Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khuvực xã ngư lộc – huyện hậu lộc – tỉnh thanh hóa

72 443 0
Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khuvực xã ngư lộc – huyện hậu lộc – tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

... chuyển xử lý RTSH có hiệu quả, đảm bảo kỹ thuật, ví dụ điển mô hình thu gom – xử lý rác thải xã Ngư Lôc – Hâu Lộc – Thanh Hóa, mô hình xử lý rác thải sinh hoạt thôn Thắng Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa. .. trấn Hậu Lộc nào? Đâu nguyên nhân việc xả rác thải bừa bãi? Và cần có biện pháp để giải vấn đề cách tốt hơn? Xuất phát từ vấn đề lựa chọn đề tài: “ Rác thải sinh hoạt công tác quản lý rác thải sinh. .. 2.1.2 Lý luận quản lý RTSH Theo Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 phủ quản lý chất thải rắn 2.1.1.1Khái niệm hoạt động quản lý RTSH Hoạt động quản lý RTSH bao gồm hoạt động quy hoạch quản lý,

TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHOA CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ------   ------ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực xã Ngư Lộc – Huyện Hậu Lộc – Tỉnh Thanh Hóa Tên sinh viên : Nguyễn Văn Công Chuyên ngành đào tạo : Công nghệ kỹ thuật môi trường Lớp : K4.KTMT Niên khoá : 2013 - 2015 Giảng viên hướng dẫn : Đỗ Văn An HÀ NỘI - 2015 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, đời sống kinh tế xã hội ở các vùng quê đã có nhiều đổi mới. Sự gia tăng dân số và tốc độ phát triến kinh tế xã hội cao đã làm tăng các hoạt động của con người trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, điều đó cũng tác động mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường sống. Tình hình RTSH ở nông thôn đang trở thành vấn đề nan giải cần được quan tâm để giữ gìn cảnh quan chung và sự trong sạch cho môi trường sống của cộng đồng dân cư. Nếu như ở các thành phố hay các khu đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng… RTSH được thu gom vận chuyển và xử lý theo những quy trình đảm bảo kỹ thuật của các tổ chức vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp, thì ở nông thôn mới chỉ có một số mô hình thu gom vận chuyển và xử lý RTSH có hiệu quả, đảm bảo kỹ thuật, ví dụ điển hình như mô hình thu gom – xử lý rác thải ở xã Ngư Lôc – Hâu Lộc – Thanh Hóa, mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại thôn Thắng Lộc – Hậu Lộc – Thanh Hóa. Còn lại phần lớn thì vẫn chưa có một giải pháp cụ thể về công tác thu gom, xử lý các nguồn RTSH một cách hiệu quả và đảm bảo quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó, các địa phương vẫn chưa giành nguồn vốn ngân sách đúng mức cho việc thu gom, xử lý RTSH; chưa phân công nhiệm vụ giữa các cấp trong quản lý môi trường và chưa làm hết trách nhiệm của mình. Do đó việc thu gom, xử lý RTSH của các tổ chức vệ sinh môi trường còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam năm 2007, rác thải nông thôn ước tính 0,73kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều theo từng năm. Trên thực tế, RTSH hiện đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình đã phản ánh tình trạng vứt xả rác bừa bãi đã và đang diễn ra ở khắp nơi, ở trên 2 đường, ao hồ, sông ngòi, mương máng… Lượng rác thải này tập trung nhiều gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân. Thị trấn Hậu Lộc là một khu vực kinh tế đang trong quá trình xây dựng và phát triển trong một vài năm trở lại đây, đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu về mọi mặt ngày càng tăng lên. Đặc biệt là về tiêu dùng các loại hàng hoá phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, vì vậy mà lượng RTSH cũng tăng theo mà trong khi đó công tác quản lý RTSH trên địa bàn vẫn chưa có một phương án cụ thể để thực hiện được một cách hiệu quả. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu tình hình RTSH và công tác quản lý RTSH tại khu vực thị trấn Hậu Lộc hiện nay là như thế nào? Đâu là nguyên nhân của việc xả rác thải bừa bãi? Và cần có những biện pháp gì để giải quyết vấn đề một cách tốt hơn? Xuất phát từ vấn đề này chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Hậu Lộc,tỉnh Thanh Hóa” để tiến hành nghiên cứu. CHƯƠNG I 3 MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT 1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Một số khái niệm Theo Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn 2.1.1.1 Khái niệm chất thải rắn (rác thải) Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của các hoạt động khác. 2.1.1.2 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt ( Rác thải sinh hoạt) Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v…(Trần Hiếu Nhuệ, 2008). 2.1.1.3 Phân loại rác thải sinh hoạt Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau: - Chất thải thực phẩm bao gồm các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…Đặc điểm quan trọng của loại chất thải này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy thường gây ra các mùi hôi thối khó chịu. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá…Ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp. - Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói. 4 - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm của người và phân của các động vật khác. 2.1.1.4 Nguồn gốc phát sinh RTSH Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của các nghành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người ngày càng tăng lên, cùng với đó là lượng RTSH của các hoạt động này cũng gia tăng. RTSH được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong đời sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở khu dân cư và các nhà máy, xí nghiệp. Cơ quan, Trường học Khu dân cư Công viên R TS H Chợ, bến xe Xây dựng Bệnh viện Cơ sở y tế Nhà máy Xí nghiệp Hoạt động nông nghiệp Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh RTSH 2.1.1.5 Những tác động của RTSH đến môi trường a. Làm ô nhiễm môi trường đất Các chất hữu cơ còn phân hủy được trong môi trường đất tương đối nhanh chóng trong điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thích hợp qua 5 hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các khoang chất đơn giản như nước, khí cacbonic. Nếu trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH4, H2O, CO2 gây ngộ độc cho môi trường đất. Khi thải ra môi trường một lượng rác thải sinh hoạt quá nhiều làm cho môi trường đất quá tải, không kịp làm sạch và tiêu hủy hết các chất thải sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, sự ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt trong đất b. Làm ô nhiễm môi trường nước Các loại RTSH nếu là rác hữu cơ, trong môi trường nước sẽ được phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S, H2O, CO2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc nhất. Bên cạnh đó còn có bao nhiêu là vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước. Các loại RTSH phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào trong đất và chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng này. Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn môi trường nước. Sau đó quá trình ôxy hóa có ôxy và không có ôxy xuất hiện gây nhiễm bẩn cho môi truờng nước. Những loại rác thải độc như Hg, Pb hoặc các chất phóng xạ còn nguy hiểm hơn. c. Làm ô nhiễm môi trường không khí Các loại RTSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa 6 phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác thải trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (35oC và độ ảm 70 - 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật làm ô nhiễm môi trường không khí. 2.1.2 Lý luận về quản lý RTSH Theo Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về quản lý chất thải rắn. 2.1.1.1Khái niệm hoạt động quản lý RTSH Hoạt động quản lý RTSH bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. 2.1.2.2 Một số khái niệm liên quan Thu gom RTSH là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Vận chuyển RTSH là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng. Địa điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận là nơi lưu giữ, xử lý, chôn lấp các loại RTSH được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Xử lý RTSH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong RTSH; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong RTSH. Chôn lấp RTSH hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp RTSH hợp vệ sinh. 2.1.2.3 Nguyên tắc quản lý RTSH 7 Theo nghị đinh 59/2007/NĐ-CP của chính phủ thì hiện nay công tác quản lý RTSH phải theo nguyên tắc sau: - Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh rác thải phải nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. - RTSH phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng. - Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân huỷ, có khả năng giảm thiểu khối lượng rác thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất đai. - Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý RTSH. 2.1.2.4 Hệ thống quản lý RTSH Hiện nay hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam có thể được minh hoạ bằng hình 2.2 Mỗi một cơ quan, ban nghành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng trong hệ thống quản lý CTR, trong đó: Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia. Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải. UBND thành phố chỉ đạo UBND cá quận, huyện, sở khoa học công nghệ và môi trường và sở giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp về bảo vệ môi trường của nhà nước. 8 Công ty môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xủa lý CTR, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được sở giao thông công chính thành phố giao. Bộ khoa học công nghệ & MT Bộ xây dựng Sở GTCC UBND thành phố Sở khoa học công nghệ & MT Công ty môi trường đô thị UBND cấp dưới Nguồn phát sinh CTR Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH đô thị ở Việt Nam ( Nguồn: Kinh tế rác thải và Phát triển bền vững, 2001) 2.1.2.5 Các công cụ quản lý môi trường và RTSH Công cụ quản lý môi trường và RTSH là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. 9 Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau: - Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương. - Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường. - Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, giám sát môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào. 2.1.2.6 Các phương pháp xử lý chất thải Để xử lý rác có rất nhiều cách, theo tài liệu tổng hợp của công ty môi trường tầm nhìn xanh, trên thế giới thường có các cách sau: a. Ủ rác thành phân bón hữu cơ Ủ rác thành phân bón hữu cơ là một phương pháp khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ có thể phân hủy được và tiến hành ngay ở các nước đang phát triển ( quy mô hộ gia đình). Ví dụ ở Canada, phần lớn các hộ gia đình ở ngoại ô các đô thị đều tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ để bón cho vườn của mình. 10 Việc ủ rác thành phân bón hữu cơ có ưu điểm là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra được của cải vật chất, giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vậy, phương pháp này được ưa chuộng ở quốc gia nghèo và đang phát triển. Công nghệ ủ rác có thể được chia thành 2 loại: *Ủ hiếu khí Công nghệ này được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, Trung quốc. Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện quá trình oxy hóa cacbon thành dioxitcacbon CO2, thường thì chỉ sau 2 ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khoảng 45oC. Nhiệt độ này đạt được với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là không khí và độ ẩm. Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau 2-4 tuần là rác được phân hủy hoàn toàn, các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị hủy diệt do nhệt độ ủ dâng cao. Bên cạnh đó mùi hôi cũng bị hủy nhờ qua trình ủ hiếu khí. Độ ẩm phải được duy trì ở 40-55%, ngoài khoảng nhiệt độ này quá trình phân hủy sẽ bị chậm lại. *Ủ yếm khí Công nghệ này được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ. Qua trình ủ này chủ yếu nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu không tốn kém, nhưng thời gian phân hủy lâu thường từ 4-12 tháng, các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân hủy vì nhiệt độ thấp, các khí sinh ra từ qúa trình này là khí metan và sunphuahydro gây ra mùi khó chịu. 11 Đây là một phương pháp xử lý rác thải rẻ tiền nhất, sản phẩm phân hủy có thể kết hợp rất tốt với phân gia súc cho ta phân hữu cơ với hàm lượng dinh dưỡng cao tạo độ xốp cho đất. b. Đổ rác thành đống hay bãi rác hở Đây là phương pháp cổ điển đã được loài người áp dụng từ rất lâu, cho đến nay phương pháp này vẫn được áp dụng ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Nhưng có những nhược điểm sau: - Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi chúng ta bắt gặp chúng. - Đống rác thải là môi trường thuận lợ cho các loài động vật gặm nhấm, các loài côn trùng, vi sinh vật gây bệnh sinh sôi, nảy nở gây nguy hiểm cho con người. Các bãi rác hở bị phân hủy lâu ngày sẽ bị rỉ nước và tạo nên vùng lầy lội, ẩm ướt và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất bên dưới, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành các khí có mùi hôi thối, mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng “cháy ngầm” hay có thể cháy hình thành nên ngọn lửa, và tất cả các quá trình trên sẽ dẫn đến nạ ô nhiễm không khí. Có thể thấy đây là phương pháp rẻ tiền, chỉ tiêu tốn chi phí cho công việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố đông dân cư và quỹ đất khan hiếm thì nó lại trở thành phương pháp đắt tiền cộng với nhiều nhược điểm như trên. 12 c. Bãi chôn rác vệ sinh Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá trình xử lý rác thải. Ví dụ ở Mỹ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý bằng phương pháp này, hay ở một số nước khác người ta cũng hình thành nên các bãi chôn rác vệ sinh theo kiểu này. Bãi chôn rác thải vệ sinh được thực hiện bằng nhiều cách, mỗi ngày trải rác thành lớp mỏng, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, sau cùng là trải trên các lớp rác bị nén chặt một lớp đất mỏng khoảng 15cm. Công việc này cứ thế tiếp tục, việc thực hiện các bãi rác vệ sinh có nhiều ưu điểm: - Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loài côn trùng, chuột bọ, ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở, các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng khó có thể sảy ra, giảm thiểu được mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí. - Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt. - Các bãi chôn rác sau khi bị phủ đầy, có thể được xây dựng thành các công viên giáo dục, làm nơi sinh sống của các loài động thực vật, qua đó góp phần làm đa dạng tính sinh học cho các đô thị. Nơi đây các thế hệ trẻ có thể học hỏi về thế giới sinh vật và môi trường sinh thái. - Chí phí điều hành hoạt động bãi chôn rác không quá cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm sau: - Các bãi chôn rác kiểu này đòi hỏi diện tích đất đai lớn - Các lớp đất phủ ở các bãi chôn rác thường hay bị gió thổi mòn và phát tán đi xa. 13 - Các bãi này tạo ra khí metan hoặc khí hydrrogen sufide độc hại có khả năng gây cháy nổ, ngạt thở. d. Đốt rác Đốt rác ở đây được hiểu là sự đốt rác có kiểm soát các chất rắn có thể đốt được, tuy nhiên nó không đơn giản chỉ là việc đốt cháy một bãi rác ngoài trời. Đốt rác là một phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, thông thường người ta xây dựng các lò đốt chuyên biệt, nhiệt độ trong lò có thể lên đến hàng nghìn độ C, có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh…xử lý theo phương pháp này có những ưu điểm sau: - Đốt cháy hay tiêu hủy các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh, chất gây ô nhiễm. - diện tích xây dựng các nhà đốt thường nhỏ hơn diện tích các bãi rác chôn rác. - Các lò đốt có thể làm giảm khối lượng rác thải từ 80-90%, số tro hay các chất còn sót lại có thể đem chôn ở các bãi rác, thậm chí có thể bỏ xuống biển, đại dương. - Các lò đốt có thể xây dựng không xa thành phố, do đó chi phí vận chuyển rác giảm xuống. - Nhiệt phát tán trong quá trình đốt được thu hồi để cung cấp cho các nhà máy điện, cho các nhà máy hay khu dân cư đô thị. - Các lò đốt có thể xử lý được các chất thải rắn có chu kỳ phân hủy rất lâu dài như vỏ xe, đệm cao su, các loại túi bóng, túi nilon… Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp này cũng có những nhược điểm như: chi phí mấy móc thiết bị cao. e. Chôn rác dưới biển 14 Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc chôn rác dưới biển cũng có nhiều điều lợi. Ví dụ ở thành phố New York, trước đây chất thải rắn được chở đến các bến cảng, sau đó chúng được các xà lan đem chôn dưới biển ở độ sâu 100feets, nhằm tránh tình trạng lướ đánh cá bị vướng mắc. Ngoài ra ở một số thành phố ven biển khác của Hoa Kỳ người ta còn xây dựng các bãi ngầm nhân tạo trên cơ sở sử dụng các khối gạch bê tông phá vỡ từ các công trình xây dựng, hoặc thậm chí các ôtô thải bỏ. Làm điều này vừa giải quyết được vấn đề rác thải, đồng thời tạo nên nơi trú ẩn cho các loài sinh vật biển. f. Chôn rác nhiệt phân Đây là phương pháp xử lý rác thải tương tự như chúng ta làm than hầm, có nghĩa là sử dụng nhiệt đốt bên ngoài để loại trừ dần không khí trong rác, phương pháp này có những ưu điểm sau: - Quá trình nhiệt phân là một quá trình kins nên ít tạo ra khí thải ô nhiễm. - Có thể thu hồi nhiều vật chất sau nhiệt phân. Ví dụ: rác thải đô thị ở Hoa Kỳ sau khi nhiệt phân có thể thu lại dầu nhẹ, hắc ín và nhựa đường, chất ammonium sulfate, than, chất lỏng chưa rượu, tất cả các chất kể trên có thể tái sử dụng làm nguyên liệu. 2.1.2.7 Yêu cầu của việc quản lý RTSH Thu gom và xử lý RT dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng phải đạt được hiệu quả. Để có cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động thu gom và xử lý RTSH chúng ta phải có những tiêu chí đánh giá. Theo tác giả Phan Văn Ninh, 2004, về cơ bản các tiêu chí đánh giá có thể được xem xét trên các khía cạnh sau: 15 - Tiêu chí kỹ thuật: Được xác định trên cơ sở khối lượng rác thải được thu gom chiếm tỷ lệ bao nhiêu % so với khối lượng chất thải phát sinh hàng ngày, tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn, mức độ thu gom chất thải độc hại và khả năng đảm bảo về mặt kỹ thuật của quy trình thu gom rác thải trên địa bàn quản lý. Phải thu gom và vận chuyển hết phế thải là yêu cầu đầu tiên cơ bản của việc xử lý phế thải nhưng hiện nay còn là vấn đề khó khăn cần phải khắc phục. Phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất mà lại thu được kết quả cao nhất. Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thu gom và xử lý. Đưa được các máy móc công nghệ, kỹ thuật và các trang thiết bị xử lý rác thải tiên tiến vào ứng dụng ở trong nước. - Tiêu chí về môi trường: Phải đảm bảo được yêu cầu hạn chế tối đa lượng chất thải tồn đọng, nghĩa là phải thu gom, vận chuyển tối đa nhất lượng rác thải phát sinh đi xử lý kịp thời, có như vậy mới giảm và ngăn chặn tình trạng bốc mùi gây ô nhiễm không khí và nguồn nước, hạn chế tối đa khả năng lây lan truyền bệnh qua nguồn rác thải, đảm bảo cảnh quan đô thị. Đảm bảo tính toán được hiện tượng phát tác rác thải ra môi trường, hiện tượng xủ lý gây ô nhiễm lần hai. - Tiêu chí về xã hội: Một trong những tiêu chí được xã hội quan tâm hàng đầu là được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trên địa bàn tổ chức thu gom và xử lý rác thải. Làm sao thu hút được càng đông lực lượng đủ mọi tầng lớp xã hội đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ vào công tác thu gom và xử lý rác thải. 16 Nâng cao ý thức của các doanh nghiệp tham gia vào công tác vệ sinh môi trường, trong đó giáo dục ý thức cho các doanh nghiệp phải phân loại chất thải công nghiệp ngay từ nguồn phát sinh bảo quản trong quá trình lưu giữ chờ xử lý theo đúng công nghệ theo Bộ kế hoạch đầu tư đã ban hành. - Tiêu chí về mặt kinh tế tài chính: đây là tiêu chí hết sức quan trọng để đánh giá hoạt động thu gom và xử lý rác thải đạt hiệu quả hay không. Cùng một kinh phí đâu tư như nhau mà phương thức thu gom, xử lý nào đạt hiệu quả tối đa nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường nhất, thu hút được đông đảo lực lượng lao động xã hội tham gia một cách tự nguyện nhất và đạt quy trình kỹ thuật tốt nhất thì phương thức quản lý rác thải đó có hiệu quả nhất, do đó ảnh hưởng tốt nhất và kéo theo đó là mức độ thu phí đạt tỷ lệ cao. Thu phí dựa theo nguyên tắc người gây ô nhiễm cho môi trường phải trả phí để khắc phục cải thiện nó. - Tiêu chí về thể chế trong việc thu gom rác thải: tiêu chí này đánh giá hiệu quả của sự phối hợp giữa các đơn vị làm công tác thu gom và xử lý rác thải với các tổ chức chính quyền và nhà nước trong việc quản lý rác thải, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thu gom và xử lý rác thải. Hay những cơ chế ràng buộc, kìm hãm hoặc khuyến khích sự tham gia của các cá nhân, tổ chức khác trong hoạt động thu gom và xử lý rác thải. - Tiêu chí về con người: Đây là nhân tố rất quan trọng có tính quyết định đến chất lượng hoạt động quản lý nói chung và công tác quản lý chất thải nói riêng. Vì vậy, quan tâm đến nhân tố con người là nền tảng của mọi thành công trong mọi lĩnh vực đòi hỏi phải đầu tư vào đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có lòng yêu nghề. Có như vậy mới tạo tiền đề và cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt. 17 2.1.3 Vai trò, vị trí của quản lý RTSH nông thôn * Vai trò kinh tế: Quản lý RTNT hiện nay nếu được chú trọng và đầu tư cải tiến sẽ đem lại lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. * Vai trò xã hội: Tăng cường sức khoẻ người dân nông thôn bầng cách giảm thiểu các bệnh có liên quan đến môi trường nhờ cải thiện và nâng cao vệ sinh môi trường nông thôn. * Vai trò môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm cho môi trường nông thôn trong sạch hơn. 2.1.4 Một số văn bản chính sách liên quan đến vấn đề quản lý rác thải - Luật Bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005.) Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ. Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Việc quản 18 lý chất thải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Chỉ thị số 36-CP/TW của Ban chấp hành Trung ương về việc: Tăng cường BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Bộ chính trị yêu cầu các cấp, các nghành cần đổi mới nhận thức, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, nắm vững và quán triệt các mục tiêu, quan điểm, giải pháp về BVMT. - Nghị định số 175 về Hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trườngban hành ngày 18/10/1994. Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải. Thông tư này hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về các quy định liên quan đến vấn đề quản lý chất thải rắn như tất cả mọi người dân, đơn vị, tổ chức xã hội phải chấp hành thực hiện các quy định quản lý CTR, về việc quy hoạch quản lý CTR, đầu tư quản lý CTR, các yêu cầu trong quá trình phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTR. - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày18/01/2001 hướng dẫn các quy định BVMT đối với việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải. - Nghị định số 174/ 2007/ NĐ-CP về mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối 19 với chất thải rắn quy định tại Nghị định này là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình). Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại này được xác định và phân loại theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí quy định. Nghị định này, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật. 2.2.2.2 Mô hình xử lý RTSH tại xã Kim Chung – Hà Tây Các bước tiến hành xây dựng mô hình - Điều tra, khảo sát tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của địa phương. - Tuyên truyền vận động người dân và chính quyền hưởng ứng việc thu gom, xử lý rác. - Lên phương án khả thi về xây dựng và tổ chức thực hiện. - Dựa trên phương án khả thi, phân bổ nguồn kinh phí do Tổ chức ủng hộ và phần kinh phí do tỉnh, huyện và nhân dân cần phải đóng góp để thực hiện dự án. Địa phương dành 1.500m2 tương lai 3.000m2) để xây dựng mô hình tại địa điểm thích hợp xa nhà dân. - Tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý rác. - Tuyên truyền, tập huấn cho người dân từ khâu phân loại khi bỏ rác vào thùng và có thói quen đổ rác như ở các thành phố. 20 - Việc phân loại rác được tiến hành từ các gia đình, tại trạm tiếp tục lựa chọn, phân loại tiếp trong quá trình tập kết, đổ rác. - Xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn theo qui trình công nghệ của các nhà khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Quy trình xử lý Rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi gia đình có 2 thùng rác, một thùng đựng rác hữu cơ (thực phẩm thừa, lá cây...), một thùng đựng rác vô cơ các loại không phân hủy được (thủy tinh, nilon, vỏ sò, vỏ ốc...). Hàng ngày công nhân của đội thu gom đi thu gom đưa về sân tập kết. Ở đây, rác đựơc tiếp tục phân loại để loại bỏ các chất vô cơ. Phần hữu cơ được trộn lẫn với chế phẩm vi sinh BioMicromix rồi đưa vào bể ủ. Chế phẩm vi sinh BioMicromix là chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt, có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm nhanh mất mùi hôi, không có ruồi muỗi. Mỗi bể ủ có thể tích từ 30-40m3. Thôn Lai Xá có khoảng 5.000 dân, lượng rác thải khoảng 3 tấn/ngày. Do kinh phí ít nên trạm xử lý rác không thể đầu tư máy móc qui mô lớn như có băng truyền hoặc máy nén khí. Do lượng rác thải hàng ngày ít, nên không có hệ thống bơm khí cung cấp oxy làm cho quá trình phân hủy nhanh. Để giải quyết lên men ủ rác với các vi sinh vật hiếu khí, chịu nhiệt, đảm bảo phân hủy rác triệt để, các giải pháp khắc phục như sau: xây 4 bể ủ rác, mỗi bể dung tích 30 - 40m3. Để làm đầy được 1 bể cần thời gian khoảng 10 - 12 ngày, rác được nạp dần dần có phối trộn BioMicromix, chiều cao của khối ủ khoảng 1,2 - 1,5m, có đảo trộn, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. Thời gian lên men trong bể kéo dài từ 40 - 50 ngày, nghĩa là sau khi làm đầy 3 bể còn lại thì quay về bể đầu tiên. Khi quá trình ủ đã kết thúc, đống ủ xẹp xuống, nhiệt độ xuống dưới 400C, rác được chuyển ra sân phơi cho khô, sau đó được 21 đưa vào nghiền và sàng phân loại. Phần hữu cơ (mùn) tận dụng làm phân bón. Nước rác được thu gom vào bể chứa qua hệ thống rãnh, khi khối ủ bị khô dùng nước này để bổ sung. Các chất vô cơ được phân loại, phần có thể tái chế (thuỷ tinh, nilon, sắt thép...) được thu gom lại để bán cho các cơ sở tái chế; phần không tái chế được (sành sứ, vỏ ốc,...) được đem đi chôn lấp. Gạch ngói vỡ dùng để san nền hay bê tông hóa, lát kè đường đi, xây mương. Mô hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá đã được xây dựng xong và đi vào hoạt động từ tháng 5/2003. Mô hình trên đã được Tổ chức YWAM cùng chính quyền địa phương và nhân dân đánh giá rất tốt. Mô hình hiện nay vẫn đang hoạt động bình thường. Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở qui mô nhỏ. Một mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không tốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Mô hình trên có thể triển khai và nhân rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan vào môi trường trong sạch. Mô hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, không còn cảnh rác vứt bừa bãi. Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện nông thôn nay ở nước ta. Với chi phí khoảng 400- 500 triệu đồng có thể xây dựng được một cơ sở xử lý rác với công suất từ 3-5tấn/ngày. Từ kinh nghiệm xây dựng mô hình xử lý rác ở thôn Lai Xá cho thấy, để mô hình có thể thực hiện thành công, thì công tác tuyên truyền cho nhân dân thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi và công tác tổ chức thu gom là hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình. 2.2.2.3 Mô hình thu gom rác thải ở Thái Bình 22 Thái Bình là một tỉnh đất chật, người đông, với hơn 90% dân số sống ở khu vực nông thôn có nghề chính là làm ruộng. Trong chính sách mở cửa để phát triển kinh tế ở Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung theo hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hàng trăm làng nghề, xã nghề được khôi phụth và hoạt động trở lại, cùng nhiều trung tâm thương mại, chợ lớn nhỏ mọc lên tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn đã thu hút hàng vạn lao động. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinh hoạt,rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ... Hiện tại nông thôn Thái Bình do tập trung dân số với mật độ cao, chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số kết hợp sản xuất làng nghề, dịch vụ nông nghiệp, nông thôn. Phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngoài một phần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong đường làng, ngõ xóm rất cần thiết phải thu gom chuyển đến nơi tập trung để c ó biện pháp xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT). Việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi chưa hợp lý, chăn thả gia súc tự do, cho nên chất thải từ chăn nuôi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn hiện nay. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực và thải ra một lượng đáng kể vỏ bao bì gồm: túi ni-lông, chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa, bị vứt bỏ bừa bãi trên đồng ruộng, kênh mương, ao hồ sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, thực trạng hoạt động sản xuất của phần lớn làng nghề, xã nghề đều ở quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu và chưa được quan tâm vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường. Khối lượng chất thải rắn không được thu gom hoặc thu gom đạt tỷ lệ thấp gây tình trạng chất đống bừa bãi ra trục đường giao thông, kênh mương, ao hồ... Ngoài ra, do đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao, sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều dân đến lượng chất thải tăng và chưa được thu gom và xử lý triệt để. Vì vậy, môi trường nói chunth và chất thải 23 rắn tại các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng đang là vấn đề rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngànBi và nhân dân. Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vào công tác bảo vệ môi trườnth và phát triển bền vững địa phương. Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập một tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang, chổi... Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định (thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong thôn hoặc xã. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với chất thải rắn nông thôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực hiện và đạt hiệu quả kinh tế. Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn phát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực dân cth và nên khuất gió. Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải và điều kiện của từng địa phương. Bố trí bãi chôn lấp cách xã nguồn nước mặt, các dòng chảy. Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầm bằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác. Lớp 24 lót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên. Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m. Các chỉ dẫn khi chôn lấp rác thải: khu vực chôn lấp rác cần chia thành những ô nhỏ thường bắt đầu chôn lấp từ các ô phía cuối bãi chôn lấpra Rác thải sau khi được đổ vào vị trí quy định được trải thành những lớp dày 20-40 cm lên đáy bãi chôn lấp và tiếp tục trải những lớp khác lên trên. Mỗi lớp rác thải phải được đầm nén 5-6 lần. Cuối ngày cần phủ lên một lớp đất dày 5-10 cm rồi lại đầm nén. Mỗi ô hoàn chỉnh phải kết thúc trước khi bắt đầu ô tiếp theo. Phun hoá chất diệt côn trùnth và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén trước khi phủ đất lên trên. Khi đóng bãi cần có lớp phủ đất cuối cùng. Đây là phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằng tiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệ sinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trực tiếp thu gom và xử lý chất thải rắn ( Báo Nhân dân, 2004). CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT KHU VỰC THỊ TRẤN HẬU LỘC 25 I : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên 3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thủy văn 3.1.1.3 Đất đai, địa hình 3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 3.1.2.1 Dân số và lao động 26 3.1.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh 27 II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI KHU VỰC THỊ TRẤN HẬU LỘC . 4.1 THỰC TRẠNG RTSH KHU VỰC THỊ TRẤN HẬU LỘC . 4.1.1 Tình hình chung và thực trạng nguồn RTSH Thị trấn Hậu Lộc là vùng nông thôn chỉ mới thực sự phát triển trong một vài năm trở lại đây. Biểu hiện rõ rệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân qua 3 năm đạt 114,7%, tăng 14,7%, mức sống của người dân trong vùng tăng lên, giá trị sản xuất bình quân theo đầu người qua 3 năm đạt mức 111,47% tăng 11,47%. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì số lượng dân số trong vùng cũng tăng lên, bình quân qua 3 năm đạt mức 101,05% tăng 1,05%. Đi đôi với phát triển kinh tế là khoa học - kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, với những công nghệ tiên tiến hiện đại như vậy thì ngày sẽ có nhiều hơn, đa dạng hơn những loại sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân. Với những tiện dụng của chúng là được đóng gói bao bì nilon, nhựa, thiếc, hộp giấy vừa nhẹ vừa đẹp, dễ mua nên đã thay thế dần đồ truyền thống. Đây cũng chính là nguyên nhân chính làm cho lượng RTSH được thải ra ngoài môi trường ngày càng tăng lên và những thành phần rác thải này rất khó bị phân hủy nên gây ô nhiễm môi trường nặng hơn. Đặc biệt lượng RTSH thải ra từ các khu vực dân cư tăng nhanh chóng. Số dân trên địa bàn thị trấn Hậu Lộc hiện nay là 7214 người, trung bình mỗi người dân thải ra 0,73kg RTSH/ngày (Theo báo cáo Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam 2007) thì một ngày trên toàn thị trấn thải ra khoảng 5266,22 kg RTSH và mỗi năm thải ra khoảng gần 2 triệu kg RTSH theo chiều hướng ngày càng tăng. Bảng 4.1: Đặc điểm sơ lược khu vực nghiên cứu 28 Chỉ tiêu ĐVT Dân số Người Cửa hàng, đại lý Cửa hàng, đại lý Cơ quan hành chính Đơn vị Chợ Chợ Bến xe Bến xe Công viên Công viên Bệnh viện Đơn vị Trạm y tế Trạm Trường học Đơn vị Nhà máy đường Đơn vị (Nguồn: Số liệu phòng thống kê thị trấn Hậu Lộc) 2007 7064 264 37 1 1 2 1 1 5 1 2008 7128 385 38 1 1 2 1 1 5 1 2009 7214 560 38 1 1 2 1 1 5 1 Đáp ứng nhu cầu người dân, các dịch vụ đời sống cũng tăng lên đáng kể, hiện nay trên địa bàn có đến 420 các đại lý và cửa hàng lớn nhỏ hoạt động liên tục, kinh doanh buôn bán đủ các loại mặt hàng phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân trong thị trấn và các xã lân cận, nên lượng RTSH thải ra môi trường cũng tăng nhanh chóng. Trong vùng có một chợ lớn và một chợ cóc, tại các chợ cóc những người bán hàng thường tập trung ở những ven lề đường bán cho người qua đường, không được quản lý nên đến cuối các buổi sáng, cuối buổi chiều khi chợ đã tan thì quang cảnh chợ đúng như một bãi chiến trường rác, có gọn thì người bán hàng gom lại chất thành từng đống tại chỗ, còn không thì khi họ bán hàng xong, rác thế nào thì vẫn nằm nguyên như thế, để đến cả mấy ngày hôm sau. Ở khu chợ lớn do được xây dựng lại khang trang và rộng rãi hơn, đáp ứng nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa của người dân và chịu sự quản lý của người bảo vệ chợ nên tình hình cũng sạch sẽ hơn, cuối các phiên chợ rác thải được gom lại một đống ở cuối chợ và người ta sẽ đốt hết. Ở các bến xe, công viên do được quản lý bởi người trồng giữ nên cũng tương đối sạch sẽ, tuy nhiên đây là những địa điểm công cộng cho nên người dân trong vùng và khách qua lại vẫn chưa thực sự có ý thức cao đối với vấn 29 đề xả rác bừa bãi ở những khu vực này. Đó là tâm lý ỷ lại và phó mặc cho những người quản lý, những người chịu trách nhiệm cai quản và chăm sóc. Do có những đặc thù riêng về hoạt động sản xuất nên các đơn vị như bệnh viện huyện, trạm y tế thị trấn và nhà máy đường đều có hệ thống tự xử lý rác thải riêng, hạn chế một lượng rác thải thải ra ngoài môi trường. Cùng đó là hệ thống các cơ quan đơn vị hành chính, trường học và các tổ chức, đơn vị xã hội khác đóng trên địa bàn với những hoạt động công việc chủ yếu như văn phòng, bàn giấy, học tập cho nên lượng rác thải ra từ những nguồn này cũng tương đối đơn giản. Riêng như bên các đơn vị trường học thì rác thải chủ yếu là các loại giấy báo và cành lá cây khô nên được học sinh nhà trường vệ sinh thu gom vào hố rác và đốt luôn vào những ngày cuối tuần. Qua tình hình đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng lượng RTSH thải ra chủ yếu trên địa bàn thị trấn và chiếm khối lượng nhiều nhất là từ các hộ gia đình ở các khu vực dân cư. 4.1.2 Tình hình dân cư và số điểm đổ rác Bảng 4.2: Số điểm đổ rác trong các khu vực dân cư 30 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Khối 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số dân (Khẩu) 560 1434 1434 534 365 871 525 829 532 487 Số điểm đổ rác 4 3 0 1 2 1 3 0 4 2 Diện tích/điểm 3 - 5 m2 3 - 5 m2 0 3 - 5 m2 3 - 5 m2 3 - 5 m2 3 - 5 m2 0 3 - 5 m2 3 - 5 m2 Trước đây mật độ dân số tương đối thấp, diện tích đất trống có nhiều và những loại rác thải ra môi trường cũng tương đối ít và chủ yếu là những loại dễ phân hủy. Tuy nhiên trong tình hình như hiện nay, dân số ngày càng tăng, diện tích đất trống, đất chưa sử dụng của các hộ gia đình bị co hẹp lại, chuyển sang đất ở, các công trình công cộng và cơ sở hạ tầng xã hội như nhà ở, các quán xá, các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, chợ, cửa hàng dịch vụ… Những hộ gia đình có hay không kinh doanh buôn bán ở những khu vực trung tâm, dọc các trục đường chính gọi là các hộ gia đình tuyến 1, 2 thì hầu như không có một điểm đổ rác chung nào hoặc nếu có thì cũng chỉ có 1 đến 2 điểm, điển hình như các khối ở khu vực trung tâm là khối 3, khối 4, khối 6, khối 8. Phần lớn các hộ gia đình ở khu vực này đều được công ty vệ sinh môi trường thu gom RTSH hàng ngày. Những hộ gia đình ở xa các trục đường chính, xa trung tâm được gọi là những hộ tuyến 3, 4 thì phần lớn là chưa được thu gom RTSH. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng RTSH được đổ ở nhiều nơi không đúng quy định như từ các lề đường ra ngoài đến đồng ruộng, trầm trọng hơn là người dân vứt từng bao rác từ nhỏ đến lớn xuống các gầm cầu, dòng khe suối làm tắc nghẽn dòng chảy và ô nhiễm nguồn nước tự nhiên. Đi dọc theo khe suối chảy qua 31 khu vực thị trấn chúng ta có thể bắt gặp đầy đủ các loại rác thải sinh họat của người dân đều được vứt xuông đó, gần như dòng nước bị tắc nghẽn lại, nước có màu vàng đục rất bẩn, đây chính là nơi sinh sản của nhiều mầm bệnh nguy hiểm mà người dân sống quanh đó chưa ý thức hết được hậu quả gây ra trong hiện tại cũng như về lâu về dài. Hộp 4.1 Chú Hoàng Bá Vinh (Xóm 2 - Khối 2 - thị trấn Hậu Lộc) Trước cổng nhà tôi có một cái cầu bắc qua khe suối, không biết từ đâu mà RTSH được vứt xuống gầm cầu và dòng nước rất nhiều các loại túi bóng bẩn, có cả gia súc, gia cầm chết, nói chung là đủ mọi thứ mặc dù ở ngay đó có biển cấm đổ rác bừa bãi. Tích cực hơn là có một số hộ gia đình cùng nhau đào hố rác nhỏ có diện tích khoảng 3 đến 5m2, sâu hơn 1m, để làm điểm đổ rác chung, RTSH của các hộ gia đình này được gom lại đổ đống ở đấy, tuy nhiên cũng có một số hộ gia đình theo thói quen hay sự tiện tay thấy những khoảng đất trống công cộng là đổ, một người đổ rồi thêm những người khác đổ theo, lâu dần hình thành nên một điểm đổ rác chung. Song những điểm đổ rác này với diện tích rất nhỏ thì sức chứa rác là hạn chế, lâu ngày rác sẽ đầy và tràn ra khắp xung quanh, khi gặp thời tiết mưa nhiều sẽ làm cho các loại RTSH này tràn lan khắp nơi, cộng thêm hàng ngày những con chó mèo, gà vịt, ruồi muỗi…bới móc tìm kiếm thức ăn, chúng là nguồn gián tiếp mang các mầm bệnh lây lan khắp nơi, gây ra các bệnh cho người dân sống xung quanh khu vực như các loại bệnh ngoài da, bệnh về mắt, về đường hô hấp,…đặc biệt nguy hiểm cho những trẻ em và người già tuổi. Những hộ gia đình mà diện tích đất vườn tương đối rộng rãi thoải mái, thì hầu như họ vứt rác ngay trong vườn nhà mình, thương thì có thể họ sẽ 32 chôn lấp ở dọc các bờ rào, gốc cây. Có hộ thì đào riêng một hố rác nhỏ ở góc vườn, có diện tích khoảng 1 đến 2 m2, sâu hơn 1m và đổ rác vào đấy, khi nào đầy quá thì người ta sẽ đốt hết. Hộp 4.2 Chị Nguyễn Thị Tâm (Xóm 2 - Khối 5 - thị trấn Hậu Lộc) Nhà tôi có các loại RTSH như rau hoa quả thừa thì dùng cho chăn nuôi, còn các loại bao bóng, túi nilon được đổ ra một cái hố nhỏ ở trong vườn, thỉnh thoảng tôi lại đốt đi. Tuy nhiên việc xả rác như thế này của các hộ gia đình chỉ có thể là tạm thời, đối phó với tình trạng trước mắt trong khoảng thời gian ngắn, vì với tốc độ phát triển như hiện nay thì lượng RTSH của các hộ sẽ tăng lên rất nhanh, cộng thêm quỹ đất trống tự nhiên ngày càng bị thu hẹp thì khi đó những điểm đổ rác sẽ trở thành những vấn đề cấp bách của tất cả mọi người dân. Hộp 4.3 Bà Nguyễn Thị Quyên (Giám đốc CTTNHH vệ sinh môi trường) Mỗi xóm hay cụm dân cư nhỏ cần có một điểm tập kết RTSH chung để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường trong khu dân cư, hàng ngày tổ vệ sinh môi trường sẽ đi thu gom chuyển về điểm trung chuyển rác. Thực tế hiện nay ở các xóm, khối các điểm đổ rác đều là tự phát do một vài hộ dân đổ lâu ngày rồi hình thành nên. Những điểm đổ rác này chưa có tính thống nhất, chưa đảm bảo được yêu cầu về điểm chứa rác và những biện pháp xử lý đó cũng không thực sự an toàn với môi trường sống của người dân sống quanh vùng. Mất cảnh quan, mất vệ sinh môi trường là các yếu tố thường thấy ở những điểm đổ rác này. 4.2 TÌNH HÌNH RTSH CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH 4.2.1 Khối lượng RTSH của các hộ 33 Có một thực tế rằng, người dân thường chỉ quan tâm đến giá trị cũng như khối lượng các sản phẩm đầu vào và lợi ích của chúng mang lại, trái lại họ ít quan tâm đến những loại phế liệu, phế thải ra môi trường của các sản phẩm. Lượng RTSH thải ra trên một ngày thực tế cũng không cố định là bao nhiêu, RTSH có ngày thì ít, cũng có ngày thì nhiều, nó còn tùy thuộc vào những sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày. Hay những hộ gia đình có nghành nghề khác nhau hay nguồn thu nhập khác nhau thì lượng RTSH cũng rất khác nhau. Chúng tôi phân loại mẫu dựa theo tiêu chí là căn cứ vào nguồn thu nhập chính của hộ, chia làm 3 loại là: sản xuất nông nghiệp, buôn bán - dịch vụ, lương hành chính. Bảng 4.3 Khối lượng RTSH từ các hộ gia đình có nguồn thu nhập khác nhau Nguồn thu nhập Số hộ (hộ) Khối lượng bình quân 1.Sản xuất nông nghiệp 5 2.Buôn bán dịch vụ 5 3.Lương hành chính 5 Trung bình (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) (Kg/hộ/ngàyđêm) 0,64 1,65 1,08 1,12 Do đặc thù về nghề nghiệp và mức sinh hoạt của người dân ở đây là khác nhau. Với các hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động buôn bán dịch vụ thì khối lượng RTSH thải ra hàng ngày là rất nhiều, cụ thể là bình quân trong một tuần lượng RTSH mà mỗi một hộ này thải ra là 11,55kg, tương đương với 1,65kg/hộ/ngày đêm. Đối với những hộ gia đình có nguồn thu nhập chính từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp họ chủ yếu sống xa khu vực trung tâm và các trục đường chính. Bình quân trong một tuần lượng RTSH mà mỗi hộ ở khu vực này thải ra là 4,45kg, tương đương với 0,64kg/hộ/ngày đêm. 34 Đối với các hộ có nguồn thu nhập chính từ lương hành chính thì bình quân lương RTSH thải ra trong một tuần là 7,58kg, tương đương với 1,08kg/hộ/ngày đêm. Như vậy, bình quân lượng RTSH thải ra môi trường của mỗi một hộ gia đình trên một ngày đêm là 1,12kg. Ở đây có sự chênh lệch về khối lượng RTSH thải ra môi trường của các hộ gia đình có nguồn thu nhập khác nhau là do có những điểm khác biệt nhau giữa các hộ gia đình này. Có thể thấy những hộ gia đình mà có lượng RTSH thải ra nhiều hơn là do đặc điểm sản xuất hay khả năng tài chính của họ tốt nên nhu cầu tiêu dùng, tiêu thụ các hàng hóa, sản phẩm nhiều hơn. Bảng 4.4 Tình hình phân loại RTSH của các hộ gia đình Chỉ tiêu Tổng 1.Phân loại RTSH Nhóm hộ được Nhóm hộ chưa được thu gom Số hộ Tỷ lệ thu gom Số hộ Tỷ lệ (hộ) 20 35 (%) 100 (hộ) 20 (%) 100 - Có - Không 2.Sự cần thiết phân loại RTSH - Cần thiết - Bình thường - Không cần thiết 3.Mục đích phân loại - Tận dụng lại - Giảm lượng RT ra môi trường - Mục đích khác 4.Tiêu chí phân loại - Bán đuợc - không bán được - Hữu cơ - vô cơ bán được - vô cơ không bán được - Hữu cơ - vô cơ (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 20 0 100 0 20 0 100 0 9 6 5 45 30 25 15 1 4 75 5 20 13 4 3 65 20 15 14 3 3 70 15 15 11 5 55 25 3 16 15 80 4 20 1 5 Trong nguồn RTSH của các hộ gia đình thì bao gồm nhiều thành phần khác nhau, hiện nay do công tác xử lý RTSH của công ty VS-MT vẫn chưa có một phương án cụ thể nào, cho nên là việc yêu cầu phân loại RTSH tại nguồn của công ty vẫn chưa thực hiện. RTSH được thu gom từ các khu vực dân cư đến bãi trung chuyển rồi mang ra bãi rác đổ thành đống và rắc vôi, phun thuốc xử lý. Việc phân loại RTSH nếu có thì đó là do các hộ gia đình tự phân loại tùy theo mục đích sử dụng của hộ. Qua tìm hiểu các hộ gia đình, chúng tôi được biết phần lớn các hộ gia đình đều phân loại RTSH theo những mục đích như tận dụng triệt để những thứ có thể sử dụng được để tiết kiệm, hay có một số hộ nhận thức nhiều hơn cho rằng việc phân loại này sẽ làm giảm lượng RTSH thải ra môi trường. Hầu hết là các hộ gia đình phân loại rác là để tiết kiệm những loại có thể dùng lại cho việc khác. Họ phân loại dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau, những hộ gia đình nào không chăn nuôi thì họ phân loại RTSH thành hai loại là: Rác bán được và 36 rác không bán được, còn hộ nào có chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm thì họ phân loại kỹ hơn thành rác hữu cơ, rác vô cơ bán được và rác vô cơ không bán được. Ngoài ra cũng có hộ phân loại thành rác hữu cơ và rác vô cơ. Và những hộ gia đình được hay chưa được thu gom RTSH thì việc phân loại cũng dựa theo những tiêu chí khác nhau. Cụ thể là có đến 11 hộ được thu gom phân loại RTSH theo tiêu chí là rác bán được và rác không bán được, trong khi đó chỉ có 3 hộ chưa được thu gom RTSH phân loại theo tiêu chí này. Hay trái ngược lại thì có đến 16 hộ chưa được thu gom RTSH phân loại theo tiêu chí là rác hữu cơ, rác vô cơ bán được và rác vô cơ không bán được. Và chỉ có 5 hộ được thu gom RTSH phân loại theo tiêu chí này. Sự khác biệt trên cũng bởi đặc điểm lao động sản xuất của các hộ này khác nhau, những hộ chưa được thu gom RTSH chủ yếu sống xa khu vực trung tâm, diện tích đất vườn tương đối rộng, họ có điều kiện chăn nuôi thêm gia cầm hay gia súc, vì vậy mà trong nguồn RTSH họ cũng phân loại kỹ càng hơn so với những hộ được thu gom RTSH không có điều kiện chăn nuôi. Có thể thấy rằng, việc tận dụng những loại rác thải có ích trong nguồn RTSH của hộ gia đình đã làm giảm một lượng rác thải đáng kể ra môi trường. 4.2.2 Thành phần RTSH trong nguồn RTSH Khi tiến hành điều tra tìm hiểu khối lượng RTSH của các hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu thì thu thập được các số liệu về thành phần của các loại rác thải trong nguồn RTSH của hộ như bảng 4.5 Bảng 4.5 Tỷ lệ các loại chất thải trong nguồn RTSH Loại rác 1.Rác hữu cơ 2.Rác vô cơ tái sử dụng 3.Rác vô cơ không tái sử dụng Tổng Khối lượng RTSH (kg/hộ/ngàyđêm) 0,6 0,27 0,25 1,12 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 37 Tỷ lệ (%) 53,58 24,1 22,32 100 Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta nhận thấy rằng khối lượng rác thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng RTSH là 53,58%, với lượng rác thải hữu cơ như các loại rau, củ, quả thừa và các loại thực phẩm này chúng ta có thể tận dụng để chăn nuôi. Còn lại những loại rác thải hữu cơ mà không sử dụng được thì có thể tận dụng tái chế thành phân hữu cơ. Những loại rác thải vô cơ tái sử dụng như các loại phế phẩm nhựa, kim loại cũ hỏng, chai lọ thủy tinh và giấy loại có thể tận dụng để bán cho những người thu gom phế liệu để tái chế các loại sản phẩm mới. Còn lại là khối lượng rác thải vô cơ không tái sử dụng như túi nilon, túi bóng, cao su, các loại than, xỉ…đây là loại rác thải thải ra môi trường khó phân hủy nhất, đặc biệt là hiện nay túi nilon được sử dụng rất nhiều mà trong khi đó người tiêu dùng vẫn chưa nhận thấy được tác hại nó gây ra ngay cả khi sử dụng và khi không còn dùng nữa. Túi nilon, đặc biệt túi nilon tái chế dùng đựng thực phẩm không gây nguy hại trước mắt nhưng về lâu dài, đó là “sát thủ giấu mặt”, có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như: ung thư, tim mạch, rối loạn giới tính, dậy thì sớm ở trẻ… Tính trung bình mỗi ngày thì một hộ gia đình sử dụng 3 đến 4 túi nilon, túi bóng. Khi đi chợ hay mua các loại sản phẩm hàng hóa như rau, cà dưa muối, các thực phẩm tươi sống thì đều được cho vào mỗi túi nilon, rất tiện cho việc sử dụng. Hay những loại thực phẩm hàng ngày chúng ta vẫn thường dùng như các loại mì gói, bánh kẹo…đến các loại hàng hóa như dầu gội đầu, xà phòng, sữa tắm…đều được thiết kế theo những hình thức kiểu cách khác nhau, đa dạng phong phú chủng loại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, các sản phẩm này đều được đựng trong các loại bao bì có nguồn gốc là túi nilon, có thể thấy rằng ngày nay hầu như túi nilon được sử sụng một cách phổ biến, rộng rãi khắp mọi nơi. Cũng bởi tính chất tiện dụng của nó và giá thành sản xuất khá rẻ nên khi đi mua hàng việc xin thêm một vài túi là rất dễ dàng, trong khi người dân 38 sử dụng hay có thể nói là lạm dụng túi nilon mà chưa có một biện pháp gì về viẹc tái sử dụng loại rác này, đã thải ra môi trường một khối lượng rác thải vô cùng độc hại. Nếu chú ý quan sát khi đi ra ngoài vườn, cửa ngõ, dọc các lề đường thôn xóm, các trục đường lớn, từ công viên đến chợ, các bến xe hay ra đến ngoài các cánh đồng thì đi đến đâu ta cũng có thể thấy những chiếc túi nilon, túi bóng nhan nhản khắp nơi, có thể nói túi bóng, túi nilon có thể sinh ra và tồn tại ở khắp mọi nơi. Khi được hỏi về những tác hại của túi nilon đối với sức khỏe con người và đối với môi trường thì đa số người dân không ý thức được rằng túi nilon rất khó phân hủy và rất độc hại với sức khỏe con người. Có nhiều hộ gia đình tự thải các loại túi nilon xuống các dòng nước, các kênh mương, cống rãnh sẽ gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và các mầm bệnh dịch phát sinh. Nếu chôn lẫn vào trong đất, túi nilon sẽ cản trở sụ phát triển của cỏ, các loài thực vật dẫn đên shiện tượng xói mòn tại các vùng đồi núi…các nhà khoa học đã chứng minh, các túi nilon này phải mất một khoảng thới gian từ 500-1000 năm mới có thể phân hủy hêt (Nguyễn Trung Việt, 2003). Với những hộ gia đình tự xử lý bằng cách mang những túi nilon đó đem đốt, nhưng họ đã không biết rằng khí thải và sản phẩm cón sót lại trên mặt đất có tác hại xấu đên môi trường. 4.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ RTSH TẠI THỊ TRẤN HẬU LỘC. Trước năm 2007, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn được thực hiện theo phương thức tổ chức đấu thầu. Từ năm 2007, công ty TNHHVSMT được thành lập, UBND thị trấn tiến hành kí kết hợp đồng thu gom vận chuyển RTSH và các dịch vụ công cộng trên địa bàn với công ty VSMT. 4.3.1 Vài nét về công ty VSMT a. Tình hình lao động công ty 39 Lao động và việc làm là một vấn đề được các cấp chính quyền và ban nghành quan tâm nhiều, việc thành lập công ty đã tạo điều kiện cho một số lao động chưa có việc làm và có nhu cầu để họ có cơ hội tăng thêm thu nhập cho gia đình. Vì mới được thành lập và quy mô còn nhỏ nên cơ cấu tổ chức lao động của công ty cũng tương đối đơn giản. Hiện nay, số lượng lao động trong toàn công ty gồm có 14 người, trong đó lao động nữ chiếm nhiều hơn nam, sự chênh lệch này một phần là do đặc điểm của công việc. Nhìn chung do khối lượng RTSH cần thu gom ngày càng nhiều nên cũng sẽ cần thêm lao động để đảm đương công việc đầy đủ và kịp thời. Bình quân qua 3 năm từ 2007 đên 2009, số lượng lao động trong công ty tăng 8 người, tương đương với 52,77%. 40 Bảng 4.6 Tình hình lao động công ty VSMT Chỉ tiêu Tổng 1.Phân theo giới - Nam - Nữ 2.Phân theo đội - Dịch vụ vệ sinh - Vận chuyển - Thu gom - quản lý bãi rác Năm 2007 Số người Cơ cấu Năm 2008 Số người Cơ cấu Năm 2009 Số người Cơ cấu (Người) 6 6 1 5 6 1 1 4 0 (Người) 10 10 2 8 10 2 1 7 0 (Người) 14 14 3 11 14 2 1 11 0 (%) 100 100 16,7 83,3 100 16,67 16,67 66,66 0 (%) 100 100 18,1 81,9 100 20 10 70 0 (Nguồn: Công ty VSMT ) 41 (%) 100 100 26,7 73,3 100 14,3 7,1 78,6 0 So sánh (%) 08/07 09/08 BQ 166,7 166,7 200 180 166,66 200 100 175 0 140,36 140,36 200 122,2 140 100 100 157,1 0 152,77 152,77 200 148,3 152,75 141,42 100 165,8 0 Trong đó số lượng lao động cho công việc thu gom tăng nhiều nhất, bình quân qua 3 năm tăng 7 người tương đương với 65,8%. Trong thời gian tới, khi mà sẽ có nhiều hơn các hộ gia đình được thu gom RTSH đồng nghĩa khối lượng RTSH cần thu gom cũng sẽ tăng lên, vì thế số lượng lao động cho công việc thu gom sẽ có nhiều thay đổi theo xu hướng gia tăng. Bảng 4.7 Tình hình lương của các công nhân Chỉ tiêu Tiền lương (Nghìn đồng/ngày công) (Nguồn: Công ty VSMT ) Năm Năm Năm 2007 2008 2009 25 45 60 So sánh (%) 08/07 09/08 BQ 128,6 133,3 131 Để khuyến khích, động viên các công nhân vệ sinh môi trường tham gia công việc một cách tích cực và đạt hiệu quả, công ty áp dụng cơ chế chi trả lương cho người công nhân dựa theo ngày công, một hoặc hai công nhân sẽ được khoán việc thu gom RTSH trên từng đoạn đường, từng khu vực. Nhìn chung mức tiền công trả cho công nhân ngày càng tăng, năm 2009 mức tiền công trên một ngày của một công nhân thu gom là 60.000đồng, so với năm 2007 là 35.000đồng/ngày công, bình quân qua 3 năm đạt 131% tăng 31%. Trong một tháng, tùy theo khối lượng công việc sẽ được phân chia đều cho các công nhân đi thu gom, bình quân một tháng thì mỗi người đi làm khoảng 12 đến 15 ngày. Người đi làm ít ngày nhất trong một tháng là 10 ngày, người làm nhiều nhất là 20 ngày. Mức lương nhận được cũng là tương đối, đối với công nhân nữ bình quân một tháng họ được công ty trả từ 600 800 nghìn đồng, còn đối với công nhân nam thì bình quân một tháng họ nhậ được mức lương từ 1triệu đến 1,5 triệu đồng do họ đảm nhiệm khối lượng công việc thu gom lớn hơn và làm nhiều hơn. Ngoài ra các công nhân họ còn có thêm một số khoản thu nhập từ việc làm thêm các dịch vụ vệ sinh được các hộ gia đình, hay các đon vị thuê. Tuy 42 với mức lương nhậ được như vậy là chưa cao so với công việc mà họ làm, nhưng cũng đã một phần nào giúp họ trang trải cuộc sống hàng ngày. b. Tình hình trang thiết bị phục vụ cho việc thu gom và vận chuyển RTSH Bảng 4.8 Trang thiết bị thu gom vận chuyể RTSH STT Loại thiết bị 1 Xe đẩy tay 2 Dụng cụ( cào, cuốc, xẻng) 3 Ôtô 4 Xe máy thùng (Nguồn: Công ty VSMT ) Số lượng 12 xe 12 bộ 2 xe 1 xe Qua bảng trên chúng ta có thể thấy được rằng là trang thiết bị được sử dụng cho công tác thu gom và vận chuyển RTSH trên địa bàn thị trấn Hậu Lộc của công ty VSMT là còn quá ít và còn thiếu rất nhiều. Hiện nay công ty chỉ mới có một số lượng xe đẩy tay đi thu gom rác và các dụng cụ hỗ trợ. Hai chiếc xe ôtô thì công ty phải đi thuê ngoài để vận chuyển RTSH từ điểm trung chuyển đến bãi xử lý, với giá thuê ngoài rất tồn kém. Những loại phương tiện phục vụ công tác VSMT như xe ép rác, xe chuyên dùng vẫn chưa có, trong khi đó lượng RTSH cần thu gom qua các năm ngày càng tăng nhanh, sự trái ngược này gây ra những khó khăn rất lớn cho công tác thu gom và vận chuyển rác kịp thời. Khi có những trang thiết bị chuyên dùng hỗ trợ thì công tác thu gom, vận chuyển sẽ thuận lợi dễ dàng hơn với những công nhân đi thu gom rác. Trong quá trình điều tra phỏng vấn các công nhân thu gom rác nhằm thu thập một số ý kiến của người công nhân trên địa bàn đã tổng hợp được một số thông tin như bảng sau Bảng 4.9 Ý kiến đánh giá của người thu gom RTSH Chỉ tiêu đánh giá Tổng 1.Trang thiết bị - Đầy đủ 43 Số người (Người) 11 Tỷ lệ (%) 100 0 0 - Thiếu - Thiếu rất nhiều 2.Hài lòng về mức lương nhận được - Có - Không 3.Mức độ hài lòng công việc - Hài lòng - Bình thường - Không hài lòng 4.Công tác quản lý tại địa phương hiện nay - Tốt - Bình thường - Trung bình (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) 9 2 81,81 18,19 3 8 27,3 72,7 0 3 8 0 27,3 72,7 0 6 5 0 54,5 45,5 Qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của các công nhân thu gom RTSH chúng ta có thể thấy rằng hiện nay công tác quản lý RTSH trên địa bàn thị trấn vẫn gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Biểu hiện như tình hình trạng thiết bị phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển còn thiếu rất nhiều loại phương tiên chuyên dụng, hầu hết các công nhân vệ sinh và ban lãnh đạo đều cho rằng cơ sở vật chất hỗ trợ công việc còn thiếu nhiều (81,89% ý kiến đồng ý). Vì đây là loại công việc rất vất vả, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe rất nhiều, công việc mà người ta cho rằng là thấp kém không được coi trọng nhiều trong xã hội, trong khi đó mức lương nhận được lại không thỏa đáng, những người công nhân chủ yếu là những gia đình có hoàn cảnh rất khó khăn vì thế mà hầu hết không ai muốn làm công việc này cả. Người công nhân gặp nhiều khó khăn trong công tác thu gom vận chuyển, phần lớn họ đều là phụ nữ. Bình quân mỗi ngày mỗi người phải đẩy khoảng 3 đến 4 xe rác mà mỗi xe như vậy là khoảng 0,4m3 , mà xe lúc nào cũng trong tình trạng quá tải, phải đến 0,6m3. Đây là công việc rất vất vả vì suốt ngày phải tiếp xúc với những loại rác thải bẩn, độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân họ. Họ 44 phải chấp nhận công việc này để kiếm tiền tăng thêm thu nhập trang trải cuộc sống hàng ngày. 4.3.2 Mô hình thu gom RTSH khu vực thị trấn Hậu Lộc. RTSH tuyến 1,2 RTSH tuyến 3,4 Thu gom bằng xe đẩy tay Thu gom bằng xe máy thùng Điểm trung chuyển RTSH Bãi rác Hình1: Mô hình thu gom RTSH của công ty VSMT Hậu Lộc. Hiện nay công ty tiến hành thu gom hầu như tất cả các loại rác thải phát sinh trên địa bàn, tyu nhiên các loại rác thải này thu gom vẫn chưa được phân loại để xử lý. Bao gồm các loại như rác thải hộ gia đình, rác thải thương mại và văn phòng, rác thải công cộng. Rác thải của khu vực được công ty thu gom chủ yếu là RTSH, và chiếm khối lượng nhiều nhất là từ các hộ gia đình. Quá trình thu gom rác thải trên địa bàn được tiến hành theo 3 công đoạn sau: - Công đoạn 1: Rác thải từ các hộ gia đình, các cửa hàng buôn bán, các quán xá và từ khu vực công cộng được công nhân vệ sinh thu gom lại, khu vực gần trục đường chính, trung tâm và điểm trung chuyển rác ( các hộ tuyến 1,2) thì được các công nhân thu gom bắng xe đẩy tay, còn những khu vực xa trung tâm ( các hộ tuyến 3,4) thì được thu gom 45 bằng xe máy thùng. Việc thu gom rác ở tuyến 1,2 thì được tiến hành thường xuyên, mỗi ngày thu gom một lần, còn các hộ tuyến 3,4 thì 2 đến 3 ngày mới được thu gom một lần. - Công đoạn 2: Sau khi đã thu gom xong thì rác thải sẽ được đưa về điểm tập kết rác thải, hiện nay công ty có 3 điểm trung chuyển rác thải, tuy nhiên những điểm này vẫn chỉ mang tính tạm thời, không được quản lý nên rất mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân sống quanh đó. - Công đoạn 3: Rác được tập kết về điểm trung chuyển thành các bao tải nhỏ, cứ hai ngày thì các công nhân vệ sinh môi trường sẽ tiến hàn bốc rác lên xe vận chuyển hết đến bãi rác chính của huyện ở xã Đa Lộc – Hậu Lộc. Tất cả các công đoạn này đều do công ty VSMT đảm nhiệm toàn bộ từ khâu thu gom rác đến khâu vận chuyển cuối cùng.Công ty VSMT Tiên Yêncung cấp dịch vụ 100% cho các hộ gia đình và các đối tượng có rác thải trong địa bàn thị trấn, tuy nhiên qua tìm hiểu ý kiến lãnh đạo công ty và các công nhân vệ sinh môi trường thì trên thực tế chỉ có khoảng 60% lượng RTSH phát sinh được thu gom. Vẫn còn tồn tại nhiều hộ gia đình, nhiều đối tượng chưa chịu đóng phí VSMT để được thu gom rác thải, những đối tượng này thường vứt xả rác bừa bãi ra môi trường một cách thiếu ý thức, làm ảnh hưởng đến môi trường sống cũng như cảnh quan sinh thái chung. 4.3.3 Tình hình thu gom RTSH trên địa bàn Công ty VSMT Tiên Yêntiến hành thu gom và vận chuyển RTSH trên địa bàn thị trấn, khối lượng này chủ yếu phát sinh từ các hộ dân, hộ gia đình buôn bán và kinh doanh dịch vụ. Bảng 4.10 Số hộ được thu gom RTSH qua 3 năm ( 2007 đến 2009) Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2007 2008 2009 46 So sánh (%) 08/0 09/0 BQ 7 Số hộ được thu gom 357 (hộ) Tổng số hộ (hộ) 1663 ( Nguồn: Công ty VSMT ) 560 742 1701 1718 8 156,8 132,5 144,13 - - - Nhìn chung, số hộ dân được thu gom vận chuyển RTSH có chiều hướng tăng lên, cụ thể là bình quân qua 3 năm số hộ sử dụng dịch vụ này của công ty đạt 144,13% tăng 44,13%, tương đương với 385 hộ. Sự gia tăng này chính là những nỗ lực của đội dịch vụ VSMT và các công nhân vệ sinh đã tích cực vận động các hộ gia đình sử dụng dịch vụ thu gom rác thải của công ty để làm sạch môi trường sống. Hiện nay trên toàn thị trấn có tất cả 1718 hộ dân, trong khi đó đã có 742 hộ được thu gom RTSH, còn lại 976 hộ vẫn chưa được thu gom và xử lý, có một số hộ ở khu vực trung tâm, gần trung tâm, còn phần lớn là xa trung tâm, xa trục đường chính. Nhưng đó không phải là lý do chính mà là do sự nhất trí của các hộ dân là chưa cao, còn nhiều hộ dân không chịu đóng tiền phí vệ sinh với lý do là nhà mình có thể tự xử lý rác, cũng có nhiều hộ từ chối vì thấy tiền phí vệ sinh quá cao hoặc do họ không muốn đóng bởi họ nghĩ thu gom RTSH, vệ sinh môi trường là trách nhiệm của chính quyền và công ty VSMT. Có thể thấy rằng công tác tuyên truyền phổ biến các kiến thức về môi trường trên địa bàn của các cấp chính quyền còn thấp, người dân chưa nhận thức được những vấn đề này một cách sâu sắc. Vì vậy, cần phải có sự kết hợp mạnh mẽ giữa công tác tuyên truyền rộng rãi đến người dân giúp cho họ nhận thức một cách đầy đủ để bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời cũng cần có những biện pháp xử lý nghiêm ngặt và chặt chẽ những tổ chức, cá nhân cố tình không chấp hành. Trong một vài năm trở lại đây, với sự phát triển không ngừng của kinh tế xã hội thì khối lượng RTSH trên địa bàn cũng tăng lên một cách nhanh 47 chóng, với tình hình như vậy thì hàng ngày lượng RTSH được thu gom tương đối nhiều và tăng dần qua các năm. Khối lượng RTSH được thu gom trên địa bàn thị trấn Tiên Yêntừ năm 2007 đến 2009 được thể hiện qua bảng 4.10 sau: Bảng 4.11 Khối lượng RTSH thu gom hàng năm Khối lượng RTSH (m3/ngày) Năm Năm Năm Chỉ tiêu RTSH thu gom trung bình ( Nguồn: Công ty VSMT) 2007 2008 2009 3 6 8 So sánh (%) 08/0 09/0 BQ 7 8 200 133,3 163,3 Qua bảng số liệu cho thấy, chỉ trong vòng 3 năm mà khối lượng RTSH được thu gom trong một ngày tăng lên gần gấp 3 lần, từ 3m 3 (năm 2007) lên 8m3 (năm 2009), tăng 5m3, tỷ lệ thu gom bình quân qua 3 năm đạt 163,3% tăng 63,3%. Tuy nhiên, so với khối lượng RTSH phát sinh trên một ngày hiện nay là khoảng 14m3 thì tỷ lệ RTSH được thu gom so với khối lượng RTSH phát sinh là hơn 57%. Như vậy, lượng RTSH tồn đọng chưa được thu gom xử lý vẫn còn rất nhiều, lượng RTSH tồn đọng này không được thu gom thì được đổ ở đâu và người dân xử lý chúng như thế nào? Lượng RTSH này được người dân thải tự do ra môi trường tự nhiên và được xử lý bằng nhiều biện pháp khác nhau được người dân thực hiện, và những cách thức xử lý này không đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh môi trường. 4.3.4 Đánh giá của các hộ gia đình được thu gom RTSH Trong quá trình điều tra các hộ gia đình đã được thu gom RTSH, chúng tôi đã thu thập được một số ý kiến đánh giá về một số chỉ tiêu liên quan đến vấn đề RTSH của hộ như bảng 4.11 sau: Bảng 4.12 Ý kiến đánh giá một số chỉ tiêu của các hộ được thu gom RTSH Chỉ tiêu Số hộ (hộ) 48 Tỷ lệ (%) Tổng 1. Thời gian thu gom - Hợp lý - Bình thường - Chưa hợp lý 2. Mức phí vệ sinh - Cao quá - Hợp lý - Thấp quá 3. Công tác thu gom hiện nay - Tốt - Bình thường - Chưa tốt ( Nguồn: Số liệu điều tra) 20 100 8 12 0 40 60 0 0 19 1 0 95 5 7 10 3 35 50 15 Thời gian thu gom rác thải của công ty thì có sự khác nhau giữa các hộ gia đình ở tuyến 1, 2 và tuyến 3, 4. Những hộ gia đình ở tuyến 1, 2 phần lớn ở gần trung tâm và dọc các trục đường chính thì được thu gom thường xuyên trong ngày, việc thu gom được thực hiện trong ngày, khi có rác đầy các hộ mang rác để ở trước cổng, các công nhân vệ sinh sẽ đi thu gom. Còn những hộ gia đình ở tuyến 3, 4 thì cứ hai ngày tổ vệ sinh môi trường sẽ đi thu gom một lần, những hộ này thường cho rác thải của hộ vào trong các bao tải lớn để ở góc vườn hoặc một vài hộ có thể tập trung lại một địa điểm, cứ đến 2 ngày thì được thu gom, lý do là những hộ gia đình được thu gom ở khu vực này cũng không nhiều lắm, các công nhân thu gom có thể thỏa thuận với các hộ về thời gian và cách thức thu gom như trên. Do đó, hầu hết các hộ gia đình không có ý kiến phản ánh gì với vấn đề bố trí thời gian thu gom của công ty. Về mức phí vệ sinh thu gom hàng tháng, thì đây là một trong những chỉ tiêu được các hộ gia đình rất quan tâm, có thể thấy hầu hết các hộ gia đình được thu gom thì họ đều đồng ý với mức thu phí thỏa thuận với công ty, bởi họ hiểu được lợi ích của công tác thu gom RTSH đối với cuộc sống của họ, 49 chất lượng môi trường sống và cảnh quan khu vực đẹp đẽ hơn khi rác thải được dọn dẹp sạch sẽ. Mức phí thu gom được áp dụng theo quyết định số 86/2009/QĐ của UBND Tỉnh Thanh Hóa, nên các hộ gia đình này đã chấp nhận nghiêm chỉnh việc thu phí vệ sinh do giám đốc công ty trực tiếp đi thu cùng với công nhân thu gom trên khu vực làm việc. Bảng 4.13 Mức thu gom phí VSMT Mức thu 1.Hộ không kinh doanh buôn bán Đồng/khẩu/tháng 1.500 2.Hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ có trên 4 Đồng/hộ/tháng 50.000 lao động 3.Hộ kinh doanh dịch vụ có 2-3 lao động Đồng/hộ/tháng 40.000 4.Hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống, hàng tạp Đồng/hộ/tháng 30.000 hóa 1 lao động 5.Hộ kinh doanh buôn bán nhỏ khác có 1 lao Đồng/hộ/tháng 15.000 động 6.Khách sạn, nhà nghỉ - Khách sạn Giường/tháng 7.500 - Nhà nghỉ, trọ Giường/tháng 5000 7.