1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Kỷ yếu hội thảo khai thác tài nguyên số trong thư viện thực trạng công nghệ giải pháp

167 185 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 28,96 MB

Nội dung

Trang 1

KY YẾU HỘI THẢO

THỰC TRẠNG - CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỊ CHÍ MINH THƯ VIỆN 3"E#E đc do ‡ CC Ác đc dc ò @ HCMUTE

KỶ YÊU HỘI THẢO

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN SỐ TRONG THƯ VIỆN

THỰC TRẠNG - CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP

Trang 3

KỶ YẾU HỘI THẢO

KHAI THÁC TÀI NGUYÊN SỐ TRONG THƯ VIỆN

THỰC TRẠNG - CÔNG NGHỆ - GIẢI PHÁP NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG 175 Giảng Võ, Hà Nội ĐT: 04.38515380 - Fax: 04.38515381 Email: info@nxblaodong.com.vn Website: www.nxblaodong.com.vn

CHI NHÁNH PHÍA NAM

85, Cách Mạng Tháng Tám, Q.1, TP HCM

ĐT: 08.38390970 - Fax: 08.39257205

Email: cn-nxbld@vnn.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Võ Thị Kim Thanh Biên tập Hồ Thị Phương Lan Sửa bản in ThS Vũ Trọng Luật Thiết kế bìa:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Liên kết xuất bản

ThS Vũ Trọng Luật

Địa chỉ: Số 1-3 Võ Văn Ngân, Quận Thủ Đức, TPHCM

In 300 cuốn khổ 16 x 24 cm tại Công ty TNHH In và Bao Bì Hưng Phú

Địa chỉ 162A/1 KP1A, P An Phú, TX Thuận An, Bình Dương Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 861-2015/CXBIHP/03-63/LD

Số quyết định: 35/QĐLK-LĐ ngày 20/04/2015

Mã ISBN: 978-604-59-3432-6

Trang 4

LỜI NÓI ĐÀU

Trong thời gian qua, việc khai thác tài liệu điện tử, tài liệu số trong các thư viện, đặc biệt là thư viện các trường đại học, cao đẳng được

quan tâm triển khai thực hiện một cách mạnh mẽ Việc ứng dụng công

nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động giảng dạy và học tập của các trường cao đăng, đại học trên cả nước đang được thực hiện một cách triệt để nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo của nhà trường và thực hiện triển khai Nghị quyết số 29 của TI Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cau CNH-HDH trong điều kiện kinh tê thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế

Trước nhu cầu đổi mới, hoạt động đào tạo của các trường ĐH, CÐ, qua việc ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của công, nghệ thơng tin đã có những biên chuyên tích cực và mang lại nhiêu giá trị hữu ích cho xã hội: tiết giảm chỉ phí, triển khai rộng khắp, nâng cao chất lượng đào tạo, qua đó, gắn năng lực đào tạo gần hơn với nhu cầu thực tế của xã hội Thư viện là một thành phần quan trọng trong hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường, qua đó cũng đóng gop phan tich cực trong quá trình phát triển của nhà trường Từ việc cung cấp thông, tin một cách đơn lẻ, rời rạc và mang nặng tính thụ động, thư viện các

trường ĐH, CĐ, với nền tảng ứng dụng CNTT tốt đã thay doi một

cách tích cực, trở nên một môi trường học tập và chuyển giao tri thức xứng tầm với hoạt động đào tạo của nhà trường

Bên cạnh những giá trị và sự tiện lợi của việc ứng dụng CNTT trong thư viện nhằm cung cấp nguồn tin, tài liệu cho bạn đọc cũng ân chứa nhiều nguy co tiềm tàng: phát tán tài liệu, vi phạm luật bản quyên, tác động tiêu cực

tới quyền tác giả, thực trạng này đặt ra cho thư viện sự mâu thuẫn khá gay

gắt: giữa yếu tô cung cấp học liệu mang tính miễn phí và nguy cơ vi phạm luật bản quyên và quyên bảo hộ tác giả có liên quan đến thù lao, chỉ phí Để giải quyết mâu thuẫn này, các thư viện cần phải nghiên cứu, xác định chiến lược và lựa chọn kế hoạch thực hiện việc số hóa và quản lý tài nguyên số của mình một cách bền vững và vừa đảm bảo thực hiện tác quyền nhằm | tang

cường khả năng phục vụ của thư viện Việc cung cấp nguôn tài nguyên số

của thư viện đã trở thành một hoạt động chủ lực của thư viện các trường ĐH, CĐ, và trở thành một trong những chuẩn mực tiên quyết trong

đánh giá hoạt động của thư viện Tuy nhiên, việc xây dựng, quản lý,

khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên số của thư viện đang ở trong tình trạng phát triển thiếu kiểm soát, chưa gắn liền trách nhiệm với quyền lợi của cả bạn đọc lẫn tác giả, trong đó có cả trách nhiệm quản lý

Trang 5

của chính thư viện Thực trạng này kéo theo một hệ lụy vô cùng nguy

hiêm: các cơng trình nghiên cứu, tài sản tri thức bị khai thác và thậm

chí sinh lợi một cách bât hợp pháp

Bên cạnh đó, một thực trạng chung cho các thư viện ĐH, CÐ, hiện nay chính là sự vắng Vẻ trong các thư viện truyền thống, tần suất và số lượng bạn đọc đến thư viện ngày càng giảm sút Lý giải cho thực trạng này, một

trong những nguyên nhân chủ yếu chính là sự thay đổi thói quen với nguyên

do gián tiếp từ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mới và

cùng với sự phô biến của các thiết bị điện tử cầm tay ngày càng tỉnh vi, hiện

đại và tiện dụng hơn Thư viện nếu khơng có những hướng tiếp cận phù hợp, hệ quả tất yếu sẽ không cịn có khách hàng, hiệu quả phục vụ của chính thư viện sẽ giảm sút

Với mục tiêu nghiên cứu về thực trạng khai thác tài liệu điện tử, tài

liệu số trong các thư viện ĐH, CD, qua đó xây dựng một bức tranh toàn

cảnh về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với các thư viện trong giai đoạn hiện nay Đồng thời tìm hiểu về các công nghệ quản lý khai

thác nội dung số trong môi trường giáo dục ĐH, CĐ tiến tới xây dựng

giải pháp quản lý và khai thác nguồn tài nguyên số một cách có hiệu qua và bên vững, được sự cho phép của Ban Giám hiệu nhà trường, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo

chuyên đề:

“Khai thác tài nguyên số trong thư viện: Thực trạng - Công nghệ

- Giải pháp”

Hội thảo nhằm tạo lập một diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, để các thư viện tìm kiếm một giải pháp mang tính tồn diện và bền vững dé phát triển, khai thác nguồn tài nguyên số của mình thơng qua việc kết nói với các giải pháp và công nghệ hiện đại Hội thảo cũng mở ra cơ hội giới thiệu, tiếp cận với một số cơng nghệ, giải pháp có hiệu quả và phù hợp với khả năng tài

chính, hạ tầng kỹ thuật của đa số các thư viện ĐH, CD

Hội thảo được tô chức vào ngày 23 & 24 tháng 04 năm 2015, nhân dịp

kỷ niệm Ngày Sách Việt Nam và là một trong những hoạt động hưởng ứng

ngày Sách và cô vũ cho văn hóa đọc

Ban tổ chức Hội thảo xin chân trọng cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình

của Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tổ chức hội thảo

Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, cộng tác và chia sẻ khó khăn

trong việc hỗ trợ BTC tổ chức hội thảo từ các đơn vị, phòng ban trong

trường: Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phịng Kế hoạch - Tài chính;

Phòng Quản trị Cơ sở vật chất; Phòng Thiết bị - Vật tư, Phòng Quan hệ

Trang 6

Công chúng & Doanh nghiệp; Trung tâm Dịch vụ sinh viên và các phòng ban chức năng khác trong trường

Ban tổ chức hội thảo cũng đã nhận được sự hỗ trợ tích cực và trân

trọng cảm ơn các đối tác tài trợ hỗ trợ cho BTC để tổ chức hội thảo nay

Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn sự tích cực cộng tác của Công ty Phần

mềm và tư vấn Kim tự tháp (Pyramid Software & Consulting Ltd), Công ty TNHH MTV Công Nghệ Phạm Huỳnh , Công ty Cổ phần Tin học Siêu Tính, Cơng ty Cổ phan viễn thông Tinh Vân, Công ty TNHH IN Và Bao

Bì Hưng Phú - NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, NXB Lao Động,

Chúc hội thảo thành công tốt đẹp!

Chúc các đối tác phát triển vững mạnh sự nghiệp của mình!

Chúc các thư viện luôn gắn kết chặt chẽ và mang lại lợi ích thiết

thực cho bạn đọc!

Chúc nhà trường, đặc biệt là Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật

TP Hô Chí Minh thăng lợi với chiên lược phát triên của mình!

Trang 7

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Mục lục

PhầnI: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN SÓ TRONG THƯ

VIEN: THUC TRANG VA THACH THU‘

1 BAO VE BAN QUYEN KHI KHAI THAC TAI LIEU SO

— TAS Nguyén Thi Tuyét NgQ cessssssssseesvecrsssssssnessseesseseassaseeaeeseeeses ll

2 DAO TAO CHUYEN NGANH THU VIEN — THONG TIN THEO HOC CHE TiN CHỈ: UU DIEM VA HAN CHE -

TAS: Nguyen Quang HONG PHUC scsccsvsssisisiescscvecssivssessicesssccesevsenees Ld

3 YEU CAU CUA CÁN BỘ THU’ VIEN TRONG MOI

TRƯỜNG SỐ - ThS Quản Thị Hoa

4 KHAI THAC NGUON TÀI LIỆU NỘI SINH SÓ HÓA

TRONG CAC TRUONG DAI HỌC - 7% Huỳnh Mẫn Đại 26

5 ĐA DẠNG HÓA CAC SAN PHAM VA DICH VỤ THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SÓ TẠI CÁC THƯ

VIỆN ĐẠI HỌC - 7% /fuỳnh Mẫn Đại 33

6 NHU CAU TIN VA MUC DO DAP UNG CUA CAC BO SUU TAP SO PHUC VU CONG TAC GIANG DAY, HOC TAP VA NGHIEN CUU KHOA HOC TAI CAC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC - 7JS Nguyễn Mạnh Kiêm 39

7 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SO SÁNH , TRÙNG LẶP

DU LIEU LUAN VAN, TOT NGHIEP Ở CÁC TRƯỜNG

ĐẠI HỌC VẢ CAO ĐĂNG - 7S Đồ Thị Lại 46

8 PHÁT TRIÊN DỊCH VỤ CUNG CÁP TÀI LIỆU SÓ VÈ

LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI KHOA DU LỊCH - ĐẠI HỌC HUE: NHUNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHIẾN

LƯỢC - ThS Nguyễn Thị Bích Ngọc - -cccccccccccccc2 52

9 TRUYEN THƠNG ĐIỆN TỬ, E-MARKETING THƯ

VIEN TAI TRUONG DAI HOC HA NOI TRONG THOI

DAI CONG NGHE SO: MUC TIEU VA THACH THUC —

Bui Xuan RUIEM ssssccsscssesssereavian ei RRR EEROR ERT 60

Trang 8

10 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CUNG CÁP, KHAI THÁC SỬ

DỤNG NGUÒN TÀI NGUYÊN SỐ TRONG THƯ VIỆN PHÙ HỢP LUẬT BAN QUYEN THONG QUA VIEC DE XUAT MAU Y TUONG THANH LAP CAU LAC BO LIÊN KÉT SÁCH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM - Tư viện

HH M UIT Titccciiisdinoth kg th g t1 101156050114810011563501665966830856565488080880368401t856585636

PhầnH: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC

TAI NGUYEN SO TRONG THU VIEN

1 GIAI PHAP AN NINH TONG THE CHO CAC THU

VIEN SU DUNG CONG NGHE RFID — Hita Vain Thành 2 XÂY DUNG HE THONG THONG TIN THU VIEN HIEN

ĐẠI — 15%: 1PHưỚIi6 BÀ HÀ trocsatiitbstnsctigixaD4200ã40543256834800.0365.608g

3 GIẢI PHÁPIN ÁN, PHOTO, SCAN TỰ PHỤC VỤ

DÙNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC — Céng ty CP Tin

học Siêu Tĩnh

4 GIỚI THIỆU CẤU HÌNH MỘT SĨ MÁY IN DỊNG BÁN

CƠNG NGHIỆP CỦA CANON - Cơng íy CP Tin học Siêu

Tĩnh

5 GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP CHIA SẼ TRAO DOI TAI

NGUYEN SỐ BẢN QUYEN - Phạm Phan Trung

Phần II: DỊCH VỤ THƯ VIỆN: CÀU NÓI TRI THỨC

1 OCLC- CHÌA KHĨA KÉT NÓI THƯ VIỆN VIỆT NAM

RA THẺ GIỚI - 7S Huỳnh Mẫn Đạt

2 XÂY DỰNG MƠ HÌNH LIÊN KÉT “KHÔNG GIAN ĐỌC SÁCH VÀ HỌC TẬP MO THAN THIEN” NHAM GOP

PHAN DOI MOI CONG TAC THU VIEN TRUONG DAI

HỌC SU PHAM KY THUAT THANH PHO HO CHi

MINH — TAS Vit Trong Luuật - «căn,

3 TAM QUAN TRONG CỦA UY TÍN VÀ TÁM DANH THIEP TRONG HOAT DONG TIM KIEM NGUON TAI TRO THAM DU HOI NGHI, HOI THAO NGANH THU

VIEN — THONG TIN — ThS Vit Trọng Luật .-«-««c«x«««-+ 4 MARKETING TRONG THƯ VIỆN - 7rân Thi Phương Linh

Trang 9

UNG DUNG TRUYEN THONG XA HỘI TRONG THƯ VIEN - Trân Thị Phương Linh

SỬ DỤNG EMAIL VÀ THƯ GIAO DỊCH TRONG CÔNG

TÁC THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH - Tử viện

HCMUTE

QUAN LY CHAT LƯỢNG TOAN DIEN TQM TRONG HOAT DONG CUA THU’ VIEN HCMUTE ~ Pham Minh

OUI cs cvsasssnvsxanesrasurvexsnsrvennsveesasevaesnavssusnvsusvevenesnonnssToustsony cevasveosecstes 158

GIGI THIEU CAC DICH VU THU VIEN HCMUTE ~ 7l

viện HCMUTE

GIỚI THIỆU DỊCH VỤ HỖ TRỢ IN ÁN VÀ XUẤT BẢN TÀI LIỆU NỘI SINH CỦA CÔNG TY TNHH IN VÀ

BAO BÌ HƯNG PHÚ - Đỗ Lê Thuận -: 165

Trang 10

PHAN I

KHAlTHAC TAI NGUYEN SO TRONG THU VIE:

Trang 11

BẢO VỆ BẢN QUYÈN KHI KHAI THÁC TÀI LIỆU SÓ

ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga

0915783762

nga.nguyen@hcmute.edu.vn

Khoa Lý luận chính trị

Trường ĐH SPKT TP.HCM

TÓM TÁT

Nếu truy cập vào các thư viện số của các trường Đại học của nước

ngoài, chúng ta luôn thay cảnh báo về bản quyền, tuy nhiên ở Việt Nam van dé bao vé ban quyên chưa được quan tâm thích đáng Tình trạng xâm phạm bản quyên dién ra khá phổ biến trong đó có cả các Thư viện

Bài viết tập trung vào hai nội dung chinh la: Viéc số hóa tài liệu

của các thư viện có vi phạm bản quyên không và làm thé nao để bảo vệ bản quyên khi khác thác tài liệu số

ABSTRACT

If we access to the libraries of the Foreign’s University, we always see a Copyright Notice , but the issue of copyright protection in the Vietnamese’ libraries has not been attended adequately This article focuses on two main topics: Copyright infringement or not ? Digitizing the document in the libraries and how to protect copyrighted when exploiting digital library?

NOI DUNG

Với sự phát triển của khoa học và cơng nghệ thì việc lưu trữ và

khai thác các tài liệu nói chung và tài liệu của thư viện nói riêng vơ cùng

đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng Chỉ cần một vài thao tác là một tác

phẩm được nhân bản hàng loạt, chỉ cần một “cú nhấp chuột” thì người dùng Internet có thể đọc, truyền tải và chia sẻ các bài viết, của các giáo sư; luận văn, đồ án của sinh viên, học viên tại các thư viện số thuộc các Viện nghiên cứu, các trường Đại học trong và ngoài nước Tuy nhiên sự thuận tiện đó cũng mang đến một vấn dé cân giải quyết la lam thé nào để bảo vệ quyên lợi của tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả của các tác pham

Vào thời Trung cổ, việc nhân bản một tác phẩm rất khó khăn, các bản viết tay chỉ có thể viết lại bằng tay với só lượng rất hạn chế nên vấn

Trang 12

để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tác phẩm chưa đặt ra, cho Đến thế kỷ

15, khi Gutenberg phát minh ra máy in đã mở ra bước ngoặt cho việc sản xuất sách Một bản viết tay lúc bay gid da cd thể in ra với số lượng lớn và phân phát cho công chúng Để bảo vệ quyền lợi của các nhà in, bảo vệ quyên lợi của tác giả, Năm 1710, nữ hoàng Anh đã ban hành đạo luật Anne (Statue of Anne) (đây được xem là luật bản quyền đầu tiên trên thế giới ) đã khẳng định tác giả được độc quyền sao chép và độc quyền đó được bảo hộ trong một thời gian nhất định [1] Tại Việt Nam, việc bảo hộ quyền tác giả lần đầu tiên được chính thức ghi nhận tại một văn bản pháp lý riêng biệt đó Nghị định 142/HĐBT về quyền tác giả ban hành vào ngay ngay 14-11-1986 Sau do, tháng 10 năm 1994, ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh về bảo hộ quyên tác giả Vào các năm 1995, 2005 Quốc hội ban hành Bộ luật dân sự trong đó có các quy định về quyên tác giả và quyền liên quan và đến năm 2005 thi Quốc hội khóa XI đã thơng qua Luật sở hữu trí tuệ (Đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 39/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT 2005) Với các văn bản trên đã tạo ra một hệ thống pháp lý chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả Tuy nhiên, trên thực tế nhiều tổ chức cá nhân vẫn chưa hiệu đúng các quy định và thực trạng xâm phạm quyền tác giả vẫn diễn ra phố biến nhất là trong thời đại kỹ thuật số như hiện nay khi các tài liệu nói chung va tác phâm nói riêng khơng chỉ được lưu giữ dưới dạng các văn bản giấy mà chủ yếu dưới dạng dữ liệu điện tử Nội dung bài viết tập trung vào hai vân đề chính: một là việc số hóa các tài liệu của thư viện có phù hợp với các quy định về quyền tác gid không, hai là khi khai thác các tài liệu số hóa cần làm gì

để đảm bảo quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả 1 Số hóa tài liệu có vi phạm bản quyền?

Số hóa tài liệu là quá trình chuyển các dạng dữ liệu/tài liệu truyền

thống như các bản viết tay, bản in trên giây, hình ảnh, âm thanh, phim,

dữ liệu toàn văn với nhiễu định dạng khác nhau sang chuẩn dữ liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết nhự ban đâu gọi là số hóa dữ liệu Hay nói cách khác số hóa tài liệu là hình thức chuyển đổi các tài liệu truyền thống bên ngoài thành dạng tài liệu số mà máy tính có thể hiểu được Sản phẩm sau khi số hóa tài liệu chính là nguon tai nguyén sớ/dữ liệu số - các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh được máy tính nhận

biết đúng định dạng và được sử dụng trên máy tính.[2}

Từ định nghĩa trên có thể nhận thấy Việc số hóa đã tạo ra một bản

sao mới cho tác phâm hay nói cách khác việc số hóa chính là việc sao chép tác phẩm theo quy định tại Khoản 10, Điều 4, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 “sao chép là việc tạo ra một hay nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghỉ âm, ghỉ hình dưới bắt kỳ phương tiện hay hình thức nào ”

Trang 13

Trong các quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật bảo hộ thì quyền sao chép được xem là quyên trung tâm, quan trọng nhất bởi lẽ quyên sao chép mang lại giá trị kinh tê rõ rệt nhất cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả Mỗi bản sao của một tác phẩm được bảo hộ sẽ mang lại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả những lợi ích vật chất nhất định Tác giả nào, chủ sở hữu quyên tác giả của tác phẩm nào được phát hành (hay được nhân bản) nhiêu thì phải được hưởng lợi ích nhiều hơn Nếu không bảo hộ quyền sao chép thì khơng khuyến khích được các hoạt động mang tính sáng tạo, khơng bù dip duge chi phi, tri

tuệ, tâm huyết va Sức sáng tạo của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Chính vì vậy, quyển sao chép luôn được ghi nhận trong hệ thống pháp luật về quyền tác giả của tất cả các nước trên thế giới Theo pháp luật

Việt Nam, tại khoản 5, điều 1 của Nghị định số 85/2011/NĐ-CP sửa đi,

bổ sung một sỐ điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006

quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự,

Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, công bố ngày 20/09/2011 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/11/2011) đã khẳng định

"Quyền sao chép tác phẩm quy định tại điểm e khoản I điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ là một trong các quyền tài sản độc quyền thuộc quyền tác

gia, đo chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo

ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm

cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử"

Như vậy, có thể hiểu sao chép là quyền độc quyền của tác giả, chủ

sở hữu quyên tác giả, chỉ có tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả mới có

quyền thực hiện việc sao chép hoặc cho phép cá nhân, tô chức khác thực hiện việc sao chép Bat kỳ cá nhân hay tô chức nào thực hiện việc sao chép mà không được phép bị xem là hành vi vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật Tuy nhiên sự độc quyên này của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bị giới hạn nếu rơi vào các trường hợp được quy định tại Tại khoản 1, Điều 25, Luật sở hữu trí tuệ 2005 (đã được sửa đôi bỗ sung

năm 2009) như Sau:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng

đạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả dé bình luận hoặc mình họa trong tác phâm của mình;

©) Trích dan tac phẩm mà không làm sai ý tác giả đề viết báo, dùng trong án phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim

tài liệu;

đ) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không

làm sai ý tác giả, khơng nhăm mục đích thương mại;

Trang 14

ä) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khẩu, loại hình biểu diễn nghệ thuật

khác trong các buôi sinh hoại văn hoá, tuyên truyền cô động không thu tiên dưới bát kỳ hình thức nào;

8) Ghỉ âm, ghỉ hình trực tiếp buồi biểu diễn đề đưa tin thời sự hoặc đề giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh,

mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

a) Chuyển tác phẩm sang chữ nồi hoặc ngôn ngữ khác cho người

khiêm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng

Khi các tô chức cá nhân sử dụng tác phẩm trong các trường hợp trên thì khơng cần phải xin phép, không phải trả tiên nhuận bút thù lao Trong

các trường hợp giới hạn trên có trường hợp quy định tại điểm (đ) là việc “Sao chép tác phám đề lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu ”

