... khái niệm cần xác định đắn khái niệm phương pháp , phương pháp luận , để từ rút khái niệm phương pháp luận sử học phương pháp luận sử học mácxit” Phương pháp tiếng Hi lạp Methodos, có nghĩa... lịch sử phương pháp dạy học lịch sử Không nắm phương pháp luận sử học nhà nghiên cứu phương hướng hoạt động, khả giải vấn đề lịch sử đặt Vì nói, người làm công Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận. .. pháp luận sử tác sử học việc nắm phương pháp luận vấn đề quan trọng Nó đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập giảng dạy lịch sử đồng thời trang bị lý luận để chống lại phương pháp luận sử học tư sản
Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử MỞ ĐẦU Phương pháp luận sử học là một môn khoa học đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học từ trước đến nay. Dù theo quan điểm sử học tư sản hay sử học mácxit thì các nhà khoa học đều tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm của bộ môn phương pháp luận như: Nguồn gốc, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp…để từ đó có được nhận thức đúng đắn về bộ môn này. Nội dung phương pháp luận và thuật ngữ “phương pháp luận” đã có từ lâu. Nó được ra đời cùng với sự xuất hiện của bản thân khoa học, tức là khi xã hội đã có sự phân chia giai cấp và nhà nước. Do đó sự phát triển của bộ môn này chịu sự tác động, chi phối, ảnh hưởng từ những quan điểm, lập trường và tư tưởng của mỗi giai cấp nhất định, nhằm sử dụng những thành tựu của khoa học vào cuộc đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp mình. Bên cạnh việc đi sâu giải quyết những vấn đề trọng tâm của bộ môn như đã trình bày ở trên thì do sự phát triển của lịch sử, xã hội và bản thân khoa học mà nhiều vấn đề mới của phương pháp luận khoa học cũng được đặt ra như sử dụng những vấn đề của khoa học tự nhiên, kỹ thuật vào việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, việc xử lý tính dân tộc, tính giai cấp…Do đó trong việc nghiên cứu phương pháp luận nói chung và phương pháp luận sử học nói riêng thường diễn ra cuộc đấu tranh về nhiều quan điểm Trong khuôn khổ một bài tiểu luận em xin được trình bày một số nhận thức của bản thân về phương pháp luận lịch sử, đồng thời qua đó đưa ra phương pháp nhận thức lịch sử mà bản thân thấy cần thiết trong quá trình học tập và nghiên cứu lịch sử. 1 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử NỘI DUNG I. NHẬN THỨC VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN SỬ HỌC Khái niệm phương pháp luận đã được đề cập và tìm hiểu từ lâu theo nhiều quan điểm. Để hiểu rõ nội hàm khái niệm này chúng ta cần xác định đúng đắn các khái niệm “phương pháp”, “phương pháp luận”, để từ đó rút ra khái niệm “phương pháp luận sử học” và “phương pháp luận sử học mácxit” “Phương pháp” tiếng Hi lạp là Methodos, có nghĩa là con đường nghiên cứu, con đường nhận thức lý luận, học thuyết, là hình thức tìm hiểu thấu đáo về mặt lý luận thực tiễn hiện thực khách quan, xuất phát từ những quy luật vận động của khách thể được nghiên cứu. Phương pháp là một hệ thống các nguyên tắc điều khiển hoạt động cải tạo hiện thực hay hoạt động nhận thức lý luận của con người. Vậy “nhận thức luận” là gì? Đó là một ngành khoa học riêng có liên quan đến triết học, nó thể hiện quan điểm của con người về thế giới. Con người là một bộ phận của tự nhiên, được hình thành một cách lâu dài. Đến một bước phát triển trong một điều kiện nhất định thì Vượn cổ sẽ tiến hóa thành Người tối cổ. Thời điểm đánh dấu sự chuyển biến từ Vượn cổ sang Người tối cổ là khi con người biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động. Ngay khi con người xuất hiện thì xã hội cũng xuất hiện. Theo như lời nhận xét của Enghen thì: “Trong một ý nghĩ nhất định chính lao động, nhờ lao động và thông qua lao động thì con người và xã hội loài người ra đời”, đồng thời ông cũng khẳng định: Con người bắt đầu từ đâu thì tư duy cũng xuất hiện từ đó. Tư duy là sản phẩm của một quá trình mà con người thích ứng với thiên nhiên, tác động vào thiên nhiên và cải tạo đời sống. Con người biết nhận thức thế giới xung quanh và biết cách lấy những cái có sẵn trong thiên nhiên để chế tạo những cái không có trong thiên nhiên, do đó con người vừa là chủ thể của nhận thức lại vừa là đối tượng của nhận thức. Vì vậy không thể có con ngưới đứng ngoài thời đại bởi họ bị ràng buộc bởi gia đình, xã hội và loài người. Sự nhận thức của 2 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử con người là một quá trình trong lao động và chiến đấu. Đó là sự sáng tạo của con người Từ đây chúng ta có thể khẳng định phương pháp chính là con đường để đi đến kết quả nhận thức đúng đắn. Phương pháp nhận thức đó phụ thuộc vào giai cấp và thời đại vì con người chính là sản phẩm của một giai cấp và thời đại Phương pháp có ảnh hưởng rất lớn đến công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Ví dụ trong quá trình học tập của sinh viên tại các trường đại học: Cùng một điều kiện học tập, với một khối lượng kiến thức như nhau nhưng lại có sinh viên đạt loại giỏi, loại khá, loại trung bình, loại yếu kém khác nhau. Đó chính là sự phản ánh những phương pháp học tập khác nhau của mỗi sinh viên Một ví dụ điển hình khác trong lịch sử đó là trong cùng hoàn cảnh đất nước đang chịu ách xâm lược của thực dân pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, có rất nhiều các nhà yêu nước của Việt Nam đã ra đi tìm đường cứu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh song chỉ duy nhất có Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là tìm ra được con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam. Nguyên nhân chính là do Người đã có phương pháp đúng đắn và phù hợp. Từ đó chúng ta thấy tầm quan trọng của phương pháp trong học tập, nghiên cứu và trong cuộc sống. Phương pháp đúng được xuất phát từ khoa học chính xác, được thực tiễn kiểm nghiệm, phương pháp chỉ có tính khoa học khi nào nó phản ánh đúng các quy luật khách quan của thế giới, được xác định bởi các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, bởi các quy luật của đối tượng ấy, bởi bản chất của nó…. Phương pháp thống nhất với lý luận, được thực tiễn xác nhận. Trong quá trình nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội, con người bao giờ cũng sử dụng những phương pháp nhất định và qua thực tiễn mà phương pháp được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Như lời nhận xét của R.Đềcac, nhà triết học Pháp thế kỷ XVIII đã khẳng định: “Thiếu phương pháp thì người tài cũng có thể không đạt kết quả. Có 3 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử phương pháp thì người tầm thường cũng làm được việc phi thường”. Các Mác cũng rất đề cao vai trò của phương pháp, vì theo ông “Toàn bộ triết học được thâu tóm vào phương pháp” và “Phương pháp là sức mạnh tuyệt đối, duy nhất, cao nhất, vô cùng tận, không có vật nào có thể cưỡng lại nổi…” “Phương pháp luận” là khái niệm được dịch từ thuật ngữ “Methodology” của ngôn ngữ nhiều nước Châu Âu. Xung quanh khái niệm này có rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo K.G.Petơralep (Liên xô cũ) định nghĩa: Phương pháp luận là một hệ thống những dạng bản chất của thế giới quan và lý luận (hay một loạt lý luận) quy định các nguyên tắc nghiên cứu khoa học lịch sử Theo lý luận của các nhà tư sản thì phương pháp luận là toàn bộ những cách, những biện pháp, những nguyên tắc tổ chức của việc nghiên cứu, những tiêu chuẩn đúng để lựa chọn những thủ tục và kỹ thuật nghiên cứu Theo các tác giả “Bách khoa toàn thư triết học Liên xô cũ” thì phương pháp luận là một học thuyết triết học về các phương pháp luận nhận thức và cải tạo hiện thực, là sự vận dụng những nguyên lý của thế giới quan vào quá trình nhận thức, vào sự sáng tạo tinh thần nói chung và vào thực tiễn” Như vậy có thể thấy phương pháp ra đời trong xã hội có giai cấp. Đó chính là lý luận về con đường nhận thức, tuy nhiên con đường này bao giờ cũng phải dựa vào thế giới quan của một giai cấp nhất định ví dụ phương pháp luận chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa.. Phương pháp luận sử học là một hệ thống các quan điểm thế giới quan chỉ đạo việc nghiên cứu đồng thời lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp luận sử học có vai trò to lớn trong việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử cũng như phương pháp dạy học lịch sử. Không nắm được phương pháp luận sử học các nhà nghiên cứu sẽ mất phương hướng hoạt động, không có khả năng giải quyết các vấn đề lịch sử đặt ra. Vì vậy có thể nói, đối với người làm công 4 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử tác sử học thì việc nắm chắc phương pháp luận là một vấn đề rất quan trọng. Nó đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, học tập và giảng dạy lịch sử đồng thời trang bị những lý luận cơ bản để chống lại phương pháp luận sử học tư sản. Cho nên để bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, cơ sở của phương pháp luận sử học Mácxít Lêninnit, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của triết học MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử. Vấn đề phương pháp luận nói chung và phương pháp luận sử học nói riêng gắn chặt với quan điểm, tư tưởng, lợi ích của mỗi giai cấp, nó thể hiện rõ tính đảng, nó xâm nhập, chi phối mọi hoạt động của nhà nghiên cứu. Do đó muốn học tập phương pháp luận sử học Mác xít phải nắm vững triết học Mác-Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến nội dung của nó. Ngoài cơ sở triết học, quan điểm của Đảng, cần hiểu rõ những kiến thức cụ thể, chính xác, bởi vì không nắm vững được những kiến thức lịch sử cụ thể, chính xác thì chỉ nắm các vấn đề phương pháp luận một cách chung chung. Đặc biệt việc học tập các kiến thức lịch sử bao giờ cũng phải gắn liền với thực tế bởi như vậy chúng ta mới có thể hiểu lịch sử một cách chân thực, chính xác, tránh được tình trạng hiện đại hóa lịch sử. II. TÍNH ĐẢNG VÀ TÍNH KHOA HỌC TRONG SỬ HỌC MÁC XÍT Một trong những nội dung quan trong của phương pháp luận sử học là xác định đúng đắn tính đảng và tính khoa học. Nắm chắc hai phạm trù này sẽ góp phần quan trọng giúp nhà nghiên cứu lịch sử có cái nhìn đúng đắn, chính xác và khách quan về hiện thực lịch sử Vấn đề tính khoa học và tính đảng cũng như mối liên hệ giữa chúng trong nghiên cứu lịch sử là chủ đề của rất nhiều các cuộc thảo luận, những cuộc đấu tranh gay gắt. Có nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này: Nhiều người nêu lên sự mâu 5 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử thuẫn giũa tính đảng và tính khoa học, người lại nêu lên mối liên hệ giữa hai phạm trù này nhưng lại đặt tính đảng lên trên. Vậy tính đảng là gì và tính khoa học là gì? Mối quan hệ giữa hai phạm trù này như thế nào? 1. Khái niệm tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử Tính khoa học là kết quả của quá trình nhận thức đúng hiện thực khách quan, thể hiện kết quả nghiên cứu sự vật, hiện tượng đạt đến độ chân lý và rút ra những khái quát, lý luận. Nếu không đạt được khái quát lý luận thì chưa thể hoàn thành công việc nghiên cứu khoa học. Khi nhà nghiên cứu đạt tới trình độ khái quát lý luận mới có thể nắm vững mối liên hệ quy định bản chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội một cách chính xác, có hệ thống. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong lịch sử loài người. Ngay từ khi con người xuất hiện, họ đã có nhận thức về thế giới khách quan tuy nhiên những nhận thức đó mới chỉ là những hiểu biết đơn giản của con người chứ chưa có sự khái quát để trở thành khoa học, ví dụ ở các quốc gia cổ đại phương đông (Ai Cập, Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc), cư dân ở đây đã biết đến toán học cụ thể là người Ai Cập rất giỏi về hình học, người Lưỡng Hà lại giỏi về số học… tuy nhiên những hiểu biết về toán học này của cư dân phương đông chưa trở thành khoa học mà phải đến thiên niên kỷ I TCN khi cư dân ở các quốc gia cổ đại phương tây: Hi Lạp, Rô ma khái quát những hiểu biết về toán học này thành những định lý, định đề như định lý Pitago, tiên đề Ơclit…thì những hiểu biết khoa học mới thực sự trở thành khoa học. Điều đó cho thấy nhận thức của con người chỉ trở thành khoa học khi nó được khái quát hóa, trìu tượng hóa, đạt đến chân lý. Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp, việc nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội và nhân văn bao giờ cũng gắn với những vấn đề lợi ích của giai cấp, quan hệ giữa các giai cấp. Đó chính là tính đảng trong nghiên cứu lịch sử 6 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử Tính đảng thể hiện hình thái ý thức, hệ tư tưởng của một giai cấp nhất định trong xã hội và đó chính là giai cấp thống trị trong xã hội bởi vì bất kỳ một ngành khoa học nào ra đời cũng nhằm phục vụ cho một giai cấp nhất định do đó khoa học bao giờ cũng mang tính giai cấp và trong xã hội có giai cấp thì không có khoa học xã hội vô tư. Ví dụ trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khoa học sẽ phục vụ cho giai cấp chiếm nô nên nó sẽ mang quan điểm, lập trường của giai cấp chiếm nô; trong xã hội tư bản, khoa học thể hiện quan điểm của giai cấp tư sản, trong xã hội xã hội chủ nghĩa hiện nay, chúng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động thực tiễn của mình Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, tính đảng và tính khoa học có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chú trọng tính khoa học sẽ là cơ sở vững chắc cho việc nhận thức và thực hiện lý tưởng của bản thân, ngược lại khi nắm vững tính đảng mới đạt được khoa học thực sự. Đối với sử học Mácxít muốn đạt tới tính khoa học, nhất định phải dựa trên cơ sở một hệ thống triết học đúng đắn, khoa học. Triết học MácLênin không chỉ thể hiện lý tưởng, ngọn cờ chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, mà trước hết nó là một học thuyết khoa học, làm cơ sở phương pháp luận cho các khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, trong đó có sử học. Triết học Mác-Lênin giúp nhà nghiên cứu xác định tính đảng đúng đắn trong nhận thức lịch sử xã hội loài người và dân tộc. Nhờ vậy trong nghiên cứu lịch sử chúng ta mới đạt được tính khoa học khách quan. 2. Nguyên tắc tính đảng và tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử 2.1 Yêu cầu của việc xác định tính khoa học và tính đảng trong nghiên cứu sử học Trong cuốn Toàn tập Lênin đã viết: trong xã hội có giai cấp thì không có một khoa học xã hội vô tư. Điều đó có nghĩa là việc nghiên cứu khoa học xã hội phải phù hợp với quan điểm, lập trường của một giai cấp, một đảng nhất định, bởi 7 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử vì khoa học không thuộc một thượng tầng kiến trúc của một cơ sở nào sản sinh ra nó và những quan hệ mật thiết với nó mà là sản phẩm tinh thần của toàn bộ sự phát triển của xã hội. Nhưng mặt khác, khoa học lại phát triển trong một thời đại lịch sử nhất định nên tư duy lý luận của mỗi thời đại ở các thời đại khác nhau có những hình thức cũng như nội dung rất khác nhau. Tuy không phải là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc, nhưng sự phát triển của khoa học có liên quan mật thiết đến các hiện tượng xã hội và phục vụ các tầng lớp, một giai cấp nhất định. Việc khoa học cố gắng phản ánh chính xác những quy luật của thế giới khách quan, đề ra chân lý khách quan cũng nhằm giúp ích cho con người hoạt động xã hội. Vì vậy trong xã hội có giai cấp, khoa học không thể không chịu ảnh hưởng của giai cấp đang nắm quyền thống trị. Bất cứ nội dung của khoa học nào cũng đều chịu ảnh hưởng của thế giới quan, quan điểm và lợi ích của giai cấp mà nó phụ thuộc. Nhà khoa học thuộc giai cấp nào thường phục vụ cho giai cấp ấy Tài liệu của mỗi một khoa học đều được kiểm nghiệm trong thực tiễn khách quan, dựa vào những tài liệu này mà rút ra các quy luật. Tuy nhiên mỗi nhà khoa học lại có cách nhìn khác nhau về các vấn đề của tự nhiên, xã hội, tư duy và mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Trong xã hội có giai cấp, cách nhìn này không thể phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định trong xã hội và mang tính chất của thượng tầng kiến trúc. Tóm lại, tuy khoa học là một hình thái của ý thức xã hội, nhưng nó không phải là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc thuộc một cơ sở kinh tế; phạm vi hoạt động của nó rộng lớn hơn bất cứ phạm vi hoạt động của một thượng tầng kiến trúc nào khác. Tuy nhiên nó lại mang những yếu tố thượng tầng kiến trúc, những yếu tố này càng nhiều bao nhiêu thì việc nghiên cứu khoa học càng gắn với lợi ích giai cấp, càng phục vụ cho lợi ích của giai cấp bấy nhiêu. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt 8 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử sự khác nhau giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học xã hội không trực tiếp liên hệ với sản xuất vật chất nhưng lại liên quan mật thiết với cơ sở và giai cấp trong xã hội. Khoa học xã hội là một công cụ đấu tranh giai cấp, phục vụ cho lợi ích của một giai cấp, ví dụ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm đấu tranh chống lại những quan điểm phi mácxít của giai cấp tư sản, đấu tranh chống lại sự nô dịch và bóc lột của giai cấp tư sản đối với quần chúng nhân dân lao động Bên cạnh việc xác định đúng đắn tính khoa học thì trong nghiên cứu lịch sử nhà nghiên cứu cần nắm vững tính đảng, tức là đứng trên lập trường của một giai cấp nhất định. Đối với sử học mácxít, nhà nghiên cứu cấn đứng trên lập trường của giai cấp vô sản, giai cấp tiến bộ nhất trong xã hội, đại diện chân chính nhất cho quyền lợi, nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động