1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ chế hợp tác an ninh đa phương đông bắc á thách thức và triển vọng

9 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 258,85 KB

Nội dung

... phng ca M v cỏc dn xp an ninh a phng khu vc hỡnh thnh mt cu trỳc an ninh a tng cú th i phú vi cỏc mi e da an ninh c truyn thng ln phi truyn thng õy cng l iu m Hi ng hp tỏc an ninh Chõu -Thỏi Bỡnh... minh an ninh trc-nan hoa ang phc v tt li ớch ca M khu vc ụng Bc Ngi M cho rng nu khụng hng thỡ khụng cn phi sa12 Vỡ vy, khụng cn thit phi cú mt h thng an ninh mi thay th m h thng trc-nan hoa... cỏc c ch an ninh a phng m M hin ang l thnh viờn v cú vai trũ tớch cc ú, tiờu biu l T chc Hip c Bc i Tõy Dng (NATO) õy l th ch an ninh a phng m M c bit coi trng v xem nh thit yu i vi an ninh ca

Nghiªn cøu khoa häc chÝnh trÞ – an ninh C¬ chÕ hîp t¸c an ninh ®a ph-¬ng ®«ng b¾c ¸: Th¸ch thøc vµ triÓn väng HOµng minh h»ng* Tóm tắt: Trong thập kỷ trở lại đây, tình hình an ninh ngày càng bấp bênh trong khu vực với những diễn biến phức tạp trên Bán đảo Triều Tiên và các tranh chấp chủ quyền biển đảo quyết liệt đã khiến cho nhu cầu về việc hình thành một cơ chế hợp tác an ninh đa phương ở Đông Bắc Á trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù đã đạt được một số bước tiến nhất định nhưng đến nay, tiến trình hình thành cơ chế này vẫn đang “dậm chân tại chỗ” do tác động của hai nhân tố chủ yếu là Trung Quốc và Mỹ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thách thức của việc Trung Quốc trỗi dậy và sự gia tăng can dự vào khu vực của Mỹ đối với sự phát triển của tiến trình, đồng thời nêu triển vọng về khả năng hình thành một cơ chế hợp tác an ninh đa phương khu vực trong thời gian tới. Từ khóa: Đông Bắc Á, Cơ chế hợp tác an ninh, Chủ nghĩa đa phương, Liên minh song phương rước đây, khi nói đến việc thiết lập một cơ chế hợp tác an ninh đa phương ở Đông Bắc Á đã từng có những quan điểm bi quan cho rằng khu vực này không thích hợp hay sẵn sàng cho một cơ chế như vậy cũng như việc thể chế hóa an ninh ở Đông Bắc Á* được coi là không thể1. Nguyên do là bởi nơi đây tập trung nhiều cường quốc với lợi ích an ninh khác nhau và mức độ thiếu chắc chắn cũng như tin cậy trong khu vực cao. Ngoài ra, các yếu tố như sự thiếu cân bằng quyền lực, những khác biệt về hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa và các T * TS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Martina Timmermannand, Jitsuo Tsuchiyama (2008), Institutionalizing Northeast Asia. Regional Steps Towards Global Governance, United Nations University Press, tr. 5. vấn đề lịch sử tồn tại giữa các nước2 cũng khiến khó có thể lạc quan về khả năng tiến tới một cơ chế hợp tác an ninh chung cho toàn khu vực. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Kể từ đầu thập niên 2000, trước tình hình an ninh bấp bênh với hai điểm nóng lúc nào cũng chực bùng phát là Bán đảo Triều Tiên và Eo biển Đài Loan cùng nhiều tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, khu vực Đông Bắc Á đã cho thấy những bước tiến nhất định trong việc xây dựng một cơ chế hợp tác an ninh chung của các quốc gia trong khu vực. Điển hình là sự hình thành và phát triển của tiến trình Đàm phán sáu bên với sự tham gia của 5 quốc gia trong khu vực (Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Triều Tiên, Hàn Quốc) và Mỹ. Với bước đột phá 1 Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 2 Camilla T. N. Sorensen, “Security multilateralism in Northeast Asia: A lost game or the only way to stability?” JCIR, Vol. 1, No. 1, 2013, tr. 11. 3 Nghiªn cøu khoa häc trong việc buộc Triều Tiên cam kết từ bỏ mọi vũ khí hạt nhân và các chương trình hạt nhân hiện có, tiến trình Đàm phán sáu bên đã được nhìn nhận không chỉ có tiềm năng xoa dịu khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên mà còn có thể cung cấp một cơ chế an ninh lâu dài nhằm xây dựng lòng tin giữa các quốc gia thành viên. Năm 2005, các bên tham gia đã đi đến ký kết Tuyên bố chung cam kết “cùng nỗ lực vì hòa bình và ổn định lâu dài ở Đông Bắc Á” và “khai thác các cách thức và biện pháp thúc đẩy hợp tác an ninh ở Đông Bắc Á”3, đánh dấu bước đầu của việc phát triển tiến trình Đàm phán sáu bên thành một cơ chế an ninh đa phương của khu vực. Tiếp đó vào đầu năm 2007, Cơ chế hòa bình và an ninh Đông Bắc Á (NEAPSM) đã được thành lập với tư cách là nhóm làm việc riêng biệt trong khuôn khổ Đàm phán sáu bên phục vụ cho việc mở rộng chức năng của tiến trình đàm phán. Tuy rằng tiến trình Đàm phán sáu bên bị gián đoạn kể từ cuối năm 2008, nhưng xu hướng hợp tác an ninh đa phương ở Đông Bắc Á vẫn tiếp tục tiến triển với sự hình thành của cơ chế Đối thoại ba bên giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trên cơ sở hợp tác “cộng 3” trong khuôn khổ ASEAN+3. So với tiến trình Đàm phán sáu bên, cơ chế hợp tác ba bên này tuy vẫn còn yếu và chưa đầy đủ nhưng đã đi vào bàn luận về nhiều vấn đề an ninh khu vực khác nhau bên cạnh vấn đề Triều Tiên. Đặc biệt, cơ chế còn được cho là có hiệu quả hơn Đàm phán sáu bên trong việc nuôi dưỡng thói quen hợp tác và thói quen tuân thủ luật pháp cũng như các chuẩn mực quốc tế4. Có thể nói, tiến trình Đàm phán sáu bên và cơ chế Đối thoại ba bên Trung-Nhật-Hàn là hai cơ chế rất được quan tâm và được đánh giá là có vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng và chương trình nghị sự cho việc phát triển một cơ chế an ninh đa phương ở Đông Bắc Á5. Trong khi khu vực đang hết sức kỳ vọng vào khả năng hình thành một cơ chế hợp tác an ninh đa phương chính thức ở Đông Bắc Á thì tất cả đều chững lại. Đối thoại ba bên Trung-Nhật-Hàn sau một thời gian hoạt động bắt đầu đi vào bế tắc trong khi đó cơ chế Đàm phán sáu bên không có dấu hiệu cho thấy khả năng khôi phục. Có thể nói, tiến trình đi đến thiết lập một cơ chế hợp tác an ninh chung của khu vực đang ngày càng rơi vào tình trạng trì trệ không lối thoát. Không thể phủ nhận rằng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và việc Mỹ tăng cường can dự vào Châu Á kể từ cuối thập niên 2000 trở lại đây đã có ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng này. Như đã biết, bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ và chỉ sau một thập kỷ đã được mệnh danh là một “siêu cường mới” ở khu vực với sức mạnh kinh tế cũng như quân sự vượt trội. Sự lớn mạnh của Trung Quốc cùng với tham vọng lãnh đạo khu vực của cường quốc này đã khiến các quốc gia trong khu vực ngày càng lo ngại, dẫn đến tình trạng chạy đua vũ trang, tranh giành ảnh hưởng quyết liệt và làm nóng lên các tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Đông Bắc Á. Kết quả là mức độ tin cậy trong khu 3 4 Joint Statement of the Fourth Round of the Six Party Talks, September 19, 2005 trên website: http://www.n cnk.org/resources/publications/September_19_2005_Joint _Statement.doc/file_view. 4 Pacific Forum CSIS, “Evolution of a multilatera security mechanism in Northeast Asia: Issues and prospects”, Issues and Insights, Vol. 11, No. 4, 3/2011, tr. 34 5 Camilla T. N. Sorensen, Sđd, tr. 8. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 Nghiªn cøu khoa häc vực bị giảm sút cùng với đó mâu thuẫn, căng thẳng giữa các quốc gia cũng trở nên trầm trọng hơn, gây trở ngại đáng kể cho việc thúc đẩy một cơ chế hợp tác an ninh chung. Thực tế sự đổ vỡ của cơ chế đối thoại ba bên Trung-Nhật-Hàn vào năm 2012 vừa qua là một minh chứng rõ ràng cho điều này. Có thể thấy, những căng thẳng nghiêm trọng xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo của ba nước, đặc biệt là tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc, do những hành động khiêu khích của Bắc Kinh và sự kích động của chủ nghĩa dân tộc trong khu vực trước sự lớn mạnh về quân sự của cường quốc này đã khiến đàm phán ba bên đi vào bế tắc. Mặc dù từ đầu năm 2014, Nhật Bản đã nỗ lực kêu gọi việc nhóm họp lại Hội nghị thượng đỉnh ba bên nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả do không được phía Trung Quốc hưởng ứng. Có một điều đáng quan tâm hơn cả trong sự “dậm chân tại chỗ” của tiến trình hình thành cơ chế hợp tác an ninh đa phương khu vực do sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đó là thái độ không thực sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với tiến trình này. Không ít người đã lầm tưởng rằng Trung Quốc rất thiện chí xây dựng một cơ chế hợp tác an ninh đa phương ở khu vực khi thấy cường quốc này tích cực tham gia đóng góp trong tiến trình Đàm phán sáu bên cũng như là nước hai lần đứng ra tổ chức Hội nghị thượng đỉnh ba bên Trung-Nhật-Hàn6, nhưng đáng tiếc điều đó lại không phải như vậy. Thực chất, Bắc Kinh luôn ưa thích chủ nghĩa song phương bởi trong các thảo luận đa phương về an ninh khu vực, Trung Quốc cảm thấy dễ trở thành thiểu số bị cô lập và bao vây bởi mặt trận thống nhất được phối hợp chặt chẽ giữa Mỹ với hai đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cho rằng, một cơ chế an ninh với sự tham gia của nhiều quốc gia cũng giống như việc “có quá nhiều đầu bếp trong bếp” sẽ dẫn đến nhiều lợi ích và quan điểm khác nhau, khó lòng đạt được một sự đồng thuận. Theo Bắc Kinh, vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đáng lẽ đã có cơ hội tìm được một giải pháp thực tế nếu Triều Tiên và Mỹ có thể trực tiếp đàm phán mà không có sự xen vào của các vấn đề chính trị nội bộ Hàn Quốc hay nỗi ám ảnh vấn đề bắt cóc của Nhật Bản7. Còn về những tham gia đóng góp của Trung Quốc trong các cơ chế hợp tác đa phương chỉ giới hạn ở mức độ phục vụ lợi ích riêng của cường quốc này. Tiến trình Đàm phán sáu bên là một ví dụ điển hình. Đối với Trung Quốc, việc Triều Tiên sụp đổ sẽ bất lợi nhiều hơn là có lợi bởi Triều Tiên được coi như “vùng đệm ở biên giới với quân đội Mỹ”8 và là lá bài quan trọng Bắc Kinh có thể sử dụng để mặc cả với siêu cường này. Do vậy, việc thúc đẩy cơ chế Đàm phán sáu bên là giải pháp ngoại giao thay thế cho biện pháp quân sự hay cấm vận mà các nước khác đưa ra có thể giúp Bắc Kinh giữ cho Bình Nhưỡng không sụp đổ, để từ đó hướng nước này đi theo con đường cải cách kinh tế của Trung Quốc, phát huy tối đa lợi thế chiến lược của Trung Quốc. Không chỉ bị tác động bởi việc Trung Quốc trỗi dậy, sự “dậm chân tại chỗ” trong tiến trình hình thành cơ chế hợp tác an ninh đa phương ở Đông Bắc Á còn có sự góp phần của việc Mỹ đẩy mạnh các liên minh song phương với Nhật Bản và Hàn Quốc 6 7 Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn lần thứ 2 năm 2009 và lần thứ 5 năm 2012. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 8 Pacific Forum CSIS, Sđd, tr. 72. Pacific Forum CSIS, Sđd, tr. 66. 5 Nghiªn cøu khoa häc trong chiến lược tăng cường can dự ở khu vực những năm gần đây. Như đã biết, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai “nan hoa” trong hệ thống liên minh quân sự “ổ trục-nan hoa” mà Mỹ là trung tâm. Đối với Mỹ, việc thắt chặt hệ thống liên minh song phương với các đồng minh thân cận này trong chiến lược “xoay trục” trở lại Châu Á có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước hết, các liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn được tăng cường sẽ giúp Mỹ bao vây và kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ thách thức quyền lãnh đạo của mình trong khu vực. Ngoài ra, việc liên minh chặt chẽ với hai quốc gia này còn cho phép Mỹ duy trì một lực lượng quân đội đáng kể ở khu vực để có thể kiểm soát cũng như sẵn sàng đối phó với những căng thẳng luôn chực bùng phát trên Bán đảo Triều Tiên, Eo biển Đài Loan hay trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các quốc gia Đông Bắc Á. Chính vì vậy mà “việc duy trì và tiếp thêm sức mạnh cho các liên minh song phương của Washington với Nhật Bản và Hàn Quốc được hưởng ưu tiên hàng đầu”9. Điều này không tránh khỏi ảnh hưởng đến nỗ lực phát triển các thỏa thuận an ninh đa phương hay tập thể ở khu vực. Bên cạnh việc chú trọng đẩy mạnh các liên minh song phương, có thể thấy, thái độ thiếu mặn mà của Mỹ đối với hợp tác an ninh đa phương ở Đông Bắc Á cũng góp phần làm cho tiến trình hình thành cơ chế an ninh khu vực thêm phần trì trệ, thiếu động lực phát triển. Lý do của thái độ này xuất phát trước tiên từ nhận thức của Mỹ về sự khác biệt trong bản sắc tập thể giữa Châu Á và phương Tây. Nếu như Mỹ coi các đồng 9 Ralph Cossa, “Northeast Asian Regionalism: A (Possible) Means to an End for Washington”, Council on Foreign Relations, 2009, tr. 2. 6 minh Châu Âu là “các thành viên của một cộng đồng chia sẻ” thì các đồng minh Châu Á lại được nhìn nhận là “có tính cộng đồng thấp”10. Theo Mỹ, việc thiếu bản sắc chung của các đồng minh Châu Á có thể không cản trở việc hình thành liên minh nhưng lại là rào cản đối với chủ nghĩa đa phương do nó gây ra sự thiếu tin tưởng giữa các đối tác, đồng thời Mỹ cũng không thấy nhiều lợi ích trong sự phát triển chủ nghĩa đa phương ở khu vực này. Lý do thứ hai phải kể đến là sự hài lòng của Mỹ đối với các cơ chế an ninh đa phương mà Mỹ hiện đang là thành viên và có vai trò tích cực trong đó, tiêu biểu là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là thể chế an ninh đa phương mà Mỹ đặc biệt coi trọng và xem như “thiết yếu đối với an ninh của Mỹ”11. Thêm vào đó, hệ thống liên minh an ninh “ổ trục-nan hoa” vẫn đang phục vụ tốt lợi ích của Mỹ ở khu vực Đông Bắc Á. Người Mỹ cho rằng “nếu không hỏng thì không cần phải sửa”12. Vì vậy, không cần thiết phải có một hệ thống an ninh mới thay thế khi mà hệ thống “ổ trục-nan hoa” vẫn vận hành tốt. Thực tế cho thấy, chẳng có mấy người Mỹ phân vân tại sao Hoa Kỳ lại có một cấu trúc an ninh tập thể ở Châu Âu nhưng lại chỉ duy trì một hệ thống liên minh an ninh song phương ở Châu Á. Một lý do nữa đó là Mỹ không muốn mất đi vị thế áp đảo của mình khi phải thực hiện các cam kết đối với các dàn xếp hợp tác đa 10 Peter Katzenstein and Christopher Hemmer, “Why Is There No NATO in Asia? Collective Identity, Regionalism, and the Origins of Multilateralism”, International Organization, Vol. 56, No. 3 (2002), tr. 575 11 Scott Snyder, “U.S. domestic Politics and multilateral security cooperation in Northeast Asia”, Council on Foreign Relations, 2009, tr. 2. 12 Scott Snyder, Sđd, tr. 2. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 Nghiªn cøu khoa häc phương ở khu vực. Rõ ràng, nếu tham gia vào một cơ chế hợp tác an ninh chung với các quốc gia trong khu vực, Mỹ sẽ buộc phải tuân thủ các quy định và cam kết chung với các quốc gia thành viên khác. Điều này sẽ khiến Mỹ không thể giữ được “thế trên” của một cường quốc bá chủ khu vực, việc mà Mỹ không bao giờ muốn. Như vậy, có thể thấy dưới ảnh hưởng của hai nhân tố Mỹ và Trung Quốc, tiến trình để đi tới hình thành một cơ chế hợp tác an ninh đa phương khu vực dường như ngày càng trở nên khó khăn hơn. Bức tranh hợp tác an ninh ở Đông Bắc Á hiện nay vẫn chỉ là một sự chắp vá giữa các liên minh song phương (liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn), các cuộc đối thoại ba bên (đối thoại Mỹ-Nhật-Trung; Trung-Nhật-Hàn; Mỹ-Trung-Hàn) và cơ chế hợp tác đa phương cục bộ (Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO)). Tuy nhiên, không phải vì thế mà khu vực Đông Bắc Á không còn hy vọng có được một cơ chế hợp tác an ninh đa phương chính thức trong tương lai. Theo các học giả, vấn đề cốt lõi của việc xây dựng một cơ chế an ninh Đông Bắc Á thời gian tới nằm ở sự hòa hợp giữa chủ nghĩa đa phương với việc “đa phương hóa” các liên minh song phương của Mỹ theo cách để cho cả hai có hiệu quả và phù hợp13. Điều đó có nghĩa là phải làm sao có được một sự liên kết bổ sung giữa mạng lưới liên minh song phương của Mỹ và các dàn xếp an ninh đa phương khu vực để hình thành một “cấu trúc an ninh đa tầng” có thể đối phó với các mối đe dọa an ninh cả truyền thống lẫn phi truyền thống. Đây cũng là điều mà Hội đồng hợp tác an ninh Châu Á-Thái Bình Dương (CSCAP) đã chỉ ra, “điểm yếu của chủ nghĩa đa phương an ninh Châu Á là 13 Pacific Forum CSIS, Sđd, tr. 2. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 ở chỗ thiếu sự phối hợp thể chế hơn là sự thiếu hụt các thể chế an ninh, vì thế thay cho việc cố gắng thiết lập một thể chế đa phương riêng để giải quyết các vấn đề an ninh thì nên tập trung nỗ lực vào việc phối hợp các thể chế song phương hoặc đa phương để có thể tạo ra một chủ nghĩa an ninh đa phương thực sự”14. Ngoài ra, còn một vấn đề nữa cũng không kém phần quan trọng đó là việc phát triển cơ chế an ninh đa phương Đông Bắc Á nên được “lồng vào” trong chủ nghĩa đa phương chính trị và an ninh của cả khu vực Đông Á, nơi đang có xu hướng tăng cường hợp tác chính trị và an ninh những năm gần đây15. Bởi vì nhờ đó các quốc gia Đông Bắc Á có thể đưa các vấn đề an ninh khó khăn của mình ra một diễn đàn khu vực rộng hơn với nhiều quốc gia tham gia đóng vai trò trung gian, giúp làm giảm những áp lực tiến thoái lưỡng nan về an ninh và sự thiếu tin tưởng lẫn nhau cũng như những thúc ép trong nước đối với các quốc gia này. Bên cạnh đó, sự phát triển của các sáng kiến và dàn xếp chính trị và an ninh đa phương của Đông Á còn có thể giúp làm tăng lên sự tin cậy giữa các quốc gia trong khu vực và dần dần củng cố cơ sở cho việc thiết lập một cơ chế an ninh đa phương Đông Bắc Á. Đặc biệt, việc phát triển cơ chế an ninh đa phương Đông Bắc Á “lồng vào” trong chủ nghĩa đa phương chính trị và an ninh của Đông Á cũng hỗ trợ đẩy mạnh những tiếp xúc ngoại giao giữa các nước Đông Bắc Á lên một cấp độ cao hơn trên cơ sở song phương và ba bên và trong 14 The CSCAP„s Multilateral Security Governance in Northeast Asia/North Pacific: From the Six Party Talks to More Enduring Northeast Asian/North Pacific Security Multilateralism, Report to the CSCAP Steering Committee, Bangkok, 22/1/ 2009. 15 Camilla T. N. Sorensen, Sđd, tr. 19. 7 Nghiªn cøu khoa häc bối cảnh của các tiến trình chính trị và an ninh đa phương ở Đông Á, ví dụ như các hình thức đối thoại chiến lược cấp cao thường xuyên và các mối quan hệ giữa quân đội với quân đội hay việc mở rộng và thể chế hóa dần dần đối thoại ba bên giữa Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Vậy cơ chế hợp tác an ninh đa phương Đông Bắc Á cụ thể trong tương lai sẽ như thế nào? Về điều này, nhóm học giả của Đại học Washington đã đề xuất một mô hình “Hợp tác an ninh Đông Bắc Á (NEASCO)” trong Báo cáo đặc nhiệm 2010 về “Hợp tác an ninh Đông Bắc Á: Những cơ hội và thách thức cho sự tiếp cận đa phương của Mỹ đối với chính sách đối ngoại Châu Á-Thái Bình Dương” với cơ cấu tổ chức hoạt động như sau16: 1. Thành viên a. Hội đồng thường trực: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nga - Có quyền bỏ phiếu trong các Dự án đặc biệt và Hội đồng tư vấn - Các quyết định dựa trên sự đồng thuận, không bắt buộc b. Các đối tác: ASEAN, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Tajikistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan - Không bỏ phiếu - Có mặt trong tất cả các tiểu ban Hội đồng tư vấn - Bất cứ nước nào cũng có thể xin vào vị trí đối tác bằng việc chứng minh tầm quan trọng chiến lược của mình đối với an ninh Đông Bắc Á 16 Washington University, “Northeast Asian Security Cooperative: Opportunities and obstacles for a multilateral U.S. approach to Asia Pacific diplomacy”, Task Force 2010. 8 2. Diễn đàn - Các diễn đàn sẽ được tổ chức hàng năm - Tất cả các thành viên được mời tham gia diễn đàn và có mặt trong tất cả các buổi họp - Chủ tọa diễn đàn sẽ đưa ra một báo cáo về thể thức và các đề xuất của Hội đồng tư vấn - Các bản kiến nghị của Hội đồng tư vấn sẽ được xem xét tại Hội đồng thường trực (nếu được Hội đồng thường trực thống nhất quyết định, nó sẽ hình thành một thỏa thuận an ninh không bắt buộc giữa các thành viên của NEASCO) - Vào cuối hội nghị, một chủ tọa mới sẽ được lựa chọn. Tất cả các thành viên có quyền lựa chọn chủ tọa và mỗi nước không được chọn làm chủ tọa hơn một lần trong vòng 5 năm 3. Chủ tọa diễn đàn - Các chủ tọa sẽ được chọn hàng năm, trong các diễn dàn thường niên (Chỉ các thành viên của Hội đồng thường trực mới có thể giữ vị trí chủ tọa) - Các nước làm chủ tọa có những trách nhiệm sau: + Lên kế hoạch, tổ chức và làm chủ tọa diễn đàn hàng năm + Giám sát các chương trình nghị sự của Hội đồng tư vấn và các tiểu nhóm + Xem