Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitami nC ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng prolin và vitamin c ở pha gây mặn và pha phục hồi sau nhiễm mặn của mầm đậu tương (Trang 30 - 33)

mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn và pha phục hồi

3.2.1. Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn ở mầm đậu tƣơng trong pha gây mặn

Ảnh hưởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lượng vitamin C ở mầm được thể hiện qua bảng 4 và hình 4.

26

Bảng 4: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm trong pha gây mặn

ĐV: % Mẫu TN GM1 GM2 GM3 ĐC 0.139±0.009 0.120±0.008 0.128±0.001 M0,4 0.179±0.001 0.201±0.003 0.136±0.003 M0,6 0.193±0.004 0.233±0.001 0.149±0.001 M0,8 0.212±0.003 0.250±0.001 0.162±0.002

Khi tiến hành gây mặn, các mẫu thí nghiệm có hàm lượng vitamin C tăng lên so với mẫu đối chứng. Sự tăng cường tổng hợp vitamin C là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng chống oxy hóa, đảm bảo sự hút nước của protein, bảo vệ màng tế bào,… trong môi trường nhiễm mặn tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động bình thường của hạt.

Hàm lượng vitamin C ngày gây mặn thứ 2 ở mẫu M0,4 tăng 0.022%; mẫu M0,6 tăng 0.040 %; mẫu M0,8 tăng 0.038%. Ngày 2 hàm lượng vitamin C ở các mẫu thí nghiệm tăng so với ngày 1 là do trong hạt xảy ra quá trình tăng cường tích lũy và tổng hợp vitamin C để tham gia vào quá trình chống stress oxy hóa trong môi trường mặn.

Đến ngày gây mặn thứ 3, hàm lượng vitamin C ở mẫu M0,4 giảm 0.065%; mẫu M0,6 giảm 0.084%; mẫu M0,8 giảm 0.088%. Kết quả cho thấy ngày gây mặn thứ 3 có hàm lượng vitamin C ở các mẫu thí nghiệm giảm sút

27

mạnh. Có thể là do khả năng thích ứng chống lại tác động của muối bên trong hạt ngoài vitamin C còn có sự tham gia của các chất hỗ trợ khác (như là prolin) giúp cho vitamin C khiến hàm lượng vitamin C ở mẫu M0,8 không cần phải tăng cao như 2 ngày trước nữa.

Ở pha gây mặn, trong cùng 1 ngày, hàm lượng vitamin C tăng dần theo chiều tăng của nồng độ muối, thấp nhất ở mẫu M0,4 và cao nhất ở mẫu M0,8. Mẫu đối chứng có hàm lượng vitamin C thấp hơn 3 mẫu thí nghiệm. Trong điều kiện nồng độ muối của môi trường tăng cao hàm lượng vitamin C trong mầm đậu tương được tích lũy càng tăng. Sự tăng cường tổng hợp vitamin C là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng chống chịu của hạt trong điều kiện nhiễm mặn.

Hình 4: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến biến động hàm lƣợng vitamin C ở mầm trong pha gây mặn

Như vậy, khi gây mặn thì hàm lượng vitamin C tăng cao hơn rõ rệt so với đối chứng. Hàm lượng vitamin C tăng lên ở ngày gây mặn thứ 2 rồi giảm

28

nhanh khi sang ngày gây mặn thứ 3. Ở cả 3 ngày gây mặn, hàm lượng vitamin C ở mẫu M0,8 luôn cao hơn M0,4 và M0,6.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động hàm lượng prolin và vitamin c ở pha gây mặn và pha phục hồi sau nhiễm mặn của mầm đậu tương (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)