để có thể phản ánh đúng hiện thực khách quan, nhận thức đúng quá trình phát triển của lịch sử, qua đó bảo vệ quyền lợi của những người bị bóc lột và thực hiện mục đích cuối cùng của giai cấp công nhân là xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới, đồng thời đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, của chủ nghĩa đế quốc. Như vậy tính khoa học trong nghiên cứu lịch sử thể hiện chân lý mà chúng ta phải đạt đến trong nghiên cứu hiện thực khách quan, còn tính đảng là biểu hiện tự giác, hoàn chỉnh và cao nhất về nhận thức những quan điểm, lợi ích của một giai cấp nhất định (ở đây là giai cấp vô sản trong nghiên cứu khoa học). Tính đảng được thể hiện trong cuộc đấu tranh trên nhiều lĩnh vực khác nhau để hiểu biết chân lý, phục vụ lợi ích của giai cấp vô sản một cách có ý thức. Tính đảng được thể hiên công khai ở việc bảo vệ lợi ích của quần chúng nhân dân lao động. Tính đảng mácxít là bản chất của phương pháp luận của nhà nghiên cứu khoa học xã hội, trong đó có nhà sử học, giúp các nhà nghiên cứu phân tích lịch sử một cách sâu sắc. 9 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử 2.2 Nội dung của tính khoa học và tính đảng cộng sản trong sử học mácxít Nội dung của tính khoa học là đạt được chân lý trong nhận thức về hiện thực khách quan. Nội dung này rất phong phú bao gồm những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, đứng trên lập trường của giai cấp vô sản. Do vị trí, sứ mệnh lịch sử và bản chất của giai cấp công nhân là giai cấp tiến bộ nhất, đại biểu cho quyền lợi của nhân dân lao động, nắm vai trò lãnh đạo cách mạng trong cuộc đấu tranh chống mọi hình thức áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Việc đứng vững trên lập trường của giai cấp vô sản để nghiên cứu lịch sử đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng lập trường, quan điểm, mục tiêu đấu tranh của giai cấp công nhân; trung thành với lý tưởng cộng sản chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi biểu hiện, xu hướng, những cuộc tấn công vào quyền lợi của giai cấp công nhân thông qua việc xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Viếc đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân không hề làm lu mờ, hạ thấp tinh thần, ý thức dân tộc của việc nghiên cứu lịch sử. Bởi vì, giai cấp công nhân là một bộ phận, người lãnh đạo nhân dân thực hiện mọi quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của dân tộc. Thứ hai, nhận thức và vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo chủ nghĩa MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào nghiên cứu lịch sử. Đây là cơ sở tư tưởng, kim chỉ nam hành động của các nhà sử học. Việc vận dụng đúng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi chúng ta nắm vững những vấn đề cơ bản, có tính nguyên lý, học thuyết khoa học để soi sáng những hiện tượng, sự kiện đa dạng, phức tạp của các lĩnh vực lịch sử cần nghiên cứu. Cái chủ yếu trong việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là thấm nhuần phương pháp của nó. Đó là phương pháp duy vật biện chứng tức là nhìn sự vật hiện tượng trong quá trình vận động biện chứng với nhau và trong mối tương quan đa dạng, phức tạp. Ví dụ lý giải tại sao cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX rất nhiều nhà yêu nước Việt Nam đã ra đi tìm đường cứu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Aí 10 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử Quốc-Hồ Chí Minh, song chỉ duy nhất có Nguyễn Ái Quốc là tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc? Để lý giải câu hỏi này, chúng ta cần phân tích về quê hương, gia đình đặc biệt là bản thân Nguyễn Ái Quốc lúc đó. Qúa trình ra đi tìm đường cứu nước của Người có nhiều điểm khác so với các bậc tiền bối lúc đó, trước hết là về hướng đi: nếu các bậc tiền bối tìm đường sang phương đông để nhận sự giúp đỡ thì Nguyễn Ái Quốc lại tìm đường sang phương tây để xem các nước ấy đã làm như thế nào mà hùng mạnh rồi về nước giúp đồng bào mình; ngoài ra phương pháp của Người trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước là phương pháp tự vô sản hóa, tức là Người tự hòa mình vào trong quần chúng nhân dân, tự lao động để kiếm sống để từ đó hiểu được nguyện vọng của quần chúng nhân dân như thế nào. Trên cơ sở phân tích như vậy chúng ta sẽ có một cách lý giải đúng đắn sâu sắc về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. 2.3 Nhận thức, nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước để vận dụng vào việc nghiên cứu lịch sử Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước là sự cụ thể hóa, sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào tình hình, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong những thời kỳ, giai đoạn lịch sử, theo mục tiêu chung được xác định. Vì vậy việc nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước trong nghiên cứu lịch sử không chỉ là việc nhận thức chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc mà còn giúp chúng ta hiểu sâu sắc, phong phú hơn các vấn đề lịch sử có liên quan về một tài liệu, sự kiện, khái quát lý luận từ thời cổ đại đến nay. Ví dụ ngay trong Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc đề ra trong Hội nghị hợp nhất Đảng năm 1930 đã xác định con đường đi lên của cách mạng Việt Nam ngay sau khi cách mạng thành công là tiến lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Đây là sự vận dụng một cách linh hoạt chủ nghĩa Mác-Lênin vào 11 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử hoàn cảnh cụ thể của nước ta, và trong thời kỳ hiện nay Đảng ta vẫn xác định chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 2.4 Tính chiến đấu của khoa học lịch sử mácxít-lêninnít Đây là một trong những biểu hiện cao nhất của tính đảng cộng sản chủ nghĩa. Điều này do tính giai cấp của khoa học lịch sử, tính chiến đấu của nó. Bởi vì không có một môn khoa học nào nằm ngoài giai cấp, không phục vụ cho một giai cấp nhất định. Trong xã hội có giai cấp, không chỉ giai cấp thống trị sử dụng lịch sử như một công cụ áp bức, một vũ khí đấu tranh chống nhân dân lao động mà nhân dân bị áp bức cũng dùng lịch sử làm vũ khí chống giai cấp thống trị. Do đó sử học bao giờ cũng thể hiện tính chiến đấu của nó trong cuộc đấu tranh chung của giai cấp và dân tộc mình. Tính chiến đấu của sử học mácxít thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất cần nắm vững nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta để nghiên cứu tìm ra chân lý lịch sử, chống mọi hình thức xuyên tạc lịch sử Thứ hai, đẩy mạnh cuộc tranh luận khoa học để khắc phục sai lầm, thiếu sót của mình để đạt được hiệu quả cao. Thứ ba, đem kết quả nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ví dụ hiện nay để bồi dưỡng, nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm đối với quê hương đất nước rất nhiều nước đã chú trọng đưa bộ môn lịch sử thành môn học chính trong nhà trường ở các cấp học ví dụ như Mỹ, Nhật Bản. Học sinh ngay từ bé đã biết lịch sử của dân tộc mình như thế nào, điều đó có tác động rất lớn trong quá trình phát triển nhân cách của các em. Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta cũng rất chú trọng đến công tác sử học trong nước, điều này không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm lịch sử quá khứ của dân 12 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử tộc mà trên cơ sở đó sẽ góp phần bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc cho các em, giáo dục lòng yêu nước… 2.5 Có tinh thần sáng tạo Tính chiến đấu của nhà sử học mácxít không hề ngăn cản việc tiếp thu, kế thừa những di sản văn hóa tiến bộ của nhân loại, những tư tưởng, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Tính chiến đấu thể hiện ở việc lựa chọn, kế thừa những cái hay, cái đẹp, phê phán và gạt bỏ những cái dở, chống rập khuôn, giáo điều, công thức trong nghiên cứu lịch sử. Tinh thần sáng tạo trong nghiên cứu lịch sử thể hiện ở chỗ dựa trên cơ sở, sự kiện cụ thể, bối cảnh, điều kiện đã nảy sinh ra nó được giải thích theo quan điểm Mácxít-Lêninnít và tư tưởng Hồ Chí Minh để hiểu rõ những vấn đề của lịch sử mỗi nước trong sự phát triển chung, hợp quy luật như phân lỳ lịch sử, nguyên nhân phát sinh một sự kiện. Tính sáng tạo đòi hỏi phải có tư duy độc lập tự chủ để tiếp cận với sự thật lịch sử, phục vụ tốt nhất cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội Ví dụ khi tìm hiểu nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản Pháp năm 1789, chúng ta phải đi sâu tìm hiểu cả nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của cách mạng. Nguyên nhân sâu xa chính là những tiền đề của nước Pháp trước cách mạng như thế nào? Bao gồm các tiền đề về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng. Đồng thời phải tìm ra được đâu là điểm khác biệt trong những tiền đề của cách mạng tư sản Pháp so với các cuộc cách mạng khác như Anh, Hà Lan, Mỹ. Đó chính là sự chuẩn bị về tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng, để từ đó kết thúc bài học giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lý giải được tại sao cách mạng tư sản Pháp lại là cuộc cách mạng điển hình và triệt để nhất trong các cuộc cách mạng tư sản… 2.6 Có ý thức tổ chức kỷ luật Đảng của giai cấp vô sản là tổ chức tiên tiến nhất nên nó là tổ chức được kỷ luật chặt chẽ nhất. Kỷ luật tăng them sức mạnh cho tổ chức để nhận thức khoa học 13 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử tốt nhất. Kỷ luật cao nhất đối với nhà sử học là luôn luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, giai caps vô sản, phấn đấu phục vụ có kết quả cuộc đấu tranh trong cương vị và trách nhiệm của mình. Vì vậy tuyệt đối phục vụ lợi ích của dân tộc, giai cấp, nhân loại tiến bộ là tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất nhà sử học. Ý thức tổ chức kỷ luật, thuộc tính của việc nghiên cứu khoa học, không hề ngăn cản việc nghiên cứu tự phát mà củng cố hơn sự giác ngộ chính trị trong công tác khoa học. 3. Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong sử học mácxít Bản chất của sử học tư sản được quy định bởi tính chất của giai cấp tư sản, do đó trong sử học tư sản nhất là thời kỳ mà giai cấp tư sản không còn tiến bộ nữa, không có sự thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng Trong sử học mácxít lêninnít, do bản chất, sứ mệnh của giai cấp vô sản nên có sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học. Việc nhận thức được hay không nhận thức được chân lý khách quan không phải ở chỗ khoa học có tính đảng hay không mà ở chỗ tính đảng ấy thuộc về giai cấp nào; bởi vì trong xã hội có giai cấp thì không thể có khoa học xã hội không có tính đảng. Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong sử học mácxít lêninnít là sự thống nhất biện chứng chứ không phải là sự đồng nhất của tính khoa học thuộc hình thái ý thức xã hội, với tính đảng thuộc hệ tư tưởng. Ý thức xã hội bao gồm tất cả các hình thức phản ánh thế giới hiện thực vào trong tư duy của con người như chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, khoa học tự nhiên…). Hệ tư tưởng là toàn bộ những quan điểm phản ánh lợi ích căn bản của một giai cấp xã hội nhất định Trong mối quan hệ giữa tính đảng và tính khoa học trong sử học mácxít lêninnít thì khoa học thể hiện việc đạt tới chân lý khách quan, còn tính đảng cộng sản là cái bản chất, tư tưởng, chính trị, chỉ đạo phương hướng, bảo đảm cho khoa học đạt đến chân lý phục vụ lợi ích của dân tộc và giai cấp vô sản. Do đó trong 14 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử hoạt động thực tiễn và trong nhận thức chúng ta không nên đề cao bất kỳ một lĩnh vực nào cả bởi vì cả hai phạm trù này đều có vai trò riêng, tác động qua lại lẫn nhau 15 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử KẾT LUẬN Đối với nhà nghiên cứu lịch sử việc nhận thức và vận dụng đúng đắn phương pháp luận sử học trong quá trình nghiên cứu cũng như trong cuộc sống là một việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình vận dụng các quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận sử học, nhà nghiên cứu cần không ngừng đấu tranh chống lại những nhận thức không đúng của bản thân về lịch sử, đặc biệt là chống lại các luận điểm không khoa học, phản động của các nhà sử học cố ý hay vô tình trong việc bảo vệ quan điểm tư sản không đúng và tấn công phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử Trong những nội dung của phương pháp luận sử học thì việc đảm bảo sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong quá trinh nghiên cứu là nội dung quan trọng và cần thiết nhất đối với nhà nghiên cứu lịch sử vì khi đó chúng ta mới nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng và xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng, không tách rời riêng lẻ trên cơ sở đó tìm đến được chân lý khách quan. 16 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXBĐHSP, 2005 2. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Lịch sử sử học Việt Nam, NXBĐHSP, 2003 3. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp luận sử học, NXBĐHSP, 2003 4. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, NXBĐHSP, 2002 5. Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2, NXBĐHSP, 2002 6. Viện sử học: Mấy vấn đề phương pháp luận sử học, NXB Khoa học xã hội, ĐHSPHN, 1982 17 [...]... lịch sử ở trường phổ thông, NXBĐHSP, 2005 2 Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Lịch sử sử học Việt Nam, NXBĐHSP, 2003 3 Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp luận sử học, NXBĐHSP, 2003 4 Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, NXBĐHSP, 2002 5 Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2, NXBĐHSP, 2002 6 Viện sử học: Mấy vấn đề phương pháp luận sử học, NXB Khoa học xã... sản Do đó trong 14 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử hoạt động thực tiễn và trong nhận thức chúng ta không nên đề cao bất kỳ một lĩnh vực nào cả bởi vì cả hai phạm trù này đều có vai trò riêng, tác động qua lại lẫn nhau 15 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử KẾT LUẬN Đối với nhà nghiên cứu lịch sử việc nhận thức và vận dụng đúng đắn phương pháp luận sử học trong quá trình nghiên cứu cũng... tắc, phương pháp luận sử học, nhà nghiên cứu cần không ngừng đấu tranh chống lại những nhận thức không đúng của bản thân về lịch sử, đặc biệt là chống lại các luận điểm không khoa học, phản động của các nhà sử học cố ý hay vô tình trong việc bảo vệ quan điểm tư sản không đúng và tấn công phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử Trong những nội dung của phương pháp luận sử học. .. học, không hề ngăn cản việc nghiên cứu tự phát mà củng cố hơn sự giác ngộ chính trị trong công tác khoa học 3 Sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong sử học mácxít Bản chất của sử học tư sản được quy định bởi tính chất của giai cấp tư sản, do đó trong sử học tư sản nhất là thời kỳ mà giai cấp tư sản không còn tiến bộ nữa, không có sự thống nhất giữa tính khoa học và tính đảng Trong sử học. .. học trong quá trinh nghiên cứu là nội dung quan trọng và cần thiết nhất đối với nhà nghiên cứu lịch sử vì khi đó chúng ta mới nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng và xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng, không tách rời riêng lẻ trên cơ sở đó tìm đến được chân lý khách quan 16 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Đổi mới phương pháp dạy học. .. để nhận thức khoa học 13 Nguyễn Thị Dung học Phương pháp luận sử tốt nhất Kỷ luật cao nhất đối với nhà sử học là luôn luôn trung thành với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, giai caps vô sản, phấn đấu phục vụ có kết quả cuộc đấu tranh trong cương vị và trách nhiệm của mình Vì vậy tuyệt đối phục vụ lợi ích của dân tộc, giai cấp, nhân loại tiến bộ là tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất nhà sử học Ý thức tổ chức... Thị Dung học Phương pháp luận sử hoàn cảnh cụ thể của nước ta, và trong thời kỳ hiện nay Đảng ta vẫn xác định chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2.4 Tính chiến đấu của khoa học lịch sử mácxít-lêninnít Đây là một trong những biểu hiện cao nhất của tính đảng cộng sản chủ nghĩa Điều này do tính giai cấp của khoa học lịch sử, tính chiến đấu của nó Bởi vì không có một môn khoa học nào... lịch sử thành môn học chính trong nhà trường ở các cấp học ví dụ như Mỹ, Nhật Bản Học sinh ngay từ bé đã biết lịch sử của dân tộc mình như thế nào, điều đó có tác động rất lớn trong quá trình phát triển nhân cách của các em Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, chúng ta cũng rất chú trọng đến công tác sử học trong nước, điều này không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm lịch sử quá... chính trị, pháp quyền, tôn giáo, đạo đức, khoa học tự nhiên…) Hệ tư tưởng là toàn bộ những quan điểm phản ánh lợi ích căn bản của một giai cấp xã hội nhất định Trong mối quan hệ giữa tính đảng và tính khoa học trong sử học mácxít lêninnít thì khoa học thể hiện việc đạt tới chân lý khách quan, còn tính đảng cộng sản là cái bản chất, tư tưởng, chính trị, chỉ đạo phương hướng, bảo đảm cho khoa học đạt đến... Trong xã hội có giai cấp, không chỉ giai cấp thống trị sử dụng lịch sử như một công cụ áp bức, một vũ khí đấu tranh chống nhân dân lao động mà nhân dân bị áp bức cũng dùng lịch sử làm vũ khí chống giai cấp thống trị Do đó sử học bao giờ cũng thể hiện tính chiến đấu của nó trong cuộc đấu tranh chung của giai cấp và dân tộc mình Tính chiến đấu của sử học mácxít thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất cần nắm