6. Bố cục của đề tài
2.6. Những yêu cầu của việc bảo tồn và phát huy lễ hội chùa Keo
CHÙA KEO
2.6.1. Xu hƣớng vận động, biến đổi
- Lễ hội chùa Keo Thái Bình hiện nay đang có xu hướng phục hồi lại nền văn hóa truyền thống.
Lễ hội chùa Keo Thái Bình đã có từ rất lâu đời, nó ăn sâu bám rễ trong đời sống tinh thần của người dân từ thế hệ này qua thế hệ khác. Tuy nhiên có một thời gian dài từ sau Cách Mạng Tháng tám (1945) đến trước thời kỳ đổi mới (1986), lễ hội chùa Keo không được tổ chức định kỳ hàng năm. Nhưng từ sau khi có công cuộc đổi mới của Đảng thể hiện qua đường lối của Đại hội VI (1986), các lễ hội tôn giáo nói chung và lễ hội chùa Keo nói riêng đang dần được phục hồi và phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Lễ hội đã được tổ chức định kỳ hàng năm và thu hút nhiều khách thập phương đến tham dự.Lễ hội chùa Keo được phục hồi cũng có ý nghĩa là những giá trị tốt đẹp của cộng đồng làng xã được khôi phục và phát huy. Tính cộng đồng, tính tự giác, tự quản của làng xóm, tôn ty trật tự nhờ lễ hội mà được củng cố. Thông qua lễ
55
hội tưởng niệm Đức Thánh tổ Không Lộ, lễ hội chùa Keo đã giáo dục đạo đức, lối sống “uống nước nhớ nguồn” của cư dân làng xã.
Việc phục hồi lễ hội chùa Keo đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, văn hóa tinh thần của một bộ phận nhân dân. Sinh hoạt lễ hội truyền thống, đặc biệt là những thuần phong mỹ tục đã và đang ngày càng khơi dậy, khuyến khích và tạo môi trường tốt cho cái chân, thiện, mỹ phát triển, đề cao kỷ cương gia đình và xã hội trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam, làm cho họ biết nhớ về cội nguồn, gắn bó yêu thương quê hương, cộng đồng dân tộc muốn sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn với sự tồn tại và phát triển của quê hương đất nước.
Có thể khẳng định rằng, trong xã hội hiện đại khi nhiều giá trị truyền thống bị mai một, các tiêu cực và tệ nạn xã hội đang gia tăng thì các giá trị truyền thống, các biểu tượng cao quý của lễ hội đã ngày càng được khẳng định và tôn vinh. Sự phục hồi của lễ hội chùa Keo như tạo ra không khí tươi mát và phấn khởi trong nhân dân. Nó đã tạo ra được môi trường văn hóa, sinh hoạt tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận lớn nhân dân, đồng thời giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống vốn có của dân tộc đang có xu hướng bị mai một và mất đi trước cơn lốc của nền kinh tế thị trường. Qua lễ hội nhiều hoạt động văn hóa đã được bảo tồn và phát huy như đua thuyền, bơi chải…
- Lễ hội chùa Keo Thái Bình ngày càng mở rộng phạm vi theo xu hướng liên làng, liên vùng. Lễ hội chùa Keo được tổ chức vào tháng 9 hàng năm là lễ hội điển hình, thông qua lễ hội có tác dụng làm điểm nhấn cho các lễ hội đặc sắc ở địa phương. Hiện nay, lễ hội chùa Keo Thái Bình đã vượt ra khỏi phạm vi là lễ hội của làng xã mà nó trở thành một lễ hội lớn có tính chất liên vùng. Lễ hội chùa Keo hiện nay không chỉ do người dân địa phương tổ
56
chức mà đã có sự liên kết của nhiều thôn làng trong vùng nhằm đáp ứng nhu cầu của lễ hội.
Được sự quan tâm đúng mực của chính quyền địa phương về cả vật chất lẫn tinh thần nên lễ hội chùa Keo Thái Bình ngày càng được tổ chức với quy mô lớn, thu hút sự chú ý của nhiều du khách thập phương.
- Lễ hội chùa Keo đang có xu hướng thương mại hóa. Từ xa xưa trong các lễ hội không thể thiếu việc mua bán các sản phẩm độc đáo của địa phương, các món ăn đặc sản, hoạt động này vừa mang ý nghĩa văn hóa vừa quảng bá cho các sản phẩm địa phương, đem lại sự phát triển cho kinh tế địa phương.
Tuy nhiên cùng với xu hướng phục hồi và phát triển lễ hội chùa Keo hiện nay, thì không ít các hoạt động mang tính chất thương mại lợi dụng lễ hội để thu lợi bất chính, ép buộc, bắt chẹt người đi trảy hội, đặc biệt là lợi dụng tín ngưỡng trong lễ hội để buôn thần bán thánh, bói toán, đặt các hòm công đức tràn lan…
Những hoạt động thương mại này đi ngược lại tính thiêng, văn hóa của lễ hội, đẩy lễ hội xuống mức bị trần tục hóa. Như dịch vụ cúng thuê, khấn vái thuê, kinh doanh… quá cao, tiền công đức của khách thập phương nhiều khi bị chiếm đoạt, lấy cắp, tệ ép bán mua hương… gây lãng phí, nạn rác thải gia tăng, bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, những điều này khiến cho lễ hội ngày càng biến chất và giảm giá trị.
- Xu hướng bị lợi dụng vào hoạt động mê tín dị đoan. Từ niềm tin mê muội, cuồng nhiệt, viển vông dựa trên sự suy luận nhảm nhí bậy bạ, xuất hiện các hiện tượng xem bói, xem quẻ, đốt vàng mã…trong lễ hội, xu hướng này có chiều hướng gia tăng trong thời gian hiện nay và nó đã và đang ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đến trật tự an ninh và an toàn xã hội.
57
Như vậy, xu hướng vận động của lễ hội chùa Keo hiện vay đang diễn ra rất phức tạp. Nó phản ánh sự đa dạng, phong phú, những biến đổi sâu sắc trong cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta thấy cái mới, cái tích cực đang định hình và có xu hướng phủ nhận cái cũ, cái lạc hậu trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của truyền thông, được biểu hiện như hoạt động mang tính xã hội và giáo dục, là nét đẹp trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
2.6.2. Yêu cầu của việc bảo tồn
Đã hơn hai thập kỷ nay, từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, bên cạnh những thành tựu phát triển rõ rệt về kinh tế, xã hội thì một điều không thể không nhận thấy đó là sự phục hưng của văn hóa truyền thống, trong đó đời sống lễ hội, phong tục là một điểm son nổi bật. Đây là hiện tượng văn hóa đáng mừng, nó đáp ứng nhu cầu của không chỉ người dân ở nông thôn mà cả đô thị nữa, trên các phương diện, đáp ứng tâm thức trở về nguồn, cố kết cộng đồng, cân đối đời sống tâm linh, thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa và lễ hội như là bảo tàng sống góp phần đáng kể vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tuy nhiên bên cạnh những điều đáng mừng, do đó tác động của cơ chế thị trường, xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa về mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có văn hóa, tín ngưỡng và các yếu tố khác, lễ hội chùa Keo Thái Bình có những vấn đề đặt ra:
- Trong những năm gần đây, lễ hội chùa Keo Thái Bình nói riêng và lễ hội cổ truyền trong cả nước nói chung đang có xu hướng phát triển trở lại bởi văn hóa nói chung cũng như lễ hội nói riêng rất đa dạng. Tuy nhiên, ngày nay lễ hội chùa Keo ở Thái Bình đang đứng trước nguy cơ đơn điệu hóa, nhất thể hóa làm cho lễ hội có nhiều nội dung giống với những lễ hội khác trong vùng.
58
Chính điều này đã làm cho lễ hội mất dần đi tính đa dạng của nó, gây nhàm chán cho du khách khi tham dự lễ hội.
- Lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian, do vậy nó thuộc về đời sống tâm linh, mang tính thiêng liêng. Lễ hội chùa Keo được nảy mầm trong đời sống hiện thực, trần tục nhưng bản thân nó là sự “thăng hoa” từ đời sống hiện thực và trần tục ấy. Ngày nay trong phục hồi và phát triển lễ hội chùa Keo Thái Bình do nhiều yếu tố nên lễ hội đang bị “trần tục hóa”. Hiện tượng lợi dụng lễ hội để kinh doanh thiếu tổ chức, tính chất thương mại hóa trong lễ hội gia tăng kể cả trong sinh hoạt nghi lễ và hội hè gây phản cảm trong dư luận và khiến người dự hội không hài lòng.
- Tuy lễ hội chùa Keo được khôi phục và phát triển lại nhưng nhiều lễ tục, trò chơi dân gian truyền thống đang có nguy cơ mai một. Lý do một phần là những lễ tục này không còn phù hợp với điều kiện xã hội ngày nay, mặt khác là do sự xâm nhập của các luồng văn hóa nước ngoài. Tuy nhiên thêm vào đó, ngày nay lễ hội chùa Keo Thái Bình cũng tiếp thu và biến đổi có thêm nhiều trò chơi mới góp phần làm phong phú thêm đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần cho người dân.
-Do không được tổ chức, hướng dẫn đầy đủ từ các cấp chính quyền, các trò chơi truyền thống trong lễ hội đang bị mai một dần, việc này cũng có nghĩa là các giá trị văn hóa truyền thống đang bị mai một, không được bảo tồn và chuyển giao cho thế hệ nối tiếp. Thay vào đó nhiều hiện tượng tiêu cực của cơ chế thị trường đã và đang xuất hiện như bài bạc, tổ tôm, hiện tượng mê tín dị đoan… Một số đối tượng đã lợi dụng sự mê tín của một số người để lừa đảo kiếm tiền như xem bói, giải hạn… gây mất trật tự an ninh trong kỳ diễn ra lễ hội. Bên cạnh đó, hiện tượng cướp giật, móc túi, tranh cướp khách, sự nhếch nhác của những người ăn xin… còn xuất hiện ở lễ hội làm ảnh hưởng
59
đến sự bình yên, trong lành của môi trường, khiến nhiều người dự hội nhiều khi không yên ổn, bất bình và lo sợ.
- Hiện nay chùa Keo Thái Bình đang được nhà nước đầu tư để trùng tu, nâng cấp nhưng nếu không có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng thì có thể phá vỡ kiến trúc của các ngôi chùa gây thiệt hại cho di tích văn hóa được Nhà nước xếp hạng.
Sự tồn tại những hoạt động trong lễ hội cổ truyền, đặc biệt là các hoạt động thương mại hóa lễ hội, mê tín dị đoan… là hiện tượng không lành mạnh, trái với quan điểm, đường lối của Đảng Nhà Nước và các tổ chức xã hội của ta trong việc hoạch định, phát triển tín ngưỡng dân tộc nói chung và lễ hội cổ truyền nói riêng. Vì vậy trong những năm gần đây, thực hiện chỉ thị số 27/CT- TW ngày 12/1/1998 của Bộ chính trị, chỉ thị số 14-1998/CT-TT ngày 28/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa- Thông tin đã ra thông tư số 04-1998/TT- BVHTT ngày 11/7/1998 hướng dẫn thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội, thông tư ghi rõ: “Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan”.
Như vậy, quan điểm, đường lối, thái độ của các cấp quản lý Nhà nước đối với vấn đề mê tín dị đoan trong lễ hội cổ truyền là hết sức rõ rang. Do đó cần đánh giá, rà soát và từng bước nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội chùa Keo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội mới, khắc phục những hủ tục thường diễn ra tại lễ hội. Cần phát huy vai trò của hệ thống chính trị và các đoàn thể trong việc nâng cao chất lượng của lễ hội đảm bảo các mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần, tâm linh song lành mạnh, có giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của người Việt và vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch kết hợp với Ban Tôn giáo và các sở, ban ngành khác tiếp tục cho tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, văn hóa, đặc biệt là tiếp tục nâng cao nhận
60
thức về những nội dung của pháp lệnh tín ngưỡng cho cán bộ làm công tác văn hóa, tôn giáo và đông đảo quần chúng nhân dân.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Bảo tàng tỉnh Thái Bình nhanh chóng thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh chấp nhận cho trùng tu sửa chữa một số hạng mục của chùa Keo. Đồng thời với việc tu sửa, xây dựng, Sở quản lý tốt tình trạng phá vỡ nét kiến trúc vốn có của chùa. Các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội diễn ra trong chùa Keo được tổ chức theo Quy chế lễ hội của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch, Ban quản lý di tích và nhân dân địa phương. Việc bảo vệ môi trường sinh thái trong khuôn viên và xung quanh chùa cũng như trong quá trình diễn ra lễ hội là rất cần thiết, Sở Tài nguyên và Môi trường kết hợp với các sở, ban, ngành khác trong việc hướng dẫn địa phương tổ chức lễ hội đảm bảo vệ sinh, môi trường trong sạch, bảo vệ tốt cảnh quan xung quanh nơi tổ chức lễ hội.
Phòng Văn hóa và chính quyền địa phương Thái Bình thành lập ban quản lý di tích và lễ hội, thành viên trong ban quản lý cũng phải am hiểu ít nhiều về công tác tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay và nhận thức đúng về đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo, từ đó làm công tác quản lý đạt hiệu quả cao.
2.7. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
Lễ hội chùa Keo Thái Bình là biểu hiện nhu cầu về đời sống văn hóa tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và các vùng lân cận đồng bằng Bắc Bộ.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay việc duy trì, tạo điều kiện và nâng cao chất lượng sinh hoạt lễ hội là một nội dung quan trọng cần có nhận thức đúng về chỉ đạo và tổ chức thực hiện, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
61
Vấn đề tổ chức lễ hội phải gắn với nhu cầu của đời sống tinh thần và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của địa phương, phải gắn liền với quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tâm linh- tôn giáo, tín ngưỡng của lễ hội chùa Keo là một đòi hỏi khách quan, là một bộ phận trong sự phát triển của địa phương, nó phải nằm trong quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đồng thời hoạt động lễ hội chùa Keo Thái Bình phải được gắn với các hoạt động du lịch và các hoạt động khác.
Việc thực hiện nội dung bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng và nâng cao chất lượng hoạt động lễ hội chùa Keo phải thực sự đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần cũng như nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Để đạt được các mục tiêu nêu trên cần có phương hướng và những giải pháp cụ thể:
2.7.1. Phƣơng hƣớng
Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tâm linh của lễ hội chùa Keo Thái Bình hiện nay cần đặt trong cái nhìn chung về định hướng quy hoạch phát triển của địa phương. Cần coi trọng và không làm mất đi không gian lễ hội và gương mặt văn hóa làng Việt đồng bằng Bắc Bộ trong xu thế công nghiệp, hiện đại hóa. Vì vậy việc tổ chức lễ hội chùa Keo cần đạt được những mục tiêu cơ bản:
- Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lịch sử văn hóa trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước.
- Tưởng nhớ công đức các danh nhân lịch sử, văn hóa, những người có công với dân với nước.
- Tìm hiểu thưởng ngoạn các giá trị văn hóa thông qua các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc nghệ thuật, gìn giữ và phát huy vốn văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.