Cơ sở thực tiễn: Nhũng năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp nên kinh phí ngân sách đầu tư cho mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việ
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU:
1 Cơ sở lý luận:
Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo trong mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT) CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin
CNTT làm thay đổi nội dung, hình thức và phương pháp dạy học một cách phong phú Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện
để ứng dụng rộng rãi Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy
cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin Mối giao lưu giữa người và máy đã trở thành tương tác hai chiều với các phương tiện đa truyền thông (multimedia) như âm thanh, hình ảnh, video,
2 Cơ sở thực tiễn:
Nhũng năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp nên kinh phí ngân sách đầu tư cho mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT ngày càng cao, giáo viên được bồi dưỡng về trình độ tin học, ngoại ngữ nên kỹ năng sử dụng máy vi tính được tiến bộ
Trang 3II PHẦN NỘI DUNG:
1- Công tác tham mưu để nhà trường bồi dưỡng giáo viên:
Xác định Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy Do đó, việc quan tâm chỉ đạo phổ cập tin học từ chứng chỉ A trở lên cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được thực hiện thường xuyên Hiện tại có 63,5% cán bộ quản lý và giáo viên thuộc các phòng Giáo dục và Đào tạo đạt trình độ tin học từ chứng chỉ A trở lên, đối với các trường THPT tỷ lệ trên là 98,9%
Tất cả kinh phí bồi dưỡng có được chủ yếu từ nguồn xã hội hóa Hằng năm Sở cũng thường xuyên tổ chức cho các trường THPT, THCS trong tỉnh các lớp tập huấn cho giáo viên sử dụng các phần mềm ứng dụng vào việc giảng dạy các bộ môn
Nhằm phát động phong trào ứng dụng CNTT, năm 2004 Sở đã tổ chức cuộc hội thảo với qui mô lớn với sự tham gia báo cáo tham luận của các đơn vị bạn ở tỉnh ngoài và các đơn vị khác như hội tin học Cần Thơ, trường ĐH Cần Thơ, Sở KHMT Cần Thơ, Sở Giáo dục Đào tạo Đồng Nai…
Để đưa phong trào ứng dụng CNTT rộng khắp các trường, từ năm 2004 đến nay Sở đã liên tục tổ chức các hội thảo về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy với
sự tham gia của các trường phổ thông trong tỉnh, bình quân có 6 cuộc hội thảo cho mỗi năm học
Hằng năm Sở đều đưa phong trào thi “Giáo viên sáng tạo” vào cuộc thi truyền thống của ngành, đến năm học 2007 - 2008 đã tổ chức được lần thứ 4 Mỗi năm với một chủ đề riêng Qua từng năm, số giáo viên tham gia tăng lên rõ rệt Năm 2008 chủ đề là sáng tạo trong thiết kế bài giảng qua ứng dụng CNTT
2/ Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị:
Trong những ngày đầu còn rất khó khăn sau khi chia tách, ngành giáo dục đã
có nhiều cố gắng để đưa tin học vào nhà trường, bước đầu đã có kết quả nhất định.Từ cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang đã lập đề án ứng dụng và phát triển CNNT trong ngành giáo dục giai đoạn 2006-2010 được UBND tỉnh phê duyệt với kinh phí trên 38 tỉ đồng Kể từ khi có đề án và nhất là sau khi Bộ Giáo dục & Đào tạo có chủ trương trang bị các phòng tin học để dạy khối 10, 11,12 thay sách, và năm học 2008-2009 này là năm học thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT…” thì việc đầu tư để dạy tin học và ứng dụng CNTT dễ dàng và thuận lợi hơn
Đến nay tình trạng cơ sở vật chất về tin học và công nghệ thông tin của ngành Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang đã được cải thiện đáng kể Tổng số máy vi tính được trang bị cho các trường là 3223, trong đó có 598 máy đựơc kết nối internet; Sở cũng
đã trang bị cho các trường THCS, THPT 78 màn hình lớn và projector; 514 thiết bị
Trang 4thông tin trong giảng dạy Ngoài ra, một số trường còn tự mua sắm nhiều trang thiết
bị CNTT bằng nguồn kinh phí qua công tác xã hội hóa
Sở Giáo dục và Đào tạo đang ký kết với Viettel, đến năm 2010 hoàn tất kết nối mạng internet cho tất cả các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
3/ Các hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý và giảng dạy:
