6. Bố cục của đề tài
2.3. Nội dung lễ hội chùa Keo
Sử liệu, ngọc phả, truyền thuyết ghi nhận chùa Keo thờ Phật và thờ Quốc sư Không Lộ triều Lý. Lễ hội hàng năm đều được ghi đậm trong tâm thức dân gian được thể hiện qua câu ca:
Dù cho cha đánh mẹ treo
30
Để chuẩn bị cho lễ hội thì công tác chuẩn bị phải được tiến hành trước đó hàng tháng về mặt thủ tục hành chính, nội dung, chương trình kế hoạch, nhân sự và an ninh…
Ngày nay thì chủ hội không còn trực tiếp điều hành lễ hội như xưa, nay chỉ làm chủ tế nhưng là một chức danh dự nên chủ hội vẫn là niềm vinh dự lớn lao cho người đắc cử và gia đình, không ai được làm chủ hội quá một nhiệm kỳ. Chủ hội do Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa chùa Keo dự kiến trình Hội nghị liên tịch đại diện các xóm xem xét quyết định trên cơ sở các tiêu chí về tư cách đạo đức, bản thân, gia đình và thanh cát.
Trang phục của chủ hội vẫn như xưa, đó là mũ cánh chuồn có hoa văn mặt nguyệt dát bạc lấp lánh phía trước, áo thụng màu lam đính bối từ trước ngực, chủ hội giữ lệ xưa chay tịnh cả tuần lễ hội nhưng ở nhà riêng không ở chùa như xưa.
Từ sáng sớm ngày khai hội, chuông khánh lớn và trống cái hòa tấu từng hồi dài vang động khắp xóm làng. Sau lễ nhập tịch mở cửa chùa, làng làm lễ thỉnh Phật, lễ tấu Thánh, lễ dâng hương và dựng cờ khai hội… Suốt mấy ngày tế lễ, dâng hương tụng kinh niệm Phật, đọc kệ chầu Thánh tổ Không Lộ.
Lễ hội chùa Keo gồm có hai phần: Phần Lễ và phần Hội.