... Các hoạt động chủ yếu ngân hàng 26 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU 27 4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG... DOANH NGUYỄN KIỀU LINH C1200177 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK HUYỆN TRẦN VĂN THỜI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN... số đánh giá hoạt động tín dụng ngân hàng 46 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI .50 5.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG 50
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN KIỀU LINH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK HUYỆN TRẦN VĂN THỜI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ, năm 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN KIỀU LINH C1200177 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK HUYỆN TRẦN VĂN THỜI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NGUYỄN THANH BÌNH Cần Thơ, năm 2014 LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường và tất cả các thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ. Qua quá trình học tập tại trường, em đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức quý báo và kinh nghiệm bổ ích để ứng dụng vào công việc của em sau này. Em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn em, giúp em có thể hoàn thành bài luận văn này. Thầy đã giúp em khắc phục những sai sót trong suốt quá trình làm bài. Một lần nửa em xin cảm ơn thầy! Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Trần Văn Thời đã tạo điều kiện để em có thể thực tập ở đây. Nhờ đó giúp em hiểu thêm được quá trình làm việc thực tế của nhân viên ngân hàng là như thế nào. Và quan trọng nhất con xin cảm ơn cha mẹ, những người đã luôn thương yêu lo lắng và che chở cho con. Dù chưa từng nói ra bằng lời, nhưng thật sự trong thâm tâm của con cha mẹ luôn là những người mà con thương yêu nhất, dù có những lúc con cứng đầu hay giận dỗi thì điều đó trong con vẫn không hề thay đổi. Nhờ có cha mẹ mà con mới có được ngày hôm nay, công ơn của cha mẹ con sẽ luôn mãi khắc ghi. Yêu cha mẹ và em trai nhiều! ................, ngày.....tháng.....năm......... Người thực hiện i LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất kỳ luận văn cùng cấp nào khác. .............., ngày.....tháng.....năm......... Người thực hiện ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... Cần Thơ, ngày.....tháng.....năm....... Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................. 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................ 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ..................................................................................... 3 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................................................ 4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................. 4 2.1.1 Tín dụng ngân hàng .................................................................................. 4 2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá .............................................................................. 16 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 17 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 17 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 17 CHƯƠNG 3:TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRẦN VĂN THỜI VÀ NHNo&PTNT VIỆT NAM-CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU ................................................................................................... 20 3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TRẦN VĂN THỜI.............................................. 20 3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20 3.1.2 Kinh tế xã hội ......................................................................................... 20 3.2 KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM-CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU ............................................................................... 22 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng NNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ............................................................................................ 22 iv 3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận......................................23 3.2.3 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng ....................................................26 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM, CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU ...27 4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN BA NĂM 2011-2013 ...............................27 4.1.1Tổng thu nhập ..........................................................................................27 4.1.2 Tổng chi phí ............................................................................................28 4.1.3 Lợi nhuận ................................................................................................28 4.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 .........28 4.2.1 Vốn huy động ..........................................................................................29 4.2.2 Vốn điều chuyển .....................................................................................30 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014...............................................31 4.3.1 Doanh số cho vay ....................................................................................31 4.3.2 Doanh số thu nợ ......................................................................................35 4.3.3 Dư nợ .......................................................................................................39 4.3.4 Nợ xấu .....................................................................................................43 4.3.5 Các tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng ............................46 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI .......50 5.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÍN DỤNG ............................................................50 5.1.1 Thuận lợi .................................................................................................50 5.1.2 Khó khăn .................................................................................................51 5.1.3 Định hướng phát triển .............................................................................51 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG .......................................................................................................53 v 5.2.1 Đối với hoạt động huy động và quả lý vốn ............................................ 53 5.2.2 Đối với hoạt động cho vay ..................................................................... 54 5.2.3 Đối với rủi ro tín dụng ............................................................................ 55 5.2.4 Đối với các khoản nợ khó đòi ................................................................ 55 5.2.5 Khen thưởng kỷ luật và đời sống của các bộ, nhân viên ngân hàng ...... 55 5.2.6 Giải pháp khác ........................................................................................ 56 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN .................................................................................. 57 6.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57 6.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 59 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Kết quả HĐKD của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 3 năm 2011-2013 ......................................................................................................27 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2011-2013....................................................................................28 Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 ...................................29 Bảng 4.4: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2011-2013 ............................................................................................31 Bảng 4.5: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014............................................31 Bảng 4.6: DSTN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 ..............................................................................................................35 Bảng 4.7: DSTN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 ............................................................36 Bảng 4.8: Dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 ..............................................................................................................40 Bảng 4.9: Dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 ............................................................40 Bảng 4.10: Nợ quá hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 20112013 .......................................................................................................................43 Bảng 4.11: Tình hình nợ quá hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 ............................43 Bảng 4.12: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời năm 2011-2013, sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 ...............................................................................................................46 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ........... 23 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CBTD : Cán bộ tín dụng CN : Công nghiệp CP : Chi phí DN : Dư nợ DH : Dài hạn DSCV : Doanh số cho vay DSTN : Doanh số thu nợ ĐC : Điều chuyển NHNo &PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NH : Ngân hàng NKT : Ngành kinh tế NN : Nông nghiệp TH : Trung hạn TDN : Tổng dư nợ TS : Thủy sản TNV : Tổng nguồn vốn VHĐ : Vốn huy động ix 10 11 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển để có thể vươn mình ra biển lớn trở thành một nước có nền kinh tế vững mạnh, dân giàu xã hội văn minh. Để làm được điều đó chúng ta cần phải có sự hỗ trợ của nhiều nguồn lực, trong đó vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất tác động trực tiếp đến nền kinh tế, mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế điều cần có vốn, có thể nói hiện nay không có một doanh nghiệp nào mà không đi vay. Và khi nhắc đến vốn thì ta sẽ nghĩ ngay đến ngân hàng vì ngân hàng chính là nơi cung cấp vốn lớn nhất cho nền kinh tế, là trung gian tài chính tốt nhất. Trong những năm gần đây ngành ngân hàng đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế. Các ngân hàng cũng đã đáp ứng một lượng vốn lớn cho nền kinh tế của đất nước. Với vai trò quan trọng của mình các ngân hàng đã không ngừng tự hoàn thiện để hoạt động có hiệu quả hơn, khai thác tốt mọi lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư. Thêm vào đó nước ta là một nước chuyên sản xuất nông nghiệp, với việc xác định nông nghiệp là ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển vững mạnh và là ngành được nhà nước quan tâm hỗ trợ. Ngân hàng đã đề ra những biện pháp hỗ trợ vốn với lãi suất thấp thúc đẩy nông dân phát triển nông nghiệp góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, từ đó phát triển nền kinh tế của đất nước. Cũng giống như các ngân hàng khác thì ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng ngân hàng vẫn quan tâm đến chính sách xã hội, hỗ trợ cho người dân để họ có thể an tâm sản xuất, cho vay thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chủ trương của tỉnh, đầu tư để người dân có thể ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất làm tăng giá trị sản xuất từ các ngành nông nghiệp, thủy sản nhờ đó mà giải quyết được việc làm cho một bộ phận người dân, đời sống người dân được cải thiện, mức sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, tỷ lệ giàu ở huyện ngày một tăng, tỷ lệ nghèo ngày càng giảm xuống. Để đạt được những thành quả đó thì trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng cũng không tránh khỏi những khó khăn như: tình trạng nợ xấu, nợ quá 1 hạn,...đó vẫn luôn là mối hiểm họa trong hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát trển nông thôn huyện Trần Văn Thời nói riêng. Từ thực trạng trên ta thấy được những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động của ngân hàng, qua đó đề ra những giải pháp, những hướng đi đúng đắn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau” để làm luận văn tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, từ đó tìm ra những thuân lợi và khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu cụ thể 1: Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua ba năm 2011,2012, 2013 và sáu tháng đầu năm 2014. - Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua ba năm 2011,2012, 2013 và sáu tháng đầu năm 2014. - Mục tiêu cụ thể 3: Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua ba năm 2011,2012, 2013 và sáu tháng đầu năm 2014. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời. 2 1.3.2 Phạm vi thời gian Nội dung đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 11/08/2014 đến 17/11 /2014 Số liệu của đề tài có phạm vi thời gian trong ba năm 2011, 2012, 2013 và sáu tháng đầu năm 2014. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng của hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là một hoạt động ra đời và gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một mối quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo những nghĩa sau: - Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. - Định nghĩa 2: Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa. - Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán...dựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái – người cho vay). Như vậy tín dụng tín dụng được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau, nhưng chúng cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động đi vay và cho vay và quan hệ này được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành. Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng cấp cho khách hàng một số tiền nhất định để khách hàng sử dụng trong một khoản thời gian nhất định và dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Ngày nay hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng rất đa dạng và phong phú. Đối tượng khách hàng được ngân hàng cấp tín dụng cũng được mở rộng hơn. Ngân hàng không chỉ cấp tín dụng cho doanh nghiệp mà còn cấp tín dụng cho cá nhân. Các hình thức cấp tín dụng cũng rất khác nhau như cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng mua xe, xây dựng sửa chữa nhà ở, cho vay phục vụ nhu cầu du học, du lịnh,... (Thái Văn Đại, 2013, trang 38) 4 2.1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, tín dụng có những vai trò sau: - Thứ nhất: đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của các doanh nghiệp, vì vậy tín dụng đã góp phần động viên vật tư hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội. - Thứ hai: Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất. Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở đó vay các đơn vị kinh tế. Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả. - Thứ ba: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. Trong giai đoạn tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất khẩu, dầu khí,… Nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, tạo cơ sở lôi cuốn các ngành khác. - Thứ tư: Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước. Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả và có lợi tức, nhờ vậy mà hoạt động của tín dụng đã kích thích sử dụng có hiệu quả. Bằng cách tác động như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước khi sử dụng vốn tín dụng phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay của vốn, tạo điều kiện nâng cao doanh lợi của doanh nghiệp. - Thứ năm: Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài. 5 Trong điều kiện “mở”, tín dụng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau. (Trần Ái Kết, 2006, trang 57-58) 2.1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng. Tín dụng ngân hàng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại. - Căn cứ vào mục đích của tín dụng: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp. Cho vay tiêu dùng cá nhân. Cho vay bất động sản. Cho vay nông nghiệp. Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu. - Dựa vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 1 năm giúp khách hàng bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 1 năm đến dưới 5 năm cho việc đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn: tín dụng có thời hạn trên 5 năm, mục đích của loại chi vay này thường là nhằm tài trợ cho dự án đầu tư, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. - Dựa vào vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng: Tín dụng không có tài sản đảm bảo (tín chấp): là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố, bão lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng để quyết định cho vay. Loại tín dụng này thường được áp dụng với khách hàng truyền thống có quan hệ lâu dài, có tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín, có lịch sử trả nợ tốt với ngân hàng như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả. 6 Tín dụng có tài sản đảm bảo: là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. - Dựa vào phương thức trả nợ vay: Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn. Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay cho vay trả góp. Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy khả năng tài chính của người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. - Dựa vào đối tượng khách hàng: Tín dụng doanh nghiệp là hình thức cấp tính dụng nhằm mục đích hỗ trợ cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vốn lớn do đó các ngân hàng luôn phải thận trọng trong công tác xét duyệt. Tín dụng cá nhân: là hình thức cấp tín dụng nhàm mục đích đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng mua sắm các vật dụng, các khoản vay để trang trải chi phí hàng ngày của đời sống. Nhóm đối tượng này có số lượng rất lớn và thường có nhu cầu cho các khoản vay nhỏ lẻ. - Dựa vào ngành kinh tế: Nông nghiệp. Thủy sản. Công nghiệp. Thương mại và dịch vụ. Các ngành kinh tế khác. Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Ngày nay khi các hình thức tín dụng ngày một đa dạng thì cách phân loại ngày càng chit tiết hơn. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu và phân tích tín dụng dễ dàng hơn. (Nguyễn Minh Kiều, 2006, trang 54-57) 7 2.1.1.4 Nguyên tắc tín dụng Các ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ ra của mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả người đi vay và chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ cũng đặc ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng phải tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng. Các nguyên tắc tín dụng được ngân hàng xây dựng trên bản chất tín dụng của ngân hàng. Trong việc cấp tín dụng của NHTM xem các nguyên tắc là cơ sở để quyết định các món vay tín dụng cấp ra cho khách hàng. Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặc ra các nguyên tắc sau: a. Tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng - Theo nguyên tắc này tiền vay phải sử dụng đúng mục đích đã được người đi vay thỏa thuận với ngân hàng và ngân hàng đã đồng ý. Đối tượng ngân hàng xem xét cho vay là các khoản chi phí mà người đi vay cần thực hiện phù hợp với nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh. - Nói đến nguyên tắc này là nói đến sự bắt buộc tuân thủ. Chính vì vậy, người đi vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng. Trường hợp ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn trước thời hạn để tránh tình trạng rủi ro do thất tín của người đi vay. - Nếu khách hàng tuân thủ đúng nguyên tắc này của ngân hàng thì cũng có nghĩa là giúp cho khách hàng sử dụng vốn vay vào sản xuất kinh doanh theo thỏa thuận và như vậy sẽ tạo ra lợi nhuận. Khi đó người đi vay đảm bảo được uy tín với ngân hàng, giúp ngân hàng thực hiện được sứ mệnh của mình là góp phần vào phát triển sản xuất đồng thời cũng tạo ra lợi nhuận cho chính mình. b. Tiền vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. - Như mọi người biết, ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh và mục tiêu của ngân hàng cũng là lợi nhuận có được từ các khoản đầu tư mà chủ yếu là tín dụng. Một ngân hàng không thể tồn tại nếu các khoản cho vay của mình chỉ thu 8 về được gốc hoặc chỉ có tiền lãi vì nguồn vốn mà ngân hàng cho vay cũng chính là nguồn vốn mà ngân hàng đi vay, phải trả lãi. Như vậy, điều kiện vật chất để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển là có thể thu về cả gốc và lãi sau khoản thời gian cấp tín dụng cho khách hàng. - Nguyên tắc này bắt buộc người đi vay phải chủ động trả nợ cả gốc và lãi của ngân hàng sau khi đáo hạn. Nếu đến hạn người đi vay không chủ động trả nợ cho ngân hành thì ngân hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi khách hàng (trường hợp khách hàng có tài khoản tại ngân hàng), chuyển nợ quá hạn (trường hợp không được cơ cấu lại thời hạn), hoặc ngân hàng có thể sử dụng biện pháp cứng hơn như phát mãi tài sản để thu hồi nợ. - Bất kỳ rủi ro sai hẹn nào từ phía người đi vay cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Trường hợp nhiều khách hàng không có khả năng thực hiện được hoặc không muốn thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình có thể làm cho ngân hàng thua lỗ, thậm chí phá sản. Điều đó có nghĩa sẽ tác động xấu đến hoạt động kinh tế xã hội vì hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng dây chuyền, có thể lây lang đến nhiều ngân hàng khác. (Thái Văn Đại, 2013, trang 38-40) 2.1.1.5 Quy trình tín dụng chung Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp cận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều tự thiết kế quy trình tín dụng cụ thể bao gồm nhiều bước khác nhau với kết quả cụ thể của từng bước đi. Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện qui trình tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hiểu quả góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau: - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập các hồ sơ và thủ tục vay vốn về mặt hành chính. 9 - Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng. Quy trình tín dụng căn bản gồm các bước sau: a. Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: - Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay. - Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, mà cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung thì một bộ hồ sơ cấp tín dụng thường thu thập từ khách hàng những thông tin sau: Thông tin về năng lực pháp lý năng lực hành vi của khách hàng. Thông tin về khả năng sử dụng khả năng hoàn trả vốn của ngân hàng. Thông tin về bảo đảm tín dụng. - Để thu thập được những thông tin trên thì ngân hàng phải yêu cầu khách hàng lập và nộp những loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị vay vốn Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc hay điều lệ hoạt động. Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ, hoặc dự án đầu tư. Báo cáo tài chính của kỳ gần nhất. Các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay. Các giấy tờ liên quan khác cần thiết. b. Phân tích tín dụng: - Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát các loại rủi ro đó và dự kiến các biện 10 pháp phòng ngừa và xử lý thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác phân tích tín dụng còn quan tâm đến tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở để quyết định cho vay. c. Quyết định và ký hợp đồng tín dụng: - Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Đối với khâu này có hai sai lầm cơ bản thường xảy ra là: Quyết định cho vay đối với một khách hàng không tốt. Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt. Cả hai sai lầm này đều có thể dẫn đến những thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất có thể dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc sợ không thể thu hồi. Loại sai lầm thứ hai có thể gây thiệt hại về uy tín và làm mất cơ hội cho vay của ngân hàng. Nhằm hạn chế những sai lầm trên, trong khâu quyết định tín dụng của ngân hàng cần vấn đề là: Thu thập và xữ lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở để ra quyết định và trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc người có năng lực phân tích và phán quyết. - Cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng: Cơ sở đưa ra quyết định tín dụng trước hết dựa vào thông tin thu thập và xử lý trên hồ sơ tín dụng, do giai đoạn trước chuyển sang. Kế đến dựa vào những thông tin khác hay những thông tin cập nhật có liên quan, chẳng hạn như thông tin cập nhật về tình hình thị trường, chính sách tín dụng của ngân hàng, các quy định về hoạt động tín dụng của ngân hàng nhà nước, nguồn vốn cho vay của ngân hàng, kết quả thẩm định hình thức đảm bảo nợ vay,... - Quyền phán quyết tín dụng: Tùy theo quy mô vốn lớn hay nhỏ mà quyền phán quyết tín dụng được giao cho một hội đồng tín dụng hay một cá nhân phụ trách. Hội đồng tín dụng bao gồm những người có quyền hạn và trách nhiệm quan trọng trong ngân hàng, thường đưa ra quyết định đối với những hồ sơ vay vốn có quy mô lớn trong khi quyền phán quyết các hồ sơ vay với số vốn nhỏ thường được trao cho cá nhân phụ trách. Sau khi ra quyết định tín dụng có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định ở khâu trước. Nếu chấp thuận cho vay cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký kết hợp 11 đồng tín dụng và làm tiếp các bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích lý do cho khách hàng được rõ. d. Giải ngân - Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi ký hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay của khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Đây cũng là khâu quan trọng vì nó có thể phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót ở các khâu trước. Ngoài ra cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát vốn tín dụng có được sữ dụng đúng mục đích cam kết hay không. Giải ngân phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây khó khăn và phiền hà cho khách hàng. e. Giám sát tín dụng - Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết để kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát có thể áp dụng: Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Phân tích các báo cáo tài chính của ngân hàng theo định kỳ. Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ của họ. Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư trú của khách hàng đứng tên vay vốn. Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay. Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ với một khách hàng khác. Giám sát khách hàng thông qua các kênh thu thập khác. f. Thanh lý hợp đồng tín dụng - Đây là khâu kết thúc quy trình tín dụng, khâu này gồm có các công việc quan trọng sau: thu nợ cả gốc và lãi, tái xét hợp đồng tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng. *Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ của khách hành theo đúng những điều khoản đã ghi trên hợp đồng tín dụng tùy theo tính chất của khoản vay và tình 12 hình tài chính của khách hàng mà hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ sau: Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn. Thu gốc một lần khi đáo hạn và lãi được thanh toán định kỳ. Thu nợ gốc và lãi nhiều kỳ hạn. Nếu đến hạn mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ. *Tái xét hợp đồng tín dụng: Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện các khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời. *Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ. (Nguyễn Minh Kiều, 2006, trang 59-69) 2.1.1.6 Bảo đảm tín dụng Hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù trước khi quyết định cho vay ngân hàng đã trải qua các khâu như thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng cũng không thể nào loại bỏ được rủi ro tín dụng. Do đó bảo đảm tiền vay có thể sử dụng như một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro. Bảo đảm tín dụng hay còn được biết đến là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Tất cả các tài sản hoặc các quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lưu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay. Tuy nhiên, để bảo đảm tiền vay có hiệu quả thì đòi hỏi: Giá trị đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (có giá trị và có thị trường tiêu thụ). 13 Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tín dụng nói chung có thể thực hiện bằng nhiêu cách bao gồm: bảo đảm bằng tài sản thể chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, và hình thức bảo lãnh bằng bên thứ ba. Cụ thể: Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay. Thế chấp tài sản là việc bên đi vay sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình hoặc giá trị quyền sử dụng đất hợp pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Vấn đề thế chấp tài sản bị chi phối bởi Luật dân sự và Luật đất đai. Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố là việc bên đi vay giao các tài sản là các động sản thuộc sỡ hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng ký quyền sỡ hữu, có loại cần đăng ký quyền sỡ hữu (xe cộ, phương tiện vận chuyển). Đối với loại tài sản không cần đăng ký quyền sỡ hữu, khi cầm cố tài sản phải được giao nộp cho bên cho vay. Đối với tài sản có đăng ký quyền sỡ hữu, khi cầm cố hai bên có thể thỏa thuận để bên cầm cố giữ tài sản hoặc giao tài sản cầm cố cho bên thứ ba giữ. Bảo đảm tín dụng từ tài sản được hình thành từ vốn vay: tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị của của tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của khách hàng. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản được hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với ngân hàng. Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà người được bảo lãnh không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. (Nguyễn Minh Kiều, 2006, trang 71-77 ) 2.1.1.7 Rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng (credit risk) đối với một ngân hàng là loại rủi ro xảy ra khi khách hàng không còn khả năng chi trả các khoản nợ mà họ đã vay của ngân 14 hàng. Trong hoạt động tín dụng khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó chỉ mới là một giao dich chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được gọi là hoàn thành khi ngân hàng thu hồi được khoản cho vay cả gốc và lãi. Tuy nhiên khi thực hiện giao dịch tín dụng ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có được hoàn thành hay không. Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành một giao dịch tín dụng. Có hai nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng đó là: Nguyên nhân từ phía khách hàng: Về mặt chủ quan là do khách hàng quản lý kém hiệu quả dẫn đến sử dụng nguồn vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ trong khi biện pháp thu hồi nợ của ngân hàng chưa đạt hiệu quả. Về mặt khách quan có thể là do khách hàng gặp phải những thay đổi tiêu cực từ môi trường kinh doanh không thể lường trước được chẳng hạn như những thay đổi về giá cả thị trường, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách của chính phủ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục được. Từ đó doanh nghiệp dù có thiện chí nhưng vẫn không có khả năng trả nợ. Nguyên nhân từ phía ngân hàng: Rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ những nguyên nhân chủ quan như quá tính phân tích và thẩm định tín dụng chưa kỹ lưỡng dẫn đến những sai lầm trong quyết định cho vay. Mặt khác cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay vào một mục đích khác với đã ghi trên hợp đồng. (Nguyễn Minh Kiều, 2006, trang 543-546) Dù là nguyên nhân từ phía khách hàng hay ngân hàng, nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì đều dẫn đến nguy cơ là khách hàng không thể trả được nợ làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Vì thế để tránh gặp rủi ro tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định kỹ càng trước khi cho vay, sau khi cho vay thì phải thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo rằng họ đã làm đúng những thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng từ đó giảm bớt nguy cơ rủi ro tín dụng. 15 2.1.2 Các tỷ số đánh giá 2.1.2.1 Hệ số thu nợ Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nó đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu chỉ số này càng tiến gần về 1 thì càng tốt. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = ×100% (2.1) Doanh số cho vay 2.1.2.2 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thu được lợi nhuận càng cao, đồng thời rủi ro cũng cao hơn. Dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn = ×100% (2.2) Tổng nguồn vốn 2.1.2.3 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao có nghĩa là chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại (thông thường tỷ lệ này ở dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là bình thường). Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ = ×100% Tổng dư nợ 16 (2.3) 2.1.2.4 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = ×100% (2.4) Dư nợ bình quân Dư nợ bình quân là số dư nợ trung bình của ngân hàng trong một năm, được tính bằng công thức: (Dư nợ đầu kì + Dư nợ cuối kì) Dư nợ bình quân = (2.5) 2 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tìm hiểu và trao đổi thông tin có liên quan với các nhân viên đang công tác tại ngân hàng. Tham khảo các quy chế, chính sách về cho vay, quản lý nợ, dự phòng và xử lý rủi ro của ngân hàng Thông tin số liệu còn được thu thập từ các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài, từ tạp chí, sách báo, mạng internet. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Trong quá trình thực hiện đề tài các được sử dụng là: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kế mô tả và phương pháp phân tích. 17 - Đối với mục tiêu cụ thể 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả số liệu và so sánh đối với kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình huy động vốn của ngân hàng để từ đó thấy được hiệu quả cho vay của ngân hàng. Phương pháp so sánh sử dụng hai hình thức là: + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆Y = Y1 - Y0 Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trước (kỳ gốc). Y1: Chỉ tiêu năm sau (kỳ nghiên cứu). ∆Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm cần tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động đó để từ đó đề ra biện pháp khắc phục + Phương pháp so sánh tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. %Y = (∆Y /Y0)× 100% Trong đó: Y0: Chỉ tiêu năm trước (kỳ gốc). Y1: Chỉ tiêu năm sau (kỳ nghiên cứu). ∆Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. %Y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu 18 giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Đối với mục tiêu cụ thể 2: Thống kê số liệu sau đó mô tả và phân tích đối với doanh số cho vay, doanh số thu nợ, Dư nợ và nợ xấu của ngân hàng, nhằm biết được nguyên nhân của sự tăng hay giảm từ đó giúp giải quyết mục tiêu cụ thể thứ ba. - Đối với mục tiêu cụ thể 3: Dựa vào những nội dung đã phân tích ở các mục tiêu trước mà đưa ra các giải pháp giúp ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. 19 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TRẦN VĂN THỜI VÀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI 3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TRẦN VĂN THỜI 3.1.1 Điều kiện tự nhiên Huyện gồm thị trấn Trần Văn Thời, thị trấn Sông Đốc và 11 xã: Khánh Bình, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Lộc, Lợi An, Phong Điền, Phong Lạc và Trần Hợi. Huyện Trần Văn Thời thuộc huyện vùng sâu xâu vùng xa của tỉnh Cà Mau, phía Đông giáp TP Cà Mau, phía Tây giáp Biển Tây (Vịnh Thái Lan), phía Nam giáp huyện Phú Tân, phía Bắc giáp huyện U Minh và Biển, phía Đông Nam giáp huyện Cái Nước. Huyện có vườn quốc gia U Minh Hạ, có bờ biển dài 36km, vùng biển của huyện có cụm đảo Hòn Đá Bạc, có nhiều cửa sông lớn, lớn nhất là cửa Sông Đốc. Khu du lịch sinh thái tại cửa Sông Đốc, khu du lịch Hòn Đá Bạc hiện nay là điểm du lịch ưa thích của du khách trong và ngoài tỉnh. Lễ hội nghinh ông Sông Đốc hằng năm thu hút khá đông du khách tham gia, bên cạnh đó huyện có nhiều nghề truyền thống rất có tiềm năng điểm hình là nghề làm bún, ép chuối khô, trồng rau màu, nuôi cá đồng, làm khô… tập trung nhiều ở xã Trần Hợi, Khánh bình Tây, nghề làm khô tập trung nhiều nhất ở thị trấn Sông Đốc. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi Trần Văn Thời là một huyện có đầy tiềm năng về phát triển kinh tế hiện tại và trong thời gian tới. 3.1.2 Kinh tế xã hội Huyện Trần Văn Thời có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế, những năm qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt bình quân 8%/năm, tăng trưởng trưởng GDP đạt gần 12%/năm, cơ cấu kinh tế nông-lâm - ngư nghiệp tăng trưởng 12,76%. Thắng lợi trong những năm gần đây của huyện Trần Văn Thời được ghi dấu trên tất cả các lĩnh vực đời sống. Bằng sự đoàn kết, nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đã có nhiều chỉ tiêu 20 đạt và vượt khá so với kế hoạch, đưa tầm vóc, diện mạo Huyện nhà không ngừng khởi sắc, vươn xa... Dựa vào tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, Huyện đã chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, quy hoạch các tiểu vùng phù hợp, xây dựng và triển khai nhiều dự án chuyển đổi sản xuất: Lúa - cá đồng, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm công nghiệp, nâng cao năng suất lúa trên đất nhiễm phèn… mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tín hiệu vui cho nông dân vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời, khi con cá khô bổi được góp mặt tiêu thụ ở 53 siêu thị trong cả nước, chứng nhận nhãn hiệu tập thể được phát huy giá trị, góp phần đưa đặc sản của Cà Mau vươn xa hơn. Điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới của huyện là Dự án xây dựng mô hình Cánh đồng mẫu lớn, được triển khai tại 3 xã (Khánh Bình, Khánh Bình Đông và Trần Hợi), với diện tích 341ha, 221 hộ tham gia. Đây là dự án hoàn toàn có lợi cho dân, vì thế được bà con đồng tình, tích cực thực hiện. Huyện hướng đến nâng cao diện tích, quy mô, đồng thời đề ra chủ trương quy hoạch khép kín từng tiểu vùng, xây dựng trạm bơm điện di động để chủ động tưới tiêu, giảm rủi ro do thời tiết. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được quan tâm thực hiện, nhiều dự án, công trình đang triển khai thi công. Đặc biệt, huyện Trần Văn Thời là địa phương dẫn đầu trong tỉnh Cà Mau về xây dựng lộ giao thông nông thôn, với 130.000m, đạt 130% so với Nghị quyết. Một sự kiện có ý ,nghĩa chính trị sâu sắc, làm nức lòng người dân địa phương là trong những ngày cuối năm 2012, Sông Đốc đón nhận Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận đạt đô thị loại IV. Sau hơn 33 năm hình thành và phát triển, Sông Đốc luôn khẳng định là trung tâm kinh tế, dịch vụ tổng hợp của tiểu vùng ven biển phía Tây, là một trong ba đô thị động lực của Cà Mau. Phấn đấu đến năm 2014, Sông Đốc trở thành thị xã trực thuộc tỉnh, đóng vai trò quan trọng về giao lưu kinh tế, phát triển hậu cần nghề cá, các vấn đề văn hóa - xã hội được giải quyết tốt... Giá trị tổng sản phẩm trong Huyện đạt gần 2.600 tỷ đồng, tăng 108,8% so với năm 2011, kinh tế tăng trưởng ổn định 12%, thu ngân sách đạt 150 tỷ đồng… Vài con số ấn tượng trên minh chứng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng hướng của huyện Trần Văn Thời, tạo nền tảng vững vàng tiến vào năm mới đầy tự tin. 21 3.2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG No&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI 3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng No&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời Tên đầy đủ: Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Tên giao dich quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development Tên viết tắt: Agribank Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Tông Thôn tỉnh Cà Mau được tách từ NHNO&PTNT tỉnh Minh Hải trước đây. Từ khi có quyết định của thủ tướng Chính phủ ngày 01/01/1997 chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Tông Thôn tỉnh Cà Mau đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 cùng ngày tỉnh Cà Mau được thành lập. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời là chi nhánh cấp III thuộc NHNo&PTNT tỉnh Cà Mau (đi vào hoạt động cùng ngày với NHNo&PTNT tỉnh Cà Mau) với tên giao dịch là Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Trần Văn Thời, đặt tại khóm 9 thị trấn Trần Văn Thời huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau. Điện thoại 07803 896171 – Fax 07803896192 NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời là một Ngân Hàng Thương Mại nhà nước với nghiệp vụ cơ bản của NHTM và một nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay, đây cũng là nguồn thu chính của ngân hàng. Ngân hàng còn thực hiện thêm nghiệp vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn qua việc đầu tư vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để xây dưng cơ sỡ vật chất cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản góp phần thực hiện sự nghiệp Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa nông nghiệp nông thôn. Trong quá trình hòa nhập với cơ chế mới hoạt động của ngân hàng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên nhờ sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, nhân viên mà NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời ngày càng khẳng định vị trí của mình trong quá trình đưa nền kinh tế của huyện phát triển đi lên. Hiện tại, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Trần Văn Thời đã thực sự là người bạn đáng tin cậy của các doanh nghiệp, người nông dân… kinh doanh trên địa bàn huyện. 22 3.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng bộ phận 3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phụ Trách Kế Kiêm Giám Đốc Toán – Ngân Quỹ Phòng Giao Dịch Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Phòng Tín Dụng Phòng Giao Dich Sông Đốc (Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời) Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 3.2.2.2 Chức năng của từng bộ phận a. Giám Đốc Là người trực tiếp điều hành, giám sát mọi hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời, tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ và hạch toán kinh doanh theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Tỉnh. Quyết định đầu tư, cho vay, bảo lãnh trong giới hạn được Giám đốc Ngân hàng tỉnh ủy quyền. Chỉ đạo phụ trách phòng kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh doanh. 23 Chịu trách nhiệm về tài sản, nguồn vốn, tổ chức, cán bộ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời b. Phó Giám Đốc Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản ủy quyền của Giám đốc) và tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Có nhiêm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó, hỗ trợ cùng Giám đốc trong các mặt nghiệp vụ, đồng thời Phó Giám Đốc có nhiệm vụ đôn đốc việ thực hiện đúng quy chế đã đề ra. c. Phòng Tín Dụng Khảo sát địa bàn để nắm bắt tình hình kinh tế ở từng xã, thị trấn của huyện như: chu kỳ sản xuất, đời sống, phong tục… của khách hàng. Thông qua đó đưa ra chính sách cho vay một cách hiệu quả. Thực hiện các hoạt động tín dụng: cho vay, chiết khấu, thực hiện thanh toán quốc tế, dịch vụ khách hàng. Tiến hành chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn thông qua hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định trước và sau khi thực hiên các hợp đồng tín dụng... Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn nhu cầu cần thiết để phục vụ tín dụng, từ đó trình lên Giám đốc để có kế hoạch cụ thể. Tìm kiếm khách hàng mới và giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng truyền thống. Đôn đốc khách hàng trả nợ vay đúng hạn và xử lý vi phạm tín dụng theo quyết định của Giám đốc hoặc người được ủy quyền. Quản lý chặc chẽ về dư nợ, nợ xấu, tài sản đảm bảo của khách hàng. Đưa ra giải pháp xử lý nợ xấu và hạn chế rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả. 24 Định kỳ báo cáo hoạt động của phòng cho ban Giám đốc. Lưu trữ hồ sơ theo quy định d. Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ Phòng Kế Toán Thực hiện các dich vụ thanh toán: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ… cho khách hàng. Quản lý hồ sơ cho khách hàng vay, hạch toán cách nghiệp vụ cho vay, thu nợ, tiền gửi, thu thập các thong tin phát sinh trong ngày, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách Nhà nước. Thường xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch cho khách hàng để gủi giấy báo nợ, báo có và giấy báo lãi cho khách hàng. Cuối năm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lãi lỗ… cho ban Giám đốc. Lưu trữ hồ sơ theo quy định. Phòng Ngân Quỹ Thực hiên các công tác thu chi VNĐ và USD. Có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hằng ngày. e. Phòng Giao Dịch Sông Đốc Phòng giao dịch Sông Đốc thực hiện các chức năng tiền gửi, cho vay và thu nợ phục vụ những khách hàng trên địa bàn phòng giao dịch phụ trách. Cam kết bão lãnh, cam kết thanh toán. Thực hiện các giao dich thanh toán và chuyển tiền. Mua bán ngoại tệ, dich vụ kiều hối. 25 3.2.3 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng Hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời Nhận mở tài khoản và huy động các tiền gủi nội tệ, ngoại tệ, kỳ phiếu, tiết kiệm… với lãi suất hấp dẫn. đặc biệt có các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm bậc thang với lãi suất cao tiện ích. Thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tín dụng, ngắn hạn, trung và dài hạn cho các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, cá nhân và hộ sản suất với thủ tục đơn giản, nhanh chóng. Cung cấp dịch vụ qua thẻ ATM, dịch vụ kiều hối, đại lý bảo hiểm các loại, chuyển tiền điện tử theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện dịch vụ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu,… kinh doanh cầm cố vàng, cho thuê tài sản. 26 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM-CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU 4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN BA NĂM 2011-2013 4.1.1Tổng thu nhập Tổng thu nhập của ngân hàng tăng đều qua các năm với mức tăng dao động từ 30% đến 42%. Nhờ có những biện pháp khắc phục khó khăn đã tồn tại ở năm 2011, như tăng cường hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp, hộ nông dân đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, để họ yên tâm sản xuất kinh doanh, nhờ đó mà làm ăn có hiệu quả và có thể thanh toán các khoản lãi với ngân hàng nên năm 2012 thu nhập của ngân hàng tăng 30,08% so với năm 2011. Đến năm 2013 tình hình kinh tế vẫn còn đó những khó khăn nhưng đã cải thiện hơn so với năm 2012, nhờ đó mà thu nhập của ngân hàng cũng tăng. Thêm vào đó với sự nỗ lực của các cán bộ tính dụng trong việc thẩm định kỹ khách hàng, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng và dùng nhiều biện pháp để thu hồi các khoản nợ quá hạn, nhờ đó mà thu nhập của ngân hàng tiếp tục tăng 41,45% so với năm 2012. Bảng 4.1: Kết quả HĐKD của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2011-2013. Đvt: triệu đồng Năm Chỉ Tiêu Thu nhập Chi phí Lợi nhuận 2011 22.896 12.660 10.236 2012 29.782 15.642 14.140 2013 42.128 21.574 20.554 So sánh 2012-2011 Số tiền 6.886 2.982 3.904 % 30,08 23,55 38,14 2013-2012 Số tiền 12.346 5.932 6.414 % 41,45 37,92 45,36 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 27 4.1.2 Tổng chi phí Cùng với sự gia tăng của thu nhập thì chi phí của ngân hàng qua các năm cũng tăng do tăng vốn huy động cụ thể: Năm 2011 tổng chi phí là 12.660 triệu đồng, sang năm 2012 tổng chi phí của ngân hàng tăng 23.55%. Năm 2013 tổng chi phí của ngân hàng tăng so với năm 2012 tương đương với mức tăng là 37,92%. 4.1.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một ngân hàng, vì ngân hàng cũng như bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh khác, cũng cần phải có lời mới có thể tồn tại và phát triển được. Đối với một ngân hàng việc làm sao để đạt được lợi nhuận là rất quan trọng tuy nhiên cũng phải đảm bảo tuân thủ đúng với quy định của ngân hàng nhà nước, của pháp luật và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời đã thực hiện rất tốt những điều trên nên tình hình lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua các năm bất chấp những khó khăn về kinh tế trong những năm gần đây. Lợi nhuận của ngân hàng ở năm 2011 là 10.236 triệu đồng, đến năm 2012 lợi nhuận của ngân hàng tăng 38,14% so với năm 2011. Sang năm 2013 lợi nhuận của ngân hàng tăng 45,36%. 4.2 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 Qua bảng (4.2) và (4.3) ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Tổng nguồn vốn của ngân hàng năm 2011 là 132.071 triệu đồng, năm 2012 tăng 14,96% so với năm 2011. Bước sang năm 2013 tổng nguồn vốn của ngân hàng tiếp tục tăng 53,85% so với năm 2012. Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng này là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, ngày càng mở rộng các loại hình tiền gửi tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi, tích cực tuyên truyền phổ biến để người dân an tâm gửi tiền vào ngân hàng. Trên đà tăng trưởng đó thì sáu tháng đầu năm 2014 cũng tăng 6,63% so với cũng kỳ năm 2013. Ngoài ra nguyên nhân còn do ngân hàng đã hoạt động lâu năm trên địa bàn huyện nên uy tín của ngân hàng cũng ngày được nâng cao cũng là một nguyên nhân giúp cho nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm. 28 4.2.1 Vốn huy động Nguồn vốn huy động của ngân hàng ở năm 2012 tăng 20,56% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 79,71% trong cơ cấu vốn nguyên nhân là do NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời trong những năm qua đã có những biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhãn rỗi của người dân như: tăng lãi suất để thu hút tiền gửi tiết kiệm trong dân cư, tạo điều kiện thuận lợi để tăng nguồn vốn thanh toán từ doanh nghiệp.... Năm 2013 vốn huy động của ngân hàng tiếp tục tăng với mức tăng là 64,93% so với năm 2012. Bên cạnh đó các cán bộ nhân viên trong ngân hàng thì luôn làm việc tích cực trong công việc, giữ hình ảnh ân cần niềm nở khi đón tiếp khách hàng. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện do mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu từ trồng lúa sang nuôi tôm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nuôi trồng. Nhờ những nguyên nhân tích cực trên cùng với sự điều tiết của bản thân ngân hàng mà nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng qua các năm và cao hơn vốn điều chuyển. Cùng những nguyên nhân như trên mà sáu tháng đầu năm 2014 tổng vốn huy động tăng của ngân hàng tăng 10,45% so với cùng kỳ năm trước. Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Vốn huy động Vốn ĐC Tổng nguồn vốn So Sánh 2011 2012 2013 100.395 31.676 132.071 121.032 30.800 151.832 199.615 33.977 233.592 2012-2011 Số tiền % 20.637 20,56 -876 -2,77 19.761 14,96 2013-2012 Số tiền % 78.583 64,93 3.177 10,31 81.760 53,85 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 4.2.2 Vốn điều chuyển Nhìn chung tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng có xu hướng tăng giảm không điều qua các năm, nguyên nhân là do tình hình kinh tế huyện luôn có những thay đổi đi chung với sự thay đổi của cả nước. Nhưng khách quan mà nói thì NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời đã làm tốt công tác huy động vốn và sữ dụng chúng một cách có hiệu quả.Vốn điều chuyển của ngân hàng ở năm 2011 là 31.676 triệu đồng. Sang năm 2012 NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời đã điều tiết cơ cấu vốn tăng cường thu hút vốn tiền gửi và giảm sử 29 dụng vốn điều chuyển nên nguồn vốn điều chuyển của ngân hàng ở năm này giảm nhẹ 2,77%. Năm 2013 cùng với xu hướng tăng của nhu cầu vốn nên vốn điều chuyển của năm 2013 đã tăng trở lại với mức tăng là 10,31%. Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2013 năm 2014 Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn 62.248 15.842 78.090 68.756 14.509 83.265 So Sánh 6 tháng đầu năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % 6.508 10,45 -1.333 -8,41 5.175 6,63 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ở sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 Ta có thể thấy nguồn vốn để đảm bảo cho ngân hàng hoạt động kinh doanh là khá lớn, và để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vốn, ngân hàng vẫn phải cần thêm nguồn vốn điều chuyển. Mà nguồn vốn điều chuyển thì có chi phí cao nên ngân hàng cần có những biện pháp để giảm dần tỷ trọng vốn điều chuyển đến từ hội sở và tăng nguồn vốn huy động được tại địa phương, bằng những cách như tiếp thị các sản phẩm tiện ích, mở các chương trình gửi tiền rút thăm trúng thưởng, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với lãi suất ưu đãi nhằm góp phần thúc đẩy mọi cơ quan, cá nhân, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp trong và ngoài nước hăng hái tham gia gửi tiền. 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2014 4.3.1 Doanh số cho vay Với lợi thế và tiềm năng phát triển kinh tế lớn từ rừng và biển (có cửa biển Sông Đốc là địa điểm giao thương quan trọng, có rừng U Minh Hạ) nên kinh tế huyện Trần Văn Thời ngày càng phát triển. Các công ty xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, người dân thì mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu từ trông lúa sang nuôi tôm hoặc trồng lúa theo cánh đồng mẩu lớn, ngư dân thì đầu tư mua sắm tàu lớn cùng trang thiết bị hiện đại để tăng năng xuất và hiệu quả đánh bắt,... để làm được 30 những điều đó ngoài nguồn vốn tự có của mình thì họ đều phải đi vay từ phía ngân hàng mà trên địa bàn huyện NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời là được tin tưởng hơn hết, vì thế doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Nhìn vào các bảng số liệu (4.4) và (4.5) ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng năm 2012 đã tăng 37,90% so với năm 2011. Đến năm 2013 doanh số cho vay tiếp tục tăng 41,76% so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 kinh tế huyện phát triển mạnh mẻ vì thế nhu cầu vốn của người dân càng cao, qua đó làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng 8,12% so với cùng kỳ năm 2013. Bảng 4.4: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2011-2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Theo TH 1.Ngắn hạn 2.T H Và DH Theo NKT 1.NN 2.TS 3.CN 4.Khác 2011 Năm 2012 2013 103.733 93.798 9.935 103.733 27.248 20.388 833 55.264 143.052 134.289 8.763 143.052 37.035 23.146 456 82.415 202.786 193.184 9.602 202.786 51.679 41.757 975 108.375 So Sánh 2012-2011 Số tiền % 39.319 37,90 40.491 43,17 -1.172 -11,79 39.319 37,90 9.787 35,92 2.758 13,53 -377 -45,26 27.151 49,13 2013-2012 Số tiền % 59.734 41,76 58.895 43,86 839 9,57 59.734 41,76 14.644 39,54 18.611 80,41 519 113,82 25.960 31,50 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Về cho vay ngắn hạn: qua các bảng số liệu cho ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với trung và dài hạn (tỷ trọng của cho vay ngắn hạn luôn cao hơn 90% trong doanh số cho vay). Vì cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn trung và dài hạn nên ngân hàng ưa chuộng hình thức này hơn. Ngoài ra do tiền gửi của khách hàng cũng đa số là ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn sẽ phù hợp hơn và hạn chế được rủi ro của ngân hàng. Qua các bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng tăng liên tục qua các năm cụ thể ở năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn là 93.798 triệu đồng, đến năm 2012 nó đã tăng thêm hơn 43% so với năm 2011 31 Sang năm 2013 doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng 43,86% so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho cho vay ngắn hạn tăng là do nguồn vốn của ngân hàng qua các năm tăng nên ngân hàng có điều kiện mở rộng cho vay, bên cạnh đó cho vay ngắn hạn có thời hạn thu hồi nhanh hơn nên giúp ngân hàng dể dàng kiểm soát hạn chế rủi ro, giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiểu quả hơn, vì thế mà ngân hàng luôn ưu tiên cho vay ngắn hạn. Cũng với những nguyên nhân trên nên sáu tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng so với cùng kỳ 2013 với mức tăng nhẹ là 1.21%. Về cho vay trung và dài hạn: Do tình hình thị trường luôn biến đổi cùng với tình hình lạm phát khó dự đoán nên cho vay trung và dài hạn luôn rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn vì thế mà nó chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay (luôn thấp hơn 10%). Tuy nhiên vì cho vay trung và dài hạn luôn là những khoản tiền lớn nên nó giúp cho ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2012 giảm 11,79% so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm này một số doanh nghiệp làm ăn khó khăn nên họ không có nhu cầu cho các khoản vay lớn, dài hạn mà cho vay trung và dài hạn chủ yếu là cho vay đối với doanh nghiệp các hộ sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, để tránh rủi ro nên ngân hàng cũng đã hạn chế cho vay đối với thời hạn này. Đến năm 2013 kinh tế huyện đã tăng trưởng ổn định, giá trị tổng sản phẩm (GDP) trong huyện ước đạt 2.992 tỷ đồng, tăng 399 tỷ đồng so với năm 2012, do vậy ngân hàng đã có thể an tâm hơn khi cho vay trung và dài hạn nên doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm 2013 đã tăng trở lại với mức tăng là 9,57% so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 là khoảng thời gian kinh tế huyện phát triển mạnh mẽ, người dân nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến ngày càng tăng (với diện tích nuôi tôm công nghiệp là 583,96 ha, tăng 301,9 ha và diện tích nuôi tôm quản canh cải tiến là 541,7 ha, tăng 29,7 ha) mà đặc biệc nuôi tôm công nghiệp sẽ cần nguồn vốn khá lớn nên dẫn đến nhu cầu vốn trung và dài hạn tăng, ngoài ra khi kinh tế phát triển, môi trường kinh doanh thuận lợi khi đó các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng, xây mới thêm nên doanh số cho vay ở mức thời hạn này tăng mạnh đến 81,60% so với các tháng cùng kỳ năm trước. 32 Bảng 4.5: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Theo thời hạn 1.Ngắn hạn 2.Trung và dài hạn Theo ngành kinh tế 1.Nông nghiệp 2.Thủy sản 3.Công nghiệp 4.Ngành khác 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 64.939 59.358 5.581 64.939 14.758 15.048 238 34.895 70.213 60.078 10.135 70.213 15.433 16.012 353 38.415 So Sánh 6 tháng đầu năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % 5.274 8,12 720 1,21 4.554 81,60 5.274 8,12 675 4,57 964 6,41 115 48,32 3.520 10,09 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ở sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 4.3.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Về nông nghiệp: vì huyện Trần Văn Thời là một huyện chuyên sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng đánh bắt thủy sản, nên đây là một trong những ngành kinh tế có doanh số cho vay cao nhất đối với ngân hàng. Trong những năm qua tỉnh Cà Mau luôn quan tâm hỗ trợ người dân trong sản xuất nông nghiệp, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nên tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện cũng ngày một phát triển, diện tích lúa ngày càng tăng (diện tích lúa năm 2012 là 31.922 ha, năm 2013 là 32.363 ha, còn trong năm 2014 chỉ tính riêng vụ hè thu thì diện tích trồng lúa đã là 27.922 ha), diện tích tăng cùng với việc sử dụng các giống lúa mới phù hợp với đặc tính của vùng và áp dụng các phát minh mới nên năng xuất cũng ngày càng tăng. Ngoài trồng lúa người dân huyện còn trồng nhiều loại rau, quả cho năng xuất cao chủ yếu tập trung ở xã Lý Văn Lâm và xã Trần Hợi, trong đó rau, dưa hấu, dừa và chuối là những loại cây trồng mang lại nhiều lời nhuận nhất. Chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng ngày càng phát triển với đàn gia súc đến 95.000 con, đàn gia cầm đến 1,4 triệu con ở năm 2013. Vì những nguyên nhân trên mà nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất, mua sắm các thiết bị kỹ thuật mới để phục vụ sản xuất của người dân ngày càng tăng, dẫn đến doanh số cho vay đối với ngành kinh tế này cũng tăng qua các năm. Cụ 33 thể doanh số cho vay đối với nông nghiệp của ngân hàng ở năm 2011 là 27.248 triệu đồng, đến năm 2012 doanh số cho vay của ngành này tăng 35,92% so với năm 2011, còn ở năm 2013 doanh số cho vay của ngành này là 51.679 triệu đồng, tức tiếp tục tăng 39,54% so với năm 2012. Cũng với những nguyên nhân trên mà sáu tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay đối với nông nghiệp của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời tăng 4,57% so với cùng kỳ năm 2013 Về Thủy sản: Thủy sản cũng là một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, diện tích đánh bắt thủy sản của huyện là cao nhất trong toàn tỉnh (chủ yếu là ở thị trấn Sông Đốc), với bờ biển dài 36km. Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện cũng chiếm một phần rất lớn trong tổng diện tích của tỉnh. Vì thế nhu cầu về vốn đối với ngành này lớn và không ngừng gia tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 doanh số cho vay đối vơi ngành này tăng 13,53% so với năm 2011, năm 2013 doanh số cho vay của ngành này tăng mạnh đến 80,41% so với năm 2012 nguyên nhân là do trong năm này người dân bắt đầu chuyển dịch mạnh sang nuôi tôm công nghiệp cũng như quảng canh cải tiến với diện tích của hai hình thức canh tác này lần lượt là 281,98 ha và 512 (so với năm 2012 lần lượt là 230,3 ha và 311,6 ha), ngoài ra sản lượng đánh bắt thủy sản cũng tăng 5000 tấn so với năm 2012 và đạt 135.000 tấn, vì những nguyên nhân nêu trên mà nhu cầu vốn để đầu tư về con giống, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học,... tăng. Trong sáu đầu năm 2014 những hộ dân nuôi tôm công nghiệp thành công mở rộng thêm diện tích ao nuôi, những hộ nào chưa nuôi thì học hỏi kinh nghiệm và bắt đầu nuôi, còn ngư dân ở vùng biển sông đốc thì được sự khuyến khích động viên của nhà nước nên một số hộ đã đầu tư mua săm tàu sắt và thay mới máy móc đã cũ vì thế mà doanh số cho vay ở những tháng này tăng nhẹ với mức tăng 6,41% so với cùng kỳ năm 2013. Về công nghiệp: công nghiệp không phải là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện nên doanh số cho vay đối với ngành này chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay. Các ngành khác: bao gồm các ngành như thương mại, dịch vụ,... Các ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay của ngân hàng. Vì ngoài đánh bắt, nuôi trông thủy sản người dân ở huyện đa số là buôn bán hay kinh doanh các dịch vụ. Vì đời sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu hưởng thụ, sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngày càng cao, họ không chỉ muốn 34 ăn ngon mà còn muốn mặt đẹp, ở nhà lớn... Bên cạnh đó ngành du lịch ở địa bàn huyện ngày càng phát triển, chỉ riêng sáu tháng đầu năm 2014 đã có 96.000 lượt khách đến các địa điểm du lịch trên địa bàn huyện (khách du lịch tập trung đông nhất là ở Hòn Đá Bạc). Dẫn đến doanh số cho vay ở các ngành này tăng liên tục qua các năm. Cụ thể khi nhìn vào bảng số liệu (4.4) và (4.5) ta thấy doanh số cho vay tăng trưởng qua các năm luôn trên 30% đã nói lên điều đó. 4.3.2 Doanh số thu nợ Song hành với việc cho vay thì công tác thu nợ cũng rất quan trọng. Doanh số thu nợ đánh giá hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng, nó biểu hiện khả năng thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng trong một thời gian. Doanh số này càng cao thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn càng tốt, càng hiệu quả. Do đó, ngân hàng muốn hoạt động tốt thì phải vừa nâng cao doanh số cho vay vừa chú trọng đến công tác thu nợ để đảm bảo việc thu hồi nợ nhanh và tránh thất thoát vốn giúp cho hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn. Doanh số thu nợ chung của ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014 liên tục tăng. Qua các bảng số liệu trên cho ta thấy, doanh số thu nợ của ngân hàng năm 2011 đạt hiệu quả cao nhờ kinh tế huyện tăng trưởng ổn định và công tác sàng lọc, đánh giá khách hàng được các cán bộ ngân hàng thực hiện nghiêm túc nên mới có được kết quả như vậy. Năm 2012 tuy còn bị ảnh hưởng từ những khó khăn của nền kinh tế thế giới nhưng bằng những nổ lực của cả hệ thống chính trị mà kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến khả quan hơn như lạm phát được kiềm chế hay Việt Nam đã lại xuất siêu sau 20 năm (tính chung cả năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 114,6 tỷ còn kim ngạch nhập khẩu đạt 114,3 tỷ) các ngành kinh tế hầu như điều có sự tăng trưởng nhất định so với năm 2011 (nông nghiệp tăng 2,8%, lâm nghiệp tăng 6,4%, thủy sản tăng 4,5%), những diển biến tích cực này cũng tác động phần nào đến kinh tế huyện, năm 2012 kinh tế huyện tăng trưởng ở mức 12% đạt 100% kế hoạch đề ra và khi kinh tế phát triển thì khả năng trả nợ của người dân cũng tăng, nên đến năm 2012 doanh số thu nợ của ngân hàng đã tăng 38,59% so với năm 2011. Nhờ hiệu quả của công tác thu nợ cùng với tình hình kinh tế trong năm 2013 và năm 2014 đã dần phục hồi và phát triển hơn, nên kinh tế huyện đã tốt lại càng tốt hơn làm cho doanh số thu nợ của những năm này liên tục tăng tiếp nối sự tăng trưởng ở năm 2012, tạo thành một chuổi tăng trưởng liên tục đối với doanh số thu nợ của ngân hàng từ năm 2011 đế 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể năm 2013 doanh 35 số thu nợ tăng 53.977 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 41,06%, doanh số thu nợ tăng như vậy cho thấy công tác thu nợ của ngân hàng đã mang lại hiệu quả.. Sáu tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ cũng tăng so với sáu tháng đầu năm 2013 với mức tăng là 14,61%. Bảng 4.6: DSTN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Theo thời hạn 1.Ngắn hạn 2.TH và DH Theo NKT 1.NN 2.TS 3.CN 4.Khác 2011 Năm 2012 2013 94.858 86.331 8.527 94.858 20.636 18.169 476 55.577 131.462 124.634 6.828 131.462 31.714 25.184 486 74.078 185.439 175.653 9.786 185.439 49.213 40.081 590 95.555 So Sánh 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % 36.604 38,59 53.977 41,06 38.303 44,37 51.019 40,94 -1.699 -19,92 2.958 43,32 36.604 38,59 53.977 41,06 11.078 53,68 17.499 55,18 7.015 38,61 14.897 59,15 10 2,10 104 21,40 18.501 33,29 21.477 28,99 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 4.3.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn: Vì doanh số cho vay của ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ cũng chiểm tỷ trọng cao trong tổng doanh số. Doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 doanh số này đạt 86.331 triệu đồng. Đến năm 2012 DSTN ngắn hạn của ngân hàng tăng 44,37% so với năm 2011. Năm 2013 DSTN ngắn hạn tiếp tục tăng 40,94% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ngân hàng đã sàng lọc và thẩm định kỹ khách hàng trước khi quyết định cho vay. Cũng như những nguyên nhân trên mà DSTN ngắn hạn sáu tháng đầu năm 2014 cũng tăng 7,31% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra còn do ngân hàng không ngừng tăng quy mô tín dụng, đặc biệc là tín dụng ngắn hạn, vì phần lớn người dân trên địa bàn huyện là những hộ kinh doanh nhỏ, lẻ hoặc sản xuất với quy mô nhỏ nên nhu cầu vay ngắn hạn là rất lớn với khả năng trả nợ cao, nên doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Doanh số thu nợ trung và dài hạn: Do sự thay đổi của doanh số cho vay mà DSTN của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2012 DSTN trung 36 và dài hạn của ngân hàng giảm 19,92% so với năm 2011, nguyên nhân là vì trong năm này ngân hàng thu hẹp tín dụng đối với trung và dài hạn, cùng với đó năm này các một số doanh nghiệp lớn gặp khó khăn nên họ không có nhu cầu vay thêm và khả năng trả nợ cũng giảm dẫn đến DSTN trung và dài hạn giảm theo. Bước sang năm 2013 để đáp ứng nhu cầu lớn về vốn từ phía doanh nghiệp, các hộ kinh doanh sản suất với quy mô lớn khi mà họ đã làm ăn ổn định hơn và cần vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, ngân hàng đã tăng cho vay trung và dài hạn làm cho DSCV của ngân hàng tăng, khả năng trả nợ cũng tốt hơn dẫn đến tình hình thu nợ của ngân hàng đã tăng trở lại, DSTN trung và dài hạn năm 2013 tăng 43,32% so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 DSCV trung và dài hạn của ngân hàng tăng mạnh so với sáu tháng đầu năm 2013 (tăng đến 81,60%) cộng với tình hình thu nợ khả quan nên DSTN của ngân hàng cũng tăng mạnh đến 123,80% so với sáu tháng đầu năm 2013. Bảng 4.7: DSTN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Theo thời hạn 1.Ngắn hạn 2.Trung và dài hạn Theo ngành kinh tế 1.Nông nghiệp 2.Thủy sản 3.Công nghiệp 4.Ngành khác Năm So Sánh 6 tháng đầu 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2014 và 6 năm 2014 tháng đầu năm 2013 năm 2013 Số tiền % 58.683 67.259 8.576 14,61 55.002 59.021 4.019 7,31 3.681 8.238 4.557 123,80 58.683 67.259 8.576 14,61 13.864 14.923 1.059 7,64 11.377 13.302 1.925 16,92 268 334 66 24,63 33.174 38.700 5.526 16,66 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ở sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 37 4.3.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế DSTN đối với nông nghiệp: nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế quan trọng và nhận được sự quan tâm hỗ trợ của huyện vì thế mà ngân hàng luôn quan tâm đến đối tượng khách hàng này, doanh số thu nợ của ngân hàng đối với ngành này luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2012 DSTN của ngân hàng tăng trưởng 53,68% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng, diện tích gieo trồng lúa, rau màu, cây ăn quả tăng qua các năm, số lượng gia súc, gia cầm cũng ngày một nhiều hơn. Người dân đã dần biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như sử dụng những giống lúa mới khán sâu bệnh, cho năng suất cao, chịu phèn, chịu mặn tốt hơn như CTX 30, OM 10636, OM 2395 để đưa vào canh tác, hay sử dụng máy phun thuốt trừ sâu do người dân tự chế,.... việc xuất khẩu lúa gạo cũng không gặp nhiều trở ngại, giá lúa tuy có lúc bị một số thương lái lợi dụng ép giá nhưng sau đó nhà nước luôn tìm cách điều chỉnh nên tình trạng trúng mùa nhưng mất giá ít xảy ra hơn. Từ những nguyên nhân trên mà người dân sản xuất có hiệu quả hơn, có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Cũng vì những nguyên nhan như trên mà DSTN của ngân hàng tiếp tục tăng ở 2013 và sáu tháng đầu năm 2014. DSTN đối với thủy sản: thủy sản là thế mạnh của huyện Trần Văn Thời vì thế mà nó cũng được quan tâm không kém gì so với nông nghiệp. Những năm nay ngành thủy sản của huyện không ngừng tăng trưởng, sản lượng đánh bắt tăng, diện tích nuôi tôm ngày càng được mở rộng, nhờ thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản mà kinh tế người dân ngày càng phát triển. Những nguyên nhân đó đã góp phần giúp công tác thu nợ của ngân hàng luôn đạt hiệu quả cao. Doanh số thu nợ của ngân hàng đối với ngành này liên tục tăng qua các năm với mức tăng khá cao dao động từ gần 38% đến gần 60% qua các năm 2011-2013. Số liệu này đối với sáu tháng đầu năm 2014 tăng 16,92% so với cùng kỳ năm 2013, nhờ xuất khẩu tăng trưởng, giá cả các mặt hàng thủy sản tuy có biến động nhưng nhìn chung là ngày càng tăng, giúp mang lại hiệu quả kinh tế. Nhờ đó tình hình thu nợ của ngân hàng luôn thuận lợi. Ngoài những nguyên nhân trên DSTN đối với thủy sản tăng qua các năm còn do sự tăng của DSCV qua các năm. DSTN đối với công nghiệp: Không có nhiều thế mạnh về công nghiệp và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ nên DSTN của ngành này không có nhiều biến động. Tỷ lệ tăng trưởng của DSTN đối với công nghiệp qua các năm đều ở mức dưới 25%. 38 DSTN đối với các ngành khác: Kinh tế tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng và hưởng thụ các dịch vụ tiện ích tăng làm cho DSCV tăng đó cũng là một nguyên nhân giúp cho DSTN đối với các ngành này tăng trưởng đều qua các năm, tăng mạnh nhất là vào năm 2012 với tỷ lệ tăng trưởng là 33,29%. Năm 2013 doanh số này tăng 28,99% so với năm 2012. Đầu năm 2014 các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ ngày càng được huyện khuyến khích phát triển để nâng cao chất lượng cuộc sống và làm mới bộ mặt huyện, hàng hóa thì phong phú hơn, giá cả thì ổn định hơn, qua đó giúp nâng cao DSCV dẫn đến DSTN đối với ngành này tăng, DSTN với các ngành này sáu tháng đầu năm 2014 tăng 16,66% so với sáu tháng đầu năm 2013. Ngoài ra do công tác thu nợ của ngân hàng có hiệu quả đã làm cho DSTN của ngân hàng đạt thành tích tốt trong mọi chỉ tiêu. 4.3.3 Dư nợ Do ngân hàng tăng cường mở rộng tín dụng trong những năm qua làm cho cho DSCV tăng dẫn đến dư nợ của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2012 dư nợ của ngân hàng tăng 19,43% so với năm 2011. Năm 2013 cùng với sự tăng trưởng của DSCV và DSTN dư nợ tiếp tục tăng trưởng, dư nợ trong năm này đã tăng 24,35% so với năm 2012 Bảng 4.8: Dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 Năm 2012 Theo thời hạn 1.Ngắn hạn 2.TH và DH Theo NKT 1.Nông nghiệp 2.Thủy sản 3.Công nghiệp 4.Ngành khác 59.665 52.049 7.616 59.665 25.317 17.817 522 16.009 71.255 61.704 9.551 71.255 30.638 15.779 492 24.346 So Sánh 2013 88.602 79.235 9.367 88.602 33.104 17.455 877 37.166 2012-2011 Số tiền % 11.590 19,43 9.655 18,55 1.935 25,41 11.590 19,43 5.321 21,02 -2.038 -11,44 -30 -5,75 8.337 52,08 2013-2012 Số tiền % 17.347 24,35 17.531 28,41 -184 -1,93 17.347 24,35 2.466 8,05 1.676 10,62 385 78,25 12.820 52,66 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 39 4.3.3.1 Tình hình dư nợ theo thời hạn Dư nợ trong ngắn hạn: Dư nợ của ngắn hạn của ngân hàng tăng liên tục từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014. Dư nợ ngắn hạn trong năm 2012 đã tăng thêm 18,55% so với năm 2011. Năm 2013 dư nợ đối ngắn hạn tiếp tục tăng với mức độ tăng cao hơn cả mức tăng của năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu cho sự tăng trưởng này chính là do ngân hàng tăng cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu của những những hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẽ chiếm số đông ở đây. Dư nợ của sáu tháng đầu năm 2014 cũng tăng nhẹ khoảng 2,70% so với cùng kỳ năm 2013. Dư nợ trung và dài hạn: Do cho vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn ngắn hạn nên ngân hàng hạn chế cho vay đối với thời hạn này, vì thế dư nợ của nó cũng chỉ chiểm một tỷ trọng thấp, nhưng nhìn chung nó vẫn tăng đều qua các năm, do sự tăng trưởng của doanh số cho vay trung và dài hạn của các năm này. Còn trong năm 2013 nhờ công tác thu nợ đối với thời hạn này đã được các cán bộ tín dụng thực hiện xuất sắc nên trong năm này mặc dù doanh số cho vay có tăng 9,57% so với năm 2012 đối với trung và dài hạn nhưng dư nợ của nó lại giảm. Bảng 4.9: Dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Theo thời hạn 1.Ngắn hạn 2.Trung và dài hạn Theo ngành kinh tế 1.Nông nghiệp 2.Thủy sản 3.Công nghiệp 4.Ngành khác Năm 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2014 năm 2013 44.187 39.215 4.972 44.187 12.188 10.464 216 21.319 47.141 40.272 6.869 47.141 12.698 13.174 235 21.034 So Sánh 6 tháng đầu năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % 2.954 6,69 1.057 2,70 1.897 38,15 2.954 6,69 510 4,18 2.710 25,90 19 8,80 -285 -1,34 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ở sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 40 4.3.3.2 Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế Dư nợ đối với nông nghiệp: Nông nghiệp luôn là lĩnh vực được NHNo&PTNT nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời nói riêng chú trọng đầu tư, mở rộng tín dụng chính vì thế mà dư nợ đối với nông nghiệp liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 dư nợ đối với nông nghiệp tăng 21,02% so với năm 2011 và năm 2013 dư nợ tiếp tục tăng 8,05% so với năm 2012. Bên cạnh đó do nhu cầu vay của người dân tăng nên cũng làm tăng dư nợ của ngân hàng. Dư nợ đối với thủy sản: Dư nợ của ngân hàng đối với ngành này có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể dư nợ với thủy sản tăng ở năm 2013 tăng 10,62% so với năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2014 tăng 25,90% so với cùng kỳ năm 2013, nguyên nhân chính là do tín dụng mở rộng cùng với việc dư nợ của năm trước chuyển sang. Ở năm 2012 dư nợ đối với thủy sản giảm, cụ thể qua bảng số liệu (4.8) ta thấy dư nợ của ngân hàng đối với thủy sản ở năm 2012 giảm 11,44% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công tác thu nợ của các cán bộ tín dụng đã phát huy hiệu quả tối đa ta có thể thấy ở bảng (4.4) và (4.6) DSCV của ngành này trong năm 2012 là 23.146 triệu đồng trong khi đó nhờ công tác thu nợ đạt hiệu quả cao và thu được cả một phần dư nợ của năm trước nên DSTN của ngành này là đạt 25.184 triệu đồng, Dư nợ đối với công nghiệp: Dư nợ của ngân hàng đối với ngành kinh tế này tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2012 dư nợ của công nghiệp giảm 5,75% so với năm 2011, nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác thu nợ giúp làm giảm dư nợ. Bước sang năm 2013 do DSCV của ngành này tăng đến 113,82% (ở bảng 4.4) so với năm 2012 cộng với dư nợ năm trước chuyển sang nên làm cho dư nợ trong năm này tăng 78,25% so với năm 2012. Do tín dụng dành cho công nghiệp tăng, qua đó làm cho dư nợ của ngân hàng ở sáu tháng đầu năm 2014 tăng 8,80% so với sáu tháng đầu năm 2013. Dư nợ đối với các ngành kinh tế khác: Với sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng mà nhu cầu tín dụng đối với các ngành kinh tế này tăng mạnh qua các năm, ngân hàng thì luôn ưu tiên mở rộng tín dụng vì thu nhập tín dụng đối với các ngành này góp phần lớn trong tổng doanh thu của ngân hàng. Từ những nguyên nhân trên mà dư nợ của ngân hàng đối với các ngành này tăng liên tục từ năm 2011 đến 2013. Nhìn vào các bảng trên ta thấy dư nợ năm 2012 đã tăng thêm 41 8.337 triệu đồng, đến năm 2013 dư nợ của ngân hàng đối với ngành tiếp tục tăng thêm 12.820 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2014 nhờ tình hình kinh tế chuyển biến tích cực và ngân hàng đã làm rất tốt công tác thu nợ nên làm cho dư nợ của những tháng này giảm so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể qua bảng (4.9) ta có thể thấy dư của sáu tháng đầu năm 2014 giảm khoảng 1,34% so với cùng kỳ năm 2013. 4.3.4 Tình hình nợ xấu Nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Nợ xấu lớn thể hiện việc cho vay của ngân hàng không đạt hiệu quả cao, ngoài ra nó còn thể hiện việc sử dụng vốn không hiệu quả của khách hàng, việc trì trệ trong nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Mỗi năm ngân hàng đều đưa ra chỉ tiêu để khống chế nợ xấu nhưng vấn đề phát sinh nợ xấu trong quá trình cho vay là vấn đề không thể tránh khỏi. Các nhà quản lý ngân hàng luôn đặc biệt quan tâm đến tỷ lệ xấu vì nếu xử lý không tốt sẽ có ảnh hưởng xấu đến tình hình doanh thu cũng như hoạt động của ngân hàng. Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Theo thời hạn 1.Ngắn hạn 2.TH và DH Theo NKT 1.Nông nghiệp 2.Thủy sản 3.Công nghiệp 4.Ngành khác 1.408 1.193 215 1.408 557 548 5 298 1.315 1.048 267 1.315 542 533 10 230 1.103 896 207 1.103 432 540 5 126 So Sánh 2012-2011 2013-2012 Số tiền % Số tiền % -93 -6,60 -212 -16,12 -145 -12,15 -152 -14,50 52 24,19 -60 -22,47 -93 -6,60 -212 -16,12 -15 -2,69 -110 -20,30 -15 -2,74 7 1,31 5 100 -5 -50 -68 -22,82 -104 -45,22 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 Nhờ NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời luôn chú trọng đào tào cán bộ, áp dụng các chính sách hợp lý với từng đối tượng, có biện pháp xữ lý vi phạm,.. mà nợ xấu của ngân hàng qua các năm giảm dần. Năm 2012 nợ xấu của ngân hàng giảm 6,60% so với năm 2011. Nhìn chung kinh tế huyện trong năm 42 2013 bắt đầu có những bước phát triển mới, kinh doanh thuận lợi giúp cho người dân có thể trả nợ cho ngân hàng, làm cho nợ xấu của ngân hàng tiếp tục giảm, năm 2013 chỉ số này giảm 16,12% so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 nhờ sự tích cực thu nợ của các cán bộ tín dụng mà nợ xấu của ngân hàng trong khoản thời gian này tiếp tục có những chuyển biến tốt khi giảm đến 12,15% so với cùng kỳ năm 2013. Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Theo thời hạn 1.Ngắn hạn 2.Trung và Dài Hạn Theo Ngành Kinh Tế 1.Nông nghiệp 2.Thủy sản 3.Công nghiệp 4.Ngành khác 6 tháng đầu năm 2013 6 tháng đầu năm 2014 1.284 1.083 201 1.284 532 527 5 220 1.128 967 161 1.128 476 535 5 112 So Sánh 6 tháng đầu năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền % -156 -12,15 -116 -10,71 -40 -19,90 -156 -12,15 -56 -10,52 8 1.51 0 0 -108 -49,09 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời ở sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 4.3.4.1 Tình hình nợ xấu theo thời hạn Trong ngắn hạn: Trong ngắn hạn chỉ số này của ngân hàng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2012 tình hình nợ xấu trong ngắn hạn của ngân hàng giảm 12,15% so với năm 2011. Năm 2013 chỉ số này tiếp tục giảm 14,50% so với năm 2013. Đạt được kết quả tích cực như vậy là do kinh tế ngày càng phục hồi, người dân trong huyện làm ăn ngày càng khấm khá hơn, nhất là đối với các hoạt động kinh doanh sản xuất cần nguồn vốn ngắn hạn nên ngân hàng đã thu hồi được các khoản nợ quá hạn của năm trước. Còn trong sáu tháng đầu năm 2014 nợ xấu của ngân hàng giảm 116 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài ra ngân hàng luôn chu ý sàng lọc kỹ khách hàng trước khi cho vay nhờ đó mà tình hình nợ xấu có xu hướng giảm 43 Trong trung và dài hạn: nợ xấu trong thời hạn này tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2011 nợ xấu của ngân hàng trong trung và dài hạn là 215 triệu đồng. Sang năm 2012 chỉ số này tăng 24,19% so với năm 2011 nguyên nhân là do những biến động bất thường của giá cả thị trường, làm cho một số doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn và nhất thời chưa trả được nợ, mặt khác do một số khách hàng không có ý thức trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đến năm 2013, việc tiếp xúc thuyết phục khách hàng trả nợ của các cán bộ tín dụng đã phát huy hiệu quả, cũng trong năm này các doanh nghiêp đã đối phó tốt hơn với những biến đổi của giá cả nên chỉ số này đã giảm 60 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng giảm 22,47%. Trong sáu tháng đầu năm 2014 tình hình nợ xấu của ngân hàng tiếp tục giảm 40 triệu so với sáu tháng đầu năm 2013. 4.3.4.2 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế Nợ xấu đối với nông nghiệp: Dư nợ đối với ngành này luôn chiếm một tỷ trọng lớn nên nợ xấu của nó cũng chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Tuy nhiên nhờ thực hiện công tác thu nợ tốt cộng với việc người nông dân canh tác tốt, năng xuất và chất lượng sản phẩm không ngừng tăng trưởng mà tình hình nợ xấu của ngân hàng đối với nông nghiệp giảm dần qua các năm. Qua các bảng số liệu trên ta thấy chỉ số này giảm dần quá các năm với mức giảm nhẹ ở năm 2012 là 2,69%. Bên cạnh đó việc bám sát thực tế mục đích sử dụng vốn của các hộ nông dân, tránh việc họ sử dụng vốn không hiệu quả làm ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ cho ngân hàng, cũng là một nguyên nhân giúp nợ xấu của ngân hàng giảm. Nợ xấu đối với thủy sản: Trong những năm này tình hình nợ xấu với thủy sản không ổn định có năm tăng, có năm giảm. Nợ xấu đối với thủy sản trong năm 2012 giảm 2,74% so với năm 2011. Năm 2013 do có một vài hộ nuôi tôm do tôm bệnh làm cho họ bị lỗ dẫn đến không thể trả nợ cho ngân hàng nên làm cho nợ xấu đối với ngành này ở năm 2013 tăng 1,31% so với năm 2012. Do những khoản nợ từ năm 2013 trước khách hàng vẫn chưa trả được với nợ tồn của năm này, nên sáu tháng đầu năm 2014 nợ xấu của ngân hàng tăng 1,51% so với cùng kỳ năm 2013. Nợ xấu đối với công nghiệp: Nợ xấu đối với ngành này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, không đáng kể. Nợ xấu đối với ngành này ở năm 2011 là 5 triệu đồng, đến năm 2012 nó tăng thêm 5 triệu đồng so với năm 2011 và không thay đổi cho đến sáu tháng đầu năm 2014. 44 Nợ xấu đối với các ngành khác: nhờ các ngành như thương mại và dịch vụ,...luôn phát triển, tăng trưởng qua các năm, các hộ kinh doanh làm ăn tốt giúp tình hình nợ xấu của ngân hàng giảm dần qua các năm. Năm 2012 nợ xấu đối với ngành này giảm 22,82% so với năm 2011, năm 2013 nó tiếp tục giảm 45,22%. Bên cạnh những nguyên nhân từ bên ngoài, thì nguyên nhân từ phía ngân hàng trong việc thẩm định, sàng lọc và tích cực đi thu nợ khách hàng cũng góp phần không nhỏ trong việc làm giảm nợ xấu đối với nhóm ngành này. Sáu tháng đầu năm 2014 nợ xấu của ngân hàng giảm 108 triệu đồng so với sáu tháng đầu năm 2013. 4.3.5 Các tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng Bảng 4.12: Các tỷ số đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời các năm 2011-2013 và sáu tháng đầu năm 2013, sáu tháng đầu năm 2014 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn DSCV DSTN Dư nợ Nợ quá hạn Dư nợ bình quân Hệ số thu nợ (%) Dư nợ/TNV (%) Nợ xấu/TDN (%) Vòng quay vốn TD (vòng) 2011 Năm 2012 2013 132.071 103.733 94.858 59.665 1.408 55.227,5 91,44 45,18 2,36 151.832 143.052 131.462 71.255 1.315 65.460 91,90 46,93 1,85 233.592 202.786 185.439 88.602 1.103 79.928,5 91,45 37,93 1,25 1.72 2.01 2.32 So Sánh 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2013 năm 2014 78.090 83.265 64.939 70.213 58.683 67.259 44.187 47.141 1.284 1.128 38.056 45.664 90,37 95,79 56,58 56,62 2,91 2,39 1.54 Nguồn: Bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 và sáu tháng đầu năm 2013, sáu tháng đầu năm 2014 Đối với một ngân hàng thì hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất giúp đem lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Chính vì vậy mà ngân hàng cần có những chỉ tiêu đánh giá để biết được tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng hiện tại như thế nào, để từ đó đưa ra các quyết định nhắm phát huy những điểm có lợi và loại bỏ những ảnh hưởng xấu đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. 45 1.47 4.3.5.1 Hệ số thu nợ Chỉ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cho biết hiệu quả của công tác quản lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng, nó đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu chỉ số này càng tiến gần về 1 thì càng tốt. Ngoài ra chỉ số này còn cho biết trung bình một đồng vốn cho vay thì ngân hàng thu về được bao nhiêu đồng, nhìn vào bảng số liệu ta thấy được ngân hàng đã thực hiện rất tốt công tác thu nợ, và chỉ số này luôn ở mức rất cao luôn cao hơn 90%. Cụ thể hệ số thu nợ ở năm 2011 là 91,44% điều này có nghĩa là trung bình một trăm đồng vốn cho vay thì ngân hàng sẽ thu về được 91,44 đồng, hệ số này cao như vậy là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu nợ, để minh chứng cho điều đó ta nhìn vào bảng (4.12) sẽ thấy được trong năm 2011 ngân hàng đã cho vay 103.071 triệu đồng và thu về được 94.858 triệu đồng, ngoài ra còn do tình hình kinh tế chung của huyện cũng đang ngày một phát triển. Sang năm 2012 hệ số này tăng nhẹ với mức tăng 0,46% nguyên nhân là do doanh số thu nợ tăng nhanh hơn so với doanh số cho vay. Qua bảng (4.12) ta có thể thấy năm 2013 hệ số này có giảm đôi chút so với năm 2012, mức giảm ở vào khoảng 0,45%, nguyên nhân là do mặc dù cả doanh số thu nợ và doanh số cho vay đều tăng so với năm 2012, nhưng mức tăng của doanh số thu nợ là 14,11% và mức tăng của doanh số cho vay là 14,75%, ta có thể thấy tốc độ tăng của doanh số thu nợ thấp hơn so với doanh số cho vay và đó là nguyên nhân chính khiến cho hệ số thu nợ 2013 thấp hơn so với năm 2012 chứ không phải do công tác thu nợ của bản thân ngân hàng. Sáu tháng đầu năm 2014 hệ số này là 95,79%, tăng so với sáu tháng đầu năm 2013 là 90,37%, nguyên nhân do doanh số cho vay tăng chậm hơn so với doanh số thu nợ và bản thân ngân hàng nhìn chung vẫn luôn thực hiện tốt công tác thu nợ của mình. 4.3.5.2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn cho tín dụng của ngân hàng. Trong những năm qua tỷ số này luôn ở mức khá cao và tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 tỷ số này là 45,18%, sang năm 2012 do ngân hàng tăng cường mở rộng tín dụng làm cho dư nợ của ngân hàng cũng tăng và còn tăng nhanh hơn so với mức tăng của tổng nguồn vốn, đó là nguyên nhân chính làm cho tỷ số này ở năm 2012 tăng 1,75% so với năm 2011. Sang năm 2013 tỷ số này giảm 9% so với năm 2012, nguyên nhân là do mặc dù cả tổng nguồn vốn và dư nợ đều tăng nhưng tổng nguồn vốn tăng nhanh hơn nên tỷ số dư nợ trên tổng 46 nguồn vốn có giảm đôi chút so với năm 2012. Dư nợ của sáu tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng so với sáu tháng đầu năm 2013 và tăng mạnh hơn đôi chút so tổng nguồn vốn nên làm cho tỷ số này tăng ở sáu tháng đầu năm 2014, cụ thể tỷ số ở sáu tháng đầu năm 2014 là 56,62%, tương ứng đã tăng 0.04% so cùng kỳ năm 2013. 4.3.5.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ Tỷ số này phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng và mức độ rủi ro của trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tỷ số này càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại rủi ro tín dụng của ngân hàng càng thấp. Thông thường tỷ lệ này ở dưới mức 5% thì hoạt động tín dụng của ngân hàng là bình thường. Nhìn vào bảng (4.12) ta thấy tỷ số này luôn ở mức khoảng 2% qua các năm và mức này là rất an toàn. Tỷ số này giảm dần qua các năm cho thấy các biện pháp kiềm chế và xử lý nợ xấu của ngân hàng rất tốt. Năm 2012 tỷ số nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng giảm 0,51% so với năm 2011, nguyên nhân là do trong năm này nợ xấu của ngân hàng giảm trong khi dư nợ của ngân hàng tăng. Năm 2013 tỷ số này là 1,25% tương ứng tiếp tục giảm thêm 0,6% so với năm 2012, nguyên nhân là do trong năm này huyện Trần Văn Thời bắt đầu có những bước phát triển mới, kinh doanh thuận lợi giúp cho người dân có thể trả nợ cho ngân hàng, làm cho nợ xấu của ngân hàng tiếp tục giảm, trong khi đó dư nợ trong năm 2013 tiếp tục tăng. Tỷ số này ở sáu tháng đầu năm 2014 tiếp tục giảm 0,52% so với cùng kỳ năm 2013, nguyên nhân cũng là do nợ xấu thì tiếp tục giảm, còn dư nợ thì lại tăng so với cùng kỳ năm 2013. 4.3.5.4 Vòng quay vốn tín dụng Tý số này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ là nhanh hay chậm. Tỷ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng lớn. Tỷ số này đối với ngân hàng qua các năm từ 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014 luôn cao hơn 1 và tăng đều qua các năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể tỷ số này ở năm 2011 là 1,72 vòng, sang năm 2012 nhờ làm tốt khâu thẩm định khách hàng và môi trường kinh tế phát triển thuận lợi làm cho doanh số thu nợ tăng mạnh, tăng nhanh hơn cả sự tăng của dư nợ bình quân, nên tỷ số này ở năm 2012 tăng 0,29 vòng so với năm 2011. Năm 2013 nhờ sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng, xuất khẩu thủy sản thì tăng trưởng mạnh, giá cả các mặt 47 hàng thủy sản tuy có biến động nhưng nhìn chung là ngày càng tăng từ đó tác động làm doanh số thu nợ của ngân hàng tiếp tục tăng đến 41,06%, qua đó làm cho tỷ số vòng quay vốn tín dụng của năm này tăng thêm 0,31 vòng so với năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2014 tỷ số vòng quay vốn tín dụng giảm 0,07 vòng so với cùng kỳ năm 2013. Vòng quay tín dụng ở các tháng đầu năm 2014 giảm như vậy không có nghĩa là DSTN năm này giảm mà ngược lại là DSTN của nó vẫn tăng những tăng chậm hơn so với dư nợ bình quân, do trong khoảng thời gian này hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ nên dư nợ bình quân cũng tăng trưởng theo. 48 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU 5.1 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAMCHI NHÁNH HUYỆN TRẦN VĂN THỜI, TỈNH CÀ MAU 5.1.1 Thuận lợi Thời gian gần đây được sự quan tâm của nhà nước, các cấp chính quyền và các cơ quan ban ngành, tình hình kinh tế xã hội của huyện đã tăng trưởng ổn định. Huyện đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tìm đầu ra cho sản phẩm. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được người dân tiếp thu và đưa vào thực tiễn để sử dụng làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm từ đó tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giúp cho người dân có nguồn tiền để đầu tư, trả nợ. Từ đó ngân hàng có thể tăng thêm vốn từ huy dộng và nguồn vốn của ngân hàng được sử dụng có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Các thủ tục hành chính, quy trình giao dịch được hướng dẫn rõ ràng đến người dân nên rất thuận lợi để trao đổi và giao dịch với khách hàng, giúp hoàn thành các thủ tục nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng và ngân hàng, nâng cao hiểu quả hoạt động. Ngân hàng được đặt ở vị trí trung tâm huyện nên rất thuận tiện trong việc quảng cáo, giao dịch. Giúp Ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí từ đó nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng hoạt động trên địa bàn lâu năm, có lượng khách truyền thống tương đối nhiều và ổn định nên mức độ tin cậy giữa khách hàng và ngân hàng cao. Điều này đã tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh với ngân hàng đối thủ. Ngân hàng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, thêm vào đó thái độ phục vụ ân cần, lịch sự, nhiệt tình của các cán bộ đã tạo cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng khi đến giao dịch. Đồng thời, các phòng ban phối hợp chặt chẽ và đoàn kết giúp ngân hàng thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát. 49 Tận dụng tối đa nguồn vốn huy động từ người dân, từ đó giúp ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân, đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành thuận lợi góp phần phát triển kinh tế địa phương. 5.1.2 Khó khăn Trong địa bàn huyện sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, có nhiều ngân hàng khác cũng đang hoạt động trên địa bàn làm chi phối nguồn vốn huy động, làm giảm bớt khách hàng, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Những ảnh hưởng từ sự lạm phát của nên kinh tế làm giá cả hàng hóa tiêu dùng, giá vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng thì luôn tăng, trong khi đó thị trường tiêu thụ thì không ổn định, thương lái luôn muốn ép giá người dân, gây khó khăn không nhỏ cho khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng. Trình độ dân trí của người dân trong huyện chưa cao nên ý thức chấp hành pháp luật của một số người dân còn kém, làm cho việc xử lý các món nợ xấu còn gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí. Địa bàn hoạt động chủ yếu là nông thôn, đối tượng cho vay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên việc cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Mất mùa hay dịch bệnh cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng. Địa bàn hoạt động lớn và quản lý nhiều món vay nên các cán bộ tín dụng còn gặp nhiều trở ngại. Các cán bộ tín dụng phải xuống địa phương để tư vấn vay, thẩm định nên tốn nhiều chi phí, đôi khi chậm trễ tiến độ sản xuất của khách hàng. 5.1.3 Định hướng phát triển Căn cứ mục tiêu phương hướng của toàn bộ hệ thống, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời đề ra trong thời gian tới, đồng thời dựa vào chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của huyện, bên cạnh đó căn cứ những mặt đạt được trong thời gian qua, năm 2014 NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Đầu tư chủ yếu cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, các doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 50 Tăng cường quản lý tín dụng, quản lý chặt chẽ nợ trong hạn, thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình khách hàng, quan sát quá trình sử dụng vốn vay, chủ động thu nợ gốc và lãi đúng hạn, giảm sự phát sinh của gia hạn nợ, nợ quá hạn dẫn đến phải trích dự phòng rủi ro cao, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng. Chủ động phân tích nợ quá hạn đối với từng khách hàng để tìm ra biện pháp khắc phục. Tạo điều kiện thuận để khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, từ đó thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, cải thiện đời sống của người dân và thay đổi bộ mặt huyện. Tiếp tục đổi mới cơ cấu tín dụng đi đôi với việc lựa chọn khách hàng để đầu tư, chú ý đầu tư phát triển lĩnh vực kinh tế cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, dịch vụ, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống nông thôn, đầu tư theo nguyên tắc thương mại và thị trường, xây dựng khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống, nâng tỷ trọng cho vay tài sản đảm bảo. Thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình về tín dụng, rà soát bổ sung tài sản đảm bảo, khi cho vay cần chú ý đến các yếu tố pháp lý của hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng, tài sản bảo đảm, sự ràng buộc, liên quan đến tính pháp lý giữa hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản vay vốn, tránh rủi ro khi tranh chấp và xử lý thu nợ. Áp dụng lãi suất cho vay tuân thủ đúng cơ chế điều hành lãi suất của Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam và quy định của NHNN. Tập trung rà soát các nhóm nợ, đặc biệc là với nợ xấu, nợ ngoại bảng, phân tích đánh giá chi tiết tình trạng khách hàng. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp xử lý cụ thể, kiên quyết, tích cực đối với các khoản vay, tranh thủ sự hỗ trợ của địa phương, các cơ quan chức năng để thu hồi nợ đạt hiệu quả trong thời gian sớm nhất. Rà soát cơ cấu lại toàn bộ danh mục khách hàng hiện có, phân tích đánh giá thực lực tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro, triển vọng kinh doanh của khách hàng để có định hướng cấp phát tín dụng phù hợp đối với từng nhóm khách hàng. 51 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG 5.2.1 Đối với hoạt động huy động và quản lý vốn Trong hoạt động của một ngân hàng thì nguồn vốn huy động là một phần vô cùng quan trọng vì nó góp giúp ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng, giúp làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Để thực hiện tốt những điều trên thì NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời cần có những biện pháp tích cực nhằm làm tăng nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng tăng của khách hàng. Dưới đây là một số giải pháp có thể giúp ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn: - Điều chỉnh lãi suất: Lãi suất chính là chiêu thức hàng đầu được các ngân hàng sử dụng để cạnh tranh với nhau trong việc huy động vốn, NH huy động được nhiều vốn hay không phụ thuộc rất lớn vào lãi suất mà ngân hàng áp dụng để huy động, vì khi một ngân hàng đưa ra được mức lãi suất hấp dẫn hơn (cao hơn) thì sẽ thu hút được khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Những năm qua NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời đã thực hiện rất tốt việc sử dụng lãi suất như thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn. Tuy nhiên với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trên địa bàn huyện ngày càng suất hiện nhiều ngân hàng đối thủ thì ngân hàng cần hoạch định một chính sách linh hoạt về lãi suất nhằm đảm bảo việc huy động vốn đạt được các mục tiêu sau: Tạo nguồn vốn có quy mô và cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ, đảm bảo tính an toàn và sinh lời. Để đạt được một chính sách như vậy NH cần xem xét các quy định của NHNN, cung cầu vốn trên thị trường, chính sách lãi suất của ngân hàng khác, tâm lý cũng như thị hiếu của khách hàng, từ đó điều chỉnh mức lãi suất hợp lý nhất với ngân hàng. - Thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ tiền học phí của các trường học, tiền phúc lợi của các tổ chức xã hội, tiền lương của công nhân viên chức. Những khoản tiền nhàn rỗi này là những khoản tiền không nhỏ mà từ trước đến nay ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức, với tộc độ phát triển như hiện nay việc thu hút các khoản tiền này ở các thành phố lớn đã trở nên bình thường khi công nhân viên chức nhận lương qua tài khoản ngân hàng, trường học thu học phí thông qua ngân hàng,... thì tại địa bàn huyện nó vẫn chưa phát triển. Vì thế ngân hàng có thể cử nhân viên đến các trường, gặp các cán bộ, viên chức hay các tổ chức trên địa bàn 52 huyện để thuyết phục họ gửi tiền vào ngân hàng bằng cách cho họ thấy những lợi ích mà họ sẽ đạt được khi gửi tiền vào ngân hàng. - Quan tâm hơn nửa việc nắm bắt các nguồn tiền gửi sắp đáo hạn để thuyết phục họ tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng sau khi đáo hạn (khi mà họ có ý định rút hẳn vốn) để tránh làm mất đi một lượng tiền vốn của ngân hàng, đặc biệc là đối với những khách hàng có số tiền vốn gửi vào ngân hàng lớn. - Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tuyên truyền vì công tác quản cáo, tuyên truyền của ngân hàng vẫn còn ít, do nghĩ rằng ngân hàng đã hoạt động lâu đời ở địa bàn huyện và ngân hàng cấp trên đã có thực hiện các hoạt động này rồi nên không cần quảng cáo hay tuyên tryền nhiều. Những với tình hình cạnh tranh như hiện nay thì ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nửa hoạt động tuyên truyền, quảng cáo trên địa bàn huyện để nâng cao sức cạnh tranh. 5.2.2 Đối với hoạt động cho vay Những năm qua hoạt động NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời đã đạt được những kết quả tích cực khi mà doanh số cho vay ngày càng tăng khả năng thu nợ và quản lý nợ xấu vẫn luôn được đảm bảo. Ngân hàng cần phát huy những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm. Bằng việc quan tâm hơn nửa những vấn đề sau: - Theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế của địa phương. Chủ động tìm kiếm mở rộng đối tượng khách hàng, đánh giá nhu cầu vay vốn của thì trường để phân nhóm khách hàng từ đó giúp ngân hàng dễ dàng nằm bắt và tìm kiếm khách hàng. - Đổi địa bàn quản lý giữa các cán bộ tín dụng một năm một lần, nhằm phát huy khả năng khai thác địa bàn của các cán bộ tín dụng và tránh những sự chủ quan trong khâu thẩm định khách hàng. - Lãi xuất là điều đầu tiên khách hàng quan tâm khi đến vay tiền tại ngân hàng vì thế ngân hàng nên thăm dò đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức lãi xuất tốt nhất, hấp dẫn nhất với khách hàng, nhằm thu hút họ đến ngân hàng vay tiền. - Trong quá trình cho vay các cán bộ tín dụng vì muốn đỡ làm mất thời gian của khách hàng có thể đã bỏ qua một số bước trong quy trình tín dụng, điều này có thể khiến ngân hàng giảm bớt tính an toàn. Vì thế ngân hàng cần phổ biến đến 53 các CBTD và giám sát chặt chẽ để họ thực hiện đúng theo các quy trình tín dụng của ngân hàng đã đề ra nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. 5.2.3 Đối với rủi ro tín dụng Phải luôn thực hiện tốt công tác thẩm định tín dụng. Do công tác thẩm định tài sản thế chấp của ngân hàng vẫn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào khả năng thẩm định của CBTD, khi có một hợp đồng tín dụng nào đó CBTD sẽ tự thẩm định giá trị của tài sản thế chấp, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự an toàn của món vay. Vì thế ngân hàng có thể lập tổ thẩm định để nâng cao tính chính xác của kết quả thẩm định và giảm thiểu rủi ro. Luôn đảm bảo rằng các CBTD phải luôn tuân thủ đúng quy trình tín dụng, nếu làm được như thế thì sai lệch do chủ quan sẽ khó xảy ra do đã đi qua từng khâu từng bước của quy trình, và qua đó sẽ cung cấp cho ngân hàng những thông tin đáng tin cậy cho quyết định cho vay. Hiện nay có rất nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng khó khăn do các CBTD làm sai quy trình tín dụng hoặc loại bớt các bước trong quy trình tín dụng. Tuy nhiên tại chi nhánh ngân hàng chưa xảy ra những tình trạng như vậy, nhưng để phòng ngừa những tình huống xấu nhất có thể xảy ra ngân hàng cần đưa ra những chính sách khen thưởng cũng như kỹ luật để vừa tạo động lực vừa hạn chế những sai phạm có thể xảy ra. 5.2.4 Đối với các khoản nợ khó đòi Nếu do thiên tai, dịch bệnh hay mất mùa mà khách hàng không thể trả được nợ ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay để tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ. Nếu không phải do những nguyên nhân trên mà do khách hàng chủ tâm lừa đảo hoặc không có khả năng trả nợ thì ngân hàng cần có những biện pháp mạnh tay đối với những khách hàng này như kết hợp với chính quyền để phát mãi tài sản thế chấp. Nếu xét thấy khách hàng vẫn còn khả năng sản xuất kinh doanh thì có thể tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ dần. 5.2.5 Khen thưởng, kỹ luật và đời sống của các cán bộ, nhân viên ngân hàng Mỗi năm ngân hàng có thể tổ chức cho các nhóm nhân viên đi du lịch nhằm khuyến khích họ làm việc tốt hơn, giúp họ giải tỏa những mệt mõi trong công 54 việc, ngoài các tour du lịch trong nước, ngân hàng có thể hỗ trợ 70% chi phí cho họ đi du lịch nước ngoài, chắc chắn họ sẽ rất thích. Đối với nhân viên nữ trong công ty cần tổ chức các buổi tiệc dành riêng cho họ và tặng quà cho họ trong những ngày như đặc biệc như: 20-10, 8-3. Bên cạnh việc khen thưởng cũng cần có những biện pháp nhằm xử lý các sai phạm nhằm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra do CBTD làm sai. Vào những ngày cuối tuần ngày nghĩ ngân hàng có thể tổ chức cho các nhân viên, cán bộ tham gia chơi thể thao trong khuôn viên ngân hàng (như bóng chuyền, cầu lông,..) hoặc họp mặt mọi người đi vui chơi, ăn uống và ca hát để tạo quan hệ gần gũi và giải tỏa căng thẳng, áp lực trong cuộc sống cũng như công việc, qua đó cũng giúp họ nâng cao hiệu quả làm việc. 5.2.6 Giải pháp khác Phải đảm bảo rằng ngân hàng luôn khang trang, sạch sẽ nhằm tạo ra lòng tin nơi khách hàng, ngoài ra cần đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại, gửi và rút tiền (như mở rộng nhà giữ xe; đặc thêm máy ATM ở các địa điểm khác ngoài ngân hàng nhằm tăng thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng thẻ, từ đó khuyến khích họ sử dụng thẻ nhiều hơn, làm gia tăng thêm nguồn vốn cho ngân hàng; đặt thêm một số bình nước và vài rổ bánh kẹo trên bàn tiếp, để khách hàng có thể dùng khi khát hay khi phải chờ đợi nhân viên ngân hàng làm việc nhằm tạo sự thoải mái;...). Đây là những yếu tố đầu tiên thu hút sự quan tâm của khách hàng, giúp họ biết ngân hàng mình là ngân hàng tốt có vốn lớn, mức độ an toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào, tạo cho khách hàng một không gian gần gũi thoãi mái khi giao dịch với ngân hàng. 55 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1 KẾT LUẬN Trong những năm qua NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời đã góp công lớn trong việc phát triển kinh tế địa phương, giúp cho nông nghiệp và nông thôn phát triển theo hướng ngày càng hiện đại hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn ngày càng đẹp hơn. Với chức năng là chung gian tín dụng, ngân hàng với khả năng thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và cung cấp cho người dân cần vốn trong huyện, Ngân hàng đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho bà con nông dân trong huyện, tránh được tình trạng phải đi vay ở bên ngoài với lãi suất rất cao, giúp họ yên tâm sản xuất kinh doanh. Mặc dù trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều ngân hàng hơn, đi với đó là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng tăng lên, nhưng nguồn vốn huy động và lượng khách hàng giao dịch với ngân hàng vẫn không ngừng tăng trong những năm qua. Những năm gần đây khi tăng trưởng kinh tế không ổn định, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như: xăng dầu, vật tư và các chế phẩm nông nghiệp hay vàng đều tăng giá trong khi đầu ra sản phẩm thì không ổn định, có nhiều khi người dân trúng mùa nhưng lại mất giá, làm cho sản phẩm làm ra không có chỗ tiêu thụ phải bán đổ bán tháo, từ đó dẫn đến việc thu hồi nợ của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Vấn đề thu hồi và giải quyết nợ xấu là vấn đề cần được giải quyết hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngân hàng, chính vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp giải quyết rủi ro tín dụng là hết sức cần thiết. Ngoài ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thì NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời phải chú trọng phân tích chất lượng tín dụng, thẩm định kỹ giá trị của tài sản đảm bảo cũng như thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng để đánh giá đúng khả năng trả nợ của khách hàng, qua đó đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời đã và đang cho thấy hướng đi đúng đắn của mình. Ngân hàng đã phát huy thế mạnh của mình là một ngân hàng chuyên phục vụ cho nông dân và sản xuất nông nghiệp, 56 đồng thời cũng biết khắc phục những mặt còn hạn chế đảm bảo hoạt động tín dụng ngày càng phát triển, góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung của cả huyện. 6.2 KIẾN NGHỊ Một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương: - Tạo điều kiện tốt cho NH có thể thu thập thông tin của khách hàng để đánh giá khách hàng làm cơ sở để ra quyết định cho vay. - Tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp nhanh chóng tạo sự thuận lợi cho việc thế chấp cho ngân hàng khi khách hàng đi vay. Đia phương cần có chính sách phát triển kinh tế rõ ràng, theo chiến lược phát triển chung của đất nước, đặc biệc phải có chính sách phát triển những ngành mũi nhọn của địa phương. Giúp ngân hàng dễ dàng lựa chọn được khách hàng tốt để cho vay, hạn chế rủi ro. - Ngân hàng cần có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thu hồi nợ, trường hợp khách hàng không thể trả nợ và ngân hàng tiến hành phát mãi tài sản. - Sự phối hợp giữa ngân hàng và chính quyền địa phương sẽ tạo điều kiện cho kinh tế huyện phát triển , đồng thời giúp nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, 2013. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 2. Trần Ái Kết, 2006. Giáo trình tài chính – tiền tệ. Đại Học Cần Thơ. 3. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Nghiệp vụ ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời. Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh-bảng cân đối kế toán của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời 3 năm 2011-2013 và sáu tháng đầu năm 2013, sáu tháng đầu năm 2014. Trần Văn Thời 2014. 5. Ban Kinh Tế, 2011. Kinh tế Việt Nam 2011: 365 ngày biến động. . [Ngày truy cập: 5-11-2014] 6. Tổng cục thống kê, 2012. Tình hình kinh tế - xã hội 2012. . [Ngày truy cập: 511-2014] 7. Tổng cục thống kê, 2013. Tình hình kinh tế - xã hội 2013. . [Ngày truy cập: 511-2014] 8. Tổng cục thống kê, 2014. Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014. . [Ngày truy cập: 511-2014 ] 58 [...]... hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả hơn Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau” để làm luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi. .. 4.5: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 31 Bảng 4.6: DSTN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 35 Bảng 4.7: DSTN của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 36 Bảng 4.8: Dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 2011-2013 ... nợ của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 40 Bảng 4.10: Nợ quá hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 20112013 .43 Bảng 4.11: Tình hình nợ quá hạn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 43 Bảng 4.12: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi. .. Kết quả HĐKD của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời 3 năm 2011-2013 27 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua 3 năm 2011-2013 28 Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời sáu tháng đầu năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 29 Bảng 4.4: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua 3 năm... nhánh huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, từ đó tìm ra những thuân lợi và khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu cụ thể 1: Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn. .. Trần Văn Thời qua ba năm 2011,2012, 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 - Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua ba năm 2011,2012, 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 - Mục tiêu cụ thể 3: Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Trần Văn Thời qua... quả đó thì trong quá trình hoạt động của mình ngân hàng cũng không tránh khỏi những khó khăn như: tình trạng nợ xấu, nợ quá 1 hạn, đó vẫn luôn là mối hiểm họa trong hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát trển nông thôn huyện Trần Văn Thời nói riêng Từ thực trạng trên ta thấy được những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động của ngân hàng, qua đó đề ra những... chi nhánh huyện Trần Văn Thời giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Tín dụng ngân hàng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng Tín dụng là một hoạt động ra đời và gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa Tín dụng là một mối quan hệ kinh tế thể hiện dưới hình thức vay mượn và có hoàn trả Ngày nay tín dụng. .. có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng Về mặt hiệu quả, quy trình tín dụng hiểu quả góp phần nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro tín dụng Về mặt quản trị, quy trình tín dụng có các tác dụng sau: - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc phân định trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận liên quan trong hoạt động tín dụng - Quy trình tín dụng làm cơ sở cho việc thiết lập... Phân loại tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại - Căn cứ vào mục đích của tín dụng: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp Cho vay tiêu dùng cá nhân Cho vay bất động sản Cho vay nông nghiệp Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu - Dựa vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn