1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lễ hội chùa keo xã duy nhất, huyện vũ thư, tỉnh thái bình

78 780 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tâm linh gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật truyền thống và cũng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA LỊCH SỬ -

ĐOÀN THỊ THƠ

LỄ HỘI CHÙA KEO XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Người hướng dẫn khoa học Th.S NGUYỄN THỊ NGA

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm

ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa, quý Thầy, cô giáo khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và quý thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Tác giả xin chân thành cảm ơn: Sở Văn hóa thông tin và du lịch tỉnh Thái Bình, Bảo tàng tỉnh Thái Bình, Ban tuyên giáo tỉnh Thái Bình, Thư viện tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn:

Th.s Nguyễn Thị Nga, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt

thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận

Tác giả cảm ơn tập thể lớp K37A-CN Lịch Sử, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2015

Tác giả

Đoàn Thị Thơ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các

số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Đoàn Thị Thơ

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Đối tương, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6

5 Đóng góp của khóa luận 6

6 Bố cục của đề tài 6

NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH 7

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 7

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 8

1.3 Tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội 11

1.3.1 Tình hình kinh tế 11

1.3.2 Văn hóa- xã hội 13

Chương 2: LỄ HỘI CHÙA KEO XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH 17

2.1 Khái niệm về lễ hội 17

2.1.1 Khái niệm Lễ và Nghi Lễ 17

2.1.2 Khái niệm Hội và Lễ Hội 19

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của lễ hội chùa Keo 25

2.3 Nội dung lễ hội chùa Keo 29

2.3.1 Phần Lễ: 30

2.3.2 Phần Hội: 37

2.4 Đặc điểm lễ hội chùa Keo 40

2.5 Ảnh hưởng của lễ hội chùa Keo 47

Trang 5

2.5.1 Tích cực: 47

2.5.2 Hạn chế 52

2.6 Những yêu cầu của việc bảo tồn và phát huy lễ hội chùa Keo 54 2.7 Phương hướng và giải pháp 60

KẾT LUẬN 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 71

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm

đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc Nó là hoạt động tập trung biểu thị các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng

hướng vào việc tưởng niệm, tôn vinh các nhân vật được sùng bái

Lễ hội ra đời, tồn tại gắn với quá trình phát triển của nhiều tộc người nói chung và làng xã người Việt nói riêng, nó phản ánh nhiều giá trị trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng Điều này là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho lễ hội có sức sống lâu bền, tồn tại cùng với

lịch sử của các cộng đồng làng xã cho đến hôm nay

Trong thời đại cách mạng khoa học - kỹ thuật, toàn cầu hóa, quốc tế hóa, con người đang lo lắng quan tâm hơn đến tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường, lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hóa độc đáo của dân tộc đang bị mai một Chính vì vậy mà hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu tìm và hướng về cội nguồn tự nhiên, hòa mình vào cộng đồng và bản sắc văn hóa trong cái chung của văn hóa nhân loại Nền văn hóa truyền thống trong đó có lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, có thể đáp ứng nhu cầu bức thiết của con người và đó cũng là tính nhân bản bền vững và sâu sắc của lễ hội ở mọi thời đại

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn ra trên toàn thế giới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm Chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì việc tiếp thu những thành tựu khoa học - kỹ thuật thế giới đang là cơ hội để chúng

ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người Nhưng một vấn đề đặt ra là muốn đa dạng văn hóa thì phải mở rộng giao lưu, hội nhập với các nền văn

Trang 7

2

hóa khác để tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại Tuy nhiên khi giao lưu, hội nhập với các nền văn hóa khác thì việc giữ gìn bản sắc văn hóa riêng độc đáo của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia gặp nhiều khó khăn và trở ngại

Vì vậy mà điều quan trọng là phải tìm được những giải pháp giữ gìn và phát huy những yếu tố tích cực của bản sắc văn hóa dân tộc

Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tâm linh gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật truyền thống và cũng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ

sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên, niềm hạnh phúc cho từng thành viên trong gia đình

Hệ thống các lễ hội đều phản ánh những ước mong, hoài bão về một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, sự trường tồn của cộng đồng, dân tộc, trở thành phong tục tập quán của nhân dân ta Thông qua sinh hoạt lễ hội,với các lễ nghi, trò diễn… tính dân tộc được thắt chặt hơn, ý thức về cội nguồn mạnh mẽ hơn Đặc biệt là những lễ hội về những anh hùng có công dựng nước, giữ nước đồng thời là việc ghi nhớ công ơn tổ tiên, nêu cao khí phách anh hùng của dân tộc, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ

Tổ Quốc của nhân dân ta

Ngày nay thì hoạt động lễ hội diễn ra khá phổ biến ở khắp các địa phương trong cả nước Đó là hoạt động góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc, tuy nhiên ngoài ý nghĩa tích cực góp phần giữ gìn phát huy những giá trị tốt đẹp thì các hoạt động của lễ hội truyền thốngđang bị lợi dụng để gây ra những tác động tiêu cực như: mê tín dị đoan, gây tốn kém, lãng phí về thời gian, tiền bạc, hao tổn sức lực và trí tuệ của nhân dân Hơn thế nữa đó là hoạt động “mua thần bán thánh” nhằm trục lợi cá nhân gây mất ổn định xã hội

Tỉnh Thái Bình, hàng năm có rất nhiều lễ hội được tổ chức, nhưng nổi bật nhất là “Lễ hội chùa Keo” xã Duy Nhất huyện Vũ Thư diễn ra vào trung

Trang 8

3

tuần tháng chín âm lịch - có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân địa phương Chính vì vậy, nhận thức đúng đắn về lễ hội cổ truyền của dân tộc nói chung và đặc biệt là lễ hội chùa Keo Thái Bình nói riêng để tìm ra những giá trị tích cực để giữ gìn và phát huy, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực nhằm góp phần làm lành mạnh hóa các hoạt động của lễ hội hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, xây dựng đất nước ta phát triển ngày càng bền vững

Vì vậy, người viết đã quyết định lựa chọn đề tài “Lễ hội chùa Keo xã

Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên

ngành lịch sử văn hóa

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong những năm vừa qua các công trình nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội được quan tâm nhiều hơn những năm trước đổi mới Trên nhiều bình diện khác nhau như tôn giáo học, khoa học xã hội, văn hóa dân gian, dân tộc học, chính trị học… vấn đề lễ hội được đề cập ở những mức độ khác nhau Có rất nhiều công trình đã nghiên cứu về các lễ hội của nước ta

Trước hết là tác phẩm “Từ điển Hội lễ Việt Nam” của Bùi Thiết do

nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản năm 2000 Trong đó tác giả đã cố gắng sưu tầm, tập hợp, hệ thống, chỉnh lý và biên soạn tất cả các lễ hội truyền thống đã từng diễn ra trên khắp lãnh thổ nước ta từ xưa đến nay Đặc biệt, tác giả đưa ra quan niệm về khái niệm “Lễ”: được hiểu là các hoạt động đã đạt đến trình độ lễ nghi và “Hội”: được hiểu là các hoạt động lễ nghi đã phát triển đến mức cao hơn, có các hoạt động văn hóa truyền thông; khái niệm “Hội lễ”:

là cách gọi cô đọng nhằm để chỉ toàn bộ các hoạt động tinh thần và ứng xử, phản ánh những tập tục, vật hiến tế, lễ nghi dâng cúng, những hội hè đình đám của một cộng đồng làng xã nhất định.Qua những khái niệm cơ bản mà tác giả đề cập tới đã góp phần làm phong phú hơn nội dung về phần một số

Trang 9

4

khái niệm cơ bản về lễ hội Với quá trình tiếp cận các vấn đề lễ hội với những khái niệm mà các tác giả đưa ra là cần thiết giúp nhận diện nội dung lễ hội một cách khoa học cho bài khóa luận

Thứ hai là công trình “Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ Thanh” của Lê

Huy Trâm - Hoàng Anh Nhân được nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc xuất bản năm 2001 Các tác giả đã đưa ra quan điểm trong việc nhận thức và nghiên cứu lễ hội Hai tác giả nhấn mạnh cách tiếp cận Lễ hội trong sự tổng thể của

nó chứ không tách riêng phần Lễ riêng và phần Hội riêng.Tác phẩm này cho thấy: Những tín ngưỡng dân gian của đời sống tâm linh nằm trong thế giới ý niệm được khách thể hóa, hiện thực hóa vì thế ở lễ hội đều có chung một cấu trúc bắt đầu gồm 2 phần là phần lễ và phần hội Phần lễ là để con người giao tiếp với thần linh để cầu xin thần linh với các nghi lễ như tế, rước…mối quan

hệ giao cảm giữa con người và thần linh quyện lẫn trong hương khói, trong không gian thiêng đưa con người vào thế giới tâm linh Phần hội là những trò chơi nhằm xây dựng quan hệ cộng cảm trong cộng đồng có sự tham gia của thần linh

Thứ ba là công trình nghiên cứu “Lễ hội truyền thống của các dân tộc

thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” của Hoàng Lương được Nxb Văn hóa Dân

tộc công bố năm 2002, đã dành riêng một phần về khái niệm chung về lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Qua tác phẩm tác giả kết luận đối với các dân tộc của nước ta nói chung và ở miền bắc nói riêng, lễ được thực hiện chủ yếu liên quan điến việc cầu mùa, người an vật thịnh Nghi

lễ là những sinh hoạt tinh thần của các cá nhân hay tập thể, là sinh hoạt của cả cộng đồng người trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng Trong hội có thể tìm thấy những biểu tượng điển hình của sự thể hiện tâm lý cộng đồng, những đặc trưng của văn hóa dân tộc, quan niệm, cách ứng sử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của các cá nhân và cả cộng đồng người Những hoạt động

Trang 10

5

diễn ra trong hội luôn phản ánh và thể hiện một phần lịch sử địa phương đất nước

Thứ tư là công trình “60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam” được nhà

xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2005 Tác phẩm này đề cập tới 60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam trong đó có đề cập đến lễ hội chùa Keo tỉnh Thái Bình một cách khái quát về lịch sử hình thành và phát triển, về Thiền sư Không Lộ, về kiến trúc độc đáo của chùa Keo… Qua đây thì ta có một cái nhìn cơ bản về một phần trong nội dung của lễ hội chùa Keo Thái Bình Do đặc trưng là công trình nghiên cứu tổng thể nhiều lễ hội nên các nhà nghiên cứu chưa có điều kiện tìm hiểu sâu về từng lễ hội nhưng đây cũng là công trình quan trọng giúp người viết có những nguồn tư liệu phục vụ cho đề tài của mình

Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa và lễ hội khác

mà người viết đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu Đặc biệt với thuận lợi là một người con của quê hương Thái Bình đã giúp cho người viết có điều kiện đi thực địa để có thêm nguồn tư liệu phong phú và có giá trị khoa học phục vụ cho đề tài của mình

3 Đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đề tài lấy Lễ hội chùa Keo tại xã Duy Nhất huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình làm đối tượng nghiên cứu

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài sẽ tập trung làm rõ khái niệm, quá trình hình thành và các phân loại lễ hội ở Việt Nam Đặc biệt đề tài sẽ chỉ rõ đặc điểm, ảnh hưởng của lễ hội Chùa Keo tại tỉnh Thái Bình Qua đó người viết sẽ đề xuất những giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị của lễ hội trong giai đoạn hiện nay

Trang 11

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài của mình, tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau như: tư liệu thành văn, tư liệu điền dã, tư liệu phỏng vấn

Về phương pháp nghiên cứu, người viết sử dụng hệ thống phương pháp liên ngành, các phương pháp nghiên cứu văn hóa, lịch sử, điều tra xã hội học

5 Đóng góp của khóa luận

Với những phương pháp nghiên cứu hiện đại, cách đánh giá khách quan, nguồn tư liệu phong phú, đề tài sẽ là nguồn tư liệu tham khảo trung thực và có giá trị cho những nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu lễ hội đặc biệt là lễ hội chùa Keo Đặc biệt đây còn là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập về lịch sử văn hóa địa phương

6 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận được kết cấu thành 2 chương:

- Chương 1: Khái quát về xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

- Chương 2: Lễ hội chùa Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Trang 12

7

NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƯ,

TỈNH THÁI BÌNH

1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN

Duy Nhất là một xã thuộc huyện Vũ Thư Huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Thái Bình, có tọa độ 20020’ đến 20032’ vĩ độ Bắc; 10010’ đến 16022’ kinh độ Đông được bao bọc bởi hệ thống sông Hồng và sông Trà Lý Vũ Thư

có quốc lộ số 10 chạy qua chia huyện làm đôi (đường số 10 chạy từ thành phố Thái Bình kéo đến điểm kết thúc, thuộc địa bàn huyện là cầu Tân Đệ, có tọa

độ 20°26'30,90" vĩ bắc và 106°13'12,45" kinh đông) Huyện Vũ Thư có phía Tây và Nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng, có cầu Tân Đệ bắc qua) Phía Bắc và Đông Bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và Đông Hưng của Thái Bình (ranh giới là sông Trà Lý, Vũ Thư nằm kề ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý) Phía Đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương của Thái Bình

Xã Duy Nhất nói riêng có diện tích 10.14 km2 và huyện Vũ Thư nói chung có diện tích đất đai là 19513.84 ha, diện tích đất nông nghiệp là 12890.56 ha

Về Cấu trúc địa hình: Vũ Thư là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng Độ cao trung bình từ 1 đến 1.5m so với mực nước biển Địa hình của huyện có dạng song lượn, có hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam tương tự như địa hình chung của toàn tỉnh Đất đai thấp, chạy ven sông Hồng và sông Trà Lý, dải đất cao nằm ở giữa huyện chạy dọc sông Kiến Giang Nhìn chung địa hình của huyện

ít phức tạp, tuy đất đai bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi và mương máng

Trang 13

8

nhưng sự chia cắt đó không gây nhiều khó khăn cho sản xuất và chỉ tạo ra sự

đa dạng trong thâm canh tăng vụ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân

Về Khí hậu của tỉnh Thái Bình, huyện Vũ Thư nói chung và xã Duy Nhất nói riêng là khí hậu đặc trưng vùng đồng bằng sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa Khí hậu của huyện được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa hè nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa đông khô và lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220

C -240C, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 80

C- 100C Độ ẩm không khí 85- 90% Mùa hè nhiệt độ rất cao, cao nhất là 38.50C- 39.50C, những ngày dịu mát nhiệt độ trung bình khoảng 240

C- 250C Nhiệt độ trung bình mùa đông tại huyện là 200C Nhiệt độ thấp nhất không dưới 4.50C

Huyện Vũ Thư có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, ngoài 2 hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, huyện còn có nhiều hệ thống sông như sông Kiến Giang, sông Búng, sông Cư Lâm, sông Trạch… cùng hệ thống kênh mương được phân bố phù hợp cho tưới tiêu phục vụ sản xuất

Với vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, bằng phẳng, nguồn nước và khí hậu thuận lợi nên nơi đây đã thu hút được sự sinh tụ của con người Trong quá trình đó, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần đã được sản sinh ra và trở thành những giá trị bất diệt của đời sống cộng đồng

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Lịch sử hình thành và phát triển của xã Duy nhất cũng trải qua nhiều biến động cùng với những thay đổi hành chính của huyện Vũ Thư Huyện Vũ Thư ngày nay vốn được nhập từ hai huyện trước kia của tỉnh Thái Bình là Vũ Tiên và Thư Trì Riêng 13 xã: Vũ Đông, Vũ Tây, Vũ Sơn, Vũ Lạc, Vũ Quý,

Vũ Trung, Vũ Thắng, Vũ Công, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Hòa, Vũ Bình sáp nhập về huyện Kiến Xương

Trang 14

9

Thời nhà Hậu Lê, toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến Xương trấn Sơn Nam Thời nhà Nguyễn, năm 1832 (triều Minh Mạng) Vũ Thư (Vũ Tiên-Thư Trì) thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (cũ) (Vũ Thư nằm ở khoảng giữa tỉnh Nam Định cũ), năm 1890 (triều Thành Thái) toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình

Ngày 17/6/1969, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 93/CP về việc hợp nhất 28 xã của huyện Thư Trì và 14 xã của huyện Vũ Tiên thành huyện

Vũ Thư hiện nay Trải qua 6 lần điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Vũ Thư có diện tích 195,2 km² phân bổ ở 29 xã và 1 thị trấn

Trước khi hợp nhất: Huyện Vũ Tiên có 27 xã: Vũ An, Vũ Bình, Vũ Chính, Vũ Công, Vũ Đoài, Vũ Đông, Vũ Hòa, Vũ Hội, Vũ Hồng, Vũ Hợp,

Vũ Lạc, Vũ Lãm, Vũ Lễ, Vũ Nghĩa, Vũ Ninh, Vũ Phong, Vũ Phúc, Vũ Quý,

Vũ Sơn, Vũ Tây, Vũ Thắng, Vũ Thuận, Vũ Tiến, Vũ Trung, Vũ Vân, Vũ Việt, Vũ Vinh.Huyện Thư Trì có 26 xã: Bách Thuận, Đông Phú, Đồng Thanh, Dũng Nghĩa, Hiệp Hòa, Hòa Bình, Hồng Xuân, Minh Khai, Minh Lãng, Minh Quang, Nguyên Xá, Phú Xuân, Phúc Thành, Song An, Song Lãng, Tam Quang, Tam Tỉnh, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Phong, Thuận Vi, Tiền Phong, Trung An, Tự Tân, Việt Hùng, Xuân Hòa

Sau khi hợp nhất 2 huyện trên và chuyển 13 xã của huyện Vũ Tiên về huyện Kiến Xương quản lý, huyện Vũ Thư có 40 xã: Bách Thuận, Đông Phú, Đồng Thanh, Dũng Nghĩa, Hiệp Hòa, Hòa Bình, Hồng Xuân, Minh Khai, Minh Lãng, Minh Quang, Nguyên Xá, Phú Xuân, Phúc Thành, Song

An, Song Lãng, Tam Quang, Tam Tỉnh, Tân Hòa, Tân Lập, Tân Phong, Thuận Vi, Tiền Phong, Trung An, Tự Tân, Việt Hùng, Vũ Chính, Vũ Đoài, Vũ Hội, Vũ Hồng, Vũ Hợp, Vũ Lãm, Vũ Nghĩa, Vũ Phong, Vũ Phúc,

Vũ Thuận, Vũ Tiến,Vũ Vân, Vũ Việt, Vũ Vinh, Xuân Hòa

Ngày 18 tháng 12 năm 1976:

Trang 15

10

- Hợp nhất 3 xã Hồng Xuân, Tam Tỉnh và Đồng Thanh thành xã Hồng

- Sáp nhập xã Thuận Vi vào xã Bách Thuận

- Hợp nhất 2 xã Vũ Hồng và Vũ Phong thuộc huyện Vũ Thư thành

- Sáp nhập xã Đông Phú thuộc huyện Vũ Thư vào xã Song Lãng

- Hợp nhất 2 xã Vũ Thuận và Vũ Việt thuộc huyện Vũ Thư thành

Ngày 13 tháng 12 năm 1986, thành lập thị trấn Vũ Thư trên cơ sở 92,55

ha diện tích tự nhiên với 3.670 nhân khẩu của xã Minh Quang và 17,86 ha diện tích tự nhiên với 1.575 nhân khẩu của xã Hòa Bình

Ngày 13 tháng 1 năm 1989, chia xã Hồng Lý thành hai xã: Hồng Lý và Đồng Thanh

Ngày 13 tháng 12 năm 2007, chuyển xã Tân Bình về thành phố Thái Bình quản lý

Trang 16

xã ngày càng được nâng cao và ổn định hơn Về văn hóa - xã hội có sự chuyển biến tích cực, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững

1.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI

1.3.1 Tình hình kinh tế

Huyện Vũ Thư có tổng diện tích đất tự nhiên là 19513.84 ha với diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ năm 2008 là 2397.74 m2

Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao và đang có xu hướng giảm.Năm 2006 diện tích đất nông nghiệp là 13307.60 ha chiếm 67.06% đến năm 2007 là 12968.62 ha chiếm 65.36% và đến năm 2008 giảm xuống còn 12649.74 ha chiếm 63.74% Nguyên nhân 1 phần đất nông nghiệp đã bị lấn chiếm sử dụng sang các mục đích khác như đất thổ cư, đất chuyên dùng, còn lại phần lớn là do quy hoạch các khu công nghiệp

Trong những năm vừa qua huyện đã có rất nhiều cố gắng trong phần đất chưa sử dụng hoặc đất chưa sử dụng đúng mục đích để tăng dần diện tích đất canh tác như: Chương trình dồn điền đổi thửa,dồn nhiều thửa nhỏ thành thửa lớn cho các hộ gia đình, từ đó làm tăng đáng kể diện tích đất canh tác

Trang 17

12

Hệ thống điện: Bao gồm các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã,

đã được nhựa hóa và khá hoàn chỉnh, trong đó có 250.278 km đường trục chính được trải nhựa với bề mặt > 4m Số còn lại chủ yếu được trải đá cấp phối và bê tông hóa phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại, vận chuyển vật tư, sản xuất của người dân Ngoài ra còn có 782.42 km đường đất chủ yếu là hệ thống giao thông nội đồng

Hệ thống công trình thủy lợi: Đến nay huyện đã có 148 trạm bơm và 58 máy bơm điện dầu Ngoài ra huyện có hệ thống mương máng nội đồng gồm các mương cấp 1, cấp 2, cấp 3 với tổng chiều dài 292.02 km trong đó cứng hóa 99.58 km cò lại bằng đất Bên cạnh 2 tuyến đê với tổng chiều dài là 96.32

km huyện còn có 21 kè với chiều dài 24.4 km và 29 cống dưới đê làm nhiệm

vụ lấy nước, phù sa

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang chuyển đổi tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp Mặc dù cơ cấu của các ngành Nông – Lâm- Thủy sản đang có xu hướng giảm nhưng giá trị kinh tế mà ngành đạt được không ngừng tăng Nguyên nhân của sự chuyển đổi tích cực này là do huyện

đã và đang tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng sản xuất những cây giống và con giống có năng xuất và giá trị kinh tế cao

Trên đà phát triển của ngành nông nghiệp, những ngành khác cũng phát triển ngày một bền vững và ổn định Ngành công nghiệp là ngành thu hút được nhiều lao động góp phần chuyển dịch co cấu lao động theo hướng tăng dần tỉ trọng lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp Công nghiệp phát triển là điều kiện tốt để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời tăng ngân sách cho huyện Do đó có thể khẳng định càng ngày đời sống của người dân trong huyện ngày càng được nâng cao và ổn định hơn

Trang 18

13

Bên cạnh những kết quả tốt, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục như việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng trũng còn gặp nhiều khó khăn, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa còn chậm Do đó trong những năm tới cần tích cực hơn nữa trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế trong huyện nói chung Từ đó nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, từng bước xây dựng nông thôn mới

Cũng giống như toàn huyện Vũ Thư xã Duy Nhất có nền kinh tế đang từng bước phát triển, có sự kết hợp của sản xuất nông nghiệp với công nghiệp

- tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ Tổng giá trị sản xuất của xã năm

2013 đạt 66 tỷ 512 triệu đồng, tăng 8,1% so với năm 2012 trong đó sản xuất nông nghiệp tăng 0,87%, công nghiệp - xây dựng tăng 16,3%, dịch vụ thương mại tăng 14,9% Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,45%

Trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thâm canh thì xã Duy Nhất vẫn giữ được giống lúa nếp truyền thống của địa phương với năng suất cao và chất lượng tốt Xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, đưa các loại cây, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào thâm canh đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất Về công nghiệp của xã

đã bước đầu được quan tâm đầu tư phát triển, thu hút được người dân lao động.Thương mại- dịch vụ của xã cũng phát triển, hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra khá tấp nập với các hoạt động buôn bán liên xã, liên huyện Sự phát triển của các hoạt động kinh tế đã làm cho đời sống nhân dân được nâng cao, bộ mặt thôn xóm thay đổi từng ngày

1.3.2 Văn hóa - xã hội

Hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện Vũ Thư nhìn chung được trang bị tương đối tốt, đáp ứng được nhu cầu phát triển

Công trình phúc lợi:Toàn huyện đã có 34 trường mầm non, 36 trường tiểu học, 30 trường THCS, 5 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục thường

Trang 19

14

xuyên, 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và 31 trung tâm học tập cộng đồng ở 31 xã - thị trấn Đã có 2/34 trường mầm non, 27/36 trường tiểu học, 6/30 trường THCS, 2/6 trường THPT đạt chuẩn quốc gia mức độ một, trung tâm giáo dục thường xuyên có cơ sở vật chất tốt, các trung tâm hỗ trợ cộng đồng có cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người lao động ở nông thôn Hệ thống trường lớp này

về cơ bản được trang bị khá đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu đào tạo và truyền bá kiến thức tới học sinh trong huyện

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện đã và đang được quan tâm đầu tư đáng kể Toàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm và

30 cơ sở y tế xã, đảm bảo mỗi xã có 1 cơ sở y tế Trạm y tế các xã, thị trấn được củng cố cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức cán bộ

Bệnh viện đa khoa huyện đã được nhà nước đầu tư cả về cơ sở vật chất

và đội ngũ cán bộ Nhiều trang thiết bị hiện đại đã được đưa vào sử dụng Các phòng khám chữa bệnh theo yêu cầu đã được nhân dân tin tưởng và sử dụng nhiều hơn Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có xu hướng phát triển cả về

số lượng và quy mô Đến nay trên toàn huyện có 135 cơ sở hành nghề y dược

tư nhân được quản lý, hoạt động theo quy định Đây là điều kiện tốt để chăm sóc sức khỏe cho người dân

Thông tin liên lạc, vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa trên địa bàn huyện phát triển tương đối tốt Toàn huyện có 100% số xã có bưu điện văn hóa xã, 1 nhà văn hóa Toàn huyện có 21 chợ và 100% số xã có đài phát thanh Đây là điều kiện để phục vụ sản xuất của huyện và công tác thông tin tuyên truyền phổ biến thông tin tới mọi người dân

Đới với Xã Duy Nhất, theo số liệu điều tra vào năm 1999 số dân của xã

là 9.144 người Mật độ dân số là khoảng 902 người/km2

Trong lĩnh vực văn hóa- xã hội có sự chuyển biến tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Trang 20

15

được giữ vững Công tác giáo dục đào tạo được xã ưu tiên, do vậy chất lượng các cấp, ngành học đã đạt kết quả vượt bậc Tỷ lệ học sinh mầm non trong độ tuổi đến trường >90%, mẫu giáo đạt khoảng 99%, tỷ lệ học sinh lên lớp bậc tiểu học, trung học cơ sở cao… Trường tiểu học đã đạt chuẩn quốc gia, hàng năm đều được khen thưởng của huyện Toàn xã có nhiều gia đình văn hóa hiếu học và dòng họ hiếu học

Về y tế thì xã có 1 trạm y tế nằm ngay trung tâm xã, hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất lẫn con người, do đó các chương trình chăm sóc sức khỏe được thực hiện tốt, phục vụ

đủ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân, không để xảy ra dịch bệnh Các

cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có xu hướng phát triển cả về số lượng và quy mô - đây là điều kiện tốt để chăm sóc sức khỏe cho người dân

Thông tin liên lạc, vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa trên địa bàn xã phát triển tương đối tốt Xã có 1 bưu điện văn hóa xã, 1 nhà văn hóa và đài phát thanh phục vụ sản xuất của xã và công tác thông tin tuyên truyền phổ biến thông tin tới mọi người dân

Về văn hóa: công trình kiến trúc lịch sử tiểu biểu nhất của xã là chùa Keo đã được Nhà nước công nhận từ năm 1957 Chùa được xây dựng năm

1630 với quy mô to lớn, chạm gỗ tinh xảo, thể hiện phong cách thời Lê Hàng năm lễ hội chùa Keo được tổ chức vào tháng 9 âm lịch thu hút đông đảo người dân tham gia cũng như khách du lịch

Trang 21

16

Tiểu kết chương 1

Huyện Vũ Thư nói chung và xã Duy Nhất nói riêng ngày nay đã và đang từng bước trên con đường phát triển Cùng với những điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi thì trên tất cả các lĩnh vực của đời sống như lĩnh vực văn hóa- xã hội có sự chuyển biến tích cực, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; kinh tế dần ổn định đã đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Từ đây thì những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần đã được sản sinh ra và trở thành những giá trị bất diệt của đời sống cộng đồng

Trang 22

17

Chương 2

LỄ HỘI CHÙA KEO XÃ DUY NHẤT, HUYỆN VŨ THƯ,

TỈNH THÁI BÌNH

2.1 KHÁI NIỆM VỀ LỄ HỘI

2.1.1 Khái niệm Lễ và Nghi lễ

Theo từ điển tiếng Việt, Lễ là “những nghi thức tiến hành nhằm đánh

dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó” [20; 540]

Chữ “Lễ” được hình thành và biết tới từ thời Chu (thế kỷ XII trước Công Nguyên) Lúc đầu, chữ “Lễ” được hiểu là lễ vật của các gia đình quý tộc nhà Chu cúng tế thần tổ tông, gọi là tế lễ Sau khi cúng, lễ vật được chia theo thứ bậc của nhân (thị tộc Chu), còn các thứ nhân và dân (nô lệ) không được hưởng sự chia phần như thế Dần dần, chữ “Lễ” được mở rộng nghĩa là

“hình thức phép tắc để phân biệt trên dưới, hèn sang,thứ bậc lớn nhỏ, thân sơ trong xã hội khi đã phân hóa thành đẳng cấp”[5; 127]… Cuối cùng khi xã

hội càng phát triển thì ý nghĩa của lễ càng được mở rộng như: lễ thành hoàng,

lễ gia tiên, lễ khao vọng, lễ cưới, lễ cầu an, lễ cầu mưa… Do ngày càng mở rộng phạm vi nên đến đây Lễ đã mang ý nghĩa bao quát cho mọi nghi thức ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội Tuy nhiên, “Lễ” vẫn giữ ý nghĩa ban đầu của nó là hình thức biểu thị quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên của nó

Như vậy, “Lễ” là cách ứng xử của con người trước tự nhiên đầy bí hiểm và thách đố - những câu hỏi không dễ gì giải đáp Các nghi thức, nghi lễ của lễ toát lên sự cầu mong phù hộ độ trì của các thần và giúp con người tìm

ra những giải pháp tâm lý mặc dù phảng phất chất linh thiêng huyền bí Lễ ở Việt Nam chủ yếu tập trung trong các nghi thức, nghi lễ liên quan đến sự cầu mùa, người an, vật thịnh Có thể nói, lễ là phần đạo - tâm linh của cộng đồng

Trang 23

18

nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và đảm bảo nền nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện hơn [11; 9]

Trong tiếng Hán - Việt, “Lễ” chính là những khuôn mẫu của người xưa

đã quy định, các phép tắc buộc phải tôn trọng tuân theo trong các mối quan hệ

xã hội Đó chính là rường mối, cơ tầng, nền tảng của mọi mối quan hệ giữa người với người trong bất kỳ một xã hội nào

Trong “Từ điển hội lễ Việt Nam” của Bùi Thiết thì “Lễ” được hiểu là các hoạt động đã đạt đến trình độ lễ nghi [14; 5]

Tác giả Lê Văn Kỳ, Viện văn hóa đân gian cho rằng: “Lễ” trong “lễ hội” là một hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của dân làng đối với các thần linh, lực lượng siêu nhiên nói chung, với thần thành hoàng nói riêng Đồng thời lễ cũng phản ánh những nguyện vọng, ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống đầy rẫy những khó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng cải tạo

“Lễ” là các nghi lễ liên quan đến tôn giáo, lễ là các hành vi cúng tế thần

tổ tông, cầu phúc Lễ bao quát mọi nghi thức ứng xử của một xã hội Phần lễ

là phần tâm linh với các hình thức đã được thánh hóa nên có yếu tố thiêng, là các yếu tố tỏa sáng tại cuộc sống, trong đó mọi thứ cần được thăng hoa trong

ý thức của mỗi người và cộng đồng [3; 197]

Lễ hay nghi lễ trong thờ cúng được con người tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định mang tính chất biểu trưng nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện, nhân vật nào đó với mục đích cảm tạ, tôn vinh về sự kiện, nhân vật đó với mong muốn nhận được sự tốt lành, nhận được sự giúp đỡ từ những đối tượng siêu nhiên mà người ta thờ cúng Dưới góc độ nào đó, lễ có thể được coi là “bức thông điệp” của hiện tại gửi quá khứ, là hoạt động biểu trưng của thế giới hiện thực gửi thế giới siêu hình

Trang 24

2.1.2 Khái niệm hội và lễ hội

* Khái niệm Hội

Theo Hoàng Lương, “Hội” là :“Cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo

người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt” [11; 38] –Hội là đám vui

đông người, gồm hai đặc điểm cơ bản là đông người tập trung trong một địa điểm và vui chơi với nhau Tác giả cũng đề cập đến “mối quan hệ giữa lễ và hội” [11; 38] và cho rằng hội là hình thức biểu hiện của lễ, hội là hình thức, lễ

là nội dung Quan hệ đó bền chặt, khăng khít trong nhau và tương hỗ lẫn nhau, tồn tại trong sự thống nhất

Nhưng chỉ có vậy nhiều khi chưa thành hội Muốn được gọi là hội theo nghĩa Dân tộc phải bao gồm các yếu tố: Thứ nhất, được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó và liên quan đến cộng đồng như làng, bản… Thứ hai, nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng, mang tính cộng đồng cả tư cách tổ chức lẫn mục đích của nó Có khi tính cộng đồng đó được mở rộng đến các làng, bản khác Thứ ba, có nhiều trò vui đến mức như hỗn độn, đến vô số, tả tơi cả người Đây là sự cộng cảm cần thiết của phương diện tâm lý sau những ngày tháng lao động vất vả với những dồn nén cần được giải tỏa và thăng bằng trở lại

Trang 25

20

Hội là hoạt động vui chơi bằng vô số các hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một thời điểm nhất định vào dịp cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng dự lễ hội Hội là “phần đời”, là khát vọng của mọi thành viên trong cộng đồng

Theo Tài liệu mghiệp vụ văn hóa cơ sở thì: “Hội” là “đám vui đông người” được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện liên quan mật thiết đến một cộng đồng xã hội, nhỏ nhất cũng là làng Hội được tổ chức nhằm phục vụ lợi ích tinh thần của mọi thành viên cộng đồng, tức là nó mang tính cộng đồng

cả về tư cách tổ chức lẫn mục đích [3; 197]

Trong Tiếng Việt, “Hội” là danh từ để chỉ sự tập hợp một số cá nhân vào trong một tổ chức nào đó, tồn tại trong một không gian và thời gian cụ thể.Tác giả Lương Văn Sáu thì cho rằng: Những hoạt động diễn ra trong Hội

là một phần của bộ mặt xã hội, là chiếc “phong vũ biểu”, tấm gương phản chiếu khách quan, trung thực đời sống của một địa phương, một đất nước ở thời điểm diễn ra các hoạt động đó Các hoạt động diễn ra trong hội bao gồm các trò chơi dân gian, các hình thức diễn xướng dân gian do người dân trực tiếp tham gia, các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống và các hoạt động mang tính hiện đại [18; 31] Nhà nghiên cứu Lê Văn Kỳ, Viện văn hóa dân

gian cho rằng: “Hội là một sinh hoạt văn hóa dân giã, phóng khoáng diễn ra

trên bãi sân để dân làng cùng bình đẳng vui chơi với hàng loạt trò hấp dẫn

do mình chủ động tham gia…”[19; 83]

Trong hội có thể tìm thấy những biểu tượng điển hình của sự thể hiện tâm lý cộng đồng, những đặc trưng của văn hóa dân tộc, những quan niệm, những cách ứng xử đối với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của các

cá nhân và cộng đồng người

Từ những quan niệm trên thì: Hội là tập hợp những hoạt động kinh tế văn hóa - xã hội của một cộng đồng dân cư nhất định, là cuộc vui chơi được

Trang 26

-21

tổ chức cho đông đảo người tham dự theo phong tục truyền thống hoặc nhân những dịp đặc biệt Những hoạt động diễn ra trong hội phản ánh điều kiện, khả năng, trình độ phát triển của địa phương, đất nước ở vào thời điểm diễn ra

sự kiện đó

* Khái niệm Lễ hội

"Lễ hội” là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm

đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc Nó là hoạt động tập trung biểu thị các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cộng đồng hướng vào việc tưởng niệm, tôn vinh các nhân vật được sùng bái

Trong Từ điển Tiếng Việt, các tác giả quan niệm: “Lễ hội là cuộc vui

chung có tổ chức, có các hoạt động lễ nghi mang tính truyền thống” [20;

694]

Các tác giả Lê Huy Trâm - Hoàng Anh Nhân đã đưa quan điểm trong việc nhận thức và nghiên cứu lễ hội Hai tác giả nhấn mạnh đến việc quan sát, tiếp cận lễ hội trong sự tổng thể của nó, chứ không nên tách phần Lễ riêng và phần Hội riêng

Cho đến nay, chúng ta dễ thống nhất với nhau: “Lễ” không phải chỉ là một hiện tượng đơn thuần, hoạt động độc lập tách biệt chỉ là lễ và hội Đã có lúc chúng ta coi đó là văn nghệ hoặc văn hóa thuần túy và xem xét lễ hội như

là “hoạt động văn hóa”, tách phần hội như là tiết mục trò diễn văn nghệ, có khi tách phần ngôn từ để chỉ xem xét phần văn học của trò diễn Việc tách biệt từng phần ra để nghiên cứu là cần thiết song một khi diện mạo của lễ hội chưa được khảo tả kỹ càng, đầy đủ và trung thực thì các phần nghiên cứu tách biệt về trò diễn, về lễ hội đơn thuần…dễ sa vào phiến diện, đại khái và suy diễn, không giúp cho chúng ta khái quát được con đường hình thành và phát

Trang 27

rõ dễ thấy, có nhân tố chìm, tất cả đều có lý do tồn tại trong một mối quan hệ sinh động, ràng buộc, không thể thiếu Thiếu đi một nhân tố, sơ suất trong một trường hợp dễ dẫn đến sự lủng củng xích mích trong lễ hội [17; 12]

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Lễ hội là hệ thống các hành vi,

động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa

có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh” [9; 674] Lễ hội là một hoạt động của một tập thể người liên

quan đến tín ngưỡng và tôn giáo Do nhận thức, người xưa rất tin vào trời đất, sông núi, vì thế ở các làng xã ngoài có miếu thờ thiên thần, thổ thần, thủy thần,sơn thần Lễ hội cổ truyền đã phản ánh hiện tượng đó Theo thư tịch cổ,

lễ hội của người Việt xuất hiện từ thời nhà Lý (thế kỷ XI), nhưng có người cho rằng lễ hội của dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với lịch

sử của dân tộc, của đất nước biểu hiện qua trống đồng Đông Sơn, mà tiêu biểu

ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - cái nôi của dân tộc Việt, đó là hội mùa, hội làng… ngày hội cố kết cộng đồng biểu trưng những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội và văn hóa cộng đồng Có những lễ hội mang tính toàn quốc như Hội đền Hùng, Hội đền Kiếp Bạc

Trang 28

23

Lễ hội của người Kinh và nhiều dân tộc thiểu số từng gắn với các yếu

tố tín ngưỡng, tôn giáo, với mùa Xuân… Như lễ hội gắn với vòng đời người như là cưới xin, một số nghi lễ tang ma tiêu biểu là lễ nhập Kút, một số lễ hội lớn tạ ơn thần linh được tổ chức tại các đền tháp tiêu biểu là lễ hội Katê, những lễ hội có nguồn gốc từ Hồi giáo của người Chăm Bani tiêu biểu như tháng chay Ramưvan…

Những tín ngưỡng dân gian của đời sống tâm linh nằm trong thế giới ý niệm được khách thể hóa, hiện thực hóa Vì thế ở lễ hội đều có chung một cấu trúc ban đầu gồm hai phần: phần lễ và phần hội:

Phần lễ là để con người giao tiếp với thần linh, để cầu xin thần linh thông qua những trung gian là các thầy cúng, lời khấn, múa, nhạc cụ, lễ vật… với các nghi lễ như tế, rước… ở đây mỗi vật, mỗi hành động đều có tính biểu tượng Mối quan hệ giao cảm giữa con người và thần linh quyện lẫn nhau trong hương, khói, trong không gian thiêng liêng đưa con người vào thế giới tâm linh

Phần hội là những trò chơi giải trí nhằm xây dựng mối quan hệ cộng cảm trong đời sống cộng đồng Vì thế mà không khí ngày hội bao giờ cũng rộn ràng, kích động con người với những trò diễn xướng và trò chơi

Như vậy thì: Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của các tầng lớp nhân dân, diễn ra trong chu kỳ về thời gian và không gian nhất định để tiến hành những nghi thức mang tính biểu trưng về sự kiện nhân vật được thờ cúng Những hoạt động này nhằm thể hiện ước vọng, khát khao của con người để vui chơi, giải trí trong cộng đồng

Lễ hội là những hoạt động, những sinh hoạt văn hóa mà ở đó có sự gắn kết không thể tách rời của cả nội dung và hình thức của hai thành tố cơ bản là Lễ

và Hội

Trang 29

24

Lễ hội truyền thống của Việt Nam, trước hết nó là sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bởi đây là hoạt động văn hóa của tập thể, thuộc về tập thể, do tập thể tổ chức Dù ở bất cứ đâu, vào thời gian nào lễ hội cũng được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia Chính họ là những người sáng tạo tuyệt vời những giá trị bắt nguồn từ cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu Không bao giờ lễ hội chỉ thuộc về một nhóm người nào đó trong xã hội, không có đông người tham gia, không thành hội, vì vậy mà trong dân gian có câu “đông như hội”

Lễ hội là một hoạt động tập thể do quần chúng nhân dân tiến hành, bất

cứ lễ hội nào cũng gắn với địa bàn dân cư cụ thể, là hoạt động văn hóa của một địa phương nào đó Đa số lễ hội truyền thống Việt Nam là “lễ hội làng” nhưng cũng có nhiều lễ hội có quy mô, nội dung, tính chất lớn diễn ra liên làng, liên vùng Những hoạt động lễ hội này không diễn ra thường xuyên mà chỉ vào một vài thời điểm nhất định, thường là vào thời gian chuyển tiếp giữa hai chu trình sản xuất Đó là lúc người dân nhàn rỗi nên có điều kiện tổ chức các lễ hội, hơn nữa sau một thời gian lao động vất vả người ta bao giờ cũng

có tâm lý “xả hơi” Vào thời điểm này, người ta tổ chức các hoạt động lễ hội nhằm các mục đích khác nhau Trước hết, những hoạt động mang tính nghi lễ nhằm nhắc lại sự kiện, nhân vật lịch sử…đã diễn ra trong quá khứ Đó là những ứng xử của tập thể, của cộng đồng dân cư với cả hai đối tượng siêu hình và hữu hình, nó cũng phản ánh mối quan hệ giao thoa giữa siêu và thực, giữa con người với con người trong những hoàn cảnh và hoạt động cụ thể

Lễ hội truyền thống với tư cách là di sản văn hóa, là kho tàng văn hóa dân tộc đã có giá trị to lớn trong đời sống xã hội hiện đại Mặc dù trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế, quốc dân, quá trình toàn cầu hóa là một xu hướng tất yếu nhưng lễ hội với giá trị văn hóa,

Trang 30

2.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LỄ HỘI CHÙA KEO

Cách đây gần ngàn năm, dưới triều vua Lý Thánh Tông đã tiến hành xây dựng nhiều cung điện nguy nga lộng lẫy, nhiều đền chùa mọc lên Chùa Nghiêm Quang được coi là danh thắng và có quy mô bề thế của nước Đại Việt bấy giờ

Năm Tân Hợi (1611), một trận lũ lớn đã ập đến vùng này, cuốn trôi vĩnh viễn ngôi chùa Nghiêm Quang xưa và trang ấp này cũng có sự thay đổi khi hai làng Hành Cung và Dũng Nhuệ phải dời đi hai nơi: Dân Hành Cung rời về Đông Nam hữu ngạn sông Hồng đến đời Minh Mạng đổi thành Hành Thiện Dân Dũng Nhuệ chuyển cư sang phía Đông Bắc tả ngạn sông Hồng, đời Tự Đức đổi thành làng Dũng Mỹ (nay là xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình).Sau khi đã an cư, dân làng Dũng Mỹ tiến hành xây dựng lại ngôi chùa từ tháng 8 năm Canh Ngọ đến tháng 11 năm Nhâm Thân

Lịch sử chùa Keo được gắn liền với sự tích của Thiền sư Không Lộ Thiền sư Không Lộ tên húy là Minh Nghiêm, sinh ngày 14 tháng 9 năm Bính Thìn dưới triều vua Lý Thái Tổ, niên hiệu Thuận Thiên năm thứ VII Quê mẹ của Ngài ở làng Hán Lý, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương Quê cha ở làng

Trang 31

Năm 1044, lúc đó Ngài mới 29 tuổi, đã bỏ nghề chài lưới để theo học đại thiền Ngài đã thọ giáo thiền phái Vô Ngôn Không và đắc đạo trở thành tổ đời thứ 10 của thiền phái này Đến năm 1057 Không Lộ lại thọ giáo phái Thảo Đường, tức phái Thiền tông thứ ba ở Việt Nam Không Lộ Thiền sư về

tu tại chùa Hà Trạch sau chuyển sang chùa Duyên Phúc ở làng Hộ Xá

Năm 1062, Thiền sư Không Lộ cùng hai người bạn tu hành của Ngài là Giác Hải và Từ Đạo Hạnh đi sang Tây Trúc để cầu phép lạ Khi ba vị đến nước Kim gặp một ngã ba sông lớn nhưng không có thuyền để sang bờ Sau

có một chiếc thuyền nhỏ chở được hai người, Đức Không Lộ và Giác Hải lên thuyền dặn Từ Đạo Hạnh ngồi chờ ở bến Hai Ngài đã được Phật tổ Như Lai truyền cho phép Phật và được giác ngộ nên đã về thẳng không qua chỗ Đạo Hạnh ngồi chờ, Đạo Hạnh ngồi chờ mãi sau được biết hai bạn đã về lâu rồi Đạo Hạnh đã được bà già chỉ cho phép rút ngắn đường vượt biển, vượt sông cho nên ngài đã đuổi kịp hai người bạn Ngài vào rừng biến thành hổ thử tài hai ông rồi nhảy nhót gầm thét như muốn vồ lấy hai người Không Lộ và Giác Hải biết đó là Đạo Hạnh hoa thành nên mới bảo rằng: đã muốn như thế, kiếp sau sẽ phải chịu Bấy giờ Đạo Hạnh lấy làm hổ thẹn rồi tạ lỗi hai người và nói rằng nếu kiếp sau nghiệp chướng chưa trả xin cứu giúp cho Sau khi đi Tây Trúc về, Thiền sư Không Lộ trở về làng Giao Thủy dựng chùa Nghiêm Quang

và tu tại đó

Trang 32

27

Truyền thuyết còn kể lại rằng: Vua Lý Nhân Tông ở ngôi 56 năm bị bệnh tâm thần chỉ nghe thấy tiếng tắc kè kêu cũng sinh bệnh Các danh y đã lo chữa bệnh cho nhà vua nhưng đều không khỏi Quốc Mẫu, Hoàng Hậu và các bậc đại thần đều lo sợ Nghe tiếng tăm của Thiền sư, Quốc Mẫu đích thân viết chiếu chỉ mời Ngài vào cung chữa bệnh cho vua Ngài đã dùng phép thuật chữa khỏi bệnh cho nhà vua, vì vậy mà cả triều đình và thần dân đều mừng, vua phong Ngài làm Quốc sư và ban thưởng cho nhiều bổng lộc

Tục truyền Đức Thánh Không Lộ đã tạo đúc “Tứ đại khí” là bốn tác phẩm nghệ thuật lớn thời Lý, đó là Tháp chùa Báo Thiên (Hà Nội), Tượng Phật Adida ở chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), Vạc chùa Phổ Minh (Nam Định), Chuông chùa Phả Lại (Hải Dương).Để đúc được “Tứ đại khí”, Không

Lộ đã khoác áo cà sa, tay cầm tích trượng, vai mang túi nhỏ đi chu du khắp thiên hạ để truyền giáo Một lần Ngài chữa khỏi bệnh cho vị vua phương Bắc được nhà vua cho phép tự ý lựa chọn vật thưởng, Không Lộ chỉ xin nhà vua

số đồng bỏ đầy tay nải của Ngài Vua cười và đồng ý ngay, nhưng rồi khi quân lính đã bỏ vào tay nải của Ngài hết 10 kho đồng mà không thấy đầy, vua quan phương Bắc thất sắc, Ngài cười vác túi đồng lên vai và đi ra biển Tất cả những chiếc thuyền lớn nhất của phương Bắc cũng không thể chở nổi nhà sư phương Nam và chiếc túi bé nhỏ Ngài cưỡi lên nón Tu Lờ vượt ra biển khơi

về nước, trên đường vượt biển Ngài còn gặp phải rất nhiều khó khăn nguy hiểm nhưng nhờ có phép thuật đạp lên sóng dữ mà Ngài đã chiến thắng rồi thong dong trở về nước thực hiện nguyện vọng của mình là đúc “tứ đại khí”

Trong dân gian còn truyền lại rất nhiều câu chuyện về tài đức uyên thâm của Đức Thiền sư Ngài là người có công phò vua giúp nước, giảm sưu cao thuế nặng cho dân, góp phần giải phóng con người lao động khổ cực Ngài còn là người chế ngự thiên nhiên, khai thác thủy hải sản, sản xuất lúa gạo, chinh phục sông nước, chiến thắng hải tặc làm chủ biển khơi Đặc biệt

Trang 33

Chùa Keo ở Thái Bình hiện nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, một di tích kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng của Thái Bình được nhà nước công nhận từ năm 1957 Chùa được xây dựng với quy mô lớn, chạm gỗ tinh xảo, thể hiện phong cách thời Lê

Theo văn bia và địa bạ chùa Keo Thái Bình thì diện tích toàn khu kiến trúc rộng 28 mẫu, bề ngang gần 500m, chiều sâu tính từ chân đê đến sát con ngòi thôn Bồng Tiên xã Vũ Thư dài trên 200m Nếu chỉ tính 154 gian của 21 công trình, chùa đã có diện tích 58.000m2

Hiện nay toàn bộ kiến trúc của chùa còn lại 17 công trình, gồm 128 gian

Từ dốc đê, qua một sân rộng gần một mẫu, khách đến thăm chùa sẽ được chiêm ngưỡng một tổng thể kiến trúc cổ truyền của Việt Nam Đó làTam quan ngoại, tam quan nội, chùa Hộ, chùa Phật, chùa Tam Bảo Khu đền Thánh được nối tiếp với khu thờ Phật gồm tòa Giá roi, tòa Thiêu Hương, tòa Phục Quốc và thượng điện Những công trình này nối tiếp nhau tạo thành một kiểu kết cấu chữ công và sau khi xuyên suốt mỗi bên 33 gian hành lang đến hai tòa tả vũ, hữu vũ, khách sẽ bắt gặp tòa gác chuông 3 tầng, cuối cùng

là khu tăng xá…

Trang 34

29

Một điều khác biệt so với các ngôi chùa cổ ở nước ta, gác chuông chùa Keo được xây dựng ở vị trí gần cuối cùng của khu di tích Gác chuông có chiều cao 11,04m với ba tầng mái thiết kế theo kiểu cổ các chồng diêm Toàn

bộ sức nặng của gác chuông được đặt trên bốn cột lớn Mỗi gác đựng một cột góc, hai cột hiên Tất cả được liên kết với nhau bằng hệ xà ngang xà nách

Tầng một có bốn cột lớn đi thẳng lên sàn mái hai tầng Tường sau lắp ngưỡng đơn, trên ngưỡng tượng mỗi chiều để một cửa nhỏ, hàng con song tiện tôn thêm vẻ đẹp… Tầng hai có bốn cột ăn thẳng sàn mái, hệ thống cột hiên thu rút vào tâm 0,4m liên kết với tầng qua hệ xà dầm Tầng này được trang trí rất công phu, mỗi mặt chia thành ba khoang, bạo ngang hai lớp uốn thành cửa võng Ván dưới là những cánh sen cách điệu… Tầng ba lại thu nhỏ thêm, không có cột thông xuống thềm

Gác tầng thượng được chia thành 12 ô, điểm dưới lắp một đài sen cánh vuông Ô lớn đặt ở giữa, ô nhỏ đặt đối xứng nhau lùi về bốn góc, điểm hoa, cánh hoa đan quyện vào nhau.Mái tầng thượng trông có dáng như nhà rông

Ba tầng gác chuông với 12 con đao loan cuốn bay làm cho gác chuông thêm thanh thoát, nhẹ nhàng…Có thể nói, gác chuông chùa Keo đã đạt tới sự tuyệt

mỹ trong tổng thể kiến trúc Đó là sự kết hợp hài hòa trong tỷ lệ , khoảng cách giữa các cột đã tạo nên cho gác chuông có dáng đẹp và khỏe về thể lực… Tất

cả đã phản ánh trình độ cao của người thủ công xưa kia

2.3 NỘI DUNG LỄ HỘI CHÙA KEO

Sử liệu, ngọc phả, truyền thuyết ghi nhận chùa Keo thờ Phật và thờ Quốc sư Không Lộ triều Lý Lễ hội hàng năm đều được ghi đậm trong tâm thức dân gian được thể hiện qua câu ca:

Dù cho cha đánh mẹ treo Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm

Trang 35

30

Để chuẩn bị cho lễ hội thì công tác chuẩn bị phải được tiến hành trước

đó hàng tháng về mặt thủ tục hành chính, nội dung, chương trình kế hoạch, nhân sự và an ninh…

Ngày nay thì chủ hội không còn trực tiếp điều hành lễ hội như xưa, nay chỉ làm chủ tế nhưng là một chức danh dự nên chủ hội vẫn là niềm vinh dự lớn lao cho người đắc cử và gia đình, không ai được làm chủ hội quá một nhiệm kỳ Chủ hội do Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa chùa Keo dự kiến trình Hội nghị liên tịch đại diện các xóm xem xét quyết định trên cơ sở các tiêu chí về tư cách đạo đức, bản thân, gia đình và thanh cát

Trang phục của chủ hội vẫn như xưa, đó là mũ cánh chuồn có hoa văn mặt nguyệt dát bạc lấp lánh phía trước, áo thụng màu lam đính bối từ trước ngực, chủ hội giữ lệ xưa chay tịnh cả tuần lễ hội nhưng ở nhà riêng không ở chùa như xưa

Từ sáng sớm ngày khai hội, chuông khánh lớn và trống cái hòa tấu từng hồi dài vang động khắp xóm làng Sau lễ nhập tịch mở cửa chùa, làng làm lễ thỉnh Phật, lễ tấu Thánh, lễ dâng hương và dựng cờ khai hội… Suốt mấy ngày

tế lễ, dâng hương tụng kinh niệm Phật, đọc kệ chầu Thánh tổ Không Lộ

Lễ hội chùa Keo gồm có hai phần: Phần Lễ và phần Hội

2.3.1 Phần Lễ

Phần Lễ được tiến hành tuần tự như sau:

- Lễ rước nước: Sáng sớm ngày 13 sau khi làm lễ nhập tịch mở cửa chùa, làng làm lễ lấy nước từ giữa sông rước về chùa Nước được đựng vào một chiếc bình sứ đá đã được lau chùi sạch sẽ Nước phải được múc bằng gáo đồng rồi đổ qua miếng vải đỏ ở miệng bình, sau đó nước được đưa lên kiệu rước về chùa

Lễ rước nước mở đầu các ngày hội với mục đích dùng nước để tắm tượng Thánh và rửa khí tự nhưng đồng thời cũng là một trong những hình

Trang 36

31

thức cầu mưa của cư dân trồng lúa nước Việc rước nước ở giữa dòng sông là

để mong muốn cân bằng âm dương, tạo ra sự phát triển bền vững Đây là ý nguyện được hình thành từ xa xưa trong cội nguồn lịch sử của các tầng lớp cư dân sống trên và ven các dòng sông cổ

- Lễ mộc dục: Sau khi rước nước về, làng cử hành luôn lễ mộc dục - tức là tắm rửa cho tượng Thánh Công việc này do chủ hội cùng một số người

uy tín trong làng tiến hành trong chùa Thánh một cách nghiêm trang và kín đáo Người mộc dục cho tượng Thánh phải trai giới trước đó và khi làm lễ phải bịt miệng bằng một chiếc khăn điều để trần khí không xông tới Thánh cung mà mang tội bất kính

Đầu tiên, họ thắp hương dâng lễ rồi tiến hành công việc một cách thận trọng và kính cẩn Tượng của Thánh bao giờ cũng được tắm hai lần, lần thứ nhất tắm bằng nước mà làng vừa mang về, lần thứ hai được tắm bằng nước ngũ vị đã được chuẩn bị trước để cho thơm

Gọi là tắm nhưng không phải lấy nước giội vào tượng Thánh mà là chỉ lấy một tấm vải đỏ nhúng vào chậu nước sạch rồi lau chùi nhẹ nhàng, thận trọng Sau khi tắm cho tượng Thánh xong, chậu nước ngũ vị được giữ lại để cho các bô lão, chức sắc nhúng tay xoa vào mặt mình như một hình thức

Trang 37

32

-Lễ Phục miều y: Tổ chức trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 8 đến ngày 10 tháng 9 Để chuẩn bị cho Lễ Phục miều y, hàng năm cứ tới dịp này dân làng Keo lại chuẩn bị 100 vuông lụa để may áo cho tượng Thánh, sau

đó chờ ngày tốt lành sẽ làm lễ thay áo Thông qua Lễ Phục miều y, dân làng mong muốn nhận được phước từ Đức Thánh tổ, lấy may cho con cháu, người già, em nhỏ

Chiều ngày 13, dân làng tiến hành dựng cột và kéo lá phướn Đó là dải lụa hồng đào viền xanh dài 10m rộng 0,4m Trước kia cột được làm bằng gỗ nay đã thay bằng cột sắt Trên đầu cột là hình con quạ đen bằng gỗ, trên lưng quạ luôn gắn chong chóng tre quay tít Dưới quạ là tay đèn có ròng rọc để kéo

lá phướn, dưới nữa là cột treo lá cờ đại của làng Cột phướn gắn liền với truyền thuyết về sức mạnh vô biên của Phật đại từ đại bi, răn dạy cảm hóa chúng sinh cải tà quy chính.Tương truyền, sự tích cây phướn là mấy sãi ở chùa đi quyên tiền về tô tượng đúc chuông Buổi tối nọ các sãi nghỉ trọ ở một quán nhỏ bên bìa rừng vắng, không ngờ con trai chủ quán là kẻ cướp của giết người, sãi giảng giải Phật đạo từ bi cứu nhân độ thế, bao dung kẻ lầm lạc biết cải tà quy chính, đột nhiên con trai chủ quán tự cầm đao mổ phanh bụng, moi lòng ruột để lên bàn nhờ các sãi dâng lên cửa Phật Quá bất ngờ và choáng váng, các sãi và bà mẹ không kịp ngăn cản cho đến khi chàng trai dứt lời và trút hơi thở cuối cùng Lúc đó các sãi chợt hiểu chàng trai ấy đã làm theo nghĩa đen của câu giáo huấn “cốt ở tấm lòng, lòng thành dâng cửa Phật” Trên đường trở về, các sãi phải bỏ lại bên đường món lễ vật đã bốc mùi Khi các sãi về đến chùa thì cũng là lúc đàn quạ đen sà xuống thả bộ lòng ruột xuống vắt ngang qua mái tam quan Phỏng theo câu chuyện đó thì người xưa đã cho dựng cây phướn, trên đầu cột có hình quạ đen ngậm giải lụa hồng đào Cột phướn gắn liền với truyền thuyết về sức mạnh vô biên của Phật đại từ đại bi, răn dạy cảm hóa chúng sinh cải tà quy chính

Trang 38

33

-Lễ Thánh đản: Được tiến hành vào đêm ngày 13 rạng ngày 14 Trong tòa thiêu hương trước bài vị Thánh là đỉnh trầm hương và một mâm son bày hoa quả tươi, bên cạnh đó là một mâm bánh dầy cùng ấm đĩa chén bạc mạ vàng, trạm nổi hình rồng phượng, con trâu bạc đặt nằm cạnh mâm

Các thầy chùa mặc áo cà sa đọc Thánh ca bằng lời cổ với giọng ê a trầm bổng trong tiếng mõ cầm nhịp và chuông nhỏ ngắt câu chia đoạn Một già lĩnh xướng dẫn lời trong tiếng mõ đều đều, các già khác đồng thanh đệm

“A di đà Phật” kèm tiếng chuông chấm câu và hồi chuông ngắt đoạn

Lễ Thánh đản có mục đích đón rước và thỉnh mời Thánh về dự hội, hưởng lễ vật, đây cũng là dịp dân làng chúc tụng và bày tỏ lòng biết ơn của làng, cầu mong sự bảo hộ che chở cho dân làng được bình yên…

-Rước phụng nghinh: Đây là lễ rước có quy mô lớn cả về số người, số kiệu rước và các hoạt động khác, lễ rước được tiến hành vào sáng ngày 14 tháng 9, kỷ niệm ngày sinh của Đức Thánh đản

Mở đầu đám rước phụng nghinh có cờ lệnh, cờ ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) dẫn đầu, sau đó là đoàn Phù kiều của các già trong làng trong trang phục quần áo dài nâu, tay cầm cành Phan căng hai bên cầu, vừa đi vừa lần tràng hạt vừa đọc kinh niệm Phật

Giải Phù kiều là tấm vải tượng trưng cho cầu Phật cứu gúp chúng sinh thoát khỏi bể khổ trầm luân Tùy số người Phù kiều mà mỗi giải cầu có một hoặc hai nhịp, ba nhịp, mỗi nhịp dài từ 12- 15m, rộng 0,6m Lá xanh, hoa sen thắm đỏ trang trí trên nền vải vàng nẹp nâu hoặc nẹp xanh thẫm Các bà đi hai bên căng đầu bằng cành Phan nhỏ mắc vào giải khuy hai bên mép vải, cách đều nhau Tay lần tràng hạt, các già vừa đi vừa đọc Kinh, chốc chốc tiếng tù

và rúc lên từng hồi tu tu buồn tha thiết, hú gọi các linh hồn lầm đường lạc lối quay trở về thành tâm hối lỗi, hành thiện, tránh ác, để mà thoát khỏi địa ngục

âm ty.Sau đoàn rước Kiều có đội bát âm luôn hòa tấu nhạc giúp cho việc hành

Trang 39

34

lễ thêm nghiêm trang, tiếp đến là dàn hòa tấu trống cái, trống con… Tiếp đến

là kiệu hương án, gồm bát hương bách thần, đỉnh trầm, chân nén đồng, mâm ngũ quả, bình hoa và hình mẫu thuyền bát nhã - thuyền chở phúc, cứu độ cúng sinh.Sau đó là đoàn nam nhạc hòa tấu phường Giả Lam gồm trống cơm, kèn tấu,

hổ nhị, đàn tứ, đàn nguyệt âm vang dẫn đường để lần lượt:

+ Kiệu Long đình có bát hương thỉnh Phật, đài nến một đôi, bình hoa, đỉnh trầm và mâm ngũ quả

+Cờ tứ linh là bốn lá cờ thêu long, ly, quy, phượng

+ Hộp triều phục vua ban Đức Thánh Tổ bao gồm bốn hộp đựng mũ,

áo, đai, hài

+ Kiệu sắc, kiệu sắc rước sắc chỉ vua phong Đức Thánh Tổ Không Lộ là Quốc sư để trong khung gỗ lồng kính, là sắc chỉ Cảnh Hưng 43 năm Qúy Mão

+Lọng vàng một đôi bằng vải satanh ba màu, tua vàng kim tuyến, đường kính mỗi lọng đều nhau là 1,4m

+Tàn đỏ một đôi bằng satanh, đường kính mỗi tàn 0,8m, dài 1m, bọc lụa vàng, thêu long, ly, quy, phượng, tua vàng kim tuyến

+ Âm nhạc hòa tấu chiêng trống cái với phường Ngũ Lôi

+ Kiệu chính rước vào vị Đức Thánh tổ Không Lộ, gồm mũ cánh chuồn, áo đại trào vua ban, trước bài vị có bình hoa, đỉnh trầm, chân nến,

Ngày đăng: 24/09/2015, 10:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bảo tàng tỉnh Thái Bình (2000), Di tích lịch sử chùa Keo tỉnh Thái Bình, Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử chùa Keo tỉnh Thái Bình
Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thái Bình
Năm: 2000
2. Bảo tàng tỉnh Thái Bình (1999), Di tích lịch sử văn hóa Thái Bình tập 1,(1999), Thái Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử văn hóa Thái Bình tập 1
Tác giả: Bảo tàng tỉnh Thái Bình (1999), Di tích lịch sử văn hóa Thái Bình tập 1
Năm: 1999
3. Bộ VH,TT và DL cục văn hóa cơ sở (2013), Tài liệu nghiệp vụ văn hóa cơ sở, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiệp vụ văn hóa cơ sở
Tác giả: Bộ VH,TT và DL cục văn hóa cơ sở
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2013
4. Phan Kế Bính (1992), Việt Nam phong tục, Nxb TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb TpHCM
Năm: 1992
5. Đoàn Văn Chúc (1997), Văn hóa học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học
Tác giả: Đoàn Văn Chúc
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1997
6. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam
Tác giả: Mai Thanh Hải
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
7. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Tác giả: Hồ Hoàng Hoa
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
Năm: 1998
8. Lê Như Hoa - Trần Bình Minh (2001), Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam
Tác giả: Lê Như Hoa - Trần Bình Minh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2001
9. Hội đồng quốc gia (2002), Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 2, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách Khoa Việt Nam
Tác giả: Hội đồng quốc gia
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách Khoa
Năm: 2002
10. Phan Kim Huê (2000), Lễ tục Việt Nam xưa và nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ tục Việt Nam xưa và nay
Tác giả: Phan Kim Huê
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2000
11. Hoàng Lương (2002), Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam các tỉnh phía Bắc, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống các dân tộc Việt Nam các tỉnh phía Bắc
Tác giả: Hoàng Lương
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2002
12. Thạch Phương - Lê Trung Vũ (1995), 60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 60 lễ hội truyền thống ở Việt Nam
Tác giả: Thạch Phương - Lê Trung Vũ
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
13. Nguyễn Thanh (1999), Lễ hội truyền thống ở Thái Bình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội truyền thống ở Thái Bình
Tác giả: Nguyễn Thanh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1999
14. Bùi Thiết (2000), Từ điển hội lễ Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển hội lễ Việt Nam
Tác giả: Bùi Thiết
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2000
15. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tín ngưỡng lễ hội cổ truyền
Tác giả: Ngô Đức Thịnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2007
16. Lưu Trung Vũ - Ngô Đức Thịnh (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội cổ truyền
Tác giả: Lưu Trung Vũ - Ngô Đức Thịnh
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
17. Lê Huy Trâm - Hoàng Anh Nhân (2001), Lễ tục,lễ hội truyền thống xứ Thanh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ tục,lễ hội truyền thống xứ Thanh
Tác giả: Lê Huy Trâm - Hoàng Anh Nhân
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2001
18. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Đại học Văn Hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch
Tác giả: Dương Văn Sáu
Năm: 2004
19. Viện văn hóa dân gian (1992), Lễ hội cổ truyền, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội cổ truyền
Tác giả: Viện văn hóa dân gian
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1992
20. Viện ngôn ngữ học (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng- Trung tâm Từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Viện ngôn ngữ học
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng-Trung tâm Từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w