1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Hướng Nghiệp,Chủ đề: Tìm hiểu thực tế một số cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

3 4K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 21,33 KB

Nội dung

Chủ đề: Tìm hiểu thực tế một số cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp 1. Cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước: Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, được Bộ Văn hóa thể thao và du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Làng đá mỹ nghệ nổi tiếng ở Đà Nẵng hội đủ 4 tiêu chí theo quy định Luật di sản văn hóa: Có tính hiện đại, thể hiện được bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng của văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự đề cử và cam kết bảo vệ Làng đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành trong khoảng giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVII. Trải bao vật đổi sao dời, làng nghề có tiếng trong vùng này vẫn tồn tại và phát triển. Hiện có 500 cơ sở sản xuất đa mỹ nghệ với gần 4000 lao động tập trung trong quần thể danh thắng ngũ Hành Sơn (Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Các cơ sở ở làng nghề có thể sản xuất được các sản phẩm được chế tác từ đá đa dạng về kiểu mẫu và kích cỡ theo yêu cầu. Làng nghề đặc biệt nổi tiếng với các sản phẩm tượng đá trang trí nội ngoại thất, linh vật, đá phong thủy… Sản phẩm của làng nghề chủ yếu được bán trực tiếp cho khách tham quan các cơ sở sản xuất ở làng nghề khi ghé đến danh thắng Ngũ Hành Sơn. Còn lại khoảng 30% sản xuất theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Trong năm 2013, doanh thu của làng đá mỹ nghệ Non Nước đạt hơn 400 tỷ đồng Thời gian vừa qua, theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, TP.Đà Nẵng đang khẩn trương tiến hành thống kê và lên phương án xử lý đối với các linh vật ngoại lai được trưng bày tại các cơ quan công sở, di tích, danh thắng trên địa bàn vì thế nơi làm ra các linh vật ngoại lai này là làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) với hàng trăm cơ sở đang lâm vào cảnh ế ẩm, lao đao.

Trang 1

Trường THPT Hoàng Hoa Thám Lớp : 10/3 GVHD: Lê Thị Hương Thủy Ngày dạy: 14/03/2015

GIÁO ÁN SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 29 (Từ ngày 09/03/2015 đến ngày 15/03/2015) Chủ đề: Tìm hiểu thực tế một số cơ sở sản xuất công nghiệp,

nông nghiệp

I Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự:

- Thời gian: thứ 7 ngày 06/03/2015

- Địa điểm: lớp 10/3, trường THPT Hoàng Hoa Thám

- Thành phần tham dự:

+ Cô giáo chủ nhiệm: Lê Thị Hương Thủy

+ Giáo sinh thực tập: Nguyễn Thị Quanh

Hồ Văn Phúc + Toàn thể lớp 10/3: 41 học sinh

II Mục tiêu chủ đề:

- Nêu được đặc điểm, điều kiện, môi trường làm việc của nghề

- Thu thập những thông tin cần thiết về lao động nghề nghiệp của cơ sở sản xuất

- Tôn trọng người lao động và sản phẩm lao động Có ý thức đúng đắn với lao động nghề nhiệp

III Tiến trình hoạt động:

Hoạt động

của giáo

viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung

- Giới thiệu

làng đá mỹ

nghệ non

- Chú ý lắng nghe 1 Cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ Non Nước:

-Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm trong quần thể danh thắng

Trang 2

nước

- Giới thiệu

mô hình

trồng rau

sạch

vietgap

- Chú ý lắng nge

Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, được Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

- Làng đá mỹ nghệ nổi tiếng ở Đà Nẵng hội đủ 4 tiêu chí theo quy định Luật di sản văn hóa: Có tính hiện đại, thể hiện được bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng của văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự đề cử và cam kết bảo vệ

-Làng đá mỹ nghệ Non Nước được hình thành trong khoảng giữa thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XVII Trải bao vật đổi sao dời, làng nghề có tiếng trong vùng này vẫn tồn tại và phát triển Hiện có 500 cơ sở sản xuất đa mỹ nghệ với gần 4000 lao động tập trung trong quần thể danh thắng ngũ Hành Sơn (Q Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) Các cơ sở ở làng nghề có thể sản xuất được các sản phẩm được chế tác từ đá đa dạng về kiểu mẫu và kích cỡ theo yêu cầu Làng nghề đặc biệt nổi tiếng với các sản phẩm tượng đá trang trí nội ngoại thất, linh vật, đá phong thủy…

- Sản phẩm của làng nghề chủ yếu được bán trực tiếp cho khách tham quan các cơ sở sản xuất ở làng nghề khi ghé đến danh thắng Ngũ Hành Sơn Còn lại khoảng 30% sản xuất theo đơn đặt hàng trong và ngoài nước Trong năm 2013, doanh thu của làng đá mỹ nghệ Non Nước đạt hơn 400 tỷ đồng

- Thời gian vừa qua, theo chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và

Du lịch, TP.Đà Nẵng đang khẩn trương tiến hành thống kê và lên phương án xử lý đối với các linh vật ngoại lai được trưng bày tại các cơ quan công sở, di tích, danh thắng trên địa bàn vì thế nơi làm ra các linh vật ngoại lai này là làng điêu khắc đá

mỹ nghệ Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) với hàng trăm cơ sở đang lâm vào cảnh ế ẩm, lao đao

2 Mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap:

-VietGAP là cụm từ viết tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices có nghĩa là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; An toàn thực phẩm gồm các biện pháp đảm bảo không có hóa chất nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch; Môi trường làm việc mục đích nhằm ngăn chặn

Trang 3

việc lạm dụng sức lao động của nông dân; Truy tìm nguồn gốc sản phẩm, tiêu chuẩn này cho phép xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm

- Hiện nay ở Quảng Nam đã có 2 mô hình điểm sản xuất rau

an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Duy Xuyên và Thăng Bình

- Tại thôn Hưng Mỹ, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình có Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ rau sạch Mỹ Hưng Với diện tích sản xuất gần 3 ha, sản lượng dự kiến 250 tấn/năm với 25 chủng loại rau gồm xà lách, mồng tơi, dền đỏ, cải con, rau thơm các loại đã tạo thu nhập ổn định cho người dân nơi đây Đặc biệt, Tổ hợp tác được tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ xây dựng nhà sơ chế đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật

- Cái khó nhất của rau VietGAP là việc tiêu thụ sản phẩm, bởi người tiêu dùng chưa quan tâm nhiều đến rau VietGAP, giá bán rau VietGAP cao hơn do phải xử lý sơ chế, đóng gói nên người tiêu dùng e ngại Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa quan tâm đến sản phẩm rau sạch bởi giá cao và lượng khách hàng còn hạn chế Mặt khác, người nông dân trồng rau còn manh mún, chưa có vùng rau chuyên canh lớn để đáp ứng nhu cầu khi doanh nghiệp cần, chính sách truyền thông, quảng bá để giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng hầu như không

có, sản phẩm chưa có nhãn mác hay logo rõ ràng

III Dặn dò:

GV yêu cầu học sinh về tìm hiểu trước chủ đề hoạt động tuần 30: em thích nghề gi? Phân công nhiệm vụ cho tổ trực chuẩn bị nội dung sinh hoạt

Đà Nẵng, ngày tháng 03 năm 2014

SVTT GVHD

Ngày đăng: 24/09/2015, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w