Như vậy, việc các thư viện số hóa tài liệu hay sao chép tác phẩm đề

lưu trữ trong thư viện nhằm mục đích nghiên cứu là hồn tồn hợp pháp,

thư viện khơng cần phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào để xin phép cũng

như phải trả thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc số hóa của các thư viện hiện nay

không chỉ nhằm mục đích lưu trữ mà nhằm mục đích liên kết, trao đồi, khai thác thương mại từ nguồn tài liệu số hóa của mình Trong trường hợp này, nêu các thư viện tự ý số hóa mà khơng xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức quản lý tập thể quyền sao chép thì hành vi này là hành vi vi phạm quyền tác giả và có thể bị xử lý vi phạm

2 Làm thế nào để bảo vệ bản quyền khi khai thác tài liệu số

Để đảm bảo việc khai thác các tài liệu số hóa phù hợp với quy định

của pháp luật, phù hợp với quyên và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả thì các thư viện khi tiền hành sơ hóa hoặc khai thác tài

liệu só hóa cần xác định rõ mục đích của việc số hóa tài liệu:

Nếu việc số hóa tài liệu chỉ nhằm để lưu trữ thì khơng cần phải thực hiện việc xin phép và trả tiên bản quyên đôi với tác giả, chủ sở hữu của tác phâm đó

Tuy nhiên, khi cho phép người dùng truy cập vào nguồn tài liệu điện tử này phải có sự quản lý chặt chẽ Người sử dụng muôn truy cập

Trang 15

bắt buộc phải đăng ký tài khoản và mật khẩu truy cập Việc đăng ký này

có thể giúp ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm quyên tác giả

trong việc sử dụng tài liệu điện tử tại thư viện như tải về, in ấn tài liệu

vượt quá số lượng cho phép [3]

Nếu việc số hoa tai liệu nhằm trao đồi, khai thác thương mại như bán, cho thuê quyền truy cập đối với các cơ sở dữ liệu trực tuyến, online

của thư viện cho các đối tác khác hoặc thực hiện việc sao chép, ỉ in an,

nhan ban tai ligu theo yéu cầu thi bắt buộc phải thực hiện việc xin phép

và trả tiền bản quyền cho các tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm đó

Hiện nay, vấn đề xin phép và trả tiền bản quyền cho các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của một tác phẩm rất phức tạp Ở Việt Nam,

hiện có nhiều tơ chức quản lý tập thê đại diện cho các tác giả, chủ sở hữu

quyền tác giả thực hiện việc cấp phép và thu hộ tiên bản quyển, sau đó phân phối lại cho các tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả của tác phẩm được khai thác nhưng hoạt động thực tế còn chưa hiệu quả, chưa phù hợp với điều kiện kinh tẾ xã hội của Việt Nam nên nhiều trường hợp vướng

phải sự phản đối của dư luận

Khi thực hiện việc xin phép và trả tiền bản quyền cho các tác phẩm

được số hóa nhăm mục đích khai thác thương mại, các thư viện có thê

tiên hành các nội dung sau:

- Một là, đối với các tài liệu được số hóa là tiểu luận, đồ án, luận

văn, luận án (hoặc sản phẩm khác thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả) của sinh viên học viên, cán bộ giảng viên thực hiện trong quá trình

làm việc, học tập tại trường chủ quản thư viện thì khi tác giả chuyển giao

sản phẩm cho thư viện cần ký tên vào giấy chuyền giao quyên sở hữu cho trường trong đó có quy định rõ là thư viện được phép sơ hóa, khai thác các quyên tài sản liên quan đến tác phẩm đồng thời bảo đảm quyền nhân thân của tác giả đó

- Hai là, đối với các tài liệu khác như tác phẩm văn học, giáo trình,

sách tham khảo của các tác giả khác ngoài trường thì thư viện cần liên hệ trực tiếp với chính tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả, với nhà xuất bản hoặc có thê thông qua tổ chức quản lý tập thể đại diện quyền sao chép tại Việt Nam hiện nay là VIETRRO (Viet Nam Reproduction Right

Organization) để xin phép số hóa khai thác thương mại và thỏa thuận

thanh toán tiền bản quyền một cách hợp lý

- Ba là, nếu tài liệu có được do mua hoặc thuê quyền truy cập đối

với cơ sở dữ lệu trực tuyến - online từ các nhà cung cap khác thì trong

hợp đồng mua cơ sở dữ liệu phải có điều khoản quy định về quyền tác

Trang 16

giả Trong đó quy định rõ trách nhiệm của nhà cung cấp về việc vi phn quyền tác giả, quy định về phương thức sử dung và phạm vi truy cập

- Bốn là, thư viện phải xây dựng chính sách bản quyền và ln có cảnh báo bản quyền cho người sử dụng các tài liệu só

Tóm lại, số hóa tài liệu và khai thác tài liệu được số hóa là nhu cầu

thiết yếu của các thư viện trong thời kỳ bùng nồ công nghệ thông tin như

hiện nay Đề hoạt động này diễn ra hiệu quả đáp ứng sự cân bằng lợi ích giữa người sử dụng và tác giả, chủ sở hữu quyên tác giả thì các thư viện cần nhận thức đúng đắn các quy định của pháp luật về Quyền tác giả, tuân thủ chặt chẽ các quy định có liên quan đến việc xin phép và trả tiền bản quyền cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả một cách hợp lý

Fok I aa koko

TAI LIEU THAM KHAO

[1] Nguyễn Thị Tuyết Nga, Luận văn thạc sỹ “Giới hạn quyên tac giả

theo Hiệp định Trips và pháp luật Việt Nam, Đại học Luật TP.HCM, 2012

[2] Trần Thị Quý, Số hóa tài liệu- từ nhận thức đến triển khai đào tạo

tại Khoa thông tin thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và

nhân văn, Hội thảo khoa học * 'xây dung va chia sé nguồn lực thông tin địa phương dạng số phục vụ và bảo tồn di sản và phát triển kinh

tế xã hội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, 2014

[3] Bùi Loan Thùy, Bùi Thu Hằng, “Xây dựng và thực thi các chính sách liên quan đến quyển tác giả trong phục vụ thư viện ở Việt Nam”, Tạp chí thư viện Việt Nam (số 6), 2011

Trang 17

ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH THƯ VIỆN - THÔNG TIN

THEO HỌC CHE TIN CHi: UU DIEM VA HAN CHE

ThS Nguyễn Quang Hông Phúc

0918771099

nguyenphuc2201@yahoo.com

Giám đốc

TT TT-TV ĐH Nguyễn Tát Thành

Đào tạo theo học chế tín chỉ được các trường đại học ở Việt Nam

bat đầu quan tâm từ những năm 90 của thế kỷ XX Triển khai quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ trong giáo dục đại học đã phát huy các yêu tố tích cực theo tỉnh thần “lấy người học làm trung tâm”

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt chủ trương chuyền đôi quy

trình đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ Từ những năm đầu của thế

kỷ 21, các cơ sở đào tạo chuyên ngành Thư viện — Thông tin ở nước ta đã chính thức áp dụng phương thức đào tạo mới

Tính đến nay, cả nước có các cơ sở đào tạo cử nhân Thông tin — Thu

viện, Thông tin học và Quản trị Thông tin như sau: Khoa Thư viện —

Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa Thông tin —- Thư viện

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), Khoa

Thông tin học và Quản trị Thông tin Trường Đại học Đông Đô, Khoa Thư viện - Thông tin Trường Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh, Khoa Thư viện — Thông tin học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP Hồ Chí Minh), Khoa Quản trị Văn phòng và Thư viện Trường

Đại học Sài Gịn, Khoa Thơng tin - Thư viện Trường Đại học Cần Thơ Trải qua trên dưới 10 năm thực hiện mơ hình đào tạo theo học chế

tín chỉ, chúng ta đã nhận thức được loại hình đào tạo mới này có nhiều

ưu điểm so với phương thức đào tạo theo niên chế trước đây rất nhiều

Bên cạnh đó, do quá trình chuyển đổi qua hình thức đào tạo mới nên bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế cần phải có những giải pháp khắc phục cho phù hợp với thực tiễn

1 Một số ưu điểm

1.1 Đối với sinh viên:

- Theo phương thức đào tạo mới này sinh viên sẽ tăng tính chủ động sáng tạo và nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu Sinh viên

phải tự học tập ngay trên lớp, đến lớp là học thật sự chứ không phải đến

lớp cho có mặt đê điểm danh Dé việc đến lớp có hiệu quả thực sự, sinh

Trang 18

viên phải tự đọc tài liệu trước, trong đó đọc các giáo trình và các tài liệu

tham khảo liên quan đến bài giảng, có sự so sánh và tự ghi chép lại

Trong quá trình lên lớp sinh viên phải tự ghi chép, tự tìm hiểu, tích cực

phát biểu trong lớp cũng như thảo luận nhóm, trao đổi với giảng viên

những vấn đề còn băn khoăn chưa rõ

- Sinh viên phải tự đăng ký số tín chỉ tùy theo điều kiện học tập của

mình Muốn làm tốt vấn đề này sinh viên phải nghiên cứu kỹ các quy chế

liên quan đến dao tạo như số tay sinh viên, chương trình đào tạo và từ

đó sinh viên sẽ đăng ký khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, các tín chỉ tiên quyết, các tín chỉ bắt buộc

và các tín chỉ tự chọn theo học kỳ, ngoài ra sinh viên có thể tự bổ sung, kiến thức tin học và ngoại ngữ Như vậy, tùy theo khả năng sinh viên có thé rat ngắn thời gian học tập (tối thiểu 7 học kỳ) hoặc có thể kéo dài thời gian (tối đa 12 học kỳ)

- Thời lượng lên lớp của sinh viên giảm nhiều so với hình thức đào tạo theo niên chế, do đó giúp cho sinh viên có nhiều thời gian tự học, tự

nghiên cứu tại nhà hoặc ở các thư viện, các trung tâm thông tin va cdc cơ

quan lưu trữ Như vay, Sẽ có một số lượng lớn kiến thức mà sinh viên

phải tự học, tự nghiên cứu để nắm vững mà không cần phải lên lớp Điều

đó đã tiết kiệm được nhiều thời gian đề sinh viên có thê tích lũy được

nhiều kiến thức hơn

- Sinh viên có thể được quyền chọn giảng viên trong cùng một môn học tùy theo sở thích cá nhân hay uy tín của giảng viên do sinh viên của các khóa học trước truyên kinh nghiệm lại

1.2 Đối với giảng viên:

- Vai trò của giảng viên theo phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ phải đảm bảo 2 năng lực: năng lực nghiên cứu khoa học/ứng dụng nghề nghiệp và năng lực sư phạm Người giảng viên chính là người hướng dẫn học tập, tham gia vào quá trình học tập, đồng thời đóng vai trị

là cơ vấn học tập Người giảng viên phải biết lựa chọn nội dung giảng

dạy nhằm định hướng cho sinh viên tự khám phá ra những kiến thức mới trong khoa học Điều đó địi hỏi giảng viên phải có khả năng tìm kiếm,

lựa chọn thông tin, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề khó

nhằm dẫn dắt sinh viên, chú trọng lựa chọn những vân đề cơ bản, quan trọng đề giảng còn những vấn đề khác dé cho sinh viên tự tìm hiểu nhằm phát huy tính sáng tạo và khả năng tự học tập

- Giang vién đồng thời là một nhà nghiên cứu khoa học, người mà

sinh viên có thể gửi gắm niềm tin Như vậy, vai trò mới của giảng viên

rất quan trọng, là người thực sự mẫu mực trong nhận thức và phương

Trang 19

pháp nghiên cứu cũng như khả năng truyền đạt Để làm được điều đó,

giảng viên phải đạt được một sô vân đê sau:

+ Trong quá trình dạy học phải nhận thức đúng đối tượng chuyển giao nội dung dạy học, thao tác đúng đối tượng, trao quyên cho

họ nhiêu hơn trong học tập Cụ thể là khi dạy phải biết lựa chọn phương pháp thích hợp với mục tiêu và nội dung dạy học, việc

dạy học phải phù hợp với đối tượng sinh viên là những người

học theo phương pháp nghiên cứu

+ Nắm vững về công nghệ thông tin và có khả năng ứng dụng

trong quá trình dạy học

+ Nhận thức chính xác phương pháp học trong mơi trường thơng tin để có thể hướng dẫn sinh viên học và có khả năng làm tốt vai trò cố vấn học tập

+ Có kiến thức đo lường và đánh giá trong dạy học để đánh giá

chính xác khách quan kêt quả học tập của người học, góp phân

khăng định chât lượng đào tạo

- Trong đào tạo theo học chế tín chỉ vai trị của cố vấn học tập

(tutor) rat quan trọng, có vấn học tập là người nắm vững chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo cũng như năng lực, điều kiện của người học để tư vấn cho họ lựa chọn tiền độ theo khả năng của người học Có vấn học tập là những người am hiéu cau trúc chuong trình, nội dung của các khối kiến thức có trong chương trình, nội dung và vị trí của từng mơn học được tô chức giảng dạy Cô vấn học tập giúp sinh viên lựa chọn các môn học đề xây dựng kế hoạch học tập riêng, vừa phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo và quy định của cơ sở đào tạo

2 Một số hạn chế

Thực trạng việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đào tạo về chuyên ngành Thư viện — Thông tin nói chung được áp

dụng hiện nay còn thiếu đồng bộ ảnh hưởng nhiều theo phương thức đào

tạo niên chế, có thể nói rằng “bình mới rượu cũ” Hệ thống tín chỉ đang vận hành chủ yếu nhằm quản lý đơn thuần, tính đếm q trình tích lũy mơn học Thực tế cần phải thay đổi cách dạy và học để tạo cho sản phẩm đào tạo tính năng động, sáng tạo và tính linh hoạt nhằm thích ứng Với Sự thay đổi của xã hội trong bôi cảnh mới vẫn chỉ còn là mong muôn, chưa ứng dụng trong thực tiễn được nhiêu

Chương trình đào tạo cịn nhiều điểm chưa hợp lý, việc cất giảm giờ giảng trên lớp trong khi sinh viên chưa được tạo điêu kiện tôt cho việc tự học, tự nghiên cứu đê đưa ra các u tơ tích cực vào qúa trình dạy

Trang 20

và học Chương trình đào tạo chưa chuyên đổi một cách triệt để theo tỉnh thần của học chế tín chỉ, số lượng các môn học tự chọn còn hạn chế và

điều kiện triển khai lựa chọn quá khiêm tốn

Đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các cơ sở đào tạo còn quá mỏng, yếu cả về lượng lẫn về chất, đây là một hạn chế rất lớn trong quá trình triển khai theo học chế tín chỉ

Thực tế, việc thiết kế chương trình đào tạo ở Khoa Thư viện —

Thông tin học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG

TP Hồ Chí Minh) được gói gọn trong 7 học kỳ với 7 modul vô hình chung đã tạo cho sinh viên gánh nặng lớn (đào tạo theo niên ché la 8 học kỳ), sô lượng môn học cũng như những tín chỉ trong I học kỳ quá nhiều Thực tê các học kỳ có nhiêu mơn học về kiến thức chuyên ngành sinh viên không thể bỏ qua mà phải học đầy đú vì mỗi 1 mén hoe 1 năm chỉ tổ chức học 1 lần nên sinh viên khơng có điều kiện học lại hoặc học bổ sung, học kỳ sau cũng không thể đăng ký học những môn học trong học kỳ trước vì đã trùng giờ học với các môn khác trong học kỳ hiện tại

Trong quá trình dạy học sinh viên không được quyền chọn giảng viên

trong cùng 1 mơn học vì I mơn học chỉ có I giảng viên đảm trách Bên

cạnh đó, sinh viên cũng khơng được thi lại khi không đạt điêm theo yêu

câu, _trong khi trước đây đào tạo theo niên chế sinh viên hoàn toàn được quyền thi lại Vì vậy muốn tích lũy đầy đủ số điểm trong I môn học theo

phương thức mới sinh viên phải học lại từ đầu

Quá trình dạy và học vẫn còn thiếu đồng bộ và chưa tạo được nhiều thuận lợi cho sinh viên theo đúng những đặc điêm của mô hình đào tạo theo học chê tín chỉ vì thiêu nhiêu điêu kiện cho việc triên khai

Giảng viên về cơ bản vẫn dạy theo kiểu cũ nghĩa là chủ yếu đóng

gói kiến thức và chuyển giao thụ động Sinh viên chưa quen với cách học theo đúng yêu câu tự lực, chủ yêu tích lũy nội dung dạy học; việc đa đạng hóa hình thức học tập theo đúng tỉnh thần của học chế tín chỉ chưa

đáp ứng kịp với yêu cầu

Về đội ngũ tư vấn (có vấn học tập còn chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa phát huy hết vai trò cố vấn cho sinh viên)

Trong những năm gan day, chat lượng đầu vào của các Khoa Thư

viện Thông tin rat han chế, điểm chuẩn hầu như thấp nhất trong các trường, chủ yếu tuyển sinh theo nguyện vọng 2 và 3, các em chẳng còn con đường nào khác để lựa chọn Vì vậy việc định hướng nghề nghiệp hầu như khơng có, các em chưa hiểu gì về ngành học, giảng viên trong quá trình dạy rất khó khăn dé “thổi” cho các em ngọn lửa của tình yêu

nghề nghiệp Sinh viên chủ yếu có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh vùng

Trang 21

sâu, vùng xa trình độ về tin học ngoại ngữ rất thấp, đây cũng là yếu tố

ảnh hưởng lớn đên chât lượng đào tạo

Quản lý đào tạo chưa được tin học hóa một cách tối đa bằng các phần mềm chuyên dụng, vừa đăng ký qua mạng vừa đăng ký bằng giấy Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo chưa tỉnh thông, về nghiệp vụ, tính chun nghiệp cịn thấp, văn hóa giao tiếp cịn rất hạn chế Chưa xem người học là

khách hàng, chủ yếu giải quyết công việc theo cơ chế xin — cho

3 Kết luận

Để việc đào tạo theo học chế tín chỉ đạt chất lượng cao theo đúng

mục tiêu đề ra Thiết nghĩ, các trường cũng như Khoa Thư viện - Thông tin cần xem xét và phân tích một cách thấu đáo những hạn chế trên đồng thời để ra những biện pháp nhằm tháo gỡ một cách đồng bộ những vướng

mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho người dạy và người học hoàn thành

nhiệm vụ Xa hơn nữa cần có chiến lược phát triển đúng dan để tạo một

bước chuyền biến căn bản trong đào tạo theo học chế tín chỉ

333% de k dc đc ĐC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dang Xuan Hai, “Dao tao theo hé thong tín chi ở Việt Nam: đặc điểm và điều kiện triển khai" Tạp chí Khoa học Giáo dục số 13/10- 2006, trang 36-37

[2] Nguyễn Mai Hương, “Hoạt động tự học của sinh viên trong phương

thức đào tạo theo tín chỉ”; Tạp chí Giáo dục số 9 năm 2010

[3] !im Cobbe, “Ý nghĩa của hệ thong tin chỉ”; Tạp chí Giáo dục, số

11, năm 2008

[4] Lê Công Triêm (2002), “Một số vấn đề hiện nay của phương pháp

đạy học đại học”; ÑNXB Giáo dục

Trang 22

YÊU CÀU CỦA CÁN BO THU VIEN TRONG MOI TRUONG SO

ThS Quản Thị Hoa

0945354316

quanhoal 98@yahoo.com.vn Khoa Thi vién-Thong tin

Dai hoc Văn hóa TP Hơ Chi Minh

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin, công nghệ thông tin đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyên mạnh mẽ và kết nối tat ca chúng ta lại với nhau Mọi loại thông tin, so liệu âm thanh, hình ảnh có thể được đưa về dạng kỹ thuật số dé bat kỳ máy tính nào cũng có thể lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người Những công cụ và sự kết nói của thời đại kỹ thuật só cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động trên cơ sở những thông tin này theo phương thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm chí cả cách nhìn các giá trị

trong cuộc sống, công nghệ thông tin đã có tác động mạnh mẽ đến mọi

hoạt động, mọi lĩnh vực trong xã hội, trong đó có hoạt động thư viện

Trong những năm qua, nhờ có sự ứng dụng công nghệ thông tin đã từng bước làm thay đổi diện mạo hoạt động của các cơ quan thông tin thư viện, đem lại cho thư viện một hình ảnh mới hiện đại, thân thiện và

hữu ích cho cộng đồng, đồng thời cũng từng bước làm chuyển đổi

phương thức hoạt động của thư viện từ một thư viện truyền thông sang thư viện điện tử, thư viện số với nguồn lực thông tin đa dạng và một không gian mở tiện ích giúp người dùng tin có thể kết nối, truy cập, chia sẻ thông tin vượt qua cả không gian và thời gian Với những tính năng ưu

việt đó, mà mơ hình phát triển thư viện theo hướng thư viện điện tử, thư

viện số là một xu hướng tất yếu trong sự nghiệp phát triển thư viện tại

Việt Nam

Vậy thư viện số là gì? Theo bách khoa tồn thư mở Wikipedia “

Thư viện số hay Thư viện trực tuyến là thư viện mà ở đó các bộ sưu tập

được lưu trữ dưới dạng số (tương phản với định dạng in, vỉ dạng hoặc

các phương tiện khác) và có thể truy cập bằng máy tính Nội dung 86 có

thể được lưu trữ cục bộ hoặc truy cập từ xa qua mạng máy tính Thư viện

số là một loại hệ thông truy hồi thông tin - Information Retrieval System

Trang 23

Các công nghệ hiện nay cho phép xử lý hiệu quả các nguôn lưu trữ thông tin dưới dạng kỹ thuật số Q trình chun đơi nguồn thông tin ở

dang tin hiéu twong te (analog) dén dang tín hiệu số (digital) được gọi là so hoa.”

Hay nói một cách khác Thư viện số là một Thư viện điện tử cao cấp, trong đó tồn bộ các tài liệu của thư viện đó được số hoá và được quản lý băng một phần mềm chun nghiệp có tơ chức để người dùng tin dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thông mạng thông tin và các phương tiện truyền thông với các đặc trưng cơ bản:

« Khả năng lưu trữ khối lượng lớn tài nguyên thông tin khác nhau không giới hạn

« Khả năng lưu trữ và chuyền giao tài nguyên thông tin bằng nhiều

phương tiện khác nhau;

s Khả năng chuyển giao tài nguyên thong tin qua mang; « Khả năng quản lý tài nguyên thông tin phân tán;

« Khả năng chia sẻ thông tin ở cấp độ chuyên biệt cao; « Sử dụng cơng nghệ đề tìm kiếm và truy xuất thơng tin;

« Cung cấp dịch vụ thông tin không giới hạn về thời gian và không gian, tạo ra một môi trường và cơ hội bình đẳng, rộng mở cho tất cả mọi

người Loại bỏ khoảng cách tri thức giữa người giàu và người nghèo,

giữa thành thị và nông thôn, giữa các quốc gia

Tuy nhiên để xây dựng và vận hành thư viện để phát huy được hết

những tính ưu việt của nó hiện đang vẫn là một thách thức không nhỏ

trong các thư viện Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, bộ sưu tập số, kinh phí đề duy trì hoạt động cịn cần phải có những cán bộ thư viện có đầy đủ năng lực, phẩm chất, kĩ năng đề xử lý, thao tác và vận hành thư viện hoạt động một cách hiệu quả