Tổ chức nhiều hình thức dạy tin học cho học sinh như dạy chính khóa, dạy học tự chọn, dạy nghề; bồi dưỡng học sinh giỏi tin học, tham gia các kỳ thi tin học trẻ không chuyên…
Các trường ứng dụng CNTT trong quản lý cán bộ, giáo viên, học sinh, sắp xếp thời khóa biểu, quản lý thi tốt nghiệp trung học, quản lý nhân sự, quản lý tài chính
Đẩy mạnh công tác thông tin giữa các đơn vị qua email
Ứng dụng trong giảng dạy Các phần mềm được sử dụng trong dạy và học tất
cả các bộ môn trong chương trình Các bộ thí nghiệm kèm phần mềm dạy học Lý-Hóa-Sinh CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV trong công tác soạn bài, quản lý điểm, đánh giá xếp loại học sinh…được tiện lợi và nhanh chóng Giảng dạy bằng CNTT như trình chiếu power point, thí nghiệm ảo, hình ảnh, video…Sử dụng phần mềm soạn bài giảng điện tử
Thời điểm hiện nay đã có 21/21 trường THPT, 30/52 trường THCS có ứng dụng CNTT trong công tác dạy học
III/ Những kết quả ban đầu đạt được:
Qua 5 năm kiên trì thực hiện, đến nay phong trào tin học của các trường trong tỉnh Hậu Giang đã có một bước tiến đáng kể, nhất là ở khối THPT và THCS Tất cả các trường THPT đều có ứng dụng CNTT cho giảng dạy nhất là sử dụng các giáo cụ trực quan qua CNTT là việc làm không thể thiếu của GV ở các cấp học này Ngoài những nguồn đầu tư của Sở, Hiệu trưởng nhiều trường đã chủ động mua sắm thêm các phương tiện máy móc khác như máy chụp hình kỹ thuật số, máy quay phim, máy chiếu, đĩa CD tham khảo… để phục vụ cho việc ứng dụng của giáo viên, từ đó việc ứng dụng đạt hiệu quả cao hơn và bài giảng cũng phong phú hơn nhờ có nhiều hình ảnh, nhiều đoạn phim thực tế, sinh động phù hợp với bài học của học sinh Hiện nay
đa số các trường THPT và một số các trường THCS đã có được những nguồn tư liệu rất phong phú cho hầu hết các môn học Nhất là các trang Web có liên quan đên giáo dục hiện nay khá phong phú và các trường đã khai thác khá hiệu quả
Tuy lúc đầu có nhiều khó khăn nhưng do các trường đã nhận thức được tiện ích và hiệu quả của CNTT nên dần dần việc ứng dụng đã trở nên khá phổ biến và việc dạy chay của GV đã giảm rõ rệt
Trang 5Học sinh học qua trực quan bằng CNTT sẽ dễ dàng nắm bắt và hiểu bài nhanh hơn vì phần lớn các hình vẽ đã được chuyển sang bằng hình động nên việc tiếp thu
sẽ dễ dàng hơn
Năm 2007, tại cuộc thi GV sáng tạo do Microsoft tổ chức, Hậu Giang có 35 sản phẩm dự thi, 11 sản phẩm được vào vòng 2 và đã có 3 sản phẩm đạt giải
Hằng năm các sản phẩm về CNTT của ngành giáo dục tham gia giải sáng tạo
kỹ thuật của tỉnh tổ chức cũng thường xuyên đạt được các giải cao
Tuy nhiên, việc đưa CNTT vào trường học ở Hậu Giang cũng còn nhiều bất cập hạn chế như chỉ chủ yếu phát triển ở bậc trung học, chưa đều khắp ở các bậc học, việc ứng dụng CNTT trong quản lý còn rất hạn chế Việc ứng dụng CNTT trong quản lý ở các trường, các phòng giáo dục còn mang tính tự phát, rời rạc, chủ yếu sử dụng các phần mềm của Bộ như Emis, Pmis và thông tin liên lạc giữa Sở với cơ sở qua email …
III PHẦN KẾT LUẬN:
Qua 5 năm sử dụng và từng bước hoàn thiện chương trình “Kiểm kê tài sản”
này tôi thấy có nhiều tiện lợi cho công việc quản lý tài sản trong trường học Thời gian để kiểm kê tài sản từ kiểm kê thực tế đến hoàn chỉnh hồ sơ chỉ trong vòng 1 đến
2 ngày làm việc Do đó sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức của giáo viên để các thầy cô tập trung vào việc giảng dạy cho học sinh, nhất là vào những thời gian “cao điểm” cuối năm học và năm tài chính này Việc cập nhật tài sản thư viện được khoa học, tin học hoá Người phụ trách thư viện cũng in phiếu mượn tài sản phục vụ CBGV nhanh chóng, chính xác
Tuy nhiên do trình độ Tin học của bản thân còn nhiều hạn chế, thời gian đầu
tư chưa nhiều nên đề tài này chưa đạt được kết quả như ý muốn, trong thời gian tới bản thân tôi sẽ cố gắng để hoàn chỉnh hơn Đồng thời cũng mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để bản thân tôi sớm hoàn thiện đề tài này
Để đề tài này hoàn thành, tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của chuyên viên Phòng GD&ĐT phụ trách tài chính, tài sản; BGH trường
TH số 1 Thủy Phù
Thủy Phù, ngày 18 tháng 4 năm 2008
Người thực hiện
Trang 6Lê Quang Dương