1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la

77 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 3,57 MB

Nội dung

Ingest Nhận, thu, copy các nguồn dữ liệu vào hệ thống MAM Mpbs Mega bits per second số lượng bít được truyền trong 1 giây Tape Library Thư viện tủ băng Disk array Tủ đĩa lưu trữ iSCS

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 9

LỜI MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ SỐ HÓA DỮ LIỆU 12

1.1 Số hoá dữ liệu là gì? 13

1.2 Một số qui trình số hóa dữ liệu 13

1.2.1 Qui trình số hóa dữ liệu văn bản (Text): 13

1.2.2 Qui trình số hóa với dữ liệu Video, Audio: 16

1.3 Các số công cụ số hoá dữ liệu 19

1.4 Phân tích, đánh giá một số mô hình số hoá dữ liệu 20

1.4.1 Ưu điểm của việc số hoá dữ liệu: 21

1.4.2 Hạn chế: 21

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG XỬ LÝ, LƯU TRỮ DỮ LIỆU TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH SƠN LA 22

2.1 Khảo sát hiện trạng xử lý dữ liệu tại Đài PT - TH Sơn La 23

2.1.1 Thiết bị phần cứng dùng xử lý dữ liệu 23

2.1.2 Phần mềm xử lý dữ liệu 24

2.1.3 Quy trình xử lý dữ liệu hiện đang áp dụng 28

2.2 Đánh giá hiện trạng xử lý dữ liệu 30

2.3 Đánh giá quy trình xử lý dữ liệu 31

2.3.1 Ưu điểm. 31

2.3.2 Hạn chế. 31

Trang 2

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP LƯU TRỮ, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI

NGUYÊN SỐ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH SƠN LA 32

3.1 Phân tích yêu cầu số hoá dữ liệu của Đài phát thanh - truyền hình Sơn La 33

3.1.1 Yêu cầu về tính năng lưu trữ dữ liệu số 33

3.1.2 Yêu cầu về công nghệ lưu trữ dữ liệu số. 34

3.1.3 Yêu cầu về giải pháp phần cứng. 34

3.1.4 Yêu cầu về tính hiệu quả trong công việc. 36

3.2 Giải pháp lưu trữ tài nguyên số 37

3.2.1 Đánh giá tốc độ gia tăng của dung lượng cần lưu trữ 37

3.2.2 Đánh giá tốc độ phát triển của thiết bị lưu trữ. 38

3.2.3 Phân tích giải pháp số hoá dữ liệu. 40

3.3 Lựa chọn giải pháp xây dựng và quản lý tài nguyên số 48

3.3.1 Thành phần cơ bản của hệ thống MAM - Media Asset Management: 48

3.3.2 Sơ đồ làm việc hệ thống MAM - Media Asset Management: 49

3.3.3 Lý do lựa chọn sử dụng hệ thống MAM để quản lý và khai thác tài nguyên số tại Đài PT - TH Sơn La. 57

3.4 Xây dựng hệ thống MAM tại Đài Phát thanh - Truyền hình Sơn La 58 3.4.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống MAM tại đơn vị 58

3.4.2 Yêu cầu hạ tầng mạng với hệ thống MAM tại đơn vị. 59

3.4.3 Định dạng dữ liệu – Format. 60

3.4.4 Khả năng kết nối và tương thích với hệ thống đang sử dụng 62

3.4.5 Khả năng tìm kiếm và trả kết quả nhanh: 62

3.4.6 Khả năng dự phòng: 63

3.4.7 Quản lý sự cố và ngăn chặn xâm nhập. 63

Trang 3

3.4.8 Đặc tính khác 63

3.4.9 Sơ đồ hệ thống lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số MAM 63 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP SỐ HOÁ DỮ LIỆU TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH SƠN LA 66

4.1 Đánh giá giải pháp số hoá hoá dữ liệu tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La 67

4.1.1 Tính khả thi. 67

4.1.2 Tính hữu dụng của hệ thống tài nguyên số 68

4.1.3 Ưu điểm của hệ thống. 70

4.1.4 Hạn chế, tồn tại. 71

4.2 Đề xuất, kiến nghị 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

PHỤ LỤC 75

Trang 4

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT THUẬT

MAM Media Asset Management - Giải pháp Quản lý Tài nguyên số

(Video, Music, Images, Flash, Flv, Documents )

Ingest Nhận, thu, copy các nguồn dữ liệu vào hệ thống MAM

Mpbs Mega bits per second (số lượng bít được truyền trong 1 giây)

Tape Library Thư viện tủ băng

Disk array Tủ đĩa lưu trữ

iSCSI Giao thức vận chuyển dữ liệu tốc độ cao trong mạng lưu trữ

IP-SAN Internet Protocol – Storage area Network

Workstation Máy trạm làm việc hiệu xuất cao

OCR Optical Character Recognition - Nhận dạng ký tự quang học

ICR Intelligent Character Recognition - Nhận dạng ký tự thông

minh

Storage Ổ cứng lưu trữ

Capture Sao chép toàn bộ hoặc một phần âm thanh, hình ảnh vào máy

tính

NLE Non Linear Editing - Các bộ máy tính dựng hình phi tuyến

Realtime Đáp ứng thời gian thực

Trang 5

Render Quá trình tạo ảnh

Console Bàn điều khiển

Timeline Khung (thanh) thời gian

VTR Video Tape Recorder - Đầu ghi, đọc băng từ

Metadata Siêu dữ liệu - Là thông tin mô tả nội dung của cơ sở dữ liệu

Nearline

Archive

Phương pháp bảo quản "cận tuyến"

SAN Storage Area Network

DAS Direct Attached Storage

NAS Network Attached Storage

SAS Serial Attached SCSI

LTO Linear Tape-Open

WORM Write once read many

SDTV Standard Definition TV

HDTV High Definition TV)

High-res Định dạng có độ phân giải cao

Proxy Định dạng độ phân giải thấp

System Log

management

Quản lý hệ thống truy nhập

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Sơ đồ số hóa thông tin tư liệu dạng văn bản 15 Hình 1.2: Sơ đồ số hóa thông tin tư liệu dạng nghe nhìn 17 Hình 1.3: Mô hình hệ thống số hoá Video/Audio 18 Hình 2.1: Giao diện làm việc của phần mềm Adobe Premiere 25 Hình 2.2: Giao diện làm việc của phần mềm Avid 26 Hình 2.3: Giao diện làm việc của phần mềm Adobe Audition 27

Hình 3.1: Mô hình Server trong hệ thống lưu trữ dữ liệu 36

Hình 3.3: Biểu đồ phát triển của công nghệ lưu trữ offline LTO 43

Trang 7

Hình 3.9: Quy trình đánh dấu thông tin 52

Hình 3.12: Hạ tầng mạng yêu cầu của hệ thống MAM 60 Hình 3.13: Sơ đồ hệ thống lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số

MAM tại Đài PT - TH Sơn La

64

Hình 4.1: Biểu đồ so sánh lợi ích hệ thống MAM mang lại 69

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Thống kê băng từ tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La 38 Bảng 3.2: Bảng so sánh hình thức lưu trữ dữ liệu 40 Bảng 3.3: Bảng định dạng Video hệ thống MAM hỗ trợ 54,55,56

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Xây dựng nguồn tài nguyên số là một trong những mục tiêu quan trọng của tất cả các loại hình thư viện trên thế giới, nhằm hướng đến mục tiêu phục vụ thông tin cho người dùng ở mọi lúc, mọi nơi, không phân định không gian, thời gian Quá trình xây dựng thư viện số, thư viện ảo, thư viện điện tử… đã được phát triển

ở các nước phương Tây từ những năm 90 của thế kỉ XX Nhưng ở Việt Nam, thư viện số, thư viện điện tử mới chỉ được quan tâm từ 7-8 năm trở lại đây Và rất nhiều các cơ quan thông tin hiện nay mới quan tâm tìm hiểu xem tài nguyên số là gì? xây dựng và quản lý tài nguyên số thì cần những yếu tố gì? Có rất nhiều các vấn đề mà các nhà thư viện hiện nay cần quan tâm khi xây dựng một kế hoạch/dự

án phát triển nguồn tài nguyên số như: phát triển bộ sưu tập số, phát hiện và tổ chức nguồn tin, tìm tin/truy cập, hạ tầng thông tin-quản trị tri thức, lưu trữ số, dịch

vụ số, ứng dụng mạng xã hội, sở hữu trí tuệ, an ninh mạng, các vấn đề văn hoá và luật pháp… Việc xây dựng, phát triển bộ tài nguyên số cho mỗi đơn vị sẽ được tiến hành ở quy mô và mức độ khác nhau dựa trên thực lực của đơn vị cụ thể

Các sản phẩm của nội dung số rất đa dạng, bao gồm văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh…và được thể hiện dưới dạng số (byte, bit…) được lưu giữ, truyền trong môi trường điện tử như mạng máy tính, mạng viễn thông, truyền thanh, truyền hình… Nói cách khác, nội dung số là sự tích hợp các dạng khác nhau, trộn nhiều dạng hình ảnh, âm thanh hay văn bản lại với nhau, đồng thời có thể dễ dàng lưu giữ và truy xuất, tái sản xuất, nâng cấp và chỉnh sửa Như vậy, số hóa dữ liệu, phát triển nguồn tài liệu số, xây dựng cơ sở dữ liệu…chính là những thành tố quan trọng đóng góp cho sự cần phải có nguồn tài nguyên số

Đứng trước những yêu cầu, thách thức cần quản lý và khai thác hiệu quả hơn nguồn tài nguyên hiện có tại Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La cùng

sự thống nhất của tập thể đơn vị em đã tiến hành xây dựng giải pháp lưu trữ, quản

lý và khai thác tài nguyên số tại đơn vị mình đang công tác nhằm đáp ứng được

Trang 10

những đòi hỏi ngày càng cao trong quá trình phát triển của đơn vị Đề tài xây dựng nhằm thay đổi hình thức lưu trữ thông tin (hình ảnh, âm thanh, tài liệu ) thủ công hiện nay sang lưu trữ số với mục đích quản lý tài nguyên tốt hơn, lưu trữ lâu hơn, tra cứu, tìm kiếm nhanh chóng, hiệu quả hơn và đáp ứng được những nhu cầu truy xuất thông tin (dữ liệu) đa dạng, phức tạp hơn từ người dùng

Với những tồn tại, hạn chế của cơ chế lưu trữ dữ liệu thủ công hiện nay tại đơn vị và sự đồng thuận của lãnh đạo, tập thể Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Sơn La em đã xây dựng đề tài:

XÂY DỰNG GIẢI PHÁP LƯU TRỮ, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN SỐ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH SƠN LA

Đề tài được viết gồm 4 chương với nội dung như sau:

Chương I: Giới thiệu tổng quan công nghệ số hoá dữ liệu

Chương II: Khảo sát hiện trạng xử lý, lưu trữ dữ liệu tại Đài Phát

thanh - Truyền hình Sơn La

Chương III: Giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại

Đài Phát thanh - truyền hình Sơn La

Chương IV: Đánh giá giải pháp số hoá dữ liệu tại Đài Phát thanh -

truyền hình Sơn La

Đề tài được triển khai nhằm chuyển đổi sang môi trường làm việc sử dụng công nghệ số để tạo lập, xử lý, tổ chức, lưu trữ, phục vụ, quản trị thông tin số Đề tài là sự kết hợp lĩnh vực quản trị tài nguyên với những ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông Vai trò của đề tài là phải biến đổi định dạng tài nguyên (thông tin) cho phù hợp với sự thay đổi của công nghệ, của môi trường làm việc và bắt kịp nhu cầu khai thác (truy xuất) tài nguyên của người dùng

Sơn La, ngày 27 tháng 09 năm 2012

Thực hiện

Nguyễn Mạnh Hùng

Trang 11

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ SỐ HÓA DỮ LIỆU

Trang 12

1.1 Số hoá dữ liệu là gì?

Thông thường, các dữ liệu dạng chữ, hình ảnh, âm thanh… sử dụng trên máy tính và được máy tính nhận biết đúng định dạng, được gọi chung là dữ liệu số Quá trình chuyển các dạng dữ liệu truyền thống như các bản viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh, âm thanh… sang chuẩn dữ liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết được gọi là số hoá dữ liệu Như vậy, số hoá dữ liệu là hình thức chuyển đổi các dữ liệu truyền thống bên ngoài thành dạng dữ liệu số mà máy tính có thể hiểu được

Dữ liệu của mỗi cá nhân, đơn vị hay tập thể ngày một lớn theo thời gian, để lưu trữ nguồn tài nguyên đó chúng ta sẽ phải mất rất nhiều thời gian và không gian

để thực hiện việc lưu trữ nó, hơn nữa việc bảo quản và khai thác bị hạn chế Do vậy bắt buộc chúng ta phải nghĩ đến giải pháp số hóa dữ liệu Việc số hóa dữ liệu

sẽ giúp việc lưu trữ, truy xuất, chi sẻ, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và

dễ dàng nhất

Tuỳ thuộc dạng dữ liệu cần số hoá, đặc thù công việc của mỗi đơn vị sử dụng tài nguyên số mà chúng ta nghiên cứu xây dựng những hệ thống lưu trữ dữ liệu số khác nhau Dưới đây là một số mô hình số hoá dữ liệu hiện đang được ứng dụng

1.2 Một số qui trình số hóa dữ liệu

1.2.1 Qui trình số hóa dữ liệu văn bản (Text)

Một hệ thống số hóa tốt cần có khả năng chuyển đổi nhanh chóng một khối lượng lớn tài liệu giấy sang các tài liệu số trong một thời gian ngắn Sau khi được

số hóa, các thông tin trên tài liệu trở nên hiện hữu bởi các hệ thống khai thác thông tin và sẵn sàng để phục vụ công tác chuyên môn của mỗi đơn vị

Quy trình quản lý tài liệu số bắt đầu bằng việc chuyển đổi các tài liệu giấy

và sổ sách sang những hồ sơ điện tử có thể lưu trữ dưới dạng file mềm Một tài liệu giấy được quét vào máy quét (scan) rồi chuyển thành file ảnh Sau đó phần mềm sẽ chuyển file đó thành file mềm giống nguyên dạng ban đầu và có thể lưu

Trang 13

trữ theo ý của người sử dụng Khi cần, chỉ việc gõ từ khóa cần tìm Các phần mềm hiện nay có chức năng truy tìm, bảo mật và sắp xếp, lưu trữ tài liệu dưới dạng kỹ thuật số Hệ thống quản lý này thường có các thành phần cơ bản: các công cụ nắm giữ và nhập để đưa tài liệu vào hệ thống; các phương pháp để lưu trữ hồ sơ tài liệu; các công cụ chỉ số hóa và truy tìm để xác định vị trí lưu trữ tài liệu; các công cụ phân phối để xuất tài liệu từ hệ thống ; hệ thống bảo mật để bảo vệ các tài liệu không được phép truy cập

Việc chuyển đổi từ tài liệu giấy sang tài liệu số giúp loại bỏ những khó khăn trong việc tìm hồ sơ lưu trữ Với hệ thống quản lý tài liệu kỹ thuật số có thể quản

lý hàng triệu tài liệu và truy tìm chính xác trong vài giây, giảm các chi phí hoạt động nhờ không phải bảo lưu hồ sơ giấy

Một hệ thống quản lý tài liệu kỹ thuật số có thể giúp tiết kiệm thời gian nhờ: trả lời ngay các yêu cầu thông tin, tìm được ngay vị trí của các tài liệu và trình bày các thông tin quan trọng; không bị mất tài liệu; giảm thời gian sao chép và phân phối tài liệu cho nhân viên và liên lạc bên ngoài

