1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn nam cao

29 2,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 93,9 KB

Nội dung

Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện.. Phân tích, đánh giá các cách

Trang 1

CÁCH ĐẶT TÊN NHÂN VẬT TRONG

TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO

1. Lý do chọn đề tài

1.1 Cơ sở lý luận

Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó con người luôn giữ vị trí trung tâm Những sự kiện kinh tế, chính trị,

xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi cho rằng "Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác".

Nhân vật là “đứa con tinh thần” của nhà văn, được nhà văn hoài công, hoài sức “ thai nghén” Việc đặt tên cho “đứa con tinh thần” ấy ít nhiều đều thể hiện suy tưởng của nhà văn, thể hiện chủ đề tác phẩm gợi ra phong cách, trào lưu văn học của thời đại Vậy nên

yếu tố tên nhân vật là một vấn đề cần thiết nghiên cứu để tiếp cận

gần hơn với tác phẩm.

1.2 Cơ sở thực tế

1.2.1 Vị Trí của Nam cao trên văn đàn

Nam Cao (1915 – 1951) tên thật là Trần Hữu Tri, quê ở làng Đại Hoàng, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Nam Hà Nam Cao bắt đầu viết từ năm 1936 ở nhiều thể loại Ông thể hiện rõ tài năng độc đáo và xác định chắc chắn vị trí của mình trong nền văn học dân tộc với nhiều Tác phẩm mang màu sắc riêng Đó là kho tàng thuận lợi đối với quá trình tiếp cận tác phẩm của ông

1.2.2 Chủ đề sáng tác xuyên xuốt

Nam Cao hầu như chỉ viết về cái hằng ngày, cái đời thường, với một cách viết khá dung dị và tự nhiên, ngòi bút của ông

Trang 2

đã tái hiện những cảnh đời, lột tả sự cùng khổ của con người “dưới đáy” của xã hội , dù cho họ hiền lành chất phác, nhưng số phận hết sức hẩm hiu, đời sống quá vất vả, cơ cực Điều này giúp cho việc tiếp cận tác phẩm của ông có hương

1.2.3 Xây dựng nhân vật tài tình

Đặc biệt, trong tác phẩm của ông ta thấy được những nhân vật hết sức gần gũi , như đang sống dậy mà người đọc tưởng như có thể nhìn thấy họ đang đi lại, ăn uống, nói năng, cười khóc trước mặt mình Ông đã thể hiện cái biệt tài của mình trong cách khắc họa nhân vật, cũng như biệt tài gọi ra những cái tên nhân vật hết sức độc đáo như những câu hỏi cứ xoáy sâu vào tâm trí người đọc, nhờ những cái tên đó người đọc phần nào tiếp cận tác phẩm sâu hơn.

Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “ Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao”.

2 Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Để trả lời các vấn đề lí luận, và phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu trong các tài liệu:

Trang 3

Ngoài ra:

- Các bài nhận xét, phê bình.

- Tìm hiểu các đnáh giá của các giáo sư, nhà văn có tên tuổi Hà Minh Đức, Tô Hoài.

- Sử dụng nguồn Internet để khai thác các vấn đề liên quan.

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.1 Tập hợp các vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài

2.2.2 Khảo sát, thống kê, phân loại các cách đặt tên nhân vật

trong một số tác phẩm của Nam Cao

2.2.3 Phân tích, đánh giá các cách đặt tên nhân vật để thấy được vai trò định hướng, hiệu quả nghệ thuật của tên nhân vật trong một số tác phẩm của Nam Cao

II. Nội dung

1. Ngắn gọn cơ sở lý luận

1.1 Đinh nghĩa về nhân vật trong tác phẩm văn học

Nhân vật trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ Đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách,

”.

