... đến biến động hàm lượng prolin mầm đậu tương pha gây mặn pha ph c hồi 21 3.2 Ảnh hưởng nhiễm mặn đến biến động hàm lượng vitamin C mầm đậu tương pha gây mặn pha ph c hồi 25 3.3 Ảnh hưởng... hiểu biến đổi hàm lượng prolin vitamin C mầm đậu tương giai đoạn ph c hồi sau gây mặn 2.2 Nhiệm vụ nghiên c u - X c định biến động hàm lượng prolin mầm đậu tương pha gây mặn pha ph c hồi - X c định... lƣợng prolin mầm đậu tƣơng pha gây mặn pha ph c hồi 3.1.1 Ảnh hƣởng nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng prolin mầm đậu tƣơng pha gây mặn Ảnh hưởng nhiễm mặn đến biến động hàm lượng prolin mầm đậu tương
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN NGUYỄN THỊ HỒNG THỦY NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG HÀM LƢỢNG PROLIN VÀ VITAMIN C Ở PHA GÂY MẶN VÀ PHA PHỤC HỒI SAU NHIỄM MẶN CỦA MẦM ĐẬU TƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật Hà Nội, 2015 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN NGUYỄN THỊ HỒNG THỦY NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG HÀM LƢỢNG PROLIN VÀ VITAMIN C Ở PHA GÂY MẶN VÀ PHA PHỤC HỒI SAU NHIỄM MẶN CỦA MẦM ĐẬU TƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS. NGUYỄN VĂN MÃ TRƢỜNG ĐẠI Hà HỌC SƢ2015 PHẠM HÀ NỘI Nội, LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Văn Mã đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo, cán bộ Khoa Sinh – KTNN và Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề tài này. Lần đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học nên đề tài của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 4 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Thủy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu của đề tài này đảm bảo tính chính xác, khách quan, trung thực, không trùng lặp với các tác giả khác. Hà Nội, tháng 4 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Thủy MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ..................................................... 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về đậu tương và sự sinh trưởng của mầm đậu tương .............. 4 1.2. Ảnh hưởng của muối đến sự sinh trưởng của thực vật nói chung và đậu tương nói riêng .......................................................................................... 9 1.3. Vai trò của prolin và vitamin C trong quá trình sinh trưởng của thực vật ............................................................................................................. 10 1.4. Tình hình nghiên cứu về prolin và vitamin C ở đậu đỗ nói chung và đậu tương nói riêng .................................................................................... 12 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 16 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 16 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lượng prolin ở mầm đậu tương trong pha gây mặn và pha phục hồi ............................................ 21 3.2. Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lượng vitamin C ở mầm đậu tương trong pha gây mặn và pha phục hồi .................................... 25 3.3. Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến khả năng nảy mầm của đậu tương .... 29 KẾT LUẬN .............................................................................................. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 35 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đậu tương là giống cây trồng phổ biến ở nước ta và trên thế giới, được sử dụng rộng rãi cho cả người và vật nuôi. Ngoài ra nó còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, dược liệu,... Việc phát triển cây đậu tương là việc làm có ý nghĩa trên các mặt kinh tế, nhân văn, môi trường đồng thời là yếu tố đảm bảo an ninh lương thực và góp phần phát triển bền vững đất nước. Nhiễm mặn có tác động xấu tới sự sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và đậu tương nói riêng. Nồng độ muối NaCl trong đất càng cao thì cây càng khó hút nước và dễ mất nước, ảnh hưởng tới một số nhân tố hạn chế sinh trưởng như: xytokinin, photphat,... và sự trao đổi vật chất trong cây. Dù vậy thực vật có khả năng chịu mặn ở giới hạn nhất định, khả năng đó phụ thuộc vào giống, loài thực vật khác nhau. Nước ta có diện tích đất nhiễm mặn khá nhiều. Vì vậy việc nghiên cứu khả năng chịu mặn để đa dạng các giống cây phù hợp vào từng vùng, tăng tính đa dạng sinh học cho cây trồng là điều cần thiết. Để tăng năng suất đậu tương một trong các biện pháp là làm tăng khả năng chống chịu của chúng với ngoại cảnh bằng cải tiến kĩ thuật, chọn giống mới hoặc lựa chọn những nơi trồng có điều kiện ngoại cảnh thích hợp. Vì vậy cần tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu phản ứng của đậu tương nảy mầm trong các điều kiện gây mặn khác nhau để tìm được giới hạn chịu mặn của đậu tương và điều kiện mà cây sinh trưởng tốt nhất. Cây ở những giai đoạn khác nhau cũng có những phản ứng với sự nhiễm mặn khác nhau, đặc biệt giai đoạn nảy mầm rất mẫn cảm với môi trường. 1 Giai đoạn nảy mầm là thời điểm quan trọng trong chu trình sống của thực vật nói chung và của đậu tương nói riêng. Trong quá trình nhiễm mặn, mức độ hoạt động của prolin và vitamin C sẽ ảnh hưởng tới sự nảy mầm của đậu tương. Prolin là một axit amin có vai trò quan trọng trong việc chống stress mặn trong cơ thể thực vật. Prolin tham gia điều chỉnh áp suất thẩm thấu của nội bào, tham gia cấu trúc bảo vệ màng và protein. Hàm lượng prolin tăng lên gấp nhiều lần khi gặp mặn. Vitamin C hay còn gọi là acid ascobic, là một chất chống oxy hoá tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể, đặc biệt là vai trò chống mặn ở thực vật. Đã có những nghiên cứu về đậu tương được nhiều tác giả quan tâm như: Nguyễn Văn Mã, Điêu Thị Mai Hoa, Phan Hồng Quân, Nguyễn Huy Hoàng, Trần Đình Long, Ngô Đức Dương, Trần Thị Phương Liên,... Tuy nhiên, những nghiên cứu về khả năng chịu stress muối của đậu tương khi bị gây mặn và khi phục hồi còn chưa thật đầy đủ. Xuất phát từ vấn đề này tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự biến động hàm lượng prolin và vitamin C ở pha gây mặn và pha phục hồi sau nhiễm mặn của mầm đậu tương”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu - Tìm hiểu sự biến đổi hàm lượng prolin và vitamin C của mầm đậu tương ở giai đoạn gây mặn. - Tìm hiểu sự biến đổi hàm lượng prolin và vitamin C của mầm đậu tương ở giai đoạn phục hồi sau khi gây mặn. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định sự biến động hàm lượng prolin ở mầm đậu tương trong pha gây mặn và pha phục hồi. 2 - Xác định sự biến động hàm lượng vitamin C ở mầm đậu tương trong pha gây mặn và pha phục hồi. - Xác định một số chỉ tiêu sinh trưởng như: tỉ lệ nảy mầm, chiều dài mầm. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Bổ sung nguồn tư liệu về khả năng chống chịu mặn của đậu tương ở Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung thêm thông tin, dữ liệu khoa học về cây đậu tương làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo sản xuất. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát về đậu tƣơng và sự sinh trƣởng của mầm đậu tƣơng 1.1.1. Nguồn gốc của đậu tƣơng Đậu tương (còn được gọi là đậu nành hay đỗ tương) có tên khoa học là Glycine max (L.) Merrill, thuộc chi Glycine, họ Fabaceae, bộ Fabales. Căn cứ vào đặc điểm hình thái, sự phân bố địa lý và số lượng nhiễm sắc thể thì Hymowit và Newell (1984) cho rằng ngoài chi Glycine còn có chi phụ Soja. Chi Glycine được chia thành 7 loài hoang dại lâu năm, chi Soja gồm 2 loài trong đó có loài đậu tương trồng Glycine max L. Merrill [2], [4]. Đậu tương là một trong những loại cây trồng cổ nhất của nhân loại, được loài người biết đến sử dụng và trồng trọt từ lâu đời. Những bằng chứng về lịch sử, địa lý và khảo cổ học đều công nhận đậu tương có nguồn gốc từ vùng Mãn Châu – Trung Quốc, xuất phát từ một loài đậu nành dại thân mảnh, dạng dây leo có tên khoa học Glycine soja Sieb và Zucc. Từ Trung Quốc cây đậu tương lan truyền dần ra khắp thế giới, chúng được đưa vào Triều Tiên khoảng 200 năm trước Công nguyên, sau đó sang Nhật Bản. Đến giữa thế kỉ XVII đậu tương được các nhà thực vật học đưa về châu Âu và đến năm 1954 mới du nhập vào Hoa Kỳ [1], [2], [12]. 1.1.2. Đặc điểm sinh trƣởng và giá trị của đậu tƣơng Đậu tương là cây trồng ngắn ngày, rất mẫn cảm với ánh sáng, ưa nhiệt. Nhiệt độ thích hợp cho đậu tương sinh trưởng là 20 – 300C, độ ẩm không khí là 81 – 85% và có các phản ứng đặc trưng khi gặp cường độ ánh sáng mạnh. Cây đậu tương là cây hai lá mầm, thân thảo, đứng, phân nhánh với chiều cao từ vài cm đến hơn 2m. Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm thường có từ 3 - 5 hoa. Quả đậu tương thẳng hoặc hơi cong, dài từ 2 - 7cm. Mỗi quả thường có 2 – 3 hạt. Hạt đậu tương có hình tròn, bầu dục,… những giống có 4 hạt màu vàng có giá trị thương phẩm cao. Bộ rễ đậu tương gồm rễ chính và rễ phụ. Trên rễ có rất nhiều nốt sần, như những nhà máy phân đạm tí hon, chứa vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh, lao động cần mẫn để tổng hợp đạm khí trời, làm giàu đạm cho đất. Cây đậu tương có thể trồng được trên hầu hết loại đất, nhưng chúng chỉ phát triển mạnh trên đất mùn pha cát, phì nhiêu và thoát nước tốt. Cây trồng phải tránh sương giá [23]. Khó có thể tìm ra cây trồng nào có tác dụng nhiều mặt như đậu tương: cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp, thức ăn cho gia súc và là cây cải tạo đất tốt. Từ 5000 năm trước cho tới ngày nay, châu Á coi cây đậu tương là “cây vào hàng cốc ngọc thực nuôi sống con người”, được mệnh danh là “ông Hoàng trong các loại cây họ đậu”. Sở dĩ cây đậu tương được đánh giá như vậy bởi nó có giá trị rất toàn diện. Theo Nguyễn Thị Hiền và Vũ Thị Thư (2004), các phân tích sinh hóa cho thấy rằng hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng protein chứa từ 35.5 - 40%, trong khi đó hàm lượng protein trong thịt bò chỉ 21%, thịt gà 20%, cá 17 - 20%. Các thực phẩm làm từ đậu tương được xem là một loại “thịt không xương”, có thể thay thế cho nguồn đạm từ thịt động vật. Ngoài ra đậu tương còn chứa 16 - 20% lipit, có tỷ lệ cao các axit béo chưa no, cùng những axit amin cần thiết như lysin, tryptophan, metionin và nhiều loại vitamin A, B1, B2, C, D, E, K [2]. Đặc biệt trong hạt đậu tương đang nảy mầm hàm lượng vitamin tăng lên nhiều, nhất là vitamin C. Đậu tương về mặt kinh tế là loại đậu quan trọng nhất thế giới, cung cấp protein thực vật cho hàng triệu người và là nguyên liệu cho hàng trăm loại sản phẩm. Từ hạt đậu tương người ta chế biến ra được trên 600 sản phẩm khác nhau như làm giá, đậu phụ, tương, xì dầu, cà phê, bánh kẹo, thịt nhân tạo,... 5 Đậu tương còn là vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt đậu tương hạt đen, có tác dụng tốt cho tim, gan, thận, dạ dày và ruột. Hiện nay trên thế giới, đậu tương là cây đứng đầu về cung cấp nguyên liệu cho ép dầu, dầu đậu tương chiếm 50% dầu thực vật. Ngoài ra đậu tương còn là nguyên liệu quan trọng của nhiều ngành công nghiệp khác như: chế biến cao su nhân tạo, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, tơ nhân tạo, chất đốt lỏng,… [4]. Là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất và dễ tiêu hóa nhất trong họ đậu, đậu tương là một trong những nguồn protein rẻ và dồi dào nhất. Vào cuối thế kỉ 20, đậu tương với sự đa năng và giàu dinh dưỡng, được trồng trọt rộng rãi và xuất khẩu dễ dàng, có vai trò thiết yếu trong nỗ lực giảm bớt nạn đói trên thế giới. 1.1.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng * Trên thế giới: Đậu tương được trồng rộng rãi trên cả năm châu lục, tập trung nhiều nhất ở châu Mỹ, tiếp đến là châu Á. Nhà nghiên cứu Hamburg cho biết sản lượng toàn thế giới có thể đạt 301.2 triệu tấn vụ mùa 2014 2015, cao hơn vụ mùa năm trước 6.1%. Tổng diện tích thu hoạch trên toàn thế giới có thể đạt mức cao kỷ lục là 118.5 triệu ha, nhiều hơn khoảng 4% so với năm trước đó [24]. Theo thống kê của Cơ quan USDA của Hoa Kỳ, Braxin là nước đứng đầu về sản lượng đậu tương mùa vụ 2013 với 90 triệu tấn, cao hơn sản lượng của Hoa Kỳ (89.5 triệu tấn). Nhu cầu về đậu tương trên thị trường thế giới ngày một tăng cao, chủ yếu ở các nước kinh tế mới nổi ở châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, các nước ASEAN và Braxin [25]. * Ở Việt Nam: Đậu tương được gieo trồng từ rất sớm, trước cả cây đậu xanh và đậu đen. Tuy nhiên với các phương pháp canh tác truyền thống, bộ giống năng suất thấp, sản xuất nhỏ lẻ, giá thành cao, lãi suất thấp là nguyên 6 nhân khiến cho nông dân không mặn mà với cây đậu tương. Vì vậy, diện tích và sản lượng đậu tương của nước ta phát triển chậm. Điều kiện thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng đậu tương nước ta năm 2013 giảm 3% so với năm 2012, xuống còn 168 nghìn tấn (tham khảo bảng 1 và hình 1) [26]. Theo số liệu thống kê chính thức, đậu tương đang được trồng tại 25 trong số 63 tỉnh thành cả nước, với khoảng 65% tại các khu vực phía Bắc và 35% tại các khu vực phía Nam. Những vùng sản xuất chính là đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Bảng 1: Sản lƣợng đậu tƣơng (2011 – 2015) Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích gieo trồng (nghìn ha) 181.1 119.6 117.8 120 130 Năng suất (tấn/ha) 1.47 1.45 1.43 1.47 1.48 Tổng sản lượng (nghìn/tấn) 266.9 173.7 168.4 176.4 192.4 Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam Hình 1: Diện tích trồng và sản lƣợng cây đậu tƣơng tại Việt Nam (2011 - 2015) 7 1.1.4. Sự nảy mầm của hạt đậu tƣơng Nảy mầm là giai đoạn khởi đầu của quá trình sinh trưởng đối với các loại cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng. Quá trình nảy mầm diễn ra mạnh mẽ sẽ tạo cơ sở thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển sau này của cây. Khả năng nảy mầm của hạt giống là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá tiêu chuẩn của một giống tốt, thời kì nảy mầm được tính từ khi gieo hạt đến khi xuất hiện mầm trên mặt đất. Khi nảy mầm trong hạt xảy ra hàng loạt các quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa một cách phức tạp. Tỉ lệ nảy mầm cao hay thấp, thời gian nảy mầm nhanh hay chậm đều liên quan tới tốc độ sinh trưởng của giống và sự đồng đều của các giống cây trong quần thể. Vì vậy giống nào có tỉ lệ nảy mầm cao, thời gian nảy mầm nhanh sẽ thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây sau này. Hạt đậu tương hút nước nhiều hơn so với các cây trồng khác. Chúng cần hút lượng nước trên 50% trọng lượng hạt thì hạt mới nảy mầm, trong khi các cây lúa chỉ hút 26%, ngô 44%,... Quá trình nảy mầm rất mẫm cảm đối với nhiệt độ. Theo Mederski (1983) nhiệt độ từ 25 – 300C là thích hợp nhất cho quá trình nảy mầm của đậu tương. Trong khoảng nhiệt độ này, chỉ sau gieo 3 – 7 ngày là hạt đã nảy mầm. Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 100C hạt nảy mầm kéo dài 12 – 15 ngày mới mọc. Nếu hạt cao trên 300C hạt nảy mầm nhanh nhưng mầm yếu. Sự nảy mầm bắt đầu bằng sự hấp thụ nước nhờ cơ chế hút trương của hạt làm hạt trương lên. Sau khi kết thúc sự ngủ nghỉ, trong hạt bắt đầu tăng tính thủy hóa của keo nguyên sinh chất, giảm tính ưa mỡ và độ nhớt của keo dẫn đến những biến đổi sâu sắc và đột ngột trong quá trình trao đổi chất trong hạt liên quan đến sự nảy mầm. Đặc trưng nhất là tăng mạnh mẽ hoạt tính enzym thủy phân phân giải polixacarit, protein và các chất phức tạp khác thành các chất đơn giản, dẫn đến thay đổi hoạt động thẩm thấu. Các sản phẩm 8 thủy phân này vừa dùng làm nguyên liệu cho quá trình hô hấp tăng lên mạnh mẽ của phôi hạt, vừa làm tăng áp suất thẩm thấu trong hạt giúp cho quá trình hút nước vào hạt nhanh chóng. 1.2. Ảnh hƣởng của muối đến sự sinh trƣởng của thực vật nói chung và đậu tƣơng nói riêng Môi trường mặn tác động xấu tới sự sinh trưởng của cây, trước tiên chúng tạo áp suất thẩm thấu cao làm cây khó hút nước, làm cây bị héo, sau đó ion muối vào cây sẽ gây độc cho tế bào, ảnh hưởng tới trao đổi chất, cường độ các quá trình sinh lý và sinh trưởng của cây. Sự thiếu nước trên dẫn tới sự biến đổi hình thái giải phẫu của cây như làm các mô mất sức căng, diện tích lá bị thu hẹp,... [5]. Việc tích lũy và duy trì hàm lượng cao các chất hòa tan trong tế bào nhằm đảm bảo sức cạnh tranh nước với môi trường nhiễm muối, chống lại hiện tượng hạn sinh lí là một dạng phản ứng thích nghi của thực vật [6]. Qua các tài liệu cho thấy vùng đất ven biển miền Bắc nước ta cây đậu tương không phát triển được chủ yếu là do độ mặn của muối NaCl kìm hãm. Những nhân tố kìm hãm đó được biểu thị bằng nồng độ %Cl- tan ở nước đất [8]. Đất được phân ra làm 2 nhóm chính: đất mặn và đất kiềm. Hai nhóm này khác nhau không chỉ về đặc tính hóa học, phân bố địa lý mà còn khác nhau về tính chất lý học, sinh học và cơ chế ức chế sinh trưởng cây trồng của hai loại đất này. Vì vậy đòi hỏi chương trình cải tiến cây trồng phải xác định mục tiêu rõ ràng, chú ý tới các tình trạng nông học giúp cây trồng thích nghi tốt với từng điều kiện cụ thể thông qua lai tạo [14], [15], [16]. Về khả năng chịu mặn của thực vật, trước hết phải nói đến cơ chế tích lũy và duy trì nồng độ cao các chất hòa tan trong tế bào nhằm đảm bảo sự cạnh tranh nước với môi trường nhiễm muối và chống lại hiện tượng hạn sinh lý. Trong điều kiện đất mặn, cây thường phản ứng bằng cách tăng tổng hợp 9 chất bảo vệ (các chất tăng áp suất thẩm thấu tế bào, các chất trung hòa chất độc do rối loạn trao đổi chất như NH3), điều chỉnh giảm cường độ trao đổi chất. Có thể xác định khả năng chịu mặn của thực vật thông qua khả năng nảy mầm của hạt, hoạt độ enzim trong giai đoạn nảy mầm hay trong lá khi bị mặn, cường độ quá trình quang hợp, hô hấp, huỳnh quang diệp lục, hàm lượng NH3 hay các axit hữu cơ trung hòa NH3 trong mô, hàm lượng prolin và axit abscisic trong mầm hay trong lá [10]. Muối là một trong những stress phi sinh học mạnh nhất hiện nay, đe dọa ngày càng nhiều đối với cây nông nghiệp. Trong hầu hết các loại đất mặn, Na+ là một trong những cation độc hại nhất của nó. Theo Zhu (2002) thì khả năng chịu mặn của thực vật là một hiện tượng phức tạp có liên quan đến quá trình sinh hóa và sinh lý cũng như thay đổi hình thái học và phát triển. Hai tác giả Bohnert và Jensen (1996) đã giành nhiều nỗ lực để hiểu về cơ chế thích nghi của cây chịu mặn. 1.3. Vai trò của prolin và vitamin C trong quá trình sinh trƣởng của thực vật 1.3.1. Vai trò của prolin trong quá trình sinh trƣởng của thực vật Prolin hay pirolidin cacboxylic là một amoni axit ưa nước có công thức phân tử C5H9NO2. Trong phân tử prolin có chứa vòng pirolidin được tạo thành do sự kết hợp của nhóm amin bậc 1 với cacbon ở mạch bên. Prolin được tổng hợp từ glutamin. Quá trình này được kích thích bởi axit absisic và stress. Hiện nay con đường tổng hợp prolin đã được mô tả khá đầy đủ, nhưng sự phân giải prolin mới chỉ được hiểu biết rất ít [18]. Prolin thuộc nhóm các chất điều hòa thẩm thấu, chúng có khối lượng phân tử nhỏ. Ngoài ra còn có nhóm hợp chất các amon bậc 4 (glyxin betain, prolinbetain, beta – alaninbetain, choline – oxy–sunfat) và nhóm hợp chất 3 10 dimethylsunfulfonio propionate (DMSP) cũng là nhóm có khả năng tạo áp suất thẩm thấu cao [11]. Sự tích lũy các chất này có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng đóng vai trò nòng cốt trong việc duy trì sức trương của tế bào và hấp thụ nước ngược gradient nồng độ dưới tác động của stress. Như vậy, vai trò của prolin chống chịu stress ở thực vật thể hiện: prolin tham gia điều chỉnh áp suất thẩm thấu của nội bào, tham gia bảo vệ màng và protein. Sống trong điều kiện hạn do stress muối gây ra, thực vật có khả năng chịu hạn nhờ hai cơ chế: tránh mất nước và chịu mất nước. Cơ chế tránh mất nước biểu hiện qua sự thích nghi đặc biệt về cấu trúc và hình thái của rễ, chồi nhằm giảm sự mất nước hoặc việc tích lũy các chất hòa tan như protein, axit amin,… để tự điều chỉnh áp suất thẩm thấu nội bào. Cơ chế chịu mất nước thể hiện qua việc nhanh chóng sinh tổng hợp các chất để bảo vệ, điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong tế bào như ABA (axit absisic), axit amin prolin,… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng prolin đóng vai trò là nhân tố chính bảo vệ màng tế bào, chống lại các tác động có hại của nồng độ muối cao, làm tăng thế năng của tế bào. Sự tập trung prolin để phản ứng lại stress muối diễn ra chủ yếu trong chất nguyên sinh. Prolin cũng có thể có chức năng như protein thẩm thấu ưa nước và như một gốc hydroxyl. Do đó, sự tích lũy prolin được coi là một phản ứng thích nghi thông thường của thực vật bậc cao trong điều kiện khô hạn [9], [13]. Prolin được coi như một chất chỉ thị về khả năng chịu hạn của thực vật và còn là chỉ số tốt của thực vật có khả năng chịu mặn [6]. 1.3.2. Vai trò của vitamin C trong quá trình sinh trƣởng của thực vật Vitamin C có tên khoa học là - lacton của 2,3 - dehydro L - gulonic acid hay ascorbic acid. Công thức phân tử của vitamin C là C 6H8O6. Khối lượng phân tử 176.13g. Nóng chảy ở nhiệt độ 1920C. Hằng số phân ly pK1 = 4.2, pK2 = 11.6. 11 Đặc tính cơ bản của vitamin C tồm tại dưới ba hình thức oxy hóa khử khác nhau: - Hình thức khử chính là acid ascorbic. - Hình thức vừa khử vừa oxy hóa (semi – reducteur) được gọi là acid mono – dehydro – ascorbic. - Hình thức bị oxy hóa được gọi là acid dehydroascorbic. Vitamin C là một chất chống oxy hóa tốt, nó tham gia vào nhiều hoạt động sống quan trọng của cơ thể thực vật, đặc biệt là giai đoạn nảy mầm. Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi như nước cam, chanh, quít, và có hàm lượng cao trong rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, tiêu, khoai tây, cải brussel, rau cải, cà chua, cam, quýt, chanh, bưởi,… Lượng vitamin C có trong nhiều loại trái cây: trong 100g ớt đỏ có1900mg, trong đu đủ, dâu, cam, chanh có từ 40 - 60mg. Ngoài tác dụng chống oxy hóa trực tiếp, nó cũng tham gia vào các quá trình tổng hợp enzim, sức đề kháng enzim thực vật có vai trò đặc biệt quan trọng. 1.4. Tình hình nghiên cứu về prolin và vitamin C ở đậu đỗ nói chung và đậu tƣơng nói riêng 1.4.1. Tình hình nghiên cứu về prolin ở đậu đỗ nói chung và đậu tƣơng nói riêng Có khá nhiều công trình nghiên cứu tập trung tìm hiểu cơ chế sinh hóa của tính chịu mặn, trong đó đề cập đến vai trò của prolin. Sự tích lũy prolin là một phản ứng chuyển hóa thông thường ở thực vật trong điều kiện stress muối, đây là chủ đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu như: Stewart and 12 Larher, Thompson, Hanson and Hizt, Rhodes, Delauney and Verma, Samaras, Taylor [27]. Theo Wyn Jones (1977) những hợp chất được coi là tác nhân cạnh tranh thẩm thấu, trong đó đáng kể nhất là prolin, được xem như đóng vai trò chỉ đạo trong sự thích ứng thẩm thấu tế bào chất của thực vật nhằm phản ứng lại áp lực thẩm thấu. Sự tích lũy prolin là một phản ứng thông thường của thực vật bậc cao tới áp lực muối và đó cũng là vấn đề được nghiên cứu gần đây [17], [19], [21], [22]. Khi nghiên cứu chức năng của prolin, biểu hiện hình thái và chống chịu áp suất thẩm thấu, Nanjo và cộng sự đã phát hiện: những cây bị đột biến về hình dạng (có sự bất thường về biểu bì, tế bào mô mềm và hệ mạch) có hàm lượng P5CS thấp, rất mẫn cảm với áp lực thẩm thấu. Nhưng những sự biến đổi đó có thể ức chế được bằng cách tăng cường hàm lượng prolin ngoại bào [3]. Nhiều kết quả nghiên cứu của Stewort và Lee (1974), Treichel (1975), Briens và Larther (1982) cũng cho thấy sự tích lũy prolin là một phản ứng thông thường của thực vật sống ở nơi có nồng độ muối cao. Theo Barnet và Taylor (1996), Baggess (1976) thì thực vật tích lũy prolin trong mô lá, mô phân sinh chồi của thực vật chịu áp lực nước. Còn theo Voet Berg và Shorp (1991) sự tích lũy prolin trong vùng đỉnh của thực vật sống ở nơi có thế năng nước thấp. Theo những cách thức khác nhau, những nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen với tính chống chịu các điều kiện bất lợi về nước, đang tập trung vào nhóm gen thuộc chu trình tổng hợp prolin. Các gen này mã hóa cho enzyme P5CS và P5CR (gen tham gia vào quá trình tổng hợp prolin) đã được Kishor chuyển thành công vào thuốc lá và nhận kết quả tốt, lượng prolin tăng từ 8 – 10 lần so với cây đối chứng [20]. 13 Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Văn Mã, Nguyễn Thị Thanh Thủy về sự biến động hàm lượng prolin của cây đậu tương khi gặp hạn ở thời kì ra hoa [13]; Điêu Thị Mai Hoa, Trần Thị Thanh Huyền về sự biến đổi hàm lượng prolin ở rễ và lá đậu xanh dưới tác động của stress muối NaCl [6]; Trần Thị Phương Liên và cộng sự về hàm lượng prolin ở một số giống đậu tương có khả năng chịu nóng, chịu hạn khác nhau [7];... Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong sản xuất và chọn tạo được nhiều giống đậu tương mới có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện khí hậu và canh tác của Việt Nam [9]. 1.4.2. Tình hình nghiên cứu về vitamin C ở đậu đỗ nói chung và đậu tƣơng nói riêng Vitamin C là loại vitamin rất cần thiết cho con người, nó được biết đến với khả năng kháng oxy hóa và là đồng yếu tố enzym. Con người không có khả năng tổng hợp vitamin C nên phải hấp thụ từ những loại thức ăn trong bữa ăn hằng ngày, chủ yếu là từ thực vật. Thực vật sản xuất nhiều hơn hoặc ít hơn vitamin C tùy thuộc vào yếu tố môi trường. Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, có nhiều ánh sáng hoặc hạn hán, thực vật thường sản xuất nhiều vitamin C hơn để bảo vệ chúng khỏi tác hại oxy hóa [28]. Vitamin C được biết đến là một chất chống oxy hóa, giúp cây trồng đối phó với những căng thẳng do hạn hán ozon và tia cực tím bức xạ. Giáo sư Nicholas Smirnoff của Đại học Exeter cho biết: "Vitamin C là chất chống oxy hóa phong phú nhất và chức năng của nó chưa được hiểu rõ". Phát hiện này cũng xác định vitamin C cung cấp bảo vệ chống lại các tác dụng phụ có hại của ánh sáng trong quá trình quang hợp, quá trình mà năng lượng ánh sáng được sử dụng để chuyển đổi CO2 vào nguồn thực vật. 14 Giáo sư Nicholas Smirnoff tiếp tục: "Khám phá này là thú vị đối với tôi vì nó là kết quả của một chương trình nghiên cứu lâu dài về vitamin C ở thực vật tại Đại học Exeter. Nó sẽ mở ra cơ hội mới để hiểu được quá trình tăng trưởng cơ bản diễn ra trong thực vật và để cải thiện tính kháng của cây đối với stress trong điều kiện khí hậu thay đổi. Trong tương lai tôi hy vọng rằng nó sẽ góp phần vào những nỗ lực của các nhà khoa học thực vật để cải thiện năng suất cây trồng một cách bền vững” [29]. 15 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây đậu tương giống DT84 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ cung cấp. DT84: Giống được tạo ra bằng cách xửlý đột biến dòng 33 - 3 (tổ hợp lai DT80 ĐH4) bằng tia gama C060 /18 Kr. Được công nhận giống năm 1995. Hạt to, màu vàng sáng. Khối lượng 1000 hạt 150 - 160g. Năng suất trung bình 18 - 24 tạ/ha. Thời gian sinh trưởng 85 - 95 ngày. Giống có khả năng chống chịu khá. 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Thời gian: tiến hành nghiên cứu từ tháng 10 năm 2014. Địa điểm: tại Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật khoa Sinh – KTNN. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Cách bố trí thí nghiệm Để xác định các chỉ tiêu nghiên cứu, tiến hành thí nghiệm gieo hạt trong dung dịch muối theo phương pháp Volcova có cải tiến. Khử trùng khay, bình, dụng cụ,... bằng cồn. Chọn hạt khỏe, cho vào túi vải màn rồi xử lý bằng dung dịch KMnO 4 1% trong 5 phút, làm khô nhẹ và đặt vào khay. Trước đó khay được khử trùng bằng cách sấy khô 105 0C trong 1 giờ cùng với giấy thấm dầu. Gieo trên khay có giấy thấm, các rãnh gấp giấy thấm gieo hạt theo cách bố trí của Kozushko, chia thành 2 phần: 16 - Phần 1: Lô đối chứng (ĐC) cho hạt nảy mầm trong nước cất. - Phần 2: Lô thí nghiệm (TN) cho hạt nảy mầm trong dung dịch muối NaCl với nồng độ 0,4%; 0,6% và 0,8% và gọi tên các thí nghiệm tương ứng là M0,4; M0,6; M0,8. Chọn 3 nồng độ muối trên là do ở 3 nồng độ này khả năng nảy mầm của đậu tương khá cao (khoảng 60 – 70%) và đồng thời ở các nồng độ đó thấy rõ ảnh hưởng của sự nhiễm mặn tới các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Hạt nảy mầm trong dung dịch muối NaCl và trong nước cất phải thường xuyên bổ sung lượng nước hoặc lượng dung dịch muối với các nồng độ tương ứng ở các lô như nhau. Đưa các khay có hạt vào buồng nuôi cấy vi sinh đã khử trùng bằng tia UV, ở nhiệt độ 26-280C. Cho đậu tương nảy mầm 1 ngày rồi tiến hành gây mặn. Đo kết quả từ ngày thứ 2 sau gieo. Mỗi ngày đo 1 lần, liên tiếp trong 3 ngày. Chú ý đo vào một thời điểm nhất định. Quy ước 3 ngày đo ở pha gây mặn lần lượt là: GM1, GM2, GM3. Sau khi gây mặn, lô thí nghiệm rửa sạch nhẹ nhàng, thấm hết muối, trồng tiếp trong nước cất cho đậu tương tiếp tục nảy mầm. Sau 1 ngày tiến hành đo, đo trong 3 ngày liên tiếp, mỗi ngày đo 1 lần vào cùng một thời điểm. Quy ước 3 ngày đo ở pha phục hồi lần lượt là: PH1, PH2, PH3. 2.3.2. Xác định các chỉ tiêu nghiên cứu * Hàm lượng axit amin prolin (theo phương pháp của Bates và cộng sự 1973) [10] Hóa chất: - Axit sulphosalicylic 3% (pha 3g/1000ml) - Axit photphoric 6M - Axit axetic 17 - Dung dịch ninhidrin trong axit (chuẩn bị bằng cách ủ nóng 1,25g ninhidrin trong 30ml axit axetic và thêm 20ml axit photphoric 6M. Lưu ý: axit ninhidrin sẽ giữ ổn định chỉ trong 24h tại 40C). - Toluen Cách tiến hành: - Cân số g mẫu tươi, bóc vỏ, nghiền kĩ trong cối sứ với 10ml dung dịch axit sulphosalicylic 3%. - Ly tâm 6000 vòng/phút trong 20 phút, lọc lấy dịch lọc. - Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống phancol, thêm 2ml axit axetic và 2ml dung dịch ninhidrin, ủ trong nước nóng 1000C trong 1h. Sau đó ủ nước đá 5 phút. - Bổ sung vào bình phản ứng 4ml toluen, lắc đều 15-20s. Đợi ở nhiệt độ phòng cho tới phản ứng có màu, lấy phần dịch màu hồng ở trên đem đo OD520nm bằng máy đo quang phổ. - Hàm lượng prolin được xác định dựa vào đường chuẩn prolin và tính toán theo công thức: Prolin ( )= Trong đó, X: giá trị OD520nm của mẫu V: thể tích dịch chiết (= số ml toluen) df: hệ số pha loãng (trường hợp này là 5) w: khối lượng mẫu * Hàm lượng vitamin C (theo phương pháp chuẩn độ Iot của Nguyễn Văn Mùi) [11] Hóa chất: - HCl 5%: 115,2 ml dd HCl 37% (d=1,19) để pha 1l HCl 5% (d=1,00). 18 - Dd chuẩn độ iod 0,01N: hòa tan 13g iod tinh thể vào 20g KI trong 50ml nước, pha loãng với nước đủ 1l thì được dd chuẩn độ 0,1N. Rồi lấy 10ml dd chuẩn iod 0,1N pha với nước cất đủ 100ml được chuẩn 0,01N. - Dd tinh bột 1%: hòa 1g tinh bột trong 100ml nước cất, gia nhiệt ở 500C gần sôi. Cách tiến hành: - Cân mẫu (số g mẫu TB) tươi, nghiền nhỏ trong cối sứ với 5ml HCl 5%, cho vào ống đong (hoặc bình định mức), dẫn đến vạch 50ml bằng nước cất (để trong tối 10 phút). - Khuấy đều, lọc dịch trong, lấy 20ml dịch nghiền cho vào bình nón dung tích 100ml và thêm khoảng 1ml dd tinh bột 1%, lắc nhẹ, chuẩn độ bằng dd iod cho đến màu xanh lam nhạt. - Hàm lượng vitamin C được tính theo công thức sau: X (%) = Trong đó, V: số ml dd iod 0,01N dùng chuẩn độ V1: thể tích dịch mẫu TN (50ml) V2: thể tích dịch mẫu lấy để xác định (20ml) w: khối lượng mẫu (g) 0,00088: số g vitamin C ứng với 1ml dd iod 0,01N. * Xác định tỉ lệ nảy mầm Tỉ lệ nảy mầm được xác định theo phương pháp của Volcova (1984). Đếm số hạt nảy mầm trong các mẫu từ ngày thứ 2 gây mặn. Tỷ lệ nảy mầm (N) trong dung dịch muối NaCl được tính theo công thức: N= .100% Trong đó : N: khả năng nảy mầm của hạt 19 a: số hạt nảy mầm trong lô TN b: số hạt nảy mầm trong lô ĐC * Xác định sinh trưởng chiều dài của mầm Tiến hành đo chiều dài mầm vào 2 ngày cuối cùng của pha gây mặn và pha phục hồi. - Chiều dài mầm (mm/mầm): sử dụng thước chia đơn vị đến mm để đo chiều dài mầm. 2.3.3. Xử lý số liệu Kết quả thí nghiệm được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 theo các tham số : giá trị trung bình ( ), sai số trung bình (m), độ chính xác của thí nghiệm (m%) được tính theo các công thức sau : = m% = Trong đó: Xi: là giá trị đo được qua mỗi lần đo n: là số lần nhắc lại 20 m= CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng prolin ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn và pha phục hồi 3.1.1. Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng prolin ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lượng prolin ở mầm đậu tương trong pha gây mặn được thể hiện trên bảng 2 và hình 2. Bảng 2: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng prolin ở mầm trong pha gây mặn ĐV: mg/g Mẫu TN GM1 GM2 GM3 ĐC 0.251±0.013 0.272±0.005 0.248±0.002 M0,4 0.712±0.005 0.607±0.011 0.369±0.009 M0,6 0.904±0.001 0.746±0.004 0.483±0.003 M0,8 1.054±0.002 0.861±0.001 0.462±0.002 Khi tiến hành gây mặn, hàm lượng prolin tăng lên rõ rệt so với mẫu đối chứng. Sự tăng cường tổng hợp prolin là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng chống chịu của mầm trong môi trường mặn để duy trì áp suất thẩm thấu, cấu trúc thành tế bào, giúp chất nguyên sinh khỏi bị vón và đảm bảo sự hút nước khi hạt sống trong môi trường nhiễm mặn tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động bình thường của hạt. 21 Hàm lượng prolin ở các mẫu cao nhất vào ngày đầu tiên gây mặn rồi giảm dần theo thời gian. Hiện tượng giảm dần prolin có thể do khả năng thích ứng chống lại tác động của muối bên trong hạt ngoài prolin còn có sự tham gia của các chất hỗ trợ khác như protein, glyxin betain, OST,… giúp chia sẻ cùng prolin trong việc bảo vệ màng và protein, chống lại các tác hại do stress mặn gây ra. Hàm lượng prolin ngày gây mặn thứ 2 ở mẫu M0,4 giảm 0.105mg/g; mẫu M0,6 giảm 0.158mg/g; mẫu M0,8 giảm 0.193mg/g. Hàm lượng prolin ngày gây mặn thứ 3 ở mẫu M0,4 giảm 0.238mg/g; mẫu M0,6 giảm 0.263mg/g; mẫu M0,8 giảm 0.399mg/g. Kết quả cho thấy hàm lượng prolin giảm chậm ở ngày 2 và giảm nhanh chóng vào ngày 3. Mẫu M0,8 có mức độ giảm sút mạnh nhất. Có thể là do thời gian gây mặn càng kéo dài thì sự tham gia của các chất hỗ trợ cùng prolin càng mạnh mẽ hơn. Nồng độ muối càng cao thì sự tham gia đó càng nhiều hơn. Ở ngày gây mặn thứ 1 và ngày gây mặn thứ 2, hàm lượng prolin tăng dần theo chiều tăng của nồng độ muối và luôn cao hơn đối chứng. Các mẫu thí nghiệm thì hàm lượng prolin thấp nhất ở mẫu M0,4 và cao nhất ở mẫu M0,8. Trong điều kiện nồng độ muối của môi trường tăng cao, hàm lượng prolin trong mầm đậu tương được tích lũy càng tăng. Ở ngày gây mặn thứ 3, hàm lượng prolin còn tăng ở 2 mẫu M0,4 và M0,6 nhưng giảm ở mẫu M0,8. Có thể là do sự xuất hiện của các chất hỗ trợ (protein, glyxin betain, OST) giúp chia sẻ cùng prolin khiến hàm lượng prolin ở nồng độ muối 0,8 không cần phải tăng cao như 2 ngày trước nữa. Xu hướng biến đổi hàm lượng prolin có thể nhìn thấy rõ nhất trên hình 3.1: 22 Hình 2: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng prolin ở mầm trong pha gây mặn Nhìn chung, khi gây mặn thì hàm lượng prolin tăng cao hơn rõ rệt so với đối chứng. Mức tăng cao nhất ở ngày gây mặn thứ 1 sau đó giảm dần. Ở 2 ngày gây mặn đầu, hàm lượng prolin ở mẫu M0,8 luôn cao hơn M0,4 và M0,6. Đồng thời mức độ giảm sút hàm lượng prolin của M0,8 cũng cao hơn các mẫu còn lại. 3.1.2. Sự biến động hàm lƣợng prolin ở mầm đậu tƣơng trong pha phục hồi Sự biến động hàm lượng prolin ở mầm đậu tương trong pha phục hồi thể hiện qua bảng 3 và hình 3. 23 Bảng 3: Sự biến động hàm lƣợng prolin ở mầm đậu tƣơng trong pha phục hồi ĐV: mg/g Mẫu TN PH1 PH2 PH3 ĐC 0.285±0.013 0.316±0.001 0.288±0.012 M0,4 0.362±0.007 0.378±0.009 0.345±0.003 M0,6 0.393±0.001 0.384±0.005 0.368±0.008 M0,8 0.390±0.002 0.377±0.004 0.350±0.001 Ở pha phục hồi, hàm lượng prolin ở mẫu thí nghiệm vẫn cao hơn mẫu đối chứng, tuy nhiên không chênh lệnh nhiều, đồng thời giữa các mẫu thí nghiệm cũng không thấy sự khác biệt lớn về hàm lượng prolin. Do lúc này đã loại bỏ môi trường gây stress cho hạt nên hàm lượng prolin không còn tăng cao như khi gây nhiễm mặn. Do tác động kéo dài của nhiễm mặn làm hạt chưa khắc phục được các tổn thương ở màng, mất nước ở protein, chưa thể điều chỉnh áp suất thẩm thấu của nội bào,... nên hàm lượng prolin vẫn duy trì trong hạt để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các quá trình sinh lý, sinh hóa bình thường của hạt. 24 Hình 3: Sự biến động hàm lƣợng prolin ở mầm đậu tƣơng trong pha phục hồi Như vậy, khi tiến hành phục hồi thì hàm lượng prolin ở các mẫu thí nghiệm vẫn cao hơn so với đối chứng, tuy nhiên mức chênh lệch không lớn và giữ mức tương đối ổn định trong thời gian phục hồi. 3.2. Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn và pha phục hồi 3.2.1. Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lượng vitamin C ở mầm được thể hiện qua bảng 4 và hình 4. 25 Bảng 4: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm trong pha gây mặn ĐV: % Mẫu TN GM1 GM2 GM3 ĐC 0.139±0.009 0.120±0.008 0.128±0.001 M0,4 0.179±0.001 0.201±0.003 0.136±0.003 M0,6 0.193±0.004 0.233±0.001 0.149±0.001 M0,8 0.212±0.003 0.250±0.001 0.162±0.002 Khi tiến hành gây mặn, các mẫu thí nghiệm có hàm lượng vitamin C tăng lên so với mẫu đối chứng. Sự tăng cường tổng hợp vitamin C là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng chống oxy hóa, đảm bảo sự hút nước của protein, bảo vệ màng tế bào,… trong môi trường nhiễm mặn tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động bình thường của hạt. Hàm lượng vitamin C ngày gây mặn thứ 2 ở mẫu M0,4 tăng 0.022%; mẫu M0,6 tăng 0.040 %; mẫu M0,8 tăng 0.038%. Ngày 2 hàm lượng vitamin C ở các mẫu thí nghiệm tăng so với ngày 1 là do trong hạt xảy ra quá trình tăng cường tích lũy và tổng hợp vitamin C để tham gia vào quá trình chống stress oxy hóa trong môi trường mặn. Đến ngày gây mặn thứ 3, hàm lượng vitamin C ở mẫu M0,4 giảm 0.065%; mẫu M0,6 giảm 0.084%; mẫu M0,8 giảm 0.088%. Kết quả cho thấy ngày gây mặn thứ 3 có hàm lượng vitamin C ở các mẫu thí nghiệm giảm sút 26 mạnh. Có thể là do khả năng thích ứng chống lại tác động của muối bên trong hạt ngoài vitamin C còn có sự tham gia của các chất hỗ trợ khác (như là prolin) giúp cho vitamin C khiến hàm lượng vitamin C ở mẫu M0,8 không cần phải tăng cao như 2 ngày trước nữa. Ở pha gây mặn, trong cùng 1 ngày, hàm lượng vitamin C tăng dần theo chiều tăng của nồng độ muối, thấp nhất ở mẫu M0,4 và cao nhất ở mẫu M0,8. Mẫu đối chứng có hàm lượng vitamin C thấp hơn 3 mẫu thí nghiệm. Trong điều kiện nồng độ muối của môi trường tăng cao hàm lượng vitamin C trong mầm đậu tương được tích lũy càng tăng. Sự tăng cường tổng hợp vitamin C là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng chống chịu của hạt trong điều kiện nhiễm mặn. Hình 4: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm trong pha gây mặn Như vậy, khi gây mặn thì hàm lượng vitamin C tăng cao hơn rõ rệt so với đối chứng. Hàm lượng vitamin C tăng lên ở ngày gây mặn thứ 2 rồi giảm 27 nhanh khi sang ngày gây mặn thứ 3. Ở cả 3 ngày gây mặn, hàm lượng vitamin C ở mẫu M0,8 luôn cao hơn M0,4 và M0,6. 3.2.2. Sự biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha phục hồi Sự biến động hàm lượng vitamin C ở mầm đậu tương trong pha phục hồi được thể hiện qua bảng 5 và hình 5. Bảng 5: Sự biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha phục hồi ĐV: % Mẫu TN PH1 PH2 PH3 ĐC 0.122±0.007 0.133±0.002 0.142±0.005 M0,4 0.142±0.002 0.140±0.001 0.153±0.001 M0,6 0.148±0.001 0.151±0.001 0.161±0.002 M0,8 0.161±0.004 0.157±0.002 0.174±0.003 Theo thời gian thì hàm lượng vitamin C ở các mẫu thí nghiệm chênh lệch không đáng kể. Như vậy khi không còn môi trường gây mặn thì hàm lượng vitamin C không còn tăng cao như khi gây nhiễm mặn. Do tác động kéo dài của nhiễm mặn làm hạt chưa khắc phục được các tổn thương như protein bị mất nước chưa hút được nước, gốc oxy hóa chưa giải quyết được hết, màng vẫn chưa kịp hồi phục,... nên hàm lượng vitamin C vẫn duy trì trong hạt để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các quá trình sinh lý, sinh hóa bình thường của hạt. 28 Ở pha phục hồi, trong cùng 1 ngày, hàm lượng vitamin C tăng dần theo chiều tăng của nồng độ muối, thấp nhất ở mẫu M0,4 và cao nhất ở mẫu M0,8. Mẫu đối chứng có hàm lượng vitamin C thấp hơn 3 mẫu thí nghiệm. Hình 5: Sự biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha phục hồi Nhìn chung, khi tiến hành phục hồi thì hàm lượng vitamin C ở các mẫu thí nghiệm chênh lệch không đáng kể, hàm lượng vitamin C vẫn cao hơn ở đối chứng nhưng mức chênh lệch không lớn. Trong cùng 1 ngày, hàm lượng vitamin C tăng dần theo chiều tăng của nồng độ muối. 3.3. Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến khả năng nảy mầm của đậu tƣơng 3.3.1. Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến tỉ lệ nảy mầm của đậu tƣơng Nảy mầm là giai đoạn đầu tiên tạo cơ sở cho quá trình phát triển của cây, đây là quá trình sinh lý quan trọng trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển của thực vật. Trong giai đoạn này cây rất mẫn cảm với sự thiếu nước chính vì 29 vậy tại các nồng độ muối khác nhau thì khả năng nảy mầm của hạt cũng rất khác nhau. Sự ảnh hưởng của nhiễm mặn đến tỉ lệ nảy mầm của đậu tương được thể hiện ở bảng 6 và hình 6. Bảng 6: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến tỉ lệ nảy mầm của đậu tƣơng ĐV: % Mẫu TN GM1 GM2 GM3 PH1 PH2 PH3 ĐC 43.69 98.55 99.50 100.00 100.00 100.00 M0,4 16.22 71.74 80.10 85.66 94.74 95.54 M0,6 13.13 47.64 73.13 92.15 98.25 99.23 M0,8 3.16 44.57 69.65 89.96 98.04 99.31 Hạt chỉ này mầm mạnh từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6. Sang ngày thứ 7 hạt chưa nảy mầm có lớp keo bao quanh và bắt đầu có dấu hiệu bị hỏng. Ngày gây mặn thứ 1 đậu tương nảy mầm cao nhất ở mẫu ĐC; ở mẫu M0,4 và M0,6 nảy mầm ít; mẫu M0,8 nảy mầm rất ít. Hai ngày sau đó tỉ lệ nảy mầm tăng lên. Mức độ tăng cao hơn ở mẫu M0,4; sau đó đến M0,6 và M0,8. Kết quả cho thấy nồng độ muối càng tăng thì tỉ lệ nảy mầm càng giảm sút. Ở ngày phục hồi thứ 1 và thứ 2 đa số hạt nảy mầm cao hơn so với khi gây mặn, cao nhất ở mẫu M0,4; thấp nhất ở M0,8. 30 Hình 6: Ảnh hƣởng của nhiễm mặn đến tỉ lệ nảy mầm của đậu tƣơng Quá trình nảy mầm của hạt được tính bắt đầu bằng sự hút nước và trương nước trong hạt, lượng nước thích hợp cho đậu tương nảy mầm là 50 – 60% khối lượng của hạt, khi gieo hạt trong môi trường mặn hạt sẽ bị cản trở sự hút nước và do đó các quá trình sinh lý, hóa sinh trong hạt bị ức chế và nảy mầm bị kìm hãm. Tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp thể hiện khả năng thích ứng với điều kiện thiếu nước của hạt đậu tương. 3.3.2. Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến chiều dài mầm Sự ảnh hưởng của nhiễm mặn đến chiều dài mầm được thể hiện ở bảng 7 và hình 7. 31 Bảng 7: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến chiều dài mầm ĐV: mm/mầm Mẫu TN GM2 GM3 PH2 PH3 ĐC 18.00±1.00 43.00±2.65 97.67±2.52 119.67±2.52 M0,4 8.33±1.53 11.00±1.00 54.33±2.31 59.33±0.58 M0,6 3.33±1.15 6.67±1.53 31.33±1.53 40.00±2.65 M0,8 1.67±2.08 2.67±2.08 26.00±2.65 31.33±1.53 Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy, chiều dài thân mầm tăng dần theo thời gian, tăng nhanh hơn ở mẫu với nồng độ muối thấp (0,4%), tăng chậm hơn ở mẫu với nồng độ muối cao hơn (0,8%). Trong môi trường có nồng độ muối cao sự sinh trưởng của mầm gặp nhiều khó khăn nên sự gia tăng chiều dài của mầm bị kìm hãm và sự kìm hãm này tương quan tỉ lệ thuận với sự gia tăng nồng độ muối NaCl. Khi tiến hành phục hồi thì chiều dài thân mầm tăng nhanh chóng, mức độ gia tăng cao nhất ở mẫu M0,4 và thấp nhất ở mẫu M0,8. Như vậy nồng độ muối thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng của mầm ít hơn so với nồng độ muối cao. 32 Hình 7: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến chiều dài mầm Như vậy, trong môi trường có nồng độ muối cao sự gia tăng chiều dài của mầm bị kìm hãm và sự kìm hãm này tương quan tỉ lệ thuận với sự gia tăng nồng độ muối. Khi phục hồi thì nồng độ muối thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng của mầm ít hơn so với nồng độ muối cao. 33 KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng prolin và vitamin C, tỉ lệ nảy mầm, sinh trưởng chiều dài ở mầm đậu tương DT84 trong môi trường nhiễm mặn và khi tiến hành phục hồi như sau: 1. Sự biến động hàm lượng prolin: - Ở pha gây mặn, hàm lượng prolin tăng cao hơn rõ rệt so với đối chứng. Mức tăng cao nhất ở ngày gây mặn 1 sau đó giảm dần. Ở 2 ngày gây mặn đầu, hàm lượng prolin ở mẫu M0,8 luôn cao hơn M0,4 và M0,6. Đồng thời mức độ giảm sút hàm lượng prolin ở những ngày sau của M0,8 cũng cao hơn các mẫu còn lại. - Ở pha phục hồi, hàm lượng prolin ở các mẫu thí nghiệm vẫn cao hơn so với đối chứng, tuy nhiên mức chênh lệch không lớn và giữ mức tương đối ổn định trong thời gian phục hồi. 2. Sự biến động hàm lượng vitamin C: - Ở pha gây mặn, hàm lượng vitamin C tăng cao hơn so với đối chứng. Hàm lượng vitamin C tăng lên ở ngày gây mặn thứ 2 rồi giảm nhanh khi sang ngày gây mặn thứ 3. Ở cả 3 ngày gây mặn, hàm lượng vitamin C ở mẫu M0,8 luôn cao hơn M0,4 và M0,6. - Ở pha phục hồi, hàm lượng vitamin C ở các mẫu thí nghiệm chênh lệch không đáng kể, hàm lượng vitamin C ở các mẫu thí nghiệm vẫn cao hơn ở đối chứng nhưng mức chênh lệch không lớn. Trong cùng 1 ngày, hàm lượng vitamin C ở các mẫu có nồng độ muối cao hơn thì cao hơn. 3. Sự nhiễm mặn ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm đậu tương: giảm tỉ lệ nảy mầm, giảm sự sinh trưởng chiều dài của mầm. Nồng độ muối thấp ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm và sinh trưởng chiều dài mầm ít hơn so với nồng độ muối cao hơn. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nƣớc 1. Phạm Văn Biên, Hà Hữu Biên, Phạm Ngọc Quý, Trần Minh Tâm, Bùi Việt Nữ (1990), Cây đậu nành, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị Đào (1999), Cây đậu tương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đường Hồng Dật, Cây đậu tương thâm canh tăng năng suất , đẩy mạnh phát triển, NXB Nông nghiệp Hà Nội 4. Trần Văn Điền (2007), Giáo trình cây đậu tương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Đạt Kiên, Bùi Văn Thắng (2005), “Sự biến đổi hàm lượng amino acid proline trong mầm và lá đậu xanh khi bị hạn”, Nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 531 – 534. 6. Điêu Thị Mai Hoa, Trần Thị Thanh Huyền, “Sự biến đổi hàm lượng amino acid prolin ở rễ và lá đậu xanh dưới tác động của stress muối NaCl”, Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, tr. 482 – 483. 7. Trần Thị Phương Liên, Ngô Thị Thu Hiền, Nguyễn Huy Hoàng, Nông Văn Hải, Lê Thị Muội (1999), “Hàm lượng prolin của một số giống đậu tương có khả năng chịu nóng, chịu hạn khác nhau”, Tạp chí CNSH, 1 (1), tr.95 – 100. 8. Trần Thị Tường Linh, Nguyễn Bích Thu, Nguyễn Văn Khiêm, Nguyễn Minh Hưng, Trà Văn Tung (2005), “Hiện trạng và diễn biến mặn trong đất trồng lúa và đất nuôi tôm tại một số vùng bị ảnh hưởng xâm nhập 35 mặn ở đồng bằng sông Cửu Long”, Kết quả nghiên cứu khoa học – Quyển 4, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội, tr. 514 – 521. 9. Nguyễn Văn Mã, Phan Hồng Quân (2000), “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa của cây đậu tương trong điều kiện gây hạn”, Tạp chí Sinh học, số 4, tr. 47 – 52. 10. Nguyễn Văn Mã, La Việt Hồng, Ong Xuân Phong (2013), Phương pháp nghiên cứu Sinh lý học Thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Mùi (2001), Thực hành hóa sinh học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 12. Phạm Văn Thiều (1995), Cây đậu tương, kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Thanh Thủy, Nguyễn Văn Mã (2008), “Sự biến đổi của hoạt độ enzim proteaza, amilaza, hàm lượng prolin của đậu tương khi gặp hạn ở thời kì ra hoa”, Tạp chí Khoa học, số 3, tr. 115 – 119. Tài liệu nƣớc ngoài 14. Abrol, I.P (1978), A study of the effect of added nutrient on plant growth on a sodic subtrate trans, 9th Int. Congr. Soil 2: 283 – 289. 15. Akbar, M. (1982), Breeding rice varietics for salt affected sold – present status and future strategies, International symposium on new genetical approaches to crop improvement, 6 – 10 Feb., Karachi, Pakistan: 215 – 230. 16. Akbar, M. and F.N Ponnamperum (1982), Saline soil of South and Southeast Asia as Potential rice lands: 256 – 281 in rice reseach strategies for the future. IRRI. Losbanos Philippines. 36 17. Barnet N.M., Naylor A.W. (1996), Amino acid and protein metabolism in bermuda during water, Plant physiology, 41, pp. 1222 – 1230. 18. Bates L.S (1973), Rapid determination of free proline for water stress studies, Plant and soil, 39, p. 205 – 207. 19. Ingram J, D Bartel (1996), “The molecular basic of dehydration tolerance in plant”, Annu Rev plant physiol plant mol biol 47: 377 – 403. 20. Kishor P.B Hong. Z, Miao G, Huc, Verna D.P.S (1995), Over Expression of pyrroline – 5 cacboxylate Synthetase increase prolin production and confer osmotolerance intransgenic plant, plant physiol, 108 pp138 – 139. 21. Xiao B., Yhuang, N. Tang, L. Xoong (2007), “Over expression of slea gen in rice improves drought resistance under the field condition”, TAC 115, 35 – 46. 22. Zhao SH, FZ Wang Llu, HY Zhang, XY Zhang (2000), Breeding and selection of drought resistant and salt toleran wheat variety cang 6001. Acta agic boreal Sin 15: 113 – 117. Tài liệu mạng 23. http://www.britannica.com/EBchecked/topic/557184/soybean 24. http://www.phimao.com/tin-tuc/229-san-luong-dau-tuong-the-gioitiep-tuc-tang-mua-tiep-theo-do-mo-rong-dien-tich-gieo-trong 25. http://baocongthuong.com.vn/nong-nghiep-cua-braxin-tiem-nang-londau-tuong.html 26. http://www.vietrade.gov.vn/nong-sn-khac/4258-nganh-u-tng-vit-namnm-2013-va-mt-s-d-bao.html 37 27. http://www.hort.purdue.edu/rhodcv/hort 640c/proline/pr00001.htm 28. http://www.favri.org.vn/vn/tin-tuc/thong-tin-khoa-hoc/982-thuc-vatdieu-tiet-san-xuat-vitamin-c-nhu-the-nao-.htm 29. http://www.sciencedaily.com/releases/2007/09/070923205844.htm 38 [...]... mặn đến biến động hàm lƣợng prolin ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn và pha ph c hồi 3.1.1 Ảnh hƣởng c a sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng prolin ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn Ảnh hưởng c a sự nhiễm mặn đến biến động hàm lượng prolin ở mầm đậu tương trong pha gây mặn đư c thể hiện trên bảng 2 và hình 2 Bảng 2: Ảnh hƣởng c a sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng prolin ở mầm trong pha gây mặn ĐV:... m c tương đối ổn định trong thời gian ph c hồi 3.2 Ảnh hƣởng c a sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn và pha ph c hồi 3.2.1 Ảnh hƣởng c a sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn Ảnh hưởng c a sự nhiễm mặn đến biến động hàm lượng vitamin C ở mầm đư c thể hiện qua bảng 4 và hình 4 25 Bảng 4: Ảnh hƣởng c a sự nhiễm mặn. .. nhanh khi sang ngày gây mặn thứ 3 Ở c 3 ngày gây mặn, hàm lượng vitamin C ở mẫu M0,8 luôn cao hơn M0,4 và M0,6 3.2.2 Sự biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha ph c hồi Sự biến động hàm lượng vitamin C ở mầm đậu tương trong pha ph c hồi đư c thể hiện qua bảng 5 và hình 5 Bảng 5: Sự biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha ph c hồi ĐV: % Mẫu TN PH1 PH2 PH3 C 0.122±0.007 0.133±0.002... hƣởng c a sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng prolin ở mầm trong pha gây mặn Nhìn chung, khi gây mặn thì hàm lượng prolin tăng cao hơn rõ rệt so với đối chứng M c tăng cao nhất ở ngày gây mặn thứ 1 sau đó giảm dần Ở 2 ngày gây mặn đầu, hàm lượng prolin ở mẫu M0,8 luôn cao hơn M0,4 và M0,6 Đồng thời m c độ giảm sút hàm lượng prolin c a M0,8 c ng cao hơn c c mẫu c n lại 3.1.2 Sự biến động hàm lƣợng prolin. .. lợi cho c c quá trình sinh lý, sinh hóa bình thường c a hạt 28 Ở pha ph c hồi, trong c ng 1 ngày, hàm lượng vitamin C tăng dần theo chiều tăng c a nồng độ muối, thấp nhất ở mẫu M0,4 và cao nhất ở mẫu M0,8 Mẫu đối chứng c hàm lượng vitamin C thấp hơn 3 mẫu thí nghiệm Hình 5: Sự biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha ph c hồi Nhìn chung, khi tiến hành ph c hồi thì hàm lượng vitamin C ở. .. gian thì hàm lượng vitamin C ở c c mẫu thí nghiệm chênh lệch không đáng kể Như vậy khi không c n môi trường gây mặn thì hàm lượng vitamin C không c n tăng cao như khi gây nhiễm mặn Do t c động kéo dài c a nhiễm mặn làm hạt chưa kh c ph c đư c c c tổn thương như protein bị mất nư c chưa hút đư c nư c, g c oxy hóa chưa giải quyết đư c hết, màng vẫn chưa kịp hồi ph c, nên hàm lượng vitamin C vẫn duy... [9], [13] Prolin đư c coi như một chất chỉ thị về khả năng chịu hạn c a th c vật và c n là chỉ số tốt c a th c vật c khả năng chịu mặn [6] 1.3.2 Vai trò c a vitamin C trong quá trình sinh trƣởng c a th c vật Vitamin C có tên khoa h c là - lacton c a 2,3 - dehydro L - gulonic acid hay ascorbic acid C ng th c phân tử c a vitamin C là C 6H8O6 Khối lượng phân tử 176.13g Nóng chảy ở nhiệt độ 192 0C Hằng số... vitamin C trong mầm đậu tương đư c tích lũy c ng tăng Sự tăng c ờng tổng hợp vitamin C là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng chống chịu c a hạt trong điều kiện nhiễm mặn Hình 4: Ảnh hƣởng c a sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm trong pha gây mặn Như vậy, khi gây mặn thì hàm lượng vitamin C tăng cao hơn rõ rệt so với đối chứng Hàm lượng vitamin C tăng lên ở ngày gây mặn thứ 2 rồi... ở c c mẫu thí nghiệm chênh lệch không đáng kể, hàm lượng vitamin C vẫn cao hơn ở đối chứng nhưng m c chênh lệch không lớn Trong c ng 1 ngày, hàm lượng vitamin C tăng dần theo chiều tăng c a nồng độ muối 3.3 Ảnh hƣởng c a sự nhiễm mặn đến khả năng nảy mầm c a đậu tƣơng 3.3.1 Ảnh hƣởng c a sự nhiễm mặn đến tỉ lệ nảy mầm c a đậu tƣơng Nảy mầm là giai đoạn đầu tiên tạo c sở cho quá trình phát triển c a... t c động c a stress muối NaCl [6]; Trần Thị Phương Liên và c ng sự về hàm lượng prolin ở một số giống đậu tương c khả năng chịu nóng, chịu hạn kh c nhau [7]; C c kết quả nghiên c u đã đư c ứng dụng trong sản xuất và chọn tạo đư c nhiều giống đậu tương mới c năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện khí hậu và canh t c của Việt Nam [9] 1.4.2 Tình hình nghiên c u về vitamin C ở đậu đỗ nói chung