... trng kinh kinh t cho ph n ó b giỏn on s nghip t bn vng quc gia cng nh h tr ti l mt b lut thit thc, nht l i vi chớnh v nhn thc ca ph n thụng qua nhng ph n lm vic doanh vic khuyn khớch hot ng kinh. .. sỏch tuyn dng nhõn s sut i * * * N gii ngy ang úng vai trũ ht sc quan trng cho nn kinh t Vic s dng lao ng n l nhu cu ni ti ca vic tng trng kinh t, cú nhng lnh vc cụng vic ph n cú th lm tt hn,... nú ó bỏm r quỏ lõu tõm thc ngi Hn Lc lng lao ng n luụn cn thit cho nn kinh t, quan trng hn c l h c t ỳng vo cụng vic phự hp Vai trũ ca B Bỡnh ng gii v Gia ỡnh i vi xó hi Hn Quc B Bỡnh ng gii v
Nghiªn cøu khoa häc Vai trß cña n÷ giíi trong nÒn kinh tÕ hµn quèc hiÖn nay Lª thÞ viÖt hµ* Tóm tắt: Từ trước đến nay, Nho giáo vẫn đóng một vai trò chi phối quan trọng trong đời sống xã hội Hàn Quốc, từ chính trị, văn hóa đến kinh tế, giáo dục. Nhất là trong lĩnh vực kinh tế - một lĩnh vực then chốt của đời sống, khi tỷ lệ nữ lao động chiếm quá ít trong doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự lãng phí nguồn nhân lực đáng kể, bên cạnh đó còn là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng phát triển kinh tế và bất bình đẳng giới. Kể từ khi bà Park Geun Hye lên nắm quyền, các chính sách ưu tiên cho phụ nữ đã được tăng cường, tạo điều kiện cho phụ nữ được làm việc, kiếm sống, cống hiến cho xã hội và được nói lên tiếng nói của mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng thì vai trò của phụ nữ càng không thể thiếu trong phát triển bền vững. Từ khóa: Nho giáo Hàn Quốc, Bình đẳng giới, Lao động nữ, Hàn Quốc 1. Lao động nữ trong xã hội Hàn Quốc 1.1. Tác động của Nho giáo đến sự tham gia của lực lượng lao động nữ * Nho giáo là một trong những tư tưởng truyền thống du nhập từ bên ngoài vào Bán đảo Hàn, bám rễ sâu trong cấu trúc chính trị, đạo đức xã hội của dân tộc Hàn và trở thành yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến suy nghĩ, hành động của các cá nhân cũng như ảnh hưởng đến triết lý kinh doanh và hành động kinh doanh của người Hàn Quốc. Cho đến nay người ta vẫn gọi Hàn Quốc là “đất nước của lễ nghi phương Đông”, ảnh hưởng của Nho giáo còn mạnh hơn ở Trung Quốc. Những giá trị và chuẩn mực của nó dường như còn tiếp tục ảnh hưởng và dẫn dắt người Hàn qua nhiều thế kỷ bất chấp sự du nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây vào Hàn Quốc trong thời kỳ hiện đại. Một trong những đặc trưng của văn hóa Nho giáo là tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, * NCS Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 vai trò của phụ nữ Hàn Quốc truyền thống là “tề gia nội trợ”, họ hầu như không có tiếng nói trong gia đình và ngoài xã hội. Nho giáo, một mặt tôn vinh tính cách mềm mại, đức tính chịu thương chịu khó, biết chăm chút nâng niu của người phụ nữ nhưng mặt khác, nó lại bó buộc người phụ nữ trong phạm vi gia đình nhỏ hẹp, khiến họ không thể cống hiến sức sáng tạo và khả năng lao động của mình cho xã hội. Đây là một mặt khá tiêu cực mà di sản Nho giáo để lại trong đời sống hiện đại ngày nay. 1.2. Thực trạng lao động nữ trong xã hội hiện đại Sau năm 1953, Bán đảo Korea bị chia cắt từ vĩ tuyến 38, Hàn Quốc bắt đầu công cuộc tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh. Trong những thập kỷ đầu của giai đoạn phát triển kinh tế, lực lượng nữ lao động trong các công ty chiếm số lượng không đáng kể. Từ sau khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997, bất chấp những ảnh hưởng nặng nề, Hàn Quốc nhanh chóng vươn lên trở thành một trong bốn “con rồng Châu Á”, tạo nên “kỳ 35 Nghiªn cøu khoa häc tích sông Hàn” khiến cả thế giới nể phục. Cũng từ đây, lực lượng nữ trong các công ty Hàn Quốc bắt đầu tăng lên. Tuy nhiên, chính sách đãi ngộ cho nữ lao động vẫn chưa được quan tâm triệt để, thậm chí, phụ nữ có thai hoặc bắt đầu kết hôn thường bị cho nghỉ việc luôn, sau thời gian chăm sóc con mọn, họ rất khó có thể quay trở lại công ty làm việc. Nguyên nhân chính là do các vấn đề gia đình làm phụ nữ giảm năng suất lao động trong guồng quay khốc liệt của công ty. Nhiều gia đình đã tính toán rằng, khi lương của người chồng có thể nuôi cả nhà và chi phí thuê người giúp việc quá đắt đỏ thì kinh tế nhất vẫn là mô hình đàn ông đi làm, đàn bà ở nhà làm nội trợ, chăm sóc con cái. Mặt trái của câu chuyện này là sự giao tiếp xã hội, trau dồi tri thức của người phụ nữ bị giảm đi trầm trọng. Tất cả kiến thức họ miệt mài học tập trong suốt những năm đại học, thậm chí cao hơn nữa dường như chỉ để dạy con, không thể dùng nó làm phương tiện kiếm tiền hay tạo nên vị trí tiến thân. Ngược lại, những người phụ nữ muốn cống hiến hay muốn có địa vị trong xã hội thì phải trả một cái giá rất đắt là mãi mãi làm phụ nữ độc thân. Mặc dù từ năm 1977, số lượng phụ nữ kết hôn đi làm tăng xấp xỉ 12,6% mỗi năm nhưng đến năm 1983, chỉ có 37,9% phụ nữ làm việc ở khu vực thành thị và 51,8% làm việc ở khu vực nông thôn. Trái ngược với hình ảnh của những phụ nữ trẻ chưa kết hôn ở thành phố làm việc tại các văn phòng hoặc những khu vực dịch vụ khác, thì tại hòn đảo Cheju – một thiên đường tình yêu lãng mạn, các “hải nữ”1 lại đóng vai trò trụ cột gia đình. Đây là vết tích duy nhất trên Bán đảo Hàn về chế độ mẫu hệ. Người ta cho rằng, chính cơ thể người phụ nữ với khả năng giữ ấm tốt hơn đàn ông nên rất thích hợp với công việc này. Trên hòn đảo Cheju, phụ nữ là người đi kiếm tiền, là lực lượng lao động chính của gia đình và cả cộng đồng, đàn ông là người chăm sóc con cái và quản lý công việc gia đình. Các “hải nữ” được mẹ luyện cho từ nhỏ, đến năm 16 tuổi có thể hoạt động độc lập. Công việc hàng ngày của họ là tìm kiếm bào ngư, hải sâm, ốc xà cừ, bạch tuộc... mà không cần đến bất cứ dụng cụ thở nào, chỉ có chân vịt, kính lặn, họ miệt mài làm việc bất chấp mùa đông khắc nghiệt và sự nguy hiểm rình rập ngoài biển khơi. Đến năm 2014, còn khoảng 4.500 “hải nữ”, hầu hết họ đều trên 60 tuổi nhưng vẫn làm việc rất tích cực 2 . Trong tương lai không xa, biểu tượng về sức mạnh của người phụ nữ Hàn Quốc này có thể sẽ biến mất vĩnh viễn vì giờ đây, con cái họ không muốn làm cái nghề vất vả này nữa, đa phần họ làm việc trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ trên đảo. Hình ảnh của các “hải nữ” trong tương lai chắc sẽ được gặp lại trong Bảo tàng Hải nữ đã và đang sừng sững trên đảo như một minh chứng về sự lao động vất vả của nữ giới, trái ngược hoàn toàn với một xã hội gia trưởng như Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện đang đề nghị UNESCO xét công nhận “hải nữ” là Di sản văn hóa phi vật thể. Có thể nói rằng, Nho giáo đã và đang làm hạn chế sự phát triển của phụ nữ Hàn Quốc. Kinh tế càng phát triển thì vòng cương tỏa của Nho giáo càng có phần thu nhỏ nhưng không có nghĩa có thể loại bỏ nó hoàn toàn 2 1 해녀 là những phụ nữ lặn biển. 36 Choe Sang Hun,“Hardly Divers in Korea Strait, „Sea Women‟ Are Dwindling”,New York Times, (29/3/2014). Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Nghiªn cøu khoa häc ra khỏi đời sống vì nó đã bám rễ quá lâu trong tâm thức người Hàn. Lực lượng lao động nữ vẫn luôn cần thiết cho nền kinh tế, quan trọng hơn cả là khi họ được đặt đúng vào công việc phù hợp. 2. Vai trò của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình đối với xã hội Hàn Quốc Bộ Bình đẳng giới và Gia đình (MOGEF – Ministry of Gender Equality & Family) được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2005, chuyên giải quyết những chính sách về phụ nữ, gia đình và trẻ vị thành niên, tiền thân là Bộ Bình đẳng giới, thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2001. Thống kê của MOGEF năm 2010, có đến 67,4% nữ giới (tương đương với 7 triệu người) nghỉ việc giữa chừng do phải chăm sóc con cái và làm việc nhà, số còn lại, nghỉ việc do điều kiện lao động nghèo nàn. Thực trạng chung của các công ty Hàn Quốc hiện nay có những biểu hiện sau:một là, chưa dung hòa được giữa nhu cầu của nhà tuyển dụng với khả năng làm việc của phụ nữ; hai là, tạo ra quá ít công việc trong lĩnh vực dịch vụ xã hội cho phụ nữ; ba là, thích thuê lao động nữ tạm thời hơn là lao động dài hạn. Để giải quyết vấn đề này của phụ nữ, MOGEF đã có những đề xuất tích cực với chính phủ và có nhiều chương trình phối hợp với các Bộ, ngành khác. Cụ thể là: Thực trạng Giải pháp Các Bộ phối hợp* Gánh nặng nuôi cái và Hỗ trợ chăm sóc trẻ em và mở MOHW, MOGEF, làm việc nhà các lớp sau khi tan học MOE Khó tìm được công Chú trọng đào tạo nghề và phát MOGEF, MOEL việc chất lượng cho triển sự nghiệp cho nữ sinh tốt phụ nữ trẻ nghiệp đại học Khó quay trở lại sau Thiết lập và tăng cường hệ MOGEF, MOEL khi nghỉ việc giữa thống hỗ trợ lao động sau khi chừng nghỉ việc Điều kiện nghèo nàn và Quản lý nhân sự bình đẳng giới MOEL, MOGEF môi trường lao động Hỗ trợ hài hòa công việc và gia MOHW, MOEL, cho phụ nữ đình MOGEF Tạo điều kiện môi trường làm MOGEF, MOEL việc thân thiện với nữ giới *MOGEF: Bộ Bình đẳng giới và Gia đình; MOHW: Bộ Y tế và Phúc lợi; MOE: Bộ Giáo dục; MOEL: Bộ Lao động và Việc làm. Nguồn: Mogef.go.kr Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 37 Nghiªn cøu khoa häc Tích cực hơn cả là việc vận động chính Như vậy, vai trò tích cực nhất của phủ ban hành Luật Khuyến khích hoạt động MOGEF đối với các nữ lao động là bảo vệ kinh tế cho phụ nữ đã bị gián đoạn sự quyền lợi, cung cấp việc làm, đào tạo và hỗ 3 nghiệp (5/6/2008). Mục đích của Luật này trợ pháp lý. Luật Khuyến khích hoạt động là “nhằm góp phần vào sự tăng trưởng kinh kinh tế cho phụ nữ đã bị gián đoạn sự nghiệp tế bền vững quốc gia cũng như hỗ trợ tài là một bộ luật thiết thực, nhất là đối với chính và nhận thức của phụ nữ thông qua những phụ nữ làm việc trong khối doanh việc khuyến khích hoạt động kinh tế” (Điều nghiệp. 1). Đối tượng áp dụng là “những phụ nữ đã 3. Lực lượng nữ lao động gia tăng – yếu bị gián đoạn sự nghiệp do mang thai, sinh đẻ, tố tích cực của nền kinh tế chăm sóc con cái, chăm sóc người thân trong gia đình hoặc những trường hợp tương tự, 3.1. Những bóng hồng tên tuổi trên chính trường và thương trường hoặc những người đã từng tham gia hoạt Sự kiện bà Park Geun Hye lên nhậm chức động kinh tế và hiện tại mong muốn có được tổng thống (25/2/2013) đã đánh dấu một việc làm” (Điều 2). Nội dung Luật giới hạn bước tiến dài trong quá trình bình đẳng giới các vấn đề về phụ nữ bị gián đoạn sự nghiệp; ở một quốc gia Nho giáo như Hàn Quốc. sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức có liên Năm 2012, tỷ lệ nữ trong quốc hội Hàn quan trong việc thiết lập, tăng cường hành Quốc là 16%, phụ nữ đã dần lấy lại vị thế động (Điều 4, 6). Luật cũng quy định các trong mọi lĩnh vực đời sống, họ có thể là bộ chủ doanh nghiệp phải nỗ lực tạo môi trường trưởng, tướng lãnh, phi công, thẩm phán Tòa làm việc, khảo sát tình hình thực tế liên quan án tối cao, thậm chí là phi hành gia5. đến hoạt động kinh tế của những phụ nữ Năm vừa qua, trong khối doanh nghiệp có này; tuyển chọn, hỗ trợ nghề nghiệp, hỗ trợ thể kể đến một vài tên tuổi nữ tỷ phú quyền các lao động thực tập; quy định chống gián lực Hàn Quốc được Forbes vinh danh và xếp đoạn sự nghiệp (Điều 3, 7, 8, 11, 12). Chức hạng. Đây là minh chứng cụ thể nhất khẳng năng hỗ trợ hành chính của các trung tâm định các nữ CEO Hàn Quốc không chỉ làm giúp đỡ những phụ nữ này cũng được quy giàu cho bản thân, gia đình mà còn làm rạng 4 danh dân tộc trên trường quốc tế. Tên tuổi định rõ ràng (Điều 14) . của họ giờ đây không chỉ bó hẹp trong phạm 3 Act On Promotion Of Economic Activities Of Career – Interrupted Women (경력단절여성등의 경제활동 촉진법). 4 Nguồn: Moleg.go.kr. 38 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 vi Bán đảo Hàn mà còn mở rộng ra thế giới: 5 Lee B. J,“Samsung‟s Female Executives Shatter South Korea‟s Glass Ceiling”,Newsweek, 29/7/2012. Nghiªn cøu khoa häc Bảng: Các nữ tủ phú Hàn Quốc được Forbes vinh danh STT 1 Xếp hạng 1132 2 Tên Giá trị sở hữu (tỷ đô la) Lĩnh vực kinh doanh Lee Myung Hee 1,6 Bán lẻ 1171 Lee Boo Jin 1,5 Dịch vụ máy tính, du lịch 3 1205 Lee Hwa Kyung 1,5 Thực phẩm 4 1209 Hong Ra Hee 1,5 Dịch vụ máy tính, du lịch 5 1303 Lee Seo Hyung 1,4 Dịch vụ máy tính, du lịch Nguồn: http://www.forbes.com/billionaires/list/#tab:women_country:South%20Korea 3.2. Tỷ lệ nữ giới đang gia tăng trong các doanh nghiệp Sau khi lên cầm quyền, chính phủ của bà Park Geun Hye đã có nhiều động thái tích cực hơn trong các chính sách ưu tiên với phụ nữ. Cụ thể là số lao động nữ gia tăng, các chính sách phúc lợi, chính sách ưu tiên cho phụ nữ được ban hành nhiều hơn. Theo thống kê mới nhất của Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc công bố ngày 2/7/2014, “tỷ lệ tuyển dụng lao động nữ tại Hàn Quốc trong tháng 6 là 50,2%, cao hơn 0,5% so với cùng kỳ năm 2013, và hơn 0,3% so với tháng 5. Đây là lần đầu tiên vượt mức 50%, cao nhất kể từ sau năm 1999 khi chính phủ sửa đổi tiêu chuẩn thống kê. Lần gần đây nhất tỷ lệ tuyển dụng đối với lao động nữ vượt 50% là vào tháng 6 năm 2007.Trong tháng 6 vừa qua, số lao động nữ được tuyển dụng đã tăng lên, chủ yếu là những người ở độ tuổi cuối 20 và đầu 50. Đặc biệt, tỷ lệ tuyển dụng lao động nữ từ 25 đến 29 tuổi đã tăng vọt và đạt 70,1%, mức cao nhất từ sau năm 1999” (trích dẫn lại từ KBS World). Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Việc từ chối các lao động nữ, đặc biệt là những người có trình độ cao trong các doanh nghiệp là một sự lãng phí lớn trong khi chính phủ đã phải bỏ ra một khoản ngân sách không nhỏ để đào tạo họ. Điều này sẽ làm cho khả năng phát triển kinh tế của Hàn Quốc bị suy yếu đáng kể. Thống kê của OECD 6 năm 2011 chỉ ra rằng, trong thành phần lao động nữ Hàn Quốc tham gia vào hoạt động kinh tế có 62,4% tốt nghiệp từ các trường đại học. Tuy thấp hơn tỷ lệ trung bình toàn khối OECD 20,2% nhưng con số này vẫn tương đối cao hơn so với một số nước Châu Á khác. Theo phân tích của tạp chí uy tín The Economist, Hàn Quốc là quốc gia mà phụ nữ có ít cơ hội được đối xử bình đẳng trong công việc nhất trong khối OECD, cũng là quốc gia có ít phụ nữ được nắm giữ chức vụ cao trong tổ chức. Phân tích của các chuyên gia dựa trên số liệu của OECD và ILO khảo sát trên phạm vi 26 quốc gia, theo 5 tiêu chí: 6 Organization For Economic Co-operation And Development - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 39 Nghiªn cøu khoa häc số lượng nam nữ có trình độ đại học; tỷ lệ tham gia của thành phần lao động nữ; khoảng cách mức lương của nam và nữ; tỷ lệ nữ nhân sự cấp cao; chi phí chăm sóc con cái so với mức lương trung bình. Trong khối doanh nghiệp, nói về những thay đổi trong chính sách ưu tiên nữ giới, phải kể đến tập đoàn khổng lồ Samsung. Đầu năm 2012, tập đoàn này đã đề bạt ba nhân viên nữ vào vị trí giám đốc điều hành (lúc này đã có 56.000 nhân viên nữ làm việc cho Samsung). Chủ tịch Lee Kun Hee là một người nổi tiếng đi đầu phong trào bình đẳng nữ quyền trong doanh nghiệp và có nhiều cải cách đáng kể về nhân sự nữ. “Ông yêu cầu phải có ít nhất 20% nhân viên mới là nữ và xây dựng một số trung tâm chăm sóc ban ngày cho các bà mẹ trong thời gian làm việc. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 19971998 diễn ra, phụ nữ là đối tượng đầu tiên bị sa thải và cuối cùng được thuê lại tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, Samsung vẫn tiếp tục tuyển dụng phụ nữ và đầu tư cho họ... Mục tiêu tiếp theo của Samsung là tăng tỉ lệ nữ giám đốc điều hành từ 2% ở thời điểm hiện tại lên10% vào năm 2020”7. Như vậy, cách làm của Samsung đã tạo điều kiện cho nhân viên nữ yên tâm làm việc, trong khi con cái họ vẫn được chăm sóc chu đáo. Do đó mới tận dụng được nguồn lực đáng kể này, đồng thời làm cho nhân viên nữ thêm gắn kết và trung thành với công ty. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chỉ có các doanh nghiệp lớn mới có đủ quỹ phúc lợi xây dựng được điều kiện môi trường làm việc lý tưởng như vậy. Các 7 Lee B. J,“Samsung‟s Female Executives Shatter South Korea‟s Glass Ceiling”,Newsweek, 29/7/2012. 40 doanh nghiệp nhỏ không thể có khả năng thực hiện được nên phần lớn các doanh nghiệp này thường thuê lao động nữ tạm thời hoặc ngắn hạn hơn là chính sách tuyển dụng nhân sự suốt đời. * * * Nữ giới ngày nay đang đóng vai trò hết sức quan trọng cho nền kinh tế. Việc sử dụng lao động nữ là nhu cầu nội tại của việc tăng trưởng kinh tế, có những lĩnh vực công việc phụ nữ có thể làm tốt hơn, năng suất cao hơn nam giới như: may mặc, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến thủy hải sản... Họ không chỉ giỏi lao động trong doanh nghiệp mà bản thân họ còn tạo ra được nhiều việc làm cho những người khác trong xã hội. Tỷ lệ nữ lao động gia tăng ở Hàn Quốc không chứng minh cho một nền kinh tế phát triển hơn nhưng nó đủ để chứng minh sự thay đổi nhận thức về bình đẳng giới; thay đổi cái nhìn về tiềm năng lao động của phụ nữ và thay đổi chính sách việc làm của chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp. Nếu loại bỏ nguồn nhân lực này, Hàn Quốc sẽ mất đi một nguồn lực chất xám vô cùng lớn mà chính phủ đã phải bỏ ra một lượng ngân quỹ không nhỏ để đào tạo. Dẫu biết rằng, tư tưởng Nho giáo vẫn còn đó như một bức thành đồng, cản trở sự phát triển nữ quyền nhưng xu thế hội nhập đã, đang diễn ra nhanh chóng như vũ bão thì các quốc gia năng động như Hàn Quốc không thể đứng ngoài xu thế. Cùng với chính phủ, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp sẽ là những Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 Nghiªn cøu khoa häc nhân tố trực tiếp thay đổi suy nghĩ tích cực hơn về vị trí của người phụ nữ hiện đại ngày nay của Hàn Quốc. Bất kỳ học thuyết chính trị xã hội nào cũng có những mặt tích cực và hạn chế trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Nho giáo bên cạnh việc tạo nên sự ổn định xã hội, coi trọng việc học hành thì cũng bộc lộ một số hạn chế, đặc biệt là việc hạ thấp vị thế của người phụ nữ trong xã hội và gia đình. Điều này sẽ được điều chỉnh trong tư duy và hành động của thế hệ lãnh đạo và doanh nghiệp hiện nay. 5. 박영순 (2002), 한국문화론,한국문화사, (Park Yeong Soon Luận văn hóa Hàn Quốc, Nxb Văn hóa Hàn Quốc, Seoul, Hàn Quốc.) Tài liệu tiếng Anh 6. Choe Sang Hun, “Hardly Divers in Korea Strait, „Sea Women‟ Are Dwindling”, New York Times, http://www.nytimes.com/2014/03/30/wo rld/asia/hardy-divers-in-korea-strait-seawomen-are-dwindling.html?_r=0,29/3/2014. 7. Lee B. J,“Samsung‟s Female Executives Shatter South Korea‟s Glass Ceiling”, Newsweek, http://www.newsweek.com/samsungs-femaleexecutives-shatter-south-koreas-glass-ceiling- TÀI LIỆU THAM KHẢO 65613, 29/7/2012. 8. Shin Ki Young, “A Development of the Tài liệu tiếng Việt “Jinbo” Women‟s Movement in Korea”. 1. Hwang Gwi Yeon, Trịnh Cẩm Lan (2002), Institute for Gender Studies, Ochanomizu Tra cứu văn hóa Hàn Quốc, Nxb Đại học quốc University, gia, Hà Nội. t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&ved http://www.google.com.vn/url?sa= 2. KBS World, “Tỷ lệ tuyển dụng lao động =0CBwQFjAA&url=http%3A%2F%2Fwww.igs nữ tại Hàn Quốc lần đầu tiên vượt mức 50%”, .ocha.ac.jp%2Figs%2FIGS_publication%2Fjou http://world.kbs.co.kr/vietnamese/news/news_Ec rnal%2F11%2Fjenda_7_ki-young.pdf&ei=Lu _detail.htm?lang=v&id=Ec&No=25526&curre DhU-i3IcPk8AwjkYLoBQ &usg=AFQjCNEs4V nt_page=, 2/7/2014. ijkJDVcc80bplCuADIwcfEng&sig2=sg18-2U1 3. Lê Quang Thiêm (2005), Khái niệm văn hóa văn minh và truyền thống Hàn, Nxb Đại học Tài liệu tiếng Hàn 고영복(2001),한국인의성격 12/12/2007. 9. The Economist, “The glass – ceiling Quốc gia, Hà Nội. 4. nmsqwq52eHlQqg&bvm=bv.72197243,d.dGc, index”, http://www.economist.com/blogs/graphi 그변 – cdetail/2013/03/daily-chart-3, 7/3/2013. 혁을위한과제사회문화소 (Ko Yeong Bok , Nxb Văn hóa xã hội, Seoul, Hàn Quốc.) Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014 41 Nghiªn cøu khoa häc 42 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 8(162) 8-2014