... hướng dạy học đọc - hiểu văn Sóng (Ngữ văn 12) gắn liền vói đời sống thực tiễn 2.2.2.1 Dạy văn Sóng (Xuân Quỳnh) trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn * Khổ 1+2: Hóa thân vào sóng để bộc... THPT gắn với đời sống thực tiễn Đối tượng nghiền cứu Chúng tập trung nghiên cứu: Lí thuyết đọc - hiểu, đọc - hiểu văn gắn với đời sống thực tiễn Vận dụng hướng dẫn HS biết cách đọc hiểu văn Sóng ... Tìm hiểu sở dạy học Ngữ văn với đời sống quy trình dạy học đọc - hiểu văn trữ tình trường THPT gắn với đời sống thực tiễn Vận dụng hiểu biết ừên để đọc - hiểu văn Sóng Xuân Quỳnh (SGK Ngữ văn
Trang 1NGÔ THỊ HỒNG NGỌC
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “SÓNG” (XUÂN QUỲNH) GẮN
LIÈN VỚI ĐỜI SỐNG THựC TIỀN
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • •
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học ThS NGUYỄN THỊ MAI
HƯƠNG
HÀ NÔI – 2015
Trang 2Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tớiBan giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho tôi
có cơ hội học tập, rèn luyện và có cơ hội được thực hành nghiên cứu khoahọc tại trường
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Phương phápdạy học Ngữ văn cùng toàn thể các thày cô trong khoa Ngữ văn đã nhiệt
tình giảng dạy Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ
Nguyễn Thị Mai Hương, người đã tận tĩnh hướng dẫn, giúp đỡ và truyền
đạt cho tôi những kinh nghiệm khoa học quý báu giúp tôi hoàn thành khóaluận đúng thời hạn
Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, ngườithân, bạn bè đã động viên, chia sẻ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thànhkhóa luận này
Tôi xỉn chân thành cảm ơn ỉ
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm
2015 Tác giả khóa ỉuận
Ngô Thị Hồng Ngọc
Trang 3Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi,
dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Mai Hương, chưa được công
bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào Nếu có gì sai sót, tôi xin chịuhoàn toàn trách nhiệm theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm
2015 Tác giả khóa
luận
Ngô Thị Hồng Ngọc
Trang 4DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Đối tượng nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Dự kiến đóng góp 5
9 Bố cục khóa luận 5
NỘI DUNG 6
Chương 1 Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ cơ SỞ THựC TIỄN 6
1.1 Cơ sở lí luận 6 1.2 Cơ sở thực tiễn 9 1.2.1 Đọc hiểu văn bản trữ tình gắn liền với đời sống thực tiễn 11
1.2.2 Thực trạng tiếp nhận văn bản “Sóng” (XuânQuỳnh) trong trường THPT 11
Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC - HIỂUVĂN BẢN “SÓNG” (NGỮ VĂN 12) GẮN LIỀN VỚI ĐỜI SỐNG THựC TIỄN 14
2.1 Đặc trưng của văn bản trữ tình 14 2.1.1 Khái niệm văn bản trữ tình 14
2.1.2 Đặc trưng của văn bản trữ tình 15
Trang 62.1.2.1 Lấy việc bộc lộ nội tâm con người làm mục đích, nội dungbiểu đạt 152.1.2.2 Chủ thể trữ tình 162.1.2.3 Ngôn ngữ trữ tình 192.2 Các biện pháp dạy học đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Ngữ văn 12)
21
2.2.1.Biện pháp chung 212.2.1.1 Đọc tiếp cận vãn bản "Sóng" (Xuân Quỳnh) 21
hiện hình tượng nhân vật trữ tình: Sóng và Em 23
2.2.2.Phương hướng dạy học đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Ngữ văn 12)gắn liền với đời sống thực tiễn 252.2.2.1 Dạy đọc hiểu văn bản "Sóng" (Xuân Quỳnh) trong trườngTHPT gắn liền với đời sống thực tiễn 25
2.22.2 Quan niệm nhân sinh mới mẻ trong văn bản "Sóng" (Xuân
Quỳnh) 35Chường 3 GIÁO ÁN THựC NGHIỆM 41KẾT LUẬN 54TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Môn Ngữ văn là một trong những môn quan trọng trong trường THPT
và vấn đề giảng dạy Ngữ văn luôn là vấn đề được mọi người quan tâm Bởikiến thức trong môn học có vai trò đặc biệt đối với đời sống con người.Trong đó, tri thức trong văn học đem lại giá trị sống phong phú, giúp conngười hoàn thiện mình hơn Tuy nhiên với giới trẻ hiện nay và đặc biệt làhọc sinh THPT thì việc học văn cũng như tiếp nhận các tác phẩm văn họcngày càng trở nên khó khăn Học sinh thờ ơ với các văn bản trữ tình vì xa
Trang 7ròi hiện thực cuộc sống Do vậy, việc học văn càng trở nên nhàm chán vô
vị, học sinh học với thái độ học đối phó
Việc học sinh ừong nhà trường THPT quay lưng lại với các tác phẩmtrữ tình nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói chung nguyên nhân không chỉ làthái độ vô cảm của các em trong việc cảm thụ hay tiếp nhận một tác phẩmvăn học Có thể văn học trữ tình còn xa lạ với các em do khoảng cách, thờigian tâm lí càng khiến học sinh không tiếp nhận Bên cạnh đó là phươngpháp dạy học của một số giáo viên vẫn dạy văn theo lối truyền thống, chưathực sự có ý thức đổi mới trong phương pháp dạy cũng như cách truyền đạtnên không tạo ra cho học sinh sự hứng thú khi học
Từ những nguyên nhân trên, chúng tôi thiết nghĩ cần phải tạo tâm thếhứng thú cho học sinh khi học bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là các văn bản trữtình, người dạy cần phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học Ngữ vănừong nhà trường THPT Ý thức được vấn đề đó, người dạy học sẽ có cáinhìn toàn diện tích cực về văn học và vai trò của bộ môn Ngữ văn trong đờisống Nâng cao chất lượng dạy học nhằm truyền đạt những kiến thức khôngthể thiếu mang giá tri nhân văn là cách chúng ta mang đến cho học sinhnhững hành trang tinh thần quý giá với đời sống tình cảm phong phú để các
em trưởng thành làm người, hiểu cuộc đời, từ đó biết yêu thương, biết chia
sẻ để sống có ý nghĩa hơn cho bản thân, gia đình và cho xã hội
Trên tinh thần đổi mới của Bộ Giáo dục về dạy - học Ngữ văn, chúng
tôi chọn đề tài: Đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh) gắn liền vói
đòi sống thực tiễn với mong muốn đi tiếp con đường mà các nhà giáo dục
quan tâm Nghiên cứu này chúng tôi muốn đóng góp một phần nhỏ vào việcdạy học với hi vọng tác phẩm sẽ đến gần hơn và trở nên thiết thực hơn vớihọc sinh THPT
2 Lỉch sử vấn đề
Trang 8Bàn về vấn đề phương pháp dạy học và dạy học Ngữ văn có từ rấtsớm, xuất phát đầu tiên ở các nước phương Tây Xuất hiện với một số cuốnsách như:
“Phương pháp dạy học văn ” của IA Rex Trình bày phương pháp học
một cách rất cụ thể, nhấn mạnh vai trò đọc sáng tạo Coi đó là phương phápđặc thù nhằm phát triển năng lực cảm thụ văn học trên phương diện nghệthuật thông qua Đọc - hiểu
“Phương pháp dạy học văn ở trường THPT” V.A Nhiconxki (Ngọc
Toàn và Bùi Lê dịch) cho rằng dạy học văn có vị trí và vai trò chủ đạo củangười học ừong nhà trường và hoạt động đọc diễn cảm trong quá trình tiếpnhận
Ở Việt Nam những năm 80, những cuốn sách bàn về đọc văn và văn
học như: “Cảm thụ văn học giảng dạy văn học ” của GS Phan Trọng Luận:
Tầm quan trọng của việc đọc, đọc từng câu, từng chữ không thể nhảy cóc.Đọc không chỉ dừng lại ở việc quan sát bề mặt câu chữ mà phải thấy được
bề sâu từng ý nghĩa mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm: “Văn học và nhân cách” GS Nguyễn Thanh Hùng cũng nhấn mạnh đến sự phát triển của quá
trình đọc được hoạt động liên tưởng, tưởng và giới thiệu nghệ thuật
Ngoài ra còn có nhiều bài báo, chuyên đề, chuyên luận như: Báo văn
nghệ (14.2.1988) “Môn văn như thực trạng và giải pháp”, GS Trần Đình
Sử Đề cập tới ba mục tiêu của việc dạy văn, rèn luyện khả năng đọc hiểu,bám sát tác phẩm không suy đoán tùy tiện
Trong bài viết: “Dạy đọc hiểu là tạo nên nền tảng văn hóa cho người đọc”, GSTS Nguyễn Thanh Hùng chỉ ra việc đọc hiểu giúp hình thành và
củng cố, phát triển năng lực, nắm vững và sử dụng Tiếng Việt một cáchthảnh thạo Từ bình diện văn hóa ấy, bài viết xác định: Đọc là một hoạtđộng có văn hóa, có ý nghĩa cơ bản cho sự phát triển của nhân cách
Trang 9Chuyên đề: “Đọc và tiếp nhận văn chương”, GSTS Nguyễn Thanh
Hùng khẳng định: Tiếp nhận tác phẩm văn học là một quá trình vì nó chỉdiễn ra một hoạt động duy nhất là hoạt động đọc văn GS Phan Trọng Luận
trong chuyên đề: “Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học” đã phân tích tầm
quan trọng của hoạt động đọc Đọc từ chữ đầu đến chữ cuối, đọc để tri giácbằng mắt, tai tất cả các hình ảnh, chi tiết, từ ngữ Quá trình đọc là quá trìnhthâm nhập từng bước vào nội dung ý nghĩa của tác phẩm
Tất cả các nghiên cứu trên của văn chương cho rằng đọc là hoạt độngđàu tiên của tiếp nhận văn chương Dựa vào nghiên cứu trên khóa luận này
chúng tôi tiến hành tổ chức: Đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh)
ừong nhà trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích:
Xác lập các hoạt động các bước dạy văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh)theo hướng đọc hiểu
Làm rõ các vấn đề xung quanh gắn với đời sống thực tiễn Khóa luận
sẽ đi nghiên cứu đặc điểm của thể loại trữ tình góp phần xây dựng quy trìnhdạy văn gắn liền với đời sống
Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học văn ở trường THPT theohướng dạy văn là dạy học sinh biết cách làm người - con người không chỉ
có tri thức mà còn có khả năng thích ứng cao, biết giao tiếp, ứng xử ừongđời sống
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu cơ sở của dạy học Ngữ văn với đời sống và quy trình dạyhọc đọc - hiểu văn bản trữ tình ở trường THPT gắn với đời sống thực tiễn
Trang 10Vận dụng những hiểu biết ừên để đọc - hiểu văn bản “Sóng” của Xuân
Quỳnh (SGK Ngữ văn lớp 12 tập 1 Nxb GD) trong trường THPT gắn vớiđời sống thực tiễn
5 Đối tượng nghiền cứu
Chúng tôi tập trung nghiên cứu:
Lí thuyết đọc - hiểu, đọc - hiểu văn bản gắn với đời sống thực tiễn
Vận dụng và hướng dẫn HS biết cách đọc hiểu văn bản “Sóng” của
Xuân Quỳnh (SGK Ngữ văn lóp 12 tập 1 Nxb GD) trong trường THPT gắnliền với đời sống thực tiễn
6 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các đặc trưng chung của thể loại trữtình mà cụ thể là các đặc trưng của thơ trữ tình Đặc biệt, đi sâu vào hoạtđộng đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh) trong trường THPT gắn liềnvới đời sống thực tiễn
7 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lí thuyết: phương pháp phân tích tổng họp, phương pháp
so sánh đối chiếu
Phương pháp thực nghiệm: vận dụng lí thuyết đọc - hiểu vào thiết kếbài giảng “Sóng” của Xuân Quỳnh (SGK Ngữ văn 12 tập 2, Nxb GD) ữongtrường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn
Bên cạnh đó, khóa luận góp phần hình thành và phát triển khả năngtìm tòi và nghiên cứu khoa học của người viết
Trang 11Trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại như ngày nay, con người
có rất nhiều cách để tiếp cận một tác phẩm văn học Trong đó đọc - hiểu làphương pháp phổ biến nhất để gần hơn với các tác phẩm văn học vì vănchương là nghệ thuật ngôn từ
Theo SGK Ngữ văn nâng cao lớp 10: Đọc là “hoạt động nắm bắt ỷ nghĩa trong các kí hiệu của văn bản, khác với nghe là hoạt động nắm bắt ỷ nghĩa từ tín hiệu âm thanh Đọc ở đây đòi hỏi hiểu nội dung từ ngữ, tình
cảm, cái đẹp của văn bản và có thể sử dụng văn bản đó vào đời sống cánhân và xã hội
Hiểu là nắm được những thông tin chính của văn bản và ý nghĩa màtác giả muốn gửi gắm, bên cạnh đó giải thích và biểu đạt được cái hay củavăn bản Hiểu là ngộ ra, nhận ra những triết lý nhân sinh mà tác giả gửigắm qua từng văn bản Đồng thời thời cũng là sự bổ sung những ý kiến mớităng thêm giá trị cho tác phẩm
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Hùng thì “£)ợc - hiểu là đọc cái chủ quan của người viết bằng cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của mình vào trang sách Đọc - hiểu không chỉ là tái tạo âm thanh, từ và chữ viết mà còn là quá trình nhuần thẩm tín hiệu nghệ thuật chưa mã hóa đồng thời với việc huy động vốn sổng, kinh nghiệm cá nhân của người đọc để lựa chọn
Trang 12giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ỷ nghĩa vốn có của văn chương Đọc - hiểu là đón đầu những gì đang đọc qua từng từ, từng câu, từng đoạn rồi mới quay
về với những gì đã đọc để ỉciểm chứng và đi tìm sự hợp sức của tác giả để tác phẩm được tái tạo trong tính cụ thể và giàu tưởng tượng” [5,tr.5] Trong cuốn “Hiểu văn dạy văn” GS.TS Nguyễn Thanh Hùng khẳng
định: Đọc - hiểu không những là những hình thức tiếp nhận nội dung, vẻđẹp thẩm mĩ của văn bản đó mà còn là hoạt động tâm sinh lí, có tính trựcgiác và khái quát Nó hàm chứa trong đó kinh nghiệm cá nhân của bạn đọc.Đây là mối quan hệ giữa chủ thể sáng tác và chủ thể tiếp nhận, tạo ra quátrình giao tiếp ngầm giữa nhà văn và bạn đọc Người đọc chính là ngườiđồng sáng tạo trong văn chương
Còn theo GS Nguyễn Thái Hòa: Đọc - hiểu là một phương pháp: “Nói một cách khái quát dù đơn giản hay phức tạp đều là hành vi ngôn ngữ, sử dụng lỉnh hoạt một thủ pháp, thao tác bằng cơ quan thị giác và thỉnh giác
để tiếp nhận và phân tích, giải mã và ghì nhớ nội dung thông tin, cấu trúc văn bản GS đã chỉ ra đọc - hiểu là một hành vi ngôn ngữ và coi đó là một
thao tác dùng thị giác và thình giác Người đọc đi tìm hiểu nội dung vànghệ thuật của văn bản, không chỉ vậy đọc - hiểu còn là quá trình ghi nhớnội dung thông tin và cấu trúc văn bản
Sách giáo viên Ngữ văn 6 đã nêu ra khái niệm đàu tiên về đọc - hiểu,
về phương pháp đọc - hiểu: “Cách làm chủ yểu vẫn là bằng hình thức nêu các câu hỏi hướng dẫn nhưng nhấn mạnh phương châm đề cao công việc hoạt động của học sinh, nhằm tìm hiểu văn bản theo 3 hướng sau: Đọc - hiểu; suy nghĩ - vận dụng; liên tưởng - tích lũy các phương pháp dạy học hiện đại
Từ những ý kiến và hiểu biết trên, chúng tôi đi đến xác lập khái niệm
về phương pháp đọc - hiểu trên tinh thần tham khảo, học hỏi:
Trang 13Theo nghĩa rộng: Đọc - hiểu là thuật ngữ chỉ chung cho phương thức
và mục đích của việc lĩnh hội tri thức và nắm bắt thông tin Đó là hoạt độngnhận thức nói chung thông qua con đường giải mã văn bản bằng ngôn từ.Theo nghĩa hẹp: Đọc - hiểu là hoạt động thưởng thức nghệ thuật ngôn
từ, hưởng thụ thẩm mĩ của con người Nó bao gồm nhiều hành động thểchất và thao tác tư duy (tưởng tượng, liên tưởng, phán đoán ) để đi đếnđích là
hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của văn bản
Như vậy, đọc - hiểu không đơn giản là một kĩ năng như nhiều người
đã quan niệm mà nó chính là một con đường nhằm thu nhận kiến thức
Mô hình chung cho hoạt động đọc văn: Biết - nhớ - hiểu - vận dụng; từnhững năng lực cảm nhận, lí giải, thưởng thức, ghi nhớ Chúng ta có thểbước đầu xác định thao tác chính sử dụng trong phương pháp đọc - hiểugồm các bước:
Bước ỉ: Cần tạo tâm thế tiếp nhận văn bản văn học cho học sinh tức là
thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học bằng nhiều cách: Lời vào bài hay,
ấn tượng hoặc tổ chức một cuộc thi nhỏ, ứng dụng các phương tiện kĩ thuật
sẽ phần nào gây hứng thú cho học sinh
Bước 2: Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật hay chính là giúp học sinh đọc
-hiểu khái quát văn bản
Đọc hiểu khái quát văn bản bao gồm đọc văn bản, tìm hiểu xuất xứ,thể loại, bố cục văn bản, tìm hiểu chú thích
Bước 3: Tái hiện hình tượng văn học.
Để tái hiện hình tượng văn bản văn học thì học sinh cần đọc kĩ văn bảnvăn học tức đọc nhiều làn để có khả năng ghi nhớ kết cấu văn bản, các chitiết biến cố văn bản Có thể tái hiện hình tượng văn học bằng nhiều cách
Trang 14như: sơ đồ hóa, tổ chức cho học sinh làm bài tập nhóm, thảo luận, chơi tròchơi
Bước 4\ Phân tích, cắt nghĩa, khái quát hóa ý nghĩa nghệ thuật bằng
phương pháp đàm thoại, diễn giảng
Học sinh đọc kĩ văn bản, khảo sát tất cả các yếu tố tạo thành văn bản,lựa chọn một số yếu tố được xem là cơ bản quan trọng có lượng tư tưởng,chủ đề cao để khảo sát vì những yếu tố đó tập trung tư tưởng, tài năng củatác giả và làm nên giá trị của tác phẩm
Bước 5: Tự bộc lộ nhận thức hay chính là bước đánh giá liên hệ thực
tiễn
Người đọc đưa ra ý kiến của mình đối với một văn bản có hai cấp độ:
Thứ nhất: Đánh giá khách quan, đánh giá dựa ừên những căn cứ thông qua
nội dung văn bản vừa phân tích để có nhận xét đúng đắn
Thứ hai: Bộc lộ thái độ của cá nhân mang màu sắc chủ quan thể hiện
quan điểm của người đọc: Yêu, ghét, phản đối hay đồng tình
Biện pháp thực hiện: Giúp học sinh liên hệ thực tế: Yêu cầu học sinhnhập vai để bộc lộ bản thân, yêu cầu học sinh nêu quan niệm cũng như cảmnhận khi đọc xong tác phẩm
Trên đây là những bước cơ bản của việc đọc - hiểu một tác phẩm văntrong chương trình dạy học, xung quanh đó còn có nhiều kiến thức khácnhau về vấn đề này Trong giờ học, người giáo viên hoàn toàn có thể kếthợp các phương pháp của mình để giờ dạy đạt hiệu quả cao
1.2 Cơ sở thực tiễn
Văn học luôn là nguời thư kí trung thành của thời đại, thời đại xã hộithế nào sẽ được thể hiện vào trong tác phẩm như vậy Tác phẩm văn học rađời là để con người thỏa mãn nhu cầu tỉnh thần hiểu biết của con người.Vậy nên, văn chương là để phục vụ con người, vấn đề duy nhất đặt ra là:
Trang 15cần phải đáp ứng nhu cầu đời sống bằng chính đặc trưng của văn chương.
“Văn học là nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội Trong giáo dục phổ thông, cần phải gắn văn chương với đời
sống thực tiễn, nhằm nâng cao kiến thức cũng như khả năng nhận biết chohọc sinh Đây cũng là một trong những nguyên tắc dạy học ngữ văn gắnliền với đời sống thực tiễn Đây không phải là vấn đề mới nhưng cần thốngnhất một cách hiểu thấu đáo về bản chất và đặc điểm mối quan hệ giữa vănchương và đời sống thật ra không dễ dàng Đã biết sức mạnh riêng của môn
văn trước hết tồn tại “bản chất người ” trong từng tác phẩm Sức mạnh
riêng của môn văn được nhân lên gấp nhiều lần trong nhà trường với tưcách một môn học cơ bản
Những tác phẩm được lựa chọn trong nhà trường có một giá trị tiêu biểu
“quỷ hồ tinh bất quỷ hồ đa Nội dung đã được sàng lọc, xác định qua thời
gian nên mang tính thời sự và có giá trị thực tiễn
Xã hội càng phát triển, đặc biệt ừong thời đại hội nhập, nhu cầu vươntới một nền giáo dục chất lượng cao, đào tạo ra những con người có khảnăng thích nghi với cuộc sống, giải quyết những vấn đề thiết thực của cuộcsống ngày càng cấp thiết Đó là cái đích hướng của giáo dục, trong đó Ngữvăn là một môn học có vai trò rất quan trọng
Từ trước tới nay, môn Ngữ văn được coi là môn học đặc thù với rấtnhiều đặc tính: Vừa rèn luyện về ngôn ngữ, rèn luyện tư duy hình tượngcũng như khả năng sáng tạo của học sinh, vừa rèn luyện khả năng cảm thụvăn chương lại vừa tăng khả năng giáo dục nhân cách, đạo đức Mục đíchcủa việc dạy văn trong nhà trường là đào tạo ra những con người có tư duyđộc lập, sáng tạo, có kĩ năng đọc, kĩ năng viết và kĩ năng đáp ứng các nhucầu trong cuộc sống Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách
Trang 16quan, việc dạy và học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay chưa đáp ứngđược những nhu càu trên.
Theo điều tra của nhiều công trình nghiên cứu về việc dạy - học vănhiện nay, kết quả học tập môn Ngữ văn rất đáng báo động Nhiều học sinhkhông biết cách viết như thế nào cho họp lí một bài văn, không biết cáchhành văn thậm chí còn không chịu tìm hiểu văn bản trong chương trìnhcũng như các sách tham khảo bên ngoài Đáng nói hơn là nhiều học sinh,sinh viên ra trường vẫn không biết cách viết một lá đơn xin việc, khôngtrình bày được ý tưởng trong công viêc một cách mạch lạc tức là đã thiếu
đi những kĩ năng sống cơ bản lẽ ra phải được trang bị và môn Ngữ văn làyếu tố giúp hình thành những kĩ năng cơ bản đấy Vì vậy, dạy học Ngữ văntrong nhà trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn là vấn đề cần thiết
1.2.1 Đọc hiểu văn bản trữ tình gắn liền vói đòi sống thực tiễn
Như đã trình bày ở lí do chọn đề tài: Đối với những văn bản vănchương thuộc thể loại trữ tình, học sinh thường có quan niệm chúng quálãng mạn, xa rời thực tế cuộc sống và cho rằng đó chỉ là cảm nhận của giớivăn nghệ sĩ nên tiếp nhận văn bản trữ tình theo hướng “học cho xong”.Trong thực tế, những văn bản trữ tình lại mang giá trị nhân sinh tích cực màhọc sinh chưa thật sự khám phá hoặc chưa muốn khám phá Người giáoviên với vai trò hướng dẫn tổ chức hoạt động học của học sinh chính làchiếc càu nối giúp học sinh nhận ra và tiếp thu những giá trị đó qua phươngpháp đọc - hiểu văn bản Nếu như trong những giờ dạy học đọc - hiểu vănbản trữ tình giáo viên có thể dẫn dắt học sinh tới những giá trị nhân sinhthực tiễn, học sinh có thể áp dụng vào trong cuộc sống của mình thì chắcchắn sẽ không còn khô khan với các em nữa mà thay vào đó học sinh sẽ hàohứng hơn, tiếp thu hiệu quả hơn
Trang 17Trong giờ học giáo viên giúp học sinh biết rung cảm với nhịp đập tráitim con người trước cuộc sống muôn màu, bồi đắp lòng tin yêu con người
và cuộc sống, biết căm ghét những gì hạ thấp nhân phẩm và ngăn cản sựphát triển toàn diện của con người Nếu không gắn với lợi ích thực tiễn đặcbiệt trong môi trường xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay thìviệc dạy đọc - hiểu văn bản trữ tình trong nhà trường THPT sẽ trở nên nặng
nề, giáo điều và không đạt được hiệu quả như mong muốn
1.2.2 Thực trạng tiếp nhận văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh) trong trường THPT
Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông ừong
đó có việc đổi mới phương pháp dạy học văn theo tinh thần khoa học hiệnđại đã và đang diễn ra phổ biến và thu được kết quả khả quan Việc chúngtôi chọn đề tài này xuất phát từ yêu càu đổi mới phương pháp dạy học đãđược quy định tại Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005 ở Khoản 2 Điều 5: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tỉnh tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học khả năng tự học, lòng say mê tự học và ỷ chỉ vươn ỉền”.
Đặc điểm cấu trúc chương trình THPT hiện nay quan tâm đến việc dạytác phẩm văn học theo thể loại Nhiều văn bản mới như văn bản nhật dụngđược đưa vào chương trình Vì vậy, nghiên cứu cảm thụ không chỉ đóngkhung một cách phiến diện vào vấn đề hứng thú mà cần chú ý nhiều hơnvào giá trị thực tiễn (gắn liền với tâm lí, sinh lí, xã hội, mĩ học ) Khôngthể dạy văn theo cách tĩnh và thiếu mối liên hệ biện chứng giữa văn học vàthực tế cuộc sống, khuynh hướng khoa học ngày nay yêu cầu một cáchnghiêm ngặt về khảo nghiệm thực tiễn trữ tình Bởi những đặc trưng rấtriêng của văn bản trữ tình so với các loại văn bản khác, đòi hỏi học sinh
Trang 18phải có năng lực cảm thụ văn chương mới có thể phân tích, cắt nghĩa, bìnhgiá những chi tiết, hình ảnh trong văn bản Trong khi trên thực tế, học sinhkhông có hứng thú với những bài thơ trung đại bởi chúng khó hiểu, côngthức, cũng không có hứng thú với thơ hiện đại bởi cho rằng đó là nhữngvăn bản xa rời thực tế và không phù họp với tâm lí đương thời.
Giáo viên với tư cách là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động củahọc sinh nhằm giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức Trong quá trìnhdạy, đôi lúc còn gặp phải lúng túng khi truyền tải những kiến thức, cảm xúcthẩm mĩ mà văn bản trữ tình đem lại Nguyên nhân một phần do giáo viênchưa liên hệ thực tế vào bài dạy khiến học sinh thấy mơ hồ và không hứngthú, tạo ra một khoảng trống không có sự liên hệ giữa học sinh và văn bảndẫn đến tình trạng “học cho xong” Mặc dù ừên thực tế, văn bản trữ tình cóđược viết ở thời đại nào cũng tái hiện cuộc sống, tái hiện hiện thực Vậynên sẽ khô khan nếu dạy đọc - hiểu văn bản trữ tình mà không gắn liền vớithực tiễn
Văn bản “Sóng” của Xuân Quỳnh là nhịp sóng lòng được nhà thơ hóa
thân và dành tặng cho đời nhiều cảm xúc, là một văn bản trữ tình trongchương trình SGK Ngữ văn THPT lớp 12 Đây là “một câu chuyện cổ tích
về tình yêu được nhà thơ kể lại”, là “đứa con tinh thần” thể hiện rõ nhất hồnthơ của nữ thi sĩ Trong chương trình Ngữ văn THPT, khi tiếp cận vãn bản
“Sóng” - một văn bản trữ tình của một tác giả nổi tiếng được đánh giá là
nét mới mẻ ừong thi ca Việt Nam vì một nữ nhân làm thơ về tình yêu củaphụ nữ, học sinh có thể thấy văn bản này hay, thấy thích những vần thơ lạnhưng chưa hiểu về văn bản, hiểu về tình yêu mà Xuân Quỳnh muốn gửigắm cũng như quan niệm nhân sinh mới mẻ chứa đựng trong đó Điều gì đã
làm cho văn bản “Sóng ” có sức sống trường tồn trong gần thế kỉ qua?
Trang 19Nhìn nhận thực ừạng này và với mục đích nâng cao chất lượng dạy học vănnói chung.
Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi lựa chọn đề
tài nghiên cúu: “Đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Xuân quỳnh) gắn liền vổi
đời sống thực tiễn” với mục đích giúp học sinh tiếp nhận văn bản trữ tình
và nhận thức được quan niệm nhân sinh mới mẻ Chúng tôi muốn góp mộtphần nhỏ vào việc đổi mới dạy học với hi vọng tác phẩm văn học sẽ gầngũi, thiết thực và hứng thú hơn với học sinh trong trường THPT
Chương 2 CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN
BẢN “SÓNG” (NGỮ VĂN 12) GẮN LIỀN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN
2.1 Đặc trưng của văn bản trữ tình
2.1.1 Khái niêm văn bản trữ tình
Thể loại văn học là dạng thức của tác phẩm văn học được hình thành
và phát triển tương đối ổn định ừong quá trĩnh phát triển của lịch sử vănhọc thể hiện sự giống và khác nhau về cách tổ chức tác phẩm, về các loạiđặc điểm của hiện tượng đời sống và tính chất của mối quan hệ giữa nhàvăn và các loại hiện tượng đời sống ấy
Mỗi thể loại văn học lại có những đặc điểm riêng về nội dung và hìnhthức nhằm đáp ứng và phản ánh phù hợp với hiện tượng đời sống, quanđiểm tư tưởng mà mà văn học muốn gửi gắm, phản ánh Chính vì thế, sựphân chia thể loại là một yêu cầu không thể thiếu Nhìn chung, đến nay cònrất nhiều sự tranh luận xung quanh vấn đề phân chia thể loại nhưng với giớihạn của đề tài về vấn đề dạy học đọc - hiểu văn học theo đặc trưng thể loạigắn liền với đời sống thực tiễn nên bài viết này chỉ đi sâu vào thể loại trữtình mà cụ thể là văn bản trữ tình
về nội dung, có thể thấy những tác phẩm trữ tình thường đi sâu vào
khám phá thế giới nội tâm, cảm xúc bên trong - những cảm xúc rất đa dạng,
Trang 20mơ hồ Đó có thể là niềm vui, nỗi buồn, sự chia li, hi vọng hay đau đớn Đặc biệt, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong những tác phẩm trữ tìnhthường bộc lộ một cách trực tiếp, có thể thiên về tình cảm cá nhân, có khisuy tư về nhân tình thế thái, về số phận con người, về thăng tràm xã hội, vềcảm xúc thời đại
về hình thức, tác phẩm trữ tình thường có hình thức ngắn gọn mangtính chất tâm tình, giàu nhạc điệu, ngôn ngữ mang tính cách điệu hàm súc,
tư tưởng được mã hóa vào những biểu tượng nghệ thuật đày ý nghĩa
Các tác phẩm trữ tình gồm cả tùy bút, thơ văn xuôi, ca trù nhưng tiêubiểu nhất là thơ trữ tình Đặc điểm cơ bản của tác phẩm trữ tình là thổ lộ ýnghĩ, cảm xúc trước thế giới, trong đó tình cảm là mạch phát triển then chốtcủa tác phẩm nên biểu hiện tập trung nhất của thể loại trữ tình là thơ trữtình Hiểu một cách đơn giản theo nghĩa hẹp thì văn bản trữ tình là nhữngvăn bản thơ trữ tình có nội dung phản ánh hiện thực bằng cách thể hiệnnhững cảm xúc, ý nghĩ, tâm trạng riêng của người nghệ sĩ trước cuộc sống
2.1.2 Đặc trưng của văn bản trữ tình
2.I.2.I Lấy viêc bôc ỉô nôi tâm con người làm muc đích, nôi dung biểu đat
Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm nhưng ở tácphẩm trữ tình lại có cách thể hiện tình cảm riêng biệt Ở tác phẩm tự sự, tácgiả xây dựng bức tranh về đời sống ừong đó các nhân vật thường có đường
đi và số phận của chúng Bằng những lời đối thoại và độc thoại, tác giả thểhiện tính cách và hành động con người qua những mâu thuẫn xung đột Ởtác phẩm trữ tình thế giới chủ quan của con người, cảm xúc, tâm trạng, ýnghĩa được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu:
“Ảo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Áo anh sứt chỉ đã lâu
Trang 21Mai mượn cô ẩy về khâu cho cùng ”
(Ca dao)Bài ca giống như một cái cớ để chàng trai tỏ tình với cô gái Bằng tàihoa nghệ thuật, người nghệ sĩ dân gian đã giữ lại cho chúng ta những tìnhcảm lành mạnh, trong sáng, tế nhị trong cách tỏ tình của đôi lứa ngày xưa.Đặc biệt với những bài thơ trữ tình có khả năng đi sâu vào những ngõngách tâm hồn con người để phản ánh thế giới nội tâm phức tạp và phongphú Những tình cảm ấy xuất phát từ những tình cảm thật trong đời sống:buồn, vui, yêu, ghét Điều này ta dễ dàng nhận ra trong những bài thơđương đại:
“Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đì ”
(“Vội vàng” - Xuân Diệu)
Xuân Diệu với niềm khát khao giao cảm với đời, với người, niềm hânhoan được hòa cùng không gian và thời gian, ước muốn vĩnh cửu hóa cuộcsống Với Xuân Diệu sống là không ngừng cảm nhận, không ngừng cốnghiến, bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình qua từng vàn thơ, con chữ Nhưvậy có thể thấy, từ những câu ca dao xưa cho tới những bài thơ đương đại,dấu hiệu chung của các tác phẩm trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp thế giớichủ quan của con người: Những cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ và từ đóngười đọc có thể cảm nhận thấy một phần mình ttrong cái được phản ánh
2.I.2.2 Chủ thể trữ tình
Nội dung tác phẩm trữ tình được thể hiện gắn liền với hình tượng nhânvật trữ tình hay còn gọi là chủ thể trữ tình
Trang 22Chủ thể trữ tình là hình tượng nhân vật trực tiếp đứng ra để thổ lộ cảmxúc, suy nghĩ, tâm trạng trong tác phẩm và chi phối toàn bộ cảm xúc của bàithơ Nhân vật trữ tình cũng có những đặc điểm riêng góp phần làm nên đặctrưng của văn bản trữ tình: Không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ
cụ thể như nhân vật tự sự và nhân vật kịch Cụ thể bài “Quê hương” của Tế
Hanh thì nhân vật trữ tình chính là tác giả:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
(“Quê hương” - Tế Hanh)
Trong một bài thơ thường có một nhân vật trữ tình nhưng những bàithơ có kết cấu đối đáp thường xuất hiện hai nhân vật trữ tình:
“Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ẩy thiết tha mặn nồng ”
(“Việt Bắc” - Tố Hữu)
Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa chủ thể trữ tình vànhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tìnhcảm là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tác của tácgiả
“Tôi yêu em âm thầm, không hỉ vọng Lúc rụt rè, khỉ hậm hực lòng ghen Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thẳm Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em ”.
(“Tôi yêu em” - A.x Pu-skin)
Nhân vật trữ tình là “tôi” và đối tượng để tâm tình ở đây là “em” Mặc dù
Trang 23không đánh đồng chủ thể trữ tình là tác giả nhưng nhân vật trong thơ
thường là hiện thân của tác giả
Để thấy rõ hơn đặc trưng này của văn bản trữ tình thì nhân vật trữ tìnhcũng có những đặc điểm riêng:
Thứ nhất, đó là nhân vật trữ tình mang nhiều cảm xúc và vào thờiđiểm xuất hiện ừong tác phẩm luôn có nhu cầu tâm sự, dãi bày Bài thơ
"Tiếng hát con tàu ” của Chế Lan Viên, nhân vật đã thể hiện rõ cảm xúc của
mình trong thời điểm miền Bắc sau những năm kháng chiến thắng lợi, vừamới trải qua thời kì khôi phục kỉnh tế, bắt đầu bước vào kế hoạch 5 năm lầnthứ nhất:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối
cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Như đứa frẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa ”
Ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa của anh và em mà còn
là những tình cảm thiêng liêng với gia đình, người thân với quê hương đấtnước
Thứ hai, nhân vật trữ tình thường bộc lộ cảm xúc trực tiếp xuất phát từhoàn cảnh cá nhân ừong đời sống nhưng đồng thời hướng tới tính khái quát
đại chúng dành cho tâm ừạng của nhiều người Như bài thơ “Tự hát” của
Xuân Quỳnh là cảm xúc, tâm trạng rất riêng của cô gái những cũng là cảmxúc chung của những người phụ nữ trong tình yêu: lo âu, trăn trở về tìnhyêu của mình
“Em trở vể đúng nghĩa ữái tim em Là máu thịt, đời thường ai chẳng có vẫn ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi ”
Trang 24Như vậy, thơ trữ tình biểu hiện thế giới nội tâm chủ quan, lại cũng cóthể theo cách riêng của mình phản ánh thực tế khách quan cuộc sống xã hội.
Đúng như V.Huy-go khẳng định: “Cái tôi trữ tình trong thơ là cái ta của thời đại”.
Thứ ba, cảm xúc của nhân vật trữ tình ít nhiều gắn bó với cuộc đời tácgiả Có thể nói lên tâm ừạng của tác giả nhưng không có nghĩa nó đồngnghĩa với tác giả bởi lẽ trong nhiều trường hợp tác giả đứng ở vị trí trung
gian nói hộ tâm ừạng của người khác Trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế
Lữ: nhà thơ nói hộ tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú, bịkìm kẹp khác xa với cuộc sống của nó trước đây
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ Thủa tung hoành hổng hách những ngày xưa Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi ”
Dù là nhân vật trữ tình nào thì phẩm chất và cá tính nhà thơ cũng đểlại dấu ấn sâu sắc trong tác phẩm Nếu điều nhà thơ viết ra không bắt nguồn
từ chính tâm tư, tình cảm của mình thì tác phẩm khó có sự hấp dẫn nghệthuật và khó gây xúc động trong lòng người đọc Ngược lại nếu nhà thơ chỉghi lại những cảm xúc tủn mủn, những tâm ừạng không bắt nguồn từ hiệnthực xã hội và lịch sử khách quan thì không có giá tri đối với cuộc sống tinhthần của người tiếp nhận
2.I.2.3 Ngôn ngữ trữ tình
Là hình thức của tác phẩm văn học, lời thơ cũng như lời của tác phẩm
tự sự và kịch đều mang tính gợi hình, gợi cảm, hàm súc nhưng trong ngônngữ thơ có những đặc điểm thể hiện theo cách riêng
Thứ nhất, ngôn ngữ thơ bão hòa cảm xúc: Đặc trưng nổi bật của thơtrữ tình là mọi từ, mọi câu đều chứa đựng cảm xúc Ngôn ngữ thơ khôngbao giờ là ngôn ngữ khách quan, yên tĩnh của các tác phẩm tự sự Lời thơ
Trang 25thường là lời đánh giá trực tiếp thể hiện một quan hệ của chủ thể với cuộcđời.
phủ Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở Khỉ ta
đi, đất đã hóa tâm hằn! ”
(“Tiếng hát con tàu”- Chế Lan Viên)
Màu sắc cảm xúc và cá thể hóa trong ngôn ngữ thơ lãng mạn gắn liền với
sự bùng nổ của cái tôi cá nhân và sự tuôn ừào của tình cảm Tình cảm nồngnhiệt trong thơ được dồn chứa vào ngôn từ, đặc biệt là những nhãn tự - tiêuđiểm để từ đó có thể nhìn thấu vào tâm hồn tác giả Chính vì thế sự lựachọn từ ngữ, phương thức tu từ trong thơ bao giờ cũng nhằm làm cho nộidung, cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hoặc phê phán của chủ thể
ừở lên nổi bật Đặc biệt lời thơ trữ tình còn mang tính chất “mê hoặc” Lờithơ thường phải khác thường để đưa ta vào những chân lí thâm thúy củacuộc sống Đây là điểm khác biệt hẳn so với lời tự sự, kịch hay lời nói đờithường
Thứ hai, ngôn ngữ thơ mang tính cách điệu: Ngôn ngữ thơ không sửdụng cách diễn đạt giản dị, sáo mòn trong đời sống mà thường tìm đến cáchdiễn đạt mới, sáng tạo hoặc đem đến những ý nghĩa mới mẻ cho những cáitưởng như cố định, sáo mòn Có thể coi đây là một yêu cầu lạ hóa trongthơ
Thứ ba, ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc: Do giới hạn khuôn khổ bàithơ đòi hỏi nhà thơ khi sáng tạo phải dồn nén tư tưởng, cảm xúc vào trongngôn từ Vì thế thường tìm đến biện pháp điệp, đối, so sánh, ẩn dụ, hoán
dụ, liên tưởng và sử dụng những biểu tượng giàu ý nghĩa:
Trang 26“Thuyền về nước lại sầu trầm ngả Củi một cành khô lạc mẩy dòng”
(“Tràng giang” - Huy Cận)Thứ tư, ngôn ngữ trữ tình rất giàu nhạc tính, hình ảnh: thơ trữ tình đặcbiệt sử dụng phổ biến các biện pháp ẩn dụ nghệ thuật Tác phẩm trữ tìnhphản ánh cuộc sống qua những rung động tình cảm Như nhịp đập của tráitim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu rất riêng để tạo nên sự hài hòađồng cảm Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ýnghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy Có thể coinhạc tính là một nét đặc trưng của tác phẩm thơ trữ tình, nhạc tính của ngônngữ thơ trữ tình được biểu hiện qua rất nhiều khía cạnh khác nhau nhưthanh điệu, gieo vần, cách ngắt nhịp, sự trùng điệp hài hòa
Thanh điệu là sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ Trầm bổng là sự thayđổi những âm thanh cao thấp khác nhau giữa thanh bằng và thanh trắc tạo
ra những điều mà chữ nghĩa không thể nói hết:
“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bển cô liêu
(“Trànggiang” - Huy Cận)
Một trong những cái đẹp trầm bổng của âm thanh là cách ngắt nhịp:
“Người ra đi / đầu / không ngoảnh lại Sau lưng / thềm nắng / lá rơi đầy
”
(“Tống biệt hành” - Thâm Tâm)
Cắt ngắt nhịp 3/1/3 - 2/2/3 góp phần thể hiện ý chí quyế tâm của người
ra đi và tình cảm lưu luyến bịn rịn khi xa Hà Nội
Trang 27Cuối cùng, ngôn ngữ trữ tình mang đậm dấu ấn riêng của tác giả: Từtính cá thể của tình cảm trong thơ đã chi phối cách lựa chọn ngôn từ và đểlại dấu ấn riêng của từng nghệ sĩ trong tác phẩm Do đặc điểm rất riêng củangôn ngữ trữ tình mà cụ thê là ngôn ngữ thơ nên khi khám phá một văn bảnthơ cần đi từ lớp ngữ nghĩa, lớp hình ảnh âm thanh, nhịp điệu đến việc tìmhiểu nghĩa bóng, tư tưởng, ý đồ nghệ thuật của tác phẩm Không phải ngẫunhiên mà khi nhắc đến thơ trữ tình, người ta nhắc đến những khúc hát dudương, khác với thơ trung đại, âm nhạc trong thơ trữ tình là âm nhạc gắnvới biểu hiện đa chiều của chủ thể Nói cách khác cùng với sự xuất hiệntrực tiếp của cái tôi cá nhân cá thể, thơ ca trữ tình lấy tiếng nói của conngười làm nền tảng cho nhạc điệu, giọng điệu.
Màu sắc “điệu nói” của thơ ca trữ tình đã mở rộng diện tiếp xúc đờisống của thơ, làm cho thơ trở nên phong phú hơn Tuy nhiên thơ trữ tình,
do sự trôi chảy quá mạnh của cảm xúc, nhiều khi trở nên dài dòng thừa thãi
về câu chữ
2.2 Các biện pháp dạy học đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Ngữ văn 12) gắn liền vói đòi sống thục tiễn
2.2.1 Biện pháp chung
2.2.1.1 Đọc tiếp cận văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh)
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) Tên khai sinh là Nguyễn Thị XuânQuỳnh, xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm và XuânQuỳnh ở với bà nội Xuân Quỳnh được xem là một trong những người viếtthơ tình hay nhất ừong nền thơ Việt Nam từ sau 1975, là một hiện tượng rấtquan ừọng của nền thơ chúng ta Bên cạnh truyện viết về thiếu nhi mangđến cho các em những tình cảm trong trẻo, trìu mến, nồng hậu và cái nhìnhóm hỉnh thông minh là những vần thơ về tình yêu vừa nồng nàn, vừa say
Trang 28đắm lại thiết tha dịu dàng, vừa trực cảm, vừa sâu lắng ừải nghiệm suy tư.Thơ Xuân Quỳnh mang đậm cái tôi thành thật:
“Không sĩ diện đâu nếu tôi yêu được một người Tôi sẽ yêu anh ta ham anh ta yêu tôi nhiều lắm Tôi yêu anh dẫu vạn lần cay đẳng ”
(“Thơ viết cho mình và những ngưòi con gái khác”)
Xuân Quỳnh thể hiện trong thơ khát vọng sống, khát vọng yêu và điliền với nó là những dự cảm về sự biến suy, phai bạc:
“Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Bây giờ yêu mai cỏ thể
xa rồi ”
(“Nói cùng anh” - Xuân Quỳnh)
Thơ Xuân Quỳnh mềm mại, nữ tính Đó là nét đẹp của người làm vợ,làm mẹ với tâm hồn tinh tế, chăm lo, tạo dựng đời sống bình yên Thơ XuânQuỳnh cũng là thơ tự bộc bạch giãi bày, mong được nương tựa, che chở gắnbó
Khi viết “Sóng”, Xuân Quỳnh đang ở độ tuổi 25, người phụ nữ ở tuổi
này có những suy nghĩ rất chín chắn về tình yêu Mặt khác cũng thấy được
ý thức của cái tôi bên cạnh cái ta chung Xuân Quỳnh cũng không đặt tìnhyêu trong quan hệ cảm tính một chiều mà thể hiện khát vọng tình yêu nhưmột nhu cầu tự nhận thức, khám phá Cảm xúc thơ do vậy vừa sôi nổi mãnhliệt, vừa gợi tới chiều sâu của sự triết lí
“Sóng” và “Em ” là hai hình tượng sóng đôi, để từ đó những khám
phá về Sóng, Em thấy mình Tình yêu trong em là sự vươn lên cái cao cả,lớn lao, là nỗi nhớ thương, thủy chung son sắt Đồng thời là khát vọng
Trang 29mãnh liệt của tình yêu, nỗi lo âu giữa cái hữu hạn của đời người với cái vôhạn của thời gian.
2.2.1.2 Tái hiện hình tượng nhân vật trữ tình: Sóng và Em
Do văn bản trữ tinh được tổ chức đặc biệt, ngôn ngữ giàu nhạc điệu vàhình ảnh nên đọc văn bản là một bước quan trọng để gợi lên hình ảnh, nhịpđiệu, âm hưởng của tác phẩm Đồng thời khơi gợi những ấn tượng đàu tiêntrong tâm trí người đọc Đặc biệt đối với văn bản thơ, đọc văn bản khôngchỉ có nhiệm vụ tượng thanh các con chữ mà còn là tượng hình bên trongnội quan của người đọc, thế giới hình tượng và chủ thể trữ tình bộc bạch,thổ lộ, giãi bày trong tác phẩm
Văn bản “Sóng” của Xuân Quỳnh là một văn bản trữ tình mà trong đó
nhân vật trữ tình thể hiện tình yêu mãnh liệt, khát khao hạnh phúc lứa đôi
Vì vậy, cần có giọng đọc phù hợp với từng câu, từng đoạn theo đúng diễnbiến tâm ừạng của chủ thể trữ tình: Giọng tình cảm lúc vui tươi, lúc sâulắng, lúc trầm ngâm, lúc lại chứa chan hạnh phúc Từ đó nổi bật lên chủ
đề chính của văn bản
2.2.1.3 Đọc hiểu văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh)
Đối với một văn bản trữ tình, có rất nhiều cách phân tích, cắt nghĩa, cóthể phân tích cắt nghĩa theo khổ, theo kết cấu, theo hình tượng, theo mạch
cảm xúc Văn bản “Sóng” của Xuân Quỳnh càn phân tích theo mạch cảm
xúc Tuy nhiên, dù thực hiện bước này theo cách nào cũng cần bám sát vào
từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, những dấu hiệu nghệ thuật của bài thơ để đisâu vào phân tích và chiếm lĩnh văn bản
Hóa thân vào sóng, mỗi khổ thơ như nhịp sóng lòng Vì vậy, văn bản
“Sóng” được phân tích theo từng khổ thơ:
Bố cục 4 phần:
Trang 30Khổ l+2\ Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu của
người phụ nữ khi yêu
Bài thơ mở đàu bằng hai câu thơ: “Dữ dội lặng lẽ”, tác giả tạo ra tiểuđối để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm ừạng của em Khitình yêu đến với người con gái, họ có thể sôi nổi, cười, nói, hát suốt ngày.Nhưng có lúc lặng lẽ trong suy tư, điều đáng nói là khát vọng tình yêu, nhất
là tình yêu đôi lứa bao giờ cũng thường trực trong trái tim tuổi trẻ
Điều đáng nói ở hai khổ thơ đàu chính là sự chủ động của con gái khiyêu, chủ động thể hiện cảm xúc, tinh cảm của mình, không ngại thể hiệnbản thân mình
Khổ 3+4: Nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa
Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch mộtcách hồn nhiên, chân thành sự bất lực không lí giải được câu hỏi ấy với cáilắc đàu ngộ nghĩnh đáng yêu Những tâm hồn đang yêu luôn khao khátkhám phá nhưng lại không lí giải nổi tình yêu, vì thế tình yêu luôn đẹp,luôn mới và hấp dẫn
Khổ 5+6+7: Nghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thủy của người con
Khổ 8+9: Nghĩ về sóng và khát vọng vĩnh cửu hóa tình yêu.
Khổ thơ thứ tám là nỗi khắc khoải tự nhận thức về mình, về tình yêu
và hạnh phúc trong cái quy luật muôn thuở của con người So với cái vô
Trang 31cùng, vô tận của không gian, thời gian thì con người thật nhỏ bé, cuộc sốngcon người thật ngắn ngủi Thơ Xuân Quỳnh mang đến nỗi lo âu, sự trăn trởbởi hạnh phúc hữu hạn của đời người giữa thời gian mênh mông.
Thơ Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến cái u uất buồn chán mà dẫnlối khát vọng, khát khao tình yêu, được sống, được hòa mình trong tình yêu
ấy để tình yêu không phai mờ theo năm tháng mà bất tử với thời gian
Tăm trạng nhân vật trữ tình: Sóng và Em
“Sóng” và “Em ” là hai hình tượng sóng đôi, để từ đó những khám
phá về Sóng, Em thấy mình Tình yêu trong em là sự vươn lên cái cao cả,lớn lao, là nỗi nhớ thương thủy chung son sắt Đồng thời là khát vọng mãnhliệt của tình yêu, nỗi lo âu giữa cái hữu hạn của đời người với cái vô hạncủa thời gian
Bài thơ có cấu trúc song hành giữa Sóng và Em, sóng cũng là Em mà
Em cũng là Sóng Sóng nước xôn xao, triền miên vô tận, gợi sóng lòng Emtràn đày khao khát trước tình yêu đôi lứa Sóng giàu sắc thái (dữ dội, dịu
êm, ồn ào, lặng lẽ ) Sóng có tính cách phức tạp nhưng thể hiện sự vĩnhhằng trong thiên nhiên, sự thống nhất của tự nhiên, Sóng là nỗi khát khaocủa biển, là sự hòa họfp giữa biển và bờ
Em là con người nhỏ bé giữa biển, trời, mây, nước nhỏ bé trongkhông gian rộng lớn ấy, nhỏ bé với mọi chuyển biến cuộc đời Em hữu hạncòn Sóng thì vô hạn, Em muốn hòa vào Sóng để soi mình, để không còn côđơn
Hòa trộn giữa âm thanh của Sóng vỗ với tâm trạng của người con gáikhi yêu Đó là khát khao, nhớ thương, hờn giận Sóng là Em - Xuân Quỳnhthi sĩ
2.2.2 Phương hướng dạy học đọc - hiểu văn bản “Sóng” (Ngữ văn 12) gắn liền vói đời sống thực tiễn
Trang 322.2.2.1 Dạy văn bản “Sóng” (Xuân Quỳnh) trong trường THPT gắn liền với đời sống thực tiễn
* Khổ 1+2: Hóa thân vào sóng để bộc lộ tâm trạng
Khổ 1 : Tâm trạng nhân vật trữ tình khi yêu
Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối: “Dữ dội - dịu êm”; “ồn ào - lặnglẽ” đã làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối cực.Những lúc biển động bão tố phong ba thì biển “dữ dội”, “ồn ào” còn nhữnglúc sóng gió qua đi biển lại hiền hòa “dịu êm”, “lặng lẽ”
Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng của chínhmình, tình yêu của người phụ nữ cũng không yên định mà đày biến động,khao khát Tình yêu của người phụ nữ nào có yên định, bởi có lúc họ cũngyêu mãnh liệt cuồng si với những mong ngóng, nhớ nhung Cũng có khighen tuông giận hờn vô cớ, nhưng có lúc lại thu về bản chất dịu dàng nữtính, họ “lặng lẽ” ngắm soi mình và chiêm nghiệm
Hai câu thơ tiếp theo tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để nói đếnhành trình đi tìm tình yêu của sóng:
“Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”
Ba hình ảnh “sông”, “Sóng”, “bể” như là những chi tiết bổ sung chonhau Sông và bể làm nên cuộc đòi Sóng nhưng Sóng chỉ có đời sống riêng,được sống là chính mình, làm chủ bản thân khi ra với biển khơi mênhmông, vô tận Sóng không cam chịu một cuộc sống chật hẹp tù túng nênsóng làm cuộc hành trình đến với biển khơi bao la để thỏa sức vẫy vùng.Mạch Sóng mãnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp để khao khát mộtkhông gian lớn lao Tình yêu của Xuân Quỳnh cũng vậy, tình yêu củangười phụ nữ không ở yên trong khuôn khổ nhỏ hẹp, tù túng mà phải vươnlên khỏi những điều tầm thường, ích kỉ để được sống trong tình yêu với