị ở một hàng bất kỳ có giá trị bằng 10 đơn vị của hàng kế cận bên phải. Ở đây b = 10. Bất kỳ số nguyên dương trong hệ thập phân có thể thể hiện như là một tổng các chuỗi các ký số thập phân nhân cho 10 lũy thừa, trong đó số mũ lũy thừa được tăng thêm 1 đơn vị kể từ số mũ lũy thừa phía bên phải nó. Số mũ lũy thừa của hàng đơn vị trong hệ thập phân là 0. Ví dụ: Số 5246 có thể được thể hiện như sau: 5246 = 5 x 103 + 2 x 102 + 4 x 101 + 6 x 100 = 5 x 1000 + 2 x 100 + 4 x 10 + 6 x 1 2.3.3.Hệ đếm nhị phân (binary number system) Với b = 2, chúng ta có hệ đếm nhị phân. Ðây là hệ đếm đơn giản nhất với 2 chữ số là 0 và 1. Mỗi chữ số nhị phân gọi là BIT (viết tắt từ chữ Binary digit). Hệ nhị phân tương ứng với 2 trạng thái của các linh kiện điện tử trong máy tính chỉ có: đóng (có điện) ký hiệu là 1 và tắt (không điện) ký hiệu là 0. Vì hệ nhị phân chỉ có 2 trị số là 0 và 1, nên khi muốn diễn tả một số lớn hơn, hoặc các ký tự phức tạp hơn thì cần kết hợp nhiều bit với nhau. Ta có thể chuyển đổi hệ nhị phân theo hệ thập phân quen thuộc. Ví dụ : 10101(2) = 1x24 + 0x23 + 1x22 + 0x21 + 1x20 = 8+0+4+0+1 = 13(10) 11101.11(2)= 1x16+1x8+1x4+0x2+1x1+1x0.5+1x0.25 = 29.75 (10) 2.3.4.Hệ đếm bát phân (octal number system) Nếu dùng 1 tập hợp 3 bit thì có thể biểu diễn 8 trị khác nhau : 000, 001, 010, 011, 100, 101, 110, 111. Các trị này tương đương với 8 trị trong hệ thập phân là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Tập hợp các chữ số này gọi là hệ bát phân, là hệ đếm với b = 8 = 23. Trong hệ bát phân, trị vị trí là lũy thừa của 8. Ví dụ : 235 . 64( 8 ) = 2x82 + 3x81 + 5x80 + 6x8-1 + 4x8-2 = 157. 8125( 1 0 ) Trang 8 2.3.5.Hệ đếm thập lục phân (hexa-decimal number system) Hệ đếm thập lục phân là hệ cơ số , tương đương với tập hợp 4 chữ số nhị phân (4 bit). Khi thể hiện ở dạng hexa-decimal, ta có 16 ký tự gồm 10 chữ số từ 0 đến 9, và 6 chữ in A, B, C, D, E, F để biểu diễn các giá trị số tương ứng là 10, 11, 12, 13, 14, 15. Với hệ thập lục phân, trị vị trí là lũy thừa của 16. Ví dụ : 34F5C( 1 6 ) = 3x164 + 4x163 + 15x162 + 5x161 + 12x160 = 216294( 1 0 ) Ghi chú: Một số chương trình qui định viết số hexa phải có chữ H ở cuối chữ số. Ví dụ : Số 15 viết là FH. Bảng 1.2 Qui đổi tương đương 16 chữ số đầu tiên của 4 hệ đếm Hệ 10 Hệ 2 Hệ 8 Hệ 16 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 0000 0001 0010 0011 0100 0101 0110 0111 1000 1001 1010 1011 1100 1101 1110 1111 00 01 02 03 04 05 06 07 10 11 12 13 14 15 16 17 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F 2.3.6. Ðổi một số nguyên từ hệ thập phân sang hệ nhị phân * Đổi phần nguyên: Muốn đổi số nguyên S ở hệ thập phân thành số nguyên nhị phân x ta chia S cho 2 rồi chia thương nhận được cho 2, sau đó lại chia thương mới nhận được cho 2,…cứ chia mãi như vậy cho đến khi nào kết quả bằng 0 thì dừng. Kết quả chuyển đổi là các dư số trong phép chia viết ra theo thứ tự ngược lại. Dùng các phép chia 2 liên tiếp, ta có một loạt các số dư như sau: Kết quả: 12(10) = 1100(2) * Đổi phần phân số: Đối với phần lẻ của số thập phân, số lẻ được nhân với 2. Phần nguyên của kết quả sẽ là bit nhị phân, phần lẻ của kết quả lại tiếp tục nhân 2 cho đến khi phần lẻ của kết quả bằng 0. Trang 9 Ví dụ: Chuyển số 0.62510 sang hệ nhị phân + 0.625 x 2 = 1.25, lấy số 1, phần lẻ 0.25 + 0.25 x 2 = 0.5, lấy số 0, phần lẻ 0.5 + 0.5 x 2 = 1.0, lấy số 1, phần lẻ 0. Kết thúc phép chuyển đổi. Vậy kết quả 0.625(10) = 0.101 (2) 2.3.7. Số học nhị phân Phép tính dùng trong hệ nhị phân cũng tương tự như các phép tính được áp dụng trong các hệ khác. Phép cộng, trừ, nhân và tính chia cũng có thể được áp dụng với các số nhị phân. * Phép cộng: Phép tính đơn giản nhất trong hệ nhị phân là tính cộng. Cộng hai đơn vị trong hệ nhị phân được làm như sau: 0+0=0 0+1=1 1+0=1 1 + 1 = 0 (nhớ 1) Ghi chú: Với phép cộng trong hệ nhị phân, 1 + 1 = 10. Số 10 (đọc là một - không) chính là số 2 tương đương trong hệ thập phân. Viết 10 có thể hiểu là viết 0 nhớ 1. Một cách tổng quát, khi cộng 2 hay nhiều chữ số nếu giá trị tổng lớn hơn cơ số b thì ta viết phần lẻ và nhớ phần lớn hơn sang bên trái cạnh nó. Ví dụ Cộng 2 số 0101 + 1100 = ? * Phép trừ: Phép tính trừ thực hiện như sau: 0−0=0 0 − 1 = −1 (mượn 1) 1−0=1 1−1=0 Ví dụ : Trừ hai số * Phép nhân: Phép tính nhân trong hệ nhị phân cũng tương tự như phương pháp làm trong hệ thập phân. Hai số A và B được nhân với nhau bởi những tích số cục bộ: với mỗi con số ở B, tích của nó với số một con số trong A được tính và viết xuống một hàng mới, mỗi hàng mới phải chuyển dịch vị trí sang bên trái, hầu cho con số cuối cùng ở bên phải đứng cùng cột với vị trí của con số ở trong B đang dùng. Tổng của các tích cục bộ này cho ta kết quả tích số cuối cùng. Trang 10 Ví dụ Nhân 2 số 0110 x 1011 = ? * Phép chia: Tính chia nhị phân cũng tương tự như phép chia trong hệ thập phân. Ví dụ : Chia hai số 3.CẤU TRÚC MÁY TÍNH 3.1. Máy tính điện tử 3.1.1.Khái niệm Máy tính điện tử là một thiết bị điện tử có khả năng tổ chức và lưu trữ thông tin với khối lượng lớn, xử lý thông tin với tốc độ nhanh, chính xác, tự động thành thông tin có ích cho người dùng. 3.1.2. Phân loại máy tính điện tử + Loại lớn (Main Frame): Tốc độ hàng tỷ phép tính/giây + Loại trung bình ( Mini Computer): Tốc độ vài trăm triệu phép tính/giây + Loại nhỏ (Micro Computer): gọi là máy vi tính với tốc độ hàng vạn phép tính/s + Máy tính xách tay(Notebook / Laptop) 3.1.3.Các thành phần của một hệ thống máy tính Một hệ thống máy tính được chia làm hai phần: phần cứng (hardware) và phần mềm (software). * Phần cứng (Hardware) Phần cứng có thể được hiểu đơn giản là bất kỳ thành phần vật lý nào trong một hệ thống máy tính mà chúng ta có thể thấy và sờ được. Đó chính là các thiết bị, các linh kiện điện tử. Phần cứng thực hiện các chức năng nhập, xuất, xử lý và lưu trữ dữ liệu. Trang 11 Sơ đồ cấu trúc phần cứng một hệ thống máy tính Hình 1.2: Sơ đồ cấu trúc của máy tính điện tử theo chức năng Đơn vị xử lý trung ương (CPU - Central Processing Unit) Bộ xử lý trung ương chỉ huy các hoạt động của máy tính theo lệnh và thực hiện các phép tính. CPU có 3 bộ phận chính: khối điều khiển, khối tính toán số học và logic và một số thanh ghi. + Khối điều khiển (CU: Control Unit) là trung tâm điều hành máy tính. Nó có nhiệm vụ giải mã các lệnh, tạo ra các tín hiệu điều khiển công việc của các bộ phận khác của máy tính theo yêu cầu của người sử dụng hoặc theo chương trình đã cài đặt. + Khối tính toán số học và logic (ALU: Arithmetic-Logic Unit) bao gồm các thiết bị thực hiện các phép tính số học (cộng, trừ, nhân, chia, ...), các phép tính logic (AND, OR, NOT, XOR) và các phép tính quan hệ (so sánh lớn hơn, nhỏ hơn, bằng nhau, ...) + Các thanh ghi (registers) được gắn chặt vào CPU bằng các mạch điện tử làm nhiệm vụ bộ nhớ trung gian. Các thanh ghi mang các chức năng chuyên dụng giúp tăng tốc độ trao đổi thông tin trong máy tính. Ngoài ra, CPU còn được gắn với một đồng hồ (clock) hay còn gọi là bộ tạo xung nhịp. Tần số đồng hồ càng cao thì tốc độ xử lý thông tin càng nhanh. Bộ nhớ (Memory) Là thiết bị lưu trữ thông tin trong quá trình máy tính xử lý. Bộ nhớ bao gồm bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. + Bộ nhớ trong gồm ROM và RAM : - ROM (Read Only Memory) là Bộ nhớ chỉ đọc thông tin dùng để lưu trữ các chương trình hệ thống, chương trình điều khiển việc nhập xuất cơ sở (ROM-BIOS : ROMBasic Input/Output System). Thông tin được giữ trên ROM thường xuyên ngay cả khi mất điện. Bộ nhớ này được các công ty sản xuất máy tính cài đặt sẵn trên máy thường có kích cỡ 16 KB(loại IBM PC XT), hoặc 32 KB, 64 KB (loại IBM PC AT). Người sử dụng máy tính không thể tự thay đổi nội dung thông tin trong ROM. - RAM (Random Access Memory) là Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, được dùng để lưu trữ dữ kiện và chương trình trong quá trình thao tác và tính toán. RAM có đặc điểm là nội dung thông tin chứa trong nó sẽ mất đi khi mất điện hoặc tắt máy. Trang 12 Dung lượng bộ nhớ cho các máy tính hiện nay thông thường khoảng 1GB, 2GB, 4GB,... + Bộ nhớ ngoài: như đĩa từ, băng từ ... Ðể lưu trữ thông tin và có thể chuyển các tin này qua máy tính khác, người ta sử dụng các đĩa, băng từ như là các bộ nhớ ngoài. Các bộ nhớ này có dung lượng chứa lớn, không bị mất đi khi không có nguồn điện. Trên các máy vi tính phổ biến hiện nay có các loại đĩa từ sau: - Ðĩa cứng (hard disk): là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Dung lượng đĩa cứng hiện nay thông thưởng khoảng 80GB, 120GB, 250GB, 500GB,... - Ðĩa mềm (floppy disk): phổ biến có 2 loại đĩa có đường kính 5.25 inches (dung lượng 360 KB hoặc 1.2 MB) và loại 3.5 inches (dung lượng 720 KB hoặc 1.44 MB). Hiện nay rất ít nơi sử dụng dùng loại đĩa này . - Ðĩa quang:là thuật ngữ dùng để chỉ chung các loại đĩa mà dữ liệu được ghi/đọc bằng tia ánh sáng hội tụ. Tuỳ thuộc vào từng loại đĩa quang (CD, DVD...) mà chúng có các khả năng chứa dữ liệu với dung lượng khác nhau. - Đĩa USB: là thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash với giao tiếp Universal Serial Bus hay USB . Chúng có kích thước nhỏ, nhẹ, có thể dễ dàng tháo lắp. Dung lượng của các ổ USB trên thị trường thông thường có thể từ vài trăm MB cho đến vài GB. Floppy disk Optical disk Hard disk Hình 1.3 Một số loại bộ nhớ ngoài Các thiết bị xuất/ nhập + Các thiết bị nhập: - Bàn phím (keyboard): là thiết bị dùng để nhập văn bản và các dòng lệnh vào máy tính. - Chuột (mouse): là thiết bị trỏ phổ biến hiện nay, nhất là các máy tính chạy trong môi trường Windows. Con chuột có kích thước vừa nắm tay di chuyển trên một tấm phẳng (mouse pad) theo hướng nào thì dấu nháy hoặc mũi tên trên màn hình sẽ di chuyển theo hướng đó tương ứng với vị trí của của viên bi hoặc tia sáng (optical mouse) nằm dưới bụng của nó. - Máy quét hình (scanner): là thiết bị dùng để nhập văn bản hay hình vẽ, hình chụp vào máy tính. Thông tin nguyên thủy trên giấy sẽ được quét thành các tín hiệu số tạo thành các tập tin ảnh (image file). + Các thiết bị xuất: - Màn hình (screen hay monitor): Màn hình máy tính là thiết bị điện tử gắn liền với máy tính với mục đích chính là hiển thị và giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính. Đối với các máy tính cá nhân (PC), màn hình máy tính là một bộ phận tách rời. Đối với máy tính xách tay màn hình là một bộ phận gắn chung không thể tách rời. Đặc biệt: màn hình có thể dùng chung (hoặc không sử dụng) đối với một số hệ máy chủ. Trang 13 - Máy in (printer): là một thiết bị dùng để thể hiện ra các chất liệu khác nhau các nội dung được soạn thảo hoặc thiết kế sẵn.. Máy in phổ biến hiện nay là máy in laser, máy in kim, máy in phun mực. - Máy chiếu (projector): chức năng tương tự màn hình, thường được sử dụng trong các buổi Seminar, báo cáo, thuyết trình, … Ngoài các thiết bị trên còn có máy vẽ (plotter).v.v... Bàn phím Chuột Máy quét ảnh Máy chiếu Máy in * Phần mềm (Software) + Khái niệm: Phần mềm là các chương trình chứa một tập các chỉ thị điện tử ra lệnh cho máy tính thực hiện một công việc nào đó theo yêu cầu của người sử dụng. Chúng ta không thể thấy hoặc sờ được phần mềm, mặc dầu ta có thể hiển thị được chương trình trên màn hình hoặc máy in. Phần mềm có thể được ví như phần hồn của máy tính mà phần cứng của nó được xem như phần xác. + Phân loại phần mềm: Có 2 loại phần mềm cơ bản: - Phần mềm hệ thống (system software): Phần mềm hệ thống bao gồm các chương trình hướng dẫn những hoạt động cơ bản của một máy tính như lưu trữ dữ liệu, hiện thông tin trên màn hình, liên lạc với các thiết bị ngoại vi, phân tích và thực hiện các lệnh của người sử dụng. Các chương trình thuộc phần mềm hệ thống được chia làm các loại sau: + Hệ điều hành (operating system): là một hệ thống chương trình để quản lý việc sử dụng các bộ phận của phần cứng, phối hợp sự hoạt động của các bộ phận ấy để thực hiện các chương trình của người dùng, đồng thời cung cấp một số dịch vụ làm giảm nhẹ công việc của người dùng như giúp lưu trữ và tìm kiếm thông tin trên đĩa hay in kết quả trên giấy. + Các chương trình tiện ích (utilities): là một bộ phận của phần mềm hệ thống nhằm bổ sung thêm các dịch vụ cần cho người dùng mà hệ điều hành chưa đáp ứng được. Trang 14 + Các chương trình điều khiển thiết bị(device driver): Một chương trình điều khiển thiết bị giúp máy tính điều khiển một thiết bị nào đó như các thiết bị vào ra chuẩn hoặc thiết bị ngoại vi. + Các chương trình dịch: Dùng để dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ thuật toán như Basic, Visual Basic, C++, ...thành ngôn ngữ máy hợp thành một bộ phận của phần mềm hệ thống. - Phần mềm ứng dụng (application software): Phần mềm ứng dụng rất phong phú và đa dạng, bao gồm những chương trình được viết ra cho một hay nhiều mục đích ứng dụng cụ thể như soạn thảo văn bản, tính toán, phân tích số liệu, tổ chức hệ thống, bảo mật thông tin, đồ họa, chơi games. 3.2.Mạng máy tính 3.2.1.Khái niệm Mạng máy tính(computer network): được thiết lập khi có từ 2 máy vi tính trở lên kết nối với nhau để chia sẻ tài nguyên: máy in, máy fax, tệp tin, dữ liệu.... Các thành phần của mạng có thể bao gồm: + Các hệ thống đầu cuối(end system) kết nối với nhau tạo thành mạng, có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Nói chung hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, PDA, tivi,... + Môi trường truyền(media) mà các thao tác truyền thông được thực hiện qua đó. Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn, sóng điện từ. + Giao thức truyền thông(protocol) là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các thực thể. WorkStation Print File server Hình 1.5: Mô hình một mạng máy tính 3.2.2.Kiến trúc mạng (Network architecture) Thể hiện cách kết nối các máy tính với nhau và quy ước truyền dữ liệu giữa các máy tính để đảm bảo cho mạng hoạt động tốt. Cách nối các máy tính với nhau gọi là hình trạng(Topology). Thông thường mạng có ba dạng cấu trúc: Mạng hình sao (Star Topology), mạng dạng vòng (Ring Topology) và mạng dạng tuyến(Linear Bus Topology). Ngoài ba dạng cấu trúc kể trên còn có một số dạng khác biến tướng của các dạng trên như mạng dạng cây, mạng hỗn hợp,... 3.2.3.Giao thức mạng (Protocol) Tập hợp các quy tắc, quy ước truyền thông như việc truyền và nhận dữ liệu, kiểm soát hiệu quả và chất lượng truyền tin, xử lý lỗi và sự cố xảy ra trong quá trình truyền tin. Các giao thức mạng thông dụng nhất hiện nay là: TCP/IP, NetBeui, IPX/SXP,... Trang 15 3.2.4.Phân loại mạng máy tính + Phân loại theo khoảng cách địa lý - Mạng cục bộ (Local Area Network - LAN): Mạng máy tính nối với nhau trong một không gian hẹp thông thường khoảng vài trăm mét như một phòng, tòa nhà, trường học, xí nghiệp,... Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao. - Mạng đô thị(Metropolitan Area Network- MAN): Mạng kết nối các máy tính trong phạm vi thành phố. - Mạng diện rộng (Wide Area Networks - WAN): Mạng kết nối máy tính trong nội bộ các các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. - Mạng toàn cầu(Global Area Network): Mạng kết nối các máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông, vệ tinh. + Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch: - Mạng chuyển mạch kênh (Circuit switched Network) - Mạng chuyển mạch gói ( Packet switched Network) - Mạng chuyển mạch thông báo (Message switched Network). Và điều chúng ta cần nói đến nhiều nhất ở đây là mạng toàn cầu Internet là hệ thống mạng hàng tỷ máy tính khắp nơi trên thế giới được kết nối với nhau thành một mạng thống nhất để chia sẻ thông tin lẫn nhau. Trang 16 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Trong hệ nhị phân, khi thực hiện phép tính: 11001x101 thì kết quả nhận được là: A. 1011111 B. 1001111 C. 1111101 D. 1011101 Câu 2: Trong hệ nhị phân, phép tính: 1011111+1011 thì kết quả nhận được tương ứng sẽ là: A. 1101010 B. 1101011 C. 1011010 D. 1101111 Câu 3: Số C2 trong hệ thập lục phân khi chuyển sang hệ thập phân sẽ là: A. 11000010 B. 302 C. 192 D. 194 Câu 4: Số 69 trong hệ thập phân khi chuyển sang hệ nhị phân là: A. 1000011 B. 1000100 C. 1000010 D. 1000101 Câu 5: Đơn vị đo thông tin nhỏ nhất là: A. Kb B. Byte C. KB D. Bit Câu 6. Một Gigabyte bằng: A. 1024 TB. B. 1024 Byte C. 1024 MB D. 1024 KB Câu 7: CPU là đơn vị điều khiển trung tâm, trong đó ALU làm nhiệm vụ: A. Tiếp nhận tín hiệu từ bên ngoài. B. Tiếp nhận và xử lý các tín hiệu vào ra của máy C. Tính toán các phép tính số học và logic D. Xử lý các tín hiệu đầu ra Câu 8: Phần mềm hệ thống là: A. Tất cả các phần mềm dùng để điều hành và bảo trì một hệ thống máy tính B. Tất cả các chương trình dùng để soạn thảo văn bản và tính toán trên máy tính C. Tất cả các chương trình chạy trong môi trường Windows. D. Tất cả các chương trình hỗ trợ người sử dụng thực hiện công việc trên máy tính. Câu 9: Virus máy tính là? A. Một trong các chương trình ứng dụng gây tác dụng xấu cho người sử dụng máy tính. B. Một tập tin văn bản có chức năng lấy cắp mật khẩu hoặc phá hoại thông tin bí mật. C. Một chương trình trò chơi trên mạng không tốt cho người sử dụng. D. Một đọan chương trình có khả năng tự lây lan nhằm thực hiện việc phá hoại máy tính. Câu 10: CPU là đơn vị điều khiển trung tâm, trong đó CU làm nhiệm vụ: A. Tiếp nhận tín hiệu từ bên ngoài. B. Tiếp nhận và xử lý các tín hiệu vào ra máy C. Tính toán các phép tính số học và logic D. Xử lý các tín hiệu đầu ra Câu 11: Hãy chọn câu phát biểu đúng nhất: A. ROM là bộ nhớ chỉ cho phép ghi thông tin B. Khi mất điện, thông tin trong RAM sẽ mất C. Khi mất điện, thông tin trong ROM sẽ mất D. RAM là bộ nhớ chỉ cho phép đọc thông tin Câu 12. Để lưu trữ nội dung một văn bản lâu dài ta ghi văn bản đó vào: A. RAM B. ROM C. Đĩa cứng D. CPU Câu 13: Thiết bị nào sau đây không phải là bộ nhớ ngoài của máy tính? A. Floppy disk B. RAM disk C. Hard disk D. USB disk Câu 14: Hai loại thiết bị nào hỗ trợ cho việc lưu trữ thông tin lâu dài trong máy tính A. CPU và RAM B. Đĩa cứng và USB C. CPU và đĩa cứng D. Cdrom và CPU Trang 17 Chương 2: HỆ ĐIỀU HÀNH CỦA MÁY TÍNH 1.HỆ ĐIỀU HÀNH (OPERATING SYSTEM) 1.1.Khái niệm hệ điều hành Nếu không có phần mềm, máy tính chỉ là một thiết bị điện tử thông thường. Với sự hỗ trợ của phần mềm, máy tính có thể lưu trữ, xử lý thông tin và người sử dụng có thể gọi lại được thông tin này. Phần mềm máy tính có thể chia thành nhiều loại: chương trình hệ thống, quản lý sự hoạt động của chính máy tính. Chương trình ứng dụng, giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng và khai thác máy tính của người sử dụng. Hệ điều hành thuộc nhóm các chương trình hệ thống và nó là một chương trình hệ thống quan trọng nhất đối với máy tính và cả người sử dụng. Hệ điều hành điều khiển tất cả các tài nguyên của máy tính và cung cấp một môi trường thuận lợi để các chương trình ứng dụng do người sử dụng viết ra có thể chạy được trên máy tính. Hệ điều hành là một phần mềm chạy trên máy tính, dùng để điều hành, quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm trên máy tính. Hệ điều hành đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng. Lịch sử phát triển của hệ điều hành + Thế hệ 1 (1950 -1958): Vào những năm 1950 máy tính dùng ống chân không ra đời. Ở thế hệ này mỗi máy tính được một nhóm người thực hiện, bao gồm việc thiết kế, xây dựng chương trình, thao tác, quản lý, .... Ở thế hệ này người lập trình phải dùng ngôn ngữ máy tuyệt đối để lập trình. Khái niệm ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành chưa được biết đến trong khoảng thời gian này. + Thế hệ 2 (1958 - 1964): Máy tính dùng bán dẫn ra đời, và được sản xuất để cung cấp cho khách hàng. Bộ phận sử dụng máy tính được phân chia rõ ràng: người thiết kế, người xây dựng, người vận hành, người lập trình, và người bảo trì. Ngôn ngữ lập trình Assembly và Fortran ra đời trong thời kỳ này. Với các máy tính thế hệ này để thực hiện một thao tác, lập trình viên dùng Assembly hoặc Fortran để viết chương trình trên phiếu đục lỗ sau đó đưa phiếu vào máy, máy thực hiện cho kết qủa ở máy in. Hệ thống xử lý theo lô cũng ra đời trong thời kỳ này. Theo đó, các thao tác cần thực hiện trên máy tính được ghi trước trên băng từ, hệ thống sẽ đọc băng từ , thực hiện lần lượt và cho kết quả ở băng từ xuất. Hệ thống xử lý theo lô hoạt động dưới sự điều khiển của một chương trình đặc biệt, chương trình này là hệ điều hành sau này. + Thế hệ 3 (1964 - 1979) Máy IBM 360 được sản xuất hàng loạt để tung ra thị trường. Các thiết bị ngoại vi xuất hiện ngày càng nhiều, do đó các thao tác điều khiển máy tính và thiết bị ngoại vi ngày càng phức tạp hơn. Trước tình hình này nhu cầu cần có một hệ điều hành sử dụng chung trên tất cả các máy tính của nhà sản xuất và người sử dụng trở nên bức thiết hơn. Và hệ điều hành đã ra đời trong thời kỳ này. Hệ điều hành ra đời nhằm điều phối, kiểm soát hoạt động của hệ thống và giải quyết các yêu cầu tranh chấp thiết bị. Hệ điều hành đầu tiên được viết bằng ngôn ngữ Assembly. Hệ điều hành xuất hiện khái niệm đa chương, khái niệm chia sẻ thời gian và kỹ thuật Spool. Trong giai đoạn này cũng xuất hiện các hệ điều hành Multics và Unix. Trang 18 + Thế hệ 4 (từ 1980) Máy tính cá nhân ra đời. Hệ điều hành MS_DOS ra đời gắn liền với máy tính IBM_PC. Hệ điều hành mạng và hệ điều hành phân tán ra đời trong thời kỳ này. Trên đây chúng tôi không có ý định trình bày chi tiết, đầy đủ về lịch sử hình thành của hệ điều hành, mà chúng tôi chỉ muốn mượn các mốc thời gian về sự ra đời của các thế hệ máy tính để thấy được quá trình hình thành của hệ điều hành gắn liền với quá trình hình thành phát triển máy tính. Mục tiêu của chúng tôi trong mục này là muốn nhấn mạnh một số điểm sau đây: • Các ngôn ngữ lập trình, đặc biệt là các ngôn ngữ lập trình cấp thấp, ra đời trước các hệ điều hành. Đa số các hệ điều hành đều được xây dựng từ ngôn ngữ lập trình cấp thấp trừ hệ điều hành Unix, nó được xây dựng từ C, một ngôn ngữ lập trình cấp cao. • Nếu không có hệ điều hành thì việc khai thác và sử dụng máy tính sẽ khó khăn và phức tạp rất nhiều và không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng máy tính được. • Sự ra đời và phát triển của hệ điều hành gắn liền với sự phát triển của máy tính, và ngược lại sự phát triển của máy tính kéo theo sự phát triển của hệ điều hành. Hệ điều hành thực sự phát triển khi máy tính PC xuất hiện trên thị trường. 1.2.Chức năng của hệ điều hành 1.2.1.Quản lý các luồng thông tin vào ra Hệ điều hành quản lý các luồng thông tin được đưa vào hoặc ra khỏi máy tính cũng như các luồng thông tin qua lại giữa bộ xử lý trung ương và các thiết bị ngoại vi. Hệ điều hành dẫn dắt dữ liệu đến những nơi tiến hành xử lý chúng và đưa kết quả ra màn hình, máy in theo yêu cầu của người dùng. 1.2.2.Kiểm tra và phát hiện những sai hỏng của thiết bị Hệ điều hành giám sát hiện trạng của các thành phần quan trọng trong máy tính để phát hiện những hỏng hóc có ảnh hưởng đến việc xử lý. Một trong những mục tiêu của hệ điều hành là giúp người sử dụng khai thác hệ thống máy tính dễ dàng và hiệu quả, do đó các thao tác trao đổi thông tin trên thiết bị xuất/ nhập phải trong suốt đối với người sử dụng. Để thực hiện được điều này hệ điều hành phải tồn tại một bộ phận điều khiển thiết bị, bộ phận này phối hợp cùng CPU để quản lý sự hoạt động và trao đổi thông tin giữa hệ thống, chương trình người sử dụng và người sử dụng với các thiết bị xuất/ nhập. Bộ phận điều khiển thiết bị thực hiện những nhiệm vụ sau: • Gởi mã lệnh điều khiển đến thiết bị: Hệ điều hành điều khiển các thiết bị bằng các mã điều khiển, do đó trước khi bắt đầu một quá trình trao đổi dữ liệu với thiết bị thì hệ điều hành phải gởi mã điều khiển đến thiết bị. • Tiếp nhận yêu cầu ngắt (Interrupt) từ các thiết bị: Các thiết bị khi cần trao đổi với hệ thống thì nó phát ra một tín hiệu yêu cầu ngắt, hệ điều hành tiếp nhận yêu cầu ngắt từ các thiết bị, xem xét và thực hiện một thủ tục để đáp ứng yêu cầu từ các thiết bị. • Phát hiện và xử lý lỗi: quá trình trao đổi dữ liệu thường xảy ra các lỗi như: thiết bị vào ra chưa sẵn sàng, đường truyền hỏng, ... do đó hệ điều hành phải tạo ra các cơ chế thích hợp để phát hiện lỗi sớm nhất và khắc phục các lỗi vừa xảy ra nếu có thể. 1.2.3. Quản lý tài nguyên hệ thống Tài nguyên hệ thống có thể là: processor, memory, I/O device, printer, file, ..., đây là những tài nguyên mà hệ điều hành dùng để cấp phát cho các tiến trình, chương trình trong quá trình điều khiển sự hoạt động của hệ thống. Khi người sử dụng cần thực hiện một chương trình hay khi một chương trình cần nạp thêm một tiến trình mới vào bộ nhớ thì hệ điều hành phải cấp phát không gian nhớ cho chương trình, tiến trình đó để chương trình, tiến trình đó nạp được vào bộ nhớ và hoạt động được. Trong môi trường hệ điều hành đa Trang 19 nhiệm có thể có nhiều chương trình, tiến trình đồng thời cần được nạp vào bộ nhớ, nhưng không gian lưu trữ của bộ nhớ có giới hạn, do đó hệ điều hành phải tổ chức cấp phát bộ nhớ sao cho hợp lý để đảm bảo tất cả các chương trình, tiến trình khi cần đều được nạp vào bộ nhớ để hoạt động. Ngoài ra hệ điều hành còn phải tổ chức bảo vệ các không gian nhớ đã cấp cho các chương trình, tiến trình để tránh sự truy cập bất hợp lệ và sự tranh chấp bộ nhớ giữa các chương trình, tiến trình, đặc biệt là các tiến trình đồng thời hoạt động trên hệ thống. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ điều hành. Trong quá trình hoạt động của hệ thống, đặc biệt là các hệ thống đa người dùng, đa chương trình, đa tiến trình, còn xuất hiện một hiện tượng khác, đó là nhiều chương trình, tiến trình đồng thời sử dụng một không gian nhớ hay một tập tin (dữ liệu, chương trình) nào đó. Trong trường hợp này hệ điều hành phải tổ chức việc chia sẻ và giám sát việc truy xuất đồng thời trên các tài nguyên nói trên sao cho việc sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhưng tránh được sự mất mát dữ liệu và làm hỏng các tập tin. Tài nguyên hệ thống là những tồn tại về mặt vật lý tại một thời điểm nhất định hoặc tại mọi thời điểm, và nó có khả năng tác động đến hiệu suất của hệ thống. Một cách tổng quát có thể chia tài nguyên của hệ thống thành hai loại cơ bản: • Tài nguyên không gian: là các không gian lưu trữ của hệ thống như đĩa, bộ nhớ chính, quan trọng nhất là không gian bộ nhớ chính, nơi lưu trữ các chương trình đang được CPU thực hiện. • Tài nguyên thời gian: chính là thời gian thực hiện lệnh của processor và thời gian truy xuất dữ liệu trên bộ nhớ. Sau đây là một vài loại tài nguyên hệ thống:  Bộ nhớ: Đặc trưng cơ bản của bộ nhớ là thời gian truy cập trực tiếp, thời gian truy cập tuần tự, và dung lượng nhớ. Bộ nhớ được gọi là thực hiện nếu processor có thể thực hiện một câu lệnh trong nó, loại bộ nhớ này có thời gian truy cập trực tiếp và tuần tự là như nhau. Bộ nhớ trong (RAM) của PC là bộ nhớ thực hiện và nó được quản lý bởi hệ thống. Khi sử dụng bộ nhớ ta cần phân biệt 2 khái niệm: bộ nhớ và truy cập tới bộ nhớ. Bộ nhớ chỉ vùng vật lý chứa dữ liệu, truy cập bộ nhớ là quá trình tìm đến dữ liệu trên bộ nhớ. Có thể xem đây là 2 loại tài nguyên khác nhau vì chúng tồn tại độc lập với nhau.  Processor: Là tài nguyên quan trọng nhất của hệ thống, nó được truy cập ở mức câu lệnh và chỉ có nó mới làm cho câu lệnh thực hiện hay chỉ có Processor mới đưa tiến trình vào trạng thái hoạt động. Trong thực tế khi xem xét về processor người ta chỉ chú ý đến thời gian xử lý của processor.  Tài nguyên ảo/ tài nguyên logic (Virtual Resources): Là loại tài nguyên cung cấp cho chương trình người sử dụng dưới dạng đã được biến đổi, nó chỉ xuất hiện khi hệ thống cần tới nó hoặc khi hệ thống tạo ra nó và nó sẽ tự động mất đi khi hệ thống kết thúc hay chính xác hơn là khi tiến trình gắn với nó đã kết thúc. Tài nguyên ảo có thể là: Đĩa ảo trong môi trường MS_DOS. Điều khiển in trong môi trường mạng của Windows 9x/NT. Nội dung thư mục Spool trong Windows 9x. Trên khía cạnh cấp phát tài nguyên cho các tiến trình đang hoạt động đồng thời thì tài nguyên hệ thống được chia thành 2 loại:  Tài nguyên phân chia được: là những tài nguyên mà tại một thời điểm nó có thể cấp phát cho nhiều tiến trình khác nhau, các tiến trình song song có thể đồng thời sử dụng các tài nguyên này. Bộ nhớ chính và Processor là 2 tài nguyên phân chia được điển hình nhất, bởi tại một thời điểm có thể có nhiều tiến trình cùng chia nhau sử dụng không gian lưu trữ của bộ nhớ chính và có thể có nhiều tiến trình thay nhau sử dụng thời gian xử lý của processor.  Tài nguyên không phân chia được: là những tài nguyên mà tại một thời điểm nó chỉ có thể cấp phát cho một tiến trình duy nhất. Máy in là một tài nguyên không phân chia được điển hình nhất. Trang 20 Vấn đề đặt ra đối với hệ điều hành là phải biến các tài nguyên không phân chia được thành những tài nguyên phân chia được, theo một cách nào đó, để cấp phát cho các tiến trình khi nó có yêu cầu, đặc biệt là các tiến trình hoạt động đồng thời với nhau. Các hệ điều hành đa nhiệm đã cài đặt thành công mục tiêu này. Như chúng ta đã thấy trong môi trường Windows 9x/ NT có thể có nhều tiến trình/ nhiều người sử dụng khác nhau đồng thời sử dụng một máy in. Ngoài ra hệ điều hành còn phải giải quyết vấn đề tranh chấp tài nguyên giữa các tiến trình đồng thời khi yêu cầu phục vụ của các tiến trình này vượt quá khả năng cấp phát của một tài nguyên kể cả đó là tài nguyên phân chia được. 1.2.4.Quản lý các tập tin Thông tin được lưu trữ trên bộ nhớ ngoài thành những tập tin(File) giống như những tập hồ sơ được cất giữ trong những cặp hồ sơ (Folder). Hệ điều hành đóng vai trò như người thủ thư, nhân viên lưu trữ hồ sơ để giúp người dùng cất tập tin lên các phương tiện của bộ nhớ ngoài như đĩa từ, đĩa CD-ROM,... quản lý các tập tin đó và sau này giúp người dùng tìm lại chúng. Máy tính có thể lưu trữ thông tin trên nhiều loại thiết bị lưu trữ khác nhau, mỗi thiết bị lại có tính chất và cơ chế tổ chức lưu trữ thông tin khác nhau, điều này gây khó khăn cho người sử dụng. Để khắc phục điều này hệ điều hành đưa ra khái niệm đồng nhất cho tất cả các thiết bị lưu trữ vật lý, đó là tập tin (file). Tập tin là đơn vị lưu trữ cơ bản nhất, mỗi tập tin có một tên riêng. Hệ điều hành phải thiết lập mối quan hệ tương ứng giữa tên tập tin và thiết bị lưu trữ chứa tập tin. Theo đó khi cần truy xuất đến thông tin đang lưu trữ trên bất kỳ thiết bị lưu trữ nào người sử dụng chỉ cần truy xuất đến tập tin tương ứng thông qua tên của nó, tất cả mọi việc còn lại đều do hệ điều hành thực hiện. Trong hệ thống có nhiều tiến trình đồng thời truy xuất tập tin hệ điều hành phải tạo ra những cơ chế thích hợp để bảo vệ tập tin trách việc ghi/ đọc bất hợp lệ trên tập tin. Tóm lại: Như vậy bộ phận quản lý tập tin của hệ điều hành thực hiện những nhiệm vụ sau: • Tạo/ xoá một tập tin/ thư mục. • Bảo vệ tập tin khi có hiện tượng truy xuất đồng thời. • Cung cấp các thao tác xử lý và bảo vệ tập tin/ thư mục. • Tạo mối quan hệ giữa tập tin và bộ nhớ phụ chứa tập tin. • Tạo cơ chế truy xuất tập tin thông qua tên tập tin. 1.2.5.Bảo mật Trong môi trường hệ điều hành đa nhiệm có thể có nhiều tiến trình hoạt động đồng thời, thì mỗi tiến trình phải được bảo vệ để không bị tác động, có chủ ý hay không chủ ý, của các tiến trình khác. Trong trường hợp này hệ điều hành cần phải có các cơ chế để luôn đảm bảo rằng các File, Memory, CPU và các tài nguyên khác mà hệ điều hành đã cấp cho một chương trình, tiến trình thì chỉ có chương trình tiến trình đó được quyền tác động đến các thành phần này. Nhiệm vụ trên thuộc thành phần bảo vệ hệ thống của hệ điều hành. Thành phần này điều khiển việc sử dụng tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên dùng chung, của các tiến trình, đặc biệt là các tiến trình hoạt động đồng thời với nhau, sao cho không xảy ra sự tranh chấp tài nguyên giữa các tiến trình hoạt đồng đồng thời và không cho phép các tiến trình truy xuất bất hợp lệ lên các vùng nhớ của nhau. Ngoài ra hệ điều hành còn có các cơ chế như: Xác thực người dùng thông qua tên người dùng và mật khẩu, mã hóa và nén dữ liệu giúp bảo mật dữ liệu trong máy tính, ngăn ngừa những người không có thẩm quyền sử dụng truy cập trái phép vào hệ thống. Trang 21 1.3.Một số hệ điều hành hiện nay Những hệ điều hành thông dụng hiện nay trên các máy vi tính cùng họ với loại máy IBM-PC là DOS, WINDOWS và OS/2. Hệ điều hành Macintosh được dùng cho họ máy Macintosh. Hệ điều hành UNIX được dùng cho hai họ máy IBM và Macintosh. Một số phiên bản của UNIX và WINDOWS cùng dùng cho các máy cỡ nhỏ (MiniComputer) và cỡ lớn (Mainframe). Đối với các hệ thống mạng hiện nay thường dùng một số hệ điều hành mạng như sau: WINDOWS NT, WINDOWS 2003 Server, Novell Netware, UNIX, LINUX,... 2.HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS XP Windows là hệ điều hành do hãng Microsoft sản xuất. Từ version 3.0 ra đời vào tháng 5 năm 1990 đến nay, Microsoft đã không ngừng cải tiến làm cho môi trường này ngày càng được hoàn thiện. Các phiên bản phổ biến ở nước ta hiện nay là các bản Windows 98, Windows XP, Windows 2003, Windows Vista, Win 7, ... Giáo trình này sẽ trình bày dựa vào hệ điều hành Windows XP. 2.1.Các thao tác cơ bản 2.1.1.Khởi động và thoát khỏi Windows + Khởi động: Windows XP được tự động khởi động sau khi bật máy. Sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập (logging on). Mỗi người sử dụng sẽ có một tập hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình ( các chương trình tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/ chương trình được phép sử dụng, v.v...) gọi là user profile và được Windows XP lưu giữ lại để sử dụng cho những lần khởi động sau. + Thoát khỏi Windows Khi chúng ta cần phải tắt máy tính, thì trước tiên chúng ta phải thoát khỏi Windows, để thoát trước tiên hãy đóng tất cả các chương trình đang hoạt động sau đó vào Start / Turn off computer xuất hiện hộp thoại Turn off computer Hình 2.1 Hộp thoại Turn off computer Trong hộp thoại này bạn có một số tùy chọn sau: Turn off: Thoát khỏi Windows Restart: Khởi động lại Windows Stand by: Chế độ nghĩ tạm thời Trang 22 2.1.2.Màn hình giao diện của Windows Màn hình làm việc của Windows gồm các thành phần sau: Hình 2.2 Màn hình giao diện của Windows XP + Desktop (màn hình nền): dùng để đặt các biểu tượng, ảnh nền + Icon: là các biểu tượng chương trình nằm trên màn hình nền. Mỗi chương trình hay tác vụ đều có một tên gọi và một hình vẽ mô tả chức năng. Ví dụ : My computer Hình 2.3 Biểu tượng MyComputer + TaskBar: Thanh công việc chứa nút Start, và các nút chương trình đang chạy trong hệ thống, và khay hệ thống chứa đồng hồ hệ thống... 2.1.3.Cách sử dụng chuột và bàn phím + Cách sử dụng bàn phím (keyboard) Nhóm phím đánh máy Các phím chữ, các phím số Các kí tự đặc biệt: ( ~, !, @, #, $, %, ^, &, ?, …) Nhóm phím đệm số (Numeric keypad) Numlock: Cho phép nhập các kí tự số Caplock: Cho phép nhập các kí tự chữ hoa Nhóm phím chức năng (Function Key) Từ F1 đến F12 ← → ↑ ↓: Dùng di chuyển con trỏ Page up: Lên trang màn hình Page down: Xuống trang màn hình Insert : Chèn Delete: Xóa Home : Về đầu trang End: Về cuối trang Ngoài các phím trên ta còn có các phím điều khiển sau: Phím Shift: Dùng phối hợp với các phím chữ sẽ tạo ra các chữ in hoa. Phím Back space: Lùi điểm nháy, đồng thời xóa kí tự trước nó Phím Enter: Thi hành lệnh hoặc xuống hàng. Trang 23 Phím Space: Tạo kí tự rỗng (khoảng trắng). Phím PrintScreen: Cho phép chụp lại màn hình và lưu vào bộ nhớ. Phím Pause: Dừng thi hành chương trình. Phím ESC: Thoát, hủy bỏ thi hành lệnh. Phím Tab: Phím nhảy cách. + Cách sử dụng chuột(mouse): Ngoài bàn phím, thì con chuột (mouse) là thiết bị trỏ mạnh của Windows, để sử dụng được nó chúng ta cần nắm các động tác phổ thông như sau: - Point: trỏ chuột trên mặt phẳng mà không nhấn nút nào cả. - Click: nhấn nhanh và thả nút chuột trái. Dùng để lựa chọn thông số, đối tượng hoặc câu lệnh. - Double Click: nhấn nhanh nút chuột trái hai lần liên tiếp. Dùng để khởi động một chương trình ứng dụng hoặc mở thư mục/ tập tin. - Drag and drop: nhấn và giữ nút chuột trái khi di chuyển đến nơi khác và buông ra. Dùng để chọn một khối văn bản, để di chuyển một đối tượng trên màn hình hoặc mở rộng kích thước của cửa sổ... - Right Click: nhấn nhanh và thả nút chuột phải. Dùng để mở menu tương ứng với đối tượng để chọn các lệnh thao tác trên đối tượng đó. Đa số chuột hiện nay có bánh xe trượt hoặc nút đẩy ở giữa dùng để cuộn màn hình làm việc được nhanh hơn và thuận tiện hơn. Trong Windows các thao tác được thực hiện mặc nhiên với nút chuột trái, vì vậy để tránh lặp lại, khi nói Click hoặc Double Click thì được ngầm hiểu đó là các thao tác trên nút chuột trái. 2.1.4.Cửa sổ và các thao tác trên cửa sổ Cửa sổ: Khi chúng ta khởi động bất kỳ một ứng dụng nào trong Windows thì chương trình đó sẽ được chạy trong một khung hình chữ nhật được gọi là cửa sổ (Window) nó bao gồm các thành phần như sau: + Thanh tiêu đề (Title Bar): là thanh màu xanh đậm nằm trên đỉnh cửa sổ trên thanh có chứa tiêu đề tên của chương trình ứng dụng đang chạy. + Hộp điều khiển Menu (Control Menu Box): nằm ở góc trên trái của cửa sổ, khi chúng ta bấm chuột vào nó sẽ xuất hiện một hộp điều khiển cửa sổ trong đó bao gồm các lệnh để thay đổi kích thước, di chuyển cửa sổ, hoặc đóng cửa sổ. + Thanh Menu (Menu Bar): đây là bảng lệnh hệ thống của ứng dụng bạn có thể dùng chuột để bấm vào các mục chọn ngang của nó sẽ xuất hiện các bảng lệnh đổ xuống, trong đó có chứa các lệnh (Bạn có thể kích hoạt hệ thống này bằng bàn phím bằng cách ấn nút F10) + Các Thanh trượt: Bao gồm thanh trượt ngang ( Horizontal Scroll bar), và thanh trượt dọc(Vertical Scroll Bar) các thanh trượt này dùng để cuốn tư liệu đi lên xuống hoặc qua trái sang phải để nhìn được những phần khuất của nó. + Nút cực đại (Maximize button): Dùng để cực đại hoá cửa sổ + Nút cực tiểu (Minimize button): Dùng để cực tiểu hoá cửa sổ + Nút phục hồi (Restore button): Khôi phục cửa sổ về trạng thái trước đó. + Nút đóng cửa sổ (Close button): Dùng để đóng cửa sổ Trang 24 Hộp điều khiển menu Nút cực tiểu Nút phục hồi Nút đóng cửa sổ Thanh tiêu đề Nút cực đại Thanh Menu Thanh cuốn Hình 2.4 Giao diện của một cửa sổ 2.1.5. Khai thác và sử dụng thông tin trong máy tính + Tập tin ( tệp, file): là một tập hợp các thông tin được lưu trữ trên máy tính. Thông thường thì các tập tin này được chứa trong các thiết bị lưu trữ như đĩa cứng, đĩa mềm, CD, DVD cũng như là các loại chip điện tử dùng kĩ thuật flash có thể thấy trong các ổ nhớ có giao diện USB. Nói cách khác, tập tin là một dãy các bit có tên và được chứa trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số. Các loại thuộc tính: Tùy theo hệ thống tập tin mà các thuộc tính này có thể khác nhau. Thí dụ các thuộc tính trên hệ thống tập tin FAT bao gồm: Archive: lưu trữ. Trên các hệ điều hành DOS thì thuộc tính này được định khi mỗi khi tập tin bị thay đổi, và bị xóa khi thực hiện lệnh backup để sao lưu dữ liệu. Hidden: ẩn. Khi một tập tin có thuộc tính này thì các chương trình liệt kê các tập tin theo mặc định sẽ bỏ qua, không liệt kê tập tin này. Người sử dụng vẫn có thể làm việc trên tập tin này như bình thường. Read-only: chỉ đọc. Khi một tập tin có thuộc tính này thì các chương trình xử lý tập tin theo mặc định sẽ không cho phép xóa, di chuyển tập tin hoặc thay đổi nội dung tập tin. Còn các thao tác khác như đổi tên tập tin, đọc nội dung tập tin vẫn được cho phép. System: thuộc về hệ thống. Một tập tin có thuộc tính này sẽ chịu các hạn chế bao gồm các hạn chế của thuộc tính Hidden và các hạn chế của thuộc tính Read-only, nghĩa là không bị liệt kê, không thể xóa, di chuyển, thay đổi nội dung. Thuộc tính này chủ yếu dùng cho các tập tin quan trọng của hệ điều hành. Sub-directory: thư mục con. Những tập tin có thuộc tính này được xử lý như là thư mục. Thư mục là tập tin ở dạng đặc biệt, nội dung không chứa dữ liệu thông thường mà chứa các tập tin và các thư mục khác. Trang 25 Ngoài ra, còn rất nhiều thuộc tính khác của các tập tin mà tùy theo hệ điều hành sẽ được định nghĩa thêm vào. Tên của tập tin: Tùy theo hệ điều hành mà có thể có các qui ước về tên tập tin. Độ dài của tên tập tin tùy thuộc vào hệ thống tập tin. Tùy thuộc vào hệ thống tập tin và hệ điều hành mà sẽ có một số ký tự không được dùng cho tên tập tin. Thí dụ: Trên hệ điều hành Microsoft Windows, không được dùng các ký tự sau trong tên tập tin: \ / : * ? " < > | Trong hệ điều hành WindowsXP tên của tập tin thường bao gồm hai phần: phần tên và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi). Phần tên: tối đa 255 ký tự Phần mở rộng: thông thường là 3; 4 ký tự Ví dụ: Tinhoc.Doc Trong Windows, phần mở rộng của tập tin được chia ra thành từng nhóm, chứa các thông tin đặc trưng cho loại file đó, cụ thể như sau: Bảng 2.1: Các kiểu tập tin thông dụng Phần mở rộng Áp dụng cho EXE, COM Tập tin thực thi ZIP Tập tin nén INI, SYS, DAT Tập tin cấu hình TXT Tập tin văn bản DOC, DOCX Tập tin được tạo từ chương trình MS Word XLS, XLSX Tập tin được tạo từ chương trình MS Excel PPT, PPS Tập tin được tạo từ chương trình MS PowerPoint GIF, JPG, BMP Tập tin hình ảnh Thư mục(Folder): thông tin lưu trữ trong máy tính được tổ chức thành các tập tin rồi mới được lưu lên thiết bị lưu trữ. Thông thường, người ta sẽ không lưu tất cả các tập tin lên thiết bị lưu trữ vì thông tin lưu trữ không phải thuộc một lĩnh vực mà chúng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nếu lưu trữ như vậy thì rất khó quản lý và sử dụng. Để khắc phục tình trạng này người ta đưa ra khái niệm thư mục, về mặt lưu trữ thì khái niệm thư mục cũng giống như khái niệm thiết bị lưu trữ, nó không phải chứa thông tin trực tiếp mà là dùng nó để chứa các tập tin. Thư mục khác với thiết bị lưu trữ ở chỗ là thư mục luôn nằm trong thiết bị lưu trữ, nói cách khác, thư mục được tạo ra bên trong thiết bị lưu trữ, nó không phải là một thiết bị vật lí, nó chỉ mang tính logic mà thôi. Ví dụ: Trong thư viện các quyển sách được đặt lên các giá sách, mỗi giá sách chứa một loại sách thuộc một lĩnh vực. Như vậy, giá sách lúc này giống như một thư mục trong tin học; giá sách được đặt trong thư viện, giống như thư mục luôn nằm trong thiết bị lưu trữ, trên giá sách chứa các quyển sách giống như thư mục chứa các tập tin. Trong thực tế, khi lưu trữ các tập tin thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong máy tính, người sử dụng tạo ra nhiều thư mục khác nhau, mỗi thư mục lấy tên một lĩnh vực, tập tin thuộc lĩnh vực nào sẽ được đưa vào thư mục tương ứng. Tóm lại, thư mục là một đối tượng dùng để chứa các tập tin có cùng một chức năng hay cùng một người dùng. Trang 26 Trong mỗi thư mục có thể chứa các tập tin hoặc một số các thư mục khác gọi là thư mục con (Sub Directory). Thư mục chứa tất cả các tập tin và các thư mục gọi là thư mục gốc (Root Directory). Thư mục gốc do hệ điều hành tạo ra và nó luôn tồn tại đó là các ổ đĩa(C:, D:,...). Khái niệm ổ đĩa, đường dẫn: + Ổ đĩa(Drive): là thiết bị nhớ ngoài, có nhiệm vụ ghi và đọc thông tin trên đĩa từ, đĩa CD,... ký hiệu ổ đĩa là các chữ cái kết hợp với dấu hai chấm. Ví dụ: C: + Đường dẫn(Path) là một dãy các tên thư mục cách nhau bởi dấu "\", đường dẫn dùng để chỉ xác định vị trí một thư mục trên đĩa. Một đường dẫn có dạng: \\\...\ Ví dụ: D:\Tinhoc\Tinhocdaicuong Trình ứng dụng: + Khởi động một trình ứng dụng: Để khởi động một trình ứng dụng chúng ta có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau: C1: Sử dụng hệ thống menu popup của Windows Ví dụ: Start  Programs  Mirosoft Office  Mirosoft Word. C2: Kích đúp vào các biểu tượng chương trình trên màn hình Desktop C3: Sử dụng Windows Explore hoặc My Computer tìm các tập tin ứng dụng (exe), sau đó kích đúp vào chúng để khởi động + Thoát khỏi trình ứng dụng Để thoát khỏi một ứng dụng ta có thể chọn một trong các cách sau: - Chọn lệnh File  Exit trong cửa sổ ứng dụng - Bấm nút Close của cửa sổ ứng dụng - Bấm tổ hợp phím Alt + F4 2.2. Quản lý tập tin (file) và thư mục(folder) 2.2.1. Giới thiệu về My Computer và Windows Explorer My Computer: Đây là công cụ đơn giản nhất. Nhấp đúp vào biểu tượng My computer trên Desktop sẽ mở ra toàn cảnh folder và tập tin trên máy tính của bạn, kể cả ổ đĩa mạng, máy in và Control panel. Để mở folder mức trên (folder mẹ), bấm nhấn nút Up trong thanh công cụ (nếu không thấy Tooolbar, hãy chọn lệnh View  Tooolbar  Standard buttons). Hình 2.5 Hộp thoại My Computer Trang 27 Thông thường cửa sổ My Computer luôn xuất hiện 2 thanh: + Thanh Standard (hình 2.5) có một số nút từ trái sang phải - Back: Quay lại thao tác trước. - Forward: Có công dụng ngược lại với Back - Up: Biểu tượng Up chúng ta đã nói ở phần trên - Search: Tìm kiếm - Folder: Hiển thị công cụ Windows Explore + Thanh Address bar: Trên thanh này sẽ ghi địa chỉ của đối tượng hiện hành Các thao tác trên My Computer. Các đối tượng trong My Computer bao gồm các ổ đĩa, thư mục, tập tin... Windows Explorer: là công cụ đắc lực của Windows, giúp xem xét toàn bộ nội dung của máy tính đang dùng, từ tổng quát đến chi tiết, có thể xem Explorer như một cửa sổ nhìn vào hệ thống, giúp truy tìm, quản lý thông tin. + Khởi động Windows Explorer Nhấp nút Start -> Programs -> Windows Explorer hoặc nhấp nút phải chuột vào nút Start, chọn Explorer. Cửa sổ Explorer được kích hoạt. + Các thành phần cửa sổ Windows Explorer: Khung trái cửa sổ: Liệt kê tất cả tài nguyên hiện có của máy tính ở dạng cây folder: các ổ đĩa mềm, cứng, CD-ROM, máy in, thùng rác, folder... Các thao tác: Nhắp tên đối tượng (ổ đĩa, folder con...): để chọn đối tượng hiện hành cho khung bên phải cửa sổ, lúc đó khung bên phải sẽ trình bày chi tiết các đối tượng con của đối tượng được chọn bên khung trái. Nhắp vào ký hiệu: +: Mở rộng thêm 1 cấp trong cấu trúc cây folder - : Giảm lược bớt 1 cấp trong cấu trúc cây folder Khung phải cửa sổ: Liệt kê nội dung của đối tượng hiện hành đang được vệt sáng trỏ đến ở khung trái (bao gồm folder con và file). + Thoát khỏi Windows Explorer: việc thoát Windows Explorer cũng tương tự như việc thoát bất kỳ một trình ứng dụng nào của Windows. 2.2.2. Các thao tác cơ bản về quản lý tập tin Thao tác 1: Chọn đối tượng, hủy chọn đối tượng + Chọn đối tượng: chúng ta bấm chuột vào đối tượng, nếu muốn chọn nhiều đối tượng gần nhau liên tiếp bạn hãy giữ phím Shift trong lúc chọn các đối tượng, nếu các đối tượng không nằm gần nhau thì giữ phím Ctrl trong khi chọn lần lượt các đối tượng. + Hủy chọn đối tượng: Giữ phím Ctrl và Click chuột vào đối tượng muốn hủy Thao tác 2: Mở một đối tượng Double Click chuột vào đối tượng muốn mở hoặc click phải chuột vào đối tượng đó rồi chọn Open. Thao tác 3: Tạo thư mục, tập tin + Tạo thư mục: Chúng ta mở thư mục muốn tạo thư mục con, Chọn File  New  chọn Folder  gõ tên. Trang 28 + Tạo tập tin: Chúng ta mở thư mục muốn tạo tập tin, Chọn File  New  chọn kiểu tập tin muốn tạo  gõ tên. Thao tác 4: Sao chép thư mục hoặc tập tin: Chọn các thư mục hoặc các tập tin muốn sao chép, thực hiện thao tác copy bằng cách chọn Edit  Copy hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + C Chọn thư mục mục đích (nơi muốn sao chép đến), thực hiện thao tác dán bằng cách chọn Edit  Paste hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + V Thao tác 5: Di chuyển thư mục hoặc tập tin: Chọn các thư mục hoặc các tập tin muốn di chuyển, thực hiện thao tác cắt bằng cách chọn Edit  Cut hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + X Chọn thư mục đích, thực hiện thao tác dán bằng cách chọn Edit  Paste hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + V Thao tác 6: Đổi tên tập tin hoặc thư mục Chọn thư mục hoặc các tập tin muốn đổi tên, chọn File  Rename  gõ tên mới Thao tác 7: Xóa thư mục hoặc tập tin Chọn các thư mục hoặc các tập tin muốn xoá, Chọn File  Delete (hoặc bấm phím Delete), lúc đó sẽ có một hộp thoại đòi hỏi việc xác nhận xóa, chúng ta chọn Yes nếu muốn xóa, chọn No: không xoá. 2.3. Làm chủ máy tính và Windows 2.3.1. USB + Định dạng: Để định dạng USB chúng ta thực hiện theo các bước sau: - Cắm USB vào các cổng USB trên máy tính - Double click lên biểu tượng My Computer trên màn hình - Click chuột phải vào biểu tượng USB chọn Format - Click chuột để đánh dấu ô kiểm Quick Format (định dạng nhanh) - Click nút Start để thực hiện việc định dạng - Sau khi thực hiện định dạng xong nhấp nút Close + Các thao tác sao chép, di chuyển File, Folder qua lại giữa ổ đĩa cứng và USB - Sao chép Để sao chép 1 tập tin hay một thư mục từ vị trí này sang vị trí khác, trước tiên ta chọn tập tin hay thư mục cần sao chép, nhấn tổ hợp phím Ctrl + C, tiếp theo chúng ta mở ổ đĩa hay thư mục cần lưu vào rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + V. - Di chuyển Để di chuyển 1 tập tin hay thư mục từ vị trí này sang vị trí khác, trước tiên chọn tập tin hay thư mục cần di chuyển, nhấn tổ hợp phím Ctrl + X, tiếp theo mở ổ đĩa hay thư mục cần lưu vào rồi nhấn tổ hợp phím Ctrl + V. 2.3.2.Tìm kiếm File, Folder (Search) Để tìm kiếm tập tin hay thư mục ta thực hiện như sau: Click nút Start  Search  For files and folders  Click mục All files and folders sau đó gõ vào đầy đủ hay một phần của tên file trong hộp All or part of file name, hoặc nếu muốn tìm trong nội dung file gõ vào một từ hay một cụm từ đại diện cần tìm trong hộp A word or phrase in the file. Bạn có thể chỉ ra nơi cần tìm vào bằng cách click vào mũi tên hướng xuống trong hộp Look in, sau đó chọn ổ đĩa hay thư mục, Click nút Search. Trang 29 Hình 2.6 Hộp thoại tìm kiếm 2.3.3. Một số phần mềm nén dữ liệu Khi chúng ta cần giảm kích thước file để copy vào đĩa mềm, ỗ đĩa USB hoặc gắn vào thư điện tử để gởi (thư điện tử không thể đính kèm theo những file có kích thước quá lớn), thì phải dùng các chương trình nén. Hiện nay có rất nhiều chương trình nén rất hiệu quả như Winzip, WinJar… Các chuẩn nén thông dụng hiện nay: + ZIP: đây là chuẩn nén thông dụng nhất hiện nay, được Phil Katz phát triển cho phần mềm dựa trên nền DOS nổi tiếng là PkZip vào năm 1986, hiện được sử dụng rộng rãi trên hệ điều hành windows với phần mềm quen thuộc là Winzip. Các file nén sử dụng chuẩn nén Zip có phần mở rộng là *.zip. + RAR: đây là một chuẩn mới hiện nay, đang ngày càng trở nên phổ biến bởi khả năng nén tốt hơn so với chuẩn nén Zip. + CAB: Viết tắt của CABinet là một chuẩn nén được Microsoft phát triển. + TAR, TAZ, TGZ, TZ: Đây là các chuẩn nén của Unix, và một số phần mềm nén và giải nén của Windows như Winzip, có thể giải nén những file nén theo các chuẩn này. Ngoài ra còn có nhiều chuẩn khác. 2.3.4. Thiết lập các thông số với Control Panel Control Panel là một chương trình thiết lập lại cấu hình hệ thống, thay đổi hình thức của Windows nhằm thay đổi môi trường làm việc cho thích hợp với người sử dụng. + Khởi động Control Panel: Click nút Start và chọn mục Control Panel Trang 30 Hình 2.7: Hộp thoại Control Panel + Thay đổi cách biểu diễn Ngày, Giờ, Số, tiền tệ: để thay đổi cách biểu diễn ngày, giờ, số, tiền tệ trong các chương trình chạy trên Windows. Chúng ta thực hiện theo các bước - Khởi động Control Panel  Bấm đúp vào biểu tượng Regional and Language Options trên cửa sổ Control Panel  click nút Customize - Thay đổi dạng thức số (Numbers); tiền tệ (Currency); giờ (Time); ngày (Date) trên hộp thoại Customize Regional Options, click OK. - Click nút OK trên hộp thoại Regional and Language Options để ghi nhận các thay đổi. Hình 2.8: Hộp thoại Regional and Language Options Trang 31 Hình 2.9: Hộp thoại Customize - Thay đổi màn hình Desktop Destop mặc định rất đơn giản, chúng ta có thể thay đổi màu nền, hình nền, hoặc các thành phần khác theo ý thích của người sử dụng. Khởi động trình quản lý màn hình: Bấm đúp vào biểu tượng Display trên cửa sổ Control Panel Hình 2.10: Hộp thoại Display Properties + Thay đổi kiểu dáng của cửa sổ: - Trong hộp thoại Display Properties, chọn trang Themes - Click mũi tên trong danh sách Theme, chọn một kiểu bất kì  click OK Trang 32 + Thay đổi ảnh nền của Desktop: - Trong hộp thoại Display Properties, chọn trang Desktop - Trong danh sách Background, chọn ảnh nền cần hiển thị - Trong Position, Click mũi tên hướng xuống chọn Center, Tile hay Strech để định vị hình trên Destop  Click OK Chú ý: Chúng ta có thể chọn một ảnh nền khác trong thư mục nào đó trên ổ đĩa bằng cách click nút Browse. Hình 2.11: Hộp thoại thay đổi ảnh nền 2.4.Phương pháp sử dụng tiếng Việt trên máy tính 2.4.1 Kiểu gõ và bảng mã Hiện nay trong các phần mềm gõ tiếng Việt thì Vietkey và Unikey là 2 phần mềm gõ tiếng Việt phổ biến nhất. Để gõ được tiếng Việt, máy tính chúng ta phải cài đặt phần mềm Vietkey hoặc Unikey. Để gõ được tiếng Việt chúng ta thường sử dụng 1 trong 2 kiểu gõ sau: + Kiểu VNI: Phím số số 1 = Dấu sắc Phím số số 2 = Dấu huyền Phím số số 3 = Dấu hỏi Phím số số 4 = Dấu ngã Phím số số 5 = Dấu nặng Phím số số 6 = Dấu mũ của chữ â, ê và ô Phím số số 7 = Dấu râu của chữ ơ và ư Phím số số 8 = Dấu mũ của chữ ă Phím số số 9 = Dấu gạch ngang của chữ đ Phím số số 0 = Hủy dấu (xóa dấu) Ví dụ: Gõ dòng chữ: Nước chảy đá mòn thì gõ như sau: Nu7o71c cha3y d9a1 mo2n hoặc Nu7o7c1 chay3 d9a1 mon2 Trang 33 + Kiểu gõ Telex: aa  â s  dấu sắc aw  ă f  dấu huyền dd  đ r  dấu hỏi ee  ê x  dấu ngã oo  ô j  dấu nặng ow hoặc]  ơ z  hủy dấu w hoặc uw hoặc]  ư Lặp dấu: ddd  dd [[ [ ooo  oo ]] ] Ví dụ: Gõ dòng chữ: Nước chảy đá mòn bằng dãy các phím sau: Nwowcs chayr ddas monf Để gõ được Tiếng Việt, ngoài kiểu gõ, thì còn cần phải có sự tương thích giữa Bảng mã và Font chữ. Hiện nay có rất nhiều Bảng mã dùng để gõ tiếng Việt. Tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là các Bảng mã sau đây: + Bảng mã TCVN3 - 5712 Là loại font được dùng hầu hết tại các tỉnh khu vực phía Bắc và Hà nội. Font này tuân thủ theo bảng mã chuẩn quốc gia TCVN 5712 được phát hành năm 1993 và được khuyến cáo dùng trong khối cơ quan nhà nước. Font chữ soạn thảo cho bảng mã TCVN3 có 2 loại: Font soạn thảo chữ thường có dạng: .Vn................ Ví dụ: Các Font chữ như: .VnTime, .VnArial, ...... Font soạn thảo chữ hoa có dạng: .Vn...............H Ví dụ: Các Font chữ như: .VnTimeH, .VnArialH, ...... + Bảng mã VNI: Font VNI do công ty Vietnam International (USA) phát triển, là font chữ thường được sử dụng trong khu vực phía Nam và ở nước ngoài. Font chữ soạn thảo cho bảng mã VNI có dạng: VNI-............... Ví dụ: Các Font chữ như: VNI-Times, VNI-Univer, VNI-Vari, ......... + Bảng mã Vietware_X: Font chữ soạn thảo cho bảng mã Vietware_X có dạng: Vn............... Ví dụ: Các Font chữ như: VNtimes new roman, VNarial, VNrenfrew, ......... + Bảng mã Unicode: Là loại Font chữ rất thông dụng hiện nay, và đang là Font chuẩn trên các trang Web tiếng Việt. Font chữ dành cho bảng mã này: Times new roman, Arial, Tahoma, Verdana,..... 2.4.2. Sử dụng bộ gõ Vietkey hoặc Unikey Bộ gõ Vietkey và Unikey hiện nay đang là 2 bộ gõ tiếng Việt thông dụng nhất. Để sử dụng bộ gõ Vietkey cần tiến hành như sau: + Khởi động Vietkey (Nếu bộ gõ chưa khởi động). + Nhấp phải chuột vào biểu tượng Vietkey trên Taskbar, chọn mục “Hiện cửa sổ Vietkey” (Vietkey Panel). Màn hình Vietkey có dạng: Trang 34 Hình 2.12 Hộp thoại Vietkey 2000 - Trong mục “Kiểu gõ”: chọn kiểu gõ (Telex/VNI) - Trong mục “Bảng mã”, chọn bảng mã cần dùng. - Trong mục “Tùy chọn”, chọn chế độ hoán đổi gõ bàn phím. - Chọn vào nút Taskbar để Vietkey thu gọn về cửa sổ TaskBar. - UniKey là bộ gõ tiếng Việt hỗ trợ font Unicode thuộc loại nhỏ nhất hiện nay (file chạy của phiên bản 3.6 chỉ có 126 KB). Sau khi được khởi động , Unikey sẽ xuất hiện với một biểu tượng (icon) chữ V (hay E) màu đỏ trong khay công cụ hệ thống. + Nếu muốn chuyển đổi qua lại giữa bàn phím tiếng Việt "V" và tiếng Anh "E", bạn chỉ việc nhấn chuột lên biểu tượng của UniKey. + Nếu muốn thay đổi kiểu gõ hay bộ mã, hoặc cấu hình UniKey, bạn nhấp chuột phải lên biểu tượng để mở menu pop-up. + Để cấu hình UniKey, bạn nhấp chuột phải lên biểu tượng, chọn mục Bảng điều khiển... (hay nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+F5). Đối với bộ gõ Unikey thì cách thiết lập gõ tiếng việt hoàn toàn tương tự Vietkey Hình 2.13 Hộp thoại Unikey Trang 35 2.4.3. Chuyển đổi các loại bảng mã Để chuyển đổi qua lại giữa các loại bảng mã có rất nhiều cách thực hiện, ở đây chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn một cách rất đơn giản, dễ sử dụng và lại sẵn có trong phần mềm gõ tiếng Việt Unikey. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Mở file tài liệu cần chuyển đổi bảng mã và bôi đen lựa chọn khối nội dung cần chuyển đổi bảng mã và bấm Ctr + C (hoặc thực hiện Copy bằng menu). Bước 2: Kích chuột phải vào biểu tượng Unikey (biểu tượng chữ V) cuối màn hình  sau đó chọn lệnh Công cụ…[CS+F6] (hoặc bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6)  lúc đó xuất hiện hộp thoại thiết lập chế độ chuyển đổi. Bước 3: - Nguồn: Xác định bảng mã nguồn (nếu font chữ trên file thuộc bảng mã nào thì mục này bạn phải chọn đúng bảng mã đó). - Đích: Đây là bảng mã mà bạn muốn chương trình chuyển đổi giúp bạn. Nếu hai bảng mã nguồn và đích phù hợp với yêu cầu của bạn thì có thể bấm nút Đảo bảng mã để chuyển qua lại giữa hai bảng mã. - Ngoài ra còn một số lựa chọn khác nếu bạn thấy cần thiết tại mục Lựa chọn (chữ hoa, chữ thường, loại bỏ dấu…) - Bấm nút Chuyển mã để chương trình thực hiện chuyển đổi theo thiết lập của bạn. Hình 2.14 Hộp thoại chuyển đổi bảng mã Bước 4: Mở file tài liệu mới. Thực hiện Paste (Ctr +V) để chương trình sẽ đưa dữ liệu đã được chuyển đổi trong bộ nhớ đệm vào tài liệu mới. Trang 36 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 Câu 1. Trong Windows Explorer, để chọn một lúc nhiều tập tin, thư mục không liên tục ta : A. Giữ phím Shift và kích chuột vào các tập tin, thư mục cần chọn. B. Giữ phím Ctrl và kích chuột vào các tập tin, thư mục cần chọn. C. Giữ phím Alt và kích chuột vào các tập tin, thư mục cần chọn. D. Giữ phím Ctrl + Shift và kích chuột vào các tập tin, thư mục cần chọn. Câu 2: Chương trình Windows Explorer giúp chúng ta tổ chức và quản lý: A. Các cửa sổ chương trình B. Các thư mục, tập tin C. Bộ nhớ, và các thiết bị ngoại vi D. Các chương trình ứng dụng đang hoạt động Câu 3: Trong môi trường Windows, phím Print Screen có chức năng: A. In nội dung trên màn hình hiện hành ra giấy B. Xuất dữ liệu trên màn hình hiện hành thành một File C. Hiển thị dữ liệu trên màn hình một cách tối ưu nhất D. Chụp nội dung trên màn hình đưa vào bộ nhớ đệm Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai: A. Hệ điều hành, Internet Explorer là phần mềm máy tính B. RAM, ROM là thiết bị phần mềm máy tính C. Microsoft Word, Excel là phần mềm máy tính D. Monitor, Mouse là thiết bị phần cứng máy tính Câu 5: Trong Hệ điều hành Windows, giả sử Folder AB rỗng, nếu chọn Folder A bấm CTRL+C, sau đó chọn tiếp thư mục B và bấm CTRL+X. Sau đó mở Folder AB và bấm CTRL+V thì trong Folder AB sẽ có: A. Folder A B. Folder B C. Cả 2 Folder A và Folder B D. Không có Folder nào cả. Câu 6. Để chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng đang chạy trong Windows, ta nhấn tổ hợp phím: A. Ctrl+Tab B. Shift+Tab C. Alt+Tab D. Enter+Tab Câu 7: Trong Hệ điều hành Windows, để đổi tên một thư mục, tập tin ta sử dụng phím: A. F1 B. F2 C. F3 D. F4 Câu 8: Trong cửa sổ Recycle Bin, muốn phục hồi tập tin, thư mục, ta click chuột phải tại tập tin, thư mục đó và chọn: A. Cut B. Copy C. Restore D. D. Properties Trang 37 Chương 3: MICROSOFT WORD 1. TỔNG QUAN VỀ MICROSOFT WORD 1.1. Khởi động và thoát khỏi Microsoft Word 1.1.1.Khởi động Microsoft Word Để khởi động Microsoft Word có hai cách đơn giản: - Nếu trên màn hình làm việc có Microsoft Office Shortcut Bar, người sử dụng có thể khởi động Microsoft Word bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng của Microsoft Word. - Có thể chọn Start trên Windows Task Bar  chọn menu Programs  chọn Microsoft Office  chọn biểu tượng của Microsoft Word. Hình 3.1 Giao diện khởi động Microsoft Word từ nút Start 1.1.2.Thoát khỏi Microsoft Word Để kết thúc Microsoft Word, có thể chọn một trong các cách sau: - Chọn menu File  Exit - Nhắp chuột vào nút Close trên góc bên phải của cửa sổ làm việc - Bấm tổ hợp phím Alt + F4 Nếu văn bản hiện thời đang soạn thảo chưa được ghi lại, Microsoft Word sẽ bật hộp hội thoại vấn đáp kiểm tra xem người sử dụng có ghi lại văn bản lên đĩa hay không. 1.2.Làm quen với các thành phần trên cửa sổ làm việc Cửa sổ làm việc của Microsoft Word bao gồm các thành phần sau: + Thanh tiêu đề: chứa tên ứng dụng Microsoft Word và tên tập tin đang soạn thảo. Trang 38 + Thanh menu: chứa các menu của Microsoft Word. Khi chọn một menu trên thanh menu Microsoft Word bật xuống một hộp menu khác, gọi là Pull-down menu. + Thanh công cụ: chứa các phím bấm có biểu tượng đồ họa. Các phím bấm này là các phím tắt thay cho một số menu trong hệ thống menu của Microsoft Word. + Thước định vị: cho phép định dạng khổ giấy, căn lề giấy, căn chỉnh lề các đoạn văn bản, đặt dấu Tab, điều chỉnh độ rộng các cột văn bản... + Cửa sổ soạn thảo: nằm giữa màn hình, hiển thị nội dung văn bản. + Thanh trượt: nằm về bên phải và phía dưới cửa sổ soạn thảo văn bản, sử dụng để cuốn trôi các trang văn bản. + Thanh trạng thái: nằm dưới cùng của cửa sổ làm việc, thể hiện trạng thái làm việc (số thứ tự trang, tổng số trang, dòng, cột ký tự, đang ghi số liệu hay không ... Thanh tiêu đề (Title Bar) Các nút thay đổi Thanh menu (Menu Bar) Thanh công cụ (Tool Bar) Cửa sổ soạn thảo văn bản Thước định vị (Ruler) Dòng trạng thái (Status Bar) Thanh trượt (Scroll Bar) Hình 3.2 Giao diện của Microsoft Word 1.3. Một số quy tắc 1.3.1.Qui tắc làm việc với hệ thống menu của Microsoft Word Hệ thống menu trong Microsoft Word cũng như menu của bất kỳ một ứng dụng nào trên môi trường Windows muốn sử dụng chúng ta chọn 1 trong các cách sau: C1: Rê con trỏ chuột vào menu cần chọn và nhắp phím chuột trái. C2: Ấn nút F10 (hoặc Alt) để kích hoạt menu bar, sau đó dùng các phím di chuyển trái, phải để chọn mục cần dùng và enter để xuất hiện menu popup, dùng các phím di chuyển lên xuống để chọn lệnh cần thực hiện. 1.3.2.Qui tắc làm việc với hộp hội thoại của Microsoft Word Hộp hội thoại trong Microsoft. Word, nhắc nhở người sử dụng phải lựa chọn cho một thao tác nào đó. Khi xuất hiện hộp hội thoại, thông thường sẽ có 3 lựa chọn: Trang 39 Yes: Đồng ý cho phép thực hiện thao tác đã chọn. − No: Không đồng ý thực hiện thao tác − Cancel: Hủy bỏ thao tác và quay về màn hình soạn thảo. 1.3.3.Qui tắc làm việc với chuột Đa số các thành phần của cửa sổ làm việc của Microsoft Word có một số tính chất nhất định. Để gọi nhanh các tính chất này, người sử dụng có thể nhắp phím chuột phải tại thành phần đó. Microsoft Word sẽ bật một menu đứng để người sử dụng lựa chọn. Riêng với thanh định vị, nếu người sử dụng nhắp đúp chuột vào nó, Microsoft Word sẽ bật hộp hội thoại căn chỉnh kiểu giấy và lề trang văn bản. Lưu ý rằng, ngầm định trong Windows sử dụng phím trái chuột để thực hiện sự lựa chọn, phím phải chuột để bật menu thuộc tính. Ngoài ra, với chuột có nút Scroll (nút cuộn màn hình), người sử dụng có thể dùng để cuộn màn hình lên hoặc xuống theo hướng lăn của bi cuộn. 1.4. Các lệnh làm việc với tập tin văn bản 1.4.1. Mở một văn bản mới Để mở 1 văn bản mới, người dùng có thể thực hiện 1 trong các cách sau: - Vào Menu File  Chọn mục New  chọn Blank Document  chọn OK. - Bấm tổ hợp phím Ctrl+N. 1.4.2. Mở văn bản đã có Để mở văn bản đã có trên đĩa, người dùng có thể thực hiện các cách sau: - Vào Menu File  Chọn mục Open (Ctrl+O) Khi đó trên màn hình sẽ xuất hiện hộp hội thoại chọn: - Lựa chọn thư mục chứa tập tin cần mở trong mục “Look in”. - Chọn tập tin cần mở trong màn hình trình bày. - Nhấp chọn nút Open để mở tập tin. − Hình 3.3 Hộp thoại Open 1.4.3. Lưu trữ văn bản Có hai hình thức lưu văn bản đang soạn thảo, lưu văn bản với lệnh Save và Save As - Lưu văn bản với lệnh Save: Vào Menu File  Chọn mục Save(Ctrl+S) Trường hợp chọn Save với văn bản đã được đặt tên, Microsoft Word sẽ thực hiện ghi đè nội dung văn bản hiện hành lên chính tên tập tin đó. Trang 40 - Lưu văn bản với lệnh Save As…: Lệnh Save As... cho phép người sử dụng có thể lưu trữ văn bản đang soạn thảo thành 1 tập tin văn bản mới với nội dung mà người sử dụng đang soạn thảo, đồng thời vẫn giữ lại tên và nội dung của tập tin văn bản cũ. Để sử dụng lệnh Save As..., người sử dụng thực hiện như sau: + Vào Menu File  Chọn mục Save As ...  chọn thư mục để lưu trữ trong mục Save in  Gõ tên cần đặt văn bản vào mục File name chọn nút Save để lưu trữ. Lưu ý rằng, khi lưu văn bản đang soạn thảo với một tên khác, trùng với tên một văn bản khác đã có trên đĩa, Microsoft Word sẽ bật hộp hội thoại vấn đáp xác nhận xem người sử dụng có muốn lưu đè lên văn bản đã có hay không. − Nếu trả lời Yes nội dung văn bản đó sẽ được thay thế bằng nội dung văn bản đang soạn thảo. − Nếu trả lời No người sử dụng phải chọn một tên khác để lưu văn bản. − Nếu trả lời Cancel sẽ hủy bỏ thao tác lưu trữ và quay về màn hình soạn thảo. Hình 3.4 Hộp thoại Save As 1.5. Các thao tác cơ bản 1.5.1.Di chuyển con trỏ văn bản + Trong cửa sổ soạn thảo văn bản, các phím sau được sử dụng để di chuyển dấu chèn: - ↑: Lên hoặc xuống một dòng - ↓ : Xuống một dòng - ← hoặc → : Sang trái hoặc phải một ký tự - Ctrl + ← hoặc Ctrl + →: Sang trái hoặc phải một từ - Home: về đầu dòng - End: về cuối một dòng - Page Up: lên một trang màn hình - Page Down: xuống một trang màn hình - Ctrl + Home: về đầu văn bản - Ctrl + End: về cuối văn bản 1.5.2. Chọn khối văn bản Để hiệu chỉnh hay trình bày một phần văn bản, người sử dụng cần phải chọn vùng văn bản đó. Vùng văn bản được đánh dấu sẽ thay đổi màu nền và màu chữ. Các phương pháp đánh dấu văn bản: Trang 41 + Sử dụng chuột: Đưa chuột đến biên trái của cửa sổ soạn thảo cho đến khi hình ảnh chuột có dạng mũi tên hướng lên góc phải. Khi đó có các cách lựa chọn sau: - Lựa từng dòng: nhắp chuột tại dòng muốn lựa - Lựa nhiều dòng: nhắp và kéo chuột từ dòng muốn lựa đến các dòng kế tiếp - Lựa một đoạn: nhắp đúp chuột tại đoạn muốn lựa - Lựa cả văn bản: giữ phím Ctrl và nhắp chuột - Lựa một từ: nhắp đúp chuột tại từ muốn lựa - Lựa một phần: nhắp và giữ chuột tại ký tự đầu tiên của phần muốn lựa, sau đó kéo chuột đến ký tự cuối cùng của phần đó. + Sử dụng bàn phím:Tại vị trí của dấu chèn có thể đánh dấu văn bản bằng tổ hợp phím sau: - Shift + ↑ hoặc Shift + ↓ : Lựa một dòng - Shift + ← hoặc Shift + →: Lựa một ký tự bên trái hoặc bên phải - Shift + Home hoặc Shift + End: Lựa đến đầu hoặc cuối dòng - Shift + PgUp hoặc Shift + PgDn: Lựa một trang màn hình - Ctrl+Shift +←hoặc Ctrl+ Shift+→: Lựa một từ bên trái hoặc phải - Ctrl+Shift+Home, Ctrl+Shift+End: Lựa đến đầu hoặc cuối văn bản 1.5.3. Xoá nội dung văn bản + Để xóa 1 ký tự, có thể thực hiện như sau: - Di chuyển con trỏ đến bên trái ký tự cần xóa  Bấm phím Delete. - Di chuyển con trỏ đến bên phải ký tự  Bấm phím Backspace + Để xóa 1 từ, có thể thực hiện như sau: Chọn từ cần xóa  Bấm phím Delete. + Để xóa một đoạn văn bản, chọn đoạn văn bản cần xóa  Bấm phím Delete. 1.5.4. Sao chép và di chuyển khối văn bản + Sao chép 1 khối văn bản: Để sao chép 1 đoạn văn bản từ vị trí này đến vị trí khác, thực hiện như sau: Chọn đoạn văn bản cần sao chép  Vào Menu Edit  Chọn mục Copy (hoặc Ctrl+C). Khi đó Microsoft Word sẽ đưa nội dung đoạn văn bản vào trong bộ nhớ. + Di chuyển 1 khối văn bản: Để di chuyển 1 đoạn văn bản từ vị trí này đến vị trí khác, thực hiện như sau: Chọn đoạn văn bản cần di chuyển  Vào Menu Edit  Chọn mục Cut (hoặc Ctrl+X). Khi đó Microsoft Word sẽ đưa nội dung đoạn văn bản vào trong bộ nhớ. - Đưa đoạn văn bản từ bộ nhớ ra màn hình: Để đưa đoạn văn bản từ trong bộ nhớ ra ngoài màn hình, ta thực hiện như sau: Di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí cần đưa đoạn văn bản đến  Vào Menu Edit  Chọn mục Paste(hoặc Ctrl+V) 1.5.5. Sử dụng chức năng Undo, Redo Trong quá trình soạn thảo văn bản, nếu muốn quay lại 1 thao tác trước đó, có thể thực hiện như sau: vào Menu Edit  Undo(Ctrl+Z) Sau khi dùng thao tác Undo, muốn quay ngược trở lại: Vào Menu Edit  Redo (Ctrl+Y) Trang 42 1.5.6.Tìm kiếm và thay thế + Tìm kiếm: Để truy tìm đoạn văn bản, người sử dụng thực hiện như sau: Vào Menu Edit  Chọn mục Find (Ctrl+F) Microsoft Word sẽ bật hộp hội thoại để tìm thông tin: Hình 3.5 Hộp thoại tìm kiếm Thông tin cần tìm kiếm được nhập vào hộp nhập liệu Find What. Các tính chất tùy chọn: - Search: chọn hướng tìm, trong toàn bộ văn bản, hay từ vị trí dấu chèn về đầu văn bản, hay từ vị trí dấu chèn về cuối văn bản. - Match Case: truy tìm thông tin có phân biệt chữ hoa, chữ thường. - Find Whole Words Only: truy tìm từ trọn vẹn. - Use Wildcard: tìm kiếm theo mặt nạ - Sound Like: tìm những từ có âm giống nhưng đánh vần thì khác. Nhấp chọn nút Find để tìm từ đầu tiên, Find Next để tìm từ tiếp theo. + Thay thế Khi soạn thảo văn bản, người sử dụng có thể cần đến công cụ truy tìm và thay thế của Microsoft Word . Công cụ này sử dụng trong các trường hợp: - Truy tìm sự xuất hiện của một đoạn văn bản nào đó hoặc tìm một lỗi soạn thảo nào đó để sửa chữa. - Truy tìm một đoạn văn bản nào đó và thay thế bằng một đoạn văn bản khác có kiểu định dạng khác. Để truy tìm đoạn văn bản và thay thế chúng, người sử dụng thực hiện như sau: Chọn menu Edit  Replace(Ctrl+H) Hình 3.6 Hộp thoại thay thế Trang 43 - Nhập từ cần tìm vào hộp nhập liệu: Find what - Nhập từ cần thay thế vào hộp nhập liệu: Replace with - Chọn vào nút Replace All nếu muốn Microsoft Word tự động thay thế toàn bộ các từ tìm thấy. - Nếu muốn thay thế các từ theo yêu cầu của người sử dụng  Có thể kết hợp 2 nút bấm Find Next và Replace. 2. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 2.1.Định dạng font chữ Việc chọn Font chữ ngầm định giúp người sử dụng thuận tiện trong khi soạn thảo văn bản. Một Font chữ sau khi đã được chọn ngầm định sẽ luôn được gọi khi khởi động Microsoft. Word hoặc mở 1 cửa sổ văn bản mới. Để ngầm định Font chữ cho Microsoft Word, thực hiện như sau: + Vào Menu Format  Chọn Font. Cửa sổ lựa chọn Font chữ xuất hiện Hình 3.7 Hộp thoại Font chữ - Chọn Font chữ trong hộp: Font. - Chọn kiểu trong hộp: Font Style. - Chọn kích thước trong hộp: Size - Chọn màu chữ trong hộp: Font Color. - Chọn kiểu chữ có gạch chân hoặc không gạch chân trong hộp: Underline Style. - Chọn các hiệu ứng khác trong phần: Effects - Chọn nút Default để ngầm định các lựa chọn trên cho Microsoft Word. 2.2.Định dạng đoạn văn Công cụ này, người sử dụng có thể canh chỉnh biên, khoảng cách đoạn, khoảng cách dòng của văn bản. Để làm việc được với Paragraph, thực hiện như sau: + Chọn đoạn văn bản cần định dạng  chọn Menu Format  Chọn mục Paragraph. Cửa sổ Paragraph có dạng: Trang 44 Hình 3.8 Hộp thoại Paragraph Thực hiện định dạng như sau: - Trong mục Alignment: Chọn các cách canh biên cho văn bản (Left, Right, Center, Justify). - Trong mục Indentation: Chọn các khoảng cách co giãn biên của đoạn văn bản: Left: Co - giãn biên trái. Right: Co - giãn biên phải. Special: Qui định thụt đầu dòng cho đoạn. - Trong mục Spacing: Chọn khoảng cách giữa các đoạn và các dòng trong đoạn: Before: Qui định khoảng cách với đoạn phía trước. After: Qui định khoảng cách với đoạn phía sau. Line spacing: Qui định khoảng cách giữa các dòng trong đoạn. - Chọn OK để thiết lập các lựa chọn. Chọn Cancel để hủy bỏ lựa chọn. Ngoài ra. người sử dụng có thể sử dụng các biểu tượng sẵn có trên màn hình để định dạng văn bản. - Co - giãn biên và thụt đầu dòng mỗi đoạn: Dấu chỉ cuối dòng Dấu chỉ thụt đầu dòng Dấu chỉ đầu dòng Trang 45 - Canh chỉnh văn bản theo biên: Bảng 3.1 Các phím canh chỉnh văn bảng theo biên Căn chỉnh văn bản theo biên Phím tắt Chức năng Ctrl + L Căn chỉnh theo biên trái Ctrl + E Căn chỉnh cân giữa Ctrl + R Căn chỉnh theo biên phải Ctrl + J Căn chỉnh đều theo hai biên 2.3.Định dạng hoa thị và mục số Microsoft Word có thể giúp người sử dụng đánh số tự động hoặc tạo các dấu hoa thị một cách tự động trong văn bản của mình. Để định dạng Bullets hoặc Numbering, thực hiện như sau: Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí cần chọn định dạng: Vào Format  Chọn mục Bullets and Numbering, hộp thoại Bullets and Numbering xuất hiện Hình 3.9 Hộp thoại Bullet and Numbering(tab Bulletted) + Định dạng hoa thị: - Chọn Tab Bulleted: Chọn kiểu định dạng sẵn có  Chọn OK để cập nhật kiểu định dạng. Nếu muốn chọn 1 kiểu khác chưa có trong bảng trình bày, nhấp chọn nút Customize: Chọn tiếp vào mục Bullet... - Trong cửa sổ Symbol, chọn kiểu ký tự cần làm Bullet chọn OK chọn OK. Khi đó ký tự chọn được lấy làm Bullet cho văn bản. Hình 3.10 Hộp thoại Customize trong Symbol Trang 46 + Định dạng mục số: - Chọn Tab Numberred: Chọn kiểu định dạng  Chọn OK để cập nhật kiểu định dạng. Hình 3.11 Hộp thoại Bullet and Numbering(tab Numbered) - Nếu muốn chọn 1 kiểu khác, nhấp chọn nút Customize: trong cửa sổ Customize, người sử dụng có thể chọn lại các kiểu trình bày số thích hợp. Chọn OK để cập nhật kiểu chọn. - Với kiểu định dạng Numbering, người sử dụng có thể tùy chọn: Restart Numbering: Để đặt lại chế độ đánh số. Continue Previous lits: Để tiếp tục đánh số theo các mục trước đó. Cũng có thể sử dụng các biểu tượng sẵn có trên Toolbars để định dạng Bullets hoặc Numbering. Định dạng Numbering bằng biểu tượng: Định dạng Bullets bằng biểu tượng: Hình 3.12 Hộp thoại Customize trong Numbered list 2.4.Định dạng mốc dừng (Tab Stops) Trong cửa sổ soạn thảo văn bản của Microsoft Word có một phím bấm đặc biệt, đó là phím TAB. Bình thường trong môi trường Windows, phím TAB được sử dụng để di chuyển trạng thái tích cực hoạt động của các đối tượng được Windows quản lý. Riêng trên cửa sổ soạn thảo văn bản, phím TAB được sử dụng để căn chỉnh vị trí của nội dung văn bản. Phím TAB được xác định bởi bước nhảy (Tab Stop). người sử dụng có thể xác định từng bước nhảy của phím TAB bằng hai cách: + Sử dụng thước định vị (Ruler): để đặt bước nhảy, chỉ cần nhắp chuột trên thước định vị ngang. Tại vị trí đó sẽ xuất hiện dấu xác định TAB. Trang 47 + Sử dụng menu Format  Tabs: trên hộp hội thoại này có thể xác định giá trị ngầm định khi nhảy TAB (Default Tab Stop), hoặc đặt các vị trí TAB bằng cách gõ giá trị cần thiết vào ô Tab Stop Position và bấm phím Set. Khi căn chỉnh TAB, nếu không có đoạn văn bản nào được đánh dấu, các giá trị được thiết lập sẽ có tác dụng đối với dòng văn bản hiện đang có dấu chèn. Hình 3.13 Hộp thoại Tabs Việc sử dụng phím TAB sẽ căn chỉnh số liệu thẳng hàng khi soạn thảo cũng như khi in ra máy in. Để hủy bỏ chế độ định dạng Tab Stop, có thể thực hiện 1 trong các cách sau: - Đưa chuột về các điểm dừng trên thước định vị  Drag chuột để di chuyển các điểm dừng ra khỏi thước định vị. - Vào Menu Format  Chọn Tabs. Trong cửa sổ Tabs, chọn Clear hoặc Clear All để hủy bỏ 1 hoặc tất cả các điểm dừng đã thiết lập. - Bấm tổ hợp phím Ctrl+Q để hủy bỏ tất cả các điểm dừng. 2.5. Định dạng tài liệu + Định khổ giấy và hướng in - Chọn khổ giấy là thao tác cơ bản khi bắt đầu soạn thảo một văn bản mới, với mục đích xác định khổ giấy sẽ in ra máy in và kiểu in. Khổ giấy trong Microsoft Word có nhiều loại được thiết lập sẵn theo tiêu chuẩn quốc tế (A3, A4, Letter ...). Nếu người sử dụng dùng loại giấy không có trong danh mục của Microsoft Word cần xác lập khổ giấy theo lựa chọn Custom Size. Chọn khổ giấy có thể áp dụng cho toàn văn bản, hoặc từng phần riêng biệt của văn bản, hoặc từ vị trí của dấu chèn tới cuối văn bản, hoặc cho một đoạn văn bản được đánh dấu. - Kiểu in có thể chọn:  In đứng theo chiều giấy (Portrait).  In xoay ngang trang giấy (Landscape). Trang 48 Hình 3.14 Hộp thoại Page Setup (tab Paper size) + Canh lề trang in Người sử dụng phải chừa một khoảng trắng xung quanh bốn cạnh của trang giấy, gọi là lề (Margin). Lề giấy có thể chứa một số thông tin như: tiêu đề đầu trang (Header), tiêu đề chân trang (Footer), chú thích (Footnotes). Để căn lề giấy cần xác lập giá trị cho : - Top: Lề đầu trang. - Bottom: Lề cuối trang. - Left: Lề bên trái. - Right: Lề bên phải. - Header: Phần dành cho tiêu đề đầu trang. - Footer: Phần dành cho tiêu đề chân trang. - Gutter: Chừa gáy để đóng sách. - Mirror margin: Thiết lập lề đối xứng cho hai trang giấy liên tiếp. Mirror margin được áp dụng trong trường hợp soạn thảo văn bản để in như quyển sách. Hình 3.15 Hộp thoại Page Setup (tab Margins) Trang 49 Để thay đổi các đơn vị đo thể hiện trên thước, ta thực hiện như sau: Vào Menu Tools  Chọn mục Options  Chọn làm việc trên bảng General.  Chọn đơn vị đo trong mục Measurement Units  Chọn OK. Hình 3.16 Hộp thoại đổi đơn vị đo lường Các cách thể hiện màn hình văn bản soạn thảo: Để thay đổi các cách hiện văn bản trên màn hình, người sử dụng có thể thực hiện như sau: Vào Menu View  Chọn cách thể hiện tương ứng (Normal  Web Layout  Print Layout  Outline). Có thể chuyển đổi nhanh các cách thể hiện màn hình văn bản bằng các biểu tượng tắt trên thanh trượt ngang ở cuối màn hình. Thông thường, nên chọn để chế độ: Print Layout. + Thêm, điều chỉnh Header and Footer, đánh số trang tự động Nhiều văn bản, tài liệu có thể có tiêu đề đầu trang và tiêu đề cuối trang. Thông thường, các tiêu đề này ghi thông tin về tiêu đề văn bản, số trang, ngày giờ tạo lập văn bản. Tiêu đề đầu trang và cuối trang được xác lập theo từng chương (Section) của văn bản. Để tạo tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang cần chọn menu View  Header and Footer. Sau đây là các biểu tượng và ý nghĩa trong việc sử dụng nó trong thanh công cụ của Header and Footer. Trang 50 Bảng 3.2: Các chức năng trong thanh Header and Footer Tạo tiêu đề đầu trang, cuối trang Biểu tượng Chức năng Chuyển đổi giữa vùng soạn thảo đầu trang, cuối trang Di chuyển đến section trước Di chuyển đến section sau Cắt bỏ sự giống nhau giữa tiêu đề các section Đánh số trang tự động Đặt ngày, tháng Đặt giờ Định dạng khổ giấy Hiển thị hoặc không hiển thị nội dung văn bản Quay trở lại cửa sổ soạn thảo văn bản 3. HIỆU CHỈNH VÀ TRANG TRÍ VĂN BẢN 3.1.Tăng tốc độ nhập văn bản 3.1.1.Sử dụng chức năng Auto Correct Autocorrect cũng cho phép người sử dụng có thể thay thế một cụm từ bằng một định nghĩa của mình. AutoCorrect có 2 chế độ làm việc: - Formatted Text: chèn AutoCorrect có định dạng. Với chế độ này, có thể thay thế cả đoạn văn bản có hình ảnh đi kèm - Plain Text: chèn AutoCorrect không định dạng. Chỉ chèn được văn bản dài tối đa 255 ký tự và không có hình ảnh. - Để tạo AutoCorrect, thực hiện như sau: Chọn đoạn văn bản cần tạo AutoCorrect  vào menu Tools  Chọn AutoCorrect. Cửa sổ AutoCorrect xuất hiện Hình 3.17 Hộp thoại AutoCorrect Trang 51 Gõ tên cần đặt cho AutoCorrect vào hộp Replace. Chọn chế độ làm việc cho AutoCorrect (Plain text Formatted text)  Chọn nút Add. Để chèn một AutoCorrect vào văn bản thực hiện như sau: gõ tên đã đặt  Bấm phím SpaceBar. - Để gỡ bỏ AutoCorrect, thực hiện như sau: khởi động cửa sổ AutoCorrect  Chọn AutoCorrect cần gỡ bỏ  Chọn nút Delete. 3.1.2. Sử dụng chức năng Auto Text AutoText là một kiểu đánh tốc ký của soạn thảo văn bản giống như AutoCorrect. Để tạo ra được một AutoText thực hiện như sau: - Đánh dấu cụm từ cần thiết, Sử dụng menu Insert  Chọn AutoText  Chọn AutoText. Microsoft Word sẽ bật hộp hội thoại để người sử dụng có thể đặt tên cho AutoText này: Hình 3.18 Hộp thoại Auto Text - Tại ô nhập liệu “Enter AutoText entries here:”, người sử dụng cần đặt tên cho Autotext và nhấn nút Add. - Để chèn một AutoText vào văn bản có thể thực hiện như sau: Đặt dấu chèn tại vị trí cần thiết, gõ tên của AutoText và nhấm phím F3. - Để xóa bỏ một AutoText, cần bật hộp hội thoại soạn thảo AutoText , chọn tên AutoText cần xóa và nhấn nút Delete. 3.2.Tạo khung, tạo nền văn bản Một đoạn văn bản có thể được đóng khung viền xung quanh, hoặc tạo bóng nền để làm nổi bật đoạn văn bản đó lên. Để thực hiện mục đích này, có thể sử dụng một trong hai cách sau: + Sử dụng thanh công cụ Border: chọn các chức năng trên thanh công cụ để tạo khung và tạo nền cho văn bản như hình vẽ dưới đây. + Sử dụng Menu Format  Borders and Shading: các bước thực hiện: - Đánh dấu đoạn văn bản cần tạo khung và bóng nền. - Vào Menu Format  Chọn Borders and Shading Trong hộp thoại, chọn làm việc trên Tab Border. Trang 52     Trong mục setting chọn Box Chọn kiểu đường kẻ trong mục Style. Chọn màu đường kẻ trong hộp Color. Chọn độ lớn nét kẻ trong hộp Width Hình 3.19. Hộp thoại Borders and Shading(tab Borders) Trong hộp thoại, chọn làm việc trên Tab Shading. Hình 3.20. Hộp thoại Borders and Shading(tab Shading) - Chọn màu nền cho đoạn văn bản. - Chọn OK để kết thúc. 3.3. Chia cột và tạo chữ lớn đầu đoạn 3.3.1. Chia cột Microsoft Word cho phép người sử dụng xây dựng trên một trang văn bản nhiều cột để trình bày nội dung, theo hình thức như trang báo. Trong quá trình soạn thảo, người sử dụng có thể căn chỉnh lại trình bày thành một hoặc nhiều cột. Định dạng cột có thể áp dụng cho toàn văn bản hoặc một vài phần nào đó trong văn bản. + Để thực hiện định dạng cột, thực hiện các bước sau: Chọn đoạn văn bản cần định dạng  vào Menu Format  Chọn mục Columns. Trong cửa sổ định dạng Column, chọn: - Kiểu phân chia cột trong mục Presets. - Chọn số cột cần chia trong mục: Number of columns. Trang 53 - Chọn độ rộng cột và khoảng cách giữa các cột trong mục: Width and Spacing. - Chọn chế độ kẻ đường phân chia cột trong mục: Line Between. - Chọn OK để cập nhật kiểu đinh dạng cho đoạn văn bản. Hình 3.21. Hộp thoại Columns + Để hủy bỏ chia cột: - Chọn đoạn văn bản đã thực hiện chia cột. - Vào Menu Format  Chọn mục Columns. - Trong cửa sổ định dạng Columns, chọn số cột cần chia là 1. - Chọn OK. 3.3.2.Tạo chữ lớn đầu đoạn Drop Caps là một kiểu định dạng đặc biệt thường thấy trên các trang báo. Thao tác này thực hiện qua menu Format  Drop Caps. Cách thức thực hiện như sau: + Chọn ký tự cần định dạng vào Menu Format  Chọn mục Drop Cap. Hình 3.22. Hộp thoại Drop Cap + Trong hộp thoại Drop Cap, chọn: - Kiểu trình bày trong mục: Position. - Chọn Font chữ trình bày trong mục: Font. - Chọn số dòng mà chữ Drop Cap chiếm trong mục: Lines to drop. Trang 54 - Chọn OK để cập nhật kiểu định dạng vừa tạo ra. + Để hủy bỏ chữ Drop Cap: - Chọn chữ kiểu Drop Cap đã tạo. - Vào Menu Format  Chọn mục Drop Cap. - Trong cửa sổ tạo chữ Drop Cap, chọn mục None trong Position  Chọn OK. Chú ý: Đối với văn bản vừa trình bày chia cột, vừa có tạo chữ Drop Cap, + Nếu tạo: Chia cột trước, tạo chữ DropCap sau. + Nếu hủy: Hủy chữ Drop Cap trước, hủy chia cột sau. 3.4. Chèn các đối tượng vào văn bản 3.4.1 Chèn ký hiệu (Symbol) Ta có thể chèn vào một số các ký tự đặc biệt không có trên bàn phím vào các vị trí thích hợp trong văn bản. Ví dụ :        + Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí cần chèn ký tự đặc biệt. + Vào menu Insert  Chọn Symbol Hình 3.23. Hộp thoại Symbol Trong cửa sổ chèn Symbol: Chọn dạng Symbol cần chèn trong hộp Font. - Chọn ký hiệu cần chèn  Chọn nút Insert. - Có thể tạo các phím tắt cho các Symbol thường xuyên sử dụng, bằng cách chọn nút Shortcut Key.  Gõ phím tắt vào mục “Press new shortcut key:”  Chọn Assign để tạo phím tắt cho Symbol.  Sau này muốn chèn Symbol, chỉ cần bấm tổ hợp phím tắt đã tạo. 3.4.2. Chèn đối tượng hình ảnh Để cho văn bản thêm sống động, chúng ta có thể chèn vào trong nó những hình ảnh thích hợp, cách thức thực hiện như sau: Di chuyển con trỏ soạn thảo đến vị trí cần chèn hình ảnh. Vào menu Insert  Chọn Picture  Chọn Clip Art Hộp thoại Clip Art xuất hiện: Trang 55 Hình 3.24 Hộp thoại Insert Clip Art Tiếp tục chọn mục Organize clips hộp thoại xuất hiện như hình 3.25 Hình 3.25 Hộp thoại Organize clips Trang 56 Chọn mục Office collections  chọn một trong các nhóm hình ảnh xuất hiện phía bên trái cửa sổ  Các hình ảnh thuộc nhóm đó xuất hiện bên phải cửa sổ như hình sau: Hình 3.26 Hộp thoại Office collections Người sử dụng muốn chèn hình ảnh nào vào văn bản thì sao chép hình ảnh đó và dán vào vị trí mà mình muốn chèn. 3.4.3. Chèn Autoshape Autoshape là những mẫu hình có sẵn trong Microsoft Word giúp cho người sử dụng trang trí văn bản. Cách thực hiện như sau: Chọn Autoshapes trên thanh công cụ Drawing  chọn nhóm đối tượng  chọn đối tượng cần chèn vào văn bản  đưa trỏ vào văn bản  giữ chuột trái và di chuyển chuột theo hướng tạo thành đối tượng Hình 3.27 Hộp thoại AutoShapes 3.4.5. Chèn công thức toán học Equation giúp người sử dụng soạn thảo các đối tượng công thức trong văn bản. Cách thực hiện như sau: Chọn vị trí cần chèn đối tượng  vào menu Insert  Chọn mục Objects. Trong cửa sổ Object, chọn mục Microsoft Equation 3.0  Chọn OK. Trang 57 Trong cửa sổ soạn thảo Equation, tiến hành chọn các đối tượng soạn thảo công thức. Sau khi soạn thảo, nhấp chuột lên màn hình ngoài vùng Equation để quay về màn hình soạn thảo. Hình 3.28 Hộp thoại Equation 3.0 3.5. Tạo chữ nghệ thuật (Word Art) Để tạo các dòng chữ nghệ thuật ta có thể chọn một trong các cách sau: Vào menu Insert  Chọn Picture  Chọn WordArt hoặc có thể chọn biểu tượng trên thanh Drawing. Hình 3.29 Hộp thoại WordArt Trang 58 Chọn kiểu chữ  OK, một hộp thoại xuất hiện cho phép ta nhập dòng văn bản vào, lựa chọn Font và kích thước chữ. Hình 3.30 Hộp thoại soạn thảo nội dung Chọn OK để xem kết quả. Hiệu chỉnh WordArt thông qua thanh công cụ của nó: + : Chèn thêm 1 WordArt mới. + : Hiệu chỉnh lại nội dung của WordArt. + : Chọn lại kiểu trình bày. + : Định dạng lại màu trang trí. + : Chọn các hình dáng trình bày khác. 4.BẢNG BIỂU VÀ IN ẤN 4.1.Bảng biểu 4.1.1.Giới thiệu Ngoài các tính năng soạn thảo văn bản thông thường, Microsoft Word còn cho phép xây dựng các bảng biểu trong văn bản. Người sử dụng có thể định dạng các bảng biểu như đối với bất kỳ đoạn văn bản nào khác. Ngoài ra, có thể chèn vào văn bản một số công thức toán học thông thường để tính toán, có thể căn chỉnh độ cao, rộng của các hàng, cột. 4.1.2.Tạo mới một bảng biểu Để tạo một bảng, cần di chuyển dấu chèn đến vị trí cần thiết và chọn một trong hai cách sau: + Sử dụng biểu tượng công cụ: nhấn vào biểu tượng Insert Table trên Toolbars, Microsoft Word bật xuống menu lựa chọn dạng mẫu lưới. Chọn số hàng và số cột cần thiết và nhắp chuột. Biểu tượng Insert Table trên Toolbars Hình 3.31 Hộp thoại tạo mới bảng biểu sử dụng biểu tượng Trang 59 + Sử dụng menu: Vào Table  Chọn Insert  Chọn Table: Microsoft Word sẽ bật hộp hội thoại Insert Table. người sử dụng cần xác định số cột, số hàng cần thiết. Hình 3.32 Hộp thoại tạo mới bảng biểu sử dụng Menu Table 4.1.3.Các thao tác trên bảng biểu + Nhập văn bản vào bảng: muốn nhập văn bản vào bảng, chỉ cần di chuyển dấu chèn đến ô cần thiết rồi nhập văn bản bình thường như các phần soạn thảo khác. Bảng 3.3: Các thao tác nhập văn bản vào bảng Ý nghĩa Thao tác Nhắp chuột tại một ô Dấu chèn sẽ nhảy vào ô đó Nhấn phím TAB Di chuyển giữa các ô từ trái sang phải, trên xuống dưới. Nếu trong ô dấu chèn đến có số liệu, Microsoft Word sẽ đánh dấu lựa cả ô. Nếu dấu chèn đang ở tại ô cuối cùng của bảng, nhấn TAB sẽ thêm một hàng mới Shift + Tab Dấu chèn di chuyển ngược thứ tự phím TAB Phím → hoặc ← Di chuyển từng ký tự nếu có số liệu, nếu không sẽ chuyển ô ↑ hoặc ↓ Di chuyển giữa các ô cùng một cột Alt + Home Di chuyển về ô đầu tiên của hàng Alt + End Di chuyển về ô cuối cùng của hàng Alt + PgUp Di chuyển về ô đầu tiên của cột Alt + PgDn Di chuyển về ô cuối cùng của cột + Canh chỉnh dữ liệu trong bảng - Canh chỉnh lề: Để canh chỉnh dữ liệu trong bảng, thực hiện như sau: Chọn vùng dữ liệu cần canh chỉnh  vào Menu Table  Chọn Table Properties  trong cửa sổ Table Properties, chọn làm việc trên Tab Cell. Chọn kiểu canh lề trong mục Vertical alignmentChọn OK để cập nhật định dạng. - Chọn hướng văn bản: Để chọn hướng trình bày văn bản trong các ô của bảng biểu, thực hiện như sau: Chọn vùng dữ liệu cần canh chỉnh  vào Menu Format  Chọn Text Direction. Trong cửa sổ Text Direction, chọn kiểu trình bày thích hợp chọn OK. Trang 60 Hình 3.33 Hộp thoại Text Direction + Chỉnh sửa hàng cột: Các ô trong bảng được xác định bởi kích thước (rộng, cao). Độ rộng, chiều cao của các ô được điều chỉnh bằng 2 cách: Sử dụng thước định vị : khi đưa dấu chèn vào trong bảng, trên 2 thước định vị xuất hiện các con trỏ đánh dấu chiều cao, độ rộng các ô. Người sử dụng có thể thay đổi kích thước các ô bằng cách thay đổi vị trí các con trỏ này. Sử dụng menu Table  Table Properties: khi chọn menu này, Microsoft Word bật hộp hội thoại cho phép điều chỉnh độ cao, rộng, khoảng cách giữa các cột, căn chỉnh trong các hàng. + Thêm bớt hàng cột: Với bảng biểu, người sử dụng có thể thêm vào hoặc bớt ra khỏi bảng các dòng, cột. Để thêm dòng hoặc cột vào bảng ta thực hiện như sau: Chọn vị trí cần thêm  vào menu Table  Chọn Insert Chọn cách thức chèn (dòng/ cột), Có thể sử dụng phím phải chuột: Nhấp phải chuột  Chọn mục tương ứng. Để bớt dòng hoặc cột ra khỏi bảng: Chọn dòng hoặc cột cần loại ra khỏi bảng vào menu Table  Chọn Delete. Chọn cách thức loại (dòng/ cột) Có thể sử dụng phím phải chuột: Nhấp phải chuột  Chọn mục tương ứng. + Chia tách và kết hợp ô Trong những trường hợp cần thiết, có thể ghép các phần tử rời nhau của các bảng thành một bảng, hoặc phân rã các phần tử của một bảng thành các phần tử rời nhau. Đối tượng để thao tác có thể là các ô (Cell), hàng (Row), cột (Column). Cách thực hiện như sau: Kết hợp ô: Chọn các dòng hoặc các cột cần phối hợp, vào menu Table  Chọn Merge Cells... Chia tách ô: Chọn các dòng hoặc các cột cần phân rã vào menu Table  Chọn Split Cells... 4.2. In ấn 4.2.1. Xem trước khi in Trước khi in văn bản ra máy in, người sử dụng có thể xem trước sản phẩm của mình trên màn hình, để có thể điều chỉnh những sai sót trong trình bày, điều chỉnh trang văn bản. Những gì hiện trên màn hình trong chế độ Preview sẽ là những gì sẽ in ra giấy. Để thực hiện thao tác này người sử dụng chọn File  Print Preview. Trang 61 4.2.2 Thao tác in Sau khi đã hiệu chỉnh văn bản, điều quan trọng trước khi in văn bản là chọn máy in, thiết lập cấu hình máy in, chế độ in. Windows cho phép người sử dụng chọn chế độ in tương đối phong phú, đặc biệt là với các hình ảnh đồ họa. người sử dụng có thể chọn chế độ in nháp cũng như in chất lượng cao văn bản của mình. Tuy nhiên, chất lượng bản in còn phụ thuộc vào chất lượng của máy in đang sử dụng. Để bật cửa sổ in văn bản, thực hiện như sau: vào menu File  Chọn Print(Ctrl+P) Hình 3.34.Hộp thoại Print Trong cửa sổ Print: + Chọn máy in trong mục: Name. + Chọn vùng in trong mục: Page range. - All: In tất cả. - Current page: In trang văn bản mà con trỏ soạn thảo đang đứng. - Selection: In vùng lựa chọn trong văn bản. - Pages: In theo yêu cầu người sử dụng. Sử dụng dấu “-” để in từ trang này đến trang khác, hoặc dấu “,” để in các trang không liên tục nhau. + Chọn cách thức in trong mục: Print - All pages in range: In tất cả các trang trong vùng chọn. - Odd pages: Chỉ in các trang lẻ trong vùng chọn. - Even pages: Chỉ in các trang chẵn trong vùng chọn. + Chọn số lượng bản in trong mục: Number of copies. Sau khi thiết lập các cấu hình, chọn nút OK để thực hiện in văn bản. Trang 62 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 Phần trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất Câu 1: Trong Microsoft Word muốn khôi phục lại 1 thao tác trước đó thì phải thực hiện: A. Bấm tổ hợp phím Ctrl+H B. Bấm tổ hợp phím Ctrl+S C. Bấm tổ hợp phím Ctrl+Z D. Bấm tổ hợp phím Ctrl+R Câu 2: Trong Microsoft Word, để đặt hướng in văn bản nằm ngang, trong mục Orientation ta chọn: A. Landscape B. Horizontal C. Portrait D. Vertical Câu 3: Trong MS Word để viết chỉ số trên (ví dụ:X2) thì phải sử tổ hợp phím nào A. Ctrl+ Alt+= B. Ctrl+Shift+= C. Ctr+Insert+= D. Ctrl+Tab+= Câu 4: Trong MS Word tổ hợp phím Ctrl+Enter có chức năng ? A. Sang một dòng mới B. Mở một văn bản mới C. Sang một trang mới D. Mở một cửa sổ word mới Câu 5: Trong MS Word muốn mở 1 File văn bản đã tồn tại thì phải thực hiện? A. Vào File/Open/Chọn File cần mở B. Vào File/Close/Chọn File cần mở C. Vào File/Save as/Chọn File cần mở D. Vào File/Save/Chọn File cần mở Câu 6: Muốn tạo dòng tiêu đề đầu trang hoặc chân trang trong soạn thảo văn bản, ta thực hiện: A. Insert → Header and Footer B. Edit → Header and Footer C. View → Header and Footer D. Format → Header and Footer Câu 7: Để định dạng trang văn bản Word, ta thực hiện lệnh: A. Vào File  Page Setup B. Vào File  Page  Setup C. Vào Format  Page Setup D. Vào Format  Page  Setup Câu 8: Trong MS Word, tổ hợp phím Ctrl+E có chức năng: A. Canh lề phải văn bản B. Canh giữa văn bản C. Canh lề trái văn bản D. Canh đều hai biên văn bản Câu 9: Trong Microsoft Word, giả sử hộp thoại font đang hiển thị là .VNarial, để gõ được tiếng việt, trong Vietkey cần xác định bảng mã nào sau đây: A. VietWare_X B. Unicode C. TCVN3_ABC D. Vni for Win Trang 63 Phần thực hành Bài 1: heo số liệu vi phạm bản quyền phần mềm do BSA công bố, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có tỉ lệ vi phạm ở mức cao, cụ thể là 85%, bên cạnh Indonesia, Pakistan và Sri Lanka. T rong các năm 2008-2009 là giai đoạn nỗ lực thực hiện các chính sách chống vi phạm bản quyền phần mềm, sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Mức xử phạt vi phạm sở hữu trí tuệ trong đó có bản quyền phần mềm đã tăng lên cao nhất là 500 triệu đồng và xử lý hình sự với mức phạt cao nhất tới 7 năm tù. T SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP ĐÀ NẴNG TRUNG TÂM TIN HỌC ABC  Hiện có khá nhiều các tập đoàn liên doanh và công ty lớn trong nước thực hiện ký kết sử dụng bản quyền phần mềm với các hãng phần mềm lớn như Oracle, Microsoft, Symantec, Kaspersky, BKAV… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc  SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: ................................................................................... Ngày sinh: ................................................................................... Quê quán:.................................................................................... Trình độ văn hóa: ------------------------Trình độ chuyên môn: .......................... Ngoại ngữ: -------------------------------Tin học: ................................................ Tạo công thức toán học: Bảng Lương nhân viên tháng 04/2010 STT Họ và tên Chức vụ 1 2 3 Trần Văn An Nguyễn Châu Bách Phạm Ngọc Giàu GĐ PGĐ Kế toán TỔNG CỘNG Đvt: đồng Lương Thực nhận Lương CB Phụ cấp 1.500.000 800.000 2.300.000 1.200.000 700.000 1.900.000 900.000 600.000 1.500.000 Trang 64 Bài 2: phím có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian bằng việc cho phép chuyển trực tiếp từ hoa sang thường và ngược lại, đó là Ctrl + Shift + A. Để thay đổi một từ, bạn để trỏ chuột lên từ đó rồi nhấn Ctrl + Shift + A trong khi để thay đổi cả một cụm từ, bạn hift + F3 vốn là phím tắt quen thuộc để bạn thay đổi định dạng chữ từ chữ thường sang chữ in hoa. Tuy nhiên, Shift + F3 lại lần lượt chuyển đổi từ chữ viết hoa các chữ cái đầu sang chữ thường rồi mới đến chữ hoa. Một tổ hợp S nhất thiết phải bôi đen cụm từ đó rồi mới nhấn tổ hợp phím. Nhấn Ctrl + Shift + A thêm lần nữa cũng giúp quay lại định dạng chữ ban đầu. Thị trường thiết bị văn phòng Phát hành Sản phẩm Công ty Giá (USD) Tháng 01 .......................... Ổ đĩa DVD ROM ............................ Philips ........................ 10 Tháng 02 .......................... 50 DVD phim.................................. Columbia ................... 50 Tháng 03 .......................... 100 Monitor .................................... Samsung................... 100 Tháng 04 .......................... Ổ đĩa DVD ROM ............................ Sony......................... 185 THVP KTV Lớp Thứ THỜI KHÓA BIỂU 2 3 4 5 Lý Thuyết THVP Mạng MT 6 7 TH Tin học văn phòng Kế toán máy Lập trình Access Chúc các bạn học tốt Trang 65 INTERNET CN Nghỉ Nghỉ Chương 4: MICROSOFT EXCEL 1.TỔNG QUAN VỀ MICROSOFT EXCEL 1.1 Khởi động và thoát khỏi Excel 1.1.1.Khởi động Để khởi động Microsoft Excel có hai cách đơn giản nhất là: + Nếu trên màn hình làm việc có Microsoft Office Shortcut Bar, người sử dụng có thể khởi động Microsoft Excel bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng của Microsoft Excel. + Có thể chọn Start trên Windows Task Bar  chọn menu Programs  chọn Microsoft Office  chọn biểu tượng của Microsoft Excel Hình 4.1 Giao diện khởi động Microsoft Excel từ nút Start 1.1.2.Kết thúc Để kết thúc Microsoft Excel có thể chọn một trong các cách sau: + Vào menu File  Chọn Exit. + Nhắp chuột vào phím Close trên góc bên phải của cửa sổ làm việc Nếu bảng tính hiện thời đang soạn thảo chưa được ghi lại, Microsoft Excel sẽ bật hộp hội thoại vấn đáp kiểm tra xem người sử dụng có ghi lại bảng tính lên đĩa hay không. 1.2.Giao diện, và các thành phần trong bảng tính Cửa sổ làm việc của Microsoft Excel bao gồm các thành phần sau: + Thanh tiêu đề: Chứa tên Microsoft Excel và tên tệp tin bảng tính đang soạn thảo. Trang 66 + Thanh menu: Chứa các menu của Microsoft Excel. Các menu của Microsoft Excel được bố trí theo chức năng sử dụng. Khi chọn một menu trên thanh menu Microsoft Excel bật xuống một hộp menu khác, gọi là Pull-down menu. + Thanh công cụ: Chứa các phím bấm có biểu tượng đồ họa. Các phím bấm này là các phím tắt thay cho một số menu trong hệ thống menu của Microsoft Excel. + Hộp nhập liệu: Dùng để nhập liệu vào các ô của bảng tính. + Thanh công thức: Dùng để nhập hoặc hiển thị công thức hay nội dung của ô chọn. + Bảng tính: Là phần màn hình gồm các dòng (Row) và cột (Column) hiển thị nội dung bảng tính. + Thanh thứ tự cột: Nằm phía trên bảng tính, đánh số thứ tự cột. + Thanh thứ tự hàng: Nằm bên trái màn hình, đánh số thứ tự dòng. + Thanh trượt: Nằm về bên phải và phía dưới cửa sổ soạn thảo bảng tính, sử dụng để cuốn trôi các trang bảng tính. + Thanh chọn bảng: Dùng để chọn bảng tính làm việc. + Thanh trạng thái: Nằm dưới cùng của cửa sổ làm việc, thể hiện trạng thái làm việc. + Cell: Bảng tính Microsoft Excel được thể hiện như tập hợp của các hàng và các cột. Giao điểm của hàng và cột tạo thành một ô, gọi là Cell. Cell là đơn vị cơ bản trong bảng tính, dùng để lưu trữ số liệu. Vị trí của Cell được xác định bởi tọa độ của hàng và cột. Thuộc tính của Cell được xác định bởi các định dạng sử dụng trong Microsoft Excel (màu sắc, độ rộng, chiều cao, kiểu chữ, kiểu căn chỉnh...). Thanh tiêu đề (Title Bar) Các nút thay đổi Thanh menu (Menu Bar) Thanh công cụ (Tool Bar) Thanh công thức Thanh thứ tự cột Hộp nhập liệu Bảng tính Thanh thứ tự hàng Dòng trạng thái (Status Bar) Thanh trượt (Scroll Bar) Thanh chọn bảng Hình 4.2: Hộp thoại giao diện Microsoft Excel Màn hình chuẩn của Microsoft Excel bao gồm các thành phần như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, người sử dụng có thể cho hiện thêm hoặc làm ẩn bớt đi các thanh Toolbars bằng cách thực hiện như sau: Trang 67 Vào Menu View  Chọn các thành phần thích hợp: + Chọn Formula Bar: Cho ẩn/hiện thanh công thức. + Chọn Status Bar: Cho ẩn/hiện thanh trạng thái. + Vào Toolbars  Chọn các thanh công cụ khác. Có thể di chuyển các thanh công cụ trên màn hình Microsoft Excel bằng cách Click chuột lên khoảng trống bất kỳ trên thanh công cụ, sau đó Drag chuột để di chuyển đến vị trí mới. 1.3. Cấu trúc bảng tính và những khái niệm cơ bản 1.3.1.Workbook (sổ tay): là một tập tin Excel gồm 256 Sheets. 1.3.2.Worksheet: một tập tin Workbook được cấu thành bởi nhiều worksheet(tờ), là một phần trong bảng tính Excel gồm 256 cột và 65536 dòng. Các thao tác trên worksheet + Chọn một worksheet: Click chuột vào worksheet cần chuyển đến. hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+PgUp (hoặc Ctrl+PgDn) để bật chuyển đến worksheet trước (hoặc sau) worksheet hiện hành. + Đổi tên worksheet: Theo mặc định, các worksheet được đặt tên là sheet1, sheet2,… Để đổi tên worksheet, click đúp chuột vào tên worksheet (hoặc bấm chuột phải vào tên sheet chọn Rename) rồi nhập tên mới vào. + Di chuyển và sao chép worksheet: Nhấn chuột vào worksheet muốn di chuyển rồi rê chuột đến vị trí mới. Nếu muốn sao chép thì nhấn thêm phím Ctrl trong khi rê chuột (hoặc bấm chuột phải vào tên sheet và chọn Move or Copy) + Chèn thêm worksheet: Thực hiện lệnh Insert Worksheet (hoặc bấm chuột phải vào tên sheet chọn Insert) + Xóa worksheet: Chọn worksheet cần xoá và thực hiện lệnh Edit Delete Sheet (hoặc bấm chuột phải vào tên sheet muốn xóa chọn Delete) 1.3.3.Ô và địa chỉ ô: Giao điểm của một cột và một dòng là một ô(cell), mỗi ô có một địa chỉ riêng biệt. Trong Excel, địa chỉ các ô được chia thành 3 loại: địa chỉ tương đối, địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ hỗn hợp. + Địa chỉ tương đối: Địa chỉ bình thường của ô hoặc vùng khi nhập vào trong công thức được gọi là địa chỉ tương đối. Địa chỉ tương đối có dạng: Với địa chỉ tương đối, khi sao chép công thức, các địa chỉ tương đối sẽ tự thay đổi theo vị trí tương ứng với nơi được sao chép đến. Ví dụ: Khi lập công thức: = C2*D2. Bây giờ nếu sao chép công thức theo chiều đi xuống, các địa chỉ sẽ thay đổi như sau: = C3*D3 = C4*D4 Trang 68 + Địa chỉ tuyệt đối: Địa chỉ tuyệt đối là địa chỉ sẽ không thay đổi (theo phương, chiều và khoảng cách giữa vùng nguồn và vùng đích) khi ta sao chép công thức chứa địa chỉ này đến nơi khác trong bảng tính. Địa chỉ tuyệt đối được viết theo dạng : Ví dụ: Trong ví dụ trên, giả sử ô G2 chứa tỷ giá qui đổi tiền Việt Nam so với Đô la Mỹ. Nếu muốn tính giá trị cho ô Tiền VN (F2), tại ô F2 ta gõ công thức: = E2*G2 Trong công thức trên, các địa chỉ đang dùng đều là địa chỉ tương đối. Nếu thao tác sao chép công thức, thì các công thức tương ứng sẽ là: = E3*G3, = E4*G4, … Khi đó kết quả sẽ bị sai. Nếu muốn tất cả các công thức đều phải nhân với địa G2, chúng ta phải tuyệt đối địa chỉ của ô G2. Và công thức sẽ là: = E2*$G$2, = E3*$G$2, = E4*$G$2 + Địa chỉ hỗn hợp: Loại địa chỉ hỗn hợp là loại địa chỉ tổng hợp của cả 2 loại địa chỉ trên, bao gồm 2 loại: - Tuyệt đối theo cột, tương đối theo dòng: - Tương đối theo cột, tuyệt đối theo dòng: 1.4. Các kiểu dữ liệu trong Excel 1.4.1. Kiểu số Gồm các số hợp lệ từ 0 đến 9 và có thể bao gồm các ký tự đặc biệt: + - ( ) $ %. Dữ liệu kiểu số được nhập vào mặc nhiên là dạng General, được canh phải trong ô. 1.4.2. Kiểu chuỗi (string) Kí tự đầu tiên của dữ liệu có thể là chữ hay số. Để nhập một số dưới dạng một chuỗi, phải gõ kí tự định vị chuỗi (‘) vào trước số đó. Ví dụ : nhập ‘123 sẽ cho ra con số 123 ở dạng chuỗi. Mặc định, dữ liệu kiểu chuỗi được canh trái trong ô. Trong công thức, dữ liệu kiểu chuỗi phải được đặt giữa cặp nháy đôi (“ “) 1.4.3. Kiểu ngày tháng Dữ liệu kiểu ngày tháng là một dạng của dữ liệu kiểu số. Kiểu ngày tháng được chia thành 2 loại : viết tắt (Short Date) hoặc viết đầy đủ (Long Date), gồm các dạng sau : DD/MM/YYYY : Ngày/Tháng/Năm 01/04/2003. DD/MM/YY : Ngày/Tháng/Năm 01/04/03. MM/DD/YY : Tháng/Ngày/Năm 04/01/03. DD/MMM/YY : Ngày/Tháng/Năm 01/Apr/03. 1.4.4. Kiểu công thức Dữ liệu kiểu công thức có thể là các phép toán hoặc các hàm. Muốn nhập dữ liệu kiểu công thức, thì kí tự đầu tiên phải là dấu bằng (=), dấu cộng (+). Trang 69 1.5. Các loại toán tử trong Excel 1.5.1. Toán tử số học Các toán tử kiểu số bao gồm (được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên): + % : Toán tử phần trăm. + ^ : Toán tử mũ hay còn gọi là Lũy thừa. + *,/ : Toán tử nhân, chia. + +,: Toán tử cộng, trừ. 1.5.2.Toán tử nối chuỗi Toán tử nối chuỗi dùng để nối các chuỗi lại thành 1 chuỗi duy nhất. Toán tử có dạng: & Ví dụ: “Đại”&“Học”  ĐạiHọc “Đại”&“ ” & “Học”  Đại Học 1.5.3.Toán tử so sánh Các toán tử so sánh gồm: > lớn hơn < nhỏ hơn = bằng nhau khác nhau >= lớn hơn hoặc bằng 2;5>8) cho giá trị False. = AND(3>2;5=15”) Kết quả sẽ được giá trị 3. 3.2.7.Nhóm hàm dò tìm + Hàm VLOOKUP() Cú pháp VLOOKUP(Trị dò tìm; Bảng dò tìm; Cột tham chiếu; Cách dò tìm) Ý nghĩa: - Trị dò tìm: Là giá trị cần tìm kiếm trong cột thứ nhất của bảng dò tìm. Trị dò tìm có thể là 1 giá trị, một chuỗi, hoặc 1 biểu thức có kết quả là 1 giá trị hay chuỗi. - Bảng dò tìm: là 1 bảng gồm các thông tin trong đó các dữ liệu được tìm kiếm. Bảng dò tìm gồm 2 thành phần: Cột đầu tiên: Là cột chứa dữ liệu dùng để so sánh với Trị dò tìm. Các cột tiếp theo: Là những cột chứa dữ liệu trả về cho hàm khi tìm kiếm thành công. - Cột tham chiếu: Là số cột trong Bảng dò tìm chứa giá trị so khớp sẽ được trả về. Số này được tính theo thứ tự từ trái sang phải và bắt đầu từ số 1. Trang 82 - Cách dò tìm: Là 1 giá trị Logic chỉ rõ ra rằng người sử dụng muốn hàm VLOOKUP() dò tìm đúng chính xác hay xấp xỉ đúng. Nếu cách dò tìm là 0: dò tìm với 1 so khớp chính xác. Nếu không tìm thấy, trả giá trị lỗi #N/A. Nếu cách dò tìm là 1 hoặc bỏ qua: hàm sẽ thực hiện tìm kiếm giá trị gần đúng với giá trị chỉ định; nói cách khác, nếu 1 so khớp chính xác với Giá trị dò tìm không tìm thấy, thì giá trị lớn nhất kế tiếp sau đó, nghĩa là giá trị nhỏ hơn giá trị dò tìm được trả về. Công dụng: Hàm thực hiện dò tìm từ trên xuống, trị dò tìm trên cột đầu tiên ở bên trái của bảng dò tìm và khi tìm thấy thì dừng lại và dò ngang qua đến cột đã chỉ định, lấy giá trị tại ô đã được chỉ định làm giá trị cho hàm. Ví dụ: Cho các bảng số liệu sau: Yêu cầu: Điền điểm Toán, lý, hóa dựa vào Bảng tra điểm thi. + Điểm toán: = VLOOKUP(B3;$B$11:$E$16;2;0) + Điểm lý: = VLOOKUP(B3;$B$11:$E$16;3;0) + Điểm hóa: = VLOOKUP(B3;$B$11:$E$16;4;0) + Hàm HLOOKUP() Cú pháp: HLOOKUP(Trị dò tìm; Bảng dò tìm; Dòng tham chiếu; Cách dò tìm) Ý nghĩa: - Trị dò tìm: Là giá trị cần tìm kiếm trong dòng đầu tiên của bảng dò tìm. Trị dò tìm có thể là 1 giá trị, một chuỗi, hoặc 1 biểu thức có kết quả là 1 giá trị hay chuỗi. - Bảng dò tìm: là 1 bảng gồm các thông tin trong đó các dữ liệu được tìm kiếm. Bảng dò tìm gồm 2 thành phần: Dòng đầu tiên: Là dòng chứa dữ liệu dùng để so sánh với trị dò tìm. Các dòng tiếp theo: Là những dòng chứa dữ liệu trả về cho hàm khi tìm kiếm thành công. - Dòng tham chiếu: Là số dòng trong Bảng dò tìm chứa giá trị so khớp sẽ được trả về. Số này được tính theo thứ tự từ trên xuống dưới và bắt đầu từ số 1. Trang 83 - Cách dò tìm: Là 1 giá trị Logic chỉ rõ ra rằng người sử dụng muốn hàm HLOOKUP() dò tìm đúng chính xác hay xấp xỉ đúng. Công dụng: Hàm thực hiện dò tìm từ trái sang phải trị dò tìm trên dòng đầu tiên ở phía trên của bảng dò tìm và khi tìm thấy thì dừng lại và dò xuống phía dưới đến dòng đã chỉ định, lấy giá trị tại ô đó làm giá trị cho hàm. Ví dụ: Cho các bảng số liệu sau: Điền Tên Hàng và Đơn giá dựa vào Bảng tra thông tin Tên hàng: = HLOOKUP(B3;$C$11:$E$13;2;0) Đơn giá: = HLOOKUP(B3;$C$11:$E$13;3;0) 4.SẮP XẾP VÀ TRÍCH LỌC DỮ LIỆU 4.1.Sắp xếp dữ liệu trong bảng tính Để sắp xếp dữ liệu trong bảng tính Excel, thực hiện như sau: Chọn vùng dữ liệu cần sắp xếp, vào menu Data  Chọn mục Sort... Hình 4.9 Hộp thoại Sort Trong cửa sổ Sort, thực hiện chọn: + Trong hộp Sort by: Chọn tên cột làm tiêu chuẩn chính để sắp xếp. + Trong hộp Then by: Chọn tên cột làm tiêu chuẩn phụ để sắp xếp nếu trên cột tiêu chuẩn chính có nhiều giá trị giống nhau. Trang 84 + Chọn Ascending nếu muốn sắp xếp giá trị theo chiều tăng dần (AZ); Chọn Descending nếu muốn sắp xếp giá trị theo chiều giảm dần (ZA). + Trong mục My lits has, chọn: - Header row: Nếu vùng dữ liệu chọn sắp xếp có cả dòng tiêu đề, khi đó dòng tiêu đề sẽ giữ nguyên vị trí. - No header row: Nếu vùng dữ liệu chọn sắp xếp không có dòng tiêu đề. Chọn nút OK để thực hiện sắp xếp. 4.2.Trích lọc dữ liệu Thông thường, dữ liệu sẽ được xuất hiện đầy đủ trong mỗi cơ sở dữ liệu. Trong một số trường hợp, chúng ta chỉ muốn hiển thị lên màn hình những mẫu tin thỏa mãn một hoặc một số điều kiện nào đó. Các mẫu tin khác không thỏa mãn điều kiện đặt ra vẫn tồn tại trong cơ sở dữ liệu nhưng tạm thời không được hiển thị lên màn hình. Excel cung cấp cho chúng ta công cụ Filter để lọc hoặc trích xuất dữ liệu, ở đây chúng tôi chỉ trình bày phương pháp trích lọc tự động bằng AutoFilter: + Chọn vùng cơ sở dữ liệu làm nguồn lọc, vào Menu Data  Chọn mục Filter  Chọn AutoFilter. + Cơ sở dữ liệu hiển thị với nút điều khiển ở bên phải mỗi vùng. Muốn tiền hành lọc dữ liệu dựa vào điều kiện của vùng nào, click chuột vào nút điều khiển của vùng đó để xuất hiện một menu kéo xuống, sau đó chọn điều kiện lọc trong menu kéo xuống. + Ý nghĩa các mục chọn như sau : - All: cho hiển thị tất cả các mẫu tin trong cơ sở dữ liệu. - Top 10: Hiển thị 10 mẫu tin có giá trị lớn nhất trong cột hiện hành. - Các trị số: Đây là các giá trị chọn lọc duy nhất trong cột hiện hành. Chọn một trị số sẽ cho xuất hiện những mẫu tin có giá trị mục tin hiện hành đúng bằng trị đã chọn trong menu. Hình 4.10 Hộp thoại trích lọc Auto Filter Trang 85 - Custom: Chỉ chọn Custom khi trị so sánh không có sẵn trong menu kéo xuống hoặc muốn lọc theo 2 trị so sánh khác nhau. Hình 4.11 Hộp thoại Custom AutoFiter Trong cửa sổ Custom, chọn toán tử so sánh trong khung bên trái và khai báo trị so sánh trong khung bên phải. Chọn AND nếu muốn lọc những mẫu tin thỏa mãn đồng thời cả 2 điều kiện. Chọn OR nếu muốn lọc các mẫu tin thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện. Sau khi chọn các tham số đầy đủ  Chọn OK để xem kết quả. + Hủy bỏ lọc bằng công cụ AutoFilter: Để hủy bỏ chế độ lọc dữ liệu bằng công cụ AutoFilter, thực hiện như sau: - Vào Menu Data  Chọn mục Filter  Bỏ chọn AutoFilter. - Cơ sở dữ liệu sẽ gỡ bỏ các nút điều khiển trên vùng dữ liệu. Và dữ liệu sẽ trả về nguyên dạng ban đầu trước khi lọc. Trang 86 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 Phần trắc nghiệm chọn phương án đúng nhất Câu 1. Cú pháp hàm nào sai trong các hàm sau: A. INT(biểu thức số) B. Mod(biểu thức số) C. ABS(biểu thức số) D. SQRT(biểu thức số) Câu 2: Trong Excel kết quả của biểu thức =Round(536,123;-2) là: A. 500 B. 530 C. 540 D. 600 Câu 3: Hãy cho biết kết quả của biểu thức sau: IF(And(7>5;Or(8=7;”giỏi”;”khá”) sẽ cho kết quả là: A. 10 B. “khá” C. #VALUE! D. “giỏi” Câu 8: Tại địa chỉ C5 ta thực hiện công thức: = $A2*B$4, khi sao chép công thức sang địa chỉ C7, ta thu được công thức: A. =$A4*B$4 B. =$A2*C$4 C. =$A4*C$4 D. =$A2*B$4 Câu 9: Trong MS Excel để chuyển đổi chuỗi số thành số ta dùng hàm: A. Number B. Count C. Value D. Int Trang 87 Phần thực hành Bài 1: Cho bảng số liệu sau: Yêu cầu: 1. Điền dữ liệu cho cột Phụ cấp chức vụ(PCCV) dựa vào chức vụ của mỗi nhân viên: + Nếu Chức vụ là Giám đốc thì phụ cấp là 700.000 đồng + Nếu Chức vụ là Phó Giám đốc hoặc Trưởng phòng thì phụ cấp là 500.000 đồng + Nếu Chức vụ là Phó phòng và có số ngày công làm việc từ 26 ngày trở lên thì phụ cấp là 400.000 đồng. + Các nhân viên khác phụ cấp là 300.000 đồng 2. Tính Lương = Ngày công x Lương cơ bản (LCB) 3. Tính Tạm ứng = 2/3 của Lương + Phụ cấp, nhưng không vượt quá 500.000 đồng 4. Tính Còn lại = Lương + Phụ cấp – Tạm ứng 5. Tính Tổng cộng, Bình quân, cao nhất, thấp nhất. Trang 88 Bài 2: Cho các bảng số liệu sau: Cho biết: + 2 ký tự đầu của Mã Hàng quy định tên hàng, 2 ký tự sau cùng quy định tên nước sản xuất, JP: Nhật Bản, TQ: Trung Quốc, US: Mỹ Yêu cầu: 1. Điền dữ liệu cho cột Tên hàng dựa vào 2 ký tự đầu của Mã hàng và Tra ở Bảng phụ 1 2. Điền dữ liệu cho cột Đơn giá dựa vào Mã hàng và Tra ở Bảng phụ 1 3. Tính Tiền thuế = Thành tiền x % Thuế. Thành tiền = Số lượng x đơn giá % thuế được tính dựa vào Tên hàng và tra ở Bảng phụ 2 4. Tính Tiền giảm biết rằng: + Nếu Tên hàng là MONITOR thì giảm 10% Thành tiền + Nếu Tên hàng là CPU và số lượng từ 100 trở lên thì giảm 7% Thành tiền + Nếu Tên hàng là RAM hoặc nước Sản xuất là Trung Quốc thì giảm 5% Thành tiền Các trường hợp còn lại không giảm. 5. Hoàn thành Bảng thống kê sau và vẽ biểu đồ so sánh Tên Hàng Thực Thu RAM ? CPU ? MONITOR ? Trang 89 Chương 5: TRÌNH DIỄN ĐIỆN TỬ - POWERPOINT 1. LÀM QUEN VỚI POWERPOINT 1.1. Khởi động và thoát khỏi PowerPoint 1.1.1 Khởi động PowerPoint. Nếu trên màn hình làm việc có Microsoft Office Shortcut Bar, người sử dụng có thể khởi động Microsoft PowerPoint bằng cách nhấn chuột vào biểu tượng của Microsoft PowerPoint. Có thể chọn phím Start trên Windows Task Bar, chọn menu Program, và chọn biểu tượng của Microsoft PowerPoint . Hình 5.1: Hộp thoại khởi động Microsoft PowerPoint 1.1.2.Thoát khỏi PowerPoint Để thoát khỏi PowerPoint chúng ta thực hiện một trong các cách sau. Cách 1: Nhấp vào nút (Close) ở góc phải trên cùng của cửa sổ làm việc PowerPoint. Cách 2: Từ thực đơn menu chọn File  Exit, một hộp hội thoại sẽ xuất hiện, chọn Yes nếu muốn lưu bài trình diễn, chọn No nếu không cần lưu, chọn Cancel để tiếp tục công việc. Trang 90 1.2.Tìm hiểu cửa sổ làm việc của Powerpoint Hình 5.2: Cửa sổ làm việc của PowerPonit Các thanh Toolbar căn bản: Toolbar là thanh công cụ chứa các nút chức năng, giúp thuận lợi hơn trong thao tác. PowerPoint hỗ trợ nhiều lọai thanh Toolbar khác nhau, trong chương này chỉ giới thiệu 3 thanh Toolbar thông dụng, được thao tác thường xuyên nhất. + Standard Toolbar Standard Toolbar nằm ở phía trên giao diện chương trình nhưng dưới menu bar. Đây là thanh công cụ cơ bản nhất chứa các nút thực thi các thao tác thông thường. Hình 5.3: Thanh công cụ với các chức năng cơ bản + Formatting Toolbar Formatting Toolbar nằm ngay bên dưới của Standard Toolbar. Phần lớn các nút trên thanh công cụ này phục vụ cho việc chỉnh sữa, hoàn thiện văn bản như thay đổi font, kích cỡ của chữ, tạo chữ đậm hoặc nghiêng, thực hiện việc canh lề cho văn bản,… Hình 5.4 Thanh Formatting Toolbar dùng để định dạng văn bản + Drawing Toolbar Drawing Toolbar được đặt ở vị trí cuối của cửa sổ chương trình, và đây là công cụ hết sức hữu dụng. Nó chứa các nút giúp tạo dễ dàng các hình khối, đường zigzag, các mẫu chữ nghệ thuật, các thao tác về đồ họa (màu nền, màu viền, tạo bóng…) và nhiều chức năng khác. Trang 91 Hình 5.5: Thanh Drawing Toolbar với chức năng đồ họa Ngoài các thanh công cụ cơ bản, PowerPoint còn có rất nhiều thanh công cụ nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau. Truy xuất những thanh công cụ này thông qua các thao tác sau đây: Từ thanh menu, chọn View  Toolbars…xuất hiện hộp thoại. Tìm rồi nhấp chọn thanh công cụ nào cần dùng, thì thanh công cụ đó sẽ kích hoạt. Chúng ta có thể di chuyển và đặt các thanh công cụ ở bất cứ vị trí nào tùy thích. + Powerpoint Views PowerPoint có 5 loại giao diện, giúp dễ dàng thao tác và quản lý các trình diễn. Trong khi làm việc chúng ta có thể chuyển đổi qua lại giữa các giao diện, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. + Slide View Slide là một trang riêng biệt của Presentaion. Mỗi trang có tiêu đề, văn bản, hình ảnh, âm thanh, bảng biểu…Để làm việc ở chế độ Slide View, nhấp vào tab Slide (nằm ở bên trái cửa sổ làm việc của PowerPoint). Chế độ này chỉ cho phép làm việc với một Slide duy nhất. Với Slide View, chúng ta có thể nhập tiêu đề cũng như nội dung của trình diễn, tiến hành chèn hình ảnh, âm thanh, đồ thị,… + Outline View Chế độ này chỉ hiển thị tiêu đề và văn bản của từng Slide trong Presentaion. Nó cho phép thay đổi thứ tự các slide, chỉnh sửa nội dung tiêu đề, văn bản. Outline View mang lại cái nhìn toàn cục của trình diễn, giúp thuận tiện hơn trong việc quản lý các slide. Để xem Presentation dưới chế độ Outline View, nhấp chọn tab Outline (tab Outline nằm bên cạnh tab Slide). + Slide Sorter View Nếu Outline View mang lại cái nhìn toàn cục, chỉ cho phép xem tiêu đề và văn bản chính của slide, thì chế độ Slide Sorter View sẽ hiển thị đầy đủ hơn (hình ảnh, đồ thị, biểu bảng,…). Các slide sẽ được thu nhỏ để dễ dàng di chuyển, thay đổi vị trí, đồng thời cho phép chọn và copy một lúc nhiều slide. Để kích hoạt chế độ Slide Sorter View, nhấp nút + Notes Page Notes Page là trang hiển thị nội dung của slide kèm theo những chú thích. Để tạo ghi chú mô tả chức năng cho từng slide, nhấp chọn biểu tượng Notes page nằm ở đáy góc trái cửa sổ làm việc. Hoặc chúng ta có thể kích hoạt chế độ Notes Page bằng cách từ thanh menu chọn View  Note Page. 1.3.Các thao tác trên Slide 1.3.1.Tạo một slide mới Để tạo slide mới, người dùng có thể thực hiện 1 trong các cách sau: - Vào menu Insert Chọn mục New Slide. - Bấm tổ hợp phím Ctrl+M. 1.3.2. Nhập nội dung cần trình bày + Trình bày theo các mẫu Layout có sẵn: Layout là mẫu chuẩn, trong đó quy định vị trí trình bày nội dung trong slide như vị trí đặt tiêu đề, nội dung chính của slide,…PowerPoint cung cấp cho người dùng nhiều mẫu Layout, tuỳ vào nhu cầu sử dụng. Slide Layout sẽ tự động xuất hiện mỗi khi tạo một slide mới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể chủ động kích hoạt chức năng này bằng cách từ thand menu chọn Format  Slide Layout Trang 92 Hình 5.6: Màn hình thiết lập các mẫu Layout. Cửa sổ Layout xuất hiện liệt kê tất cả những mẫu Layout sẵn có, cho phép chọn và áp dụng tùy vào mục đích sử dụng của người dùng. Text Layouts: Các mẫu chuyên dùng cho Text như tiêu đề, văn bản,… Content Layouts: Các mẫu dành thể hiện nội dung cần chuyển tải. Đó có thể là các ý chính cần trình bày, hình minh họa, bảng biểu, đồ thị,… Text and Content Layouts: Sự kết hợp cân đối giữa tiêu đề cũng như nội dung chính của slide. Hình 5.7.Hộp thoại Text and Content Layouts + Nhập nội dung bằng công cụ Text box Các bước thực hiện như sau: - Bước 1. Từ thanh công cụ Drawing Toolbar, nhấp chọn Text Box (với biểu tượng ), lúc này biểu tượng chuột thay đổi. - Bước 2: Đưa con trỏ chuột đến vị trí cần nhập text rồi nhấp chuột. Khi khung textbox nhỏ nhất xuất hiện, gõ nội dung cần nhập vào. Khung này sẽ tự điều chỉnh kích thước cho vừa với nội dung cần nhập vào. Trang 93 1.3.3.Lưu một trình diễn + Lệnh Save Thực hiện theo các bước sau: Từ thực đơn menu chọn File  Save…hoặc nhấp vào biểu tượng trên thanh công cụ. Lệnh này tiến hành lưu file trình diễn. Nếu là một trình diễn mới, PowerPoint sẽ yêu cầu cho biết thư mục sẽ cất giữ và đặt tên cho trình diễn. PowerPoint có hỗ trợ chức năng tự động lưu trình diễn sau một khoảng thời gian do người dùng quy định. Để kích hoạt chức năng này, thực hiện theo các bước sau: - Trên thanh menu chọn ToolsOptions… - Khi hộp thoại xuất hiện, chọn tab Save rồi đánh dấu chọn mục Save AutoRecover info every và thiết lập khoảng thời gian (đơn vị là phút) để PowerPoint tự động lưu bài trình diễn. Hình 5.8 Hộp thoại thiết lập lưu tự động + Lệnh Save As Lệnh Save As được dùng trong trường hợp muốn lưu bài trình diễn thành một trang web, một show trình diễn, theo dạng một khuôn mẫu (template), hay lưu trình diễn dưới một tên file mới,…Nhìn chung, lệnh Save As được sử dụng tương đối thường xuyên trong PowerPoint. Các bước thực hiện như sau: - Từ thanh menu chọn File  Save As… - Khi hộp thoại Save As xuất hiện, đặt lại tên (file name) và chọn dạng lưu (Save as type) cho trình diễn. + Một số dạng lưu của trình diễn: - Presentation: lưu trình diễn - Web Page: lưu trình diễn thành một trang Web. - Design Template: trình diễn được lưu dưới dạng một template(*.pot) - PowerPoint Show: Lưu thành một show trình diễn các slide(*.pps) - GIF Graphics Interchange Format: lưu slide thành file đồ họa sử dụng cho việc thiết kế trang Web. - JPEG File Interchange Format: lưu slide thành file ảnh. - WMF Windows Metafile: Lưu slide thành file đồ họa Trang 94 - Outline/RTF: lưu trình diễn thành file văn bản có dạng Rich Text Format (*.rtf) (chỉ lưu tốt loại slide được thiết kế ở chế độ Outline View và không đính kèm đối tượng đồ họa) 1.3.4. Trình diễn Slide Có nhiều cách để thực hiện việc trình diễn. + Nhấp chuột lên nút Slide Show ở góc phải cuối màn hình: + Mở mục chọn Slide Show. + Bấm phím F5 trên bàn phím. + Muốn chuyển đến Slide tiếp theo trong khi trình diễn, chúng ta nhấn trái chuột hoặc nhấn phím Enter. Muốn thoát khỏi màn hình trình diễn để trở về màn hình ban đầu bấm phím ESC. 2.CHÈN CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO SLIDE 2.1.Chèn các đối tượng đồ họa 2.1.1.Chèn một hình ảnh có trong thư viện Clip Art PowerPoint có rất nhiều bộ sưu tập ảnh chứa đựng trong thư viện Clip Art. Chúng ta có thể chèn Clip Art ở mọi dạng slide. Các bước thực hiện: + Từ thanh menu chọn Insert  Picture  Clip Art. + Khi cửa sổ Clip Art xuất hiện, nhấp chuột chọn Clip Organizer, sau đó chọn bộ sưu tập ảnh thích hợp (mỗi bộ sưu tập được sắp xếp theo những chủ đề khác nhau). + Sau khi đã tìm được Clip Art thích hợp, nhấp chọn để chèn nó vào slide. Chúng ta có thể thay đổi kích thước lớn nhỏ của clip art hoặc di chuyển clip art đến bất kỳ vị trí nào trên slide. Hình 5.9: Hộp thoại chèn đối tượng hình ảnh 2.1.2.Chèn một hình ảnh từ những nguồn khác Đôi lúc trong bộ sưu tập Clip Art không có hình ảnh muốn dùng. Khi đó, hãy tìm hình ảnh minh họa từ một nguồn khác để phục vụ cho mục đích sử dụng. Để có thể chèn hình ảnh từ các nguồn khác thực hiện các thao tác sau: + Từ thanh menu chọn Insert  Pictures  From File… + Khi hộp thoại Insert Picture xuất hiện, tại mục Look In trong hộp thoại, tìm đến ổ đĩa và thư mục (nơi lưu hình ảnh cần truy xuất) + Khi đã tìm được ảnh cần dùng, nhấp Insert để chèn hình đó vào slide Trang 95 Chuyển đến thư mục chứa ảnh Chèn ảnh Hình 5.10 Hộp thoại chèn hình ảnh từ 1 file 2.1.3 Sử dụng công cụ AutoShapes Công cụ AutoShapes cung cấp rất nhiều chức năng vẽ hình khối, giúp tạo các đối tượng như vẽ ngôi sao 5 cánh, các hình khối có dạng hình hộp, hình trụ hay những mũi tên mô tả hướng đi,...Để kích hoạt chức năng này, thực hiện các thao tác sau: + Trên thanh Drawing Toolbar, nhấp mục AutoShapes, sau đó tìm đến mục chứa hình khối cần dùng. Click chọn hình khối muốn vẽ Hình 5.11 Hộp thoại Autoshapes + Khi đã chọn được đối tượng cần vẽ, hãy nhấp lên bất cứ vị trí nào trên slide muốn đặt hình khối, tức thì hình muốn vẽ xẽ xuất hiện. Nếu muốn chỉnh sữa đối tượng AutoShapes đã tạo, nhấp chuột phải lên nó rồi chọn mục Format AutoShapes. Thao tác vừa thực hiện làm xuất hiện hộp thoại với các chức năng chỉnh sửa, hãy tiến hành hiệu chỉnh theo yêu cầu đặt ra. Ví dụ, chúng ta có thể thay đổi màu sắc, kiểu đường viền, kích thước, chỉnh tọa độ quay,..cho hình khối. 2.1.4 Sắp xếp các lớp ảnh Theo nguyên tắc, các hình ảnh sẽ tự động chồng lên nhau theo thứ tự chèn ảnh. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể thay đổi lại trật tự sắp xếp này. Các bước thực hiện như sau: + Nhấp chọn đối tượng + Sau đó từ Drawing Toolbar, nhấp chọn Draw  Order, trong menu ngữ cảnh, tìm chọn thuộc tính muốn dùng. Trang 96 Chỉnh sửa trật tự lớp ảnh Hình 5.12 Hộp thoại thiết lập thứ tự đối tượng Một số chức năng thay đổi thứ tự các đối tượng: + Bring to Front: Đem đối tượng được chọn lên mặt trước + Send to Back: Đặt đối tượng ra phía sau + Bring Forward: Đối tượng được đặt lên trên một lớp + Send Backward: Đẩy lùi vị trí lớp của đối tượng một bậc Chú ý: Chức năng này áp dụng cho mọi đối tượng, ví dụ như là đồ thị, bảng biểu, AutoSharpe, WordArt,... 2.1.5 Tạo bóng cho ảnh Các bước thực hiện: + Nhấp chọn đối tượng ảnh muốn tạo bóng. + Sau đó từ Drawing Toolbar, nhấp chọn Shadow Style với biểu tượng menu ngữ cảnh xuất hiện, nhấp chọn kiểu bóng phù hợp cho đối tượng ảnh. Khi Chỉnh sửa bóng Chọn kiểu bóng Hình 5.13: Hộp thoại tạo bóng đối tượng Nếu muốn chỉnh sửa bóng mờ trên đối tượng, hãy nhấp phải lên nó rồi chọn mục Shadow Setting. Thao tác vừa thực hiện làm xuất hiện thanh Shadow Settings với các chức năng cần chỉnh sửa, sau đó tiến hành hiệu chỉnh theo các yêu cầu đặt ra. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thao tác với hình khối 3D bằng cách nhấp vào nút 3-D Style có biểu tượng từ thanh Drawing Tooolbar. Khi menu ngữ cảnh xuất hiện, chọn kiểu 3D muốn vẽ. Trang 97 Hình 5.14: Hộp thoại tạo ảnh 3D 2.2.Chèn đồ thị, bảng biểu Trong trình diễn đôi khi phải minh họa bài giảng, bài thuyết trình bằng các đồ thị, vì việc mô phỏng theo cách này sẽ giúp bài thuyết trình thêm sinh động. Các số liệu sẽ được cụ thể hóa qua những đồ thị hình cột, hình tròn,..giúp người xem dễ nắm bắt và so sánh. 2.2.1 Vẽ đồ thị Chúng ta có thể vẽ đồ thị tại bất kỳ vị trí nào trên slide bằng cách nhấp vào nút Chart mang biểu tượng …trên thanh Standard Tooolbar, hay từ thanh menu chọn Insert > Chart Khi tiến hành chèn đồ thị, một khung dữ liệu và một dạng đồ thị mẫu sẽ xuất hiện trên slide. Sau đó, chúng ta chỉ cần việc chỉnh sửa, thay đổi số liệu trong khung dữ liệu mẫu cho trước. Sau khi hoàn tất việc nhập số liệu, thoát khỏi cửa sổ làm việc hiện tại bằng cách nhấp chuột ra bên ngoài khung dữ liệu hoặc đồ thị. Nếu cần thay đổi dạng đồ thị thì nhấp phải vào đồ thị, sau đó chọn chức năng Edit Chỉnh sửa số liệu của đồ thị: Đồ thị mẫu được PowerPoint đưa ra có 4 cột, vì thế khung dữ liệu của đồ thị này cũng có 4 cột nội dung. Nếu đồ thị cần vẽ có hơn 4 cột thì sao? điều này thật đơn giản, chúng ta chỉ cần nhập thêm một cột dữ liệu khác vào khung dữ liệu. Thay đổi dạng đồ thị: + Nhấp phải vào đồ thị muốn thay đổi rồi chọn Edit + Lúc này sẽ có những thay đổi ở thanh menu chính của chương trình. Nhấp chọn Chart  Chart Type + Hộp thoại Chart Type xuất hiện, liệt kê rất nhiều dạng đồ thị khác nhau, chúng ta có thể chọn bất cứ dạng đồ thị nào. Chú ý: Mục Chart Options cho phép chỉnh sửa các thông tin liên quan đến đồ thị như: tên đồ thị, cách trình bày các chú thích trong đồ thị, vị trí các số liệu,… Bên cạnh việc tạo đồ thị trực tiếp từ PowerPoint, chúng ta có thể tạo một đồ thị thông qua chương trình trung gian là Excel. 2.2.2 Lập bảng biểu: + Nhấp vào biểu tượng trên thanh công cụ để chèn bảng biểu vào slide. + Sau đó giữ vào kéo con trỏ chuột theo số lượng các cột và hàng có trong bảng biểu muốn tạo. Hình 5.15: Hộp thoại chèn bảng biểu Trang 98 Chú ý: Có thể sử dụng menu Insert  Table…để tạo bảng biểu. khi hộp thoại Insert Table xuất hiện, hãy nhập số cột và hàng cần thiết để tạo bảng biểu. + Khi thực hiện xong thao tác này, chúng ta sẽ thấy ngay bảng biểu với số hàng và cột mong muốn. Định dạng bảng biểu: + Chọn và nhấp phải lên bảng biểu muốn định dạng. + Xuất hiện menu ngữ cảnh, nhấp chọn Borders and Fill. Hình 5.16: Hộp thoại định dạng dữ liệu trong bảng + Cửa sổ Format Table xuất hiện, trong đó có một số chức năng hỗ trợ cho việc bố cục bảng biểu sao cho chuyên nghiệp hơn. Thẻ Borders: Cho phép chọn kiểu đường viền cho bảng biểu, độ dày/mỏng cũng như màu sắc của đường viền. Hình 5.17: Hộp thoại định dạng dữ liệu trong bảng(thẻ Borders) Trang 99 Thẻ Fill: Cho phép tô màu cho từng ô trong bảng biểu, hay những ô có nội dung quan trọng, cần được nhấn mạnh. Hình 5.18: Hộp thoại định dạng dữ liệu trong bảng(thẻ Fill) Thẻ Text Box: Cho phép định vị nội dung của từng ô trong bảng biểu Hình 5.19: Hộp thoại định dạng dữ liệu trong bảng(thẻ Text Box) 2.3.Chèn âm thanh PowerPoint hỗ trợ rất mạnh khả năng chèn nhạc, các đoạn phim vào slide dưới nhiều định dạng khác nhau như: .wav, .mid, .mp3, .wma,…Thao tác chèn thực hiện như sau: + Chọn slide muốn chèn nhạc + Trên thanh menu chọn Insert  Movies and Sound  Sound from File + Khi hộp thoại Insert Sound xuất hiện, yêu cầu chọn bài nhạc, đoạn âm thanh sẽ chèn vào slide. + Sau khi chọn xong, nhấp OK. Biểu tượng xuất hiện trên slide đại diện cho bài nhạc đã chèn. Tùy vào ý tưởng thiết kế slide mà thiết lập thuộc tính bản nhạc cho phù hợp như: nhạc sẽ tự động phát ngay khi trình diễn hay chờ tác động của người dùng, bài nhạc có lặp lại nhiều lần không, có định thuộc tính ẩn cho biểu tượng trong quá trình trình diễn không,…Tất cả sẽ được điều chỉnh ở mục Effect Options có trong hộp thoại Custom Animation. Trang 100 Hình 5.20: Hộp thoại Effect Options 3.THIẾT LẬP HIỆU ỨNG 3.1.Thiết lập hiệu ứng cho các đối tượng Nét đặc sắc ở PowerPoint là có rất nhiều hiệu ứng động dành cho các đối tượng trong từng slide, nhằm tăng thêm tính sinh động của bài thuyết trình và tạo được nguồn cảm hứng nơi người xem. Để tạo hiệu ứng cho các đối tượng, thực hiện theo các bước sau: + Nhấp phải lên đối tượng cần tạo hiệu ứng. + Trong menu ngữ cảnh chọn mục Custom Animation, hộp thoại Custom Animation xuất hiện ở phía bên phải cửa sổ làm việc + Trong PowerPoint, các hiệu ứng được phân thành 4 nhóm, hãy nhấp chuột vào nút More Effects để xem qua các nhóm này: - Entrance: Gồm những hiệu ứng làm xuất hiện đối tượng - Emphasis: Các hiệu ứng nhấn mạnh, làm rõ nét sự hiện diện của đối tượng trong slide - Exit: Một loạt các hiệu ứng làm biến mất đối tượng. - Motion Paths: Các hiệu ứng định hướng chuyển động. Chọn nhóm hiệu ứng và nhấp vào hiệu ứng phù hợp cho đối tượng. Hình 5.21: Hộp thoại Custom Animation Trang 101 Các đối tượng có thiết lập hiệu ứng sẽ được liên tục cập nhật và liệt kê trong danh mục ở hộp thoại Custom Animation. Chúng ta có thể thay đổi trật tự, vị trí của các đối tượng này. Hình 5.22:Hộp thoại Custom Animation( thay đổi thứ tự các đối tượng) Điều chỉnh tốc độ của hiệu ứng: Có 5 mức độ như: rất chậm(very slow), chậm(slow), vừa (medium), nhanh (fast) và rất nhanh (very fast). Thay đổi hiệu ứng: Nhấn nút Change để thay đổi hiệu ứng khác cho đối tượng. Ngoài ra, nếu muốn hiệu chỉnh các tùy chọn khác của hiệu ứng như: phối hợp thời gian, hiệu ứng đặc biệt cho chữ (đối tượng chọn là text),…hãy nhấp chọn vào biểu tượng…..ở góc phải của đối tượng được liệt kê trong danh mục. Sau đó nhấp chọn Effect Options. Tùy vào mỗi loại hiệu ứng sẽ có các tùy chọn khác nhau. Hiệu ứng kết hợp với âm thanh. Để kết hợp hiệu ứng với âm thanh, thực hiện theo các thao tác sau: + Nhấp chọn đối tượng trong danh mục của hộp thoại Custom Animation. + Sau đó nhấp nút Effect Option. + Khi hộp thoại Efffect Options xuất hiện, nhấp chọn tab Effect. + Tại mục Enhancements, nhấp chọn âm thanh phù hợp trong danh sách Sound. Hình 5.23: Hộp thoại Effect Options Trang 102 Chú ý: Nếu muốn kết hợp hiệu ứng với loại âm thanh khá, chọn mục Other Sound rồi chọn âm thanh ưa thích. Lưu ý, các file âm thanh phải có dạng .wav + Nhấp OK để hoàn tất. 3.2. Thiết lập hiệu ứng cho Slide Slide Transition là hiệu ứng đặc biệt giúp trình diễn một cách sinh động, ấn tượng trong việc chuyển tiếp giữa các slide, góp phần làm cho bài thuyết trình thêm hiệu quả.  Các bước thực hiện như sau: + Chọn slide muốn tạo hiệu ứng chuyển tiếp + Từ thanh menu chọn Slide Show  Slide Transition… + Khi hộp thoại Slide Transition xuất hiện, hãy nhấp chọn hiệu ứng rồi thiết lập tốc độ cho phù hợp. + Apply to selected slides: liệt kê các loại hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide + Modify transition: Điều chỉnh tốc độ chuyển tiếp với 3 mức độ: chậm, vừa và nhanh, kèm với hiệu ứng âm thanh. + Advance slide: Slide sẽ được chuyển tiếp bởi cách nhấp chuột hoặc tự động chuyển tiếp sau một khoảng thời gian quy định. Hình 5.24: Hộp thoại Slide Transition 4.IN ẤN 4.1.Thiết lập trang in Trước khi in chúng ta cần thiết lập một số thuộc tính cho trang in như kích thước trang in, hướng trang in v.v… + Từ menu File, chọn Page Setup Trang 103 Hình 5.25 Hộp thoại Page Setup + Chọn kích thước trang in từ danh sách xổ xuống của mục Slides sized for. Các tùy chọn trong danh sách này gồm: On-screen Show, Letter Paper, A4 Paper…nhằm phục vụ cho nhiều mục đích in ấn khác nhau. + Chọn bề rộng trang in ở mục Wight, chọn chiều cao ở mục Hight. + Trong mục Number slides from, chọn con số bắt đầu để đánh số kể từ slide đầu tiên. + Chọn hướng in (Orientaion), chọn Potrait (in thẳng đứng) hoặc chọn Landscape (in nằm ngang). Mặc định hướng trang in là Landscape. + Chọn hướng in cho các ghi chú (notes), handout và dàn bài (outline) là Potrait hoặc Landscape. + Khi đã chọn xong nhấp nút OK để đóng hộp thoại. 4.2.In Slide Từ thanh menu chọn File  Print… Trong hộp thoại Print, chọn in toàn bộ bài trình diễn hay chỉ chọn in một số slide. Ngoài ra, còn cho phép chọn in slide ở chế độ Slide View, Outline View hay Notes Page,… Hình 5.26: Hộp thoại Print Trang 104 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 Câu 1: Trong PowerPoint, để chạy trình diễn một Slide ta nhấn phím nào? A. F2 B. F3 C. F4 D. F5 Câu 2: Để thiết lập một hiệu ứng cho một đối tượng đã chọn trên Slide, từ menu SlideShow, ta chọn: A. Animation Schemes B. Slide Transition C. Custom Animation D. Action Buttons Câu 3: Muốn thiết lập hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide trong PowerPoint, từ menu SlideShow, ta chọn: A. Animation Schemes B. Slide Transition C. Custom Animation D. Action Buttons Câu 4: Để chèn một liên kết đến một tài liệu khác ta nhấn tổ hợp phím nào sau đây để mở hộp thoại Hyperlink: A. Ctrl + H B. Ctrl + K C. Ctrl + L D. Ctrl + G Câu 5: Để tạo ghi chú mô tả chức năng cho từng slide, ta chọn xem ở chế độ nào sau đây: A. Slide View B. Slide Sorter View C. Outline View D. Notes Page Câu 6: Trong cửa sổ Custom Animation, để thêm một hiệu ứng tạo đường đi cho một đối tượng đã chọn, ta chọn nhóm hiệu ứng nào sau đây: A. Entrance B. Exit C. Emphasic D. Motion paths Câu 7: Các file ảnh có phần mở rộng nào sau đây là không thể chèn vào được trong slide: A. .jpg B. .gif C. .psd D. .jpeg Câu 8: Tổ hợp phím nào sau đây có tác dụng để chèn thêm một slide mới trong cửa sổ đang sọan thảo PowerPoint: A. Ctrl + N B. Ctrl + I C. Ctrl + M D. Ctrl + T Trang 105 Chương 6: INTERNET 1. LÀM QUEN VỚI INTERNET 1.1. Các khái niệm chung 1.1.1. Internet Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. 1.1.2.World Wide Web World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh quốc Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland. Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin(documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web. Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo. 1.1.3. E-mail Thư điện tử, hay e-mail là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính. Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc. Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ, nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim, và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML. 1.1.4.FTP FTP (viết tắt từ File Transfer Protocol, giao thức truyền tải file) là một giao thức dùng để tải lên (upload) các file từ một trạm làm việc (workstation) hay máy tính cá nhân tới một FTP server hoặc tải xuống (download) các file từ một máy chủ FTP về một trạm làm việc (hay máy tính cá nhân). Đây là cách thức đơn giản nhất để truyền tải các file giữa các máy tính trên Internet. Khi tiếp đầu ngữ ftp xuất hiện trong một địa chỉ URL, có nghĩa rằng người dùng đang kết nối tới một file server chứ không phải một Web server, và một hình thức truyền tải file nào đó sẽ được tiến hành. Khác với Web server, hầu hết FTP server yêu cầu người dùng phải đăng nhập (log on) vào server đó để thực hiện việc truyền tải file. Trang 106 FTP hiện được dùng phổ biến để upload các trang Web từ nhà thiết kế Web lên một máy chủ host trên Internet, truyền tải các file dữ liệu qua lại giữa các máy tính trên Internet, cũng như để tải các chương trình, các file từ các máy chủ khác về máy tính cá nhân. Dùng giao thức FTP, bạn có thể cập nhật (xóa, đổi tên, di chuyển, copy,...) các file tại một máy chủ. 1.1.5.HTTP HTTP là chữ viết tắt từ HyperText Transfer Protocol (giao thức truyền tải siêu văn bản). Nó là giao thức cơ bản mà World Wide Web sử dụng. HTTP xác định cách các thông điệp (các file văn bản, hình ảnh đồ họa, âm thanh, video, và các file multimedia khác) được định dạng và truyền tải ra sao, và những hành động nào mà các Web server (máy chủ Web) và các trình duyệt Web (browser) phải làm để đáp ứng các lệnh rất đa dạng. Chẳng hạn, khi bạn gõ một địa chỉ Web URL vào trình duyệt Web, một lệnh HTTP sẽ được gửi tới Web server để ra lệnh và hướng dẫn nó tìm đúng trang Web được yêu cầu và kéo về mở trên trình duyệt Web. Nói nôm na hơn, HTTP là giao thức truyền tải các file từ một Web server vào một trình duyệt Web để người dùng có thể xem một trang Web đang hiện diện trên Internet. HTTP là một giao thức ứng dụng chạy ở trên cùng của bộ giao thức TCP/IP (các giao thức nền tảng cho Internet). Người ta gọi HTTP là một giao thức “phi trạng thái” (stateless) bởi vì mỗi lệnh đều được thực thi một cách độc lập, lệnh sau không biết bất cứ điều gì về các lệnh đã đến trước mình. Đây chính là một hạn chế, khiếm khuyết của HTTP. Nó là nguyên nhân chính của tình trạng rất khó thực thi các trang Web có khả năng phản ứng thông minh đối với lệnh mà người dùng nạp vào. Và sự hạn chế này đang được các nhà phát triển khắc phục trong các công nghệ mới như ActiveX, Java, JavaScript và cookies. Vậy thì, có gì khác biệt giữa HTTP và FTP? - Với FTP, toàn bộ các file được truyền tải từ thiết bị này tới thiết bị khác và được copy vào bộ nhớ. Còn HTTP chỉ truyền tải nội dung của một trang Web vào một trình duyệt Web để xem. - FTP là một hệ thống hai chiều (two-way system) khi các file được truyền qua lại, tới lui giữa máy chủ và trạm làm việc. Trong khi HTTP là hệ thống một chiều khi các file chỉ được truyền tải từ máy chủ vào trình duyệt Web trên trạm làm việc. - Khi tiếp đầu ngữ http xuất hiện trên một địa chỉ URL, có nghĩa là người dùng đang kết nối tới một Web server chứ không phải là một file server. Các file được truyền tải (transfer) chứ không được tải về (download), vì thế không được copy vào bộ nhớ của thiết bị nhận. 1.1.6.HTML Có một tiêu chuẩn chính khác cũng điều khiển cách thức World Wide Web làm việc là HTML (HyperText Markup Language, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản), có chức năng quản lý cách thức mà các trang Web được định dạng và hiển thị. 1.2.Phương pháp kết nối Internet Có nhiều cách để truy xuất được internet. Tại việt Nam hiện nay, để truy cập Internet có thể kết nối mạng bằng nhiều phương thức khác nhau. Một số công nghệ hiện đã có mặt tại việt nam, một số công nghệ đang triển khai hay đang được thử nghiệm. + Dial up: là phương thức truy cập Internet thông qua đường dây điện thoại bằng cách quay số tới số của nhà cung cấp dịch vụ Internet (chẳng hạn như 1260). Tốc độ kết nối của dial-up dao động từ 20-56Kbps. Mức 56Kbps chỉ nằm trên lý thuyết bởi thực tế chưa bao giờ có thể đạt được tốc độ này. Dial-up là phương thức kết nối chậm nhất trong số các công nghệ truy cập Internet. + Băng rộng: Truy cập Internet băng rộng là loại hình kết nối Internet tốc độ cao và luôn trong trạng thái kết nối 24/24. Nói về kết nối băng rộng, người ta thường đề cập tới các Trang 107 công nghệ kết nối như DSL và “modem cáp” (cable modem) – có khả năng truyền dữ liệu ở tốc độ 521 Kbps hoặc hơn, xấp xỉ gấp 9 lần so với tốc độ kết nối dial-up truyền thống + Kết nối qua vệ tinh: Dịch vụ Internet vệ tinh thường được sử dụng tại các khu vực mà các phương pháp truy cập Internet bình thường không thể tiếp cận được (vùng sâu, vùng xa, hải đảo… ). Dịch vụ Internet vệ tinh có 3 loại: phát đa hướng “một chiều” (oneway), phản hồi “một chiều” và truy cập vệ tinh “2 chiều”. Với phương pháp truy cập vệ tinh 2 chiều, tốc độ upstream tối đa là 1Mbps, và độ trễ là 1 giây. + Kết nối không dây: Wi-Fi: Wi-Fi là tên viết tắt của cụm từ “Wireless Fidelity” - một tập hợp các chuẩn tương thích với mạng không dây nội bộ (WLAN) dựa trên đặc tả EEE 802.11 (802.11a, 802.11b, 802.11g…). Wi-Fi cho phép các máy tính hoặc PDA (thiết bị cá nhân kỹ thuật số) hỗ trợ kết nối không dây có thể truy cập vào mạng Interner trong phạm vi phủ sóng của điểm truy cập không dây (hay còn gọi là “hotspot”). Tốc độ kết nối của các chuẩn thuộc WiFi rất khác nhau, cụ thể: + 802.11: Dùng cho mạng WLAN, có tốc độ truyền tải dữ liệu từ 1-2Mbps. + 802.11a: Là phần mở rộng của 802.11, áp dụng cho mạng WLAN, có tốc độ kết nối lên tới 54 Mbps. + 802.11b (còn gọi là 802.11 High Rate hoặc Wi-Fi): Cũng là phần mở rộng của 802.11 dành cho mạng WLAN, có tốc độ truyền dữ liệu tối đa ở mức 11 Mbps. + 802.11g: Sử dụng cho mạng WLAN với tốc độ kết nối tối đa trên 20 Mbps. WiMax: WiMAX là công nghệ kết nối không dây băng rộng (đặc tả IEEE 802.16) với phạm vi phủ sóng rộng hơn (tới 50km) so với công nghệ Wi-Fi. WiMax kết nối các điểm “hotspot” của IEEE 802.11(Wi-Fi) tới mạng Internet, và cung cấp khả năng truy cập băng rộng cho đường cáp và đường DSL tới tận vị trí cuối cùng (nhưng vẫn nằm trong phạm vi 50km). WiMax cung cấp khả năng chia sẻ dữ liệu lên tới 70 Mbps, đủ cho 60 doanh nghiệp với đường T1 sử dụng cùng lúc, và hơn 1000 người sử dụng kết nối DSL 1Mbps. 2.WORLD WIDE WEB 2.1. Internet Explorer (IE) Là phần mềm có chức năng truy xuất Website, lấy về và hiển thị trang trên màn hình người sử dụng. Các trình duyệt phổ biến: + Internet Explorer của Microsoft + NetScape Communicator của NetScape + Firefox của Mizizola + Chrome của Google,… Khởi động IE: - Start Programs Internet Explorer - Kích đúp vào Shortcut của biểu tượng IE trên màn hình - Gõ địa chỉ Website bạn muốn truy cập vào thanh địa chỉ: Nếu trong trường hợp nào đó, thanh địa chỉ này biến mất, chúng ta vào View  Toolbar rồi đánh dấu tick vào Address bar. Khi trang web đã xuất hiện trên màn hình, muốn đi tiếp vào nội dung nào, hãy bấm chuột vào các liên kết (nơi con trỏ trở thành hình bàn tay). Trang 108 + Cửa sổ trình duyệt: Hình 6.1 Hộp thoại cửa sổ trình duyệt Web + Thanh công cụ: Back Forward Address bar Print Tìm kiếm Refresh History Go Stop Hình 6.2 Hộp thoại thanh công cụ + Back: trở về trang lúc trước + Forward: tới trang kế sau (đã từng duyệt qua) + Stop: ngừng duyệt trang hiện tại + Home: trở về trang chủ + History: Hiển thị những địa chỉ đã từng duyệt qua trong quá khứ + Print: in trang Web hiện thời Thoát khỏi IE: Từ menu File, chọn Close. 2.2.Các thao tác trên Web Ngoài các thao tác thông dụng và hay sử dụng nhiều nhất có trên thanh công cụ, IE còn có nhiều tùy chọn để chúng ta sử dụng, có rất nhiều tuỳ chọn nhưng trong phần này chỉ trình bày một số thiết lập quan trọng và hay dùng nhất. Để truy xuất các tùy chọn này, từ menu Tool, chọn Internet Options, xuất hiện hộp thoại Internet options. Trang 109 Hình 6.3: Hộp thoại Internet options + Thẻ General tab: Thẻ này chứa các tùy chọn thông dụng như thiết lập trang nhà (home pages), xóa các file tạm do Internet Explore để lại trong quá trình duyệt, xóa cookies hay xóa các địa chỉ Web mà chúng ta đã duyệt qua..v.v… 3.TÌM KIẾM THÔNG TIN 3.1.Tìm kiếm thông tin bằng Google Từ thanh địa chỉ trong IE, gõ vào địa chỉ: http://google.com.vn 3.2.Các cách tìm kiếm thông tin 3.2.1.Tìm kiếm cơ bản Chọn từ khóa phù hợp và có liên quan đến chủ đề nội dung cần tìm, không phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Sử dụng bảng mã Unicode khi tìm kiếm tiếng Việt để cho kết quả nhiều nhất. Dùng dấu đóng mở ngoặc kép (“ ”) để tìm đúng thứ tự Thay đổi từ khóa tìm kiếm nhiều lần để có kết quả sát hơn nếu có thể. 3.2.2.Tìm kiếm nâng cao + Toán tử [site:] Cú pháp: [thông tin cần tìm site:website cần tìm] Cú pháp này dùng để tìm kiếm thông tin trong một website cụ thể nào đó (web site đã biết trước). + Toán tử [filetype:] Cú pháp: [thông tin cần tìm filetype:phần mở rộng của file] Tìm thông tin trong các file (tệp) dữ liệu theo kiểu tệp cụ thể. Trang 110 + Toán tử [related:] Cú pháp: [related:địa chỉ trang web] Cho phép tìm các trang web có nội dung thông tin tương tự 1 trang web nào đó. + Toán tử [define:] Cú pháp: [define:từ cần định nghĩa] Cần thông tin hay định nghĩa về một thuật ngữ hay một từ nào đó. + Toán tử [cache: ] Cú pháp: [cache:địa chỉ URL] Truy vấn “cache:” sẽ cho kết quả là phiên bản của trang Web mà Google đã lưu lại. Nhớ rằng không có khoảng trống giữa “cache:” và URL của trang web. + Toán tử loại trừ: “-” Cú pháp: - từ khóa không muốn xuất hiện Nếu muốn kết quả không chứa từ đặc biệt nào đó trong trang chúng ta đặt dấu trừ trước từ đó. 4.THƯ ĐIỆN TỬ (E-MAIL) 4.1.Lợi ích của thư điện tử + Tốc độ cao: Vì email được chuyển qua đường Internet dưới dạng các tín hiệu điện nên tốc độ di chuyển của E-mail gần như là tức thời. Với các bức thư tín bình thường, chúng ta có thể phải mất một vài ngày để thư có thể tới được địa chỉ cần thiết nhưng với email, sau cú click chuột vào nút gửi thư, người nhận đã có thể đọc được nội dung thư của chúng ta gửi cho họ. + Chi phí rẻ: Với các thư tín bình thường, chúng ta phải tốn một khoản chi phí khá lớn khi gửi các bức thư của mình đi. Còn với E-mail, chúng ta chỉ tốn một khoản phí rất nhỏ để kết nối internet cùng với chi phí cho dịch vụ E-mail. Chúng ta cũng có thể dùng dịch vụ E-mail miễn phí. Khi đó chi phí cho các bức thư hầu như không đáng kể. + Không có khoảng cách: Với E-mail, người nhận cho dù ở xa nửa vòng trái đất hay ngay cùng phòng làm việc với chúng ta, việc gửi và nhận thư cũng đều được thực hiện gần như ngay lập tức. Và chi phí cho các bức thư đó cũng đều rẻ như nhau. 4.2.Cấu trúc chung của một địa chỉ thư điện tử Địa chỉ E-mail (E-mail Address) là 1 định danh trên Internet cho phép người sử dụng Internet nhận biết được chính xác người cần liên hệ, giao dịch, trao đổi thông tin và ra lệnh gửi các thông điệp, tài liệu, hình ảnh (E-mail message) tới định danh này. Địa chỉ E-mail bao giờ cũng bao gồm 2 phần: + Phần tên miền quản lý địa chỉ E-mail này. Ví dụ: yahoo.com ; gmail.com + Phần tên chính của địa chỉ e-mail, để phân biệt với các địa chỉ E-mail khác do cùng 1 tên miền quản lý. Ví dụ: info hay support… + Giữa 2 phần của địa chỉ e-mail liên kết bởi dấu @ + Tên 1 địa chỉ e-mail đầy đủ sẽ là: info@vnnetsoft.com hay surport@vnnetsoft.com 4.3. Các thuật ngữ thông dụng trong một thư điện tử + CC (từ chữ carbon copies) có nghĩa là Gửi kèm: Đây là chỗ chứa thêm địa chỉ gửi kèm, ngoài địa chỉ chính trong phần To bên trên. Các hộp thư nhận sẽ đọc được các địa chỉ người gửi và các địa chỉ gửi kèm này. + BCC (Blind carbon copies): nghĩa là gửi kèm kín: đây là cũng là chỗ ghi các địa chỉ mà lá thư sẽ được gửi kèm tới, nhưng các địa chỉ này sẽ được dấu kín không cho những Trang 111 người trong phần To hay phần CC biết là có sự đính kèm đến các địa chỉ nêu trong phần BCC. + Subject có nghĩa là đề mục: chỗ này thường để tóm tắt ý chính của lá thư hay chỗ ghi ngắn gọn điều quan trọng trong thư. 4.4.Các webmail miễn phí thường dùng 4.4.1.Webmail là gì? Webmail là hệ thống cung cấp các dịch vụ E-mail (nhận mail, gửi mail, lọc mail) thông qua 1 Website nào đó trên mạng Internet. Thông thường, đây là hệ thống cung cấp địa chỉ e-mail miễn phí. Để gửi và nhận e-mail, người sử dụng Internet chỉ có 1 cách duy nhất là dùng trình duyệt Web truy cập vào địa chỉ Website của nhà cung cấp dịch vụ, sử dụng account đã được cung cấp để kiểm tra e- mail và thực hiện các dịch vụ e-mail thông thường. Ví dụ về nhà cung cấp các dịch vụ E-mail dạng Website: http://vol.vnn.vn/ hoặc http://mail.vnnetsoft.com/ 4.4.2.Một số webmail miễn phí Hiện nay có rất nhiều webmail được cung cấp miễn phí cho người sử dụng với nhiều tiện ích và tính năng như độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn. Hiện nay có một số webmail rất được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến như Yahoomail, Gmail, Hotmail, v.v… 4.5.Đăng kí và sử dụng Mail Yahoo, Gmail 4.5.1. Đăng kí mail Yahoo + Đăng ký một địa chỉ trong Yahoo: Để tạo một địa chỉ Yahoo với giao diện tiếng Việt, chúng ta thực hiện theo các bước sau đây. Bước 1: Khởi động trình duyệt web Internet Explore hoặc Firefox, tại thanh địa chỉ Address, ta gõ vào địa chỉ Url như sau: http://vn.mail.yahoo.com, sau đó ấn phím Enter hoặc nhấn vào nút Go bên cạnh. Màn hình giao diện hộp thư của Yahoo xuất hiện như hình bên dưới (Giao diện trang web có thể khác tùy theo từng thời điểm) Bước 2: Sau khi giao diện trang web yahoo mail xuất hiện, để tạo một tài khoản mail yahoo miễn phí ta kích chuột vào nút liên kết đăng kí, một giao diện mới sẽ xuất hiện đó là phần khai báo thông tin một địa chỉ thư mới. Bước 3: Điền đầy đủ các thông do Yahoo mail yêu cầu Bước 4: Sau khi điền đầy đủ thông tin nhấn nút Lập tài khoản Bước 5: Nếu như các thông tin điền vào thõa mãn đúng các yêu cầu của Yahoo thì một trang chúc mừng sẽ xuất hiện. Ngược lại nếu thông tin điền vào chưa thõa mãn các yêu cầu thì người sử dụng phải nhập lại các thông tin bắt buộc do Yahoo chỉ định. Trang 112 Hình 6.4: Hộp thoại giao diện của Yahoo mail 4.5.2.Sử dụng Mail Yahoo Sau khi có được một tài khỏan thư điện tử Yahoo, chúng ta tiến hành thực hiện một số chức năng cơ bản như gởi, nhận thư, v.v… - Nhận thư: Sau khi đăng nhập (sign in) thành công bằng tài khỏan của mình vào yahoo mail lần đầu tiên thì trong hộp thư của chúng ta sẽ có một thư chúc mừng do Yahoo gởi tới. Để đọc thư chúng ta kích vào đường dẫn của bức thư cần đọc, ví dụ nếu muốn đọc thư chúc mừng của Yahoo gởi đến chúng ta kích vào dòng liên kết Chào mừng bạn đến với Yahoo! Hình 6.5: Hộp thoại nhận mail - Soạn thư: Để soạn thư gởi chúng ta kích vào nút Soạn thư, chúng ta sẽ được giao diện soạn thư như hình dưới: Trang 113 Hình 6.6: Hộp thoại soạn thư Tại ô Người nhận chúng ta điền vào địa chỉ E-mail của người nhận thư. Tiêu đề: ghi tiêu đề của thư. - Gởi và nhận các file có đính kèm: Để đính kèm theo tập tin gởi cùng E-mail chúng ta kích vào nút Đính kèm tập tin. Để nhận các file đính kèm của E-mail gởi đến chúng ta kích vào nút lệnh Tải Tập tin. + Thoát khỏi Yahoo thư: Để thoát khỏi Yahoo thư kích vào nút liên kết Đăng xuất + Một số vấn đề thường gặp và lưu ý khi sử dụng thư điện tử - Nhiễm virus: Tránh mở những E_mail lạ và có file đính kèm (attach). Trước khi mở các mail này chúng ta nên thận trọng quét virus trước khi download xuống máy để sử dụng. - Không thực hiện được gửi và nhận thư: trong trường hợp này có thể là do các nguyên như như là: gõ sai địa chỉ, nghẽn mạng, virus… Trang 114 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 Câu 1: Địa chỉ website nào sau đây là không hợp lệ: A. cfi.edu.vn C. www.cfi.edu.vn B. cfi@edu.vn D. cfi.edu Câu 2: Trong các thuật ngữ dưới đây, những thuật ngữ nào Không chỉ dịch vụ Internet? A. WWW (World Wide Web) C. Chat B. Email D. TCP/IP Câu 3: Để đính kèm 1 tập tin trong Gmail, Yahoo gởi kèm theo thư với giao diện tiếng anh, ta sử dụng nút: A. Reply C. Forward B. Compose D. Attachment Câu 4: Để Refresh lại một trang web, ta nhấn phím nào? A. F2 B. F4 C. F5 D. F10 Câu 5: Trong mạng máy tính, thuật ngữ LAN có ý nghĩa là: A. Mạng diện rộng C. Mạng không dây B. Mạng toàn cầu D. Mạng cục bộ Câu 6: Khi duyệt web bằng Internet Explorer, FireFox, để phóng to nội dung trang web chúng ta nhấn tổ hợp phím nào sau đây: A. Ctrl + Z B. C. Ctrl + “+” C. Ctrl + T D. Ctrl + “-” Câu 7: Để soạn thảo một thư mới trong Gmail, Yahoo với giao diện tiếng anh, ta sử dụng nút: A. Reply C. Forward B. Compose D. Attachment Trang 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đoàn Công Hùng (2001), Internet toàn tập – Hướng dẫn thao tác & ứng dụng thực tế, Nhà xuất bản Trẻ. [2]. Hàn Viết Thuận (2004), Giáo trình Tin học đại cương, Nhà xuất bản thống kê. [3]. Nguyễn Đình Tê, Hoàng Đức Hải (2005), Giáo Trình Lý Thuyết Và Thực Hành Tin Học Văn Phòng - Tập 1: Microsoft Windows, XP, Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội. [4]. Nguyễn Thúc Hải (1997), Mạng máy tính và các hệ thống mở, Nhà xuất bản giáo dục. [5]. Ông Văn Thông (2000), Soạn Thảo Văn Bản Với Microsoft Word 2000 - Phần Căn Bản và phần nâng cao, Nhà xuất bản Thống kê. [6]. Ông Văn Thông (2000), Microsoft Excel 2000 phần cơ bản và Phần nâng cao, Nhà xuất bản Thống kê. [7].Trần Quang Vinh(1997), Cấu trúc máy vi tính, Nhà xuất bản giáo dục. [8]. Việt Văn (2007), Tự Học Microsoft Office PowerPoint 2003 Trong 24h, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. [9]. Một số khái niệm tham khảo trong Từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt trên Internet theo địa chỉ, http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Chính. Trang 116 PHẦN ĐỌC THÊM Bài 1: VIRUS MÁY TÍNH – PHÒNG TRÁNH VÀ KHẮC PHỤC Hiện nay, các phần mềm Hệ điều hành (HĐH) như Microsoft (MS) Windows, XP, Vista, Linux Ubuntu, Fedora, RedHat…, các ứng dụng phổ biến như MS Office, Sun OpenOffice, Adobe Photoshop, Autodesk AutoCAD… đều khá hoàn thiện và có cơ chế an toàn khá cao, nên ít xảy ra trục trặc. Nhưng thực tế tỷ lệ máy tính bị trục trặc phần mềm vẫn rất lớn, mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do virus. Đi kèm với sự phát triển của công nghệ máy tính, phần mềm và truyền thông thì càng ngày số lượng người có thể viết và phát triển virus càng nhiều, khả năng lây lan và phát tán càng mạnh, mức độ ảnh hưởng của virus càng lớn, và do đó thiệt hại trực tiếp cũng như gián tiếp do virus gây ra cũng ngày càng mạnh mẽ. Bài này sẽ giúp cho người đọc có một cái nhìn sơ lược về việc phòng chống virus và khắc phục sự lây nhiễm của virus trên máy tính của mình. 1. VIRUS MÁY TÍNH LÀ GÌ? Về bản chất, đối với máy tính thì virus máy tính cũng là một phần mềm như tất cả các phần mềm thông thường khác. Tuy nhiên, đối với người sử dụng thì virus thực sự là một nỗi đau đầu, vì các phần mềm này luôn ở trạng thái không mời mà đến, thực hiện các tác vụ gây ra hậu quả xấu cho người sử dụng như đánh cắp thông tin, phá hoại tài liệu và các phần mềm khác, tiêu tốn năng lực xử lý của máy tính, gây ra các trục trặc liên tục cho PC. Nguyên lý lây nhiễm, phát tán của virus máy tính cũng tương tự như virus trên các cơ thể sống: chúng tìm mọi cách để lây nhiễm từ tài liệu này sang tài liệu khác, từ máy tính này sang máy tính khác, luôn cố gắng tự nhân bản và phát tán chính nó trong mọi trường hợp có thể được, theo những cách thức mà ngay cả các chuyên gia về phòng chống nhiều lúc cũng phải ngạc nhiên. Tuy nhiên, có một đặc điểm khác của virus máy tính với virus thông thường, đó là nó do con người tạo ra. Vì vậy virus máy tính liên tục biến đổi không ngừng, các biến thể mới xuất hiện rất nhanh và chúng luôn tìm cách tiêu diệt các phần mềm chống virus. Vì vậy không có một loại vắc-xin đặc trị nào có thể “uống một lần” mà phòng tránh được mãi mãi, mà muốn chống được thì máy tính phải được cài đặt các phần mềm có cơ chế phòng chống virus hiệu quả nhất và chúng phải được “uống vắc-xin” thường xuyên, có nghĩa là phải liên tục biến đổi, cập nhật theo sự phát triển của virus. 2. CÁC VẤN ĐỀ CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS Do Windows là quá phổ biến trên máy tính PC, nên nếu virus được viết trên môi trường này thì nó có khả năng lây lan cao nhất và sự ảnh hưởng của nó đến số lượng máy tính là cao nhất. Dĩ nhiên, với cùng một công sức bỏ ra, hacker nào cũng muốn sản phẩm của mình được lây lan mạnh nhất và có sức phá hoại cao nhất đối với cộng đồng. Để cố gắng làm hài lòng tối đa người sử dụng, Microsoft phải làm cho Windows trở nên cực kỳ dễ dùng. Do vậy với cấu hình mặc định khi xuất xưởng, Microsoft phải chấp nhận thiết đặt ở mức thấp các tính năng an toàn, bảo mật. Nếu như các tính năng an toàn, bảo mật được thiết lập ở mức cao, khả năng lây nhiễm của virus cũng giảm đi nhưng đồng thời mức độ phức tạp đối với người sử dụng cũng tăng lên. Ví dụ như thay vì một thao tác AutoPlay (tự động chạy), Windows phải hỏi bạn một loạt các câu hỏi đại loại như “phần mềm này muốn chạy, bạn có tin tưởng nó là tử tế hay không? Bạn có muốn thực sự chạy nó hay không?...”. Trong khi trên thực tế có hàng triệu phần mềm được phát triển trên nền Windows, Microsoft không thể lường hết hoặc biết trước những tình huống có thể phát sinh, cũng như người sử dụng không dễ nắm bắt, hiểu và trả lời được những câu hỏi mà hệ thống đưa ra. Trang 117 3. CON ĐƯỜNG LÂY LAN VIRUS, TRIỆU CHỨNG Trên Windows, có những con đường lây lan chủ yếu của virus gồm: + Mở một trang web mà trang web đó có chứa virus nhằm vào lỗ hổng của máy tính. Lưu ý là chỉ cần mở trang web thôi là máy tính đã bị nhiễm, mà ngay cả các trang web có uy tín cũng có thể bị nhiễm virus như thường. + Nhận e-mail có chứa virus + Đưa vào máy tính đĩa CD/DVD hoặc ổ đĩa USB có chứa virus + Mở các tệp, tài liệu được truyền qua mạng hoặc đĩa mềm/đĩa USB có chứa virus. + Máy tính có nối mạng đến các máy tính khác bị nhiễm virus Về mặt nguyên tắc, mục tiêu tối thượng của virus là phá hoại, đánh cắp, nhưng để làm được việc đó thì nó phải có khả năng ẩn mình để lan tỏa. Do vậy ngoài những hành động mà virus chủ tâm làm, nó luôn cố gắng che dấu mọi hành vi để người dùng không thấy có gì bất thường. Do vậy nhiều người sử dụng sống chung với virus một thời gian dài mà không hề biết. Tuy nhiên, do yêu cầu phải gọn, nhỏ, chú tâm vào việc luồn lách, được phát triển một cách không minh bạch bởi một số ít cá nhân hoặc tổ chức nhỏ, nên phần mềm virus thường không hoàn hảo. Khi bị nhiễm, ngoại trừ thời điểm phát tác, virus hay gây ra những trục trặc phần mềm khiến người sử dụng chú ý. Đặc biệt, các virus hiện đại luôn cố gắng tiêu diệt các phần mềm antivirus. Do vậy, nếu phần mềm antivirus trên máy tính của bạn bỗng dưng biến mất hoặc bạn không thể cài đặt chúng (tất nhiên, ở đây chỉ nói đến các phần mềm antivirus nổi tiếng chẳng hạn như Symantec/Norton hay McAfee), thì bạn có thể đoan chắc là máy tính đã bị nhiễm virus. 4. QUY TẮC PHÒNG CHỐNG Mặc dù số lượng virus máy tính ngày nay là khổng lồ, nhưng quy tắc phòng chống lại khá đơn giản: cài đặt một phần mềm chống virus loại tốt và thường xuyên cập nhật nó, đồng thời thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi của Windows. Tất nhiên không có cái gì hữu hiệu 100%, nhưng nếu áp dụng đúng cách hai phương thức trên thì có thể nói là hiệu quả đã gần như trọn vẹn. 4.1.Phần mềm phòng chống virus (Anti-virus) Về mặt nguyên lý, phần mềm chống virus dựa trên hai phương thức chính: nhận dạng vân tay và theo dõi hành vi. + Mỗi một phần mềm đều có một đoạn mã đặc trưng mà chỉ riêng nó có, do đó virus cũng có một đoạn mã riêng của mình, đây có thể gọi là “vân tay” của virus. Các phần mềm chống virus có chứa một cơ sở dữ liệu các vân tay của virus, và thường xuyên so sánh mã vân tay này mỗi khi Windows thực hiện một tác vụ bất kỳ, chẳng hạn mở một tệp (do người dùng chỉ định hoặc do hệ thống tự mở). Nếu phát hiện thấy đoạn mã vân tay của virus, phần mềm Antivirus sẽ tìm cách vô hiệu hóa tác vụ đó và cô lập tệp dữ liệu chứa mã virus, tiêu diệt đoạn mã virus trong tệp đó hoặc “đóng băng”, xóa bỏ tệp bị lây nhiễm nếu không thể tiêu diệt được. Phương thức chống virus này có thể coi là hiệu quả và phổ biến nhất. + Hành vi của virus cũng có những điểm khác với thông thường, đó là thường tìm cách lây nhiễm hay thực hiện các thao tác bất thường. Các phần mềm chống virus cũng dựa vào phương pháp theo dõi các hành vi bất thường để tìm cách phát hiện và tiêu diệt virus. Nhưng phải nói là trong thực tế phương án này có khả năng thành công thấp, vì nó vận dụng nhiều đến trí tuệ nhân tạo mà trí tuệ nhân tạo ở phần mềm máy PC còn thấp do khả năng tính toán của máy PC hạn chế, tốn kém nhiều tài nguyên và phức tạp trong việc phát triển cơ chế của trí tuệ nhân tạo này. + Do phương thức “tìm và diệt” của phần mềm Antivirus chủ yếu dựa theo “vân tay”, do đó cũng giống như thế giới tội phạm trong đời thực, các phần mềm chống virus phải được cập nhật thường xuyên các dấu vân tay (virus definitions) này. Nếu không được cập Trang 118 nhật thường xuyên thì việc cài đặt một phần mềm chống virus loại tốt nhất cũng trở nên vô nghĩa đối với các loại virus mới. + Theo đà phát triển liên tục của virus hiện nay, phần mềm chống virus phải được cập nhật liên tục hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Đối với người dùng PC thông thường thì thời gian cập nhật thường xuyên nên là 1 tuần/lần và chậm nhất là 1 tháng/lần. 4.2.Cập nhật thường xuyên các bản vá lỗi của Windows: Nếu như hành động bất cẩn của bản thân người sử dụng có thể làm máy tính bị lây nhiễm, thì các lỗ hổng an ninh của Windows và các phần mềm ứng dụng sẽ làm máy tính bị lây nhiễm virus một cách tự động mà không cần bất cứ một tác vụ nào của người sử dụng, việc lây lan chủ yếu qua các máy tính có nối mạng. Do các lỗ hổng của Windows thường xuyên được/bị phát hiện, MS liên tục phải phát hành các bản vá lỗi. Để cập nhật các bản vá lỗi này, bạn nên chạy chức năng Windows Update (được liệt kê ngay trong menu Start của Windows) thường xuyên, nên là 1-2 tháng/lần, hoặc vào tùy chọn khi chạy Windows Update và đặt là Tự động (Automatic Download/Install update). 4.3.Phương thức khắc phục, tiêu diệt virus khi đã bị lây nhiễm Virus máy tính cổ xưa như sự xuất hiện của máy tính, nghe nhiều đến mức nhàm chán nhưng việc tiêu diệt virus vẫn là một việc làm không đơn giản nếu bạn không có đủ công cụ cần thiết. Hoặc đôi khi nhiễm phải loại virus chuyên phá hủy dữ liệu thì việc hồi phục dữ liệu là rất khó khăn, thậm chí là không thể. Do các virus ngày nay biết rõ ai đối kháng với nó, nên một khi máy tính đã bị nhiễm virus thì việc cài đặt phần mềm chống virus để diệt gần như là một nhiệm vụ bất khả thi. Bởi vì khi virus đã được cài đặt vào máy tính trước phần mềm Antivirus, nó sẽ chiếm thế thượng phong và luôn tìm cách tiêu diệt phần mềm anti-virus khi bạn cố gắng cài chúng vào để diệt virus. Phương thức tiêu diệt hiệu quả đơn giản nhất như sau: + Sử dụng một máy tính mà bạn biết chắc là sạch virus, cài đặt phần mềm chống virus lên trên đó và cập nhật lên bản “vân tay” virus mới nhất. Phải chắc chắn tính năng tự động quét virus được bật. + Tháo ổ đĩa cứng ở máy bị lây nhiễm và lắp sang máy tính đã cài phần mềm. Bạn phải chắc chắn ổ cứng bị nhiễm phải được đặt ở chế độ Slave, bởi vì nếu bạn đặt ở chế độ chính (Master) thì kết cục là khi bật máy lên, cả hai máy đều bị nhiễm virus ngay lập tức. + Bật máy, khởi động Windows trên máy có ổ cứng sạch và dùng phần mềm chống virus ở máy sạch đó để quét virus trên ổ nhiễm bệnh. + Lắp trở lại ổ cứng đã được quét vào máy tính cũ. Nếu chúng ta cảm thấy quy trình trên quá phức tạp thì hãy nhờ các công ty chuyên nghiệp. Trong trường hợp toàn hệ thống của chúng ta đều nhiễm virus (không có máy tính sạch nào), thì việc xử lý cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, cũng có những phương cách khác như cài đặt lại máy tính, khởi động Windows và phần mềm chống virus từ đĩa CD/DVD sạch để quét… nhưng nói chung là rất khó cho những người sử dụng thông thường. Ngay cả đối với các đơn vị chuyên nghiệp về máy tính, nếu như lỡ để virus lây lan ra toàn hệ thống thì câu chuyện xử lý nó cũng thực sự là một vấn đề nan giải. 5. CÁC PHẦN MỀM PHÒNG CHỐNG VIRUS Ngày nay các phần mềm chống virus cũng có nhiều và nhiều phần mềm được quảng cáo rầm rộ khắp nơi. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi trong gần 20 năm làm việc trong ngành máy tính, thì ngoại trừ việc cái tên Symantec/Norton bị nhắc đi nhắc lại quá nhiều lần đến nhàm chán, đây vẫn là hãng phần mềm số một trong việc xử lý virus. Bản Antivirus tốt nhất là Symantec Antivirus Corporate Edition với những ưu điểm sau: Trang 119 + Số lượng virus quét được rất lớn, lên đến trên dưới tám mươi ngàn các loại virus khác nhau (cần lưu ý là phần mềm BKAV của Việt Nam chỉ diệt được trên một ngàn virus, nghĩa là xác suất diệt thành công là 2%). + Chế độ cập nhật vân tay (Virus Definition) được thực hiện qua Live Update tự động và cho phép bạn cập nhật vĩnh viễn (thậm chí dù bạn có dùng bản phần mềm lậu – tất nhiên chúng tôi không cổ súy cho phần mềm lậu, nhưng nó thể hiện trách nhiệm của Symantec đối với sự an toàn của cộng đồng). + Tốc độ quét rất cao. Bạn nên lưu ý là với mỗi tác vụ bất kỳ nào của Windows, Norton Antivirus cũng kiểm tra nó với cơ sở dữ liệu mẫu hàng trăm ngàn virus, do đó bạn sẽ thấy là Norton Antivirus chạy thực sự nhanh. Đôi khi có những phần mềm chạy nhanh hơn Norton Antivirus, nhưng thực tế là có rất nhiều hành động có thể làm lây lan virus mà nó không kiểm soát được, hoặc CSDL vân tay quá ít nên khả năng tiêu diệt virus bị hạn chế. + Các kỹ sư của hãng cập nhật rất nhanh các virus mới xuất hiện, kể cả trong ngày nghỉ. Có thể bạn nghĩ rằng các virus nội địa (Việt Nam) thì Symantec không biết nên không quét được, nhưng như vậy có lẽ là bạn đã đánh giá hơi thấp Symantec. + Cơ chế quét và xử lý rất an toàn. Khả năng nhận dạng nhầm virus (tức là nhận dạng nhầm dữ liệu tốt thành virus) hoặc khả năng phá hủy mất dữ liệu của bạn sau khi sửa chữa virus (tức là tài liệu bạn đang dùng bị nhiễm virus nhưng vẫn còn đọc được nội dung, sau khi được/bị phần mềm quét virus chạy qua thì virus mất mà dữ liệu cũng mất theo) của phần mềm Symantec là thấp, nếu không nói là cực kỳ thấp. + Phần mềm dành cho máy chủ (server) hoạt động rất tốt, cho phép mỗi khi máy chủ được cập nhật thì toàn bộ các máy trạm trong mạng cũng được cập nhật theo. Ngoài ra hiện nay cũng xuất hiện phần mềm Kaspersky có vẻ tốt, nhưng dường như phần mềm này luôn luôn đòi hỏi bạn mã bản quyền, nếu vì lý do nào đó bạn chưa kịp trả tiền cho việc cập nhật thường xuyên thì hãng này có thể đóng cửa đối với bạn. Khi đó, phần mềm chống virus vẫn được cài đặt, vẫn chạy nhưng đã trở nên vô dụng một phần hoặc toàn bộ. 6. NHỮNG THUẬT NGỮ KHÁC Ngoài virus, ngày nay người ta còn dùng những thuật ngữ khác để chỉ những kẻ không mời mà đến có những cơ chế hoạt động, cách thức lây lan, mục đích phá hoại tương tự như virus, đó là Sâu (Worm), Malware, Spyware, Con ngựa thành Tơ-roa (Trojan Horse) Sâu là một dạng phần mềm có thể sao chép chính nó thông qua mạng. Khác với virus cần một máy tính cụ thể để chạy và mã lệnh của virus được thực thi như là một phần của các mã lệnh máy tính thông thường, Sâu máy tính không cần một máy tính cụ thể để chạy, mặc dù nó cũng có thể ẩn náu dưới các tệp cụ thể của máy tính. Một sâu máy tính nổi tiếng là MyDoom, lây lan qua hệ thống mạng ngang hàng P2P Kazaa, nhiệm vụ chủ yếu là tấn công gây tê liệt dịch vụ (DoS). Bản thân hệ thống bị nhiễm có thể không sao, nhưng nó làm bàn đạp để tấn công các hệ thống khác, làm tê liệt hoạt động của các máy chủ. + Malware là một thuật ngữ chung, chỉ đến bất cứ phần mềm nào được xây dựng nhằm mục đích phá hủy dữ liệu hoặc gây sụp đổ hệ thống máy tính. Có nghĩa là virus cũng là một malware. + Spyware: Là một thuật ngữ chỉ đến các phần mềm chuyên dùng để do thám, đánh cắp thông tin. Spyware thường không phá hoại trực tiếp, mà nó ngấm ngầm tìm cách ăn cắp thông tin của người sử dụng, như Username/Password, thói quen truy cập, danh sách các địa chỉ web ưa thích, danh sách địa chỉ của bạn bè, người thân, đối tác... Spyware cũng thường hay làm cơ chế trung gian để cài đặt các phần mềm không mời mà đến vào máy tính, cố tình hướng khách hàng xem những thông tin mà nó muốn quảng cáo... Spyware cũng có họ hàng gần với Adware, một loại phần mềm chuyên tìm cách đăng quảng cáo. Trang 120 Để diệt Spyware cần có phần mềm Anti-Spyware như Ad-aware. + Con ngựa thành Tơ-roa: lấy nguồn gốc từ con ngựa thành Tơ-roa của thần thoại Hy Lạp, Trojan Horse nhằm chỉ bất cứ phần mềm nào cố gắng mạo danh, lừa đảo để cài đặt vào máy tính của khách hàng nhằm mục đích phá hoại. Nói chung cách thức lừa đảo thì đa dạng, cách thức phá hoại cũng đa dạng, nhưng thường nhằm vào những lúc bất ngờ nhất để phá hoại. Đặc điểm cơ bản của Trojan Horse khác với virus là Trojan Horse không tìm cách tự nhân bản, lây lan chính nó bằng lập trình phần mềm, mà nó tìm cách lây lan bằng cách chào mời người sử dụng bằng những chiêu thức hấp dẫn để chính người dùng tự cài đặt vào máy của mình. Trang 121 Bài 2: OPEN SOURCE: PHẦN MỀM CÓ MÃ NGUỒN MỞ 1. FREE SOFTWARE: phần mềm miễn phí, đôi khi free software được dùng với ý nghĩa bao gồm cả open-source software và free software Phần mềm nguồn mở là những phần mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà chủ yếu là miễn phí về bản quyền: người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép phần mềm nguồn mở (ví dụ General Public Licence – GPL) mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng (tức là phần mềm thương mại).. Nhìn chung, thuật ngữ “Open source” được dùng để lôi cuốn các nhà kinh doanh, một điều thuận lợi chính là sự miễn phí và cho phép người dùng có quyền “sở hữu hệ thống”. Nhà cung cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về các dịch vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn, vv… tức là những dịch vụ thực sự đã thực hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm nguồn mở vì nó là tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp nào. Tiện ích mà Open Source mang lại chính là quyền tự do sử dụng chương trình cho mọi mục đích, quyền tự do để nghiên cứu cấu trúc của chương trình, chỉnh sữa phù hợp với nhu cầu, truy cập vào mã nguồn, quyền tự do phân phối lại các phiên bản cho nhiều người, quyền tự do cải tiến chương trình và phát hành những bản cải tiến vì mục đích công cộng. 2. LỢI ÍCH CỦA PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ Phần mềm có thể được sao chép hoàn toàn miễn phí, bạn hoàn toàn an tâm khi chia sẽ một chương trình tuyệt vời với bạn bè. Các định dạng file không hoàn toàn bị kiểm soát bởi một vài nhà cung cấp. Điều gì sẽ xảy ra khi dữ liệu nằm trong một phần mềm độc quyền? Việc sử dụng một định dạng file bí ẩn sẽ khiến bạn chỉ dùng chương trình của một công ty. Do yêu cầu công việc, bạn muốn sử dụng dữ liệu trên cho một ứng dụng khác nhưng ương trình bản quyền không cho phép ! Còn nếu như nhà cung cấp chấm dứt hổ trợ và ngưng việc nâng cấp sản phẩm, chắc chắn rằng dữ liệu của bạn sẽ phải vứt xó. Với phần mềm bản quyền, chỉ có duy nhất nhà cung cấp có thể giải quyết vấn đề của bạn. Nhưng! với OpenSource bạn có thể gặp hàng tá nhà cung cấp làm vừa lòng mình. Hầu hết các sản phẩm Open Source đều có khả năng bảo mật tuyệt vời, khi một vết nứt được tìm thấy, nó thường được trám nhanh hơn phần mềm có bản quyền. Các hệ thống Open Source, nhất là các hệ thống dựa trên UNIX, thường linh hoạt đến khó tin nổi. Bởi vì chúng được xây dựng từ nhiều khối thống nhất và được miêu tả cặn kẽ, rất dễ để bạn thay thế nhiều phần của hệ thống với phần có giao diện tương tự. Có một cộng đồng hỗ trợ lớn. Không bị phụ thuộc vào một công ty nào. Cơ hội kinh doanh: Open source đã được chấp nhận trong các công ty lớn. Nhiều hợp đồng lớn đã chấp nhận phần mềm Open Source, chẳng hạn như tại IBM, Oracle và Sun. Thậm chí Microsoft đã phải lưu tâm đến Open Source như đối thủ to lớn. Với Open Source, việc phân phối và phát triển là một phương pháp lâu dài để tạo ra phần mềm, người mua được cung cấp cả giải pháp phần mềm lẫn những dòng mã có giấy phép Open Source. Hơn nữa, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ ưa chuộng phần mềm Open Source hơn. Hiện nay đã có một số tổ chức dự định sử dụng Open Source để xây dựng nhân tố cốt lõi của hệ thống-từ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, ứng dụng và Web server… đến các hệ thống quản trị nội dung và nhiều phần mềm kinh doanh thông minh. Mặc dù con đường để free software khẳng định vị trí vẫn còn dài, nhưng đáng chú ý là Open Source đã giành được khoảng 70% thị trường ứng dụng Web, và dường như con số này vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm. Trang 122 Bằng cách này, cả công ty lẫn khách hàng đều có lợi. Về phía khách hàng, họ được dùng phần mềm chất lượng tốt, hỗ trợ khách hàng đầy đủ với giá rẻ. Về phía nhà cung cấp, dựa trên Open Source, tiết kiệm đáng kể các chi phí về phát triển, kiểm lỗi, quản lý dự án. Đồng thời, nhân lực của họ lại nhanh chóng nâng cao trình độ, giảm bớt thời gian làm việc “chân tay” khi tiếp nhận source code có “giá trị” và “chất lượng” từ những Open Source được xây dựng chuyên nghiệp, cấu trúc phần mềm, lập trình,… tốt ngay từ đầu. Trên thị trường phần mềm, có nhiều loại giấy phép. Có thể chia các giấy phép này đại khái như sau + Phần mềm thương mại (Commercial Software) Là phần mềm thuộc bản quyền của tác giả hoặc nhà sản xuất, chỉ được cung cấp ở dạng mã nhị phân, người dùng phải mua và không có quyền phân phối lại. + Phần mềm thử nghiệm giới hạn (Limited Trial Software) Là những phiên bản giới hạn của các phần mềm thương mại được cung cấp miễn phí nhằm mục đích thử nghiệm, giới thiệu sản phẩm và kích thích người dùng quyết định mua. Loại sản phấm này không chỉ giới hạn về tính năng mà còn giới hạn về thời gian dùng thử (thường là 60 ngày). + Phần mềm “chia sẻ” (Shareware) Loại phần mềm này có đủ các tính năng và được phân phối tự do, nhưng có một giấy phép khuyến cáo các cá nhân hoặc tổ chức mua, tùy tình hình cụ thể. Nhiều tiện ích Internet (như “WinZip” dùng các thuận lợi của Shareware như một hệ thống phân phối). + Phần mềm sử dụng phi thương mại (Non-commercial Use) Loại phần mềm này được sử dụng tự do và có thể phân phối lại bởi các tổ chức phi lợi nhuận. Nhưng các tổ chức kinh tế, thí dụ các doanh nghiệp, … muốn dùng phải mua. Netscape Navigator là một thí dụ của loại phần mềm này. + Phần mềm không phải trả phần trăm cho nhà sản xuất (Royalties Free Binaries Software) Phần mềm được cung cấp dưới dạng nhị phân và được dùng tự do. Thí dụ: bản nhị phân của các phần mềm Internet Explorer và NetMeeting. + Thư viện phần mềm không phải trả phần trăm (Royalties Free Software Libraries) Là những phần mềm mà mã nhị phân cũng như mã nguồn được dùng và phân phối tự do, nhưng người dùng không được phép sửa đổi. Thí dụ: các thư viện lớp học, các tệp “header”, vv … + Phần mềm mã nguồn mở kiểu BSD – (Open Source BSD-style) Một nhóm nhỏ khép kín (closed team) đã phát triển các PMNM theo giấy phép phân phối Berkely (BSD – Berkely Software Distribution) cho phép sử dụng và phân phối lại các phần mềm này dưới dạng mã nhị phân và mã nguồn. Tuy người dùng có quyền sửa đổi mã, nhưng về nguyên tắc nhóm phát triển không cho phép người dùng tự do lấy mã nguồn từ kho mã ra sửa (gọi là check-out) và đưa mã đã sửa vào lại kho mã mà không được họ kiểm tra trước (gọi là các “check-in”). + Phần mềm nguồn mở kiểu Apache (Open Source Apache-style) Chấp nhận nguồn mở kiểu BSD nhưng cho phép những người ngoài nhóm phát triển xâm nhập vào lõi của mã nền (core codebase), tức là được phép thực hiện các “check-in”. + Phần mềm nguồn mở kiểu CopyLeft hay kiểu Linux (Open Source CopyLeft, Linux-style) Phần mềm nguồn mở kiểu CopyLeft (trò chơi chữ của Free Software Foundation – FSF – và GNU – Gnu’s Not Unix, để đối nghịch hoàn toàn với CopyRight !) hay còn gọi là giấy phép GPL (General Public Licence) là một bước tiến quan trọng theo hướng tự do hóa Trang 123 của các giấy phép phần mềm. Giấy phép GPL yêu cầu không những mã nguồn gốc phải được phân phối theo các qui định của GPL mà mọi sản phẩm dẫn xuất cũng phải tuân thủ GPL. GPL cho người dùng tối đa quyền hạn và tự do đối với các phần mềm nguồn mở theo GPL, cụ thể người dùng có quyền không những sao chép, sửa đổi, mua bán các phần mềm nguồn mở dưới CopyLeft mà còn được quyền tự do như vậy đối với các phần mềm dẫn xuất. Tóm lại nếu phần mềm nguồn mở gốc đã theo CopyLeft thì mọi phần mềm nguồn mở dẫn xuất của nó cũng đương nhiên theo CopyLeft. Trang 124 [...]... Ví dụ: Tinhoc.Doc Trong Windows, phần mở rộng của tập tin được chia ra thành từng nhóm, chứa các thông tin đặc trưng cho loại file đó, cụ thể như sau: Bảng 2.1: Các kiểu tập tin thông dụng Phần mở rộng Áp dụng cho EXE, COM Tập tin thực thi ZIP Tập tin nén INI, SYS, DAT Tập tin cấu hình TXT Tập tin văn bản DOC, DOCX Tập tin được tạo từ chương trình MS Word XLS, XLSX Tập tin được tạo từ chương trình MS... chương trình, tiến trình, đặc biệt là các tiến trình đồng thời hoạt động trên hệ thống Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ điều hành Trong quá trình hoạt động của hệ thống, đặc biệt là các hệ thống đa người dùng, đa chương trình, đa tiến trình, còn xuất hiện một hiện tượng khác, đó là nhiều chương trình, tiến trình đồng thời sử dụng một không gian nhớ hay một tập tin (dữ liệu, chương trình) ... vệ tập tin trách việc ghi/ đọc bất hợp lệ trên tập tin Tóm lại: Như vậy bộ phận quản lý tập tin của hệ điều hành thực hiện những nhiệm vụ sau: • Tạo/ xoá một tập tin/ thư mục • Bảo vệ tập tin khi có hiện tượng truy xuất đồng thời • Cung cấp các thao tác xử lý và bảo vệ tập tin/ thư mục • Tạo mối quan hệ giữa tập tin và bộ nhớ phụ chứa tập tin • Tạo cơ chế truy xuất tập tin thông qua tên tập tin 1.2.5.Bảo... tài nguyên mà hệ điều hành dùng để cấp phát cho các tiến trình, chương trình trong quá trình điều khiển sự hoạt động của hệ thống Khi người sử dụng cần thực hiện một chương trình hay khi một chương trình cần nạp thêm một tiến trình mới vào bộ nhớ thì hệ điều hành phải cấp phát không gian nhớ cho chương trình, tiến trình đó để chương trình, tiến trình đó nạp được vào bộ nhớ và hoạt động được Trong môi... Người sử dụng vẫn có thể làm việc trên tập tin này như bình thường Read-only: chỉ đọc Khi một tập tin có thuộc tính này thì các chương trình xử lý tập tin theo mặc định sẽ không cho phép xóa, di chuyển tập tin hoặc thay đổi nội dung tập tin Còn các thao tác khác như đổi tên tập tin, đọc nội dung tập tin vẫn được cho phép System: thuộc về hệ thống Một tập tin có thuộc tính này sẽ chịu các hạn chế bao... đa nhiệm có thể có nhiều tiến trình hoạt động đồng thời, thì mỗi tiến trình phải được bảo vệ để không bị tác động, có chủ ý hay không chủ ý, của các tiến trình khác Trong trường hợp này hệ điều hành cần phải có các cơ chế để luôn đảm bảo rằng các File, Memory, CPU và các tài nguyên khác mà hệ điều hành đã cấp cho một chương trình, tiến trình thì chỉ có chương trình tiến trình đó được quyền tác động... thống tập tin mà các thuộc tính này có thể khác nhau Thí dụ các thuộc tính trên hệ thống tập tin FAT bao gồm: Archive: lưu trữ Trên các hệ điều hành DOS thì thuộc tính này được định khi mỗi khi tập tin bị thay đổi, và bị xóa khi thực hiện lệnh backup để sao lưu dữ liệu Hidden: ẩn Khi một tập tin có thuộc tính này thì các chương trình liệt kê các tập tin theo mặc định sẽ bỏ qua, không liệt kê tập tin này... tập tin có một tên riêng Hệ điều hành phải thiết lập mối quan hệ tương ứng giữa tên tập tin và thiết bị lưu trữ chứa tập tin Theo đó khi cần truy xuất đến thông tin đang lưu trữ trên bất kỳ thiết bị lưu trữ nào người sử dụng chỉ cần truy xuất đến tập tin tương ứng thông qua tên của nó, tất cả mọi việc còn lại đều do hệ điều hành thực hiện Trong hệ thống có nhiều tiến trình đồng thời truy xuất tập tin. .. điều hành mà có thể có các qui ước về tên tập tin Độ dài của tên tập tin tùy thuộc vào hệ thống tập tin Tùy thuộc vào hệ thống tập tin và hệ điều hành mà sẽ có một số ký tự không được dùng cho tên tập tin Thí dụ: Trên hệ điều hành Microsoft Windows, không được dùng các ký tự sau trong tên tập tin: \ / : * ? " < > | Trong hệ điều hành WindowsXP tên của tập tin thường bao gồm hai phần: phần tên và phần... trình dùng để soạn thảo văn bản và tính toán trên máy tính C Tất cả các chương trình chạy trong môi trường Windows D Tất cả các chương trình hỗ trợ người sử dụng thực hiện công việc trên máy tính Câu 9: Virus máy tính là? A Một trong các chương trình ứng dụng gây tác dụng xấu cho người sử dụng máy tính B Một tập tin văn bản có chức năng lấy cắp mật khẩu hoặc phá hoại thông tin bí mật C Một chương trình ...Chương 1: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ 1.1 .Tin học (Informatics) Tin học ngành khoa học công nghệ nghiên cứu phương pháp lưu trữ xử lý thông tin tự động công cụ chủ... Tập tin thực thi ZIP Tập tin nén INI, SYS, DAT Tập tin cấu hình TXT Tập tin văn DOC, DOCX Tập tin tạo từ chương trình MS Word XLS, XLSX Tập tin tạo từ chương trình MS Excel PPT, PPS Tập tin tạo... 1.1 Mô hình tổng quát trình xử lý thông tin 2.2 Biễu diễn thông tin máy tính 2.2.1 Mã hóa thông tin * Định nghĩa mã hóa thông tin Mã hóa thông tin trình biến đổi thông tin từ dạng biểu diễn thông

Ngày đăng: 02/10/2015, 13:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w