... tháo gỡ để cán quản lý có biện pháp tháo gỡ - 22 - Các biện pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học Trờng THPT nhằm khai thác hiệu số trang thiết bị mà nhà trờng đợc đầu t, trang cấp (trờng vùng đặc... nhn tr + Căn vào sổ mợn thiết bị cuối kỳ tổng hợp vào phiếu mẫu 01 + Thờng xuyên báo cáo tình hình sử dụng thiết bị dạy học giáo viên Những vớng mắc cần tháo gỡ để cán quản lý có biện pháp tháo... vic qun lý v s dng thit b dy hc trng THPT Mng Tố Lai Chõu 3.3 xut mt s bin phỏp qun lý v s dng thit b dy hc I TNG, PHM VI NGHIấN CU Nhng kinh nghim v bin phỏp qun lý v s dng TBDH trng THPT Mng
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
HS : Học sinh
CTGDPT : Chương trình giáo dục phổ thông
\
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
p
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại Điều
35 ghi rõ “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Trong báo cáo của BCHTW Đảng khoá VIII được trình bày tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định: “Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường (lớp học, sân chơi bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập và giảng dạy hiện đại, thư viện, ký túc xá…”
và "Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, dạy chay-học chay” Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII khẳng định: " Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo và tăng cường cơ sở vật chất trường học” và “sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của người nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục - đào tạo”.
Từ quan điểm lãnh đạo của Đảng, trước yêu cầu cấp bách về chất lượng giáo dục - đào tạo, Nhà nước đã và đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 và các năm tiếp theo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo
dục và đào tạo trong thời kỳ hội nhập “Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục…” Đổi mới quản lý trường trung học phổ thông nhằm triển
khai thực hiện phân ban THPT, trong đó có nội dung đổi mới cơ sở vật chất - thiết bị dạy học
"Đổi mới chương trình gắn liền với những yêu cầu về trang bị và sử dụng thiết bị dạy bộ môn theo quan niệm tiên tiến về phương pháp dạy học, coi thiết bị dạy học không chỉ là phương tiện minh hoạ trực quan hoá điều trình bày, giảng giải của giáo viên mà chính là nguồn tri thức, phương tiện truyền tải thông tin phương tiện tư duy, nghiên cứu học tập, tiếp cận tự nhiên và xã hội, giúp học sinh tự tìm kiến thức Cần quan tâm khuyến khích giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, giảm dần và tiến tới xoá bỏ tình trạng dạy chay”.
Trang 4Xoá bỏ trường lớp tạm, từng bước kiên cố hoá trường lớp học, thiếu những thiết bị dạy học tối thiểu, bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất trường học thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố quan trọng nhằm đổi mới phương pháp, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc chuẩn hoá, hiện đại hoá trường lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là việc làm khó khăn Để thiết thực đổi mới phương pháp dạy học, trước mắt các nhà trường phải sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện có và huy động các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất và thiết
bị dạy học
Trường THPT Mường Tè tỉnh Lai Châu được thành lập 08/1996, được
sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cũng như sở Giáo dục và đào tạo Lai Châu, sau gần 14 năm xây dựng và phát triển nhìn chung
cơ sở vật chất của nhà trường đã cơ bản đáp ứng được cho việc dạy học hai
ca, nhưng trang thiết bị dạy học nghèo nàn, quản lý, sử dụng kém hiệu quả
Từ năm học 2006-2007 cả nước thực hiện chương trình phân ban THPT, thay sách giáo khoa lớp 10, đến năm học 2007-2008 thực hiện thay sách giáo khoa lớp 11 và năm học 2008-2009 thay sách giáo khoa lớp 12 Trường THPT Mường Tè cũng được đầu tư trang thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ quy định Tuy vậy thiết bị dạy học không đồng bộ, khó lắp ráp, chất lượng không đảm bảo, chưa có hệ thống phòng chức năng, nên việc bảo quản và sử dụng chưa hiệu quả
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học, nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Mường Tè tỉnh Lai Châu”.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học Đề xuất một số biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả nhằm đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
3.1 Xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc quản
lý và sử dụng thiết bị dạy học
Trang 53.2 Phân tích thực trạng việc quản lý và sử dụng thiết bị dạy học ở trường THPT Mường Tè – Lai Châu.
3.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
4 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Những kinh nghiệm về biện pháp quản lý và sử dụng TBDH ở trường THPT Mường Tè – Lai Châu từ khi thực hiện chương trình phân ban
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận:
Bao gồm sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
để nắm được bản chất của vấn đề đó (các văn kiện của Đảng, luật giáo dục, Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/04/2007, nhiệm vụ năm học của Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT Lai Châu, Trường THPT Mường Tè; giáo trình quản lý giáo dục )
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát (thu thập thông tin thực tiễn )
- Phương pháp phỏng vấn (trò chuyện với các đối tượng nghiên cứu )
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia ( xin ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu để thu thập các thông tin cần thiết)
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm ( quản lý và sử dụng TBDH ở trường THPT)
5.3 Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG THPT
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Để đổi mới giáo dục và đào tạo thì giải pháp trọng tâm là nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học Một trong những điều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy là cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học(TBDH)
1.1.1 Khái niệm CSVC và TBDH:
Là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục
1.1.2 Nội dung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
CSVC và TBDH bao gồm : Trường học; sách giáo khoa;thư viện trường học; thiết bị dạy học
Thiết bị dạy và học bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, thực nghiệm và các thiết bị kỹ thuật, các phương tiện (nghe - nhìn) Thiết bị dạy học các bộ môn được sử dụng thường xuyên nhất, chúng trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng tiết học nên được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học
Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học chính quy
Ngoài ra còn có các thiết bị dạy học không chính quy do giáo viên và học sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng, cải tiến cũng góp phần không nhỏ trong việc dạy học
1.1.3 Vị trí CSVC và TBDH:
Trang 7Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau, trong đó CSVC và TBDH là một thành tố không thể tách rời.
SƠ ĐỒ CÁC CẶP THÀNH TỐ CẤU THÀNH QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Theo sơ đồ, các cặp thành tố có quan hệ tương hỗ hai chiều việc điều khiển tối ưu các mối quan hệ của các thành tố có thể coi là một nghệ thuật về mặt sư phạm CSVC và TBDH có mặt trong quá trình trên đồng thời có vai trò như các thành tố khác và không thể thiếu một thành tố nào
- Thiết bị dạy học (nhất là các phương tiện dạy học hiện đại: máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu đa vật thể, video, catset ) góp phần mở rộng nguồn tri thức cho học sinh, giúp việc lĩnh hội một khối lượng tri thức lớn
Mục tiêu
Nội dung
Giáo viên
CSVC TBDH
xã hội,
tự nhiên
Trang 8nhanh chóng hơn (trăm nghe không bằng một thấy), đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên TBDH không chỉ đóng vai trò minh hoạ cho bài giảng của giáo viên, cho học sinh quen với các đặc tính bên ngoài, bên trong của sự vật và hiện tượng, diễn biến của quy trình công nghệ mà còn đảm bảo cho học sinh nhận biết sâu sắc các vấn đề đó, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn (Theo VAT Project :"Khả năng của các giác quan trong việc duy trì học tập : Nghe 11%, nhìn 81%, các giác quan khác 8%.") Tính trực quan trong hoạt động dạy học thường được thực hiện nhờ TBDH Các TBDH thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận được Chúng giúp cho giáo viên phát huy tác dụng tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, làm cho học sinh nhận biết được quan hệ giữa những hiện tượng, tái hiện được những khái niệm, quy luật làm cơ sở cho việc
áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống
Như vậy, TBDH tạo điều kiện dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
1.1.5 Yêu cầu và tính chất của CSVC và TBDH
- Yêu cầu :
+ Phù hợp đối tượng : Phải xem xét đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi, khi tổ chức và thiết kế cơ sở hạ tầng trường học,lựa chọn các mẫu TBDH, nguyên vật liệu cho công tác giảng dạy, học tập
+ Phù hợp khả năng và đặc điểm tư duy học sinh : Sự hỗ trợ của các TBDH để vấn đề phức tạp trở nên dễ hiểu
- Tính chất:
+ Tính khoa học: là mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực+ Tính sư phạm: sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm như độ rõ, kích thước, màu sắc
+ Tính kinh tế: giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục-đào tạo, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước
1.1.6 Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và
sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC và TBDH phục vụ đắc lực cho công tác dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Trang 91.1.7 Nội dung của quản lý thiết bị dạy học
Bao gồm phòng thiết bị dạy học, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành; thiết bị dạy học các môn học, các tài liệu trực quan (tranh ảnh, bản đồ, bảng biểu…) mô hình tự nhiên nhân tạo, các dụng cụ thực nghiệm (tái tạo qui luật, các sự vật hiện tượng tự nhiên), các phương tiện kỹ thuật Những điều kiện hỗ trợ khác (điện, nước, phòng chuẩn bị v.v…)
1.1.8 Chức năng của quản lý thiết bị dạy học
Lập kế hoạch sử dụng, trang bị, bảo dưỡng sửa chữa, bảo quản TBDH;
tổ chức việc thực hiện kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và
có các điều chỉnh thích hợp để đảm bảo kế hoạch thực hiện được các mục tiêu
đề ra
1.2 CƠ SỞ PHÁP LÝ.
1.2.1 Điều 3 chương I - Luật giáo dục 2005 quy định nguyên lý giáo dục
Việt Nam là: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
1.2.2 Điều 106 chương VII, mục 2 luật giáo dục 2005 phần đầu tư cho
giáo dục nêu rõ: “Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy học; sản xuất và cung ứng thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em; nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị dạy học, thiết bị nghiên cứu dùng trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”.
1.2.3 Chương IV Điều lệ trường trung học về Quy chế thiết bị giáo dục trường học quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học
“Tất cả các thiết bị giáo dục của một cơ sở giáo dục, phải được sắp xếp khoa học, dễ sử dụng và phải có các phương tiện bảo quản (tủ, giá, hòm…), vật che phủ, phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, dụng cụ phòng chống cháy”.
"Thiết bị dạy học phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục”.
- "Thiết bị giáo dục phải được làm sạch và bảo quản ngay sau khi sử dụng; định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao”.
Trang 10"Hàng năm phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước về quản lý tài sản”.
1.2.4 Hướng dẫn thực hiện thông tư số 26/2004/TT-BGD&ĐT ngày 10/8/2004 về việc ban hành quy chế công nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia, ban hành theo quyết định số 32/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có quy định:
- Điều 3: Phòng học bộ môn
Mục 1: Phòng học bộ môn được thiết kế đúng tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định
- Điều 5: Thiết bị dạy học
+ Phải đảm bảo đủ thiết bị dạy học cho từng môn học theo danh mục TBDH tối thiểu để ban hành của Bộ GD&ĐT
+ Có bản hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng
+ Ngoài các TBDH quy định, hàng năm phải bổ sung TBDH tự làm của giáo viên và học sinh
- Điều 9-10: Về quản lý phòng học bộ môn: bao gồm bảo quản, kiểm kê, thanh lý
1.2.5 Hướng dẫn số 7394/BGDĐT-GDTH ngày 25/8/2009 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 đối với giáo dục trung học, chỉ rõ:
“ Có giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG và ứng dụng trong công tác quản lý chuyên môn Coi trọng thực hành, thí nghiệm, rèn luyện kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho
HS, bảo đảm cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho
HS theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của CTGDPT Khai thác tối đa hiệu quả các phòng học bộ môn, nâng cao kỹ năng thực hành, phát huy tính tích cực của HS”.
Như vậy việc quản lý thiết bị dạy học đã có đủ cơ sở pháp lý để tiến hành thực hiện đảm bảo việc quản lý và sử dụng có hiệu quả nhằm thực hiện tốt mục tiêu chương trình giáo dục
Trang 111.3 CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Hiện nay một số nước phát triển trên thế giới đã bước sang thời kỳ của nền kinh tế tri thức, dựa trên cơ sở phát triển mạnh như vũ bão về khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường Đất nước có nhiều cơ hội lớn để phát triển kinh tế Muốn "đi tắt, đón đầu", hội nhập với nền kinh tế thế giới thì yếu tố con người - sản phẩm của nền giáo dục - đào tạo - đóng vai trò quyết định Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát
triển đất nước, Đảng ta khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu", "giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân” Trước yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải phát triển nền giáo dục theo hướng: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới quản lý giáo dục
Để thực hiện được mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn
2001 - 2010 của Đảng và Nhà nước Phải chuẩn bị nhiều điều kiện trong đó
cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện quan trọng của quá trình dạy học
Trong điều kiện hiện nay của các trường, cơ sở vật chất đã có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội Nhưng thiết bị dạy học còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đảm bảo, không đồng bộ về cơ cấu, một số thiết bị đã
cũ, hỏng, nguồn kinh phí do nhà nước cấp để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp thiết bị dạy học (nhất là thiết bị hiện đại) còn hạn chế Bên cạnh đó việc quản
lý và sử dụng thiết bị dạy học hiện có của các trường còn nhiều hạn chế về nhận thức của cán bộ giáo viên, về vai trò và ý nghĩa của thiết bị dạy học trong quá trình đổi mới
Những khó khăn và bất cập của thiết bị dạy học mâu thuẫn với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, với nguyện vọng của giáo viên và học sinh Có thiết bị dạy học phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học và nắm bắt kiến thức một cách trực quan sinh động, rèn luyện kỹ năng thực hành Đây là cơ sở thực tiễn để tìm ra các biện pháp quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới và mục tiêu giáo dục
Trang 12Chương II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở TRƯỜNG THPT MƯỜNG TÈ-LAI CHÂU
2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC.
2.1.1 Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường THPT Mường Tè đóng trên địa bàn thị trấn Mường Tè, Mường
Tè nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lai Châu, nằm trên biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc Phía Tây và phía Nam huyện Mường Tè giáp huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên Phía Đông Mường
Tè là huyện Sìn Hồ Diện tích tự nhiên huyện Mường Tè ngày nay là 3.678,83
km Địa hình núi cao xen lẫn thung lũng, có các đỉnh núi: Pu Tả Tông (cao 2.109 m), Pu Đen Đinh (1.886 m), Pu Si Lung (3.076 m), Các sông chảy trên địa bàn huyện là: sông Đà, sông Nậm Ma, sông Nậm Cúm, sông Nậm Nhé, thuộc hai hệ thống: hệ thống sông Hồng và sông Mê Kông Đất rừng chiếm khoảng 90% diện tích đất tự nhiên của huyện Diện tích tự nhiên của huyện Mường Tè là 5.042,8 km², là huyện rộng nhất tỉnh Lai Châu và cũng là huyện cực tây Việt Nam, với quy mô dân số khoảng 44.800 người.
Trường THPT Mường Tè được thành lập ngày 08/1996, địa bàn tuyển sinh của nhà trường bao gồm toàn bộ 18 xã và thị trấn, phần lớn học sinh ở xa trường, nơi xa nhất cách trường khoảng 200 km, điều kiện đi lại, ăn ở của học sinh gặp nhiều khó khăn, nên có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ (2/3 số giáo viên dưới 30 tuổi, 1/3 số giáo viên mới vào nghề) nên tay nghề chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy còn nhiều hạn chế việc sử dụng các thiết bị dạy học chưa thường xuyên và chưa sử dụng hết công suất các thiết bị dạy học được trang cấp, huyện chưa có điện lưới quốc gia, năm học 2009-2010 trong suốt thời gian từ tháng 11/2009 đến nay hầu như bộ môn tin học không có điện để thực hành ( mặc dù trường được đầu tư 02 phòng máy tính trong đó có 01 phòng máy tính đa năng)
Tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 như sau:
* Đội ngũ cán bộ giáo viên:
Trang 13- Tổng số cán bộ, giáo viên: 48 ; Nam : 27/48 = 56,25% ; Nữ : 21/48 = 43,75%.
- Số giáo viên trong biên chế : 38 ; Số giáo viên hợp đồng : 0
- Phòng máy tính: 02 phòng có 46 máy vi tính (44 máy cho học sinh và
02 máy cho giáo viên)
* Thiết bị dạy học:
Là trường ở vùng đặc biệt khó khăn, từ khi thành lập đến nay nhà trường được cấp phát toàn bộ sách giáo khoa và các thiết bị dạy học theo qui định của Bộ thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa THPT như sau:
- Tổng số thiết bị của mỗi khối
Trang 14* Sách giáo khoa, sách giáo viên: Đủ cho học sinh và giáo viên mỗi
người 1 bộ của chương trình sách giáo khoa mới
Thiết bị dạy học được cung cấp theo danh mục tối thiểu của Bộ quy định Đây chính là điều kiện hết sức thuận lợi cho quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy Nhà trường đã giáo dục được nhiều học sinh quyết tâm học tập,có ý thức vươn lên trong học tập và tu dưỡng
Thiết bị dạy học được cung cấp với số lượng tương đối lớn, chủng loại
đa dạng, phục vụ cho tất cả các môn học cơ bản, cho cả các hoạt động ngoài
Trang 15giờ lên lớp, cho dạy tự chọn, nhưng chưa có phòng học bộ môn, chưa có phòng thực hành, phòng đa chức năng.
Nhận thức về việc sử dụng TBDH của giáo viên còn hạn chế (ngại sử dụng, chỉ dùng khi có dự giờ ) kỹ năng sử dụng các TBDH của giáo viên còn nhiều lúng túng, bất cập
Cán bộ phòng thí nghiệm 01 người, chưa được đào tạo đúng chuyên ngành, nên việc quản lí thiết bị, thí nghiệm còn nhiều hạn chế
Điều kiện kinh tế của nhân dân trên địa bàn còn đặc biệt khó khăn (56% đói nghèo) nên việc huy động nguồn lực trong dân hầu như không thực hiện được Trong địa bàn huyện Mường Tè lại không có cơ sở công nghiệp, nên việc tổ chức ngoại khoá (thăm quan, thực hành ) và tranh thủ sự giúp đỡ về vật liệu, kỹ thuật cho việc bổ sung, sửa chữa, cải tiến thiết bị dạy học của nhà trường gặp rất nhiều khó khăn
2.1.2 Một số kết quả đạt được trong quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
* Việc quản lý công tác bảo quản thiết bị dạy học:
Nhà trường có 01 phòng để bảo quản thiết bị dạy học, phòng được trang
bị giá để, tủ đựng, hòm chứa thiết bị, đảm bảo các yêu cầu về độ ẩm, ánh sáng, phòng cháy, điện Các thiết bị được sắp xếp ngăn nắp, khoa học tiện cho việc bảo quản và sử dụng Thiết bị được làm sạch, bảo quản ngay sau khi sử dụng, hàng năm có kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước
* Việc quản lý công tác sử dụng thiết bị dạy học:
Trước yêu cầu thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa hiện nay, việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học là một điều kiện quan trọng, để việc đổi mới phương pháp dạy học đạt hiệu quả
Trường có sổ theo dõi nhập kho, cho mượn các thiết bị dạy học Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc sử dụng thiết bị của giáo viên theo từng tháng, kịp thời nhắc nhở cán bộ giáo viên khai thác đảm bảo hiệu quả
Hàng năm nhà trường đều cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về sử dụng thiết bị một số môn: Lý, Hoá, sinh, công nghệ, những giáo viên này khi
về trường sẽ phát huy và vận dụng tốt những kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu và làm nòng cốt trong tổ chuyên môn, nhóm bộ môn Đồng thời bồi dưỡng, hướng dẫn cho giáo viên sử dụng thiết bị nhất là các thiết bị mới