(Hà Minh Đức)

Trang 4

1.2 Vai trò của nhân vật văn học

1.2.1 Với nhà văn

Nhân vật là đứa con tinh thần Là sản phẩm của trí tuệ Thông qua nhân vật, tác giả thể hiện những suy tưởng, ước muốn gửi gắm

1.2.2 Với người đọc

Như đã nói ở trên khi đọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện Vậy nên nhân vật chính là điểm nút nối liền nhà văn với người đọc

1.3 Tiêu chí phân loại tên nhân vật

Để lý giải cho các tiêu chí trên, chúng tôi chủ yếu tham

khảo trong cuấn “ Từ điển Thuật ngữ văn học”

1.3.1 Nhân vật chính – phụ

1.3.1.1 Nhân vật chính: Nhân vật then chốt của truyện, giữ vị

trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm Thường cuất hiện nhiều lần trong tác phẩm và được nhà văn khắc họa đầy đặn bằng nhiều chi tiết (tr 226)

1.3.1.2 Nhân vật phụ: Nhân vật giưc vị trí thứ yếu so với nhân

vật chính trong diễn biến của cốt truyện, trong quá trình triển khai đề tài, thể hiện tư tưởng và chủ đề tác phẩm Nhìn chung, nhân vật phụ thường gắn liền với những tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ trợ, bổ sung (tr231- 232)

1.3.2 Nhân vật chính diện – nhân vật phản diện

Trang 5

1.3.2.1 Nhân vật chính diện ( nhân vật tích cực) : là nhân vật

thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm tư tưởng, một lý tưởng xã hội – thẩm mĩ nhất định (tr 227)

1.3.2.2 Nhân vật phản diện ( nhân vật tiêu cực): Nhân vật văn

học mang những phẩm chất xấu xa, trái với đạo lý và lý tưởng con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với thái độ chế giễu, lên án, phủ định.

1.3.3 Nhân vật khác

Các nhân vật như: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, tư tưởng Chúng tôi không đi sâu tìm hiểu bởi không hoàn toàn cần thiết đối với quá trình nghiên cứu đề tài.

1.4 Các cách đặt tên nhân vật

Chúng tôi sử dụng các cách thức đã được các nhà nghê thuật các thời đại sử dụng Ngoài ra, theo nhận định cá nhân, chúng tôi có đưa

ra một số cách đặt tên khác để tiến hành đánh giá với những nhân vật có tên cụ thể và nhân vật có tên đặc biệt.

1.4.1 Tên nhân vật thể hiện đặc điểm tính cách nhân vật

1.4.2 Tên nhân vật thể hiện số phận và cuộc đời nhân vật

1.1.3 Tên nhân vật thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm

1.4.4 Tên nhân vật đặt bằng đặc điểm nghề nghiệp

1.4.5 Tên nhân vật đặt bằng chữ cái

1.4.6 Tên nhân vật thể hiện thứ bậc địa vị xã hội.

1.4.6 Tên nhân vật đặt bằng tên con vật

Trang 6

1.4.7 Tên nhân vật đặt bằng đặc điểm hình dán

2. Kết quả thống kê, phân loại

2.1 Phương pháp.

Ở đây, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp như : khảo sát, thống

kê, phân loại, phân tích, chứng mính, nhận xét và lập bảng đánh giá kết quả, và tính toán % theo xác xuất .( Tuy nhiên theo như

thực tế Văn học là một phạm vi khá trừu tượng để có thể tiến hành tính toán một cách tuyệt đối chính xác Nên con số tính toán có khả năng chênh lệch.)

2.2.1 Thống kê các tác phẩm đáng chú ý, chia luồng theo các cách đặt tên nhân vật và thông kê theo sơ đồ

Ví dụ:

Truyện ngắn Nam Cao

Trước CM tháng Tám 1945

Trang 7

Nông dân nghèo Sau CM tháng Tám 1945

Trí thức nghèo

Chí Phèo, Lão hạc, Tư cách mõ, Mò sâm panh

Đời thừa, Đui mù, truyện tình

Trí thức nghèo

Đôi mắt

2.2.2 Lập bảng số liệu và nhận xét

Thông qua các tiêu chí phân loại cách đặt tên nhân vật như ở phần 1.4 và qua phân luồng các tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao, chúng tôi đã tiến hành phân tích, chứng minh và thu được kết quả và thể hiện qua bảng số liệu sau:

2.2.2.1 Bảng số liệu

Trang 8

Tên phiếu Số lượng Tỉ lệ % Tên nhân vật thể hiện đặc

Tên nhân vật thể hiện đặc

điểm số phận, cuộc đời

- Tên nhân vật thể hiện đặc điểm tính cách chiếm số lượng nhiều

nhất : 6 phiếu (40%) Với cách đặt tên nhân vật như vậy Nam

Cao đã giúp cho người đọc tự khám phá những nét tính cách của nhân vật thông qua cái tên

- Qua cách đặt tên thể hiện tính cách nhân vật này, người đọc sẽ có điểm tiếp cận gần hơn với nhân vật, có hiểu biết sơ khai nhất về nhân vật để từ đó là quá trình thấu hiểu nhân vật cũng như hiểu được phần nào thông điệp nhà văn gửi gắm qua đó.

2.2.2.2.2 Tiêu chí ít nhât

- Ở trên, chúng tôi có đưa ra thêm các tiêu chí đặt tên nhân vật theo kiến giải cá nhân và theo cách đặt tên vốn tồn tại trong văn giới, tuy nhiên 2 tiêu chí là tên nhân vật gợi đặc điểm nghề

Trang 9

nghiệp, tên nhân vật đặt bằng chữ cái chiếm 0% trong tổng các tác phẩm chúng tôi đã nghiên cứu, nên ở đây chúng tôi không đưa đánh giá.

- Chiếm 1% là tiêu chí tên nhân vật thể hiện nghề nghiệp, chức vụ Trong số lượng chúng tôi nghiên cứu, tiêu chí trên chỉ xuất hiện 1 lần với nhân vật Ông Giáo trong tác phẩm Lão Hạc Điều này không chứng tỏ trong đại thể sáng tác của Nam cao, tên nhân vật thể hiện chức vu nghề nghiệp là thiếu, là ít hay nhiều bởi với phạm vi nghiên cứu nhỏ hẹp trong 1 đề tài nhỏ hẹp trong truyện ngắn là không thể chứng minh

Tuy vậy, chúng tôi có rút ra nhận định như sau: tên nhân vật thể hiện chức vụ, nghề nghiệp - Ông Giáo là tên dùng để chỉ cho

người trí thức nghèo Khi chúng tôi tiến hành phân luồng

theo sơ đồ ở phần 2.2.1 chúng tôi có đề cập là: Ở mỗi đề tài, hướng về hình mẫu riêng như nông dân, trí thức thì cách đặt tên có thể có khả năng bị ảnh hưởng bởi thiên hướng cảm xúc của tác giả Với mỗi hình mẫu nhân vật theo giai cấp xã hội, và ở mỗi giai đoạn sáng tác trước hay sau cách mạng tên nhân vật có thể bộc lộ được quan điểm nghệ thuật riêng của tác giả, và điều này có ảnh hưởng qua cách đặt tên nhân vật Vậy nên tên nhân vật thể hiện chức vụ nghề nghiệp có thể có khả năng giúp người đọc nhận biết chủ đề, và từ cách tiếp cận chủ đề thông qua tên nhân vật được nhắc tới ban đầu sẽ đưa người đọc tới những kiến giải đúng đắn nhất trong quá trình tiếp cận theo chủ đề trí thức hay nông dân trong sáng tác của Nam cao, và từ đó cũng có khả năng đi sâu khám phá những quan niệm nhân sịnh, triết học trong tư tưởng nhà văn

- Các tiêu chí chiếm mức độ trung bình như: Tên nhân vật đặt bằng tên đồ vật, con vật, Tên nhân vật đặt bằng đặc điểm hình dáng , qua phân tích số liệu trên, chúng tôi nhận thấy: Nam Cao

là nhà văn luôn chau chuốt cho từng tác phẩm của mình , điều này được thể hiện rất rõ qua cách đặt tên nhân vật- linh hồn của tác phẩm Đứng ở bình diện con người, thế giới nhân vật của Nam Cao trở nên phong phú lạ thường Không chỉ là người nông dân , người trí thức mà còn là những kiểu người , những thân phận con người trong muôn vàn cảnh ngộ Nam Cao đặc biệt chú trọng việc đặt tên nhân vật trong các tác phẩm của

Trang 10

mình, đôi khi tên nhân vật đã phần nào cho thấy, “ dự đoán “ trước cuộc đời và số phận của nhân vật chỉ bằng những hình ảnh như con chuột, hạc, hay đến như con chấy con rận

Như đã nói, trong mỗi đề tài hướng về hình mẫu riêng Và ở đây, tiêu chí trên cho thấy sự tập chung dùng những cái tên con vật như vậy hướng nhiều hơn về chủ đề người nông dân nghèo Vậy nên đây là cách tiếp cận rất gần theo hệ thống chủ đề thông qua đặt tên nhân vật đối với sáng tác của Nam Cao Và điều này giúp người đọc tiếp cận gần hơn với những quan niệm, nhân sinh triết học của Nam cao.

2.2.3 Phân tích cụ thể các cách đặt tên

2.2.3.1 Tên nhân vật thể hiện đặc điểm tính cách nhân

vật.

2.2.3.1.1 Nhân vật : chú bếp Tư” trong Mò Sâm

panh-Tư: Gợi sự riêng tư, cô độc, sống khép mình và điều này được thể hiện rõ nét nhất thông qua cái chết của đứa con trai – Tề

Chú bếp Tư tuy vợ đã mất nhiều năm nhưng vẫn một mình ở vậy tần tảo nuôi con Chú sống với tình yêu con chân thành, giản dị của một người cha hiền lành chịu khó ,dầu cho chú chưa một lần tỏ bày cảm xúc yêu thương đó bằng lời, mà chỉ dấu những yêu thương đó sâu kín trong tâm tưởng

Giá như cuộc sống cứ mãi êm đềm như thế! Đang yên ổn thì một

sự cố ập đến Chú bếp chẳng may đánh rơi chai sâm panh xuống cái bể nước vừa sâu vừa rộng của nhà chủ mà không tài nào lấy được con trai chú là Tề nảy ra ý nghĩ tắm rửa xà phòng sạch sẽ để nhào xuống bể mò sâm panh giúp cha Đúng lúc ấy ông chủ về, Chú bếp hốt hoảng, vì không muốn để ông chủ biết chuyện đang diễn ra, chú ấp úng khiến ông chủ sinh nghi Nhưng mối nghi ấy vôn không có căn cứ vì chú Tư vốn sống thật thà, khép kín Chú được ông chủ giao việc đi lấy cái kính để quên, chú lập cập đi và không quên vơ tay kéo cái nắp bể lại không tìm được kính trở về,

Trang 11

chú tìm đứa con trai trong cái bể sâu hoắm, tối om, nhưng hỡi ôi, mặt bể không một gợn sóng Chỉ vì chai sâm panh con trai duy nhất của chú đã phải chết nhưng cái chết của thằng bé ở dây không phải là sự bế tắc mà nó là chi tiết tưởng như không có gì,

là cái thở phào nhẹ nhõm cỉa ông bố, cái thở hắt ra ấy cho thấy con người bị tha hóa, hèn mọn đến nỗi sợ hãi còn mạnh hơn tình phụ tử Ta nhận ra cái bi kịch của nhân vật được Nam Cao miêu

tả hết sức tinh vi Nguyên nhân cái chết của đứa con là bí mật mà chú bếp Tư sống để bụng, chết mang theo Vì một chai sâm panh

mà đổi lấy mạng người, liệu có đáng?Có bao giờ sự sống của đứa con lại chẳng quan trọng bằng nỗi sợ vô hình trong một người cha? Xã hội rẻ rúng tới mức mà tình người bị coi nhẹ đến mức thảm hại Cái chết của người con, một cái chết lãng xẹt mà đầy

Người đàn bà với cái tên “Từ” làm cho con người ta liên tưởng đến lòng nhân từ hay sự từ tốn, nhẫn nhịn…Nam Cao để nhân vật này xuất hiện trong truyện ngắn của mình với tư cách một người đàn bà

lỡ làng vì bị tình phụ Từ ôm con sau ngày đẻ, nhịn đói, mẹ già bị mù,

cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu thịt

để chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả… Nhưng rồi Hộ xuất hiện giữa lúc đau khổ nhất cuộc đời Từ, nhận nuôi đứa con của

Từ, cưới Từ làm vợ, lo tang ma chu đáo cho mẹ Từ kể từ đó, “gã trẻ tuổi say mê lý tưởng” có tên Hộ phải nai lưng kiếm tiền nuôi cả gia đình, Từ hiểu rằng Hộ khổ là vì Từ, bởi vậy chén nước đến cử chỉ lời nói, chị đã dành cho hộ bao tình thương yêu Bị Hộ say rượu hắt hủi,

Trang 12

đánh đuổi, nhưng Từ vẫn yêu chồng, không thể ôm con bỏ đi được, vì ngoài tình yêu, Hộ còn là ân nhân của chị Từ yêu chồng bằng một thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó đối với người nuôi Ở chị hội tụ bao đức tính tốt đẹp của người vợ yêu chồng, người mẹ thương con, người phụ nữ dịu dàng, chịu thương chịu khó và giàu đức hi sinh.

2.2.3.1.3 Nhân vật Hộ trong “Đời thừa” cả Nam Cao

Hộ: bảo hộ, giúp đỡ, gợi lên một cái gì đó ấm áp, an toàn với người xung quanh.

Trong tác phẩm của mình Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Hộ với những nét tiêu biểu cả về ngoại hình lẫn tính cách Ngay từ đầu truyện Hộ hiện lên với vẻ mặt đăm chiêu sáng tạo, đôi lông mày nhíu lại, vầng trán cao và rộng, Hộ hăng say sáng tác văn chương giống như bao nhà văn yêu nghề thực thụ khác Hơn thế, Hộ còn là một người đàn ông trượng nghĩa khi dang tay cứu vớt Từ giữa lúc Từ bị phụ tình và đang mang trong mình đứa con của người đàn ông khác Ta nhận ra ở Hộ một sự bao dung, vị tha hơn người, bởi ở vào cái thời ấy, việc Từ không chồng mà chửa đã là cái sự to tát lắm, và hành động của Hộ không chỉ cứu vớt danh dự của Từ, nó còn cứu sống mẹ con Từ nữa Hộ sống bằng nghề viết văn, Hộ yêu nghề, nghiêm túc và sáng tạo không ngừng nghỉ ấy thế mà vẫn chỉ đủ ăn, nhưng từ khi có thêm người mẹ già của Từ, cả Từ và những đứa con nối tiếp ra đời thì cuộc sống càng khó khăn hơn Hộ trọn nghĩa vẹn tình với mẹ Từ, ma chay chu đáo khi bà qua đời, rồi chăm chút con mọn bằng tình yêu thương chân thành nhất của người cha đích thực Hộ yêu văn chương, văn chương như là lẽ sống của anh, anh từng mơ ước nhưng vì cơm áo, vì đàn con nheo nhóc, Hộ không thể chọn lấy một trong hai con đường: hi sinh nghệ thuật để làm một người chồng, người cha tốt, hoặc vì cái đẹp tối thượng của nghệ thuật mà hi sinh phần con người, làm một con người nhẫn tâm, vô trách nhiệm Cả hai thứ trách nhiệm ở Hộ

Trang 13

đều được ý thức rất cao Hộ không có quyền, và không thể chọn lấy và hi sinh bất kỳ phần nào.

2.2.3.1.4 Trần Cừ- Trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Cừ: có nghĩa là giỏi

Tên nhân vật được chọn là Cừ, một tên gọi mà ngay tự thân nó đã hàm chứa sự xuất sắc, sự ngợi ca của nhà văn với nhân vật Trần Cừ là đại diện cho lớp thanh niên Việt Nam yêu nước thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Anh là người đội trưởng tiêm đao nhưng chân thành, bình dị, ở anh lại toát lên vẻ yêu đời, khát sống mãnh liệt Không chỉ thế, anh còn là người chiến sĩ không ngại mưa bom, lửa đạn, sẵn sàng nhận nhiệm vụ dù biết cái chết cận kề Anh được cấp trên hết sức tin tưởng, bởi anh tin ở đồng đội của mình và hơn hết, anh tin ở chính mình Trong cuộc sống thường ngày, anh còn là người bạn, người anh thân tình chan chứa yêu thương với mọi người, cũng vì lẽ đó mà anh được nể phục hết sức.Và trong chiến đấu, ta lại thấy một Trần Cừ hoàn toàn khác, anh mạnh mẽ, quyết đoán và chiến đấu hết mình Anh luôn

là người tiên phong trong mỗi trận chiến, vào sinh ra tử, xông xáo trước tiên Sống và chiến đấu nơi đầu tuyến lửa nhưng ở Trần Cừ cũng có những phút yếu lòng, ấy là khi anh chứng kiến đồng đội của mình

thương vong, anh tự trách mình và cảm thấy có lỗi với họ vì đã không làm tốt hơn Trong đêm chiến đấu quan trọng để phá lô cốt địch, Trần

Cừ đã trúng đạn, anh lảo đảo vì bị thương nhưng vẫn quả quyết mình

có thể đứng được và hối thúc người đồng đội tiếp tục làm nhiệm vụ Anh quên mình hi sinh cho trận chiến, anh chiến đấu như một dũng sĩ cho đến giây phút cuối cùng của cuộc đời Và sự ra đi của Trần Cừ năm ấy đã không uổng phí, chiến dịch đã thành công, lô cốt địch cũng tan tành

Như vậy, với việc lấy tên nhân vật chính làm tên cho tác phẩm, Nam Cao đã giới thiệu với bạn đọc chân dung một chiến sĩ cộng sản với tấm lòng trân trọng, ngợi ca sâu sắc Nam Cao đã đứng trên lập trường của một nhà văn cách mạng khi nhìn nhận về nhân vật Đó là lí do tuy đề tài không mới nhưng truyện ngắn Trần Cừ để lại trong lòng ta nhiều suy ngẫm về một thời chiến đấu oanh liệt của ông cha

Trang 14

2.2.3.1.5 Nhân vật “Hài” trong Quên điều độ

Hài: hài hòa, điều độ

Trong “Quên điều độ” như phần giới thiệu ngay ở đầu tác

phẩm, nhân vật Hài “không phải là một người điều độ vì điều độ” mà “vì bắt buộc” Hắn phải sống hài hòa, điều độ một cách dè sẻn nhất có thể Từ lúc sinh ra, dường như số phận đã

an bài cho hắn phải sống trong hoàn cảnh ấy Trong mọi mặt của cuộc sống hắn lúc nào cũng phải biết cách tự điều độ Hắn phải dè sẻn cả sức khỏe bởi sinh ra, hắn đã có bệnh tim, lại bị đau phổi nữa , hắn không thể làm gì nặng nhọc, bác sĩ cũng khuyên Hài không được dạy học Hài dè sẻn sức khỏe cũng là

để dè tiền, cái lối sống như vậy cứ thế thành một thói quen ở

y Hài dè sẻn, điều độ ngay cả trong việc tiêu tiền cho bệnh tật của mình “hắn chỉ chữa bệnh bằng nghệ sống, nước rau má tía, bằng nước tiểu trẻ con”; hắn điều độ ngay cả trong ăn uống để nuôi sống bản thân “ăn có chừng thôi, và chỉ ăn

rau không bao giờ uống rượu, chỉ toàn uống nước lã đun sôi”; hắn điều độ ngay cả trong khoản giải trí cá nhân “không

đi xem hát, xem chớp bóng để thì giờ mà ngủ…không đi xe mà chỉ đi bộ”…Nói cho cùng, hài không phải điều độ, hài lòng với cuộc sống vốn có mà cuộc sống nghèo nàn bắt hắn phải sống cuộc sống lúc nào cũng dè sẻn như vậy Và vì không thể thay đổi được thực tế khốn khó của mình, Hài đã dùng một phép thắng lợi tinh thần là luôn tự an ủi mình “Người điều độ thật

là một người khôn ngoan” Qua nhân vật Hài, Nam Cao thể hiện sự thông cảm, sẻ chia đối với cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người trí thức Ở họ luôn canh cánh một nỗi lo cơm áo gạo tiền mà nó đã ăn sâu vào máu, nó trở thành một lối sống “ hài”.

Ngày đăng: 26/09/2015, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w