Nếu như trong thư viện truyền thống người cán bộ thư viện chỉ

được biệt đên như là người trông coi sách, có nhiệm vụ giữ sách và cho

mượn sách thì trong thời đại thư viện số vai trò của cán bộ thư viện thay đổi hồn tồn Các cơng việc chính của cán bộ thư viện có thể vẫn là: thu thập tài liệu, thông tin, xử lý kỹ thuật tài liệu, làm phân loại, biên mục, tổ

chức các hình thức phục vụ, nhưng thực chất của công việc đã thay đổi

cơ bản Người cán bộ thư viện được xem như là người tô chức và chuyên gia thông tin, môi trường làm việc của họ là môi trường “số” Nhiệm vụ

của một cán bộ thư viện số được xem xét với các góc độ sau:

Trang 24

e Thu thập tư liệu: : Lựa chọn, bổ sung, xử lý, bảo quản, tổ chức

phục vụ các bộ sưu tập sô;

e Thiết kế cấu trúc kỹ thuật cho thư viện SỐ;

e Biên mục: Mô tả nội dung tài liệu số (siêu dữ liệu);

«Xây dựng kế hoạch, hỗ trợ các dịch vụ số (định hướng thông tin,

tư vấn chuyền giao );

e Tạo lập các giao diện thân thiện với người sử dụng trong hệ thông

mạng;

e Xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn liên quan đến thư viện;

e Thiết kế, duy trì và chuyển giao các sản phẩm thông tin chất lượng cao với giá trị gia tăng;

e Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thơng tin số trong môi trường

mạng;

¢ Bao dam an ninh thong tin

se Hình thức, phương thức phục vụ

Để làm được điều đó địi hỏi cán bộ thư viện ngoài những kiến cơ

bản về các ngành khoa học thư viện, khoa học thông tin, công nghệ thông

tin, ngoại ngữ và một sô chuyên ngành cụ thể khác cần nâng cao các kĩ năng phù hợp trong môi trường làm việc hiện đại:

« Khả năng nắm bắt thông tin cao:

« Có phản ứng nhanh nhạy với các nguồn thông tin khác nhau;

« Có kỹ năng trong việc tìm kiếm thơng tin;

« Có niềm đam mê trong công việc, ý thức xây dựng và cung cấp

thơng tin;

« Có kỹ năng xử lý làm tăng giá trị của thông tin; « Có khả năng sàng lọc và đánh giá thông tin; « Có khả năng thu thập, bơ sung;

« Có khả năng tô chức, quản lý thơng tin;

» Có khả năng phổ biến thông tin đến người sử dụng đúng lúc,

đúng đôi tượng;

Nang động, sáng tạo, tỉnh thần đồng đội cao, có tầm nhìn chiến

lược, biết xây dựng dự án phù hợp với từng giai đoạn phát triên của thư viện và trong tương lai theo xu thê của thời đại

Trang 25

Đề đáp ứng được xu thế phát triển thư viện trong tương lai, việc nâng cao năng lực cho cán bộ thư viện là hết sức cần thiết, địi hỏi có những cách nghĩ, cách làm mang tính tích cực, ngay từ những cơ sở đào tạo cán bộ thư viện, các chương trình đào tạo ngồi việc cung cấp cho sinh viên các kĩ năng - về thu thập, xử lý và cung ứng thơng tin cịn nên chú trọng việc cung cấp cho sinh viên các kiến thức về công nghệ thông tin và các kĩ năng cân thiết đề làm việc trong môi trường hiện đại, biết

thu thập và tạo lập các tài liệu SỐ, quản lý và vận hành và làm chủ các

trang thiết bị hiện đại, các phần mềm tiện ích phối hợp với các chuyên

gia máy tính và mạng đề tích hợp khối kiến thức về máy tinh — thong tin

hoc — thư viện học tạo nên chương trình đào tạo thư viện số, giúp sinh viên sau khi ra trường có đủ khả năng và bản lĩnh, tri thức để sẵn sàng hội nhập vào môi trường làm việc sử dụng công nghệ số đề tạo lập, xử lý, tô chức, lưu trữ, phục vụ, quản trị thông tin sô , các nhà quản lý và lãnh đạo thư viện cần có những chiến lược dao tao, nâng cao năng lực cho cán bộ thư viện thông qua các lớp đào tạo dài hạn và ngắn hạn, tạo điều kiện cho cán bộ thư viện tiếp cận những thay đổi về nghiệp vụ, những kĩ năng làm việc trong môi trường mới, môi trường hiện đại; nâng cao khả năng

làm việc và tâm huyết với nghề nghiệp đê cán bộ thư viện trong bất kỳ

giai đoạn nào cũng luôn là */iah hồn” của thư viện, là câu nói tri thức,

nhà tư vấn và chuyền giao những thông tin hữu ích cho người dùng tin, góp một phần khơng nhỏ trong công cuộc xây dựng đất nước trong tiến trình phát triền hội nhập

Sk a ok a ak ok

TAI LIEU THAM KHAO

[I]_ Phạm Quốc Hưng (2014) Vai trò của Số hóa tài liệu trong đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập tại Việt Nam

[2] Nguyễn Hoàng Sơn (2007) Nghiên cứu thư viện số trên thé giới và định hướng nghiên cứu thư viện so tai VN: Ky yếu hội thảo

[3] Nguyễn Hoang Son (2006) Dao tao nguồn nhân lực thư viện số: yeu 6 quan trọng phát triển nguôn nhân lực thư viện số: Kỷ yếu

hội thảo

[4] Thư viện số trong thời đại “số hóa” hftp:/Awwwv.thuvientre.com

[5] Tran Thi Quý, Đỗ Văn Hùng (2007) Tự động hóa trong hoạt động thơng tin- thư viện, Đại Học Quốc gia, Hà Nội

[6] Nguyễn Minh Hiệp (2014) Đào tạo ngành thông tin- thư viện trong,

công nghệ thông tin //Tạp chí Thư viện Việt Nam

Trang 26

KHAI THAC NGUON TAI LIEU NOI SINH SO HOA

TRONG CAC TRUONG DAI HOC

TS Huỳnh Mẫn Đạt

0918120105

mandat77@yahoo.com Nguyễn Thị Hong Nhung

0984620556

nhung.nguyen@gmail.com Khoa TV-TT Trường Đại học văn hóa TP.HCM Bài viết trình ' bày có hệ thống các khái niệm về tài liệu nội sinh, đưa ra quy trình số hóa nguồn tài liệu nội sinh, lựa chọn công nghệ và dua ra các giải pháp nhằm giúp các trường đại học làm tốt công tác số hóa và khai thác nguon tài liệu nội sinh

Thuật ngữ số hóa (tiếng Anh là Digitigation) là hình thức chuyền

đổi dữ liệu từ dạng văn bản hệ thống bên ngoài thành những dữ liệu dạng tín hiệu số được máy tính hiểu và lưu trữ Có nhiều định nghĩa khác nhau

nhưng có nội dung chung đều cho rằng: số hóa tài liệu là quá trình

chuyên các dạng đữ liệu/tài liệu truyền thong như các bản viết tay, bản in trên giây, hình ảnh, âm thanh, phim ảnh, dữ liệu toàn văn với nhiều định dạng khác nhau sang dữ liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết

được như tài liệu ban đầu gọi là số hoá dữ liệu Hay nói cách khác số hố

tài liệu là hình thức chuyển đổi các tài liệu truyền thống bên ngoài thành dang tài liệu số mà máy tính có thể hiểu được Sản phẩm sau khi số hóa tài liệu chính là nguồn tài nguyên số/dữ liệu số - các dữ liệu dang chữ, hình ảnh, âm thanh được máy tính nhận biết đúng định dạng và được sử dụng trên máy tính

Tài liệu nội sinh là những tài liệu được hình thành trong quá trình

hoạt động khoa học kỹ thuật, sản xuât, quản lý, nghiên cứu, học sp của các cơ quan, tơ chức, xí nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học

Tài liệu nội sinh phản ánh đầy đủ, có hệ thống về các thành tựu, tiềm lực cũng như hướng phát triển của những đơn vị này và thường được lưu giữ ở các thư viện và trung tâm thông tin của đơn vị đó

Đặc điểm của nguồn tài liệu nội sinh:

Theo tính chất của quá trình tạo ra nguồn tài liệu nội sinh có thể

chia thành 3 nhóm:

Trang 27

- Nguồn tin phan ánh các kết qua hoạt động đào tạo: Luận án, Luận văn, các kết luận khoa học, các tư liệu điền dã, các tư liệu điều tra, các hồ sơ thí nghiệm, các chương trình đào tạo, giáo trình, đề cương bài giảng

- Nguồn tin phản ánh kết quả NCKH: Các báo cáo kết quả nghiên

cứu khoa học, tư liệu trung gian được tạo nên từ việc triển khai các chương trình, đề tài NCKH, đề án, dự án sản xuất thử, báo cáo khoa học,

kỷ yêu hội nghị, hội thảo

: - Nguồn tin phản ánh tiềm lực đào tạo và NCKH: Bao gồm các tài

liệu về cơ cấu, quy mô, trình độ đào tạo, nguồn nhân lực khoa học, cơ sở vật chất kỹ thuật đề triển khai các hoạt động đào tạo, NCKH, các thông tin phan ánh định hướng phát triển của nhà trường

Loi ich đối với cơ quan: Đưa ra một chỉ số tốt về chất lượng và

hiệu suât của cơ quan, tăng cường hình ảnh và uy tín, tăng cường khả

năng tiếp cận đối với kết quả nghiên cứu, nội dung với chất lượng cao có thể sẽ là công cụ quảng bá dé thu hút nhân sự, sinh viên và các nguồn

đầu tư

e Lợi ích đối với nhà nghiên cứu: Mở rộng việc phát tán và cung

cấp các công bố của mình, gia tăng tác động của các công bố (các nghiên

cứu được tự do tiếp cận sẽ dé dàng được trích dẫn), đưa ra cách đo lường, đê các nhà nghiên cứu có thể xác định tỉ lệ truy cập đối với từng nghiên

cứu cụ thể, giúp quản lý và lưu giữ các nội dung liên quan đến nghiên

cứu của từng cá nhân, cho phép tạo ra các danh mục xuất bản phâm theo yêu cầu cá nhân

e Lợi ích đối với cộng đồng quốc tế: Hỗ trợ hợp tác nghiên cứu

thông qua việc tạo điều ign trao đôi tự do cho các nguôn thông tin học

thuật, giúp cộng đồng hiểu về các nỗ lực và các hoạt động nghiên cứu, lợi

ích đôi với cán bộ thư viện, luôn phù hợp trong thời đại số với nhiều thay đổi và tiến triển, là cơ hội đề thê hiện vai trò quan trọng hơn trong bối cảnh thay đổi của việc truyền tải thông tin học thuật

Tài liệu nội sinh bao gồm cả tài liệu đã xuất bản lẫn tài liệu chưa xuât bản Cụ thê như sau:

Nhóm tài liệu đã xuất bản: bài báo được đăng trên các báo, tạp chí; sách; tài liệu hội nghị hội thảo

Nhóm tài liệu chưa xuất bản: bản tài liệu trước khi in; các cơng trình chưa cơng bơ hoặc phân nội dung được công bô của các công trình chưa hồn tât, luận văn, luận án, báo cáo khoa học

Nhóm tài liệu hỗ trợ học tập và giảng dạy: đề cương, giáo án, bài giảng, ngân hàng đê thi, băng hình phục vụ các khóa học

Trang 28

Như vậy, nguồn nội sinh tốt sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các thành viên liên quan; do đó các thư viện cân tuyên truyền những lợi ích này để mọi người sử dụng ủng hộ đề phát triển nguồn thông tin nội sinh

Quy trình số hóa nguồn tài liệu nội sinh có thể chia thành 5

bước cụ thê sau:

Lựa chọn tài liệu đầu vào:

Đây là công đoạn đầu tiên trong quy trình số hóa tài liệu, bao gồm việc cân nhắc, lựa chọn và xác định những đối tượng tài liệu nào được đưa vào số hóa Các thư viện cần xây dựng chính sách thu thập đối với tài liệu nội sinh ngay từ ban đầu, đây là việc làm rất quan trọng nhằm đảm bảo tổ chức và sử dụng được một nguồn tài liệu học thuật một cách đúng đắn, cũng như đảm bảo được sự phát triển ồn định nguồn tài liệu này Chính sách phải được nêu lên những nội dung cơ bản sau: xác định các loại tài liệu cần thu thập; đối tượng nộp và đối tượng sử dụng nguồn nội sinh; mức độ phô biến và mức độ cho phép sử dụng nguồn nội sinh, chính sách bảo quản nguồn nội sinh, chính sách cập nhật nguồn nội sinh

Về bản quyền của tài liệu: trong trường hợp thư viện cung cấp truy

cập mở cho nguôn nội sinh thì các tác giả và bộ phận tiếp nhận tài liệu cần làm rõ vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền để bảo đảm thư viện không vi phạm luật bản quyền

Nội dung tài liệu: Trên cơ sở xác định nhóm người dùng tin (Cán bộ lãnh đạo, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên, các đối tượng khác, ),

mục tiêu, chức năng nhiệm vụ của thư viện mà thư viện lựa chọn các tài

liệu nội sinh có nội dung phù hợp, tài liệu có tần suất sử dụng cao

Điều kiện bảo quản hiện tại: Tùy tình hình cụ thê của từng thư viện trong tình trạng điều kiện bảo quản ket hợp với nội dung tài liệu nội sinh mà quyết định lựa chọn tài liệu đê tiến hành số hóa Ưu tiên số hóa các tài liệu nội sinh mà nhu câu sử dụng của người dùng cao

Lựa chọn công nghệ:

Lựa chọn công nghệ dé tiến hành số hóa tài liệu nội sinh đóng vai

trị rât quan trọng bởi đây là công cụ đắc lực giúp các trường đại học thực

hiện các công việc trong quy trình tạo lập và vận hành bộ sưu tập sô,

công nghệ đê tiên hành sơ hóa cân đáp ứng các yêu câu sau:

- Là công cụ, môi trường để đảm bảo các tài liệu số hóa sau khi

được tạo lập sẽ dễ dàng, thuận tiện cho người dùng tiếp cận;

- Có đủ độ tin cậy cho người quản trị và kỹ thuật viên trong quá

trình tạo lập, bảo quản và cung câp dữ liệu trong quá trình hoạt động của

bộ sưu tập;

Trang 29

- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ thông tin — thư viện;

- Dễ đàng trao đổi dữ liệu với các chuẩn khác, có cơng cụ sao lưu

an toàn đữ liệu với các chuân khác, có công cụ lưu sao an toàn dữ liệu

Đề bộ sưu tập số phát huy được hết tác dụng, thư viện khi thực hiện

tạo lập bộ sưu tập sô cần phải có cơ sở hạ tang sau:

- Hệ thống mạng intranet được kết nối internet với đường truyền đủ đáp ứng cho sô người dùng tôi thiêu của thư viện;

- Hệ thống máy chủ đủ mạnh đề đáp ứng việc lưu trữ, bảo quản, cung cấp đữ liệu và quản lý người dùng và các phần mềm hệ thống có bản quyên;

- Trang web đăng tải và là công truy cập của người dùng vào bộ

sưu tập;

Số hoá nguồn tài liệu:

Đây là công đoạn đòi hỏi đầu tư nhiều cơng sức, kinh phí nhưng lại

là khâu để dàng thực hiện nhât

Việc nộp tài liệu vào nguồn nội sinh có thể thực hiện theo 2 cách: trực tuyến hoặc thông qua cán bộ thư viện (nộp bản giấy) Trong trường hợp thư viện đã áp dụng công nghệ chuẩn bị sẵn 1 giao diện nộp tài liệu nội sinhh trên website, tác giả có thể tự nộp trực tuyến Trường hợp chúng ta thu thập được hoặc tác giả cung câp tài liệu giây, hiện nay ở

Việt nam đã có các thiết bị số hóa tài liệu của công nghệ KIRTAS APT 1200, công nghệ này cùng với thiết bị BookScan APT 1200 có thể giúp

các thư viện có thê sơ hóa nguồn t u với số lượng lớn, giá cả hợp lý và đảm bảo chất lượng, thiết bị nhận dạng quang học OCR Đặc biệt là công nghệ KIRTAS APT 1200 có một phân mêm biên tập BookScan Editor cho phép tự động biên tập, tạo siêu dữ liệu theo yêu cầu; BookScan APT 1200 không làm hư hỏng tài liệu gốc do không phải tháo gáy tài liệu đối với tài liệu có độ đày trang khi thực hiện Scan

Biên mục tài liệu số hóa (Tạo siêu dữ liệu liên kế): Mô tả dữ liệu (theo một trong các chuẩn siêu đữ liệu MARC, Dublin Core, MODS,

METS, ISO 2709 trong đó chuẩn Dublin Core tương đối phô biến vì có khả năng tùy biến cho các tiêu chuẩn khác với 15 trường biên mục);

Có nhiều chuân biên mục mang tính chất siêu đữ liệu khá thông

dụng như: MARC 21/ UNIMARC, Dublin Core Metadata, XML Cac

dữ liệu này thường được gắn vào phần đầu cho mỗi tài liệu điện tử đặt

trên website và rât thích hợp cho các máy tìm kiếm, lọc ra thơng tin để tô

chức thành kho dữ liệu mà không cần dùng đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu truyền thống

Trang 30

Dublin Core Metadata là chuẩn dùng mô tả nội dung của biểu ghi

và đữ liệu Nó đơn giản hơn MARC Format vì chỉ có 15 trường: nhan đề,

tác giả, chủ đề, mô tả, nhà xuất bản, tác giả phụ, ngày tháng, loại tài liệu, mô tả vật lý, định danh, nguồn gốc, ngôn ngữ, liên kết, bao quát, bản quyền (trong khi MARC có đến hơn 200 trường, khá phức tạp)

Siêu dữ liệu (metadata) dùng để mô tả một tài nguyên thông tin được chia sẻ trên internet Một bản ghi siêu đữ liệu bao gôm một tập hợp các thuộc tính hoặc tập các phần tử cần thiết để mô tả các tài nguyên theo yêu cầu Tạo siêu dữ liệu theo 3 dạng (siêu dữ liệu mô tả: mô tả các thông tin về tài liệu, siêu dữ liệu cấu trúc: mô tả các liên kết giữa các đối tượng thông tin liên quan của tài liệu như mục lục, chương, phần, trang sách, hình ảnh minh họa, phụ lục giúp người dùng dễ đàng đi chuyên đến các thành phan của tài liệu, siêu dữ liệu quản trị: gồm tạo kích cỡ tập

tin, định dạng tài liệu (PDF), đặc tính sử dụng và tình trạng của tài liệu) - Siêu đữ liệu kỹ thuật: Thông tin về máy và sự vận hành trong quá

trình chụp hình ảnh và thông tin này được tạo ra tự động bởi hệ thống của thư viện

- Siêu đữ liệu cầu trúc: Thông tin về câu trúc sách/trình tự sắp xếp

đòi hỏi nhập liệu bằng tay

- Siêu dữ liệu mô tả: Thông tin về cuốn sách là thông tin dưới biểu

ghi MARC tương thích hồn tồn tiêu chuẩn biên mục đữ liệu điện tử

Dublin Core 2 Dữ liệu biéu ghi MARC được nhập với khả năng đọc số

ISBN bằng mã số mã vạch (Barcode) hoặc một giao diện người dùng

đành cho nhập liệu mô tả nội dung (Vd., tên nhan dé, tac gia, ngay ban quyền, bảng nội dung, ) trong phần mềm biên mục nhằm nhập liệu nhanh và dễ đàng sử dụng

Vận hành, bảo quản và cung cấp dữ liệu: Trước khi vận hành thật các công đoạn: quét (scan) — đối với các tài liệu là sách, biên mục tài liệu, tải tài liệu lên mạng, thư viện sẽ thực hiện giai đoạn thử nghiệm bằng cách cho scan khoảng 10 đơn vị tài liệu với đủ các loại hình: sách, tạp chí,

bản thảo, tài liệu hành chính, tranh ảnh, và cho lưu trữ cũng như vận

hành thử trên website để kiểm tra về chất lượng, bao gồm kích cỡ của hình ảnh, vấn đề xử lý chung, dạng tập tin, chiều sâu của bit, vùng sáng, vùng tối, giá trị âm thanh, độ sáng, độ tương phản, độ phân giải, sự nhiễu, sự định hướng, tiếng động, sự điều chỉnh kênh màu, sự mất văn bản, sự điều

chỉnh hình ảnh, sự mât đường, truyền hay mắt hình ảnh, sự sơng động, chất

lượng truy cập, hình thức ngăn gọn, rõ ràng của văn bản

Trong quá trình quét tài liệu, tạo sản phẩm số cho đến biên mục tài liệu số nên được sao lưu, cất giữ bảo quản ở các dạng: bộ nhớ lớn của máy chủ, trên CD-ROM, trên ô cứng di động

Trang 31

Cung cấp, tải dữ liệu lên mạng là khâu cuối cùng của tiến trình số hóa, bao gồm việc đưa bộ sưu tập lên mạng của thư viện dé phục vụ trực tuyến và thiết kê giao diện với người dùng: tạo ra các công cụ sử dụng, chính sách khai thác đối với người dùng, ý kiến đóng góp, đánh giá của người sử dụng, xây dựng các ứng dụng tùy biến, chính sách phát triển ngn tài liệu Tất cả các kết quả này cần được thông qua trước hội đồng sơ hóa để hồn chỉnh lần cuối trước khi công bố kết quả bộ sưu tập

đối với người dùng tin

Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, việc quản lý và cung

cấp thông tin tài liệu lưu trữ điện tử chứa đựng những rủi ro như: Cơ sở dữ liệu bị xóa, thơng tin bị chỉnh sửa Chính vì vậy cần thiết kế một hệ thống lưu giữ tránh tình trạng xâm nhập trái phép, thực hiện chế độ quản lý tài liệu điện tử như là một bộ phận tông thê các hồ sơ tài liệu, thông tin

của cơ quan và cần có khn khổ chiến lược đối với tài liệu lưu trữ điện

tử Theo khái niệm của các chuyên gia, hệ thống lưu giữ tài liệu điện tử là một quy trình khép kín giúp các tài liệu được an toàn và được quản lý đê tài liệu đó cùng với các thông tin, hoàn cảnh và cau trúc của nó sẽ được giữ lại (Tính xác thực, độ tin cậy, tính an tồn, mơi quan hệ với các đối tượng dữ liệu có liên quan, tính hữu dụng và khả năng tiếp cận) Tô chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn quốc tế về công tác văn thư ISO 15489, trong tiêu chuẩn này cũng đã đưa ra một chuẩn mực để các cơ quan, tơ chức có thể sử dụng nhằm đánh giá thực

tiễn và hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử

Để công tác bảo quản, khai thác sử dụng tài liệu điện tử ít tốn kém, công việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là hồ sơ, tài liệu hình thành trong xử lý công việc của từng cá nhân phải được phân loại và quản lý thống nhất trong hệ thông cơ sở dữ liệu Tuyệt đối khơng tự ý xóa hoặc thay đổi thông tin của tài liệu, hàng năm tiên hành đánh giá, xử lý chất lượng và chong xâm nhập của tác nhân gây hại Các hồ sơ, tài liệu điện tử đến hạn nộp lưu sẽ được chuyên giao đầy đủ cho cơ quan phụ trách lưu trữ phân loại, lập mã số điện tử bảo quản trong hệ thống lưu trữ điện tử; Như vậy chúng ta sẽ giảm đi công đoạn tốn kém số hóa từ tài liệu giấy sang tài liệu điện tử

Để cơng việc số hóa tài liệu nội sinh thành công một nội dung quan trọng là nhiệm vụ của nhân viên thư viện - những người quản lý và phục vụ nguồn nội sinh trong trường đại học Nhân viên thư viện là người soạn thảo chính sách quy định việc thu thập, quản lý và sử dụng cho nguôn nội sinh và thuyết phục các đối tượng liên quan chấp thuận và thực thi chính sách này Nhân viên thư viện thiết lập môi quan hệ hợp tác với tác giả của nguồn nội sinh để khuyến khích và hỗ trợ họ trong việc nộp cũng

như trong việc sử dụng Nhân viên thư viện cần phải thành thạo các kỹ

Trang 32

thuật, các thao tác sử dụng công nghệ, cũng như tự xử lý hoặc đưa ra hướng giải quyết cho các sự cố có thê xảy ra

[H [2] I3] [4l [5] [6] 32 FEO RIOR

TAI LIEU THAM KHẢO

Bùi Loan Thùy (2013) Khả năng chia sé ngun tài nguyên điện tử va van dé ban quyên trong thư viện trường đại học, Kỷ yếu hội

thảo “ chia sẻ nguôn lực thông tin điện tử trong hệ thống thư viện

cao đẳng, đại học Việt Nam”

Nguyễn Hữu Viêm (2004) Sách điện tử: thách thức của phat triển

Tạp chí Thơng tin tư liệu, số 4/2004; tr.: 20-22

Hưỳnh Mẫn Đạt (2014) “Thư viện số với việc triển khai E-

learning va M-learning trong truong đại học”, Văn hóa và nguon

lực, số 1(2014): 102-105

Phạm Thúc Trương Lương (2006) Vấn đề bản quyên tác giả trong

kỷ nguyên sơ: góc nhìn từ thư viện Kỷ yêu hội thảo “tăng cường công tác tiêu chuân hóa trong hoạt động thông tin tư liệu

Sharples, M., Corlett, D., Westmancott, O (2000) The Design and Implementation of a Mobile Learning Resource, UK: University of

Birmingham, Edgbaston

Xynup Man /jlar (2010),Kopnopamuenaa deameavonocmo

ey306ecKux Oubnuomek 60 Boemname/ Xyunb Man /lar,BecrnnK

Trang 33

ĐA DANG HOA CAC SAN PHAM VA DICH VU THONG TIN TRONG MOI TRUONG SO

TAI CAC THU VIEN DAI HOC

TS Huỳnh Mẫn Đạt

0918120105 mandat77@yahoo.com

Trường Đại học văn hóa Tp.HCM

ThS Tran Thị Thanh Thủy

0908097784

thanhthuy@hcmute.edu.vn

Truong ĐH SPKT TP.HCM

Môi trường số đã và đang phát triển rất mạnh mẽ trong các thư viện đại học ở Việt Nam Việc đa đạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin trong môi trường số tại các thư viện đại học là một trong những mục tiêu quan trọng của thư viện hiện nay Bài viết đưa ra các sản phẩm va dich vụ thông tin đang và sẽ triển khai cân thiết nhất hiện nay

đối với thư viện các trường đại học

Ngày nay, với thời đại công nghệ thông tin bùng nỗ, người dùng tin — khách hàng được thoả mãn những yêu câu của mình một cách nhanh nhất mà vẫn đảm bảo về chất lượng cũng như tính xác thực của nguồn tin Các sản phâm, dịch vụ thông tin ngày càng tiến gần hơn đối với người sử dụng, không ngừng nâng cấp, cải thiện để phục vụ khách hang một cách tốt nhất Môi trường số hay môi trường điện tử cho phép người người dùng truy cập nguôn tài nguyên thông tin của thư viện thông qua các phương tiện điện tử như internet, mạng xã hội Việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin trong môi trường số là một trong những mục tiêu quan trọng của các thư viện đại học hiện nay

Môi trường số ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thư viện thông qua các sản phẩm và dịch vụ thông tin Với phương châm đưa thông tin nhanh nhất, chính xác nhất, tối ưu nhất và thủ tục đơn giản nhất với thời gian và chỉ phí ít nhất đến người sử dụng Vì vậy thư viện các trường đại học cần đầu tư một cơ sở hạ tâng về công nghệ thông tin hiện đại đảm bảo hoạt động 24h/ngày, 7 ngay/tuan, với đường truyền internet tốc độ cao, đảm bảo cho người sử dụng có thể khai thác các nguồn thơng tin có trong cũng như ngoài thư viện

,_ Môi trường số đang tạo cho các thư viện trong nước cũng như trên

thê giới xích lại gần nhau hơn, mở ra khả năng các thư viện có thê liên

Trang 34

kết chia sẻ các hoạt động với nhau Đặc biệt trong môi trường số, các sản

phẩm và dịch vụ thông tin sẽ có cơ hội đến với người sử dụng nhanh nhất, rút ngắn khoảng cách về không gian cũng như thời gian, tạo ra khả năng kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ thông tin một cách có hiệu quả Thư viện các trường đại học đang tăng cường số hóa kho tài liệu của mình, chuyên từ tài liệu giấy Sang tài liệu sô, từ đây kho tài liệu trở nên vơ hạn vì chúng ta có thê cung câp cho người sử dụng khai thác các sản

phẩm và dịch vụ thông tin thông qua mạng internet, cách thức cung cấp

rât thuận lợi khi người sử dụng Trong môi trường số, tùy thuộc vào khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau, chúng ta có thể mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, mở rộng dịch vụ trên toàn thế giới

Trong môi trường số, người sử dụng có thể tương tác với nhau,

chia sẻ những thông tin có liên quan với nhau nhằm tạo cho mình 1 kết

quả thỏa mãn nhất thông qua các diễn đàn, facebook, blog mơi trường sơ hóa làm tăng tính dân chủ của người sử dụng, thông tin phản hồi sẽ đến với nhà cung cấp nhanh hơn, từ đây có thư viện có điều kiện để hồn thiện mình tốt hơn nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin cho

người sử dụng được tốt hơn

Tài chính là một vấn đề lớn của thư viện, hiện nay các thư viện hau như tài chính là có hạn Số hóa tài liệu là một giải pháp tối ưu, vừa tiết

kiệm cho thư viện và cũng vừa tiết kiệm cho người sử dụng, nếu sản

phẩm và dịch vụ thông tin da dạng và được nhiều nguời sử dụng thì giá thành sẽ giảm rất có lợi cho nguời sử dụng

Đề quảng bá Các sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện mình, trước hết thư viện cần xây dựng cổng thông tin thư viện; đây là đầu mối cung cấp thông tin cho người sử dụng Tai đây, người sử dụng có thể tìm

kiếm bắt ky 1 san pham hoặc 1 dich vu nào thư viện có, nếu những sản

phẩm địch vụ thông tin tại thư viện của bạn chưa có thì “khách hàng” có

thể tìm kiếm ở đâu, các chỉ dẫn cũng như các đường link liên kết sẽ giải

quyết vấn đề này

Các thư viện đại học cần xây dựng I hệ thống mục lục trực tuyến (OPAC) để người sử dụng có thể truy cập và tìm kiếm thơng tin ở mọi lúc, mọi nơi Chúng ta cân xây dựng OPAC thân thiện với người sử dụng, người sử dụng có thẻ tìm kiếm thơng tin theo nhiều tiêu chí khác nhau cũng như các điểm truy cập khác nhau, có thể tìm cơ bản, tìm kiếm nâng cao, tiềm kiếm theo chủ đề

Các thư viện cần xây dựng cho thư viện mình bản tin điện tử để giới thiệu lên website của thư viện, đông thời phải cập nhật thường xuyên các thông tin, các tài liệu cũng như các dịch vụ và sản phâm thông tin mới

Trang 35

Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn là I trong những yêu cầu bắt buộc cần phải có trong mơi trường thư viện số, nguôn học liệu số này sẽ có sách điện tử, luận văn, luận án, các tạp chí tồn văn và đặc biệt là các cơ sở dữ liệu trực tuyến hàng đầu của thế giới

uu quan trong bật nhất trong kho tải liệ

thư viện các c trường đại học Tài liệu nội sinh là những tài liệu được hình

thành trong quá trình hoạt động khoa học kỹ thuật, sản xuất, quản lý,

nghiên cứu, học tập của các cơ quan, tô chức, xí nghiệp, viện nghiên cứu,

trường đại học Tài liệu nội sinh phản ánh đầy đủ, có hệ thơng về các

thành tựu, tiềm lực cũng như hướng phát triển của những đơn vị này và thường được lưu giữ ở các thư viện và trung tâm thông tin của đơn vị đó

Bên cạnh đó các thư viện các trường đại học cần xây dựng những

cơ sở dữ liệu như: cơ sở dữ liệu báo tạp chí, cơ sở dữ liệu đề thi, cơ sở dữ

liệu luận án, luận văn, cơ sở dữ liệu giáo trình, cơ sở đữ liệu bài giảng các môn học, cơ sở dữ liệu báo cáo khoa học

Cùng với các sản phẩm thông tin trên thư viện cần hoàn thiện các dịch vụ quen thuộc thông qua môi trường số như:

- Phục vụ mượn tài liệu: người sử dụng có thể đến thư viện mượn

trực tiếp tài liệu tại thư viện hoặc có thể mượn tại nhà thông qua mạng

internet (mượn từ xa), người sử dụng có thể mượn liên thư viện hoặc nhờ một thư viện là cầu nối để có thể việc mượn liên thư viện được dễ dàng

hơn Bên cạnh đơn giản hóa việc mượn thì các thư viện cần chú trọng

đến việc đơn giản hóa việc trả tài liệu, có thể thơng qua hệ thống trả tự

động tiên tiến để người sử dụng có thẻ trả bất cứ lúc nào

- Dịch vụ yêu cầu gia hạn mượn qua mạng, nguời sử dụng không cần phải đến thư viện gia hạn những tài liệu mình đọc chưa xong, chỉ

cần ngồi tại nhà thông qua mạng internet người sử dụng dé dang gia han

tài liệu

- Dich vụ hướng dẫn người sử dụng sử dụng thư viện trong môi trường số, đây là công việc rất quan trọng, để bạn đọc có thể làm chủ

được công nghệ, và có được các kỹ năng cần thiết để tìm kiếm và sử

dung tai liệu số hóa

- Dịch vụ hỗ trợ học tập nghiên cứu: dịch vụ này hướng dẫn hỗ trợ người sử dụng cách tiếp cận và khai thác có hiệu quả nhất nguồn tài

nguyên của thư viện

- Dịch vụ tư vấn thông tin: đây là một loại dịch vụ phức tạp Nó

khơng chỉ đòi hỏi sự đầu tư lớn về trang thiệt bị mà còn nhât thiết phải có

một đội ngũ cán bộ thư viện là những chuyên gia tư vân trong các lĩnh

Trang 36

vực môn loại trong thư viện Ba yếu tố cần quan tâm trong khi triển khai dịch vụ này là: nguồn thông tin, trang thiết bị kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia tư vấn Nếu tham khảo về dịch vụ tư vân ở các thư viện đại học ở nhiều nơi trên thế giới, có thể thấy rằng đây là một dịch vụ phát triển và chiếm nhiều sự quan tâm của các thư viện

- Bên cạnh đó chúng ta cịn có thể cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ cung cấp tài liệu toàn văn đã số hóa, dịch vụ số hóa tài liệu, dịch vụ cung cập thơng tin có chọn lọc, dịch vụ cung cấp thông tin hiện hành, dịch vụ diễn đàn điện tử, dịch vụ cung cấp các truy cập mở

Bên cạnh các sản phẩm và dịch vụ thông tin trên các thư viện đại

học ở Việt Nam cân hướng đến phát triên các dịch vụ đáp ứng nhu cau

của người sử dụng trong môi trường sô:

- Dich vụ biên soạn các tổng quan, tổng luận theo yêu cầu, đây là dịch vụ rất cần thiết cho người sử dụng, cán bộ thư viện không chỉ năm vững kho tài liệu của thư viện mình mà cịn phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực khoa học mà mình định biên soạn các tổng quan, tổng luận

- Dịch vụ xây dựng các cơ sở đữ liệu thư mục hoặc toàn văn theo chuyên đẻ, dịch vụ này rất cần thiết cho sinh viên năm cuối cần làm khóa

luận, học viên cao học làm luận văn, các nghiên cứu sinh làm luận án và

các nhà khoa học thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của họ

- Dịch vụ tư vấn xây dựng thư viện điện tử, khi thư viện đã xây dựng, khai thác, sử dụng tot trong môi trường số hóa sẽ có nhiều thư viện mong muốn làm tốt như thư viện của mình, từ những kinh nghiệm thực tiễn có được chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm cũng như cách

thức tô chức chúng cho thư viện bạn

- Các dịch vụ liên quan đến Mobile learning (M-learning) đang

càng ngày càng trở nên hâp dân hơn nhờ chứng minh duge những, ưu

điểm vượt của mình Nếu được xây dựng và triển khai hợp lý, nó sẽ

mang lại những hiệu quả tuyệt vời thông qua việc giảm bớt chỉ phí và nâng cao hiệu quả đào tạo cũng như hiệu quả công việc

Thuật ngữ M-learning hay "học tập điện thoại di động", có ý nghĩa khác nhau cho các cộng đồng khác nhau, bao gồm một loạt các kịch bản sử dụng bao gồm cả e-learning, công nghệ giáo dục và đào tạo từ xa, tập trung vào học tập với các thiết bị đi động Học tập điện thoại di động được định nghĩa là "học tập qua nhiều bối cảnh, thông qua

tương tác xã hội và nội dung, sử dụng các thiết bị điện tử cá nhân" Nói

cách khác, với việc sử dụng các thiết bị đi động, người học có thê học

bat cứ khi nào họ muốn

Trang 37

M-learning là thuận tiện ở chỗ nó có thể truy cập từ bất kỳ nơi nào

M-learning, như các hình thức học tập điện tử, cũng là cộng tác Chia sẻ

gần như tức thời giữa tất cả mọi người sử dụng cùng một nội dung, dẫn

đến việc tiếp nhận thông tin phản hồi và lời khuyên ngay lập tức Quá

trình hoạt động rất mạnh này đã được chứng minh đề tăng điểm số ky thi

từ 50%-70%, và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học trong các lĩnh vực kỹ thuật của 22% M-learning cũng mang lại tính di động mạnh mẽ bằng cách thay thế sách và ghi chú với các thiết bị nhỏ, điền với nội dung học tập phù hợp Ngoài ra, nó là đơn giản để sử dụng học tập di động cho một

trải nghiệm hiệu quả hơn và giải trí

Nền kinh tế thế giới dang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức Đặc điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia nhất và là những lao động có tri thức cao Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tổn tại và phát triển của mỗi quốc gia, cơng ty, gia đình, và cá

nhân M-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này

Việc học tập khơng chỉ bó gọn trong việc học phỏ thông, học đại học mà là học suốt đời

Thư viện có thê gửi tin nhắn đến người sử dụng dé thong bao cho

họ biết thư viện có những tài liệu mới mà người sử dụng quan tâm, hay những sách mà người sử dụng đã mượn quá hạn cân phải gia hạn hoặc trả cho thư viện

Thông qua M-Learning thư viện có thể gửi bản tóm tắt các tài liệu mới nhât đên người sử dụng, giúp người sử dụng có thê định hướng được

những tài liệu nào cân đọc trong thời gian tới

Khi có những thay đồi về thời gian mở của phục vụ hoặc thư viện sẽ tổ chức những cuộc hội thảo, những buổi báo cáo chuyên đề hay có

những hoạt động gì thì những thơng tin đấy sẽ đến người sử dụng nhanh

nhất thông qua thiết bị cần tay mà người sử dụng đăng ký

Thư viện cần xây dựng một trung tâm học liệu với môi trường trực

tuyến: với việc cung câp cho người học một tài khoản học tập đề họ có thể truy cập vào hệ thống học trực tuyến và tham gia học tập, các môn học theo kê hoạch học tập đã đăng ký Sinh viên được cung cập đầy đủ các học liệu của môn học và môi trường học tập trực tuyến Thư viện giúp người học: Kế hoạch học tập môn học, đề cương hướng dẫn học tập môn học, giáo trình, bài giảng phiên bản điện tử, bài giảng đa phương tiện được đăng tải trên hệ thông, giáo trình, bài giảng in ấn, đĩa CD bài giảng đa phương tiện Multimedia, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực

tuyến, file ghi toàn bộ bài giảng trên lớp học trực tuyến

Trang 38

Các thư viện đại học Việt Nam cần đa dạng hóa các sản phẩm và

dịch vụ thông tin để thúc đây mạnh mẽ người sử dụng trung cập vào thư viện thông qua mơi trường số hóa của thư viện mình Các trường đại học phải hiểu những đặc thù của “hàng hóa thông tin” và đặc biệt là nhu cầu của “khách hàng” và nhu cầu của khách hàng tiềm năng đề từ đó có chiến lược cần thiết những thay đổi nhằm nắm bắt nhu cầu của thị trường hiện tại cũng như tương lai Các thư viện đại học cần chủ động trong phục vụ

người dùng, tìm kiếm khách hàng để nghiên cứu nhu cầu của họ và ngày

càng phục vụ được tốt hơn [ [2] [3] [4] [5] 38 3£ I I a ak a

TAI LIEU THAM KHAO

Bùi Loan Thùy, Đỗ Thị Hương (2014), “Phát triển dịch vụ thông tin trong môi trường điện tử tại thư viện trường đại học”, /4p chí thư viện Việt Nam, sô 3(47):7-14

Huỳnh Mẫn Đạt (2014), “Thu vién số với việc triển khai E-learning

và M-leaming trong trường đại học”, tap chí Văn hóa và ngn lực,

so 1 (2014): 102-105

Sharples, M., Corlett, D., Westmancott, O (2000) The Design and

Implementation of a Mobile Learning Resource, UK: University of Birmingham, Edgbaston

Vũ Duy Hiệp (2014), “Tim hiéu mé hình hệ thống sản phẩm- dịch

vụ thông tin tại đại học Victoria, New Zealand và bài học cho các

thư viện Việt Nam”, 7ạp ehí thơng tin tư liệu, s6 5(2014): 25-33

Xynnp Man /lar (2010), Kopnopamusnaa deameasnocmb eyz06cKux ØuÕØnHomek 6o Bbemuawe/ XyunHb Man /lar, Becruuk

Trang 39

NHU CẦU TIN VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG

CỦA CÁC BỘ SƯU TẬP SỐ PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

ThS Nguyễn Mạnh Kiêm

0912189115

nmkiem864@gmail.com Khoa Thư viện — Thông tin Đại học Văn hóa TP Hỗ Chí Minh

DAT VAN DE

Thế giới dang bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, với sự

phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và ngành công nghệ nội dung số, sự phát triển này đã và đang làm biến đôi sâu sắc hoạt động thông tin — thư viện, là một cơ sở quan trọng để hình thành và phát trién một xã hội thông tin va nền kinh tế tri thức Việt Nam là một nước đang

phát triển, đang từng bước hội nhập với thế giới ở nhiều lĩnh vực khác

nhau Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, với một nền sản xuất tiên tiến, hiện đại Muốn thực hiện được mục | tiêu trên, chúng ta phải dựa vào nguồn lao động có chất lượng cao, nguồn nhân lực tri thức, mà chất lượng con người được tạo nên bới chất lượng nền giáo dục Trong việc phát triển giáo dục,

Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ: “Tập trung cải tiên phương pháp dạy và học

theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tăng cường thực hành, thực tập; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất; ứng dụng mạnh mẽ CNTT và các thành tựu khác của khoa học, công nghệ vào việc dạy và học ”

Thư viện, trong đó có thư viện các trường đại học, luôn được xem

như giảng đường thứ hai vì thư viện có một chức năng hết sức quan trọng

trong việc phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào tạo, nghiên cứu khoa học, triền khai ứng dụng tiên bộ khoa học công nghệ và quản lý của nhà trường Trong xã hội thông tin như hiện nay, đê đáp ứng tot nhu cau của giảng viên, sinh viên, của mọi đối tượng người dùng tin thư viện không chỉ cung cấp các loại hình tài liệu truyền thống mà phải bổ sung cung cấp các loại nguồn tin điện tử Bởi vì với những ưu điểm nồi bật hơn so với nguồn lực thong tin truyền thống như: thơng tin có mật độ cao; có thé lưu trữ ở nhiều dạng khác nhau: văn bản, đô thị, âm thanh, hình ảnh; có khả năng đa truy nhập, truy nhập từ xa, cùng một lúc có thể

Trang 40

nhiều người cùng sử dụng , nguồn lực thông tin điện tử mang lại sự chuyên giao thông tin nhanh nhất, thuận lợi nhất, tiết kiệm nhiều thời

gian cho người dùng tin, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục Trong khuôn khổ

bài tham luận này, tôi chỉ xin để cập tới hai vẫn đề: Nhu cầu thông tin số

và mức độ đáp ứng các bộ sưu tập số phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại các trường đại học

1 Nhu cầu tin về tài liệu số của các đối tượng người dùng tin trong

các trường đại học

Người dùng tin là một trong những yếu tố cầu thành thư viện, mọi hoạt động của cơ quan thông tin — thu viện đều nhằm mục đích cuối cùng là làm thế nào để thỏa mãn được nhu cầu của người dùng tin Việc đáp ứng nhu cầu của người dùng tin chính là thước đo sự hiệu quả của hoạt

động thư viện Do vậy, việc nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu tin của bạn

đọc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của bat cứ cơ quan thông tin — thư viện nào Bên cạnh các nhu câu vê tài liệu truyền thống, ngày nay,

người dùng tin đang rất cần các loại thông tin dưới đạng tài liệu điện tử,

tài liệu đã được số hóa Tìm hiểu về nhu cầu sử dụng thông tin điện tử là

cơ sở xây dựng và phát huy giá trị của dạng tài nguyên thông tin hiện đại,

là nhiệm vụ quan trọng của các thư viện hiện đại, nhất là thư viện các

trường đại học, cao đẳng

Nhóm người dùng tin trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp

chun nghiệp gơm có 3 nhóm cơ bản: người dùng tin là cán bộ lãnh đạo

quản lý, người dùng tin là cán bộ nghiên cứu, giảng dạy, người dùng tin là sinh viên, học sinh

Nhóm 1: Người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm này bao gồm Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, trung tâm, phần lớn trong nhóm này ngoài nhiệm vụ quản lý, họ cịn tham gia cơng tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học Nhóm người dùng tin là cán

bộ lãnh đạo quản lý có số lượng không nhiều nhưng đặc biệt quan trọng

Đặc điểm lao động của họ là lao động trí óc, là những người có trách nhiệm trong việc xây dựng các chiến lược phát triên của nhà trường Vì vậy, những thơng tin họ cân nhằm tổ chức, chỉ đạo, điều hành công việc và quan ly tot mọi hoạt động của nhà trường Vấn đề quan trọng nhất của họ là cần thông tin dé có thê đưa ra những quyết định chính xác và phù hợp Những thông tin họ cần là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thuộc lĩnh vực giáo đục và đào tạo Thông tin dành cho đối tượng này phải được cập nhật, có tính thời sự, được xử lý kỹ, cơ đọng, xúc tích nhưng phải chọn lọc, đảm bảo chính xác, đủ thông tin

Ngày đăng: 25/09/2015, 16:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN