Phát triển năng lượng xanh ở hàn quốc

30 633 1
Phát triển năng lượng xanh ở hàn quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... thúc đẩy phát triển lượng xanh Môi trường lượng toàn cầu thúc đẩy tăng trưởng xanh Hàn Quốc, tăng trưởng đạt cách phát triển công nghệ lượng thân thiện với môi trường Hàn Quốc cho lượng lượng tái... 2016 sang năm 2015 3.2.2 Phát triển lượng gió Tiềm lượng gió Hàn Quốc lớn, khoảng 186,5 TWh năm Năng lượng gió Hàn Quốc đà phát triển phủ Hàn Quốc tâm theo đuổi tăng trưởng xanh bon Năm 2010, công... toàn lượng tái tạo 3.2 Thực trạng phát triển lượng xanh Hàn Quốc 21 Chúng ta thấy rõ tăng trưởng đặn lượng xanh Hàn Quốc qua hình Nếu năm 1990 lượng lượng tái tạo (viết tắt NRE) chiếm 0,4% tổng lượng

PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG XANH CỦA HÀN QUỐC Phạm Thị Xuân Mai Phòng Nghiên cứu Môi trường và Phát triển bền vững Năng lượng giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động kinh tế xã hội cũng như cuộc sống của con người. Nguồn năng lượng chủ yếu chúng ta sử dụng từ trước đến nay là năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên nguồn năng lượng này đang dần cạn kiệt và khi sử dụng chúng cũng thải ra nhiều khí nhà kính. Vì thế nhân loại đang tìm kiếm và sử dụng những nguồn năng lượng mới có tính tái tạo và ít thải khí nhà kính, người ta gọi chung những loại năng lượng đó là năng lượng xanh. Sự phát triển kinh tế luôn gắn với nhu cầu sử dụng năng lượng. Hàn Quốc là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới và kèm theo đó nhu cầu về năng lượng của quốc gia này cũng tăng nhanh. Là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên nên nhu cầu sử dụng năng lượng của Hàn Quốc chủ yếu được đáp ứng bằng việc nhập khẩu. Trước tình trạng giá các nhiên liệu hóa thạch ngày một tăng, việc sử dụng chúng đã có những ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, đến sức khỏe của con người, đến sự biến đổi khí hậu nên Hàn Quốc cũng như nhiều nước khác trên thế giới trong những năm gần đây đã chú trọng phát triển các nguồn năng lượng xanh. Nghiên cứu thực trạng khai thác, sử dụng năng lượng xanh và những tiến bộ trong công nghệ phát triển năng lượng xanh của Hàn Quốc sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với Việt Nam. 1. Tiêu dùng năng lượng của Hàn Quốc 1.1. Tình hình tiêu thụ năng lượng trên thế giới Để đáp ứng các đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và thỏa mãn các nhu cầu về mọi mặt của dân số ngày càng lớn, tiêu thụ năng lượng trên thế giới cũng như của Hàn Quốc đã tăng nhanh trong hơn một thế kỷ qua. Từ năm 1900 đến năm 2000, năng lượng tiêu thụ trên thế giới đã tăng 10 lần trong khi dân số thế giới tăng 4 lần. Theo thống kê, từ thập kỷ 1970 trở đi, mức tiêu thụ năng lượng thế giới tăng đáng kể, trung bình 2,4% năm giai đoạn 1972-1990. Trong giai đoạn 1990-2004 mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp ở châu Á tăng đều đặn 3,2% năm1. Mức tiêu dùng năng lượng trên thế giới đã tăng hơn gấp đôi, từ 6.107 Mtoe (Mtoe: triệu tấn dầu qui chuẩn) năm 1973 đã tăng lên 12.717 triệu tấn năm 20102. Trong đó tiêu thụ dầu chiếm tỉ lệ lớn nhất, rồi đến than, tiếp đến là khí ga. Một điều đặc biệt là trong giai đoạn này tỉ lệ tiêu dùng than- nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm nhiều nhất lại tăng từ 24,6% lên 27,3%, trong khi tỉ lệ của dầu lại giảm từ 46,1% xuống còn 32,4%. Tỉ lệ của than tăng được giải thích bằng sự phát triển của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung 1 2 Nguyễn Thọ Nhân, 2009. Biến đổi khí hậu và năng lượng. Nhà xuất bản Tri Thức. Hà Nội, Việt nam. Nguồn: IEA. Key World Energy Statistic 2012 1 Quốc và Ấn Độ. Khí ga tự nhiên cũng tăng từ 16% lên 21,4% trong cùng thời kỳ. Các nguồn năng lượng sạch cũng có mức tăng đáng kể, năng lượng hạt nhân tăng từ 0,9% lên 5,7%, thủy điện tăng từ 1,8% lên 2,3%. Với những nguồn năng lượng khác như năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt… cũng tăng từ 0,1% lên 0,9%. Trong ấn phẩm Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2012, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ tăng từ khoảng 12.717 triệu tấn dầu qui chuẩn trong năm 2010 tới khoảng 16.730 triệu tấn dầu qui chuẩn vào năm 2035. Trung Quốc sẽ góp phần lớn nhất trong lượng gia tăng trên, khi nhu cầu về năng lượng của nước này sẽ tăng tới 60% vào năm 2035, theo sau Trung Quốc là Ấn Độ và Trung Đông. Nhu cầu năng lượng của các nước trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) năm 2035 dự kiến sẽ chỉ cao hơn 3% so với năm 2010. Nhu cầu về dầu, khí đốt và than đá có xu hướng gia tăng đến năm 2035, nhưng phần đóng góp của những nguồn năng lượng này trong cơ cấu năng lượng toàn cầu sẽ giảm từ 81% xuống 75% trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2035. Trong hội nghị năng lượng Thế giới lần thứ 22 tổ chức tại Hàn Quốc tháng 10 năm 2013 tại thành phố Daegu, Tổng thư ký Hội đồng Năng lượng thế giới, ông Christoph Frei cho rằng: « Lĩnh vực năng lượng đang ở trong một giai đoạn bất trắc chưa từng có »3. Kể từ hội nghị lần thứ 21 tại Montreal năm 2010 đến nay, rất nhiều điều trong lĩnh vực này đã thay đổi chẳng hạn như: triển vọng của năng lượng hạt nhân đầu thế kỷ XXI bị thách thức sau thảm họa Fukushima 2011, sự trỗi dậy bất ngờ và mãnh liệt của việc khai thác dầu khí từ đá phiến tại Bắc Mỹ trong hai năm trở lại đây, bên cạnh đó là sự phát triển không đồng đều của các loại hình năng lượng tái tạo tại các khu vực khác nhau trên thế giới…Một mặt, nhu cầu năng lượng tiếp tục tăng mạnh, do tăng trưởng kinh tế của nhiều nước ở ngoài khối OECD, nhưng bên cạnh đó, áp lực đối với việc thay đổi mô hình năng lượng toàn cầu cũng vô cùng lớn, do những dự báo nghiêm trọng về Biến đổi khí hậu, đặc biệt với báo cáo mới đây vào cuối tháng 9/2013 của nhóm chuyên gia liên chính phủ về Biến đổi khí hậu. Các chính phủ và các ngành công nghiệp hiện cùng lúc đứng trước ba áp lực: (1) Vừa phải bảo đảm được nguồn năng lượng trong bối cảnh dân cư thế giới tiếp tục gia tăng mạnh, (2) vừa phải bảo đảm giá cả năng lượng thấp ở mức chấp nhận được và đồng thời gia tăng năng lượng, (3) nhưng lại không được làm nghiêm trọng hơn quá trình khí hậu bị nóng lên. Xã hội ngày càng phát triển thì sự lệ thuộc vào năng lượng mà chủ yếu là điện năng, ngày càng chặt chẽ. Nhu cầu năng lượng toàn cầu đang vượt xa khả năng cung cấp mới trên thị trường và thế giới đang phải đối mặt với những thách thức về năng lượng chưa từng có trong lịch sử. Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu điện năng toàn cầu tăng trên 70% vào năm 2035 đạt mức khoảng 36.637 TWh (1 TWh đọc là Tera wat giờ = 1tỉ kWh và nếu viết bằng số là 1.000.000.000 kWh), hơn một nửa của sự gia tăng này sẽ thuộc về Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên than vẫn là nguồn cung cấp điện năng chính trên toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia ngoài OECD, nhưng đóng góp của than 3 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131015-nhan-loai-9-ty-dan-nhu-cau-nang-luong-tang-vot-bien-doi-khi-hau-kholuong 2 sẽ giảm dần từ hai phần năm xuống còn một phần ba. IEA cũng dự đoán năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn phát điện lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2015. Phần đóng góp của năng lượng tái tạo sẽ tăng từ 20% năm 2010 đến 31% vào năm 2035. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh này còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ liên tục từ chính phủ các nước. 1.2. Tình hình tiêu thụ năng lượng của Hàn Quốc Tiêu dùng năng lượng của Hàn Quốc đã tăng nhanh từ giữa những năm 1970 do sự phát triển kinh tế được thúc đẩy bởi những ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa dầu. Tiêu dùng năng lượng sơ cấp của Hàn Quốc đã tăng hơn 6 lần trong giai đoạn 19802011, từ 49,5 triệu tấn dầu qui chuẩn (Mtoe) năm 1980 đã tăng lên 275,7 Mtoe năm 2011, đưa Hàn Quốc trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 10 trên thế giới. Cơ cấu tiêu dùng năng lượng của Hàn Quốc năm 2011 là: than chiếm 30,3% (tăng so với 28,2% năm 2009), dầu chiếm 38,2% (giảm so với 42,1% năm 2009), khí ga hóa lỏng chiếm 16,8% (tăng so với 13,9% năm 2009). Các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu, khí ga chiếm 85,3% tổng năng lượng sơ cấp và Hàn Quốc trở thành nước phát thải khí nhà kính lớn thứ 8 trên thế giới. Điều này làm tăng thêm khó khăn cho sức cạnh tranh của đất nước khi phải thực hiện cắt giảm khí nhà kính (KNK) theo Nghị định thư Kyoto từ sau năm 2012. Năm 2011 chỉ có 3,6% tổng năng lượng sơ cấp tiêu thụ được sản xuất trong nước, còn lại 96,4% là nhập khẩu từ bên ngoài. Giá trị nhập khẩu lên tới 172,5 tỉ đô la Mỹ (USD) chiếm tới 32,9% lượng hàng hóa vào Hàn Quốc4. Nguồn cung năng lượng ở trong nước của Hàn Quốc chỉ có than an tra xit (anthracite) chất lượng thấp, chiếm 1% tổng tiêu dùng năng lượng. Việc tiêu dùng than của Hàn Quốc đã tăng với tốc độ 5,2% hàng năm trong suốt 30 năm qua. Nguồn than an tra xit trước đây sử dụng nhiều trong khu vực dân cư nhưng hai thập kỉ gần đây đã chuyển mạnh sang khu vực sản xuất điện. Nhu cầu về dầu đã tăng từ những năm 1970 trừ những năm rơi vào 2 cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, 1979. Hàn Quốc xếp hàng thứ 9 về tiêu thụ dầu trên thế giới. Nhập khẩu dầu chủ yếu từ Trung Đông, chiếm 72,3% năm 1999 nhưng đã tăng lên 84,5% năm 2009, khiến cho Hàn Quốc phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu dầu từ Trung Đông, nơi có chính trị bất ổn và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh năng lượng của Hàn Quốc. Hình 1. Tiêu dùng dầu của Hàn Quốc, 2000-2010 Đơn vị : triệu thùng/ngày 4 Korea Energy Management Corperation, 2012. http://www.kemco.or.kr/new_eng/pg02/pg02040400.asp 3 Nguồn: Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, 2010 (US Energy Information Administration) Tiêu dùng dầu của Hàn Quốc đã tăng từ 2,138 triệu thùng /ngày năm 2000 lên 2,235 triệu thùng ngày năm 2010. Tuy nhiên tỉ lệ sử dụng dầu trong tổng năng lượng sơ cấp đã giảm dần. Năm 2011 tiêu dùng dầu của Hàn Quốc giảm còn 2,195 triệu thùng mỗi ngày. Hàn Quốc có 3 trong 10 nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới và xuất khẩu trung bình 1,1 triệu thùng dầu đã lọc mỗi ngày trong năm 2011, tăng 16% so với năm 20105. Dầu xuất khẩu tăng là do nhu cầu về dầu đã được lọc ở các nước châu Á tăng nên tốc độ xuất khẩu sản phẩm này của Hàn Quốc tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tiêu thụ trong nước. Khí ga hóa lỏng (LNG) bắt đầu được nhập khẩu và sử dụng từ năm 1986, nhưng việc sử dụng loại nhiên liệu này ở Hàn Quốc đã tăng rất nhanh trong những thập kỉ qua. Hàn Quốc là nước nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Nhật Bản. LNG chiếm tới 17% tổng năng lượng tiêu thụ năm 2011. Phần lớn ga dùng để phát điện (42% năm 2004). Hàn Quốc đang tăng cường sử dụng điện hạt nhân để giảm bớt việc sử dụng ga- có nghĩa là giảm nhập khẩu ga. Hình 2. Tiêu dùng ga của Hàn Quốc, giai đoạn 2000-2010 Đơn vị: triệu feet khối 5 US Energy Information Administration 4 Nguồn: Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, 2010 (US Energy Information Administration) Sản xuất điện của Hàn Quốc đã tăng nhanh theo từng năm, trong vòng 5 năm công suất điện đã tăng thêm hơn 100 TWh. Từ bảng 1 có thể thấy nếu như năm 2008 công suất điện là 422,4 TWh thì năm 2011 đã tăng lên 496,9 TWh. Năm 2012 tăng lên 531 TWh, trong đó 223 TWh từ than, 155 TWh từ điện hạt nhân, 121 TWh từ khí ga, 22 TWh từ dầu, 6 TWh từ thủy điện. Công suất điện từ các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo chỉ chiếm 2% năm 2011, trong khi điện hạt nhân cung cấp 29% tổng công suất điện (155 tỉ KWh), theo kế hoạch của chính phủ nguồn cung cấp điện này sẽ tăng lên 43,4% lượng cung điện cả nước vào năm 2020, lên 48% vào năm 2022, 59% vào năm 2030 (333 TWh). Bảng 1. Sản xuất điện ở Hàn Quốc (GWh: Giga wat giờ) Các nguồn điện 2008 2009 2010 2011 Nhiệt điện 264.747 (62,7%) 278.400 (64,2%) 315.608 324.354 (66,5%) (65,3%) Điện hạt nhân 150.958 (35,7%) 147.771 (34,1%) 148.596 154.723 (31,3%) (31,1%) Thủy điện Nguồn khác 5.561 5.641 6.472 7.831 (1,3%) (1,3%) (1,4%) (1,6%) 1.090 1.791 3.984 9.985 (0,3%) (0,4%) (0,8%) (2,0%) 5 Tổng cộng 422.355 433.604 474.660 496.893 Nguồn: IEA Statistics © OECD/IEA, http://www.iea.org/stats/index.asp Giá sản xuất điện hạt nhân ở Hàn Quốc tương đối thấp, theo báo cáo của công ty điện hạt nhân và thủy điện của Hàn Quốc năm 2008, giá sản xuất cho 1 KWh điện hạt nhân là 39 won (khoảng 3 cent Mỹ) thấp hơn 53,7 won sản xuất điện bằng than, 143,6 won bằng LNG, và 162 won bằng thủy điện. Giá điện trung bình của công ty điện hạt nhân và thủy điện là 68,3 won (khoảng 5 cent Mỹ) 1 KWh6. Vốn là nước thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên nên Hàn Quốc đã chú trọng tới phát triển điện hạt nhân. Điện hạt nhân thường được đánh giá là nguồn năng lượng sạch vì lượng khí CO2 thải ra cho mỗi kilowatt giờ của điện hạt nhân chỉ có 10 gram, bằng 1/55 khí thải khi đốt khí ga. Điện hạt nhân đã từng chiếm 30-40% tổng công suất điện của nước này. Trong bối cảnh các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt, năng lượng hạt nhân đã từng là hướng đi quan trọng trong chiến lược năng lượng của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự cố hạt nhân vào tháng 3 năm 2011 tại Nhật Bản, quốc gia có công nghệ hạt nhân được đánh giá là tiên tiến và an toàn, đã làm thay đổi cách tiếp cận của nhiều quốc gia cũng như Hàn Quốc đang theo đuổi năng lượng hạt nhân theo hai hướng chính: (1) Duy trì quyết tâm phát triển năng lượng hạt nhân với sự coi trọng đặc biệt về an toàn hạt nhân; (2) Cắt giảm hoặc ngừng chương trình phát triển năng lượng hạt nhân. 2. Những nhân tố thúc đẩy phát triển năng lượng xanh 2.1. Những hạn chế của việc sử dụng năng lượng hóa thạch Hiện nay, con người đang khai thác quá mức các nguồn năng lượng hóa thạch. Các nhiên liệu hóa thạch là tài nguyên không tái tạo bởi vì trái đất mất hàng triệu năm để tạo ra chúng và mức độ tiêu thụ đang diễn ra nhanh hơn tốc độ được tạo thành. Chỉ trong mấy thế kỉ phát triển gần đây chúng ta đã sử dụng phần lớn nguồn nguyên liệu hóa thạch được tích lũy từ hàng trăm triệu năm. Năng lượng vốn được lấy từ thiên nhiên, và sau khi đã được sử dụng phục vụ cho công cuộc phát triển của con người nó sẽ trở lại thiên nhiên dưới dạng chất thải hay nhiệt. Việc khai thác, chuyển hóa và sử dụng năng lượng luôn gắn liền với những hình thức có tác động tiêu cực đến môi trường. Mục tiêu chính của việc chuyển hóa năng lượng là cung cấp những dịch vụ nhằm cải thiện chất lượng của đời sống con người và nâng cao năng suất lao động. Khoảng 45% năng lượng tiêu thụ là dưới hình thức nhiệt ở nhiệt độ thấp (nấu ăn, đun nước sôi, sưởi ấm, sấy khô), 10% dưới hình thức nhiệt cho các qui trình công nghiệp, 15% dưới hình thức điện cho các động cơ, thắp sáng, các thiết bị điện tử, còn khoảng 30% cho giao thông vận tải7. Vì nguồn năng lượng này phần lớn lấy ra từ các nhiên liệu hóa thạch cho nên khi sử dụng thường phát thải ra một lượng lớn khí CO2, chiếm khoảng 80% tổng lượng CO2 phát tán ra vào khí quyển. CO2 là thủ phạm chính dẫn 6 Hiệp hội nguyên tử thế giới, 20-8-2013. Xem trên: http://www.world-nuclear.org/info/Country-Profiles/CountriesO-S/South-Korea/#.Ul-yDFMeQnk 7 Nguyễn Thọ Nhân, 2009. Biến đổi khí hậu và năng lượng. Nhà xuất bản Tri Thức. Hà Nội, Việt Nam, tr. 199. 6 đến sự ấm lên của trái đất. Ngoài CO2 ra khi đốt dầu, than và khí tự nhiên còn thải ra ôxít sunphua (SOx), ôxít nitơ (NOx), Methane (CH4)…. Những khí này là nguyên nhân dẫn đến một số hậu quả to lớn đối với môi trường sống và ảnh hưởng trực tiếp đến chính con người. Chẳng hạn như SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi, khí phế quản. Khi con người ở trong không khí có nồng độ CO khoảng 250 ppm sẽ bị tử vong, tuy nhiên CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO thành CO2 và sử dụng nó trong quá trình quang hợp. Do đó thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Các khí SOx, NOx trong khí thải từ các nhà máy và ôtô đã tạo ra các phản ứng hóa học trong không khí, sau đó di chuyển, rồi tạo ra mưa axít làm trơ trụi các cánh rừng, tiêu diệt các sinh vật trong ao hồ, gây tác hại to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng này lúc đầu xuất hiện ở Bắc Âu, sau đó, liên tiếp xuất hiện ở khu vực Trung Âu cho đến tận khu vực Bắc Mỹ và gần đây đã xuất hiện ở một số nước châu Á khác. Tác hại do ô nhiễm không khí đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và lan ra một khu vực rộng lớn. Đối sách phòng chống hiện tượng này là cần phải có sự hợp tác của cộng đồng quốc tế. Nhu cầu về năng lượng tăng nhanh cũng dẫn đến các tranh chấp trên thế giới như: Tranh chấp khí đốt giữa Nga – Ukraine – EU, tranh chấp những giếng dầu ở Trung Đông, tranh chấp khí tự nhiên và dầu giữa các quốc gia Mỹ, Canada, các nước Bắc Âu và Nga ở Bắc Cực. Mới đây nhất là sự tranh chấp trên biển Hoa Đông, đặc biệt là giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku (Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc). Chính những tranh chấp này dẫn đến bất ổn và ảnh hưởng lớn đến hòa bình thế giới. Vì vậy mà cần phải tìm những nguồn năng lượng khác thay thế nguồn năng lượng hóa thạch và năng lượng xanh là một lựa chọn cần thiết. 2.2. Năng lượng xanh và những ưu thế Năng lượng xanh hay còn gọi là năng lượng tái tạo là loại năng lượng mà khi được sản xuất, nó có ít tác động tiêu cực đến môi trường hơn so với năng lượng hóa thạch. Những loại năng lượng xanh mà ngày nay người ta thường đề cập đến là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng và năng lượng địa nhiệt. Ngoài ra còn rất nhiều loại năng lượng được cho là “xanh”, thậm chí cả năng lượng hạt nhân vì trong trạng thái hoạt động an toàn, nó sản sinh ra lượng chất thải thấp hơn nhiều lần so với việc sử dụng than đá hoặc dầu. Các nhà khoa học cho rằng nhân loại càng sử dụng năng lượng xanh nhiều bao nhiêu thì hành tinh của chúng ta “sống” lâu hơn bấy nhiêu. Năng lượng xanh là những nguồn năng lượng có trữ lượng gần như vô tận và thân thiện với môi trường. Trong hoàn cảnh năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần, đồng thời việc sử dụng chúng gây ô nhiễm môi trường, làm thay đổi khí hậu, đe dọa cuộc sống của chúng ta thì việc thay thế dần năng lượng hóa thạch bằng năng lượng xanh là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Theo một nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Laurie Johnson được đăng trên tờ Springer về Khoa học và Nghiên cứu môi trường của Mỹ năm 2013, nếu chúng ta tính cả giá phải trả cho ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và các tác động tới sức khỏe con người thì việc sản xuất điện từ các tua-bin gió và các tấm pin mặt trời sẽ đỡ tốn kém hơn so với việc đốt than trong các nhà máy điện. Nguồn điện được sản xuất bởi năng lượng gió cũng 7 sẽ rẻ và hiệu quả hơn so với khí gas tự nhiên. Nước Mỹ có thể cắt bớt lượng khí thải carbon từ các nhà máy điện dùng than đốt bằng các lựa chọn xanh và sạch hơn như năng lượng mặt trời, gió và khí ga tự nhiên. Các nhà máy điện chính là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn nhất tại Mỹ, chiếm đến 40% lượng khí CO2 được thải ra trên cả nước. Laurie Johnson cho rằng “Đốt than là một phương pháp rất tốn kém để sản xuất điện. Thực tế, có nhiều cách khác hiệu quả và bền vững hơn để làm việc này”8. Ông cũng đã tính toán và cho biết hiệu suất sử dụng của năng lượng xanh là rất cao, chẳng hạn như một tua bin thủy điện hiện đại có thể sản xuất ra hơn 90% năng lượng trong nước thành điện, hiệu quả hơn rất nhiều so với bất kỳ hình thức sản xuất điện nào khác, trong khi sử dụng than, dầu thì hiệu suất sử dụng chỉ đạt từ 30-50%. 2.3. Các dạng năng lượng xanh và việc khai thác, sử dụng chúng trên thế giới Các dạng năng lượng xanh phổ biến gồm có: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước (thủy điện), năng lượng địa nhiệt, năng lượng thuỷ triều và nhiệt năng biển, năng lượng sinh học, năng lượng hydro. 2.3.1. Năng lượng mặt trời Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng phong phú nhất, dồi dào nhất trong tất cả các nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên. Năng lượng mặt trời sẽ không bao giờ cạn kiệt vì theo những nghiên cứu của thiên văn học thì mặt trời của chúng ta chỉ mới sống được một nửa tuổi thọ của nó, tức là nó còn có thể sống thêm khoảng 7,8 tỷ năm nữa trước khi chuyển sang giai đoạn già và nuốt chửng tất cả các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Ánh sáng mặt trời là một nguồn năng lượng dồi dào, mặt trời truyền đến cho ta một năng lượng khổng lồ vượt ra ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Trong 10 phút truyền xạ, quả đất nhận một năng lượng khoảng 5 x 1020 J (500 tỷ tỷ Joule), tương đương với lượng tiêu thụ của toàn thể nhân loại trong vòng một năm. Trong 36 giờ truyền xạ, mặt trời cho chúng ta một năng lượng bằng tất cả những giếng dầu của quả đất. Năng lượng mặt trời vì vậy gần như vô tận. Hơn nữa, nó không phát sinh các loại khí nhà kính và khí gây ô nhiễm. Nếu con người biết cách thu hoạch nguồn năng lượng sạch và vô tận này thì có lẽ loài người sẽ mãi mãi sống hạnh phúc trong một thế giới hòa bình không còn chiến tranh vì những cuộc tranh giành quyền lợi trên các giếng dầu. Các nhà nghiên cứu đã cho ra đời nhiều sản phẩm sử dụng năng lượng mặt trời tiện lợi và hữu dụng: + Máy nước nóng xuất hiện tại Mỹ từ những năm 1890 và phát triển đều đặn trong suốt những năm 1990 với tăng trưởng trung bình 20% hàng năm. Hiện nay, công nghệ sử 8 Laurie Johnson, 2013. Clean Energy Least Costly to Power America's Electricity Needs. Journal of Environmental Studies and Sciences. Volume 3, Issue 4, 2013, pp 369-375. 8 dụng năng lượng mặt trời đã được triển khai rộng rãi trên thế giới, đứng đầu là Trung Quốc với mục tiêu đạt 210 GW vào năm 2020. Ở Ixraen và đảo Síp, bình quân đầu người sử dụng hệ thống này là cao nhất thế giới với hơn 90% hộ gia đình sử dụng. Nhiều nơi khác cũng đã lắp đặt hệ thống sưởi ấm, làm mát và thông gió, bếp nấu, hay công nghệ chưng cất xử lý nước bằng năng lượng mặt trời. + Điện mặt trời là việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện. Vào những năm 1980, đã có một số nhà máy bắt đầu sử dụng điện mặt trời. Nhà máy SEGS với công suất 354 MW là nhà máy điện mặt trời lớn nhất trên thế giới, nhà máy này nằm ở sa mạc Mojave, California (Mỹ). Ngoài ra còn có một số các nhà máy lớn khác như: Trạm năng lượng mặt trời Solnova (150 MW) và Andasol (100 MW) ở Tây Ban Nha, Công viên năng lượng mặt trời Charanka 214 MW ở Ấn Độ. + Pin mặt trời, hay tế bào quang điện là thiết bị chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện bằng cách sử dụng hiệu ứng quang điện, được ứng dụng để phát triển xe sử dụng năng lượng mặt trời. Công nghệ sản xuất Hydrogen cũng là một lĩnh vực quan trọng trong việc nghiên cứu quang hóa. Năm 2012 là cột mốc quan trọng cho lĩnh vực năng lượng mặt trời - tổng công suất các nhà máy điện năng lượng mặt trời trên thế giới vượt mốc 100 GW. Và, như dự đoán của Hiệp hội công nghiệp quang điện châu Âu, sau 8 năm, con số này đã tăng lên 5 lần. Công suất 100 GW tương đương với tổng công suất của hàng chục nhà máy điện hạt nhân9. 2.3.2. Năng lượng nước:Thủy điện Thủy điện là nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới và đây là phương pháp khai thác nguồn năng lượng sạch lâu đời nhất. Chẳng hạn như các bánh xe nước đầu tiên đã được sử dụng cách đây hơn 2.000 năm. Thủy điện là một công nghệ linh hoạt, đã được chứng minh, cải tiến và phát triển qua nhiều năm, đặc biệt mỗi công trình đều có tính năng cụ thể do đó làm cho nó có tính chất đổi mới cao trong ứng dụng và dễ dàng trong việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên có sẵn dù lớn hay nhỏ, hồ chứa hoặc dòng chảy, và bao gồm cả phạm vi thủy triều, kênh rạch và thậm chí cả các công trình xử lý nước. Thủy điện là một trong những cách đầu tư rẻ tiền nhất để tạo ra năng lượng, nó đóng một vai trò quan trọng trong sự ổn định hệ thống điện của nhiều nước. Thủy điện hiện đang đóng góp 17% lượng điện và 50% năng lượng tái tạo trên thế giới. Vòng đời của dự án thủy điện có thể tồn tại hơn 100 năm, và đã có nhiều nhà máy thủy điện như vậy trên thế giới. Gilbert Gilkes & Gordon Ltd Kendal tại Anh, đã sản xuất tua bin thủy điện có vòng đời hoạt động dài hơn so với bất kỳ công ty nào khác trên thế giới. 2.3.3. Năng lượng gió 9 http://pcbentre.evnspc.vn/index.php/tin-tuc-su-kien/2013-05-25-02-53-17/139-d-bao-phn-khi-cho-nganh-nng-lngmt-tri 9 Sự khác nhau về nhiệt độ và vì thế là khác nhau về áp suất không khí giữa xích đạo và 2 cực cũng như không khí giữa mặt ban ngày và mặt ban đêm của Trái Đất di động tạo thành gió. Chính vì thế gió là một nguồn năng lượng vô tận và sạch. Sức gió đã được con người khai thác, sử dụng từ rất lâu. Tuabin gió đầu tiên được xây dựng ở Sistan, Iran, vào thế kỷ 7. Đó là những chiếc tuabin gió thẳng đứng với bộ cánh quạt dài hình chữ nhật (6 đến 12 cánh), được làm bằng vải phủ lên các bộ khung bằng sậy. Những chiếc tuabin gió này được dùng để xay ngô, bơm nước,… Đến thế kỷ 14, những tuabin gió ở Hà Lan được sử dụng để tháo nước trong khu vực đồng bằng sông Rhine. Ở Đan Mạch, đến năm 1900 đã có 2.500 tua bin gió được sử dụng với công suất cực đại 30 MW. Tua bin gió sản xuất ra điện đầu tiên được biết đến, là một máy sạc pin, xây dựng vào năm 1887 bởi James Blyth ở Scotland, Anh. Tua bin gió đầu tiên sản xuất ra điện tại Mỹ được xây dựng tại Cleveland, Ohio bởi Charles F Brush vào năm 1888, năm 1908 đã có 72 máy phát điện bằng sức gió từ 5kW đến 25kW. Đến năm 1930, tua bin gió sản xuất điện đã được phổ biến đến các trang trại, chủ yếu ở Mỹ. Tháng 3 năm 2012 Liên hợp quốc công bố các số liệu cho thấy công suất điện từ gió đã tăng nhanh trên toàn cầu và đạt kỷ lục mới là 238.000 MW, trong đó công suất điện gió toàn cầu trong năm 2011 đã tăng 41.000 MW. Với hơn 80 nước trên thế giới khai thác nguồn năng lượng xanh này, công suất điện gió toàn cầu hiện đã đủ để cung cấp nhu cầu điện sinh hoạt cho 380 triệu người theo mức tiêu dùng điện của châu Âu. Công suất điện gió toàn cầu được dự báo sẽ tăng ít nhất gấp đôi vào năm 2016 so với năm 2011. Chi phí để xây dựng các nhà máy điện gió đang giảm mạnh và sẽ cạnh tranh được với các nguồn sản xuất điện từ nhiên liệu hóa thạch hoặc hạt nhân vào năm 2016. Các số liệu của Liên hợp quốc cũng cho biết đa số các nhà máy điện gió hiện nay đều ở trong đất liền nhưng điện gió ngoài khơi cũng đang phát triển nhanh và đã đạt công suất hơn 4.000 MW, phần lớn nhà máy điện ngoài khơi nằm ở châu Âu. Công suất điện gió ngoài khơi của châu Âu năm 2011 đã tăng gấp 5 lần kể từ năm 200610. 2.3.4. Năng lượng sinh khối Sinh khối là vật liệu hữu cơ dự trữ ánh sáng mặt trời dưới dạng năng lượng hoá học, năng lượng từ mặt trời được "giữ" lại bởi cây cối qua quá trình quang hợp trong giai đoạn phát triển của chúng. Khi được đốt cháy, năng lượng hoá học này được giải phóng dưới dạng nhiệt dùng để nấu nướng, sưởi ấm và làm nhiên liệu. Khi thực vật sinh trưởng, chúng hấp thụ khí các-bon-níc (CO2) trong môi trường và dự trữ nó thông qua quá trình quang hợp. Một lượng CO2 tương đương được giải phóng khi thực vật bị phân huỷ tự nhiên hoặc đốt cháy. Điều đó có nghĩa là năng lượng sinh khối không đóng góp vào quá trình phát thải khí nhà kính. Trong tự nhiên, sinh khối bao gồm cây cối, cây trồng công nghiệp, tảo và các loài thực vật khác, hoặc là những phụ phẩm của nông nghiệp và lâm nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp, lá khô, vụn gỗ...), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp, trạm xử lý. 10 http://sct.haiduong.gov.vn/News/content/viewer.html?a=4498&z=208 10 Trên quy mô toàn cầu, sinh khối là nguồn năng lượng lớn thứ tư, chiếm khoảng 14%-15% tổng năng lượng tiêu thụ của thế giới. Ở các nước đang phát triển, sinh khối thường là nguồn năng lượng lớn, đóng góp khoảng 35% trong tổng cung cấp năng lượng. Vì vậy năng lượng sinh khối giữ vai trò quan trọng và có khả năng sẽ giữ vai trò sống còn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới trong tương lai. Hiện nay trên thế giới có sáu hệ thống điện sinh học lớn, bao gồm: Đốt sinh khối trực tiếp, đồng đốt cháy, khí hoá, tiêu hoá kỵ khí, nhiệt phân và hệ thống điện sinh học nhỏ. Ước tính tới năm 2020, sản lượng điện sinh khối của thế giới là hơn 30.000 MW. Mỹ là nước sản xuất điện sinh khối lớn nhất thế giới, có hơn 350 nhà máy và sản xuất trên 7.500MW điện mỗi năm. Những nhà máy này sử dụng chất thải từ nhà máy giấy, nhà máy cưa, sản phẩm phụ nông nghiệp, cành lá từ các vườn cây... Năng lượng sinh khối chiếm 4% tổng năng lượng được tiêu thụ ở Mỹ và 45% năng lượng tái tạo. Ở Nhật Bản, Chính phủ đã ban hành Chiến lược năng lượng sinh khối từ năm 2003 và hiện nay đang tích cực thực hiện Dự án phát triển các đô thị sinh khối (biomass town). Đến đầu năm 2011, Nhật Bản đã có 286 thị trấn sinh khối trải dài khắp đất nước. Tại Hàn Quốc, năng lượng sinh khối đang được tích cực nghiên cứu, phát triển ở đất nước này với mục tiêu đến năm 2030 năng lượng tái tạo sẽ đạt 11%, trong đó năng lượng từ sinh khối sẽ đạt 7,12%. Còn ở Trung Quốc đã có Luật năng lượng tái tạo và hiện nay đã có hơn 80 nhà máy điện sản xuất từ sinh khối với công suất đến 50MW/nhà máy. Tiềm năng là có thể đạt được 30GW điện từ loại hình năng lượng này11. Năng lượng sinh khối hiện đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, đóng góp phần quan trọng trong tổng cung năng lượng của thế giới (IEA.2012). 2.3.5. Năng lượng địa nhiệt Năng lượng địa nhiệt là năng lượng được tách ra từ nhiệt trong lòng Trái đất. Năng lượng này có nguồn gốc từ sự hình thành ban đầu của hành tinh, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật, và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt Trái đất. Chúng đã được sử dụng để nung và tắm kể từ thời La Mã cổ đại, nhưng ngày nay nó còn được dùng để phát điện. Lượng nhiệt của trái đất có khoảng 1031 Jun, nhiều gấp 3 lần lượng nhiệt con người tiêu thụ từ tất cả các nguồn năng lượng hóa thạch. Lượng nhiệt này trồi lên mặt đất một cách tự nhiên bởi sự truyền nhiệt. Năm 1827, năng lượng điạ nhiệt lần đầu tiên được sử dụng trong công nghiệp khi người ta sử dụng hơi nước của các giếng tự phun để chiết tách axít boric từ bùn núi lửa ở Larderello, Italia. Cũng tại đây, ngày 4-7-1904, Prince Piero Ginori Conti đã thử nghiệm máy phát điện địa nhiệt đầu tiên, cung cấp điện cho 4 bóng đèn, và đến năm 1911, nhà máy phát điện địa nhiệt đầu tiên trên thế giới đã được xây dựng. 11 http://www.cpc.vn/cpc/home/TTuc_Detail.aspx?pm=ttuc&sj=TN&id=7973#.UnML-1Ml9Lk 11 Ở các vùng núi lửa hoạt động, ở độ sâu 1 -2 km tồn tại các bồn nhiệt thế cao 200300 C đã được khai thác để phát điện ở hơn 20 nước (Mỹ, Philipin, Indonesia,…) với tổng công suất khoảng 10 GW. Khai thác năng lượng này bằng công nghệ bơm nhiệt đất (Ground Source Heat Pump - GSHP) để điều hòa không khí từ quy mô gia đình đến thương nghiệp đã được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước (Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc,…) đạt công suất hơn 20.000 MWt, và đã chứng tỏ đây là một giải pháp tiết kiệm (30 -50%) năng lượng và giảm khí phát thải CO2 hiệu quả nhất12. Hiện có khoảng 12GW công suất điện địa nhiệt được lắp đặt trên toàn thế giới, tập trung chủ yếu ở Mỹ (hơn 3GW) và Philippines, Indonesia. o 2.3.6. Năng lượng Hydro Hydro là nguyên tố hóa học nhẹ nhất với đồng vị phổ biến nhất chứa một proton và một điện tử. Do hydro có hoạt tính cực mạnh nên hiếm thấy hydro tồn tại như một nguyên tố riêng rẽ. Được làm mát tới trạng thái lỏng hydro chiếm 1/700 thể tích của trạng thái khí, Hydro khi hoá hợp với ôxy có hàm lượng năng lượng cao nhất trên một đơn vị khối lượng là 120,7 GJ/T, và nhiệt phát ra của một gram dung dịch hydro cháy có giá trị 142.000 J, tương ứng với 24 lần giá trị phát nhiệt của xăng. Do đó, khi sử dụng hydro sẽ không tạo ra khí nhà kính và không phá hoại vòng luân chuyển của nước trong thiên nhiên. 2.3.7. Năng lượng thủy triều Năng lượng thủy triều có nguồn gốc trực tiếp từ sự tương tác giữa mặt trăng và trái đất, và một phần nhỏ từ sự tương tác giữa mặt trời và trái đất, thông qua lực hấp dẫn. Sự thay đổi tuần hoàn của mực nước và dòng thủy triều đều là do lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng và sự tự quay của trái đất. Thủy triều phụ thuộc vào sự tương tác của mặt trăng và mặt trời, vào sự tự quay của trái đất, nên năng lượng thủy triều là vô tận và được phân loại là nguồn năng lượng tái tạo. Vì vậy, việc khai thác năng lượng xanh từ thủy triều mở ra một triển vọng lớn, hạn chế tối đa phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Các ước tính cho thấy rằng điện từ sóng thủy triều và các dòng suối có thể đáp ứng tới 15-20% nhu cầu của thế giới về năng lượng phát thải ít các bon. Các công nghệ sản xuất điện từ thủy động học (tức là từ năng lượng sóng, thủy triều và dòng nước chảy) có thể khai thác các nguồn năng lượng dồi dào và sẵn có này, như vậy sẽ góp phần làm giảm nhẹ sự biến đổi khí hậu ở tất cả các nước. Theo đánh giá của hãng bảo hiểm Allianz, hiện nay giá sử dụng năng lượng tái tạo (RE) có xu hướng giảm rõ rệt và được dự báo sẽ tiến tới cân bằng với giá các nguồn năng lượng truyền thống ở nhiều nơi trên thế giới trong tương lai không xa. Ở Mỹ, tính riêng quý I/2013, chi phí trung bình cho năng lượng mặt trời tại các khu dân cư chỉ còn 4,93 USD/KW, giảm 15,8% so với năm ngoái, thậm chí ở một số nơi, chi phí này còn nằm dưới ngưỡng 3 USD/KW. Điện gió hiện đã rẻ hơn điện hạt nhân và có khả năng cạnh tranh tốt với nhiệt điện nếu các chi phí ngoại tác liên quan tới sức khỏe, môi trường được 12 http://www.vast.ac.vn/35nam/index.php?option=com_content&view=article&id=195:tim-nng-va-gii-phap-khaithac-a-nhit-cho-phat-trin-nng-lng-sch-tai-to--vit-nam-&catid=1:an-tuong-35-nam-hoat-dong&Itemid=82 12 bao gồm trong giá bán. Số quốc gia có chính sách hỗ trợ công nghệ RE đã tăng mạnh, từ 48 nước vào giữa năm 2005 đã tăng lên 127 nước đầu năm 201313. Theo báo cáo của OECD năm 2012 thì năm 2010 năng lượng xanh đã chiếm 16,7% tổng năng lượng sơ cấp của thế giới. Tổng sản lượng năng lượng xanh của thế giới đã tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2012 tăng thêm 1.300 TWh (Mtoe - triệu tấn dầu qui chuẩn tương đương với 11,63 TWh), ước tính đến năm 2018 sẽ tăng thêm 2.000 TWh (hình 3) và năng lượng xanh sẽ cung cấp khoảng gần 50% sản lượng điện của thế giới. Hình 3. Tổng sản lượng năng lượng xanh của thế giới Nguồn: Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) 2012. Evan Musolino, Viện Quan sát Thế giới (Worldwatch), cho hay ngoài chính sách hỗ trợ về công nghệ, thời gian gần đây, các quốc gia có tiềm năng về năng lượng tái tạo còn đẩy mạnh chính sách trợ giá cho RE, ban hành các tiêu chuẩn danh mục RE nhằm tăng tỷ lệ sử dụng các nguồn tài nguyên không các-bon để tạo ra điện trong những năm sắp tới… Như vậy năng lượng xanh có thể giúp các nước tăng cường an ninh năng lượng, giảm sự phụ thuộc vào dầu và các nhiên liệu hóa thạch khác. Tăng cường lợi ích về môi trường khi nó góp phần duy trì đa dạng sinh học và kiểm soát phát thải khí nhà kính. Các cơ sở khai thác và cung cấp năng lượng tái tạo sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới và nhiên liệu cho nền kinh tế địa phương. 2.4. Mười công trình năng lượng xanh lớn nhất thế giới 1. Tổ hợp Nhà máy Điện địa nhiệt Geysers - California, Mỹ Đây là một tổ hợp công trình bao gồm 22 nhà máy điện địa nhiệt, sử dụng hơi nước nóng từ hơn 350 giếng để các turbine phát điện với công suất lắp đặt 1.517MW. Geysers cung cấp đủ cho nhu cầu dùng điện của 1,1 triệu người. 2. Trang trại gió Roscoe - Texas, Mỹ 13 http://www.renewableenergyworld.com/rea/home 13 Có quy mô 100 arce (khoảng 405 km2, bằng 1/5 diện tích TP Hồ Chí Minh), trải rộng trên 4 hạt của bang Texas, Roscoe là trang trại gió trên bờ lớn nhất thế giới. Với 627 turbine gió, Roscoe có tổng công suất lắp đặt trên 781MW, đủ đáp ứng nhu cầu dùng điện của 250.000 hộ gia đình. 3. Nhà máy Điện sinh khối Tilbury - Tilbury, Anh Nhà máy điện sinh khối lớn nhất thế giới Tilbury, có công suất 750MW, vốn là nhà máy điện chạy bằng than, từ năm 2011 được chuyển sang chạy bằng gỗ nghiền và các phụ phẩm nông nghiệp, đây là một cách làm để nước Anh góp phần chống biến đổi khí hậu. 4. Trang trại gió Walney - Cumbria, Anh Ngày 9/2/2012 được coi là cột mốc đánh dấu trang trại gió lớn nhất thế giới ngoài khơi biển Ireland bắt đầu đi vào hoạt động sau một quá trình thi công nhanh kỷ lục. 102 tuốc bin thuộc hai trang trại gió nối tiếp Walney trải trên diện tích 73km2 đã chính thức kết nối lưới điện quốc gia Anh. Với công suất 367,2MW, dự án khổng lồ này hứa hẹn sẽ cung cấp nguồn điện “xanh” cho khoảng 320.000 hộ gia đình. 5. Hệ thống nhà máy điện mặt trời SEGS - California, Mỹ Là cơ sở tạo năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, SEGS bao gồm 9 nhà máy điện năng lượng mặt trời ở sa mạc Mojave của California, với tổng công suất lắp đặt 354MW. Ngoài ra các tuốc bin phát điện còn có thể vận hành vào ban đêm bằng khí đốt. Các nhà máy điện này hằng năm có thể cung cấp điện cho 230.000 hộ gia đình và giảm 3.800 tấn khí thải gây ô nhiễm. 6. Nhà máy Điện thủy triều Sihwa - Hàn Quốc Nhà máy Điện thủy triều Sihwa bắt đầu được đưa vào vận hành cuối tháng 8 năm 2011. Nhà máy được xây trên một khu đất rộng 140 nghìn m2, có 10 tuốc bin với công suất 25,4MW và 8 cửa cống được lắp đặt ở phần dưới của nhà máy điện cao 15 tầng. Đường kính của máy phát điện chạy bằng tuốc bin lên tới 14m và chiều dài cánh quạt là 7,5m. Những máy phát điện chạy bằng tuốc bin khổng lồ này sản xuất ra 254 nghìn kW điện một ngày và 552,7 triệu kW điện một năm, đưa sản lượng điện của Nhà máy điện Sihwa vượt qua Nhà máy điện La Rance của Pháp và trở thành nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới với hiệu suất năng lượng 544 triệu kW/năm. Lượng điện này đủ để cung cấp cho 500 nghìn hộ gia đình. Với dự án Sihwa, Hàn Quốc đang thực hiện giai đoạn đầu của kế hoạch biến bờ biển phía tây nước này thành vành đai nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới. 7. Nhà máy Điện năng lượng mặt trời Solnova - Tây Ban Nha Nhà máy Điện Solnova là nhà máy điện sử dụng công nghệ năng lượng mặt trời tập trung (CSP) lớn nhất thế giới. Nhà máy gồm 5 trạm phát điện, mỗi trạm công suất 50MW, do Công ty Abengoa sở hữu và điều hành. Ở Solnova, một số trạm phát điện được trang bị thêm để có thể sử dụng khí đốt như một nguồn nhiên liệu thứ cấp để sản xuất điện. 8. Nhà máy Điện thủy triều Le Rance - Brittany, Pháp 14 Ngay từ năm 1963, nước Pháp đã phát triển nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế giới ở La Rance. Nhờ kết nối thành công với hệ thống đường dây tải điện vào năm 1967, với công suất 240MW mỗi năm, nhà máy này có thể cung cấp tới 600GWh điện, đưa nước Pháp vươn lên dẫn đầu thế giới suốt nhiều thập kỷ về dạng năng lượng này, đồng thời, thu hút khoảng 200.000 khách du lịch mỗi năm. Sau gần 40 năm ở ngôi đầu bảng, La Rance đã nhường lại vị trí này cho nhà máy điện thủy triều Sihwa (Hàn Quốc) vào năm 2011. 9. Nhà máy Điện năng lượng mặt trời Andasol - Andalusia, Tây Ban Nha Andasol là nhà máy điện năng lượng mặt trời máng parabol được đưa vào vận hành thương mại đầu tiên tại châu Âu. Nằm trên vùng núi Andalusia, ở độ cao trung bình 1.100m so với mực nước biển, hơn 600.000 tấm gương parabol của nhà máy có điều kiện để thu nhận ánh sáng mặt trời tốt hơn so với toàn bộ bán đảo Arập Xêút. Với diện tích lớn tương đương 210 sân bóng đá và công suất 150MW, Andasol có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng cho nửa triệu người và có thể tiếp tục phát điện trong khoảng thời gian từ 810 tiếng đồng hồ sau khi mặt trời lặn. 10. Dự án điện thẩm thấu của Statkraft - Tofte, Na Uy Dự án nhà máy điện đặc biệt này được xây dựng bên bờ vịnh Oslo, cách thủ đô Oslo của Na Uy khoảng 60km về phía nam và do Tập đoàn Statkraft, công ty năng lượng tái sinh lớn nhất châu Âu quản lý. Với số vốn đầu tư lên tới 26,8 triệu USD, Statkraft hy vọng nhà máy điện này sẽ đạt công suất 25MW, đủ cung cấp điện năng cho khoảng 10 nghìn hộ gia đình vào năm 2015. Tóm lại, năng lượng đang là một vấn đề mang tính toàn cầu. Để đối phó với tình trạng cạn kiệt dần của năng lượng hóa thạch cũng như những ảnh hưởng của việc sử dụng chúng đối với môi trường và sức khỏe con người thì việc tìm ra các nguồn năng lượng mới để thay thế là một việc làm cấp thiết. Năng lượng xanh với những ưu thế vượt trội như trữ lượng phong phú, ít gây ô nhiễm sẽ là nguồn năng lượng chính trong tương lai. Tuy nhiên do chi phí ban đầu cao cũng như công nghệ khai thác những nguồn năng lượng xanh hiện tại còn hạn chế nên việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ vẫn chiếm tỉ lệ áp đảo trong tổng năng lượng sơ cấp của thế giới đến năm 2035. Chính những thách thức về môi trường cũng như sự cạn kiệt dần của nhiên liệu hóa thạch đã tác động đến việc điều chỉnh chính sách năng lượng của các quốc gia. Hàn Quốc đang có những bước đi mạnh mẽ trong việc phát triển năng lượng xanh. 3. Phát triển năng lượng xanh của Hàn Quốc Hàn Quốc nền kinh tế lớn thứ 13, và là một trong 10 nước tiêu dùng nhiều năng lượng nhất trên thế giới. Do nguồn cung nhiên liệu trong nước rất ít, nên Hàn Quốc phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu năng lượng. Hàn Quốc là nước nhập khẩu lớn thứ 4 trên thế giới về dầu, lớn thứ 3 về than và lớn thứ hai về khí ga hóa lỏng (LNG)14. Năm 2008, Chiến lược tăng trưởng xanh, ít các bon đã được Tổng thống Lee Myung-bak tuyên 14 Margaux Chanal, 2012. How is 100% Renewable Energy Possible in South Korea by 2020? Globle Energy Network Institute (GENI), August 2012. 15 bố như là chiến lược phát triển dài hạn của quốc gia. Theo đó Hàn Quốc sẽ tập trung tạo động lực kinh tế bằng công nghệ xanh và năng lượng sạch. Phần này sẽ tập trung phân tích quá trình phát triển năng lượng xanh Hàn Quốc trong những năm qua và triển vọng trong những năm tới. 3.1. Chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển năng lượng xanh Môi trường năng lượng toàn cầu đã thúc đẩy tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, sự tăng trưởng đạt được bằng cách phát triển công nghệ năng lượng thân thiện với môi trường. Hàn Quốc cho rằng năng lượng mới và năng lượng tái tạo (từ nay viết tắt là NRENew & Renewable Energy) đều là năng lượng xanh. Thủ tướng Lee Myung-bak trong bài diễn văn kỉ niệm ngày độc lập 15 tháng 8 năm 2008 đã tuyên bố “tăng trưởng xanh, ít các bon” như là viễn cảnh phát triển quốc gia. Phát triển công nghệ năng lượng xanh được xem là chìa khóa cho việc đạt mục tiêu cắt giảm khí nhà kính và tạo ra động lực tăng trưởng cho tương lai. Kế hoạch 5 năm cho tăng trưởng xanh và Chiến lược quốc gia cho tăng trưởng xanh được đưa ra vào tháng 7 năm 2009. Cả 2 văn kiện này đều cho thấy quyết tâm của chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng Hàn Quốc thành một trong bảy đất nước xanh lớn nhất thế giới vào năm 2020. Để thực hiện mục tiêu này Hàn Quốc sẽ cố gắng tăng khả năng tự cấp năng lượng, giảm phụ thuộc vào dầu lửa, tiến hành nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, sử dụng kết quả nghiên cứu như là động lực cho tăng trưởng, nuôi dưỡng các ngành công nghiệp xanh. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao khả năng tự cấp năng lượng và phát triển NRE, chính phủ đã có những biện pháp cụ thể về năng lượng như sau 3.1.1. Các biện pháp kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng Như chúng ta đã biết, Hàn Quốc là nước tiêu thụ khá nhiều năng lượng, và nguồn năng lượng đó chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Nhu cầu năng lượng của Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh khi nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng tốt. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách kiểm soát và sử dụng có hiệu quả năng lượng. Chính sách kiểm soát và sử dụng có hiệu quả năng lượng được thực hiện thông qua nhiều biện pháp như: Khuyến khích sản xuất và sử dụng máy móc, thiết bị có năng suất cao; Kiểm soát trực tiếp thiết bị phụ tải; Đẩy mạnh chương trình khuyến khích và hỗ trợ cho các sản phẩm có hiệu suất năng lượng cao; Khuyến khích phối hợp cung ứng năng lượng; Điều phối cung ứng điện và nhiệt; Áp dụng rộng rãi hình thức hợp đồng thoả thuận tự nguyện sử dụng năng lượng; Tiết kiệm năng lượng thông qua chương trình hợp tác chuyển giao công nghệ và các lĩnh vực khác; Hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư nâng cao hiệu suất năng lượng; Thành lập các công ty dịch vụ năng lượng; Thực hiện rộng rãi chương trình kiểm toán năng lượng; Thanh tra thiết bị sử dụng năng lượng. Một trong những biện pháp được chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ nhiều trong những năm gần đây là lưới điện thông minh (Smart Grid) và ngành công nghiệp LED - Lưới điện thông minh 16 Lưới điện thông minh bao gồm phát điện, truyền tải, phân phối và tiêu dùng thông minh. Một hệ thống điện thông minh trước hết phải là một hệ thống không gây nguy hại tới môi trường hoặc chỉ được tác động đến môi trường ở một giới hạn nào đó cho phép. Để hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường khi sản xuất điện cần sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, và sử dụng năng lượng tái tạo càng nhiều càng tốt. Mạng lưới điện thông minh sẽ giúp cho điện được sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo như sức gió, sóng thủy triều, và ánh sáng sẽ được hòa vào lưới điện truyền thống, vì thế xây dựng lưới điện thông minh còn có thể gọi là xanh hóa lưới điện. Việc xây dựng lưới điện thông minh không những giúp Hàn Quốc giải quyết được bài toán năng lượng mà còn có thể xuất khẩu công nghệ này ra thế giới. Lưới điện thông minh có thể tối ưu hóa hiệu suất năng lượng nhờ sử dụng công nghệ kỹ thuật số và được cho là một trong những ngành ứng dụng kỹ thuật xanh tiêu biểu nhất. Hệ thống lưới điện này cho phép đối thoại 2 chiều giữa nhà cung cấp điện và khách hàng. Cuộc đối thoại này sẽ được kích hoạt bằng hệ thống dây và thiết bị điện có sẵn trong mỗi cao ốc văn phòng hay nhà ở thông qua việc truyền tín hiệu về tình hình sử dụng năng lượng tại các khu vực này đến nhà cung cấp điện. Khi đó, khách hàng có thể dễ dàng kiểm tra được lượng điện họ đang tiêu thụ trong từng thiết bị. Quan trọng hơn, khách hàng còn có thể theo dõi tình hình giá điện cập nhật từng phút, cho phép họ sử dụng các thiết bị của mình vào thời điểm giá điện thấp nhất. Chính phủ Hàn Quốc hiện đang hỗ trợ tích cực cho ngành này. Năm 2010 chính phủ đã xây dựng lộ trình quốc gia cho ngành công nghiệp lưới điện thông minh, năm 2011 đưa ra bộ luật đặc biệt dành cho lưới điện thông minh cấp nhà nước. Đảo Jeju của Hàn Quốc có lưới điện thông minh thử nghiệm với quy mô lớn nhất thế giới. Tính đến tháng 7năm 2011, đã có hơn 2.000 ngôi nhà tại vùng Tây Bắc đảo Jeju được trang bị hệ thống lưới điện thông minh. Dự án thử nghiệm trị giá 220 triệu USD này được triển khai nhằm giảm chi phí sử dụng điện và mức độ tiêu thụ năng lượng của địa phương thông qua việc sử dụng những thiết bị công nghệ thông minh hơn, giúp tăng hiệu quả sử dụng điện và tạo ra nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn nữa. Ông Park Kyeongjong, quản lý cấp cao của nhóm dự án lưới điện thông minh đảo Jeju của SK Telecom ước tính “ngay cả khi khách hàng chưa quen với việc sử dụng các thiết bị này thì cũng đã giảm được ít nhất 5-10% chi phí hằng tháng”15. Để phát triển lưới điện thông minh, Hàn Quốc đã tăng cường hỗ trợ cho các ngành sản xuất các loại công tơ điện thông minh, các máy nạp điện cho xe chạy bằng điện, hệ thống lưu điện. Công tơ điện thông minh (AMI) còn được gọi là “tủ điện kỹ thuật số” và là một trong những hạt nhân của mạng lưới điện thông minh. Công tơ điện thông minh sẽ kết nối khách hàng sử dụng điện với nhà cung cấp, tính giá điện theo những thời điểm khác nhau. Người tiêu dùng sẽ hạn chế việc sử dụng điện trong thời gian giá điện cao, vừa đạt được lợi ích về mặt kinh tế, lại vừa giảm được tải trọng của mạng lưới điện vào thời gian cao điểm. Chính phủ Hàn Quốc đang đưa ra kế hoạch tăng cường cung cấp công tơ 15 Tạp chí “Nhịp cầu đầu tư” số 247 ngày 5/09/2011 17 điện thông minh từ 720.000 chiếc trong năm 2011 lên mức 10 triệu máy cho toàn bộ người tiêu dùng. Con số 500 máy xạc điện cho xe chạy bằng điện trong năm 2011 dự kiến sẽ tăng lên 150.000 máy năm 2016. Số lượng máy xạc điện tăng sẽ tạo cơ hội cho việc phát triển thị trường xe ô tô chạy bằng năng lượng điện. Chính phủ đã đưa ra kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng xạc điện cấp nhà nước trong năm 2012. Thiết bị lưu điện sẽ được tăng công suất từ 10.000kW lên 20.000kW. Thiết bị lưu điện này đang trong giai đoạn kiểm chứng về giảm thất thoát điện và giảm mức sử dụng điện lúc cao điểm. Nhà nước đang khuyến khích các cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình, các tòa nhà cao tầng có thể nạp điện vào lúc giá điện thấp và sử dụng điện đã nạp vào lúc giá điện cao. Dự tính đến cuối năm 2013 (thời điểm dự án Jeju kết thúc), sẽ có từ 3 đến 4 thành phố lớn ở Hàn Quốc sử dụng hệ thống lưới điện thông minh. - Phát triển ngành công nghiệp LED LED, viết tắt của Light-Emitting-Diode có nghĩa là “đi-ốt phát sáng”, là một nguồn phát sáng khi có dòng điện tác động lên nó. LED có rất nhiều ứng dụng trong thực tiễn ngày nay nhưng tựu trung gồm ba lĩnh vực chính: (1) LED làm bộ phận hiển thị trong các thiết bị điện, điện tử, đèn quang cáo, trang trí, đèn giao thông...; (2) LED còn ứng dụng trong lĩnh vực chiếu sáng vì những ưu điểm của nó hoàn toàn có thể thay thế những nguồn sáng thông thường khác; (3) LED còn được ứng dụng trong lĩnh vực điện tử viễn thông như trong thiết bị điều khiển từ xa, cảm biến hồng ngoại, công nghệ truyền dữ liệu qua tia hồng ngoại(IrDA), LED UV khử trùng nước… Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp LED do chính phủ xúc tiến từ năm 2008 hiện đang phát triển thuận lợi. Hàn Quốc đã có thể tự sản xuất một vài phụ kiện vốn dựa vào nhập khẩu như MOCVD của chip đèn điện LED, phụ kiện chuyên dụng cho đèn pha LED ô tô. Hàn Quốc cũng đã cải tiến hệ thống chứng nhận chất lượng LED như tiêu chuẩn chứng nhận hiệu suất cao KS cho17 loại LED. Ngành công nghiệp LED có sự tăng trưởng nhanh chóng. Nếu như năm 2008 con số nhập siêu là 150 triệu USD thì đến năm 2010 xuất siêu đạt 420 triệu USD và trong năm 2011 đã tăng mức xuất siêu lên 1,14 tỷ USD. Xuất khẩu năm 2008 từ 960 triệu đô la Mỹ đã tăng gần gấp 4 lần chỉ sau 3 năm, đến năm 2011 là 3,5 tỷ đô la Mỹ. Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng cường hỗ trợ về mặt chính sách cho ngành công nghiệp LED, trước mắt là mở rộng thị trường và sẽ lựa chọn 2 đến 3 nơi làm thí điểm cho việc phổ cập LED16. Việc mở rộng sử dụng LED tại các khu chung cư cũng sẽ được thực hiện. Chính phủ đang có kế hoạch kiểm tra phương án lắp đặt bắt buộc sản phẩm chiếu sáng bảo đảm hiệu suất cao LED tại khu vực công cộng như bãi đỗ xe tầng hầm tại các khu vực xây dựng mới, các cơ quan, bệnh viện, siêu thị cũng được đưa vào diện khảo sát để áp dụng. 16 http://www.e-solutions.com.vn/Detail.aspx?id=116 18 Hàn Quốc cũng sẽ mở rộng nghiên cứu và phát triển (R&D) dài hạn ngành công nghiệp LED, nâng cao năng lực kỹ thuật các doanh nghiệp, hỗ trợ cho “kỹ thuật chiếu sáng bằng hệ thống LED”. Kỹ thuật chiếu sang bằng hệ thống LED là kỹ thuật chiếu sáng thân thiện với con người sử dụng cảm biến thông minh hay bộ điều khiển thông minh. Chính phủ cũng sẽ có kế hoạch tăng thị phần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 15% hiện nay lên 40% trong lĩnh vực R&D bao gồm công nghệ của 8 loại phụ kiện trong chiếu sáng LED như cấu kiện cảm biến, bộ điều khiển… 3.1.2. Chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu Chính phủ Hàn Quốc đã phát triển và thực hiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực năng lượng và môi trường từ sau năm 2006. Nổi bật nhất là cam kết giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính (KNK) với điều kiện kinh doanh bình thường vào năm 2020. Hàn Quốc đã lồng cam kết này vào trong Chiến lược tăng trưởng xanh và đã chuyển thành luật, đó là Luật khung về tăng trưởng xanh. Hàn Quốc đang trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý mà những cơ sở phát thải lớn đồng ý với tiêu chuẩn giảm phát thải. Năm 2012 chính phủ thông báo Chương trình mua bán phát thải (ETS- Emission Trading Scheme) và sẽ được thực hiện vào năm 2015. Cơ chế này có khả năng cung cấp những phương thức hiệu quả và kinh tế để giảm phát thải. Chính phủ cũng đã áp dụng một loạt tiêu chí đã được OECD thông qua để đánh giá những tiến bộ đối với tăng trưởng xanh và để đo lượng phát thải KNK. Chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả đã được phát triển để hỗ trợ cho mục tiêu giảm 30% phát thải KNK. Hàn Quốc đã áp dụng một số tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn trong lĩnh vực giao thông và xây dựng. Chẳng hạn như tiêu chuẩn đối với việc sử dụng năng lượng hiệu quả, tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng, và tăng cường chính sách hiện có ở những lĩnh vực khác. Tháng 7 năm 2009, Hàn Quốc đưa ra tiêu chuẩn mới về hiệu quả năng lượng cho những nhà chế tạo và nhập khẩu ô tô, với mức tiêu thụ nhiên liệu là 17 km /1 lít xăng hoặc 140 gam CO2 /1km và sẽ bắt buộc phải thực hiện vào năm 2015. Tiêu chuẩn này tương tự như những tiêu chuẩn hiện có của Liên minh châu Âu (EU) hoặc của Mỹ. Một qui định khác cũng đưa ra giới hạn tổng năng lượng sử dụng trên một đơn vị diện tích, qui định này đã được áp dụng cho tất cả các tòa nhà thương mại có diện tích trên 10.000 m2 vào tháng 7 năm 201117. Tháng 5 năm 2012 chính phủ đưa ra luật xây dựng chế độ cho mức trần và trao đổi phát thải để thúc đẩy cho việc đạt chỉ tiêu giảm phát thải 30% vào năm 2020. Chương trình sẽ được thực hiện theo 3 giai đoạn; giai đoạn đầu từ năm 2015 đến 2017, giai đoạn hai từ 2018 đến 2020, giai đoạn 3 nếu có sẽ là 5 năm tiếp theo. Chính phủ sẽ cho không 95% tín dụng các bon, và sẽ đấu thầu 5 % còn lại. Một số cơ sở có thể được miễn phí 100%, điều này sẽ phụ thuộc vào sự đóng góp của họ cho thương mại của đất nước. Tuy nhiên sẽ không có hỗ trợ cụ thể nào đối với những ngành công nghiệp có trao đổi trực tiếp. 17 IEA 2012. Energy Policies of IEA Countries- Korea Review 2012. Executive Summary and Key Recommendations. 19 Định giá các bon là một bước ngoặt quan trọng trong chính sách giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Nó có thể khiến các ngành như sản xuất điện hoặc các ngành dùng nhiều năng lượng phải chú trọng đầu tư vào công nghệ mới để có thể giảm phát thải. Thêm vào đó kế hoạch áp dụng chế độ Tiêu chuẩn rót vốn đầu tư năng lượng tái tạo (RPS) với nghĩa vụ bắt buộc với những tòa nhà công cộng, và một triệu ngôi nhà xanh để hỗ trợ các nguồn năng lượng gió, năng lượng thủy triều và năng lượng sinh học. Ngoài các chính sách trên, để cắt giảm phát thải khí nhà kính Hàn Quốc đã thực hiện kế hoạch khuyến khích các công dân điều chính lối sống sinh hoạt hàng ngày của mình. Sự tham gia rộng rãi của người dân là yếu tố quan trọng cho chiến dịch toàn quốc nhằm đối phó với biến đổi khí hậu. Chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra Chiến lược phát triển ngành công nghiệp năng lượng mới và năng lượng tái tạo vào tháng 10 năm 2010, với mục tiêu xây dựng đất nước thành nước sản xuất năng lượng tái tạo lớn thứ 5 trên thế giới. Theo chiến lược này đến năm 2022, các công ty phải sử dụng ít nhất 10% các nguồn năng lượng mới và tái tạo. Tuy nhiên do tỉ lệ năng lượng tái tạo được sử dụng còn thấp nên năng lượng nguyên tử vẫn được coi như là một biện pháp góp phần quan trọng vào việc cung cấp điện và cắt giảm khí nhà kính của Hàn Quốc. Hiện nay Hàn Quốc có 23 lò phản ứng nguyên tử, cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu nhiên liệu cho nước này. Theo dự kiến tới năm 2024, Hàn Quốc sẽ có thêm 11 lò phản ứng nguyên tử nữa. Theo kế hoạch cơ bản về năng lượng quốc gia lần 1, Hàn Quốc đặt chỉ tiêu xuất khẩu 80 lò phản ứng nguyên tử trị giá 300 tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, ngày 11 tháng 10 năm 2013, nhóm tư vấn chính phủ về Kế hoạch năng lượng cơ bản với sự tham gia phối hợp giữa các chuyên gia và quan chức chính phủ đã đưa ra bản dự thảo Kế hoạch cơ bản về năng lượng quốc gia lần thứ hai trong giai đoạn 2015-2035. Theo đó, nhóm tư vấn chính phủ đã đề nghị cắt giảm tỷ lệ nhà máy điện nguyên tử từ 41% năm 2035 xuống còn khoảng 22% đến 29%. Tính theo nguồn nhiên liệu dùng cho phát điện năm 2013 thì nhà máy điện nguyên tử chiếm 26,4%, nhà máy nhiệt điện đốt than chiếm 31% và nhà máy nhiệt điện sử dụng khí gas thiên nhiên hóa lỏng chiếm 28%. Như vậy, nếu theo dự thảo đề xuất của nhóm tư vấn chính phủ thì đến năm 2035 cần giữ nguyên tỷ lệ theo tiêu chuẩn hiện tại. Bên cạnh đó, nhóm tư vấn cũng khuyến cáo Chính phủ nên điều chỉnh giá năng lượng như tăng giá điện, giảm giá các chi phí khác như dầu và khí gas thiên nhiên hóa lỏng nhằm giảm độ phụ thuộc vào điện. Ngoài ra, nhóm còn đề xuất giảm trên 15% nhu cầu điện thông qua việc tích cực quản lý tiêu thụ điện và đảm bảo 15% tổng lượng điện bằng nguồn điện khác từ các thiết bị phát điện cá nhân. Nếu dự thảo lần này được thực hiện thì cũng đồng nghĩa với việc Chính phủ sẽ sửa đổi toàn bộ chính sách mở rộng xây dựng nhà máy điện hạt nhân được đưa ra trước đó. Điều này dự kiến sẽ trở thành bước ngoặt quan trọng cho chính sách về nhà máy điện nguyên tử luôn hướng tới việc mở rộng trong suốt 35 năm kể từ khi Kori số 1, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Hàn Quốc được hoàn thành vào năm 1978. Kế hoạch cơ bản về năng lượng quốc gia lần đầu tiên được thiết lập vào năm 2008 dưới thời chính phủ Tổng thống Lee Myung-bak đã đặt mục tiêu về tỷ lệ nhà máy điện nguyên tử là 41%. Do đó, dự 20 thảo lần này có thể sẽ có sự thay đổi lớn về chính sách năng lượng trong tương lai. Hiện vẫn đang còn nhiều ý kiến khác nhau về việc giảm tỉ lệ điện hạt nhân xuống còn 22 đến 29% vào năm 2035, nhưng xu hướng chung là sẽ không quá phụ thuộc vào nhà máy điện hạt nhân trong vòng 20 năm tới. Việc thay đổi căn bản chính sách về nhà máy điện hạt nhân chủ yếu là do những lo ngại về tính an toàn của các nhà máy này. Mối quan ngại về mức độ an toàn đã ngày càng gia tăng sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản vào năm 2011 và sự cố hỏng hóc thường xuyên tại các nhà máy điện nguyên tử của Hàn Quốc trong thời gian gần đây. Ngoài ra giải quyết mặt bằng để xây dựng các nhà máy điện nguyên tử mới đang vấp phải sự phản đối của cư dân nhiều địa phương. Vấn đề ở đây là nhiên liệu nào sẽ bổ sung nguồn điện đang bị thiếu do tỷ lệ nhà máy điện nguyên tử bị hạn chế. Trong khi nguồn điện có được từ năng lượng tái sinh còn hạn chế thì than và khí gas thiên nhiên hóa lỏng đang được coi là một phương án thay thế hữu hiệu. Nhiều ý kiến đang nghiêng về khí gas thiên nhiên hóa lỏng vì nhà máy nhiệt điện than đá sẽ thải ra nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. 3.1.3. Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ năng lượng Nhằm giải quyết vấn đề năng lượng, chính phủ đã tăng cường đầu tư cho các giải pháp nâng cao hiệu suất năng lượng với 2,09 tỷ USD, cho công nghệ điện năng 2,1 tỷ USD, cho năng lượng mới và năng lượng tái tạo 1,58 tỷ USD, cho công nghệ tài nguyên 1,26 tỷ USD, cho các biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính 0,7 tỷ USD. Chính phủ cũng sẽ thực hiện đầu tư ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội cho quá trình nghiên cứu và phát triển các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo (NRE). Kế hoạch năng lượng lần đầu cũng chú ý tăng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cho điện gió, điện mặt trời và tế bào quang điện. Để đạt được những mục tiêu đó, chính phủ dự kiến sẽ đầu tư khoảng 93,3 tỉ USD cho tới năm 2030. Một tỉ lệ lớn của số tiền này sẽ dành cho nghiên cứu và phát triển cơ bản, bao gồm sự phát triển các công nghệ cụ thể như SiPV (Silicon Based Photovoltaic: quang điện dùng silicon), quang điện CIGS dùng hỗn hợp Copper (đồng) Indium –Gallium –Selenide vào năm 2015, và quang điện hữu cơ vào năm 2020. Bên cạnh đó việc thử nghiệm và phát triển lưới điện thông minh cũng đã được triển khai ở Jeju và một số địa phương. Kế hoạch năng lượng tổng thể lần thứ hai sẽ tăng cường các mục tiêu nhằm cắt giảm khí nhà kính và xây dựng công nghệ xanh thành động lực cho tăng trưởng trong tương lai. Ngoài các biện pháp về công nghệ, Hàn Quốc chú ý đến các biện pháp về tuyên truyền cộng đồng, giáo dục - đào tạo, v.v...để toàn thể cộng đồng hưởng ứng và hành động đúng trong phát triển, bảo vệ và sử dụng các nguồn năng lượng có hiệu quả. Tiến hành cuộc cách mạng thay đổi về lối sống gồm cả thói quen tiêu dùng, có chính sách văn hoá xanh, cải tổ hệ thống thuế quan thân thiện môi trường sinh thái. Hiện nay đã nhiều gia đình Hàn Quốc sử dụng bình đun nước nóng dùng năng lượng mặt trời hoặc lắp đặt thiết bị sản xuất điện phục vụ cho gia đình. Đến năm 2012 đã có trên 50% hộ gia đình lắp đặt các thiết bị đun nước nóng và các tấm pin mặt trời, 110.000 ngôi nhà xanh với việc sử dụng điện hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo. 3.2. Thực trạng phát triển năng lượng xanh của Hàn Quốc 21 Chúng ta có thể thấy rõ sự tăng trưởng đều đặn về năng lượng xanh của Hàn Quốc qua hình 4. Nếu như năm 1990 năng lượng mới và năng lượng tái tạo (viết tắt là NRE) mới chỉ chiếm 0,4% tổng năng lượng sơ cấp của Hàn Quốc thì đến năm 2004 đã tăng lên 2,04%. Từ năm 2005 đến năm 2010, năng lượng mới và năng lượng tái tạo đã tăng 88%. Và tính đến cuối năm 2011, NRE đã tạo được 7.583.000 toe chiếm 2,75% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Hàn Quốc là 275.688 nghìn toe. Trong tổng NRE thì rác chiếm tỉ lệ lớn nhất với 67,54%, tiếp theo là thủy điện với 12,73% và các loại khác chiếm 19,73%. Hình 4. Năng lượng mới và năng lượng tái tạo (NRE) của Hàn Quốc Đơn vị: 1.000 toe (tấn dầu qui chuẩn) Nguồn: Margaux Chanal, 2012. How is 100% Renewable Energy Possible in Korea by 2020? Global Energy Network Institute (GENI), August, 2012. Sản xuất điện bằng NRE đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực quang điện và điện gió. Đây là kết quả của việc áp dụng chế độ FIT (Feed in Taiffs- Giảm thuế) and RPS (Renewable Portfolio Standard- Tiêu chuẩn vốn đầu tư vào NRE). Điện gió đã tăng từ 238.911 MWh lên 862.884 MWh trong cùng thời kỳ. Riêng phát điện từ rác thải chiếm 58,8% tổng lượng điện sản xuất bằng NRE18. 3.2.1.Phát triển năng lượng mặt trời Phát điện từ năng lượng mặt trời đã tăng gần 30 lần, từ 31.022 MWh năm 2006 đã tăng lên 917.198 MWh năm 2011. Nếu các tấm pin mặt trời mới xuất hiện vào năm 2006 như một nguồn cung cấp điện thì đến năm 2010 sản lượng của chúng đã tăng gần 44 lần, đạt 294.621 MWh. Theo thông tin của Viện mạng lưới năng lượng toàn cầu (GENI) vào tháng 8 năm 2012 thì Hàn Quốc đã đạt công suất điện mặt trời là 614 MW vượt chỉ tiêu 18 KEMCO- Korea Enegy Management Corperation 2012. Xem trên http://www.kemco.or.kr/new_eng/pg02/pg02040502.asp 22 450 MW của năm 2013. Như vậy thì mục tiêu 690 MW cho năm 2014 sẽ sớm đạt được, vì thế chính phủ có kế hoạch nâng chỉ tiêu đó lên 880 MW và đổi chỉ tiêu 1,2 GW cho năm 2016 sang năm 2015. 3.2.2. Phát triển năng lượng gió Tiềm năng về năng lượng gió của Hàn Quốc là rất lớn, khoảng 186,5 TWh một năm. Năng lượng gió của Hàn Quốc đang trên đà phát triển khi chính phủ Hàn Quốc đã quyết tâm theo đuổi tăng trưởng xanh ít các bon. Năm 2010, công suất lắp đặt là 350 MW. Theo mạng the wind power website, công suất năng lượng gió là 407 MW vào cuối năm 2011, tăng 7,4% so với năm 2010, và Hàn Quốc hiện có 32 trang trại gió đang vận hành. Điện gió chiếm 3% tổng công suất điện của Hàn Quốc vào năm 2012. Điện gió sẽ chiếm ưu thế về dài hạn ở Hàn Quốc. Chính phủ hy vọng trong giai đoạn 2012-2022 năng lượng gió sẽ tăng thêm khoảng 10,2 GW, trong đó 7,7 GW sẽ được sản xuất từ các trang trại gió ven biển, còn 2,5 GW - tương đương với công suất của hai nhà máy điện nguyên tử sẽ sản xuất từ các trang trại ở ngoài khơi. Chính phủ đã công bố Kế hoạch tổng thể về năng lượng gió vào cuối năm 2011và cho biết sẽ cần một khoản đầu tư 8,2 tỉ USD cho các trang trại gió ngoài khơi. Chính phủ đã qui hoạch những khu vực đặc biệt cho việc phát triển điện gió ngoài khơi như dự định xây dựng những trang trại gió 20-40 MW ở Yeongheung và Saemangeum và một chuỗi máy phát công suất 5 MW dọc theo bờ biển phía nam và phía tây. Hàn Quốc có 27 cơ sở sản xuất thủy điện với tổng công suất là 540 MW. Trạm phát điện bằng năng lượng thủy triều lớn nhất trên thế giới là trạm phát điện trên hồ Sihwa với tổng công suất là 254 MW và đã đưa vào hoạt động năm 2011. 3.2.3. Năng lượng Hydro: Hàn Quốc đang đặt những bước đầu tiên trong việc sản xuất hydrogen. Chính phủ nước này đã kí một văn bản ghi nhớ với 2 nhà cung cấp dầu mỏ SK Energy and SK Engineering & Construction để xây dựng một trạm hydrogen từ rác đầu tiên trên thế giới. Cả 2 công ty trên đều là công ty con của tập đoàn SK, Hàn Quốc. Nhà máy sẽ thu hydrogen từ khí methan thoát ra từ các bãi rác. Trạm hydrogen đầu tiên sẽ được xây dựng trên đảo Nanjido. Nanjido trước đây là một bãi rác tập trung khoảng 91triệu m3 rác trước khi các nhà chức trách cho ngừng hoạt động vào năm 1993. Về mặt lí thuyết, quá trình sản xuất là sau khi tách 2 thành phần của hợp chất methan là hydrogen và cacbon, hydrogen sẽ được nén lại cho đến khi đạt 99,9% độ tinh khiết. Loại hydrogen này sẽ cung cấp năng lượng cho 2 ô tô và 2 xe buýt chạy bằng nhiên liệu hydrogen. Nhà máy cũng sẽ tạo ra khoảng 320KW điện để cung cấp điện và nước nóng đến Nanji Art Studio trên đảo Nanjido. Công ty Huyndai Motor sẽ cung cấp miễn phí bốn chiếc xe chạy thử, trị giá khoảng 4 triệu đôla. 3.3.Triển vọng phát triển năng lượng xanhcủa Hàn Quốc Năm 2012, Hàn Quốc đặt mục tiêu tăng tỉ lệ năng lượng mới và năng lượng tái tạo (NRE) trong tổng năng lượng sơ cấp từ 3% lên 4,3% vào năm 2015, 6,1% năm 2020 và 23 11% năm 203019. Năng lượng gió sẽ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng năng lượng tái tạo trong tương lai. Trước hết,100 MW điện sẽ được phát vào năm 2013 nhờ vào trang trại gió với 20 tuốc bin có công suất mỗi cái là 5MW. Sau đó, tổng công suất sẽ đạt 900 MW vào năm 2016 và 2.500MW vào năm 2019. Các chính quyền địa phương cũng đang có kế hoạch xây dựng trang trại gió ngoài khơi với công suất 4,5 GW trên toàn quốc. Mục tiêu của Hàn Quốc là sẽ đạt 23 GW điện gió vào năm 2030 với công suất 5 TWh/năm (đáp ứng 10% dự báo về nhu cầu điện của cả nước lúc đó). Thị trường điện gió kỳ vọng sẽ đạt 400-600 tỉ Won khi nhu cầu diện gió hàng năm tăng 200-300 MW. Do đó việc tăng cường kỹ thuật cho các cơ sở có khả năng phát điện 3 MW ở các địa phương là cần thiết. Hàn Quốc mong muốn trở thành một trong 3 nước sản xuất thiết bị điện gió hàng đầu của thế giới. Tháng 8 năm 2012, Hàn Quốc bắt đầu một dự án xây dựng trang trại gió ngoài khơi với 500 tuốc bin và có thể tạo ra 1.500 MW. Năng lượng sinh khối có tiềm năng lớn khi 63% diện tích lãnh thổ của Hàn Quốc là rừng. Chính phủ đang muốn tăng tỉ lệ của năng lượng sinh khối từ 6% năm 2007 lên 30% vào năm 2030. Năng lượng thủy triều tiếp tục phát triển dọc bờ biển phía Tây và phía Nam của Hàn Quốc. Hàn Quốc đặt mục tiêu đến năm 2020 tất cả các ngôi nhà sẽ lắp đặt các tấm pin mặt trời và hy vọng sẽ có tạo ra 2 GWh nhiệt và 2 GWh pin mặt trời vào năm 2030 . Chính phủ đang dành sự ưu tiên cho ngành năng lượng mới và tái tạo do đây là những nguồn năng lượng rất quan trọng có thể giúp đất nước tăng khả năng tự cấp về năng lượng. Với mức tăng trưởng 20%/năm hoặc cao hơn, khu vực này sẽ tạo những cơ hội lớn và được kỳ vọng là động lực của tăng trưởng của đất nước. Chính phủ sẽ tập trung đặc biệt vào việc làm sống động ngành công nghiệp năng lượng mới và tái tạo khi mà ngành này đang gặp khó khăn vào năm 2012 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính ở châu Âu. Trước hết chính phủ sẽ tăng nguồn cung cấp năng lượng mới và tái tạo trong việc sản xuất điện và tạo ra một thị trường rộng lớn với việc thực hiện Tiêu chuẩn vốn đầu tư năng lượng tái tạo (viết tắt là RPS- Renewwable Portfolio Standard). Mới chỉ sau một năm thực hiện RPS mà công suất lắp đặt thiết bị mới của các cơ sở đã tăng thêm 620 MW, tương đương với một nửa công suất lắp đặt của mười năm qua dưới chế độ ưu đãi về thuế (viết tắt là FIT- Feed in Tariffs). Ngoài ra để tạo thị trường mới trong khu vực cung cấp nhiệt và giao thông, chính phủ đang xem lại biện pháp, chính sách như Tiêu chuẩn chính sách năng lượng tái tạo, nghĩa vụ sử dụng nhiệt bằng năng lượng tái tạo (RHO- Renewable Heat Obligation). Chính phủ sẽ mở rộng việc thực hiện “Hệ thống lắp đặt bắt buộc cho việc sử dụng năng lượng tái tạo”, để thúc đẩy đầu tư tư nhân bằng cách tạo ra nhu cầu đối với năng lượng tái tạo trong khu vực công cộng. Chính phủ giúp các công ty Hàn Quốc tăng sức cạnh tranh bằng cách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, vận hành những cơ sở thử nghiệm lớn và giúp địa phương hóa các thành phần và linh kiện để 19 Renewables 2012, « global status and reports », http://www.map.ren21.net/GSR/GSR2012_low.pdf 24 các công ty có thể xuất khẩu công nghệ và sản phẩm trong tương lai. Trong đó dự án “một triệu ngôi nhà xanh” đang nhận được sự quan tâm của mọi tầng lớp nhân dân. “Một triệu ngôi nhà xanh” là dự án lớn về năng lượng tái tạo do Chính phủ Hàn Quốc khởi xướng từ năm 2009. Đây là dự án khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng từ mặt trời, gió, địa nhiệt…trong các ngôi nhà, để thay thế năng lượng hóa thạch, cũng như giảm phát thải khí nhà kính. Chính phủ Hàn Quốc đặt ra mục tiêu đến năm 2020, sẽ có hàng triệu hộ gia đình và các khu chung cư sử dụng năng lượng “xanh”. Ước tính, tổng số tiền đầu tư cho dự án đến năm 2020 là hơn 137 tỷ won (khoảng 130 triệu USD). Dự án này được đánh giá là bước tiến lớn của Hàn Quốc trong lĩnh vực sử dụng năng lượng. Bởi, đây là một trong số ít quốc gia mạnh dạn đầu tư cho người dân lắp đặt và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Trong dự án này, Chính phủ Hàn Quốc cho xây dựng hơn 20.000 ngôi nhà tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, mở rộng các cụm dân cư “xanh” bằng cách hỗ trợ tối đa 50% chi phí cho các hộ gia đình khi lắp đặt các thiết bị nhằm tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên. Các thiết bị này bao gồm tấm pin năng lượng mặt trời, mô- đun quang điện được lắp đặt trên nóc nhà, khu vực cửa sổ hoặc trên các bức tường; máy bơm địa nhiệt dưới lòng đất và các tua bin gió loại nhỏ được lắp đặt ngoài trời. Tùy theo mức độ tiêu thụ năng lượng của mỗi gia đình, dự án sẽ hỗ trợ lắp đặt các diện tích pin năng lượng mặt trời với kích thước khác nhau, thông thường từ 20-30 m2. Lượng điện thu được từ pin mặt trời được dùng để chạy bình nóng lạnh, hệ thống điều hòa và hệ thống sưởi. Điện do tua bin gió sản xuất được dùng để cung cấp cho các thiết bị điện trong gia đình. Trong khi đó, hệ thống máy bơm địa nhiệt sẽ giúp ngôi nhà hạn chế việc sử dụng máy điều hòa thông qua cơ chế tự điều chỉnh nhiệt độ. Khi đăng kí tham gia chương trình “Một triệu ngôi nhà xanh”, ngoài quyền lợi được hỗ trợ về tài chính và lắp đặt các công nghệ, các hộ gia đình còn phải cam kết thực hiện những yêu cầu về sử dụng năng lượng mà Chính phủ đã đề ra. Mỗi gia đình thực hiện đúng cam kết sẽ được Chính phủ cấp giấy chứng nhận về việc sử dụng năng lượng tái tạo. Tính đến năm 2012, toàn Hàn Quốc đã có hơn 111.000 ngôi nhà “xanh”. Dự tính trong giai đoạn từ 2013-2020, con số này sẽ tăng trưởng nhanh chóng và đạt mức 1 triệu ngôi nhà trên khắp cả nước. Nhiều người dân tham gia dự án đã không còn phải mua điện của chính phủ nữa. Mặc dù số tiền bỏ ra là khá lớn từ 1,4 đến 7 triệu won để lắp đặt các thiết bị như tấm pin mặt trời, mô-đun quang điện và phải mất khoảng 10 năm mới thu hồi vốn nhưng họ vẫn cho rằng đây là sự đầu tư đáng giá, bởi hiệu quả nó mang lại là lâu dài và tích cực cho xã hội. Nếu mô hình này được triển khai rộng khắp Hàn Quốc thì sẽ tiết kiệm được lượng điện đáng kể. Theo tính toán của Chính phủ Hàn Quốc, đến năm 2020, 1 triệu ngôi nhà “xanh” sẽ giúp nước này cắt giảm được 4% lượng khí thải độc hại. Đồng thời, mô hình này cũng giúp giảm 0,8% nguồn năng lượng hóa thạch tiêu thụ20. 20 http://www.tietkiemnangluong.com.vn/home/tin-noi-bat/mot-trieu-ngoi-nha-xanh-mo-hinh-hay-ve-su-dung-nangluong-tai-tao-tai-han-quoc-1-17387.html 25 Trong kế hoạch tổng thể về năng lượng lần thứ nhất được thực hiện vào tháng 8 năm 2008, đã đưa ra mục tiêu cải thiện 46% hiệu quả năng lượng với những thiết bị năng lượng mới vào năm 2030 so với mức của năm 2006, giảm 33% mức độ phụ thuộc vào dầu, và tăng tỉ lệ của năng lượng mới và năng lượng tái tạo lên 10,7%. Kế hoạch đó dự tính quang điện sẽ tăng 44 lần, từ 80 lên 3.504 MW; năng lượng gió sẽ tăng 37 lần, từ 199 lên 7.301 MW; năng lượng sinh khối tăng 19 lần từ 1.874 lên 36.487 Gcalo; địa nhiệt sẽ tăng 51 lần từ 110 lên 5.606 K cal. Năm 2013 chính phủ xem xét lại những chính sách năng lượng nói trên và thông báo “Kế hoạch năng lượng tổng thể” lần thứ hai. Kế hoạch này sẽ đưa ra tầm nhìn trung và dài hạn cho việc sử dụng các loại năng lượng. Việc thực hiện Kế hoạch này sẽ cho phép đất nước đảm bảo được an ninh và sử dụng hiệu quả năng lượng, đồng thời giúp đất nước có được chiến lược sáng suốt để giải quyết vấn đề môi trường và những quan tâm về an toàn. Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ ngành công nghiệp năng lượng để nó có thể đóng vai trò trung tâm trong thúc đẩy “nền kinh tế sáng tạo”. Và chính phủ sẽ cố gắng đối thoại với nhân dân trong quá trình xây dựng những chính sách này để có được sự ủng hộ của họ. Hàn Quốc đã có sự phát triển vượt bậc về năng lượng xanh trong những năm gần đây nhưng tỉ lệ của nguồn năng lượng này trong tổng năng lượng sơ cấp của Hàn Quốc vẫn còn tương đối thấp (2,75%) và mục tiêu đến năm 2030 là 11% trong khi năng lượng tái tạo đã đáp ứng 16,7% tổng năng lượng tiêu dùng của thế giới vào năm 2010. Một phần do Hàn Quốc mới chỉ chú trọng tới ngành này trong thập kỉ vừa qua, phần chủ yếu nữa là do khai thác năng lượng xanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. Năng lượng xanh là nền tảng cho tăng trưởng xanh, vì vậy Hàn Quốc đang cố gắng phát triển công nghệ khai thác sử dụng năng lượng xanh để đỡ phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ bên ngoài, đáp ứng yêu cầu cắt giảm khí nhà kính theo Nghị định thư Kyoto và hạn chế ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra. Kết luận Năng lượng là yếu tố vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của con người, việc đáp ứng các nhu cầu về năng lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia. Năng lượng chi phối mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới vì thiếu năng lượng, mọi hoạt hoạt động sẽ rơi ngay vào tình trạng ngừng trệ. Sự phát triển kinh tế, phát triển các dịch vụ để phục vụ đời sống con người trong tất cả các quốc gia sẽ đi kèm theo sự gia tăng mức sử dụng năng lượng và điện tính theo đầu người. Tuy nhiên nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và việc sử dụng chúng cũng đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với con người và môi trường, đặc biệt là sự ấm lên của trái đất. Do đó từ cuối thế kỷ 20 thế giới đã bắt đầu chú trọng đến việc tìm kiếm và khai thác sử dụng các nguồn năng lượng ít gây ô nhiễm và có tiềm năng khai thác vô tận- năng lượng xanh. Hàn Quốc là những nước đang có những cố gắng lớn trong lĩnh vực này. Với việc xác định Chiến lược tăng trưởng xanh ít các bon vào năm 2008, Hàn Quốc đang có quyết tâm cao để trở thành một trong 5 nước có nền Kinh tế xanh dẫn đầu thế giới vào năm 2035. Hàn Quốc là nước có tiềm năng lớn về năng lượng gió, năng lượng 26 thủy triều, năng lượng sinh khối và năng lượng mặt trời. Ngành công nghiệp Năng lượng mới và năng lượng tái tạo của Hàn Quốc đã tăng trưởng 20%/năm trong 5 năm qua. Để có được kết quả đó, Hàn Quốc đã có những biện pháp, chính sách khuyến khích hiệu quả các ngành công nghiệp xanh. Nhưng trước hết là do: Thứ nhất, Hàn Quốc đã xác định rõ ràng mục tiêu chính sách, được đông đảo người dân ủng hộ, có cơ chế thúc đẩy linh hoạt mà vẫn đảm bảo sự ổn định. Đây là nền tảng để Hàn Quốc áp dụng thành công chính sách khuyến khích giá điện được sản xuất từ năng lượng tái tạo. Thứ hai, quy trình ra quyết định liên quan đếnnăng lượng tái tạo đã thể hiện tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, sự phối hợp, hợp tác và tham gia giữa các bên liên quan. Hệ thống mời thầu cạnh tranh đã chứng tỏ được sức hút với các nhà thầu chất lượng đối với các dự án năng lượng tái tạo. Thứ ba, việc lên kế hoạch và thực thi chính sách về năng lượng tái tạo đã dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng và công nghệ tương xứng với những bước đi rõ ràng, chặt chẽ từ ngắn hạn, trung hạn đến dài hạn. Đầu tư và vận hành tốt cơ sở hạ tầng và công nghệ hiện có, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lượng tái tạo trong thời gian dài. Cuối cùng là sự chú ý tới hoạt động nâng cao năng lực thể chế và nguồn nhân lực để thực thi chính sách, quản lý các hệ thống năng lượng tái tạo. Chiến lược Năng lượng Quốc gia đã chú ý đến chương trình đào tạo chuyên sâu về năng lượng xanh, các công ty và người dân được hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận thông tin thông qua các sáng kiến và dự án. Hàn Quốc đang phấn đấu để năng lượng xanh có thể đóng góp 11% vào tổng sản lượng năng lượng sơ cấp vào năm 2030. Với những gì Hàn Quốc đã làm trong những năm qua, mục tiêu này chắc chắn sẽ đạt được. Hiện nay ở nước ta nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng. Chỉ trong vòng 5 năm, tiêu thụ điện năng bình quân đầu người đã tăng lên gấp hai lần, từ 288kWh một năm (năm 2000) lên đến 540kWh một năm (năm 2005). Vì vậy, vấn đề cạn kiệt nguồn năng lượng nói chung và điện năng nói riêng đang là mối đe dọa không chỉ đối với doanh nghiệp, đối với người dân mà đối với cả nền kinh tế của đất nước. Dự kiến Việt Nam phải nhập than cho điện từ sau 2015 trong khi tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn. Khai thác nguồn năng lượng tái tạo sẵn có cho sản xuất điện, đồng phát năng lượng (cả điện và nhiệt) là rất khả thi cả về công nghệ lẫn hiệu quả kinh tế và môi trường. Việt Nam đã xây dựng Chiến lược tăng trưởng xanh, trong đó đã chú ý nhiều tới phát triển năng lượng tái tạo. Có thể nói nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa của Việt Nam tương đối phong phú, không khan hiếm như Hàn Quốc nhưng chúng cũng sẽ cạn kiệt trong một tương lai không xa. Do đó những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc phát triển năng lượng xanh, đặc biệt là những biện pháp chính sách để thúc đẩy ngành này sẽ là những bài học hữu ích cho chúng ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 27 1. Nguyễn Thọ Nhân, 2009. Biến đổi khí hậu và năng lượng. Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, Việt Nam. 2. Trương Văn Tân , 2007. Mặt trời của chúng ta. Xem trên : http://vietsciences.free.fr/thuctap_...hoc/mattroicua chungta.htm. 3. Đỗ Xuân Thiệm (09/10/2008), “Sử dụng năng lượng gió trong phát triển bền vững”.Xem:http://tnmthanam.gov.vn/index.php?nrehanam=News&nth_in=viewst&sid=2 81 4. Trần Mạnh Trung, 2007. Hydro: nguồn năng lượng mới thay thế dầu - khí trong tương lai. Xem trên: http://www.tuoitre.com.vn/ Tiếng Anh 1. Cass, N. and Walker, G. 2009. Emotion and Rationality: the Characterisation and Evaluation of Opposition to Renewable Energy Projects. Emotion, Space and Society, Vol.2 62-69. 2. Daphne Ngar-Yin Mah et.al, 2012. Governing the Transition of Socio-technical System: A case study of the smart grids in Korea. Energy Policy Reviews, Volume 45, June 2012, pp 133-141. 3. David F. Von Hippel and Peter Hayes. 2008. Growth in Energy Needs in Northeast Asia: Projections, Consequences,and Opportunities. Nautilus Institute for Security and Sustainable Development. Xem trên: http://www.keia.org/Publications/Other/vonHippelFINAL.pdf 4. Delmas, M.A. and O.R.Young. 2009. Governance for the Environment. Cambridge. 5. Doh Hyun-Jae. 2003. Energy Cooperatio in Northeast Asia: Prospects and Challenges. East Asian Review. Vol.15, No.3. Autumn 2003, pp. 6. Fumikazu .Y.2002. The Economics of Waste and Pollution Management in Japan. Springer-Verlag Tokyo, Japan. 7. Godfrey Boyle, 2012. “Renewable Energy: Power for a Sustainable Future- Năng lượng tái tạo: Sức mạnh cho một tương lai bền vững”. 8. Gun Woo Kim, Myung Eun Lee, 2012. An Overview of Ocean Renewable Energy Resources in Korea. Renewable and Sustainable Energy Reviews, Volume 16, Issue 4, May 2012. 9. IEA- International Energy Agency, 2011. Deploying Renewables 2011- Triển khai Năng lượng tái tạo năm 2011. 10. IEA, 2012. Key World Energy Statistics- Thống kê cơ bản năng lượng thế giới 11. IEA, 2012. World Energy Prospects -Triển vọng năng lượng thế giới 28 12. Institute for Global Environmental Strategies. 2008. Tripartite Joint Research on Environmental Management in Northeast Asia-Nghiên cứu chung giữa ba bên về quản lý môi trường ở Đông Bắc Á. January, 2008. Tokyo, Japan. 13. IPCC (2007): Climate Change 2007: Impacts, Adaptation, and Vulnerability-Thay đổi khí hậu 2007: Tác động, thích ứng và sự tổn thương. Contribution of Working Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel of Climate Change, Cambridge University Press. 14. Lee, S. 2006. Unchanging Vision of Nuclear Energy: Nuclear Power Policy of the South Korean Government and Citizen’s Challenge- Cách nhìn không đổi về năng lượng hạt nhân: Chính sách điện hạt nhân của Chính phủ Nam Triều Tiên và sự thách thức của cư dân. Environment, Climat Change , Energy Economics and Energy Policy. Vol.17, 439-456. 15. Maria Van der Hoeven, 2013. Renewable Energy: Medium Term Renewable Energy Market Report 2013- Năng lượng tái tạo: Báo cáo năm 2013 về thị trường trung hạn của năng lượng tái tạo. Executive Director, International Energy Agency (IEA). 10th Renewable Energy Finance Forum, Newyork City, 26 June 2013. 16. Margaux CHANAL, 2012. How is 100% Renewable Energy Possible in Korea by 2020?- Khả năng 100% năng lượng tái tạo ở Hàn Quốc vào năm 2020 như thế nào? Global Energy Network Institute (GENI), August, 2012. 17. Mark Diesendorf , 2007. Greenhouse Solutions with Sustainable Energy- Những giải pháp cho khí nhà kính với năng lượng bền vững. New South Wales University, Australia 18. MOCIE, 2008. White Paper on New and Renewable Energy- Sách trắng về năng lượng mới và năng lượng tái tạo. The Ministery of Commerce, Industry and Energy, Seoul. 19. Park, Hojeong, 2009. Low Carbon Policy and Emission Permit Program in Korea for Sustainable Development-Chính sách các bon thấp và chương trình kiểm soát phát thải ở hàn Quốc vì sự phát triển bền vững. Department of Food and Resource Economics, Korea University. 20. Risa Maeda, 2011. Japan renewable energy push clears key hurdle. Xem trên: http://www.reuters.com/article/2011/08/23/us-japan-politics-energydUSTRE77M12R20110823 21. Soung Il Cheong, 2013. South Korea: a Paradigm Shift in Energy Policy- Hàn Quốc: Chuyển đổi mô hình trong chính sách năng lượng. Living Energy, No.8, July 2013. 22. Stephan Schmidt and Kenji Watanabe, 2010. Japan’s Next Generation of Renewable Energy- Thế hệ năng lượng tái sinh kế tiếp của Nhật Bản. Xem : http://ourworld.unu.edu/en/japans-next-generation-of-renewable-energy/ 29 23. Walker, G., Hunter, S., Devine-Wright, P., Evans, B. and High, H. 2010b. Trust and Community: Exploring the Meanings, Context and Dynamics of Community Renewable Energy- Lòng tin và cộng đồng: Khám phá ý nghĩa, bối cảnh và động lực của năng lượng tái sinh cộng đồng. Energy Policy, Vol.38, 2633- 2655. 24. Walker, G. 2012. Motives and meanings of renewable energy projects in South Korea- Động lực và ý nghĩa của những dự án về năng lượng tái tạo ở Hàn Quốc. 25. Worldwatch, 2007. Powering China’s Development: The Role of Renewable Energy- Sức mạnh cho sự phát triển của Trung Quốc: Vai trò của năng lượng tái tạo. Worldwatch Report 2007. Youn Sung Kim et al, 2012. Status of Biogas Technologies and Policies in Korea- Thực trạng công nghệ khí sinh học ở Hàn Quốc. Renewable and Sustainable Energy Reviewa, Volume 16, Issue 5, June 2012, pp 3430-3438. 30 [...]... tích quá trình phát triển năng lượng xanh Hàn Quốc trong những năm qua và triển vọng trong những năm tới 3.1 Chính sách, biện pháp thúc đẩy phát triển năng lượng xanh Môi trường năng lượng toàn cầu đã thúc đẩy tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, sự tăng trưởng đạt được bằng cách phát triển công nghệ năng lượng thân thiện với môi trường Hàn Quốc cho rằng năng lượng mới và năng lượng tái tạo (từ nay viết tắt... trưởng xanh ít các bon vào năm 2008, Hàn Quốc đang có quyết tâm cao để trở thành một trong 5 nước có nền Kinh tế xanh dẫn đầu thế giới vào năm 2035 Hàn Quốc là nước có tiềm năng lớn về năng lượng gió, năng lượng 26 thủy triều, năng lượng sinh khối và năng lượng mặt trời Ngành công nghiệp Năng lượng mới và năng lượng tái tạo của Hàn Quốc đã tăng trưởng 20%/năm trong 5 năm qua Để có được kết quả đó, Hàn. .. chính sách năng lượng của các quốc gia Hàn Quốc đang có những bước đi mạnh mẽ trong việc phát triển năng lượng xanh 3 Phát triển năng lượng xanh của Hàn Quốc Hàn Quốc nền kinh tế lớn thứ 13, và là một trong 10 nước tiêu dùng nhiều năng lượng nhất trên thế giới Do nguồn cung nhiên liệu trong nước rất ít, nên Hàn Quốc phụ thuộc nặng nề vào việc nhập khẩu năng lượng Hàn Quốc là nước nhập khẩu lớn thứ... 3.2.2 Phát triển năng lượng gió Tiềm năng về năng lượng gió của Hàn Quốc là rất lớn, khoảng 186,5 TWh một năm Năng lượng gió của Hàn Quốc đang trên đà phát triển khi chính phủ Hàn Quốc đã quyết tâm theo đuổi tăng trưởng xanh ít các bon Năm 2010, công suất lắp đặt là 350 MW Theo mạng the wind power website, công suất năng lượng gió là 407 MW vào cuối năm 2011, tăng 7,4% so với năm 2010, và Hàn Quốc hiện... đặn về năng lượng xanh của Hàn Quốc qua hình 4 Nếu như năm 1990 năng lượng mới và năng lượng tái tạo (viết tắt là NRE) mới chỉ chiếm 0,4% tổng năng lượng sơ cấp của Hàn Quốc thì đến năm 2004 đã tăng lên 2,04% Từ năm 2005 đến năm 2010, năng lượng mới và năng lượng tái tạo đã tăng 88% Và tính đến cuối năm 2011, NRE đã tạo được 7.583.000 toe chiếm 2,75% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Hàn Quốc là... là do khai thác năng lượng xanh đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn Năng lượng xanh là nền tảng cho tăng trưởng xanh, vì vậy Hàn Quốc đang cố gắng phát triển công nghệ khai thác sử dụng năng lượng xanh để đỡ phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ bên ngoài, đáp ứng yêu cầu cắt giảm khí nhà kính theo Nghị định thư Kyoto và hạn chế ô nhiễm do sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra Kết luận Năng lượng là yếu tố... trưởng, nuôi dưỡng các ngành công nghiệp xanh Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao khả năng tự cấp năng lượng và phát triển NRE, chính phủ đã có những biện pháp cụ thể về năng lượng như sau 3.1.1 Các biện pháp kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng Như chúng ta đã biết, Hàn Quốc là nước tiêu thụ khá nhiều năng lượng, và nguồn năng lượng đó chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài Nhu cầu năng lượng. .. là năng lượng xanh Thủ tướng Lee Myung-bak trong bài diễn văn kỉ niệm ngày độc lập 15 tháng 8 năm 2008 đã tuyên bố “tăng trưởng xanh, ít các bon” như là viễn cảnh phát triển quốc gia Phát triển công nghệ năng lượng xanh được xem là chìa khóa cho việc đạt mục tiêu cắt giảm khí nhà kính và tạo ra động lực tăng trưởng cho tương lai Kế hoạch 5 năm cho tăng trưởng xanh và Chiến lược quốc gia cho tăng trưởng... nhu cầu về năng lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu trong công cuộc phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia Năng lượng chi phối mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới vì thiếu năng lượng, mọi hoạt hoạt động sẽ rơi ngay vào tình trạng ngừng trệ Sự phát triển kinh tế, phát triển các dịch vụ để phục vụ đời sống con người trong tất cả các quốc gia sẽ đi kèm theo sự gia tăng mức sử dụng năng lượng và điện... toàn cầu Chính phủ Hàn Quốc đã phát triển và thực hiện nhiều chính sách mới trong lĩnh vực năng lượng và môi trường từ sau năm 2006 Nổi bật nhất là cam kết giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính (KNK) với điều kiện kinh doanh bình thường vào năm 2020 Hàn Quốc đã lồng cam kết này vào trong Chiến lược tăng trưởng xanh và đã chuyển thành luật, đó là Luật khung về tăng trưởng xanh Hàn Quốc đang trong quá

Ngày đăng: 30/09/2015, 14:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan