1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của việc sửa đổi hiến pháp nhật bản đối với chính trị và an ninh khu vực đông bắc á

9 399 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 255,48 KB

Nội dung

... an ninh khu vc xut phỏt t vic Nht Bn tng cng sc mnh quõn s, tr thnh mt quc gia bỡnh thng C th s cú nhng tỏc ng sau: *Gõy tõm lý lo ngi v lm trm trng thờm tỡnh th tin thoỏi lng nan v an ninh khu. .. quan ngi cho Trung Quc cng thng quan h NhtTrung tranh chp bin o cha cú du hiu gim xung Hin nay, hin phỏp cha c sa i, ng thỏi tng cng ngõn sỏch quc phũng v trang thit b hin Nghiên cứu đông bắc á, ... an ton cho mỡnh nhng li lm 23 Nghiên cứu khoa học gim an ninh ca nc khỏc c bit l nhng nc ang cú tranh chp vi Nht Bn Kt qu l cỏc nc ny phi u t quc phũng cõn bng sc mnh vi Nht Bn nhm m bo an ninh

Nghiªn cøu khoa häc chÝnh trÞ – an ninh T¸c ®éng cña viÖc söa ®æi hiÕn ph¸p nhËt b¶n ®èi víi chÝnh trÞ vµ an ninh khu vùc ®«ng b¾c ¸ NguyÔn ngäc nghiÖp* Tóm tắt: Hiện nay, sửa đổi hiến pháp đang trở thành chủ đề có tính thời sự tại Nhật Bản. Trong chừng mực nào đó có thể nói, Nhật Bản sửa đổi hiến pháp sẽ góp phần làm thay đổi tình hình chính trị, quân sự trong khu vực. Như vậy, việc sửa đổi hiến pháp của Nhật Bản không còn là chuyện riêng của nước này mà là vấn đề thời sự nổi bật của khu vực Đông Bắc Á, thậm chí của cả thế giới. Bài viết đánh giá tác động của việc sửa đổi này đối với chính trị và an ninh Đông Bắc Á. Từ khoá: Nhật Bản, Sửa đổi Hiến pháp, Tôn giáo, Quân đội, Ngoại giao, Chính trị, An ninh iệc sửa đổi hiến pháp Nhật Bản đã thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận trong và ngoài nước. Bởi lẽ, sửa đổi hiến pháp không chỉ tác động đến nội bộ nước Nhật mà còn tác động đến chính trị và an ninh khu vực Đông Bắc Á.*Những nội dung mà Nhật Bản dự định sửa đổi trong hiến pháp, chẳng hạn như sửa đổi Điều 9 liên quan đến tái vũ trang, thành lập quân đội, cho phép gửi quân tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế và thực hiện quyền phòng vệ tập thể với các đồng minh rất có thể sẽ mở đầu cho một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và làm trầm trọng thêm tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh. Sửa đổi Điều 20 liên quan đến nguyên tắc “chính giáo phân ly”(tách biệt giữa chính trị và tôn giáo) theo hướng nới lỏng sự tách biệt hơn so với hiện nay (cho phép các cơ quan V * nhà nước vẫn được tham dự các hoạt động tôn giáo nếu như các hoạt động đó nằm trong phạm vi nghi lễ xã hội hoặc liên quan đến các vấn đề thuộc về văn hoá dân tộc) sẽ tác động không nhỏ đến mối quan hệ giữa Nhật Bản với các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á. 1. Tác động đến quan hệ giữa Nhật Bản và các nước Đông Bắc Á Tác động này liên quan đến các cuộc thăm viếng đền Yasukuni của các chính trị gia Nhật Bản. Yasukuni là ngôi đền được xây dựng từ năm 1869 theo yêu cầu của Thiên Hoàng Minh Trị để vinh danh những người đã chiến đấu hy sinh cho công cuộc cải cách duy tân Minh Trị. Lúc đầu ngôi đền này có tên là Tokyo Shokonsha sau được đổi tên thành Yasukuni jinja (đền Yasukuni) vào năm 1879 và dùng để vinh danh những ThS, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 19 Nghiªn cøu khoa häc người chiến đấu hy sinh vì Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử. Ngôi đền này đã trở thành biểu tượng cho Thần đạo Nhật Bản. Trong đền thờ cúng khoảng gần 2,5 triệu linh hồn được cho là đã chiến đấu và hy sinh vì Nhật Bản trong số đó có cả người Đài Loan và Triều Tiên. Tuy nhiên, trong số những linh hồn được thờ cúng tại đây có cả 14 người bị kết án là tội phạm chiến tranh loại A. Do vậy, mỗi khi các chính trị gia Nhật Bản, đặc biệt là thủ tướng tới viếng thăm ngôi đền này đều gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước láng giềng xung quanh Nhật Bản (Hàn Quốc, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc) vì các nước này cho rằng ngôi đền này là hiện thân của tinh thần phát xít và chủ nghĩa quân phiệt. Các chính trị gia Nhật Bản đến thăm viếng đền bị cho là không thừa nhận quá khứ quân phiệt của Nhật Bản đã gây đau thương cho các dân tộc Châu Á, phủ nhận lịch sử hiếu chiến của nước này và cổ xúy cho chủ nghĩa quân phiệt. Theo hiến pháp hiện hành thì các cơ quan nhà nước không được tiến hành các hoạt động nghi lễ tôn giáo, chính vì lẽ đó mà mỗi khi các chính trị gia Nhật Bản viếng thăm đền Yasukuni đều lý giải rằng họ đến với tư cách cá nhân. Song, lần nào cũng gặp sự phản ứng gay gắt từ dư luận trong và ngoài nước, đặc biệt là từ Trung Quốc và Hàn Quốc - là những nước phải chịu sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản. Nay, nếu Điều 20 trong hiến pháp liên quan đến tôn giáo được sửa đổi theo hướng cho phép những hoạt động trong phạm vi nghi lễ xã hội hoặc phạm vi văn hoá - dân tộc thì sẽ mở ra cơ hội hợp pháp cho các 20 chính trị gia Nhật Bản đến thăm đền một cách công khai trên cương vị là quan chức chính phủ hoặc nghị sỹ Quốc hội. Khi đó trên thực tế sẽ có nhiều cuộc viếng thăm đền hơn vì các chính khách sẽ lấy lý do là thăm viếng để tỏ lòng biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước, điều này hoàn toàn phù hợp với văn hóa dân tộc như quy định trong hiến pháp. Nếu thực tế đó xảy ra thì các cuộc viếng thăm sẽ tránh được những chỉ trích của dư luận trong nước bởi tính hợp hiến của nó. Tuy nhiên, những cuộc viếng thăm kiểu này sẽ vẫn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước xung quanh, sự phản đối thậm chí có thể mạnh mẽ hơn hiện nay bởi vì phía nhà nước Nhật Bản đã chính thức hợp pháp hoá việc thăm đền Yasukuni, điều mà các nước Hàn Quốc và Trung Quốc cực lực phản đối. Trong quá khứ những cuộc viếng thăm đền của các thủ tướng Nhật Bản hoặc ở cấp bộ trưởng hay nghị sỹ Quốc hội đều gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Hàn Quốc và Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản với các nước này. Có thể thấy rõ điều này qua các cuộc viếng thăm đền Yasukuni của hai cựu thủ tướng Nhật Bản là ông Nakasone và ông Koizumi. Chuyến thăm đền Yasukuni của ông Nakasone vào năm 1985 đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Sự phản kháng này đã tác động đến quyết định của ông Nakasone dẫn đến việc ông không tham dự lễ hội mùa thu của đền Yasukuni vào năm đó và trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ thủ tướng, ông không đến thăm đền thêm Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc lần nào nữa. Ông cho biết rằng một trong những lý do để ông quyết định như vậy là vì các quan chức Trung Quốc cảnh báo rằng nếu ông tiếp tục viếng thăm đền Yasukuni thì sẽ tác động xấu đến mối quan hệ NhậtTrung. Sau vụ rắc rối về quan hệ ngoại giao với Trung Quốc khi ông Nakasone đến thăm đền Yasukuni, các thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản không đến, hoặc đến không công khai hay đến chớp nhoáng rồi đi ngay để tránh gây ra các rắc rối trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, cho đến khi ông Koizumi lên làm thủ tướng Nhật Bản thì tình hình lại khác hẳn. Trong thời gian làm thủ tướng, ông Koizumi đã 5 lần đến thăm ngôi đền này bất chấp sự phản đối từ phía là Trung Quốc và Hàn Quốc. Điều này đã gây phương hại đến quan hệ giữa Nhật Bản và các nước này trong giai đoạn đó. Các nước láng giềng của Nhật Bản cảm thấy bị xúc phạm khi ông Koizumi đến viếng đền Yasukuni hàng năm. Phía Trung Quốc cho rằng hành động thăm đền Yasukuni của ông Koizumi đã phá hoại nền tảng chính trị trong quan hệ giữa hai nước Nhật- Trung. Thậm chí phía Trung Quốc còn huỷ cả chuyến thăm dự kiến đến Trung Quốc của Ngoại trưởng Nhật Bản khi đó (ông Machimura). Việc phản đối này không chỉ diễn ra ở cấp chính phủ mà ngay cả những người dân Trung Quốc cũng tập trung ở đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh để phản đối chuyến viếng thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Koizumi. Hàn Quốc cũng kịch liệt phản đối việc đến ngôi đền của ông Koizumi, Tổng Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 thống Hàn Quốc khi đó đã kêu gọi các nhà lãnh đạo Nhật Bản bày tỏ thái độ với những hành động sai trái của quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ và chấm dứt việc đến thăm ngôi đền Yasukuni. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc triệu tập đại sứ Nhật Bản và ra thông báo phản đối mạnh mẽ chuyến thăm đền của ông Koizumi. Cùng với đó thì đại sứ Hàn Quốc tại Nhật Bản cũng đến Bộ Ngoại giao Nhật Bản để bày tỏ sự phản đối. Phía Hàn Quốc nhận định chuyến thăm sẽ làm xấu đi mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước láng giềng (Trung Quốc và Hàn Quốc). Trong thời gian gần đây, tuy Thủ tướng đương nhiệm không đến thăm đền Yasukuni nhưng nhiều bộ trưởng và nghị sỹ Quốc hội đã đến viếng ngôi đền này và lần nào cũng gặp phải sự phản đối từ các nước xung quanh. - Ngày 17 và 18/10/2012, chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) ông Shinzo Abe và 2 Bộ trưởng Nhật Bản trong nội các của Thủ tướng Noda đã đến viếng thăm đền Yasukuni nhân lễ hội mùa thu. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho rằng đây là hành động không thể chấp nhận được, coi thường cảm xúc của những người dân ở các nước láng giềng. - Ngày 23/4/2013, một nhóm gồm 168 nghị sỹ Nhật Bản đã đến đền Yasukuni ngay sau khi 3 vị bộ trưởng của Nhật Bản đến thăm viếng đền trước đó không lâu. Điều này đã làm cho mối quan hệ giữa Nhật Bản và các nước láng giềng là Hàn Quốc và Trung Quốc vốn dĩ đã căng thẳng do tranh chấp biển đảo lại càng căng thẳng hơn. Phía 21 Nghiªn cøu khoa häc Hàn Quốc đã triệu tập đại sứ Nhật Bản tại Seoul đến phản đối. Trước đó, để phản đối việc 3 bộ trưởng trong nội các Nhật Bản đến thăm ngôi đền này và việc Thủ tướng Shinzo Abe gửi đồ cúng đến đền Yasukuni, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc đã huỷ chuyến công du Nhật Bản theo dự định. Tổng thống Hàn Quốc thì kêu gọi Nhật Bản cẩn trọng hơn với các vấn đề lịch sử và cho rằng việc thăm đền Yasukuni không có lợi cho Nhật Bản. Phía Trung Quốc cũng thể hiện sự phản đối mạnh mẽ về vấn đề này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong buổi họp báo đã cho rằng dù quy mô hay hình thức thăm viếng như thế nào thì việc thăm đền Yasukuni của các quan chức Nhật Bản đều có ý phủ nhận lịch sử hiếu chiến của nước này. - Ngày 18/10/2013, Bộ trưởng nội vụ Nhật Bản và 160 nghị sỹ Quốc hội đã đến thăm đền Yasukuni trong dịp lễ hội mùa xuân. Mặc dù vị bộ trưởng này đã nói rằng chuyến thăm của ông hoàn toàn mang tính cá nhân để tránh những căng thẳng ngoại giao nhưng phía Trung Quốc vẫn phản đối mạnh mẽ. Bộ Ngoại giao Trung quốc đã triệu tập đại sứ Nhật Bản đến để phản đối. Có thể thấy rằng trong lịch sử hay hiện tại, các quan chức hay nghị sỹ khi đến thăm đền Yasukuni với bất cứ lý do nào, bất cứ tư cách nào đều gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía các nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc. Do vậy, có thể nói đền Yasukuni vừa tượng trưng cho Thần đạo Nhật Bản vừa là nơi để thể hiện sự biết ơn của nhân dân Nhật Bản đối với những người đã hy sinh vì 22 sự nghiệp xây dựng đất nước, song, nơi đây cũng là địa điểm gây tranh cãi đối với dư luận trong và ngoài nước. Ngôi đền là địa điểm phát sinh những căng thẳng và bất ổn trong khu vực. Thậm chí trước ngày 15/8/2013 vừa qua (ngày kỷ niệm Nhật Bản đầu hàng đồng minh) phía Mỹ còn tỏ ra lo ngại về việc Đông Á sẽ nổi sóng nếu nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đến thăm đền Yasukuni. Như vậy, có thể thấy rằng nếu Nhật Bản sửa đổi những quy định trong Điều 20 của hiến pháp theo hướng cho phép các quan chức nhà nước tiến hành các hoạt động tôn giáo trong phạm vi nghi lễ xã hội và thực hành các hoạt động trong phạm vi văn hoá – dân tộc có thể sẽ làm bùng phát những căng thẳng diễn ra trong khu vực trong tương lai nếu các thế lực chính trị muốn lợi dụng việc đến thăm đền Yasukuni để khơi dậy chủ nghĩa dân tộc ở Nhật Bản. Đó cũng là nguy cơ tiềm tàng về xung đột ngoại giao giữa Nhật Bản và các nước trong khu vực. Bởi lẽ, với những thay đổi như vậy sẽ mở ra khả năng có nhiều cuộc viếng thăm của các chính khách Nhật Bản đến ngôi đền này. 2. Tác động đối với an ninh khu vực Sửa đổi hiến pháp Nhật Bản tuy là vấn đề của nội bộ nước Nhật, song, lại có tác động không nhỏ đến an ninh khu vực Đông Bắc Á. Nhật Bản là một cường quốc trong khu vực với tiềm lực kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật cao nên mỗi thay đổi của nước này, đặc biệt là thay đổi về mặt quốc phòng đều gây sự chú ý của những nước xung quanh, nhất là các nước có tranh chấp với Nhật Bản. Sửa đổi hiến pháp sẽ tạo cho Nhật Bản căn Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc cứ pháp lý để thành lập quân đội, tăng ngân sách quốc phòng và thực hiện quyền phòng vệ tập thể cũng như gửi quân tham gia vào đội quân của Liên Hợp Quốc để giải quyết các vấn đề của cộng đồng quốc tế. Như vậy, sửa đổi hiến pháp như là một biện pháp tháo bỏ “xiềng xích” đối với Nhật Bản trong suốt một thời gian dài kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc đến nay, qua đó tạo điều kiện cần thiết để Nhật Bản trở thành một quốc gia bình thường. Bên cạnh những tác động mà sửa đổi hiến pháp mang lại cho Nhật Bản thì việc sửa đổi này cũng gây ra những tác động đối với an ninh khu vực xuất phát từ việc Nhật Bản tăng cường sức mạnh quân sự, trở thành một quốc gia bình thường. Cụ thể sẽ có những tác động sau: *Gây tâm lý lo ngại và làm trầm trọng thêm tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh trong khu vực Nếu Nhật Bản thành lập quân đội, tăng cường sức mạnh quân sự thì đó sẽ là chất xúc tác thúc đẩy quá trình gia tăng sức mạnh quân sự của các quốc gia trong khu vực. Bởi vì, sự gia tăng sức mạnh quân sự của Nhật Bản cộng thêm với quá khứ quân phiệt khiến các nước trong khu vực lo ngại rằng Nhật Bản có thể trở lại với chủ nghĩa quân phiệt như thời trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Điều này đặc biệt gây quan ngại cho Trung Quốc khi căng thẳng trong quan hệ NhậtTrung do tranh chấp biển đảo chưa có dấu hiệu giảm xuống. Hiện nay, khi hiến pháp chưa được sửa đổi, động thái tăng cường ngân sách quốc phòng và trang thiết bị hiện Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 đại của Nhật Bản đã làm cho Trung Quốc hết sức lo ngại. Bắc Kinh chỉ trích Nhật Bản thổi phồng mối đe dọa từ Trung Quốc, gây căng thẳng đối đầu để kiếm cớ tăng cường sức mạnh quân sự và tỏ ý nghi ngờ không biết Nhật Bản sẽ đi đến đâu. Các động thái tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản đều được Trung Quốc theo dõi rất sát sao. Việc gần đây, Nhật Bản cho hạ thuỷ tàu sân bay trực thăng lớn nhất của nước này mang tên Izumo đúng vào ngày kỷ niệm sự kiện Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản (ngày 6/8/2013) đã làm cho Trung Quốc hết sức chú ý. Các phương tiện thông tin đại chúng của Trung Quốc từ báo giấy đến truyền hình đều đồng loạt đưa tin về sự kiện này. Tờ Thời báo hoàn cầu của Trung Quốc có bài viết cho rằng Nhật Bản hạ thuỷ tàu Izumo đúng dịp 68 năm ngày Mỹ ném bom xuống Nhật Bản là “có ý đồ sâu xa” và nhận định rằng sự kiện này có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á. Với tiềm lực sẵn có của mình cả về kinh tế và khoa học kỹ thuật, nếu như được dỡ bỏ rào cản về mặt pháp lý thì Nhật Bản có đủ điều kiện để trở thành một cường quốc với những trang thiết bị quân sự hiện đại. Điều này có thể sẽ gây ra bất ổn trong khu vực khi giữa Nhật Bản và các nước đang có những tranh chấp về biển đảo (tranh chấp NhậtTrung, Nhật–Nga, Nhật–Hàn). Trong bối cảnh như vậy nếu Nhật Bản mở đường cho tái vũ trang thì không thể không gây lo ngại cho các nước có tranh chấp với nước này. Sự gia tăng sức mạnh quân sự sẽ giúp Nhật Bản đảm bảo an toàn cho mình nhưng lại làm 23 Nghiªn cøu khoa häc giảm an ninh của nước khác đặc biệt là những nước đang có tranh chấp với Nhật Bản. Kết quả là các nước này phải đầu tư quốc phòng để cân bằng sức mạnh với Nhật Bản nhằm đảm bảo an ninh. Khi các nước này tăng sức mạnh quốc phòng thì lại làm giảm an ninh đối với các nước láng giềng của nước đó. Cứ như vậy, sẽ tạo ra hiệu ứng domino về gia tăng sức mạnh quân sự giữa các nước. Kết quả là các nước bị cuốn vào vòng xoáy của tăng cường sức mạnh quốc phòng và điều không mong muốn có thể xảy ra là các nước chính thức bước vào một cuộc đua vũ trang ngầm với tâm trạng nghi kỵ và đề phòng lẫn nhau dẫn đến an ninh Đông Bắc Á sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu hơn. * Gây căng thẳng trong quan hệ Trung Nhật Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước lớn trong khu vực Đông Bắc Á cả về quân sự, kinh tế và tầm ảnh hưởng. Do vậy, xung đột giữa hai nước này sẽ gây tác động không nhỏ đến chính trị và an ninh trong khu vực. Hiện nay giữa Nhật Bản và Trung Quốc tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm. Trước hết phải kể đến vấn đề mang tính lịch sử bao gồm vấn đề sách giáo khoa, nô lệ tình dục, bồi thường chiến tranh, thảm sát Nam Kinh, thăm viếng đền Yasukuni. Tiếp theo là vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo và quyền lãnh đạo khu vực. Trong thời gian gần đây, với sự trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cùng với những đầu tư quốc phòng 24 mạnh mẽ. Sự tự tin đã trở lại với người Trung Quốc, Trung Quốc chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang hành động quyết đoán hơn để thực hiện giấc mộng Trung Hoa và điều này đã động chạm đến lợi ích của Nhật Bản trong đó có vấn đề tranh chấp biển đảo. Trước thái độ và hành động của Trung Quốc, phía Nhật Bản cũng cho thấy thái độ cứng rắn, cương quyết không nhượng bộ của nước này và thể hiện quyết tâm bảo vệ các đảo mà họ cho là thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Rất nhiều lần phía Nhật Bản phái tàu chiến và máy bay đuổi tàu và máy bay của Trung Quốc tới vùng biển tranh chấp. Thủ tướng Abe cũng thể hiện rõ quan điểm cứng rắn và quyết tâm bảo vệ lãnh thổ trước sự đe dọa về an ninh từ phía Trung Quốc. Trong chuyến thị sát tới một căn cứ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở Saitama ngày 27/10/2013, ông Abe đã có bài phát biểu trước các binh sỹ rằng: “Có những nguy cơ an ninh xung quanh Nhật Bản. Chúng ta cần cảnh giác và nâng cao năng lực phòng vệ cũng như không cho phép thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Chúng ta phải thực hiện tất cả các hoạt động như tình báo và giám sát nhằm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ”. Ông cũng cam kết tăng cường lực lượng quốc phòng để bảo vệ các đảo xa của nước này. Như vậy, xoay quanh vấn đề chủ quyền biển đảo, hai phía Nhật Bản và Trung Quốc đang có mâu thuẫn gay gắt, không bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Mâu thuẫn này có vẻ như khó điều hoà, không những không giảm xuống mà còn có chiều hướng gia tăng khi cả hai phía đều có những động cơ riêng trong bối cảnh chung là Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc chủ nghĩa dân tộc ở khu vực đang trỗi dậy. Một trong những biểu hiện gần đây của sự căng thẳng là việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông bao trùm cả quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản vào ngày 23/11/2013. Động thái này gây phản ứng mạnh mẽ từ phía Nhật Bản dẫn đến hai nước Nhật Bản và Trung Quốc lao vào “khẩu chiến” trên mặt trận ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc đến để phản đối. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thì tỏ ra vô cùng quan ngại về việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không trên biển Hoa Đông. Phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản, ông nói: “Tôi vô cùng quan ngại động thái này của Trung Quốc có thể làm thay đổi một cách mất cân bằng hiện trạng trên biển Hoa Đông, khiến tình hình leo thang và gây ra sự cố bất ngờ tại vùng biển này1. Trong khi đó, phía Trung Quốc phớt lờ trước phản ứng từ phía Nhật Bản và cho rằng việc thiết lập vùng nhận diện phòng không này là hoàn toàn bình thường. Sau khi công bố vùng nhận diện phòng không có hiệu lực, phía Trung Quốc đã tổ chức chuyến bay tuần tra đầu tiên của không quân nước này trên vùng phòng không đó và ngay lập tức gặp phải phản ứng mạnh mẽ của phía Nhật Bản. Nhật Bản đã phái 2 máy bay chiến đấu lên chặn máy bay Trung Quốc. Sự việc này đã làm cho quan hệ Trung - Nhật vốn đã căng thẳng lại càng căng thẳng hơn. Trong tình trạng căng thẳng 1 http://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-nhat-ban-quanngai-ve-adiz-cua-trung-quoc/231868.vnp. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 chưa có dấu hiệu giảm xuống, nếu một trong hai phía tăng cường sức mạnh quốc phòng sẽ làm gia tăng căng thẳng thêm nữa. Do vậy, khi Nhật Bản tiến hành sửa đổi hiến pháp để mở đường cho tái vũ trang, đồng nghĩa với việc Nhật Bản là một bên trong tranh chấp tăng cường sức mạnh quân sự. Điều này sẽ tạo ra tình trạng căng thẳng mới trong quan hệ Nhật - Trung và an ninh Đông Bắc Á. Việc Nhật Bản sửa đổi hiến pháp sẽ cho phép nước này sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế, thậm chí là thực hiện quyền phòng vệ từ xa thông qua việc “đánh phủ đầu”. Sửa đổi hiến pháp cũng cho phép quân đội Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ chung với Mỹ, điều đó sẽ giúp cho Nhật Bản có thêm sức mạnh và sự tự tin để đối đầu với Trung Quốc. Khi đó căng thẳng Nhật-Trung sẽ thường xuyên được đẩy lên cao mỗi khi có tranh chấp nổ ra. 3. Một vài nhận xét Thứ nhất, với một quốc gia, việc gia tăng sức mạnh quân sự để đảm bảo an ninh cho mình khi hoàn cảnh xung quanh không ổn định là chuyện rất bình thường. Trường hợp của Nhật Bản cũng vậy, việc Nhật Bản làm mọi cách để tiến tới một quốc gia bình thường và tăng cường sức mạnh quân sự khi an ninh khu vực không ổn định là điều hoàn toàn chính đáng. Song, với quá khứ quân phiệt, cộng thêm những thái độ cứng rắn trong xử lý các tranh chấp biển đảo của chính quyền Tokyo thời gian gần đây khi đặt dưới sự lãnh đạo của một vị thủ tướng với tinh thần dân tộc có phần cực đoan thì nhu cầu chính đáng đó của Nhật Bản bị đặt một 25 Nghiªn cøu khoa häc dấu hỏi lớn từ những nước xung quanh, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên - là các nước vừa có tranh chấp với Nhật Bản ở hiện tại vừa là nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản trong quá khứ. Kết quả dẫn đến chạy đua vũ trang và nghi kỵ lẫn nhau giữa các nước trong khu vực Đông Bắc Á. Thứ hai, các dự định sửa đổi liên quan đến tôn giáo cho phép các quan chức chính phủ, các chính trị gia được phép thăm viếng đền Yasukuni (Điều 20) và tái vũ trang, thành lập quân đội, gửi quân ra nước ngoài (Điều 9) đều gợi đến quá khứ quân phiệt của Nhật Bản. Do vậy, việc sửa đổi những điều này không tránh khỏi những phản ứng mạnh mẽ từ các nước láng giềng của Nhật Bản là những nước từng bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng và gây đau thương trong giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Thứ ba, Nhật Bản sửa đổi hiến pháp để thành lập quân đội, đây không chỉ là vấn đề đổi tên từ Lực lượng phòng vệ thành quân đội một cách đơn thuần mà là sự thay đổi hẳn về bản chất của lực lượng quân sự Nhật Bản. Từ chỗ chỉ phát triển theo hướng chuyên về phòng vệ, nay chuyển sang cả phòng vệ và tấn công. Điều này dẫn tới việc thay đổi cả đường lối chính sách quốc phòng, mở ra cho Nhật Bản cơ hội thực hiện những tham vọng của nước này nhưng đồng thời cũng mở ra nguy cơ dẫn đến các vụ xung đột quân sự có thể xảy ra trong khu vực khi có tranh chấp nổ ra trong hoàn cảnh Nhật Bản không bị hạn chế bởi những ràng buộc quy định trong hiến pháp . 26 Tµi liÖu tham kh¶o 1. Trần Quang Minh (2011), Nhật Bản một số vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật 2001-2020, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 2. Thông tấn xã Việt Nam, Các vấn đề quốc tế, tài liệu tham khảo đặc biệt tháng 6/2013. 3. Thông tấn xã Việt Nam, Các vấn đề quốc tế, tài liệu tham khảo đăc biệt tháng 9/2013. 4. Đặng Xuân Thanh, “Bình mới rượu cũ hay là một số biểu hiện gần đây của chủ nghĩa dân tộc tại Đông Bắc Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 9 năm 2012. 5. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 6/2/2013 6. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 20/7/2013 7. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo khảo đặc biệt ngày 1/9/2013 8. Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu tham khảo đặc biệt ngày 21/7/2013 9. Hiến pháp Nhật Bản 1946. 10. Dự thảo sửa đổi hiến pháp Nhật Bản năm 2012. Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 Nghiªn cøu khoa häc Nghiªn cøu ®«ng b¾c ¸, sè 12(154) 12-2013 27

Ngày đăng: 30/09/2015, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w