Đơn vị hành chính sự nghiệp Người/tháng 1000 ( Nguồn: Công ty VSMT ) Đối tượng đóng phí Đơn vị Hiện nay, do có sự thỏa thận giữa công ty với các hộ gia đình nên việc thu phí đối với hầu hết các hộ gia đình không kinh doanh là 10.000đồng, ngoài ra cũng có một số hộ thu theo khẩu 1.500đồng/người/tháng. Có thể thấy rằng, khi các hộ gia đình sử dụng dịch vụ thu gom vận chuyển RTSH của công ty VSMT thì tình hình cũng có nhiều thay đổi tích cực, giảm thiểu lượng RTSH thải bừa bãi ra môi trường, thay vào đó là được thu gom và xử lý đúng nơi quy định hợp vệ sinh. Từ đó tạo ra một môi trường sống sạch sẽ, trong lành và thoải mái hơn. Có thể vẫn tồn tại một số đối tượng, cá nhân chưa chấp hành nghiêm chỉnh đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của các hộ gia đình xung quanh. Hộp4.4: Bác Đặng Quốc Hùng ( xóm 1, khối 2, thị trấn Hậu Lộc) 50 Nhà tôi được thu gom RTSH thường xuyên và hàng tháng phải nộp phí vệ sinh môi trường nhưng trước cổng nhà không chỉ có mỗi rác thải của gia đình mà có thêm một và túi nữa được để ở đó. 4.3.5 Ý kiến đánh giá của các hộ gia đình chưa được thu gom RTSH Hiện nay, số hộ gia đình chưa được thu gom vận chuyển RTSH của công ty VSMT Tiên Yêncòn rất nhiều, toàn thị trấn có 1718 hộ thì có tới 976 hộ vẫn chưa sử dụng dịch vụ này cho nên lượng RTSH thải ra từ các hộ này chiếm tỷ lệ tương đối lớn, qua phỏng vấn các hộ gia đình này nhận thấy có khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng chung quy lại thì mấu chốt của vấn đề và nguyên nhân chính là họ đều cho rằng lượng RTSH của gia đình họ thải ra không nhiều trong khi đó mức đóng phí vệ sinh lại cao và họ cho rằng thu gom RTSH, vệ sinh môi trường là của chính quyền địa phương, có 76.67% hộ gia đình được phỏng vấn đồng tình như vậy. Phần lớn các hộ này vẫn phó mặc trách nhiệm cho các cán bộ lãnh đạo chính quyền. Bảng 4.14 Kết quả thu thập ý kiến về một số chỉ tiêu Chỉ tiêu Tổng 1.Trách nhiệm quản lý RTSH - Chính quyền và công ty VSMT - Chính quyền, Cty VSMT, người dân - Người dân 2.Hình thức xử lý - Chôn lấp - Đốt - Thải tự do vào môi trường ( Nguồn: Số liệu điều tra) Số hộ (hộ) 20 Tỷ lệ (%) 100 13 7 0 65 35 0 4 11 5 20 55 25 Vì thế, phần lớn các hộ gia đình này quyết định tự xử lý RTSH của mình bằng nhiều cách, nhiều biện pháp khác nhau, có hộ thì gom lại rồi đốt (55%), có hộ thì vứt xuống các kênh mương, dòng khe suối, những điểm đổ rác không hợp vệ sinh( 25%), có hộ thì chôn lấp lại( 20%). Nói chung thì 51 phần lớn các biện pháp xử lý đó đều không đảm bảo kỹ thuật và ảnh hưởng đến môi trường sống của chính bản thân họ. Trong tương lai, lượng RTSH thải ra từ những hộ này sẽ tăng lên rất nhiều, với tình hình như vậy, các cấp chính quyền và công ty VSMT cần có những giải pháp cụ thể như tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến tất cả mọi người dân, các hộ gia đình đã được thu gom và chưa được thu gom RTSH, giúp người dân nhận thức chính xác hơn vấn đề và tầm quan trọng của việc đổ rác đúng nơi quy định và xử lý đúng cách, vận động các hộ dân tham gia sử dụng dịch vụ thu gom RTSH của công ty VSMT nhằm góp phần cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường sống hiện nay và sau này. 4.3.6 Nhu cầu của nhóm hộ chưa được thu gom và xử lý RTSH Qua tìm hiểu chúng tôi tổng hợp được một số chỉ tiêu sau Bảng 4.15 Ý kiến của các hộ chưa sử dụng dịch vụ thu gom RTSH Số hộ Chỉ tiêu Tổng 1.Mong muốn có tổ chức thu gom-xử lý RTSH Có Không 2.Đồng ý với mức phí vệ sinh là 1.500đồng/khẩu/tháng Có Không 3.Không đồng ý nộp phí vệ sinh vì lý do gì? Trách nhiệm của chính quyền và Cty VSMT Có thể thải tự do ra môi trường Lý do khác ( Nguồn: Số liệu điều tra) (hộ) 20 Tỷ Lệ (%) 100 20 0 100 0 6 14 14 7 5 2 30 70 100 50 35,7 14,3 Tìm hiểu về nhu cầu được thu gom RTSH và dọn dẹp vệ sinh môi trường công cộng của các hộ gia đình này thì được biết rằng hầu hết họ đều mong muốn được sống trong một môi trường trong lành, sạch sẽ ( 100% số 52 hộ); nhưng họ lại không muốn chi trả phí vệ sinh cho các công nhân thu gom và xử lý RTSH. Bởi các hộ này không muốn đóng nên họ đưa ra lý do là mức thu phí vệ sinh này quá cao (70 % số hộ), thu nhập gia đình lại hạn hẹp khó khăn trong khi đó họ đã có quá nhiều các khoản đóng góp hàng tháng rồi, hay vấn đề này chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương và công ty VSMT (65 % số hộ). Hay với những lý do khác như RTSH có thể thải tự do ra môi trường mà không thấy ai cấm hay phản ánh gì với họ (có tới hơn 25 % số hộ đồng ý như vậy). Trên thực tế cũng có một số hộ vì lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn với lại lượng RTSH hàng ngày của hộ cũng chẳng đáng bao nhiêu (10 % hộ) Như vậy, vẫn còn rất nhiều các hộ dân sông trên địa bàn chưa sẵn sàng chi trả phí vệ sinh môi trường để được thu gom và xử lý RTSH, có thể một phần do thu nhập của những đối tượng này tương đối thấp, hay do tập quán sinh sống vẫn mang những thói quen ngày trước không muốn thay đổi. Bên cạnh đo thì công tác quản lý chỉ đạo của chính quyền địa phương và các ban ngành chưa thống nhất, họ chưa thực sự coi đây là một vấn đề cấp bách. 4.3.7 Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý RTSH trên địa bàn thị trấn hiện nay Với vai trò quản lý địa bàn nhưng chính quyền thị trấn vẫn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề RTSH của địa bàn, vì thế mà chưa có các công tác tuyên truyền vận động trong quần chúng nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường, chưa tạo được điều kiện thuận lợi va khung pháp lý giúp đỡ công ty VSMT hoạt động Lượng RTSH tồn đọng vẫn còn rất nhiều, khoảng hơn 40% trong tổng khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn chưa được thu gom, xử lý; vẫn chưa có điểm để các thùng rác công cộng như công viên, bến xe, dọc các trục đường để giảm tình trạng vứt xả rác bừa bãi. 53 Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu gom vận chuyển còn thiếu những loại phương tiện chuyên dụng gây khó khăn cho các công nhân. Toàn bộ các loại RTSH được thu gom từ các khu dân cư vẫn chưa được phân loại tại nguồn, tất cả các loại rác thải này thu gom về đều được đổ hết ở bãi rác mà vẫn chưa có một quy trình xử lý nào. Người dân còn mang nặng tư tưởng bao cấp, nhiều hộ dân không muốn đóng tiền phí vệ sinh, ý thức còn thấp bởi các công tác tuyên truyền rất hạn chế. Những tồn tại này phần lớn do sự quản lý của các đơn vị chức năng còn thiếu đồng bộ, thống nhất, chồng chéo về chức năng của UBND thị trấn, các khối xóm…sự hoạt động của các cấp quản lý vẫn nặng về hình thức, chưa bám sát với tình hình thức tế. 4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 4.4.1 Cơ chế quản lý của chính quyền thị trấn Thị trấn Hậu Lộc là một đơn vị hành chính do UBND thị trấn Hậu Lộc quản lý, hiện nay vấn đề vệ sinh môi trường và RTSH trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế do tính phức tạp trong cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính chất từ trên xuống, không bám sát thực tế, không phù hợp với tình hình diễn ra. Mô hình quản lý thì cho đến nay vẫn chỉ theo kiểu huyện bàn giao về thị trấn, sau đó thị trấn lại bàn giao về các khối xóm. Kiểu mô hình quản lý này chỉ mang hình thức, thi đua lập phong trào thành tích mà hoạt động không có hiệu quả nhiều. Vì vậy mà có thể thấy rõ là không có sự đồng bộ giữa các cấp quản lý từ trên xuống dưới, không có được sự thống nhất về một cách thức quản lý cụ thể rõ ràng. Các văn bản chỉ thị về quản lý RTSH được ban hành thường xuyên và đều đặn nhưng công tác tuyên truyền, chỉ đạo chưa bám sát tình hình thực tế, chưa đi sâu sát vào quần chúng, điều đó gây ra tình trạng là vẫn 54 có nhiều cá nhân, tổ chức không chấp hành nghiêm chỉnh ảnh hưởng đến tâm lý của người khác, vì thế mới chỉ có một bộ phận nhỏ trong dân chúng thực hiện mà chưa huy động được sự tham gia đông đảo, rộng rãi của quần chúng nhân dân và các tổ chức ban nghành xã hội. Về phía chính quyền thị trấn, chưa tạo được nhiều điều kiện thuận lợi và cần thiết giúp đỡ công ty VSMT hoạt động có hiệu quả trong việc tuyên truyền mọi người dân, hộ gia đình, các đơn vị tổ chức xã hội chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định. Nguồn kinh phí hỗ trợ của chính quyền địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, hàng năm công ty VSMT được nhận hỗ trợ về tài chính từ ngân sách cấp trên trong công tác thu gom vận chuyển và xử lý RTSH, nhưng nguồn hỗ trợ này lại được phân phối qua UBND thị trấn mà không được chuyển trực tiếp đến công ty, có những khoản hỗ trợ đã được chuyển về mà công ty vẫn chưa nhận được từ chính quyền thị trấn. Có thể thấy sự phối hợp giữa chính quyền thị trấn và công ty VSMT còn gặp rất nhiều vấn đề mâu thuẫn vì thế mà hoạt động không có hiệu quả. Sự thiếu tự chủ gây ảnh hưởng đến năng lực quản lý của công ty VSMT cả về phạm vi và nămg lực hành chính. Như vậy, cơ chế quản lý của chính quyền thị trấn vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác phối hợp và thiếu những chính sách hỗ trợ với công ty VSMT trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hưởng ứng phong trào vệ sinh môi trường, thu gom xử lý RTSH đúng nơi quy định. 4.4.2 Năng lực hoạt động của công ty VSMT Hậu Lộc. Từ khi thành lập hoạt động cho đên bây giờ, số lượng lao động trong công ty có tăng lên, công tác thu gom vận chuyển cũng nhiều hơn trước. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động đó là khả năng tài chính của công ty còn rất hạn chế, bởi hiện nay theo chỉ thị công văn mới của chính phủ là thu theo mức phí 1.500 đồng/khẩu/tháng và mức lương công 55 nhân thu gom vận chuyển tăng lên là 70.000đồng/ngày công, trong khi đó mức thu phí vệ sinh từ các hộ dân chưa kịp thay đổi, vẫn đang thu theo mức 700 đồng/khẩu/tháng. Và việc thu phí vệ sinh vẫn còn nhiều tồn tại, có nhiều gia đình, tổ chức, cá nhân không chịu đóng phí vệ sinh môi trường, tình trạng vứt xả rác bừa bãi vẫn còn nhiều, việc xử phạt hành chính những đối tượng này vẫn chưa được thực hiện. công tác vận động các hộ dân sử dụng dịch vụ thu gom - xử lý RTSH của công ty là rất khó. Bên cạnh đó, nguồn hỗ trợ kinh phí của cấp trên không đến tay công ty nên công tác quản lý của công ty vì thế mà bị bó hẹp về tài chính, điều này dẫn đến hiệu quả cũng giảm xuống. Vì gặp khó khăn về tài chính nên công ty vẫn chưa có điều kiện đầu tư mua sắm các trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng hỗ trợ công tác thu gom vận chuyển RTSH, mà việc xin cấp trên hỗ trợ là khá khó khăn và phải chờ lâu để được xem xét, quyết định. Các phương tiện hiện nay đã cũ hỏng, xuống cấp và lạc hậu, hiện nay công ty vẫn phải đi thuê ngoài xe ôtô để vận chuyển RTSH từ bãi trung chuyển đến bãi xử lý chính vì thế rất tốn kém chi phí thuê xe. 4.4.3 Ý thức người dân Thực tế cho thấy đã có những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nhận thức được lợi ích của việc thu gom và xử lý RTSH và chấp hành nghiêm chỉnh. Tuy nhiên tình trạng vứt xả rác bừa bãi không đúng nơi quy định, xử lý không đảm bảo an toàn vệ sinh và ảnh hưởng tới môi trường sống của con người đang diễn ra rất nhiều trên địa bàn, nhiều hộ gia đình, cá nhân vẫn không chịu đóng phí vệ sinh môi trường để được thu gom xử lý RTSH hợp vệ sinh an toàn. Xuất hiện tình trạng trên cũng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do phong tục tập quán trước đây hình thành nên những thói quen trong lối sống và sinh hoạt hàng ngày, khi kinh tế xã hội phát triển có nhiều thay đổi nhưng những thói quen đó vẫn giữ nguyên không đổi. Hay có thể là do 56 trình độ nhận thức của một số đối tượng, cá nhân còn thấp. chưa hiểu biết hết những tác hại xấu mà do những thói quen của mình gây ra. Nhưng cũng có những đối tượng, cá nhân ý thức rất kém, họ cố tình không chấp hành nghiêm chỉnh dù cho họ đã biết qua tivi và đài báo… Đồng thời, công tác quản lý của chính quyền thị trấn trong vấn đề RTSH còn yếu kém, chưa có sự phối hợp với các tổ chức ban nghành trong công tác tuyên truyền, vận động và chưa có những biện pháp xử lý nghiêm minh chặt chẽ trong việc xử phạt những đối tượng, cá nhân, tổ chức không chấp hành vì lợi ích chung của cộng đồng. 4.5 GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RTSH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN HẬU LỘC. Có thể thấy là công tác quản lý RTSH hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, để nâng cao hiệu quả hoạt động thì cần phải đi giải quyết vấn đề cốt lõi căn bản nhất, đó là sự đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tham gia của đông đảo tất cả mọi người dân, các đơn vị, tổ chức xã hội, các đoàn thể. Mà muốn thực hiện được điều này thì cần giải quyết tốt các vấn đề sau: 4.5.1 Về chính sách và cơ chế quản lý Về phía chính quyền thị trấn và công ty vệ sinh môi trường cần thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản chính sách mà chính phủ đã đề ra, dựa theo đó làm chuẩn tắc để quản lý RTSH có hiệu quả. Đồng thời chính quyền thị trấn cũng cần chú ý quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trên địa bàn đi đôi với các hoạt động phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước, hai quá trình này phải song hành đi đôi với nhau, vừa phát triển kinh tế xã hội vừa bảo vệ môi trường khu vực bền vững. Một khi kinh tế xã hội phát triển thì cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ công tác quản lý môi trường, không chỉ nên quan tâm chú ý phát triển kinh tế mà để cho môi trường sống khu vực ngày càng ô nhiễm và xấu 57 đi, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà nó cũng tác động trở lại sự phát triển kinh tế. Chính quyền thị trấn cần có những chính sách hỗ trợ và phối hợp với công ty VSMT, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ công ty trong công tác thu gom vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt có hiệu quả tốt, điều này mang lại lợi ích chung cho cả hai bên và cả cộng đồng xã hội. Sự phối kết hợp giữa chính quyền thị trấn và công ty vệ sinh môi trường gắn chặt thể hiện ở sự nhất trí cùng nhau xây dựng kế hoạch quản lý RTSH hàng năm trên toàn khu vực thị trấn, theo dõi đôn đốc phối hợp với các tổ chức ban hành và các khối xóm cụ thể để thực hiện việc quản lý rác thải sinh hoạt. Lập báo cáo định kỳ theo quý, nửa năm, cần bám sát dựa trên tình hình thực tế để chính quyền thị trấn cùng các cấp đơn vị chỉ đạo thực hiện tốt hơn. Thị trấn Hậu Lộc là đơn vị hành chính do UBND chịu trách nhiệm quản lý, vì vậy trong công tác quản lý RTSH như hiện nay thì chính quyền thị trấn cần có những quy chế quản lý yêu cầu mọi người dân, các đơn vị, tổ chức trên địa bàn nghiêm túc chấp hành thực hiện nhiệm vụ quản lý RTSH để bảo vệ môi trường khu vực một cách đồng bộ theo chỉ thị của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Về phía công ty VSMT sẽ có những biện pháp và phương án thu gom một cách hiệu quả các loại RTSH trong khu vực thị trấn như sau: - Đối với các hộ gia đình, cửa hàng buôn bán dịch vụ, các đơn vị tổ chức xã hội ở khu vực trung tâm, gần các trục đường chính sẽ được thu gom liên tục mỗi ngày một lấn. - Đối với các hộ gia đình ở xa trung tâm, xa trục đường chính thì cần chia đều thành từng nhóm hộ nhỏ, mỗi nhóm hộ có một điểm đổ rác chung đảm bảo vệ sinh môi trường, về thời gian thu gom thì công ty sẽ dựa và tình hình khối lượng RTSH và ý kiến của các hộ gia đình ở đó để tiến hành thu gom. 58 - Đối với những đơn vị hoạt động sản xuất có tính đặc thù riêng như bệnh viện, cơ sở y tế, nhà máy đường thì rác thải từ các nguồn này sẽ được các đơn vị đó chịu trách nhiệm thu gom và xử lý theo hệ thống riêng biệt. Và khi các quy chế quản lý môi trường được đề ra cần phải được thực hiện đồng bộ từ chính quyền thị trấn đến các ban nghành, các đoàn, hội, các khối xóm, các đơn vị, tổ chức xã hội, các ca nhân, hộ gia đình sống trên địa bàn thị trấn. UBND thị trấn cần thành lập các tổ, nhóm phối hợp với công ty vệ sinh môi trường chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra và giám sát tình hình môi trường và thường xuyên kiểm tra chéo giữa các tổ,có biểu dương, có phê bình để khuyến khích phong trào và chấn chỉnh những việc chưa tốt, nếu đối tượng, các nhân hay đơn vị nào không nghiêm chỉnh thực hiện thì cần có những hình thức xử phạt cụ thể và mạnh tay đối với những hành vi vứt xả rác thải bừa bãi ra môi trường. Ví dụ như: xử phạt hành chính hay lao dộng công ích. Có những trường hợp cần phải có sự can thiệp của pháp luật để vấn đề được giải quyết tốt hơn. Có như vậy, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt sẽ được hạn chế, thị trấn sẽ sạch sẽ và văn minh hơn. Bên cạnh đó chính quyền thị trấn cần có những thể chế, chính sách thông thoáng kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, các đơn vị chức năng, các tổ chức phi chính phủ. Khuyến khích, định hướng các tổ chức, tập thể, cá nhân tham gia vào việc thu gom, đổ rác đúng nơi quy định, bảo vệ môi trường sống của tất cả cộng đồng. 4.5.2 Công tác giáo dục và tuyên truyền Để nâng cao hiệu quả hoạt động cần phải tăng cường giáo dục nhận thức về môi trường và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, vì thế phải tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho mọi người dân, cộng đồng. 59 Vấn đề thu gom và xử lý RTSH đúng nơi quy định và đảm bảo an toàn vệ sinh có thể nói là khá mới với người dân trong địa bàn. Người dân chưa có nhiều những kiến thức về bảo vệ môi trường. Một phần do trình độ dân trí còn hạn chế, chưa quen với nếp sống hiện đại, tư tưởng trông chờ ỷ lại của cộng đồng nên cần phải được đẩy mạnh công tác tuyên truyền để hình thành và nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, các thói quen nếp sống không văn minh. Vì vậy, cần phải tăng cường nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng thông qua các cơ quan đơn vị, các đoàn thể chính quyền như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi, các đoàn thể thanh niên thông qua các biện pháp sau: - Tổ chức các buổi tập huấn thảo luận về nâng cao nhận thức và kỹ thuật xử lý rác thải cho các cán bộ và nhân dân trong khu vực với các chủ đề: rác thải và sức khỏe, vệ sinh môi trường sống,... - Tuyên truyền cho ngườ dân về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng mô hình thu gom và xử lý rác thải, tập huấn cho người dân biết cách phân loại rác ngay tại hộ gia đình. Qua đó giúp họ nâng cao được ý thức giữ gìn vệ sinh cho gia đình và cộng đồng. - Trang bị cho các khối, xóm, các nhóm hộ dân trong địa bàn một số thiết bị tuyên truyền như bộ loa tay, loa đài... để thông báo tuyên truyền về vấn đề vệ sinh môi trường cũng như biện pháp thực hiện. Thường xuyên tiến hành tuyên truyền trên hệ thống loa phóng thanh của khối và thị trấn như đọc các thông tin về vấn đề khí hậu trái đất, vệ sinh môi trường, nêu gương những cá nhân, tổ chức thực hiện tốt cũng như phê bình những đối tượng chưa chấp hành nghiêm chỉnh vấn đề bảo vệ môi trường sống. - Có các tấm panô, aphich và in các tờ rơi tuyên truyền về rác thải sinh hoạt và vệ sinh môi trường rộng rãi trên khắp khu vực thị trấn. - Lồng ghép tuyên truyền về ý thức vệ sinh môi trường vào các hoạt động của khối, xóm, tổ dân cư.. 60 - Có chính sách giáo dục phù hợp để tự người dân nhận rõ tác hại của RTSH, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Tuyên truyền cho mọi người hạn chế sử dụng các loại túi nilon và định hướng cho người dân thói quen dùng túi một cách tiết kiệm, hợp lý. - Hỗ trợ kỹ thuật và động viên các khối, xóm, khu vực dân cư cùng nhau xây dựng các mô hình xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường. - Các đối tường, tổ chức, cá nhân cần phải tuân thủ thực hiện một cách đồng bộ và nghiêm chỉnh, những đối tượng nào không thực hiện cần có những biẹn pháp xử phạt thích đáng. 4.5.3. Giải pháp trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH - Đặt các thùng rác tại các khu vui chơi giải trí, khu vực dịch vụ công cộng, các con đường. Tạo cho mọi người có thói quen để rác đúng nơi quy định, hợp vệ sinh môi trường. - Ở mỗi tổ dân cư thì cần có những điểm đổ rác hợp vệ sinh. - Tăng cường tập huấn và đào tạo cho các cán bộ môi trường những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về vấn đề môi trường. - Trang bị thêm những trang thiết bị hỗ trợ công tác thu gom, vì đây là công việc hết sức nặng nhọc đối với các công nhân vệ sinh, chủ yếu là các chị em phụ nữ. 61 PHẦN NĂM KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Hòa nhịp cùng với đất nước trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, thi đua xây dựng phát triển kinh tế, xã hội. Thị trấn Hậu Lộc đang ngày càng có những bước chuyển mình thay đổi mới, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và xây dựng đời sống xã hội ngày càng sung túc và tốt đẹp hơn. Sự phát triển này khá nhanh và mạnh mẽ nhưng chưa đạt được tính bền vững, gây ra tình trạng môi trương khu vực ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là vấn đề RTSH thải ra từ các khu dân cư, các hộ gia đình sản xuất, buôn bán và kinh doanh dịch vụ. Không chỉ ở trên địa bàn thị trấn mà cả các địa phương khác, các trung tâm đô thị, các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với vấn đề này. Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học xây dựng các mô hình xử lý và phương thức quản lý các loại rác thải này nhằm làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sống của con người một cách hiệu quả. Các mô hình được xây dựng dựa trên những điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội cảu từng vùng, từng quốc gia khác nhau, mối mô hình đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Thi trấn Tiên Yêncũng vậy, để xây dựng thành công một mô hình xử lý RTSH có hiệu quả thì cần phải dựa trên những điều kiện thuận lợi và lợi thế cảu vùng, như thế mới có tính hiệu quả sát thực và khi đưa vào vận hành mới thuận lợi. Chỉ trong khoảng thới gian từ năm 2007 đến 2009, so với tốc độ tăng dân số trong vùng thì tốc độ tăng về khối lượng RTSH thải ra môi trường lại nhanh một cách đáng kể. Thành phần các loại RTSH thải ra ngày càng đa dạng chủng loại và tỷ lệ những loại rác thải khó phân hủy cũng nhiều hơn so với trước đây, trong khi đó vẫn chưa có một mô hình hay quy trình tái chế và 62 xử lý các loại RTSH này, các loại rác thải thu gom nhưng chưa được phân loại theo những tính chất của nó vì thế chưa tận dụng hết được những loại có thể tái chế sử dụng lại đồng thời khối lượng rác thải ra môi trường lại tăng lên. Hiện nay, công tác quản lý RTSH trên địa bàn thị trấn Hậu Lộc vẫn còn yếu kém, hoạt động đơn lẻ, chưa đạt hiệu quả cao. Vì thế mà gặp phải rất nhiều khó khăn, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động vào như cơ chế quản lý của chính quyền thị trấn, sự đồng tình ủng hộ của các đoàn, hội, đơn vị tổ chức xã hội, các cá nhân và hộ gia đình. Có thể thấy rằng, tất cả mọi người dân ai cũng muốn được hưởng thụ một cuộc sống tốt đẹp, được sống trong một môi trường trong lành và sạch sẽ, tuy nhiên qua tìm hiểu tình hình thực tế thì không phải ai ai cũng sẵn lòng chi trả khoản phí vệ sinh môi trường này, vẫn còn có rất nhiều người không muốn đóng khoản tiền này. Vì thế, khối lượng RTSH thải ra từ những nhóm đối tượng này chiếm hơn 40% trong tổng lượng RTSH phát sinh trên địa bàn vẫn chưa được thu gom, xử lý đúng nơi quy định. Điều đó gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường sống của khu vực. Vì vậy, để ngày càng hoàn thiện công tác quản lý RTSH trên địa bàn thì trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp như sau: tăng cường công tác quản lý của chính quyền thị trấn, phối hợp với công ty VSMT trong công tác giáo dục, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân cùng nhau thực hiện tốt. 5.2 KIẾN NGHỊ Với tốc độ phát triển kinh tế như hiện nay thì trong tương lai gần, khối lượng RTSH thải ra môi trường ngày càng nhiều hơn so với bây giờ. Để giải quyết tình hình RTSH trên địa bàn hiện nay cũng như trong tương lai đạt hiệu quả tốt, chúng tôi xin có một số đề xuất như sau: 63 Thứ nhất là đối với Nhà nước thì cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản chính sách, quan tâm hỗ trợ các địa phương còn gặp khó khăn trong công tác quản lý rác thải và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Các chủ trương chính sách về bảo vệ môi trường nhất thiết phải được thể chế hóa bằng các quy định, quy phạm pháp luật cụ thể và có hiệu lực, đi kèm với các công cụ chế tài nghiêm khắc cả về tài chính lẫn hành chính đối với các hành vi vi phạm. Cần có những chính sách ưu đãi cho các tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường. Thứ hai là đối với chính quyền thị trấn Hậu Lộc thì cần chú ý quan tâm hơn nữa với vấn đề quản lý RTSH cũng như bảo vệ môi trường trên địa bàn. Nên ban hành những nộ quy, quy chế về hành động gây ô nhiễm môi trường. Cần phối hợp chặt chẽ với công ty VSMT trong công tác quản lý RTSH và bảo vệ môi trường trên địa bàn, phải thành lập các tổ, các nhóm thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình môi trường và thường xuyên kiểm tra chéo giữa các tổ,có biểu dương, có phê bình để khuyến khích phong trào và chấn chỉnh những việc chưa tốt. Nếu đối tượng, các nhân hay đơn vị nào không nghiêm chỉnh thực hiện thì cần có những hình thức xử phạt cụ thể và mạnh tay đối với những hành vi vứt xả rác thải bừa bãi ra môi trường, gây ô nhiễm cho môi trường sống. Thứ ba là đối với công ty VSMT thì cần phải phối hợp với chính quyền thị trấn, các ban nghành đoàn thể, các đơn vị tổ chức xã hội đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường cho người dân trên địa bàn. Thực hiện công tác thu gom một cách đều đặn, đúng giờ, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, đồng thời tạo mối quan hệ gắn bó với người dân những người trực tiếp sử dụng dịch vụ của công ty VSMT. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Ngọc Ân (2005). Quản trị môi trường và tài nguyên thiên nhiên. NXB Nông Nghiệp. 2. Tăng Thị Chính (2006), Mô hình xử lý chất thải sinh hoạt nông thôn tại Hà Tây. Tạp chí Bảo vệ môi trường số 4/2006. 3. Nguyễn Hồng Quang (2004). Mô hình xử lý rác thải ở Thái Bình, Báo Nhân Dân, ngày 4/1/2004, trang 5. 4. Mô hình xử lý RTSH tại Vĩnh Phúc, Theo Bộ tài nguyên và môi trường, HIENDAIHOA.COM, ngày 13/3/2009. 5. Hoàng Thị Phương (2008), " Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu gom và xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội", Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. 6. T.s Nguyễn Trung Việt (2003), PGS.Ts Phạm Gia Điềm, giám đốc trung tâm công nghệ hóa dược, hóa hữu cơ (2009); PGS.Ts Trần Văn Sung (2009) Việ trưởng việ hóa học; PGS.Ts Nguyễn Hữu Hoan (2009) Trung tâm phân tích và xử lý môi trường, Nguy hiểm rác nilon, Trí thức và công nghệ, số 155, 5/2003, trang 36. 7. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu , Công ty môi trường và tầm nhìn xanh, Kỹ thuật xử lý chất thải rắn sinh hoạt, www.gree-vn.com, Ngày 11/3/2009. 8. Th.s Trần Nhật Nguyên, Kinh nghiệm quản lý chất thải rắn ở Singapore, Nhật Bản, tổng hợp từ trang http://www.env.go.jp 9. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn. 10. Chỉ thị số 36/TW ngày 25/06/1998 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH-HĐH. 11. Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. 65 PHỤ LỤC PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Phần chung cho các hộ được điều tra 1.       Thông tin về chủ hộ Tên chủ hộ............................................................................................. Tuổi....................................................................................................... Số khẩu.................................................................................................. Tên khu phố.......................................................................................... Nghành nghề......................................................................................... Thu nhập chính: □ Lương hành chính □ Buôn bán dịch vụ □ Sản xuất nông nghiệp 2. Nội dung điều tra Câu 1: Theo Anh chị ai là người phải chịu trách nhiệm về quản lý rác thải sinh hoạt ở khu vực thị trấn? □ Chính quyền □ Công ty vệ sinh môi trường □ Hộ gia đình □ Chính quyền, Công ty vệ sinh môi trường, Hộ gia đình Câu 2: Anh chị cho biết rác thải của hộ được thải ra từ những hoạt động nào? □ Sinh hoạt hàng ngày □ Sản xuất kinh doanh □ Dịch vụ buôn bán Câu 3: Anh chị hãy đánh số cho những loại rác thải ra ( nhiều nhất đánh số 1, ít hơn đánh số 2, ít hơn nữa đánh số 3...) □ Bao bì nilon, túi bóng □ Bao bì giấy, hộp giấy, nhựa, kim loại hỏng □ Thực phẩm thừa □ Các loại khác (xỉ, than,...) Câu 4: Lượng rác thải sinh hoạt :...................kg/tuần Tỷ lệ hữu cơ:..............% Tỷ lệ phi hữu cơ..............% Câu 5: Theo anh chị lượng rác thải ra của hộ là? □ Rất nhiều □ Nhiều □ Bình thường □ Ít 66 □ Rất ít Câu 6: Gia đình có vật dụng chứa rác thải sinh hoạt không? □ Có □ Không Câu 7: Gia đình có phân loại rác thải sinh hoạt không? □ Có □ Không Nếu có thì phân loại theo cách nào ........................................................................................................................ ......................................................................................................................... Câu 8: Theo Anh chị việc phân loại rác thải sinh hoạt trước khi đố đi có cần thiết không? □ Cần thiết □ Bình thường □ Không cần thiết Tại sao ........................................................................................................................ ......................................................................................................................... Câu 9: Tiêu chí phân loại □ Hữu cơ - Vô cơ □ Hữu cơ - Vô cơ bán được - Vô cơ không bán được □ Bán được - Không bán được Câu 10: Mục đích phân loại □ Tận dụng lại những thứ có ích (Tiết kiệm) □ Giảm lượng rác thải ra môi trường 67 NHÓM HỘ ĐƯỢC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT Câu 1: Khu vực Anh chị sống có đội, tổ thu gom rác thải sinh hoạt không? □ Có □ Không Nếu có thì việc thu gom rác thải sinh hoạt do tổ chức nào thực hiện? ......................................................................................................................... Câu 2: Rác thải sinh hoạt bao lâu thí được thu gom 1 lần? ......................................................................................................................... Và vào thời gian nào? ......................................................................................................................... Câu 3: Thời gian thu gom trên đã hợp lý chưa? □ Hợp lý □ Bình thường □ Chưa hợp lý Vì sao chưa hợp lý? Và như thế nào thì hợp lý? ............................................................................................................................ ...................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Câu 4: Mức thu tiền phí vệ sinh của hộ/tháng là:............................nghìn đồng Hoặc .................................................nghìn đồng/năm. Câu 5: Mức phí vệ sinh này đã hợp lý chưa? □ Cao quá □ Hợp lý □ Thấp quá Câu 6: Nếu chưa hợp lý thì nên đóng mức phí vệ sinh là bao nhiêu? ......................................................................................................................... Câu 7: So với trước khi đóng phí vệ sinh thì vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn có tốt hơn không? □ Tốt hơn □ Không thay đổi □ Không có ý kiến Câu 8: Đánh giá công tác thu gom, xử lý RTSH hiện trên địa bàn thị trấn □ Tốt 68 □ Bình thường □ Chưa tốt Câu 9: Trong tương lai Anh, chị có nhu cầu được thu gom, xử lý RTSH nữa không? □ Có □ Không Câu 10: Anh, chị có sẵn lòng chi trả phí vệ sinh môi trường khi mức phí này tăng lên theo quy định của Nhà nước không? □ Có □ Không 69 NHÓM HỘ CHƯA ĐƯỢC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT Câu 1: Khu vực anh chị sống có điểm đổ rác chung nào không? □ Có □ Không Câu 2: Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt của hộ gia đình là như thế nào? □ Chôn lấp □ Đốt □ Thải tự do vào môi trường □ Hình thức khác............................................................................ Câu 3: Loại rác thải nào của hộ gia đình là khó xử lý nhất? ............................................................................................................................ ...................................................................................................................... Câu 4: Anh chị có mong muốn có tổ chức thực hiện việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt không? □ Có □ Không Câu 5: Nếu phải đóng phí vệ sinh theo quy định của Nhà Nước là: 1500 (đồng/tháng ) để tổ chức trên hoạt động thì anh chị có đồng ý không? □ Có □ Không Câu 6: Theo Anh chị mức phí vệ sinh trên đã hợp lý chưa? □ Hợp lý □ Bình thường □ Không hợp lý Nếu chưa hợp lý thì nên đóng phí vệ sinh là bao nhiêu? ......................................................................................................................... Câu 7: Anh chị không đồng ý đóng góp quỹ trên vì lý do gì? □ Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt là trách nhiệm của địa phương □ Rác thải sinh hoạt có thể thải tự do ra môi trường Lý do khác:..................................................................................................... .......................................................................................................................Kiế n nghị của Anh chị về vấn đề thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Tiên Yên:......................................................................................... 70 ............................................................................................................................ ...................................................................................................................... Những người thuộc tổ vệ sinh môi trường 1. Thông tin về đơn vị được điều tra  Tên đơn vị:............................................................................................  Số người trong tổ vệ sinh môi trường:..................................................  Trình độ học vấn:.................................................................................. 2. Nội dung điều tra Câu 1: Rác thải sinh hoạt bao lâu thì thu gom một lần? Và vào lúc nào? ......................................................................................................................... Câu 2: Trong 1 lần thu gom thì Chị thu được bao nhiêu xe rác? ………………………………………………………………………………. Câu 3: Rác thải sinh hoạt thu gom và xử lý có được phân loại không? □ Có □ Không Câu 4: Theo Chị trang thiết bị để phục vụ cho việc thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt như thế nào? □ Đầy đủ □ Thiếu □ Thiếu rất nhiều Câu 5: Mức lương của Chị là:..................................nghìn đồng/tháng. Chị thấy mức lương đó có thỏa đáng không? □ Có □ Không → Tại sao?...................................................................... ........................................................................................................... Câu 6: Việc thu gom rác thải sinh hoạt có được tiến hành trên toàn khu vực thị trấn không? □ Có □ Không → Tại sao?...................................................................... ........................................................................................................... Câu 7: Chị có hài lòng với công việc này không? □ Hài lòng □ Bình thường □ Không hài lòng □ 71 Câu 8: Theo chị ý thức của người dân về thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt là như thế nào? □ Tốt □ Bình thường □ Trung bình □ Kém Câu 9: Tổ vệ sinh môi trường có những buổi tuyên truyền, tập huấn cho người dân cách phân loại hay xử lý rác thải sinh hoạt không? □ Có □ Không Câu 10: Theo Anh(chị) công tác quản lý RTSH ở thị trấn Hậu Lộc hiện nay như thế nào? □ Tốt □ Bình thường □ Trung bình Kiến nghị của Chị về thu gom và xử lý rác thải: Thuận lợi......................................................................................................... ......................................................................................................................... Khó khăn......................................................................................................... .......................................................................................................................... Kiến nghị:........................................................................................................ ......................................................................................................................... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH CHỊ! 72 [...]... cá nhân, tổ chức khác trong hoạt động thu gom và xử lý rác thải - Tiêu chí về con ngư i: Đây là nhân tố rất quan trọng có tính quyết định đến chất lượng hoạt động quản lý nói chung và công tác quản lý chất thải nói riêng Vì vậy, quan tâm đến nhân tố con ngư i là nền tảng của mọi thành công trong mọi lĩnh vực đòi hỏi phải đầu tư vào đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn, nghiệp... dựa theo nguyên tắc ngư i gây ô nhiễm cho môi trường phải trả phí để khắc phục cải thiện nó - Tiêu chí về thể chế trong việc thu gom rác thải: tiêu chí này đánh giá hiệu quả của sự phối hợp giữa các đơn vị làm công tác thu gom và xử lý rác thải với các tổ chức chính quyền và nhà nước trong việc quản lý rác thải, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thu gom và xử lý rác thải Hay những cơ chế... đống ở cuối chợ và ngư i ta sẽ đốt hết Ở các bến xe, công viên do được quản lý bởi ngư i trồng giữ nên cũng tương đối sạch sẽ, tuy nhiên đây là những địa điểm công cộng cho nên ngư i dân trong vùng và khách qua lại vẫn chưa thực sự có ý thức cao đối với vấn 29 đề xả rác bừa bãi ở những khu vực này Đó là tâm lý ỷ lại và phó mặc cho những ngư i quản lý, những ngư i chịu trách nhiệm cai quản và chăm sóc Do... tạo tiền đề và cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt 17 2.1.3 Vai trò, vị trí của quản lý RTSH nông thôn * Vai trò kinh tế: Quản lý RTNT hiện nay nếu được chú trọng và đầu tư cải tiến sẽ đem lại lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho ngư i dân nông thôn, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn * Vai trò xã hội: Tăng... được càng đông lực lượng đủ mọi tầng lớp xã hội đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ vào công tác thu gom và xử lý rác thải 16 Nâng cao ý thức của các doanh nghiệp tham gia vào công tác vệ sinh môi trường, trong đó giáo dục ý thức cho các doanh nghiệp phải phân loại chất thải công nghiệp ngay từ nguồn phát sinh bảo quản trong quá trình lưu giữ chờ xử lý theo đúng công nghệ theo Bộ kế hoạch đầu tư đã ban... cơ sở xử lý rác với công suất từ 3-5tấn/ngày Từ kinh nghiệm xây dựng mô hình xử lý rác ở thôn Lai Xá cho thấy, để mô hình có thể thực hiện thành công, thì công tác tuyên truyền cho nhân dân thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi và công tác tổ chức thu gom là hết sức quan trọng, quyết định sự thành công của mô hình 2.2.2.3 Mô hình thu gom rác thải ở Thái Bình 22 Thái Bình là một tỉnh đất chật, ngư i đông,... dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải Thông tư này hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về các quy định liên quan đến vấn đề quản lý chất thải rắn như tất cả mọi ngư i dân, đơn vị, tổ chức xã hội phải chấp hành thực hiện các quy định quản lý CTR, về việc quy hoạch quản lý CTR, đầu tư quản lý. .. với chất thải rắn Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối 19 với chất thải rắn quy định tại Nghị định này là chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình) Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại này được xác định và phân... chất thải tăng và chưa được thu gom và xử lý triệt để Vì vậy, môi trường nói chunth và chất thải 23 rắn tại các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng đang là vấn đề rất cần được sự quan tâm của các cấp, các ngànBi và nhân dân Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử lý chất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần vào công tác bảo vệ môi trườnth và phát... xử lý RTSH tại xã Kim Chung – Hà Tây Các bước tiến hành xây dựng mô hình - Điều tra, khảo sát tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của địa phương - Tuyên truyền vận động ngư i dân và chính quyền hưởng ứng việc thu gom, xử lý rác - Lên phương án khả thi về xây dựng và tổ chức thực hiện - Dựa trên phương án khả thi, phân bổ nguồn kinh phí do Tổ chức ủng hộ và phần kinh phí do tỉnh, huyện và nhân dân

Ngày đăng: 30/09/2015, 09:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan