Sự ảnh hưởng của nhiễm mặn đến chiều dài mầm được thể hiện ở bảng 7 và hình 7.
32
Bảng 7: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến chiều dài mầm
ĐV: mm/mầm Mẫu TN GM2 GM3 PH2 PH3 ĐC 18.00±1.00 43.00±2.65 97.67±2.52 119.67±2.52 M0,4 8.33±1.53 11.00±1.00 54.33±2.31 59.33±0.58 M0,6 3.33±1.15 6.67±1.53 31.33±1.53 40.00±2.65 M0,8 1.67±2.08 2.67±2.08 26.00±2.65 31.33±1.53
Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy, chiều dài thân mầm tăng dần theo thời gian, tăng nhanh hơn ở mẫu với nồng độ muối thấp (0,4%), tăng chậm hơn ở mẫu với nồng độ muối cao hơn (0,8%). Trong môi trường có nồng độ muối cao sự sinh trưởng của mầm gặp nhiều khó khăn nên sự gia tăng chiều dài của mầm bị kìm hãm và sự kìm hãm này tương quan tỉ lệ thuận với sự gia tăng nồng độ muối NaCl.
Khi tiến hành phục hồi thì chiều dài thân mầm tăng nhanh chóng, mức độ gia tăng cao nhất ở mẫu M0,4 và thấp nhất ở mẫu M0,8. Như vậy nồng độ muối thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng của mầm ít hơn so với nồng độ muối cao.
33
Hình 7: Ảnh hƣởng của sự nhiễm mặn đến chiều dài mầm
Như vậy, trong môi trường có nồng độ muối cao sự gia tăng chiều dài của mầm bị kìm hãm và sự kìm hãm này tương quan tỉ lệ thuận với sự gia tăng nồng độ muối. Khi phục hồi thì nồng độ muối thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng của mầm ít hơn so với nồng độ muối cao.
34
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu sự biến đổi hàm lượng prolin và vitamin C, tỉ lệ nảy mầm, sinh trưởng chiều dài ở mầm đậu tương DT84 trong môi trường nhiễm mặn và khi tiến hành phục hồi như sau:
1. Sự biến động hàm lượng prolin:
- Ở pha gây mặn, hàm lượng prolin tăng cao hơn rõ rệt so với đối chứng. Mức tăng cao nhất ở ngày gây mặn 1 sau đó giảm dần. Ở 2 ngày gây mặn đầu, hàm lượng prolin ở mẫu M0,8 luôn cao hơn M0,4 và M0,6. Đồng thời mức độ giảm sút hàm lượng prolin ở những ngày sau của M0,8 cũng cao hơn các mẫu còn lại.
- Ở pha phục hồi, hàm lượng prolin ở các mẫu thí nghiệm vẫn cao hơn so với đối chứng, tuy nhiên mức chênh lệch không lớn và giữ mức tương đối ổn định trong thời gian phục hồi.
2. Sự biến động hàm lượng vitamin C:
- Ở pha gây mặn, hàm lượng vitamin C tăng cao hơn so với đối chứng. Hàm lượng vitamin C tăng lên ở ngày gây mặn thứ 2 rồi giảm nhanh khi sang ngày gây mặn thứ 3. Ở cả 3 ngày gây mặn, hàm lượng vitamin C ở mẫu M0,8 luôn cao hơn M0,4 và M0,6. - Ở pha phục hồi, hàm lượng vitamin C ở các mẫu thí nghiệm chênh
lệch không đáng kể, hàm lượng vitamin C ở các mẫu thí nghiệm vẫn cao hơn ở đối chứng nhưng mức chênh lệch không lớn. Trong cùng 1 ngày, hàm lượng vitamin C ở các mẫu có nồng độ muối cao hơn thì cao hơn.
3. Sự nhiễm mặn ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của mầm đậu tương: giảm tỉ lệ nảy mầm, giảm sự sinh trưởng chiều dài của mầm. Nồng độ muối thấp ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm và sinh trưởng chiều dài mầm ít hơn so với nồng độ muối cao hơn.
35