1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Trắc nghiệm hóa phân tích 2

12 15,5K 75

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 114,88 KB

Nội dung

Câu 1: Mạch Galvanic có a. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa b. Catod là cực dương mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa c. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng khử d. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa khử e. Catod là cực dương mà ở đó xảy ra phản ứng khử Câu 2: Cấu tạo của điện cực chỉ thị kim loại 1: dây kim loại nhúng trong dung dịch muối hòa tan kim loại đó, bao gồm kim loại sau a. Crom b. Coban c. Niken d. Sắt e. Tất cả đều sai Câu 3: Điện cực màng đa tinh thể được ứng dụng để định lượng a. Pb2+ b. Cd2+ c. Cu2+ d. Câu a,b đúng e. Câu a, b, c đúng Câu 4: Điện cực màng đơn tinh thể được ứng dụng để định lượng a. Pb2+ b. Al3+ c. F d. Câu a, b đúng e. Câu a, b, c đúng Câu 5: Điện cực màng lỏng ứng dụng để định lượng a. CO2 b. NH3 c. Ca2+ d. Pb2+ e. Câu a, b đúng Câu 6: Điện cực màng thẩm thấu khí ứng dụng để định lượng a. CO2 b. NH3 c. Pb2+ d. Ca2+ e. Câu a, b đúng Câu 1: Mạch Galvanic có a. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa b. Catod là cực dương mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa c. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng khử d. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa khử e. Catod là cực dương mà ở đó xảy ra phản ứng khử Câu 2: Cấu tạo của điện cực chỉ thị kim loại 1: dây kim loại nhúng trong dung dịch muối hòa tan kim loại đó, bao gồm kim loại sau a. Crom b. Coban c. Niken d. Sắt e. Tất cả đều sai Câu 3: Điện cực màng đa tinh thể được ứng dụng để định lượng a. Pb2+ b. Cd2+ c. Cu2+ d. Câu a,b đúng e. Câu a, b, c đúng Câu 4: Điện cực màng đơn tinh thể được ứng dụng để định lượng a. Pb2+ b. Al3+ c. F d. Câu a, b đúng e. Câu a, b, c đúng Câu 5: Điện cực màng lỏng ứng dụng để định lượng a. CO2 b. NH3 c. Ca2+ d. Pb2+ e. Câu a, b đúng Câu 6: Điện cực màng thẩm thấu khí ứng dụng để định lượng a. CO2 b. NH3 c. Pb2+ d. Ca2+ e. Câu a, b đúng Câu 1: Mạch Galvanic có a. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa b. Catod là cực dương mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa c. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng khử d. Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa khử e. Catod là cực dương mà ở đó xảy ra phản ứng khử Câu 2: Cấu tạo của điện cực chỉ thị kim loại 1: dây kim loại nhúng trong dung dịch muối hòa tan kim loại đó, bao gồm kim loại sau a. Crom b. Coban c. Niken d. Sắt e. Tất cả đều sai Câu 3: Điện cực màng đa tinh thể được ứng dụng để định lượng a. Pb2+ b. Cd2+ c. Cu2+ d. Câu a,b đúng e. Câu a, b, c đúng Câu 4: Điện cực màng đơn tinh thể được ứng dụng để định lượng a. Pb2+ b. Al3+ c. F d. Câu a, b đúng e. Câu a, b, c đúng Câu 5: Điện cực màng lỏng ứng dụng để định lượng a. CO2 b. NH3 c. Ca2+ d. Pb2+ e. Câu a, b đúng Câu 6: Điện cực màng thẩm thấu khí ứng dụng để định lượng a. CO2 b. NH3 c. Pb2+ d. Ca2+ e. Câu a, b đúng

Trang 1

HOÁ PHÂN TÍCH 2

Câu 1: Mạch Galvanic có

a Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa

b Catod là cực dương mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa

c Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng khử

d Catod là cực âm mà ở đó xảy ra phản ứng oxy hóa khử

e Catod là cực dương mà ở đó xảy ra phản ứng khử

Câu 2: Cấu tạo của điện cực chỉ thị kim loại 1: dây kim loại nhúng trong dung dịch muối hòa tan kim loại

đó, bao gồm kim loại sau

a Crom

b Coban

c Niken

d Sắt

e Tất cả đều sai

Câu 3: Điện cực màng đa tinh thể được ứng dụng để định lượng

a Pb2+

b Cd2+

c Cu2+

d Câu a,b đúng

e Câu a, b, c đúng

Câu 4: Điện cực màng đơn tinh thể được ứng dụng để định lượng

a Pb2+

b Al3+

c F

-d Câu a, b đúng

e Câu a, b, c đúng

Câu 5: Điện cực màng lỏng ứng dụng để định lượng

c Ca2+

d Pb2+

e Câu a, b đúng

Câu 6: Điện cực màng thẩm thấu khí ứng dụng để định lượng

c Pb2+

d Ca2+

e Câu a, b đúng

Trang 2

a Bạc Clorid

b Điện cực chọn lọc màng

c Điện cực thủy tinh

d Điện cực Pt

e Tất cả đều đúng

Câu 8: Điện cực chỉ thị dùng cho chuẩn độ acid-base là

a Bạc Clorid

b Điện cực chọn lọc màng

c Điện cực thủy tinh

d Điện cực calomen

e Tất cả đều đúng

Câu 9: Điện cực chỉ thị dùng cho chuẩn độ đo bạc là

a Clorid

b Điện cực chọn lọc màng

c Điện cực thủy tinh

d Điện cực bạc

e Tất cả đều đúng

Câu 10: Các dung dịch đệm pH chuẩn được sử dụng trong

a Chuẩn máy đo pH

b Xác định độ chính xác của điện cực thủy tinh

c Chuẩn máy trong phép đo trực tiếp

d Phục hồi điện cực thủy tinh

e Câu a, b đúng

Câu 11: Trong pin Galvanic điện tử di chuyển ở mạch ngoài từ

a Anod sang catod

b Anod sang catod thông qua cầu muối

c Catod sang anod thông qua cầu muối

d Catod sang anod

e Catod sang anod không cần cầu muối

Câu 12: Cầu muối là nơi vận chuyển các

a Ion âm

b Ion dương

c Điện tử

d Câu a, b đúng

e Câu a, c đúng

Câu 13: Nồng độ KCl thường dùng trong điện cực so sánh calomen là

a 1M

b 2M

c 3M

Trang 3

d 3.5M

e Bão hòa

Câu 14: Pha tĩnh là … trong hệ thống sắc ký

a Pha di chuyển

b Pha không di chuyển

c Pha quan trọng nhất

d Giá mang pha động

e Pha khí

Câu 15: Trong sắc ký, pha động

a Bao gồm 2 dạng khí và lỏng

b Thường là khí, lỏng và lỏng siêu tới hạn

c Luôn luôn là dạng lỏng

d Luôn luôn là dạng khí

e Có khi là dạng rắn

Câu 16: Cơ chế rây phân tử trong phương pháp sắc ký là

a Sự tách các chất tan dựa trên kích thước phân tử của chúng

b Sự tách các chất tan dựa trên kích thước hạt mang pha tĩnh

c Sự giữ lại các chất có kích thước phân tử lớn trên rây phân tử

d Sự tách các chất tan dựa trên khả năng thẩm thấu của các phân tử

e Tất cả đều đúng

Câu 17: Cơ chế phân bố trong phương pháp sắc ký là sự phân bố khác nhau của một chất tan là

a Hai chất lỏng hỗn hòa

b Hai chất lỏng không hỗn hòa

c Hỗn hợp rắn lỏng

d Hỗn hợp rắn lỏng siêu tới hạn

e Tất cả đúng

Câu 18: Cơ chế hấp phụ trong phướng pháp sắc ký bao gồm

a Sự hấp phụ và giải hấp phụ diễn ra liên tục trên bề mặt pha tĩnh của chất tan

b Sự hấp phụ diễn ra liên tục trên bề mặt pha tĩnh của chất tan

c Sự giải hấp phụ diễn ra liên tục trên bề mặt pha tĩnh của pha động

d Sự hấp phụ và giải hấp phụ diễn ra liên tục trên bề mặt pha động của chất tan

e Sự hấp phụ và giải hấp phụ diễn ra liên tục trên bề mặt pha tĩnh của pha động

Câu 19: Cơ chế trao đổi ion trong phương pháp sắc ký là sự tách các chất tan dựa trên

a Kích thước ion phân tử của chúng

b Sự trao đổi ion trái dấu giữa chất tan và pha tĩnh

c Sự trao đổi ion giữa chất tan và pha tĩnh

d Tính chất phân ly ion của chúng

e Tất cả đúng

Câu 20: Cơ chế tách các chất trong sắc ký ái lực là sự tách các chất tan dựa trên

Trang 4

a Kích thước hạt mang pha tĩnh

b Tương tác đặc hiệu giữa một loại phân tử chất tan với pha tĩnh

c Nó giữ lại các chất có kích thước phân tử lớn trên pha tĩnh

d Khả năng thẩm thấu của phân tử

e Tất cả sai

Câu 21 Thông số sắc ký nào quan trọng nhất khi định lượng đồng thời một hỗn hợp hai thành phần bằng phương pháp sắc ký

a Số đĩa lý thuyết

b Hệ số bất đối

c Độ phân giải

d Thời gian lưu

e Diện tích đỉnh

Câu 22 Thuyết động học giúp ta cơ sở để tối ưu hóa quá trình sắc ký rửa giải

a Xác định được dòng tối ưu để có hiệu lực cột cực đại

b Xác định được thời gian lưu tối ưu để có hiệu lực cột cực đại

c Xác định được số đĩa lý thuyết tối ưu để có hiệu lực cột cực đại

d Xác định được diện tích đỉnh tối ưu để có hiệu lực cột cực đại

Câu 23 Số đĩa lý thuyết của một cột sắc ký là

a Số lần chiết ngược dòng liên tục

b Đại lượng cần thay đổi khi cần tách nhiều lần

c Đại lượng đánh giá khả năng tách của cột đó với một chất xác định

d Đại lượng đánh giá quá trình động học và nhiệt động học xảy ra cột

e Tất cả đúng

Câu 24 Phương pháp Volt-Ampe là nhóm các phương pháp phân tích dựa vào việc nghiên cứu phụ thuộc của

a Điện thế vào cường độ dòng điện khi tiến hành điện phân dung dịch phân tích

b Cường độ dòng điện vào điện thế khi tiến hành điện phân dung dịch phân tích

c Nồng độ chất phân tích vào điện thế khi tiến hành điện phân dung dịch phân tích

d Điện lượng tích tụ vào điện cực chỉ thị khi tiến hành điện phân dung dịch phân tích

e Tất cả sai

Câu 25 Điện cực chỉ thị có bề mặt

a Bé hơn bề mặt của điện cực so sánh nhiều lần

b Lớn hơn bề mặt của điện cực so sánh nhiều lần

c Bằng với bề mặt của điện cực so sánh

d Có thể lớn hơn hoặc bé hơn bề mặt của điện cực so sánh

e Tất cả sai

Câu 26 Trong cực phổ điện thế được áp đặt giữa hai bộ điện cực

a Điện cực chỉ thị và điện cực

b Điện cực so sánh và điện cực chỉ thị

Trang 5

c Điện cực so sánh và điện cực phụ trợ

d Điện cực chỉ thị và điện cực làm việc

e Tất cả đúng

Câu 27 Điện cực chỉ thị giọt thủy ngân được dùng cho

a Các phản ứng khử

b Các phản ứng oxy hóa

c Các phản ứng khử hoặc oxy hóa

d Các phản ứng trung hòa

e Tấc cả đều đúng

Câu 28 Các đại lượng đặc trưng cho cực phổ

a Thể bán sóng, dòng nền (dòng dư) và dòng khuếch tán

b Thể bán sóng, dòng nền (dòng dư) và hệ số khuếch tán

c Thể phân hủy đối với chất phân tích, dòng nền (dòng dư) và dòng khuếch tán

d Thể khử nền, dòng nền (dòng dư) và dòng khuếch tán

e Tất cả đúng

Câu 29 Các yếu tố ảnh hưởng sóng cực phổ

a Chất nền, sự tạo phức, đặc tính thuận nghịch

b Oxy hòa tan, cực đại cực phổ, dòng dư

c Kiểu thế áp đặt, loại điện cực dùng và phương pháp phân tích được chọn

d Câu a, b đúng

e Câu b, c đúng

Câu 30 Chuẩn độ Ampe: điều kiện đặc tính và ứng dụng: Tìm câu sai

a Một trong các chất tham gia phản ứng chuẩn độ được khử trên catod thủy ngân hoặc oxy hóa trên điện cực rắn với một lượng rất nhỏ Phản ứng phải hoàn toàn và đủ nhanh

b Trị số dòng khuếch tán tới hạn tỉ lệ với nồng độ chất thou

c Phương pháp có độ chọn lọc, độ nhạy, độ chính xác và độ tin cậy cao

d Có thể chuẩn độ với các phản ứng: oxy hóa, acid base, tạo phức

e Chỉ thực hiện với phản ứng chuẩn độ oxy hóa khử

Câu 31 Chuẩn độ Karl-Fisher dùng để xác định hàm lượng

a Cồn trong mẫu phân tích

b Nước trong mẫu phân tích

c Cồn và nước đều được

d Nồng độ chất oxy hóa trong mẫu phân tích

e Tất cả đúng

Câu 32 Pyridine trong thành phần thuốc thử Karl-Fisher dùng để

a Trung hòa các acid tạo thành

b Trung hòa các base tạo thành

c Dùng làm dung môi vừa hòa tan thuốc thử và chất cần xác định hàm ẩn

d Làm tăng độ nhạy của phản ứng

Trang 6

e Tất cả sai

Câu 33 Cơ chế hấp phụ chủ yếu dựa vào

a Sự phân bố khác nhau của mỗi chất với pha động và pha tĩnh thông qua sự phân bố

b Ai lực hấp phụ khác nhau của các chất đối với chất hấp phụ rắn (pha tĩnh) và được biểu thị thông qua hằng số hấp phụ

c Ai lực khác nhau của các ion trong dung dịch cần tách với chất gốc ion có trong pha tĩnh

d Dựa vào kích thước khác nhau của phân tử chất tan khi đi qua lỗ trống của các gel

e Dựa vào tương tác đặc hiệu giữa một loại phân tử chất tan với một phân tử thứ hai liên kết cộng hóa trị với pha tĩnh

Câu 34 Sự khác biệt cơ bản của lớp mỏng hiệu năng cao và lớp mỏng thường

a Kích thước hạt, độ đồng đều của các hạt, bề dày của pha rắn

b Loại pha tĩnh, thành phần của chất kết dính và bề dày của pha rắn

c Kích thước hạt, loại pha tĩnh, độ đồng đều của các hạt

d Việc tráng chất không phân cực lên bề mặt pha tĩnh của lớp mỏng hiệu năng cao

e Tất cả đúng

Câu 35 Đối với hai thành phần di chuyển gần nhau, sự phân giải tối ưu thường được giá trị Rf của hai chất

đó nằm giữa

a 0,2 và 0,5

b 0,1 và 0,2

c 0,5 và 0,7

d 0,4 và 0,8

e 0,3 và 0,7

Câu 36 Cơ chế chủ yếu của sắc ký lớp mỏng là

a Sắc ký rây phân tử

b Sắc ký trao đổi ion

c Sắc ký phân bố

d Sắc ký ái lực

e Sắc ký hấp phụ

Câu 37 Các nhóm chức có khả năng hấp phụ tăng dần

a CH=CH<OCH3<COOR<C=O<CHO<SH<OH

b OCH3<COOR<C=O<CHO<SH<OH<CH=CH

c OCH3<CH=CH<C=O<CHO<SH<OH<COOR

d C=O<CH=CH<OCH3<COOR<CHO<SH<OH

e OCH3<COOR<C=O<CH=CH<CHO<SH<OH

Câu 38 Trong sắc ký giấy

a Pha tĩnh là chất rắn, pha động là chất lỏng

b Pha tĩnh là chất lỏng, pha động là chất rắn

c Pha tĩnh thường là Cellulose tinh khiết

d Pha động sử dụng trong SKG thường là dầu Silicon, dầu paralin

Trang 7

Câu 39 Các thông số kỹ thuật của sắc ký giấy

Câu 40 Các loại pha tĩnh trong sắc ký giấy

a Nước và dung dịch nước

b Các dung môi thân nước

c Dung môi hữu cơ không phân cực

d a, b đúng

e a, b, c đúng

Câu 41 Trong các kiểu tách sắc ký sau, kiểu nào có hiệu ứng tách cao nhất chỉ dùng định tính

a Sắc ký đi lên

b Sắc ký đi xuống

c Sắc ký di ngang

d Sắc ký hình tròn

e Không có kiểu nào

Câu 42 Các hiện tượng nhiễu thường xảy ra trong AAS có ảnh hưởng đến độ hấp thu của nguyên tử

a Nhiễu hóa học, nhiễu do hấp thu không chuyên biệt

b Nhiễu hòa học, nhiễu do mạng

c Nhiễu hóa học, nhiễu do mạng, nhiễu do hấp thu không chuyên biệt

d Nhiễu hóa học, nhiễu do hấp thu không chuyên biệt

e Nhiễu hóa học, nhiễu do mạng, nhiễu do hấp thu không chuyên biệt, nhiễu nguyên nhân không rõ Câu 43 Quang phổ ngọn lửa là máy hoạt động theo nguyên lý

a Quang phổ hấp thu phân tử

b Quang phổ phát xạ phân tử

c Quang phổ hấp thụ nguyên tử

d Quang phổ phát xạ nguyên tử

e Quang phổ phát xạ plasma

Câu 44 Các phân tử phát huỳnh quang khi

a Hấp thu bức xạ xảy ra quá trình khử hoạt, chuyển nội hệ

b Hấp thu bức xạ xảy ra quá trình bất hoạt, chuyển nội hệ

c Hấp thu bức xạ xảy ra quá trình bất hoạt, vượt nội hệ

d Hấp thu bức xạ xảy ra quá trình khử hoạt, vượt nội hệ

e Tất cả sai

Câu 45 Các phân tử phát lân quang khi

a Hấp thu bức xạ xảy ra quá trình khử hoạt, chuyển nội hệ

b Hấp thu bức xạ xảy ra quá trình bất hoạt, chuyển nội hệ

c Hấp thu bức xạ xảy ra quá trình bất hoạt, vượt nội hệ

d Hấp thu bức xạ xảy ra quá trình khử hoạt, vượt nội hệ

e Tất cả sai

Trang 8

Câu 46 Cấu trúc nào phát huỳnh quang mạnh nhất trong các cấu trúc sau

a Hydrocacbon no

b Hydrocacnon thơm

c Hydrocacbon thơm có chức hút điện tử

d Đa vòng thơm ngưng tụ

e Dị vòng đơn

Câu 47 Hiệu suất lượng tử huỳnh quang

a Là tỉ số giữa phân tử phát huỳnh quang và tổng số phân tử bị kích thích

b Là tỉ số giữa phân tử phát huỳnh quang và tổng số phân tử ở trạng thái

c Là tỉ số giữa phân tử phát huỳnh quang và tổng số phân tử bức xạ

d Là tỉ số giữa phân tử phát huỳnh quang và tổng số phân tử ban đầu

e Tất cả đều sai

Câu 48 Ứng dụng định lượng của huỳnh quang dựa vào giá trị nào

a Cường độ huỳnh quang tuyệt đối

b Cường độ huỳnh quang tương đối

c Hiệu suất lượng tử huỳnh quang

d, Tỉ lệ nồng độ của mẫu thử với mẫu trắng

e Tất cả đều sai

Câu 49 Trong quang phổ, năng lượng của bất kỳ phân tử nào cũng tỉ lệ nghịch với

a Chu kì

b Số dao động

c Tần số

d Độ dài sóng

e Tất cả đúng

Câu 50 Các phân tử hay ion hấp thu năng lượng bức xạ điện từ gây ra các kiểu chuyển dịch

a Điện tử, bức xạ, quay

b Điện tử, phát xạ, quay

c Điện tử, dao động, quay

d Điện tử, dao động, xoay

e Tất cả sai

Câu 51 Trong quang phổ hấp thụ, độ dài sóng và tần số có đơn vị là

a nm, sec

-b , sec

-c cm, Hz

d cm, h

-e mm, sec

-Câu 52 Cốc đo thủy tinh có thể đo độ hấp thu ở vùng nào

a UV

o A

Trang 9

b Vis

c IR

d UV-VIS

e Tất cả đúng

Câu 53 Ứng dụng của quang phổ UV-VIS trong định lượng mà không cần chuẩn là phương pháp

a Đo gián tiếp

b Đo tuyệt đối

c Xây dựng đường thẳng hồi quy

d Dựa vào hệ số hấp thu mol

e Tất cả sai

Câu 54 Vùng IR cơ bản có

a Số sóng 9000-4000 cm-1

b Số sóng 4000-400 cm-1

c Bước sóng 1100-2500 nm

d Bước sóng 2500-25000 nm

e b,d đúng

Câu 55 Điều kiện để có phổ hấp thu IR trong vùng cơ bản, ngoại trừ

a Phân tử bất đối xứng

b Phân tử có nhiều nguyên tử

c Dao động của phân tử làm thay đổi moment lưỡng cực

d Phân tử có nguyên tử thẳng hàng

e Cung cấp bức xạ điện tử tương ứng trong vùng IR cơ bản

Câu 56 Phổ IR hiện nay được ứng dụng chủ yếu trong kiểm nghiệm để

a Xác định cấu trúc

b Định tính

c Xác định tạp chất

d Định lượng

e Tất cả đúng

Câu 57 Các kiểu dao động trong phân tử

a Dao động co dãn bất đối xứng

b Dao động co dãn đối xứng

c Dao động biến dạng cùng mặt phẳng liên kết

d Dao động biến dạng ngoài mặt phẳng liên kết

e Tất cả đúng

Câu 58 Phổ hấp thu hồng ngoại là phổ

a Dao động quay

b Dao động

c Phổ điện tử

d Phổ tán xạ

Trang 10

e Quay thuần túy

Câu 59 Hệ số phân bố trong chiết lỏng lỏng là tỉ số

a Nồng độ chất tan trong pha A và pha B ở trạng thái cân bằng

b Nồng độ chất tan trong pha A và pha B ở trạng thái bão hòa

c Tổng nồng độ các dạng khác nhau chất tan trong pha A và pha B

d Tổng nồng độ các dạng khác nhau chất tan trong pha nước và pha acid

e Tất cả đúng

Câu 60 Hệ số phân bố phụ thuộc

a Áp suất

b Nhiệt độ

c Tính chất của chất tan

d Dung môi

e Tất cả đúng

Câu 61 Hệ số phân bố biểu kiến phụ thuộc

a Ap suất

b Nhiệt độ

c pH

d Dung môi

e Tất cả đúng

Câu 62 Chất tan A trong nước benzen có K=3, có nồng độ 0,2M trong 100ml nước Lượng chất A cồn lại trong pha nước sau khi chiết 5 lần mỗi lần bằng 100ml benzene

a 0,000195 M

b 0,0195 M

c 0,002 M

d 0,0003 M

e Tất cả sai

Câu 63 Cơ sở lý thuyết của sắc ký phân bố là

a Sự phân chia ngược dòng liên tục

b Sự chiết liên tục

c Thẩm tích và thẩm thấu

d Quá trình phân bố của 2 pha của một chất

e Sự phân chia ngược dòng với hàng loạt lần chiết gián đoạn

Câu 64 Trong ứng dụng chiết tạo cặp ion (IPA): một số base hữu cơ có thể tạo cặp ion với …trong pha nước và cặp ion này có thể được chiết vào pha hữu cơ

a Các acid mạnh

b Các hợp chất sulfonic

c Các amoni

d a, b đúng

e a, b, c đúng

Trang 11

Câu 65 Để đưa cột vào mẫu sắc ký người ta có thể dùng

a Autosample

b Syringes bơm trực tiếp vào cột

c Van bơm với thể tích xác định

d Dùng mao quản bằng thủy tinh

e a, b, c đúng

Câu 66 HPLC là kỹ thuật sắc ký

a Tách hỗn hợp trên cột được nhồi đẩy bằng các hạt có kích thước <=10micromet

b Tách hỗn hợp trên cột được nhồi đẩy bằng các hạt có kích thước <=5micromet

c Tách hỗn hợp trên cột được nhồi bằng các hạt nhựa anionid

d Tách hỗn hợp trên cột được nhồi bằng các hạt nhựa cationid

e Tất cả đúng

Câu 67 Ưu điểm của HPLC so với quang phổ UV-VIS, chuẩn độ thể tích, chuẩn độ điện thế, ngoại trừ

a Độ nhạy cao

b Thiết bị rẻ tiền, dễ vận hành

c Độ chính xác, độ đúng cao, đáp ứng yêu cầu định lượng

d Ap dụng được hầu hết các chất

e Ưu tiên hàng đầu trong định lượng hỗn hợp nhiều thành phần

Câu 68 Ưu điểm của đầu dò PDA so với UV-VIS, ngoại trừ

a Phát hiện đồng thời chất phân tích ở nhiều bước sóng khác nhau

b Cung cấp độ tinh khiết của peak

c Cho được phổ 3D theo tR bước sóng và độ hấp thu

d Độ nhạy cao hơn

e Phát hiện tạp chất, các chất gây nhiễu ở bước sóng thấp hơn không đặc trưng

Câu 69 Các thông số sắc ký đặc trưng cho HPLC

a tR, Rs, S, As, N, K,

b tR, Rs, S, As, N, K, A

c VR, Rs, S, As, N, K,

d L, Rs, S, As, N, K,

e A, C đúng

Câu 70 Phân tích điện hóa là phương pháp phân tích dựa trên dòng chuyển động của các phân tử mang điện tích là…

Câu 71 Mạch điện hóa được hình thành từ…nhúng vào dung dịch điện ly

Câu 72 Trình bày sơ đồ mạch điện hóa điện cực Zn và điện cực Cu

Câu 73 Sơ đồ mạch của điện cực bạc/bạc clorid

Câu 74 Định lượng Cl- người ta dùng điện cực

Câu 75 Điện cực chỉ thị kim loại loại 2 được dùng định lượng… là do các…này tạo ra…

Câu 76 Theo qui ước của IUPAC: trong đo điện thế, điện cực chỉ thị là…và điện cực so sánh là… Câu 77 Phân loại sắc ký theo phương cách cho pha động qua pha tĩnh ta có…và…

Ngày đăng: 27/09/2015, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w