xét và lựa chọn các đơn xin đối với các Dự án đặc biệt + Điều phối quan hệ giữa Hội đồng thường trực và các đối tác 4. Hội đồng tư vấn - Hội đồng tư vấn sẽ giám sát bốn tiểu nhóm: (a) Chống khủng bố + Tương tự như cấu trúc chống khủng bố khu vực của SCO Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 Nghiªn cøu khoa häc (b) Kiểm soát vũ khí + Kiểm soát xuất khẩu (Hệ thống kiểm soát xuất khẩu “trên toàn cầu” của khu vực) + Chống phổ biến (c) Hòa giải và ngăn chặn xung đột + Các tranh chấp biên giới (d) Diễn tập quân sự + Tập trận hải quân chung (Nhân đạo, cứu trợ và chống cướp biển) - Các tiểu nhóm có thể bao gồm các thành viên của Hội đồng thường trực và các đối tác + Các chủ tọa của mỗi tiểu nhóm sẽ được chọn tại diễn đàn hàng năm + Tất cả các thành viên đều đủ tư cách làm chủ tọa của các tiểu nhóm - Các tiểu nhóm họp bốn lần một năm để thảo luận và lên kế hoạch cho diễn đàn hàng năm + Nhận diện các vấn đề và đưa ra các giải pháp + Chuẩn bị các kế hoạch hành động và trình bày tại diễn đàn hàng năm cho sự phể chuẩn cuối cùng 5. Các dự án đặc biệt - Bất cứ mối quan tâm nào không phát biểu trong Hội đồng tư vấn có thể được đệ trình lên chủ tọa diễn đàn như là Dự án đặc biệt + Chủ tọa diễn đàn có thể không xin một Dự án đặc biệt trong suốt thời gian bổ nhiệm của mình + Các dự án đặc biệt có tiềm năng: phục hồi sau xung đột, an ninh mạng, vấn đề bắt cóc người Nhật - Các đề xuất phải bao gồm: + Giải thích xung đột + Kế hoạch hành động và lịch trình + Các quốc gia hợp tác Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 - Nếu được chấp nhận của chủ tọa diễn đàn, một Dự án đặc biệt sẽ được phép trình bày cho Hội đồng thường trực để xin phê chuẩn Theo cơ cấu tổ chức này, các thành viên của Hội đồng thường trực giữ vị trí đặc quyền trong tổ chức bao gồm tất cả các bên trong Đàm phán sáu bên. Đây là trái tim của NEASCO và có chức năng quản lý cơ chế này. Hội đồng thường trực cũng sẽ giới hạn quyền bỏ phiếu và khả năng của chủ tọa. Ngoài các thành viên của Hội đồng thường trực, NEASCO còn có các quốc gia đối tác không nằm trong khu vực. Các nước này được nhìn nhận là các đồng minh quan trọng của khu vực gia Đông Bắc Á cũng như sự hợp tác và liên kết của các quốc gia này có lợi đối với hợp tác an ninh khu vực. Không chỉ giới hạn ở các nước đã được chỉ định, các ứng cử viên cho vị trí đối tác có thể mở rộng ra cả khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù không có quyền bỏ phiếu nhưng các đối tác này sẽ có cơ hội quan trọng để thảo luận chính sách trong NEASCO. Các đối tác này cũng sẽ được có mặt trong tất cả các tiểu nhóm cũng như Hội đồng cố vấn và có thể đề xuất các Dự án đặc biệt để Hội đồng thường trực xem xét. Các diễn đàn hàng năm là hoạt động rất quan trọng để tạo ra và duy trì động lực, khuyến khích sự hợp tác trong cơ chế. Đây là nơi để các nước thành viên thể hiện trách nhiệm và xây dựng lòng tin với nhau. Mỗi năm, các tiểu nhóm sẽ cung cấp một báo cáo cho Hội đồng tư vấn và trình bày công việc của mình tại Diễn đàn bao gồm tổng quan về các cuộc họp hàng quý, mối quan tâm và các dự án chủ yếu và mọi đề xuất soạn thảo cho Hội đồng thường trực. Sau khi Hội đồng tư vấn đánh giá và chỉnh sửa, các đề xuất sẽ 9 Nghiªn cøu khoa häc được gửi đến Hội đồng thường trực để bỏ phiếu phê chuẩn lần cuối. Nếu Hội đồng thường trực thống nhất với đề xuất này, nó sẽ trở thành một thỏa thuận an ninh không ràng buộc giữa các thành viên của NEASCO. Các Dự án đặc biệt của NEASCO thể hiện phần sáng tạo nhất và đầy hứa hẹn của cơ chế này. Mặc dù quy mô của các tiểu nhóm bị giới hạn và các chức năng tổng thể NEASCO đưa ra ít nhưng các Dự án đặc biệt với sự linh hoạt sẽ cho phép NEASCO có thể đáp ứng những yêu cầu đang thay đổi không ngừng của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương với những công cụ đầy tiềm năng. Có thể nói, đây là một mô hình cơ chế hợp tác an ninh đa phương tương lai cho khu vực Đông Bắc Á rất đáng tham khảo. Mô hình này đã thể chế hóa được tiến trình Đàm phán sáu bên thành một cơ chế hợp tác an ninh đa phương khu vực thực sự, có nhiều tiềm năng trong việc giải quyết hiệu quả các vấn đề an ninh ở Đông Bắc Á. Tuy nhiên, để có thể hình thành được một cơ chế như vậy chắc chắn sẽ còn phải mất một thời gian dài, nhưng cho dù thế nào thì như học giả Paul Evans đã nói “chủ nghĩa đa phương ở Đông Bắc Á tuy không dễ dàng nhưng sẽ là điều không thể tránh khỏi”17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Camilla T. N. Sorensen, “Security multilateralism in Northeast Asia: A lost game or the only way to stability?”, JCIR, Vol. 1, No. 1, 2013. 17 Paul Evans, “Constructing Multilateralism in an AntiRegion, From Six Party Talks to a Regional Security Framework in Northeast Asia?” trong cuốn Cross Currents, Regionalism and Nationalism in Northeast Asia do Gi-Wook Shin and Daniel C. Sneider chủ biên, The Walter H. Shorenstein Asia-Pacific Research Center, Stanford 2007, tr.107 10 2. Joint Statement of the Fourth Round of the Six Party Talks, September 19, 2005 trên website: http://www.ncnk.org/resources/publi cations/September_19_2005_Joint_Statement.do c/file_view. 3. Martina Timmermannand, Jitsuo Tsuchiyama (2008), Institutionalizing Northeast Asia. Regional Steps Towards Global Governance, United Nations University Press. 4. Pacific Forum CSIS, “Evolution of a multilatera security mechanism in Northeast Asia: Issues and prospects”, Issues and Insights, Vol. 11, No. 4, 3/2011 5. Peter Katzenstein and Christopher Hemmer, “Why Is There No NATO in Asia? Collective Identity, Regionalism, and the Origins of Multilateralism”, International Organization, Vol. 56, No. 3 (2002). 6. Ralph Cossa, “Northeast Asian Regionalism: A (Possible) Means to an End for Washington”, Council on Foreign Relations, 2009. 7. Scott Snyder, “U.S. domestic Politics and multilateral security cooperation in Northeast Asia”, Council on Foreign Relations, 2009 8. Shin Gi-Wook and Daniel C. Sneider chủ biên (2007), Cross Currents, Regionalism and Nationalism in Northeast Asia, The Walter H. Shorenstein Asia-Pacific Research Center, Stanford. 9. The CSCAP„s Multilateral Security Governance in Northeast Asia/North Pacific: From the Six Party Talks to More Enduring Northeast Asian/North Pacific Security Multilateralism, Report to the CSCAP Steering Committee, Bangkok, 22/1/ 2009. 10. Washington University, “Northeast Asian Security Cooperative: Opportunities and obstacles for a multilateral U.S. approach to Asia Pacific diplomacy”, Task Force 2010. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 Nghiªn cøu khoa häc Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 5(159) 5-2014 11

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w