Việc quản lý hồ sơ kỹ thuật số còn giúp giảm chi phí quản lý giấy tờ, giảm chi phí lập hồ sơ, sao chép và truy tìm tài liệu lưu trữ trong và ngoài mạng, giảm thời gian ngừng việc trong trường hợp có rủi ro như thiên tai, hoả hoan Đơn giản hóa việc lập kế hoạch kinh doanh liên tục, dùng không gian để lưu trữ giấy trước đây cho các hoạt động tạo doanh thu có hiệu quả hơn… Nói chung, việc sử dụng hệ thống quản lý tài liệu kỹ thuật số sẽ giúp giảm tối đa chi phí quản lý tư liệu và tăng hiệu suất công việc

Việc lưu trữ tài liệu dạng bản cứng sẽ gặp phải một số những rủi ro như bị thất lạc tại liệu, sẽ tốn rất nhiều thời gian để tìm kiếm nếu như chúng không được lưu trữ đúng chỗ và khoa học, mặt khác sẽ tốn nhiều không gian để lưu trữ tư liệu Trong khi đó, tài liệu giấy mà các cá nhân, đơn vị phải xử lý sẽ tăng nhanh qua thời gian, và sự gia tăng này sẽ làm cho chi phí quản lý ngày càng tăng cao hơn cũng như mất nhiều thời gian tìm kiếm hơn

Trang 14

Hình 1.1: Sơ đồ số hóa thông tin tư liệu dạng văn bản

* Các bước của quy trình chuyển đổi dữ liệu:

- Scan tài liệu:

Tài liệu là các giấy tờ, văn bản lưu trên giấy được đưa vào máy scan để quét

và lưu dưới dạng file trên bộ nhớ máy tính Tất cả các tài liệu đều được chuyển đổi

và xử lý dưới dạng hình ảnh số hóa

Trang 15

- Nhận dạng nội dung:

Dựa vào công nghệ nhận dạng ký tự quang học OCR, nhận dạng ký tự thông minh ICR, nhận dạng tiếng Việt VnDOCR, hình ảnh số hóa được tự động nhận dạng và trích xuất nội dung với độ chính xác cao

- Định dạng:

Từ dữ liệu thô vừa được trích xuất, kỹ thuật viên xử lý chuyển đổi dữ liệu

sẽ định dạng theo yêu cầu lưu trữ như: dàn trang, chèn mã đánh dấu, chèn mã xml, chèn mã ký tự đặc biệt…

- Kiểm soát chất lượng:

Việc kiểm soát chất lượng tiến hành kiểm tra từ nội dung cho đến định dạng của dữ liệu để hoàn thiện độ chính xác

- Kết xuất dữ liệu:

Dữ liệu hoàn chỉnh sẽ được kết xuất theo các dạng tập tin như: doc, txt, qxd, xml, html, pdf và được chuyển tới các thiết bị lưu trữ dưới dạng CD, DVD hoặc ổ cứng lưu trữ Storage

1.2.2 Qui trình số hóa với dữ liệu Video, Audio

- Phần lớn các tín hiệu Audio và Video tại các trung tâm truyền hình hiện nay được lưu trữ ở dạng tín hiệu tương tự (Analog), nhưng hầu hết các thiết bị lưu trữ và chuyển tải tín hiệu hiện nay được thực hiện dựa trên phương thức số (Digital), cho nên chuyển đổi tín hiệu tương tự sang số là một yêu cầu đang cần sớm giải quyết

- Dữ liệu lưu trữ dưới dạng tín hiệu tương tự sẽ rất khó và mất thời gian để

tổ chức, truy cập Ngoài ra, lưu trữ như vậy cũng rất tốn không gian mà mọi thứ cũng dần bị hư hỏng Giải pháp số hoá Video và Audio ra đời được bắt đầu bằng việc kết nối các đầu phát (băng, đĩa ) với máy tính để đưa tín hiệu Video - audio vào trong máy tính thông qua các Card Capture Video/Audio được chế tạo để nhận

và định dạng nguồn tín hiệu Video/Audio tổng hợp và thành phần tương tự Việc

Trang 16

sử dụng các Card Capture này trong máy tính, cho phép tạo ra và lưu trữ trên bộ nhớ máy tính các khung video đơn từ một tín hiệu video động đầy đủ thay thế bằng việc xử lý một dòng quét, hay luồng tín hiệu âm thanh và việc chèn thêm các comment (ghi chú) hay các cấu trúc khác của dữ liệu

Hình 1.2: Sơ đồ số hóa thông tin tư liệu dạng nghe nhìn

- Số hóa các tín hiệu video và audio tạo ra một dòng số hiệu dung lượng lớn Quá trình xử lý và tích hợp số liệu Video/Audio động đầy đủ trên màn hình máy tính đòi hỏi phải có kỹ thuật nén và giải nén, nhắm giảm tấc độ dòng bít theo

hệ số nén từ 2 đến 100 Ngày nay, các kỹ thuật nén đã cho phép xử lý trong thời gian thực tín hiệu Video/Audio chất lượng cao và xử lý ảnh rất phức tạp

- Số hoá Video/Audio hình thành từ sự xuất hiện của các kỹ thuật mới như:

Trang 17

Số hóa hình ảnh, âm thanh: Các tín hiệu audio và video tương tự được số

hóa và định dạng nhằm truyền dẫn thông tin phục vụ cho mục đích của ứng dụng Các quá trình chuyển đổi này đã được nghiên cứu Các card thu nhận video và audio đã được chế tạo có thể sử dụng với mức độ chỉ tiêu chất lượng khác nhau

Nén số liệu tín hiệu audio và video số: Việc giảm số liệu tạo ra khả năng

cho lưu trữ và xử lý trong thời gian thực bằng phần cứng Các card nén và giải nén tín hiệu video và audio hiện đã đáp ứng được các nhu cầu ứng dụng khác nhau

Các hệ thống lưu trữ dung lượng lớn: Trong những năm gần đây đã

chứng kiến sự phát triển và thay đổi mạnh mẽ của các thiết bị lưu trữ (đĩa) trong các ứng dụng tính toán, phát quảng bá, đa truyền thông, và sản xuất Video và audio Kích cỡ của phần mềm tăng lên, theo thời gian các version mới xuất hiện, đòi hỏi tấc độ truyền dẫn và khoảng trống lưu trữ phải tăng theo Các ổ đĩa có chỉ tiêu chất lượng và dung lượng cao hiện nay ngày càng đáng tin cậy

* Mô hình tổng quan hệ thống số hoá Video/Audio:

Hình 1.3: Mô hình hệ thống số hoá Video/Audio

Server Lưu trữ trung tâm

Monitor kiểm tra

Máy tính Capture

Studio

Đầu thu

Đầu đọc băng/đĩa

Trang 18

Tín hiệu đầu vào từ những đầu đọc băng, đĩa, đầu thu vệ tinh hay các tín hiệu Video/Audio từ các Studio được kết nối với máy tính thông qua Card Capture tín hiệu Trên máy tính sử dụng các phần mềm biên tập âm thanh, hình ảnh và định dạng số tín hiệu trước khi chuyển Server lưu trữ dữ liệu trung tâm

Tín hiệu sau khi được số hoá và lưu trữ trên Server sẽ được quản lý, khai thác hay truy xuất dữ liệu một cách khoa học, hiệu quả dựa trên những phần mềm quản lý dữ liệu số tập trung như MAM - Media Asset Managerment

1.3 Các số công cụ số hoá dữ liệu

1.3.3 Đồ họa (vector graphics):

Tư liệu nguyên bản Công cụ phần mềm Công cụ phần cứng

- Các bản vẽ kỹ thuật

- Các bản vẽ xây dựng

- Các biểu tượng, nhãn hiệu

- Bản đồ

- Corel - Corel Draw

- Gold Disk – Professional Draw

Trang 19

- Fractal Designs – Painter

- Paint ShopPro - Máy quét – Scan

- Máy ảnh số

1.3.5 Video số hóa:

Tư liệu nguyên bản Công cụ phần mềm Công cụ phần cứng

- Các đoạn phim video

- Các đoạn phim nhựa

- CyberLink Power VCR (phim video)

- Adobe – Premiere (phim nhựa và phim video)

- Data Translator-Media 100

- Avid – Media Composer

- Avid – Video Shop

Tư liệu nguyên bản Công cụ phần mềm Công cụ phần cứng

Âm thanh ở dạng analog

(băng cassette, băng từ)

- Microsoft – Sound Recorder

- Twelve Tone – Cakewalk

- Thiết bị phát (cassette)

- Sound Card

1.4 Phân tích, đánh giá một số mô hình số hoá dữ liệu

Rõ ràng, trong các mô hình số hoá dữ liệu như trên, dữ liệu, sau đó là thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng Người làm nghiên cứu cần có kỹ năng và kiến thức liên quan đến việc khai thác, phân tích và tổng hợp các nguồn thông tin để giải quyết các vấn đề của mình Hiệu quả của việc nghiên cứu do đó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng xác định vấn đề cần nghiên cứu Nói cách khác, nếu

Trang 20

như được trang bị năng lực thông tin, nhà nghiên cứu sẽ chủ động và tích cực hơn trong hoạt động của mình

1.4.1 Ưu điểm của việc số hoá dữ liệu:

- Giúp việc lưu trữ, truy xuất, chia sẻ, tìm kiếm dữ liệu một cách dễ dàng

- Linh hoạt trong việc chuyển đổi sang các định dạng dữ liệu số khác nhau

- Giảm chi phí tối đa cho việc quản lý, không gian lưu trữ

- Có khả năng chỉnh sửa và tái sử dụng dữ liệu

- Tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý dữ liệu

1.4.2 Hạn chế:

- Cần đầu tư ban đầu về công nghệ, cơ sở hạ tầng thiết bị, máy móc hiện đại

- Dữ liệu dễ bị sao chép và sửa đổi trái pháp luật

- Việc triển khai sử dụng gặp nhiều khó khăn do phải đồng bộ và có hệ thống Ngoài ra việc bảo mật dữ liệu cũng là một thách thức lớn

- Mất nhiều thời gian chuyển đổi dữ liệu lưu trữ

Để thực hiện một hệ thống quản lý tài liệu kỹ thuật số, mỗi tổ chức, đơn vị cần phải chọn một hệ thống riêng, tùy theo nhu cầu khác nhau của mình để có thể đạt được hiệu quả cao nhất

Có rất nhiều các vấn đề mà các nhà thư viện hiện nay cần quan tâm khi xây dựng một kế hoạch/dự án phát triển thư viện số như: phát triển bộ sưu tập số, phát hiện và tổ chức nguồn tin, tìm tin/truy cập, tương tác người – máy/người sử dụng,

hạ tầng thông tin-quản trị tri thức, lưu trữ số, dịch vụ số, ứng dụng mạng xã hội, sở hữu trí tuệ, an ninh mạng, các vấn đề văn hoá và luật pháp… Việc xây dựng, phát triển bộ sưu tập tài liệu số cho mỗi thư viện sẽ được tiến hành ở quy mô và mức độ khác nhau dựa trên thực lực của đơn vị cụ thể

Trang 21

CHƯƠNG II

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG XỬ LÝ, LƯU TRỮ DỮ LIỆU

TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH SƠN LA

Trang 22

2.1 Khảo sát hiện trạng xử lý dữ liệu tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La

2.1.1 Thiết bị phần cứng dùng xử lý dữ liệu

Đài Phát thanh - truyền hình Sơn La được thành lập ngày 26/09/1977, trải qua 35 năm xây dựng và phát triển Đài đã đạt được những thành tựu đáng kể Ngoài việc đổi mới nội dung, hình thức và tăng thời lượng phát sóng thì việc đổi mới công nghệ sản xuất chương trình cũng diễn ra một cách nhanh chóng, nhất là những năm gần đây

Hiện công nghệ xử lý dữ liệu đã được thao tác ngay trên các bộ máy tính dựng hình phi tuyến NLE (Non-Linear-Editing) với những cấu hình và thiết bị kết nối khác nhau Về cơ bản hệ thống dựng hình NLE tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La gồm các khối thiết bị như sau:

Máy tính: Để điều khiển chung toàn bộ hệ thống Nó tựa như bộ não của hệ

thống Các phần mềm điều khiển, phần mềm dựng sẽ được cài đặt trên các bộ NLE Thông thường máy tính giao tiếp với khối xử lí Video/Audio qua đường mạng hay bus của máy tính Hiện tại đơn vị đang sử dụng 2 hệ thống dựng NLE của hãng Matrox và Avid

Khối xử lí Video và Audio: Hay còn gọi là thiết bị I/O có chức năng số

hóa video, nén video, ghi video số lên đĩa cứng, chuyển đổi video số thành dạng analog ở đầu ra (S-video, component, composite ) và ngược lại Có thể hiểu là 1 thiết bị phần cứng riêng biệt (card dựng) tăng tốc xử lí video thực hiện các công đoạn xử lý Video (cắt, dán, chỉnh màu, fade in/out, kĩ xảo 2D-3D ) đáp ứng thời gian thực (realtime) mà không qua quá trình tạo ảnh (render) Tùy các hệ dựng (có tiêu chuẩn phân cấp) mà các nhà sản xuất sẽ cho ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu khác nhau

Khối lưu trữ: Ghi dữ liệu Video, audio, graphic, effect Do yêu cầu tốc

độ, độ bền nên các ổ cứng (HDD) được chọn lựa cho phương tiện lưu trữ video Giao tiếp của khối lưu trữ thường qua giao tiếp tốc độ cao, băng thông rộng

Trang 23

(SCSI) Dung lượng của dữ liệu lưu trữ rất lớn tuỳ định dạng lưu trữ như chuẩn PAL 720x576pixel, lấy mẫu 4:2:2, 8 bit/mẫu

Các thiết bị kiểm tra và điều khiến: Gồm các Monitor, loa kiểm tra, bàn

điều khiển (console) dùng để kiểm soát công việc dựng và thao tác thuận lợi Thông thường các bàn điều khiển được nối với hệ thống qua các giao thức nối tiếp (RS422, RS232)

2.1.2 Phần mềm xử lý dữ liệu

Về xử lý Video hiện Đài đang sử dụng hai phần mềm: Adobe Premiere và Avid Audio được xử lý trên phần mềm Adobe Audition và Cool Edit pro Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm, tính năng khác nhau

* Phần mềm Adobe Premiere Pro: Là phần mềm phổ thông, cài đặt đơn

giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi phần cứng riêng cho hệ thống do đó có thể cài đặt trên nhiều cấu hình phần cứng khác nhau Phần mềm cơ bản có những tính năng sau:

- Tạo các hiệu ứng trực quan chất lượng cao qua khung thời gian (timeline) chỉnh sửa Tạo hiệu ứng quay chậm và các hiệu ứng thời gian khác với khả năng kiểm soát keyframe chính xác và thông tin phản hồi thời gian thực Chuẩn màu, ánh sáng và các những hiệu ứng khác, các bộ lọc âm thanh, và hơn thế nữa với các công cụ tích hợp nhanh, linh hoạt Chỉnh sửa phim từ nhiều máy quay một cách dễ dàng và chính xác

- Làm việc với định dạng theo ý muốn Chỉnh sửa mọi định dạng độ nét chuẩn hoặc nét cao, từ băng DV và HDV tới HD

- Khả năng tích hợp tốt hơn với các ứng dụng của Adobe như: Các ứng dụng đồ họa tĩnh và động, Kéo và thả hay chép và dán các clip và khung thời gian (timeline) giữa Adobe Premiere Pro CS3 và After Effects CS3 Professional

- Tiết kiệm băng và thời gian nhờ hủy các hình ảnh từ quá trình sản xuất Ghi video SD (độ nét chuẩn) và HD (độ nét cao) trực tiếp vào ổ cứng sử dụng phần

Trang 24

mềm Adobe OnLocation™ CS3, đi cùng với Adobe Premiere Pro CS3 Xem lại ngay lập tức từng cảnh mà không cần quay băng Adobe OnLocation tự động phát hiện và giải quyết các vấn đề để cho kết quả tốt nhất

- Adobe Premiere Pro phù hợp cho sản xuất các chương trình như: Bản tin, phóng sự, chuyên đề hay những chương trình khác đòi hỏi cao về thời gian xử lý hoàn tất

Hình 2.1: Giao diện làm việc của phần mềm Adobe Premiere

* Phần mềm Avid: Với chuẩn hình SD và HD thì Avid Liquid là phần

mềm có nhiều tính năng mạnh về biên tập phim Avid cung cấp cho bạn khả năng trộn nhiều định dạng video hay hệ PAL/NTSC trên cùng một timeline trong thời gian thực mà không cần chuyển định dạng

- Phần mềm hỗ trợ nhiều định dạng vào/ra của hình ảnh và âm thanh cùng các công cụ biên tập chuyên nghiệp có nhiều giao diện nên Avid giúp cho người biên tập làm được nhiều việc hơn so với các phần mềm khác

Trang 25

- Avid cũng dễ dàng tạo ra một đoạn nhạc có thể điều chỉnh độ dài trên timeline - đó là SmartSound Liquid Editon Pro 6 - Avid Liquid cho phép bạn xuất

âm thanh theo chuẩn Dolby Digital 5.1

- Một điểm nổi trội là phần mềm này hỗ trợ VST Plug-in, ngoài tiếng động thu thực, ta có thể sử dụng những hiệu ứng âm thanh được tích hợp trong phần mềm này hoặc những plug-in VST

- Hiệu ứng kỹ xảo cũng là một công cụ hỗ trợ rất lớn cho các nhà làm phim Avid Liquid chứa hàng ngàn hiệu ứng kỹ xảo realtime trong thư viện hiệu ứng của mình Bảng điều chỉnh keyframe Bezier cho phép bạn chỉnh sửa các hiệu ứng đơn giản và dễ dàng theo ý muốn Avid Liquid còn có thể xử lý lại các hiệu ứng dưới chế độ nền trong khi vẫn tiếp tục công việc biên tập của khác

Hình 2.2: Giao diện làm việc của phần mềm Avid

Trang 26

* Phần mềm xử lý âm thanh Adobe Audition: Là một phần mềm hoàn

hảo với sự hỗ trợ đa dạng các định dạng file nhạc và rất nhiều các tính năng , hiệu ứng âm thanh hay như convert, thu âm, cắt nhạc, đảo kênh, tách lời,…

Adobe Audition có thể cung cấp khả năng thu âm, trộn âm thanh cao cấp, chỉnh sửa, xử lý các hiệu ứng và làm chủ các file âm thanh vớicông cụ mạnh mẽ

Xử lý công việc linh hoạt, kết hợp với các công cụ, cho bạn sức mạnh để tạo những âm thanh sắc nét với chất lượng cao nhất có thể Phần mềm có thể dễ dàng tạo ra âm nhạc, tạo sóng âm thanh, và khôi phục lại bản ghi âm hoàn hảo

Adobe Audition xuất âm thanh được thiết kế riêng cho nền tảng PC Với Audition, máy tính trở thành một máy trạm đầy đủ chức năng kỹ thuật số âm thanh (DAW) Audition có khả năng ghi âm nhiều bài hát đồng thời, các tập tin chỉnh chỉnh sửa âm thanh, thêm hiệu ứng đặc biệt và làm chủ hoàn thành các bản nhạc vào đĩa CD Có thể nói Adobe Audition là một công cụ rất tổng quát, và bao gồm rất nhiều chức năng về xử lý dữ liệu Audio

Hình 2.3: Giao diện làm việc của phần mềm Adobe Audition

Trang 27

2.1.3 Quy trình xử lý dữ liệu hiện đang áp dụng

Công nghệ máy tính cùng công nghệ xử lý số video-audio ngày càng nhanh,

an toàn, tin cậy hơn Các VTR số đang chứng tỏ ưu thế trong các studio truyền hình Dựng hình trên mạng và phát sóng tự động bằng Server đang thay thế dần các hệ thống phát băng như Flexicard, Betacard…, hệ thống lưu trữ dữ liệu đang thay thế dần các kho băng Hiện Đài phát thanh - truyền hình Sơn La cũng đã và đang xây dựng một hệ thống sản xuất chương trình và phát sóng đồng bộ như vậy

Quy trình xử lý dữ liệu hình ảnh và âm thanh tại Đài hiện nay đã áp dụng hoàn toàn công nghệ dựng hình phi tuyến (NLE – NonLinear Editing) NLE là quá trình dựng trên dĩa cứng (disk) có vị trí truy xuất là ngẫu nhiên và thời gian là tức thời Quan hệ giữa vị trí và thời gian là phi tuyến

* Ưu điểm của các bộ dựng NLE:

· Truy xuất trực tiếp, tức thời

· Giao diện đồ họa thân thiện dễ sử dụng

· Hỗ trợ dựng đa lớp, quản lý dữ liệu dễ dàng

· Kỹ xảo, hiệu ứng đa dạng , mềm dẻo, kết hợp với khả năng dựng linh hoạt, có thể thực hiện nhiều kỹ xảo phức tạp

2.1.3.1 Thành phần chính của thiết bị xử lý dữ liệu NLE:

- Máy tính: Gồm có Bộ xử lý trung tâm CPU, dĩa cứng, bus hệ thống, màn

hình và hệ điều hành… Thông thường cấu hình máy tính thích hợp được các nhà sản xuất khuyến cáo kèm theo video capture board

- Video capture board (capture video tương tự - số): Là trọng tâm của một

hệ thống dựng NLE, đặc trưng của thiết bị là: Bộ mã – giải mã (CODEC) Các hệ thống dựng hiện nay chủ yếu dùng các định dạng M-JPEG, DV, DVCAM, MPEG

- Video input và output: Hiện tại đa số các hệ thống dựng NLE tại đơn vị

đều hỗ trợ các mức chất lượng như: Composite S-video, component, DV và SDI

Trang 28

- Hệ điều hành: Các hệ điều hành đang sử dụng hiện nay tại Đài là:

Microsoft Windows XP, Windows 7 và Windows Server

2.1.3.2 Mô hình thiết bị xử lý dữ liệu NLE:

Các hệ thống dựng hình phi tuyến đang sử dụng hiện nay rất đa dạng về chủng loại và được mua từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng nhìn chung có thể phân loại như sau theo chất lượng video in/out và khả năng thực hiện các kỹ xảo phức tạp, đơn giản (phù hợp cho các studio nhỏ sử dụng thiết bị S-VHS, DV, DVCAM…), trung bình (phù hợp cho các studio sử dụng thiết bị Betacam, DVCAM…) và mức cao (phù hợp cho các studio sử dụng thiết Betacam, digital Betacam…) Cơ bản một hệ thống xử lý dữ liệu NLE được mô tả như sau:

Hình 2.4: Sơ đồ xử lý dữ liệu Video

Hình 2.5: Sơ đồ xử lý dữ liệu Audio

NLE VTR

Check Audio

Storage

Trang 29

* Hệ thống xử lý dữ liệu Video: Công việc xử lý dữ liệu hoàn toàn được

thao tác trên các bộ dựng phi tuyến NLE Các bộ dựng thực hiện quá trình xử lý dựa trên các phần mềm như Adobe Premiere Pro hoặc Avid Express Tín hiệu đầu vào được lấy từ các thiết bị VTR hoặc Camera qua giao tiếp IEEE1394, SDI, Composite hoặc S-Video tới các Card Capture Video được gắn trên các bộ dựng Trên các NLE tín hiệu Video, audio được preview trên monitor kiểm tra để

dễ quan sát quá trình xử lý tín hiệu Quá trình xử lý hoàn tất và được Export thành một file hoàn thiện lưu trữ tại máy dựng hoặc đưa đến các Storage trong hệ thống

Do Đài phát thanh - truyền hình Sơn La chưa có Server phát sóng nên hiện dữ liệu sau khi được xử lý được lưu lại trên Storage và in ra băng từ dùng để phát sóng

* Hệ thống xử lý dữ liệu Audio: Tín hiệu Audio được đưa về từ các Studio

do người đọc hoặc các nguồn tín hiệu từ các thiết bị âm thanh khác đưa đến Mixer Audio rồi kết nối với các bộ dựng phi tuyến NLE Tín hiệu Audio được xử lý trên các bộ dựng NLE thông qua phần mềm như Adobe Audition hay Cool Edit

Tín hiệu audio được tách từ Mixer đưa ra loa kiểm tra để điều chỉnh mức hoặc tạo các hiệu ứng âm thanh Kết thúc quá trình xử lý tín hiệu Audio, phần mềm cho phép Export thành một file audio và lưu trữ tại máy dựng đó hoặc đưa đến các Storage để phát sóng

2.2 Đánh giá hiện trạng xử lý dữ liệu

Cho đến nay, còn nhiều thiết bị dựng phi tuyến dùng cho sản xuất chương trình tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La đã được đầu tư từ lâu đã lạc hậu so với xu thế phát triển của truyền hình hiện nay Thiết bị cấu hình thấp dẫn đến công tác sản xuất chương trình còn mất nhiều thời gian xử lý, hiệu suất và độ ổn định chưa cao

Tín hiệu đầu vào các bộ dựng NLE còn tồn tại nhiều định dạng, tiêu chuẩn khác nhau, thiếu đồng nhất dẫn đến hệ thống kết nối còn phức tạp, độ tin cậy không cao

Trang 30

Trong sản xuất chương trình hiện vẫn xử dụng nhiều tư liệu được lưu trữ dưới dạng tín hiệu Analog do vậy chất lượng tín hiệu đầu vào thấp và phải mất thời gian thực cho việc Capture vào máy dựng

Đối với tín hiệu Video còn mất nhiều thời gian cho việc in tín hiệu vào để

xử lý và in ngược ra các băng từ dữ liệu đã xử lý xong để chuyển tới bộ phận phát sóng Công tác phát sóng hiện nay của Đài phát thanh - truyền hình Sơn La thực hiện phát sóng hoàn toàn thủ công bằng việc play băng từ trên các VTR do chưa có thệ thống phát sóng tự động sử dụng file dữ liệu

Với tín hiệu phát thanh đến nay cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát sóng hàng ngày Sau khi tín hiệu Audio được xử lý hoàn tất được chuyển tới các Storage

để lưu trữ và phát sóng Phát sóng phát thanh được thực hiện ngay trên các phần mềm biên tập Audio như Audition, Cool Edit Tín hiệu đưa ra máy phát là tín hiệu gốc sau khi đã được xử lý, không bị suy hao hay chất lượng và thời gian in ra băng

từ như quá trình xử lý dữ liệu Video

2.3 Đánh giá quy trình xử lý dữ liệu

2.3.1 Ưu điểm

- Tín hiệu Video/Audio được xử lý hoàn toàn bằng công nghệ phi tuyến NLE và lưu trữ dưới dạng số hoá, do vậy sẽ thuận tiện cho việc quản lý và khai thác sau này

- Quy trình xử lý phi tuyến nâng cao khả năng tích hợp hệ thống dựng với các hệ thống khác như đồ hoạ, effect đã tạo ra các dữ liệu (sản phẩm) có chất lượng

Trang 31

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP LƯU TRỮ, QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN SỐ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH SƠN LA

Trang 32

3.1 Phân tích yêu cầu số hoá dữ liệu của Đài phát thanh - truyền hình Sơn La

3.1.1 Yêu cầu về tính năng lưu trữ dữ liệu số

Hệ thống lưu trữ dữ liệu hình ảnh và âm thanh bằng kỹ thuật số tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản như sau:

- Đáp ứng được nhu cầu sản xuất chương trình và phát sóng ngày càng tăng của Đài phát thanh - truyền hình Sơn La với năng suất và chất lượng cao

- Đáp ứng được khả năng tìm kiếm tư liệu nhanh, chính xác, hình ảnh – âm thanh lưu trữ đảm bảo chất lượng sản xuất cũng như phát sóng

- Thích ứng với công nghệ hiện nay và tương lai của Đài Kế thừa được kết quả của công tác lưu trữ đã được thực hiện một phần trong thời gian gần đây Ghép nối được với hạ tầng công nghệ thông tin và các hệ thống thiết bị của đơn vị

- Đảm bảo tuổi thọ cao cho hệ thống với công nghệ tiên tiến, phù hợp với

xu hướng phát triển trong tương lai, hệ thống mở rộng và phát triển sau này

- Hệ thống phải hỗ trợ natively tất cả các chuẩn trong SMPTE directory cũng như các mở rộng (plus any extention)

- Giải pháp phần mềm quản lý toàn bộ hệ thống phải linh hoạt và có tính

mở, có thể phù hợp với nhiều hãng sản xuất thiết bị phần cứng

- Đáp ứng khả năng kết nối của hệ thống lưu trữ đối với tất cả các bộ phận khác của Đài thông qua cơ sở mạng truyền dẫn LAN Gigabit băng thông rộng

- Hệ thống quản lý sẽ được tự động sao lưu theo định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cao nhất cho các dữ liệu lưu trữ

- Khả năng kết nối trực tiếp với các loại hình dịch vụ truyền hình tiên tiến như: IPTV, HDTV, Webcast, Mobilecast

- Thiết bị phần cứng đảm bảo giao tiếp tốt với các thiết bị sản xuất hiện có tại Đài cũng như những thiết bị truyền hình chuyên dụng khác

Trang 33

3.1.2 Yêu cầu về công nghệ lưu trữ dữ liệu số

Giải pháp công nghệ được lựa chọn cho hệ thống quản lý tư liệu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Hoạt động trong môi trường Microsoft Windows để cho phép người dùng

dễ khai thác, sử dụng

- Có giải pháp phần mềm thông minh, điều khiển và tự động hoá toàn bộ hệ thống lưu trữ, hỗ trợ các phần cứng cho hệ thống, cho phép người sử dụng chủ động nâng cấp và duy trì hệ thống, làm cho hệ thống thực sự là một “hệ thống mở”

- Có khả năng ghép nối với các hệ thống hiện có tại Đài Có khả năng chấp nhận và chuyển đổi giữa các format AVI, Quicktime, OMF, WMA thông qua MXF hoặc AAF

- Có tốc độ tìm kiếm nhanh, khả năng biên tập tại chỗ và tính ổn định cao

3.1.3 Yêu cầu về giải pháp phần cứng

Sử dụng một máy chủ để bảo quản toàn bộ dữ liệu Video/Audio nearline, offline và dữ liệu Metadata nhằm tạo cho việc quản lý mạng đơn giản và giảm chi phí Để tạo điều kiện cho việc khai thác song song nhiều máy trong tương lai, sẽ vẫn có một hệ thống máy chủ quản lý cơ sở dữ liệu chạy clustering và tách phần lưu trữ storate thành hai hệ thống Media storage và Database storage để tận dụng được toàn bộ giải thông của mạng Gigabit Các Storage đều phải chạy trên các hệ thống Raid tiên tiến để đảm bảo cho lưu trữ dữ liệu an toàn

Database Server: Chạy trên hệ điều hành Microsoft Windows Server, sử

dụng hệ thống cơ sở dữ liệu SQL, cấu hình cluster quản lý toàn bộ các file Video, audio, image quản lý cơ sở dữ liệu Metadata và các hiệu ứng biên tập, tìm kiếm, chỉnh sửa đồng thời kết nối trực tiếp với hệ thống lưu trữ file ở dạng chất lượng thấp

Trang 34

Database Storage: Dùng lưu trữ các tư liệu video ở chất lượng thấp nhằm

phục vụ cho việc tìm kiếm và xem trước dữ liệu của các biên tập viên hay phóng viên Người dùng có thể truy tìm xem trước các tư liệu với chất lượng thấp trên hệ thống lưu trữ này và nếu được chấp nhận sẽ được dùng tư liệu đã chọn với chất lượng cao được tải từ Media storage về Để đảm bảo cho công tác quản lý dữ liệu tránh thất thoát, các dữ liệu chất lượng thấp này nếu người sử dụng sao chép mà không được sự cho phép sẽ có logo STV (Đài Phát thanh – truyền hình Sơn La) trên đoạn video sao chép trái phép đó

Media storage: Nơi lưu trữ các tập tin hình ảnh và âm thanh chất lượng

cao, việc lưu trữ phải đảm bảo sao cho vì bất cứ lý do nào hệ thống lữ liệu gốc vẫn phải nguyên vẹn Dung lượng hệ thống này phải đủ lớn và có thể mở rộng lên hàng trăm Terabyte, cấu hình hệ thống và băng thông cần phải đáp ứng được nhu cầu download dữ liệu của số lượng lớn người dùng

Webserver/FTP: Có chứng năng đưa các thông tin lên mạng nội bộ hoặc

Internet để giới thiệu một số nội dung cần thiết Nội dung trên server này có chất lượng tương đương WMV (Windows Media Video) hoặc ASF (Advanced Streaming Format) Server ngày hoạt động độc lập với CMA FTP chuyên dụng cho truyền hình đáp ứng được quản lý dịch vụ truyền file với kích thước lớn trong

hệ thống

Transcode server: Thực hiện các nhiệm vụ mã hoá chuyển đổi các tư liệu

từ độ phân giải cao xuống phân giải thấp phục vụ việc duyệt, tìm kiếm tư liệu hay chuyển đổi sao chép giữa các định dạng phân giải cao để phục vụ việc trao đổi tư liệu lưu trữ với các bộ phận khác như phát sóng, biên tập và các loại hình dịch vụ khác

Network Sercurity: Hệ thống máy chủ trên được kết nối trong một hệ

thống mạng Gigabit và được bảo mật cách ly với các hệ thống máy tính truy cập bên ngoài vào Các máy tính từ các mạng bên ngoài truy cập vào hệ thống cơ sở dữ

Trang 35

liệu đều được giám sát qua hệ thống Firewall và các phần mềm sercurity đi kèm khác nhằm bảo mật hệ thống server quản lý một cách tốt nhất

* Mô hình Server trong hệ thống như sau:

Hình 3.1: Mô hình Server trong hệ thống lưu trữ dữ liệu

3.1.4 Yêu cầu về tính hiệu quả trong công việc

Hệ thống đảm bảo mỗi biên tập viên, phóng viên, đạo diễn, cán bộ tư liệu

và cán bộ sản xuất chương trình đều có khả năng, điều kiện cần thiết để tự tìm ra một nội dung cần tìm một cách chính xác nhất trong thời gian ngắn nhất để đưa kết quả tìm kiếm và sản xuất hay phát sóng Do vậy hệ thống phải đáp ứng được những yêu cầu sau:

- Có nhiều tư liệu online và offline chứa trong server và cơ sở dữ liệu Mỗi

tư liệu hình và tiếng đều có Siêu dữ liệu (Metadata) đi kèm

- Có nhiều công cụ tìm kiếm, nhận dạng tư liệu như tìm bằng định dạng của Video (DV, AVI, MPG ), tìm theo tác giả, thể loại, dung lượng, ngày tháng lưu trữ

- Khả năng cho phép thêm các trường mới trong Metadata để phục vụ tìm kiếm nhanh chóng, hiệu quả

Trang 36

- Hệ thống cho phép tự động hoá việc ingestion và nén theo chuẩn hình chỉ định và từ nhiều nguồn khác nhau như VTR, vệ tinh, truyền hình số, số hoá từ nhiều định dạng và đưa thẳng vào hệ thống cơ sở dữ liệu chính mà không cần sự theo dõi của người sử dụng

- Các tư liệu sau khi ingest phải xuất hiện realtime trên giao diện của hệ thống, cho phép truy xuất nhanh và chuyển tư liệu video đó lên mạng hay chuyển phát sóng

- Phải có giải pháp để ác bộ phận sản xuất chương trình hiện có tại Đài khi cần có thể trao đổi thông tin với hệ thống tư liệu (thông qua các file dưới dượng MXF hoặc AAF)

- Phải có giải pháp thực hiện việc lấy tư liệu trực tiếp từ hệ thống để phát sóng theo lịch đã được lập trước

- Phải cho phép biên tập viên không chỉ tìm được tư liệu mà khi cần còn có khả năng chọn lọc các cảnh cần sử dụng, phục vụ sản xuất chương trình, phát sóng hoặc các yêu cầu khác

3.2 Giải pháp lưu trữ tài nguyên số

3.2.1 Đánh giá tốc độ gia tăng của dung lượng cần lưu trữ

- Hiện nay Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh Sơn La có 01 kho băng lưu trữ Trung bình mỗi tháng kho băng lưu trữ tiếp nhận nhập khoảng 60 giờ tư liệu hình ảnh và âm thanh được lưu trữ trên băng từ Ngoài ra các chương trình đã và đang phát sóng được lưu trữ trên các máy sản xuất chương trình truyền hình và chương trình phát thanh dung lượng với lưu trữ khoảng 200 giờ/tháng cho dữ liệu Video và Audio

- Như vậy, tổng số giờ dữ liệu cần lưu trữ và quản lý dưới dạng số hoá là

260 giờ/tháng Nếu số hoá toàn bộ dung lượng dữ liệu trên sẽ tương ứng khoảng 3,4 Terabyte dung lượng lưu trữ số nếu nén chuẩn DV25

Trang 37

- Với lộ trình phát triển chương trình cả về số lượng và chất lượng của đơn

vị như hiện nay thì dung lượng cần lưu trữ sẽ tăng dần khoảng 40% mỗi năm

- Khối lượng băng từ lưu trữ hiện có trong kho tư liệu của Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh Sơn La:

băng

Thời lượng (phút)

Tổng thời gian lưu trữ (giờ)

1 Phim tài liệu, Phóng sự, Thời sự 642 60 642

Bảng 3.1: Thống kê băng từ tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La

3.2.2 Đánh giá tốc độ phát triển của thiết bị lưu trữ

Công nghệ hiện nay cho phép người dùng lựa chọn một số thiết bị lưu trữ - bảo quản dữ liệu Video – Audio như sau:

- Lưu trữ vào thư viện băng số theo kỹ thuật từ tính: Video được lưu trữ

dưới dạng số (Data) hoặc vào băng từ Thư viện gồm một phần mềm quản lý và thiết bị tự động Roboter có thể quản lý được vài nghìn băng Roboter có thể chọn đúng băng theo yêu cầu và nạp vào đầu đọc (Reader) Tốc độ đọc và nghi chậm hơn so với đĩa quang Nếu được bảo quản tốt dữ liệu có thể đảm bảo sử dụng từ 20

- 25 năm

- Lưu trữ vào băng DV: Ở một số Đài trong và ngoài nước việc bảo quản

băng Betacam đã và đang được chuyển sang băng DV/DVC-Pro bởi các lý do sau: Trên một băng DV có thể lưu trữ max 180 phút dữ liệu theo chuẩn DV25 hoặc

Trang 38

DV50 do đó sẽ tiết kiệm được số lượng băng cần lưu hơn so với chuẩn băng Betacam; Băng DVCam, DVC-Pro hoặc Digital-Betacam ghi tín hiệu vào băng theo dạng Digital, khác phương pháp điều chế FM sử dụng Betacam-SP do đó thời gian tồn tại của tín hiệu trên băng sẽ kéo dài hơn băng Analog từ 7 - 10 năm Có nghĩa là với băng Analog bảo quản được trong 10 năm thì băng Digital sẽ giữ được trong khoảng từ 17 - 20 năm; Phương pháp này cũng sử dụng băng từ nhưng không cần sử dụng thêm các thiết bị IT để đọc như Sony/HP/IBM - Tape - Reader Khi tìm băng có thể sử dụng thiết bị tự động để tìm theo Barcode

- Lưu trữ vào CD hoặc DVD: Nếu lưu trữ theo chất lượng DV-25 thì sẽ

cần 13GB/giờ Như vậy, một CD với dung lượng 700MB thì lưu trữ được 5,3 phút

tư liệu Trong khi đó đĩa DVD phổ biến là 4,7GB Nếu ghi nén chất lượng 25Mbit/sec hoặc MPEG2-25 thì chỉ lưu được khoảng 27 phút/DVD Đối với loại DVD 2 lớp (Double layer - DVD) dung lượng 9GB thì sẽ có thể lưu được khoảng

DV-40 phút Nếu bảo quản trong điều kiện tốt, đĩa DVD sẽ lưu trữ được trong thời gian từ 10 - 15 năm

- Lưu trữ vào Blu-ray: Blu-ray là tên của một format đĩa quang mới nhất

do 13 hãng điện tử và tin học hàng đầu thế giới nghiên cứu và phát triển Trong khi các đĩa quang hiện nay như CD, DVD, DVD RAM sử dụng lazer đỏ để ghi và đọc

lữ liệu, loại Blu-ray sử dụng lazer xanh (blue lazer) Blu-ray cho phép ghi hơn 120 phút video DV-25 trên một đĩa 27GB Bru-ray hiện đang đưa ra chuẩn đĩa Blu-ray

có dung lượng chứa tới 54GB dữ liệu Tuổi thọ của đĩa Blu-ray khoảng 10-15 năm

- Tất cả các phương pháp lưu trữ vào băng từ hay đĩa quang đều được gọi là phương pháp bảo quản "cận tuyến" hay còn gọi là Nearline Archive Chúng cho phép lưu trữ tư liệu với chất lượng online (chất lượng phát sóng), nhưng không truy cập ngay được mà phải qua thiết bị trung gian để đọc Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh Sơn La đang sử dụng thiết bị ghi hình Betacam-SP, loại định dạng này Sony đã ngừng sản xuất từ năm 2003, do vậy việc lựa chọn và sử dụng một định dạng lưu trữ tài nguyên mới là yêu cầu tất yếu

Ngày đăng: 17/08/2014, 23:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.9: Quy trình đánh dấu thông tin  52 - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.9 Quy trình đánh dấu thông tin 52 (Trang 7)
Bảng 3.1: Thống kê băng từ tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La  38  Bảng 3.2: Bảng so sánh hình thức lưu trữ dữ liệu  40  Bảng 3.3: Bảng định dạng Video hệ thống MAM hỗ trợ  54,55,56 - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Bảng 3.1 Thống kê băng từ tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La 38 Bảng 3.2: Bảng so sánh hình thức lưu trữ dữ liệu 40 Bảng 3.3: Bảng định dạng Video hệ thống MAM hỗ trợ 54,55,56 (Trang 8)
Hình 1.1: Sơ đồ số hóa thông tin tư liệu dạng văn bản. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 1.1 Sơ đồ số hóa thông tin tư liệu dạng văn bản (Trang 14)
Hình 1.2: Sơ đồ số hóa thông tin tư liệu dạng nghe nhìn. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 1.2 Sơ đồ số hóa thông tin tư liệu dạng nghe nhìn (Trang 16)
Hình 1.3: Mô hình hệ thống số hoá Video/Audio. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 1.3 Mô hình hệ thống số hoá Video/Audio (Trang 17)
1.3.4. Hình ảnh (raster images): - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
1.3.4. Hình ảnh (raster images): (Trang 19)
Hình 2.1: Giao diện làm việc của phần mềm Adobe Premiere. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 2.1 Giao diện làm việc của phần mềm Adobe Premiere (Trang 24)
Hình 2.2: Giao diện làm việc của phần mềm Avid. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 2.2 Giao diện làm việc của phần mềm Avid (Trang 25)
Hình 2.4: Sơ đồ xử lý dữ liệu Video. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 2.4 Sơ đồ xử lý dữ liệu Video (Trang 28)
Hình 3.1: Mô hình Server trong hệ thống lưu trữ dữ liệu. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.1 Mô hình Server trong hệ thống lưu trữ dữ liệu (Trang 35)
Bảng 3.1: Thống kê băng từ tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Bảng 3.1 Thống kê băng từ tại Đài phát thanh - truyền hình Sơn La (Trang 37)
Bảng 3.2: Bảng so sánh hình thức lưu trữ dữ liệu. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Bảng 3.2 Bảng so sánh hình thức lưu trữ dữ liệu (Trang 39)
Hình 3.2: Mô hình hệ thống lưu trữ Nearline. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.2 Mô hình hệ thống lưu trữ Nearline (Trang 41)
Hình 3.3: Biểu đồ phát triển của công nghệ lưu trữ offline LTO. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.3 Biểu đồ phát triển của công nghệ lưu trữ offline LTO (Trang 42)
Hình 3.4: Mô hình hệ thống lưu trữ Offline. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.4 Mô hình hệ thống lưu trữ Offline (Trang 43)
Hình 3.5: Sơ đồ số hoá tín hiệu Audio/Video. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.5 Sơ đồ số hoá tín hiệu Audio/Video (Trang 46)
Hình 3.6: Mô tả thành phần của hệ thống MAM. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.6 Mô tả thành phần của hệ thống MAM (Trang 47)
Hình 3.7: Sơ đồ làm việc của hệ thống MAM. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.7 Sơ đồ làm việc của hệ thống MAM (Trang 49)
Hình 3.8: Sơ đồ thu, ghi dữ liệu vào MAM. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.8 Sơ đồ thu, ghi dữ liệu vào MAM (Trang 50)
Hình 3.9: Quy trình đánh dấu thông tin. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.9 Quy trình đánh dấu thông tin (Trang 51)
Hình 3.10: Quy trình tìm kiếm. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.10 Quy trình tìm kiếm (Trang 51)
Hình 3.11: Sơ đồ minh họa phân bổ dữ liệu. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.11 Sơ đồ minh họa phân bổ dữ liệu (Trang 52)
Bảng 3.3: Bảng định dạng Video hệ thống MAM hỗ trợ. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Bảng 3.3 Bảng định dạng Video hệ thống MAM hỗ trợ (Trang 55)
Hình 3.12: Hạ tầng mạng yêu cầu của hệ thống MAM. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.12 Hạ tầng mạng yêu cầu của hệ thống MAM (Trang 59)
Hình 3.13: Sơ đồ hệ thống lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số MAM tại Đài PT - TH Sơn La. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 3.13 Sơ đồ hệ thống lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số MAM tại Đài PT - TH Sơn La (Trang 63)
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh lợi ích hệ thống MAM mang lại. - xây dựng giải pháp lưu trữ, quản lý và khai thác tài nguyên số tại đài phát thanh- truyền hình sơn la
Hình 4.1 Biểu đồ so sánh lợi ích hệ thống MAM mang lại (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w