Phân tích ngữ liệu

Một phần của tài liệu Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn nam cao (Trang 27 - 28)

giá hiệu quả tu từ trong “Định hướng tên nhân vật”

III. Phân tích ngữ liệu

1. Hiệu quả tu từ

Trong cách đặt tên nhân vật, ta thấy rằng tên nhân vật cũng chính là yếu tố tu từ được tác giả sử dụng. Thông qua 15 tên nhân vật mà chúng tôi đã phân tích, chúng tôi thấy xuất hiện 2 biện pháp tu từ sau:

Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Biện pháp tu từ trong:

- Bá Kiến: Bá Kiến hiện lên là một con người biết kiềm chế, khôn ngoan, nhanh trí, đầy kinh nghiệm, hiểu đời , hăn đại diện cho giai cấp địa chủ, cường hào bóc lột đến xương tủi những người dân nghèo.

- Ông giáo: đại diện cho một bộ phận trí thức, ông giáo thể hiện đặc điểm về phẩm chất, đạo đức của một người làm nghề giáo – một nghề cao quý.

Ẩn dụ: Lộ, hùng, Hài, Thị Nở, Lão hạc, Chí Phèo, Tư, Tơ, Từ, Chuột, Lang Rận, Hộ:

Những cái tên ấy ẩn dụ cho tính cách, cho ngoại hình, cho số phận cuộc đời của nhân vật. Làm hiện lên một cách sinh động mà cụ thể những nét cơ bản, làm cho người đọc hiểu một cách sâu sắc và chân thực nhất về nhân vật.

2. Tiểu kết

Bằng việc sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ trong cách đặt tên nhân vật, Nam Cao đã xây dựng thành công những nhân vật mang dấu ấn cá nhân đậm nét, mà chỉ có thể thấy trong lối viết của Nam Cao.

Một phần của tài liệu Cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn nam cao (Trang 27 - 28)