1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án thiết kế và điều khiển hệ thống tạo áp cầu thang

87 2,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

Đồ án thiết kế và điều khiển hệ thống tạo áp cầu thang

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trước sự phát triển ngày càng cao của xã hội, nhu cầu về văn phòng

làm việc và nhà ở cho người dân tăng cao Các tòa nhà cao tầng, các chung

cư và chung cư cao cấp đã và đang được xây dựng để đáp ứng được nhu cầu

cấp thiết đó

Ở Tp.HCM, các vụ cháy lớn trong các tòa nhà cao tầng như vụ cháy ở

trung tâm thương mại quốc tế ITC ngày 29/10/2002 làm 60 người chết và

cháy ở trung tâm thương mại Sài Gòn ngày 15/03/2007 làm thiệt hại tài sản

rất lớn cho tòa nhà này và để lại nỗi kinh hoàng cho người dân khi phải bước

chân vào những nhà cao tầng Do đó, hệ thống tăng áp cầu thang là một phần

quan trọng không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng để tăng độ tin cậy cho

toà nhà

Đồ án này thiết kế hệ thống điều áp cho cầu thang bộ tòa nhà Hoàng

Tháp TP Hồ Chí Minh nhằm tăng giá trị cho tòa nhà và an toàn cho người sử

dụng

Do trình độ còn hạn chế, thời gian gấp rút nên đồ án nầy có nhiều lỗi

vẫn chưa sửa được Xin cảm ơn!

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Nhóm em chân thành cảm ơn cô NGUYỄN THỊ TÂM THANH và các

Thầy Cô trong Khoa Nhiệt Lạnh đã ân cần chỉ dẫn cho nhóm em hoàn thành

đồ án Cơ hội nầy là một vinh dự giúp nhóm em học được nhiều kinh nghiệm

quí giá

Trang 3

NHẬN XÉT (Của giáo viên hướng dẫn)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 4

NHẬN XÉT (Của giáo viên phản biện)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 5

Mục lục

Lời mở đầu 4

Bảng kí hiệu 5

Mục lục 6

Danh mục các bảng 10

Danh mục các hình 11

Tài liệu tham khảo 13

Chương 1: Tổng quan về hệ thống tăng áp cầu thang 1 Những mục tiêu chính của hệ thống điều áp 15

2 Nguyên lí của hệ thống tăng áp cầu thang 15

3 Điều khiển 16

4 Hoạt động 16

5 Thông khói và điều áp 18

Chương 2: Cơ sở lí thuyết tính toán hệ thống tăng áp cầu thang 1 Các tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế hệ thống tăng áp cầu thang 21

2 Những nền tảng cơ bản về tăng áp cầu thang 22

2.1 Các định nghĩa 22

2.2 Định hướng thiết kế 25

3 Tổng quan về tòa nhà 26

3.1 Những nguyên tắc chung của sự điều áp 26

3.2 Hệ thống điều áp một cấp hoặc hai cấp 26

3.3 Vật liệu dễ cháy trong việc bảo vệ lối thoát hiểm 27

3.4 Sự chuyển động của khói trong tòa nhà 27

4 Các phương pháp điều áp 29

4.1 Phương pháp 1 – Chỉ điều áp cầu thang bộ 29 4.2 Phương pháp 2 – Điều áp cho (các) cầu thang bộ và tất cả hoặc một phần lối thoát

Trang 6

5 Sự tương tác giữa các không gian điều áp 33

5.1 Các không gian điều áp được liên thông trực tiếp với nhau 33

5.2 Các không gian điều áp không được liên thông trực tiếp với nhau .33

5.3 Mối quan hệ giữa hệ thống điều áp trong trường hợp khẩn cấp và hệ thống điều hòa không khí bình thường 34

6 Hệ thống điều áp 36

6.1 Các thiết lập cơ bản 36

6.2 Nguyên tắc chung 36

6.3 Những thành phần của một hệ thống điều áp 36

6.4 Chênh áp 36

6.5 Cấp khí để đạt được yêu cầu chênh áp 38

Chương 3: Hệ thống tuần hoàn và phân phối không khí 1 Hệ thống điều áp 59

1.1 Những thành phần của một hệ thống điều áp 59

1.2 Hệ thống cấp khí 59

1.3 Hệ thống thải khí 63

1.4 Không gian được điều áp 65

2 Các yêu cầu về không khí của hệ thống điều áp 66

2.1 Các mức áp suất 66

2.2 Lưu lượng khí cấp 66

2.3 Diện tích rò rỉ qua cửa 67

2.4 Tốc độ không khí qua cửa mở 69

3 Những yêu cầu của một hệ thống điều áp 69

3.1 Rò rỉ qua cửa sổ 70

3.2 Cung cấp sự thông gió đặc biệt cho các mặt ngoài của tòa nhà 70

3.3 Các trục thẳng đứng 71

3.4 Các máy móc hút khí 72

4 Những qui định về việc cấp khí 72

4.1 Điều áp các cầu thang bộ 72

4.2 Điều áp các tiền sảnh 72

Trang 7

4.3 Tầm quan trọng của các khe hở của cửa 72

4.4 Các van chặn lửa trong hệ thống ống gió 73

Chương 4: Tính chọn quạt và các thiết bị phân phối không khí 1 Phân tích đặc điểm công trình thiết kế 75

2 Những yêu cầu của một quạt điều áp 76

3 Thay đổi công suất quạt 77

4 Tính toán quạt cấp 78

5 Tính toán cột áp của quạt 81

6 Công suất quạt cấp 83

Chương 5: Cấp nguồn và tự động điều khiển hệ thống 1 Dùng cảm biến tự động hay công tắc tác động bằng tay 85

1.1 Loại cảm biến và công tắc được qui định 85

1.2 Vị trí các đầu cảm biến khói và báo động lửa khác 85

2 Xả áp cao dùng van giảm áp 85

Chương 6: Thi công – Nghiệm thu – Bàn giao – Chạy thử - Bảo dưỡng 1 Thi công 88

1.1 Tóm tắt về việc lắp đặt ống gió 88

1.2 Sự lắp đặt và thiết bị 88

1.3 Quạt với hệ thống điện của nó 89

1.4 Hệ thống phân phối gió 91

1.5 Đầu cuối ống gió 92

2 Chạy thử hệ thống – Nghiệm thu 93

2.1 Sự hòa nhập với thiết bị đo đạc phòng chống lửa khác trong tòa nhà 93

2.2 Chạy thử hệ thống điều áp 93

2.3 Đo đạc chênh áp 94

2.4 Sự đạt được mức điều áp chính xác 94

2.5 Đo đạc lượng khí cấp tới không gian điều áp 94

Trang 8

3 Bàn giao 96

3.1 Cung cấp các thông tin cần thiết cho kĩ thuật của tòa nhà 96

3.2 Cung cấp các thông tin cần thiết cho chủ đầu tư/chủ tòa nhà 96

4 Bảo dưỡng 97

Bảng phụ lục 98

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 1.1 Bảng so sánh các tiêu chuẩn về điều áp của các quốc gia 21

Bảng 1.2 Các mức áp suất điều áp 37

Bảng 1.3 Giá trị của (P)1/N cho N = 2 và N = 1.6 39

Bảng 4: Diện tích rò rỉ xung quanh cửa 42

Bảng 5: Lưu lượng rò rỉ qua cửa chính 42

Bảng 6: Lưu lượng rò rỉ qua cửa sổ 43

Bảng 7: Giá trị của hệ số F cho kích thước của lỗ thông gió khác nhau 45

Bảng 8: Giá trị của K 47

Bảng 9: Lưu lượng qua một cửa mở: chỉ điều áp cầu thàng bộ: cửa giữa cầu thang bộ và nơi ở được mở 50

Bảng 10: Lưu lượng qua một cửa mở: cầu thang bộ và tiền sảnh thang máy ở cùng mức điều áp: lưu lượng khi một cửa ở tiền sảnh và nơi ở được mở 51

Bảng 11: Lưu lượng qua 2 cửa được mở: cầu thang bộ và tiền sảnh thang máy ở cùng mức điều áp: 2 cửa của tiền sảnh ( cầu thang/ tiền sảnh và tiền sảnh/ nơi ở) được mở trên cùng một tầng 52

Bảng 12: Phân loại tòa nhà cho mục đích điều khiển khói bằng hệ thống điều áp … 60

Bảng 13: Các mức áp suất thiết kế 66

Bảng 14: Diện tích rò rỉ xung quanh cửa 67

Bảng 15: Tổng chiều dài nhỏ nhất của khe hở cửa sổ ( mỗi tầng) đáp ứng thông gió cho điều áp 71

Bảng 16: Các đề nghị cho việc lựa chọn hệ thống thông gió 88

Bảng 17: Danh mục các thiết bị và thời gian cần được kiểm tra và bảo dưỡng 97

Bảng 18: Bảng D1 BS 5588 4 -1998 – Lưu lượng rò rỉ qua các cửa chính 98

Trang 10

Danh mục các hình

Hình 1: Hệ thống điều áp dùng quạt cấp khí vào cầu thang bộ 16

Hình 2: Điều áp cầu thang bộ trong căn hộ 17

Hình 3: Thông khói và điều áp 18

Hình 4: Hệ thống điều khiển khói dùng áp suất âm 19

Hình 5: Hệ thống điều khiển khói dùng áp suất dương 19

Hình 6: Hiệu ứng ống khói 23

Hình 7: Hiệu ứng của áp suất trung tâm trên dòng khí vào mỗi khu vực 23

Hình 8: Chênh áp của trục tòa nhà và bên ngoài gây ra bởi hiệu ứng ống khói bình thường 24

Hình 9: Chênh áp gây ra bởi hiệu ứng ống khói 24

Hình 10: Hiệu ứng ống khói cho dòng khí qua tòa nhà vào mùa đông 25

Hình 11: Chênh áp bên trong và bên ngoài cửa khi có cháy 27

Hình 12: Các tác động của gió lên tòa nhà 28

Hình 13: Hệ thống HVAC 29

Hình 14: Chỉ điều áp cầu thang bộ 30

Hình 15 - 1: Điều áp cầu thang bộ và tiền sảnh thang máy 31

Hình 15 - 2: Điều khiển khói bằng hệ thống HVAC 35

Hình 16: Các phần rò rỉ 40

Hình 17: Từng bước kết hợp các phần rò rỉ dạng nối tiếp và song song .41

Hình 18: Sơ đồ rò rỉ từ cửa thang máy 46

Hình 19: Sơ đồ dòng khí theo các điều kiện cho trong bảng 12 51

Hình 20: Sơ đồ dòng khí theo các điều kiện cho trong bảng 13 52

Hình 21: Sơ đồ dòng khí theo các điều kiện cho trong bảng 14 53

Hình 22: Các thành phần của hệ thống điều áp 59

Hình 23: Giai đoạn phát hiện khói 60

Hình 24: Tiêu chuẩn vận tốc 61

Hình 25: Tiêu chuẩn vận tốc và tiêu chuẩn áp suất cho hệ thống loại C 62

Trang 11

Hình 26: Tiêu chuẩn vận tốc và tiêu chuẩn áp suất cho hệ thống loại D 62

Hình 27: Tiêu chuẩn vận tốc và tiêu chuẩn áp suất cho hệ thống loại E 63

Hình 28: Hệ thống hút khí với ống đứng 64

Hình 29: Các không gian được điều áp 65

Hình 30: Các không gian được điều áp……… 66

Hình 31: Các cửa mở song song 68

Hình 32: Các cửa mở nối tiếp 68

Hình 33: Các dạng van chặn (Damper) 73

Hình 34: Tầng 14 tòa nhà Hoàng Tháp 75

Hình 35: Sơ đồ nguyên lí hệ thống điều áp cầu thang 76

Hình 36: Mặt bằng cầu thang bộ và ống gió điều áp 76

Hình 37: Chế độ 2 – Giai đoạn sơ tán 79

Hình 38: Chế độ 3 – Giai đoạn cứu hỏa 80

Hình 39: Vị trí lắp đặt của van giảm áp 86

Trang 12

Bảng kí hiệu:

Ad: Diện tích rò rỉ của một cửa thang máy (m2)

AD: Diện tích rò rỉ của các cửa đóng giữa tiền sảnh và cầu thang (m2)

AE: Diện tích rò rỉ không khí từ không gian điều áp (m2)

AF: Tổng diện tích rò rỉ giữa trục thang máy và các không gian không được điều áp (m2)

AG: Diện tích rò rỉ qua cửa (m2)

AL: Tổng diện tích rò rỉ qua mỗi hành tiền sảnh (m2)

At: Tổng diện tích rò rỉ giữa các tiền sảnh và trục thang máy (m2)

AX: Diện tích nhỏ nhất của nhánh ống gió hút (m2)

F: Hệ số phụ thuộc vào kích thước của lỗ thông gió trên trục thang máy

H: Cột áp (Pa), (mkk)

K: Hệ số phụ thuộc vào tỉ số Ax/AG

m: Số lượng khe hở của trục thang máy vào trong mỗi tiền sảnh

N: Công suất (kW)

n: Số tiền sảnh được điều áp mở vào trong trục thang máy - Hệ số rò rỉ

nS: Số tiền sảnh được điều áp mở vào trong cầu thang bộ

P: Chênh áp (Pa)

Q: Lưu lượng khí (m3/s)

QB: Lưu lượng rò rỉ qua cửa (m3/s)

Qc: Lượng khí rò rỉ qua một cửa thang máy riêng biệt (m3/s)

Qd : Lượng không khí rò rỉ từ một tiền sảnh qua một cửa thang máy (m3/s)

QF: Tổng lưu lượng vào trong trục thang máy (m3/s)

QG: Lưu lượng rò rỉ vào trong toilet hoặc các không gian khác (m3/s)

QL: Lượng khí cấp bằng ống gió tới một tiền sảnh được điều áp

QT : Lưu lượng tổng vào cầu thang bộ từ các tiền sảnh được điều áp khi tất cả các cửa đều đóng

h: Hiệu suất

Trang 14

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ TĂNG ÁP CẦU THANG

Trang 15

· Vấn đề an toàn cho nhà cao tầng (từ 10 đến 30 tầng) là vấn đề mới, nó đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có các quy định đồng bộ về:

+ Định nghĩa

+ Phương pháp luận tính tóan

+ Tiêu chuẩn - Quy phạm

Ở VN – Tiêu chuẩn đã được ban hành từ 1996 ( TCVN 6160 : 1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – yêu cầu thiết kế - Điều 11: Thông gió và hút khói ), hoặc có thể

áp dụng theo tiêu chuẩn BS 5588:1978; BS 5588:1998; CP 13; ASHRAE Standard 2007…

15-· Tiêu chuẩn của mỗi nước mỗi khác: áp suất trong cầu thang, số cửa mở, vận tốc gió qua

cửa…

· Cụ thể nội dung của hệ thống tăng áp:

1 Những mục tiêu chính của hệ thống điều áp

Mục tiêu của bất kì hệ thống điều áp nào cũng là giữ cho khói và khí độc cách xa lối thoát hiểm để cho người trong vùng cháy đó có thể thoát hiểm hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn

a) An toàn cho con người: Bảo vệ tính mạng con người trong những trường hợp có

hỏa hoạn bằng những lối thoát hiểm hoặc những nơi ẩn nấp tạm thời được điều áp

b) Chống lửa: Để cho những thao tác chống lửa phát huy hiệu quả thì những trục

thang máy hay cầu thang bộ cần phải được duy trì chênh áp để ngăn cản việc xâm nhập của khói từ tầng bị cháy khi tầng bị cháy có hay không có hệ thống điều hòa

c) Bảo vệ tài sản: Sự lây lan của khói vào trong những khu vực mà ở đó chứa thiết

bị có giá trị, phương tiện xử lí dữ liệu và thiết bị khác mà đặc biệt nhạy cảm khi có khói, thiệt hại cần phải được hạn chế

2 Nguyên lí của hệ thống tăng áp cầu thang

Hệ thống tăng áp cầu thang trong các tòa nhà bao gồm quạt, đường ống dẫn gió, các cửa cấp, các van đóng mở, các cảm biến, tủ cấp nguồn và điều khiển

Trang 16

được cửa để vào cầu thang bộ (cửa này không được khóa bao giờ) Cửa cầu thang là cửa chống cháy (chịu nhiệt và chịu lửa khoảng 1 hay 2 giờ) sẽ có bản lề thủy lực tự động đóng lại và một phần do áp lực trong thang mạnh sẽ đóng cửa liên tục

3 Điều khiển

Qui trình điều khiển quạt tăng áp là khi có khói hay lửa cháy thì các cảm biến khói chuyển tín hiệu về hệ thống báo cháy trung tâm BMS (Building Management System) đóng tiếp điểm điện cấp cho quạt chạy, tăng áp vào cầu thang Các cảm biến chênh áp trong cầu thang sẽ khiến cho quạt chạy liên tục hay dừng (mức chênh áp được cài đặt để

áp suất trong cầu thang luôn lớn hơn áp suất ngoài cầu thang.) và không được lắp thiết bị bảo vệ quá dòng hay chống ngắn mạch cho quạt này

Hình 1: Hệ thống điều áp dùng quạt cấp khí vào cầu thang bộ

Khi hỏa hoạn xảy ra từ 1 phòng (căn hộ), khói sẽ lan ra hành lang, vì vậy phải có

hệ thống hút khói tại hành lang (smoke control exhaust system) dùng để giảm thiểu ảnh hưởng của khói Hệ thống này gồm các van khói (luôn đóng) đặt dưới trần mỗi tầng nối với các ống hút tới quạt hút đặt trên mái Khi có tín hiệu báo cháy, van khói tại tầng bị

Trang 17

cháy và quạt hút được kích họat mở để hút khói Ống khói phải cao hơn đỉnh mái nhà tối thiểu 2,5m Quạt dạng chịu nhiệt

Theo các tiêu chuẩn nước ngoài: Cầu thang thoát hiểm kín (không yêu cầu đối với các cầu thang hở) cần được tạo áp 20 – 50 Pa để khói không thể xâm nhập vào cầu thang (TCVN là 20 Pa), trong trường hợp người dân được sơ tán qua phòng đệm thì vận tốc gió qua cửa là 0,75 - 1,3 m/s Số lượng cửa mở thông thường là 1 cửa ở tầng trệt (thoát hiểm ) và 1 cửa ở tầng bị cháy

Hình 2: Điều áp cầu thang bộ trong căn hộ

Khoang cho hệ thống thang máy bao gồm thang máy thông thường và thang dành

Trang 18

Không khí cấp vào cầu thang bộ và thang máy có thể từ một hoặc nhiều quạt, thổi thẳng vô cầu thang hoặc qua ống cấp gió

Cách tính trở lực đường ống và chọn quạt theo các cách tính thông thường

5 Thông khói và điều áp

Trong các khoảng không gian rộng của tòa nhà như bãi đậu xe, trung tâm mua sắm, khu triễn lãm… thông thường được điều khiển khói bằng thông gió để hút khói ra khỏi các khu vực đó Trong các tòa nhà cao tầng thì cầu thang bộ, hành lang… xem là lối thoát hiểm và thông khói có thể chỉ áp dụng trong trường hợp xấu nhất

Hệ thống thông khói trong hình 3a và hình 4 được cung cấp một áp suất âm ở lối thoát hiểm để rút khói ra ngoài

Hình 3: Thông khói và điều áp

Tuy nhiên khói cũng có thể được giữ lại bởi sự cung cấp khí tươi từ lối thoát hiểm,

vì vậy không gian cần bảo vệ có áp suất dương (hình 3b và hình 5)

Trang 19

Hình 4: Hệ thống điều khiển khói dùng áp suất âm

Trang 20

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÍ THUYẾT TÍNH TOÁN

HỆ THỐNG TĂNG ÁP CẦU THANG

Trang 21

1 Các tiêu chuẩn áp dụng để thiết kế hệ thống điều áp

Australia AS 1668 - 1 50 110 1 m/s 3 (2 cửa trên 2 tầng)

( cửa thoát hiểm)

Singapore CP 13 50 110 1 m/s 3 (2 cửa trên 2 tầng)

( cửa thoát hiểm)

Canada N.B.C.C

1990

Không đề cập

4.72 m3/s + 0.094

m3/s cho mỗi tầng

4 (2 cửa trên 3 tầng) ( cửa thoát hiểm) UBC 1988 37 - Không đề cập Không đề cập

U.S.A N.F.B.A

(92A) 1988

Lên đến

45

133 Không đề cập Không đề cập

Thoát hiểm ở các cầu thang bộ 0.75

Cứu hỏa 2 m/s 3 (hệ thống loại B)

Bảng 1: Bảng so sánh các tiêu chuẩn về điều áp của các quốc gia

Trang 22

2 Những nền tảng cơ bản về tăng áp cầu thang

2.1 Các định nghĩa

a Ống gió: là đường truyền đi của không khí, giới hạn trong diện tích đó

b.Thoát khí hoặc thông gió: sự di chuyển của không khí ra khỏi tòa nhà qua

những lối nhỏ có trở lực thấp hoặc các kẽ hở Nguyên nhân không khí di chuyển là do chênh áp trong tòa nhà

c Rò rỉ không khí: sự di chuyển của không khí thông thường từ nơi được điều áp

qua các khe hở có diện tích tương đối nhỏ

d Cấp khí: việc cấp khí nhờ quạt qua hệ thống ống gió hoặc các kênh, mương có

sẵn

e Diện tích rò rỉ: diện tích của phần không khí rò rỉ thông thường được đo trực

tiếp từ lưu lượng của không khí và thường hòa nhập vào trong diện tích tổng và là một phần của tòa nhà như cửa chính, cửa sổ…

f Tiền sảnh (Lobby): một không gian của tòa nhà được dùng để tách rời một

phần của tòa nhà với những phần khác Nó thường dùng để tách rời cầu thang bộ hoặc thang máy với nơi ở hoặc làm việc (Accommodation)

g Hệ thống thông gió vào: một gian hoặc một buồng hoặc một không gian để mà

một hoặc nhiều ống gió được kết nối vào và nó là một phần của hệ thống phân phối không khí

h Chênh áp: chênh lệch áp suất giữa hai không gian liền kề trong tòa nhà

i Không gian điều áp: một không gian trong tòa nhà mà ở đó áp suất không khí

được duy trì ở giá trị cao (mức cao) hơn các nơi còn lại trong tòa nhà bởi hệ thống cấp khí trực tiếp từ quạt

j Sự điều áp: một phương pháp bảo vệ lối thoát hiểm để chống lại sự xâm nhập

của khói bằng cách duy trì áp lực không khí trong lối thoát hiểm cao hơn những nơi liền

kề khác trong tòa nhà

k Mức điều áp: Chênh áp giữa không gian điều áp và nơi ở (Accommodation)

được đáp ứng bởi lối thoát hiểm được điều áp (đơn vị là Pascal, Pa)

l Tiền sảnh đơn: một tiền sảnh mà không có cửa mở ra ngoài, ngoại trừ một cửa

mở đến cầu thang bộ hoặc cửa dẫn tới phòng ở Lưu ý: một tiền sảnh có những cửa mở

Trang 23

tới toilet hoặc thang máy thì không phải là tiền sảnh đơn

m Hiệu ứng ống khói (Stack Effect): chênh lệch áp suất do chênh lệch nhiệt độ

của không khí bên trong và bên ngoài tòa nhà khi có những khe hở ở đỉnh và ở đáy ống gió sẽ đẩy mạnh quá trình lưu thông dòng khí tự nhiên trong tòa nhà, không khí sẽ đi lên khi nó ấm hơn và nó sẽ đi xuống khi nó lạnh hơn không khí xung quanh tòa nhà

Hình 6: Hiệu ứng ống khói

Hình 7: Hiệu ứng của áp suất trung tâm trên dòng khí vào mỗi khu vực

Trang 24

Hình 8: Chênh áp của trục tòa nhà và bên ngoài gây ra bởi

hiệu ứng ống khói bình thường

Hình 9: Chênh áp gây ra bởi hiệu ứng ống khói

Trang 25

Hình 10: Hiệu ứng ống khói cho dòng khí qua tòa nhà vào mùa đông

2.2 Định hướng thiết kế

Các bước cần thực hiện khi thiết kế hệ thống điều áp cho tòa nhà:

u Cân nhắc xem xét các đề xuất cho tòa nhà và chỉ ra những thay đổi về cách bố trí cấu trúc của tòa nhà sẽ có thể hoặc cần thiết nếu dùng hệ thống điều áp

v Xác định các không gian cần được điều áp và cân nhắc việc ảnh hưởng hay tác động lẫn nhau của không gian được điều áp và không gian không được điều áp

w Quyết định hệ thống nào được dùng trong trường hợp khẩn cấp: hệ thống một cấp hay hai cấp và chọn mức điều áp thích hợp

x Xác định tất cả các lối rò rỉ có thể thoát ra từ không gian điều áp và xác định tốc độ dòng khí rò rỉ qua các phần chênh áp tương ứng

y Xác định tổng lưu lượng của các không gian điều áp

Trang 26

thích hợp

| Công suất của quạt và kích thước của ống nên được quyết định bởi các kĩ sư có kinh nghiệm Vị trí của các miệng lưới lấy gió vào nên được sự đồng ý của các kiến trúc sư } Lối thoát của không khí được điều áp từ tòa nhà nên được cân nhắc và có phương pháp thích hợp cho việc thông gió đặc biệt

~ Hoạt động của hệ thống và vị trí của các cảm biến khói (nếu có/ nếu cần thiết) nên được cân nhắc

~u Về các diện tích rò rỉ được giả định thì nên được cho bởi các kiến trúc sư và nhắc nhở họ rằng các diện tích đó phải đạt được khi tòa nhà hòa thành

~v Quá trình đo đạc nên theo lí thuyết để thích hợp với quá trình lắp đặt khi tòa nhà hoàn thành

3 Tổng quan về tòa nhà

3.1 Những nguyên tắc chung của sự điều áp: Những không gian được điều áp

đó là những lối thoát hiểm cần được bảo vệ Nó gồm có (những) cầu thang bộ, những tiền sảnh và trong một vài trường hợp có cả các hành lang Một hoặc nhiều không gian đó sẽ được điều áp và nguyên tắc chung đó là khói sẽ chỉ được điều khiển thích hợp cho những không gian nào mà nó được điều áp Như vậy, khu vực nào có khói xâm chiếm thì được ngăn cản sẽ xác định được những không gian được điều áp

3.2 Hệ thống điều áp một cấp hoặc hai cấp (single – stage or Two – stage system): hệ thống điều áp được thiết kế có thể chỉ hoạt động trong trường hợp khẩn cấp,

nó được gọi là hệ thống một cấp (single – stage system) Hoặc hệ thống điều áp sẽ hoạt động liên tục ở mức thấp và nó có thể sáp nhập với hệ thống thông gió bình thường với

sự cấp khí ở mức cao vào hệ thống điều áp để đưa không khí vào hoạt động trong trường hợp khẩn cấp Nó được gọi là hệ thống hai cấp (two – stage system)

Hệ thống hai cấp được đánh giá chung là thích hợp hơn bởi vì các thiết bị đo lường cho việc bảo vệ (các cảm biến khói và nhiệt) thì luôn hoạt động và vì thế bất kì nguồn khói nào lan ra từ ngọn lửa của tầng bị cháy đều được ngăn chặn Tuy nhiên, phương pháp một cấp cũng sẽ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt

Trang 27

3.3 Vật liệu dễ cháy trong việc bảo vệ lối thoát hiểm: điều này rất quan trọng

bởi vì bất kì một cầu thang bộ, tiền sảnh hoặc hành lang nào cũng đều chứa hoặc có khả năng chứa chất dễ cháy, nó sẽ làm phát sinh ra lửa

3.4 Sự chuyển động của khói trong tòa nhà:

Khi có lửa cháy, khói sẽ được tạo ra và lan đi do những tác động sau:

a) Hơi nóng sinh ra từ tầng hỏa hoạn: Bên trong khu vực bị cháy tạo ra khói,

hiển nhiên là khói sẽ lan ra và bay lên làm cho mật độ khói ở đây giảm xuống Khói sẽ theo các kết cấu xây dựng của tòa nhà lan nhanh vào những tầng trên nếu có những khe

hở hoặc do cửa được mở Chênh áp điển hình gây ra bởi khói và khí nóng tạo ra từ đám cháy rò rỉ qua những lỗ hổng tại đỉnh của cửa và không khí nguội sẽ vào bên trong xuyên qua những lỗ hổng tại chân cửa

Hình 11: Chênh áp bên trong và bên ngoài cửa khi có cháy b) Sự dãn nở do nhiệt của khí nóng tạo ra trong khu vực hỏa hoạn: Sự giãn nở

không khí trong không gian có đám cháy có thể làm tăng áp suất trong không gian đó

c) Hiệu ứng đối lưu suốt cả tòa nhà: Vào mùa đông, không khí trong nhà ấm

hơn và loãng hơn không khí ngoài trời Tính chất của không khí ấm là bay lên, vì vậy một độ chênh lệch được tạo ra, không khí bên trong nhà sẽ thoát ra ngoài qua những khe

hở ở phía trên và không khí lạnh sẽ vào bên trong nhà qua những khe hở ở bên dưới Trong mùa hè, không khí bên trong nhà có vẻ mát hơn bên ngoài và mọi việc có thể diễn

Trang 28

d) Áp lực gió: Khi gió thổi vào các cạnh của tòa nhà thì nó bị cản lại nên nó tạo

nên áp lực lên mặt tòa nhà có gió thổi trực tiếp đó Cùng lúc đó, cơn gió bị đổi hướng và tăng tốc ở cạnh bên cùng với mái nhà tạo nên gió xoáy ở góc khuất của tòa nhà gây nên

sự tuột áp cục bộ, tạo nên lực hút vào vùng này Khi tốc độ gió lớn hơn thì lực hút càng lớn hơn Hiệu ứng chính của lực hút này là tạo ra một áp lực nằm ngang xuyên qua không khí tòa nhà từ mặt hướng gió đến mặt khuất gió Nếu tòa nhà được xây dựng với mục đích tận dụng hiệu ứng này thì rất đáng quan tâm Nếu các kết cấu của tòa nhà bị xây dựng lỏng lẻo, ví dụ như các cửa và cửa sổ có thể mở ra được, thì hiệu ứng sẽ rõ ràng hơn Ví dụ như trong lức hỏa hoạn nếu cửa sổ ở phía có gió của tòa nhà được mở, gió sẽ làm cho khói bắt buộc phải đi xuyên qua tòa nhà theo phương ngang hoặc trong một số trường hợp là thẳng đứng Cho nên, khó mà có thể dự doán đúng được áp lực có thể diễn

ra bên ngoài hoặc bên trong tòa nhà

Hình 12: Các tác động của gió lên tòa nhà

Trang 29

e) Hệ thống HVAC: Hệ thống HVAC (Heating, Ventilation and Air Conditioning

System) có thể là hệ thống phụ hoặc là hệ thống điều khiển khói chính của một số tòa nhà

Hình 13: Hệ thống HVAC

4 Các phương pháp điều áp

4.1 Phương pháp 1 - Chỉ điều áp cầu thang bộ: việc bảo vệ theo phương pháp

này thì hoàn toàn bị giới hạn trong phần thẳng đứng của lối thoát hiểm Phương pháp này chỉ thích hợp với những tòa nhà mà ở đó việc điều khiển khói là không cần thiết cho các phần nằm ngang trong lối thoát hiểm ở mỗi tầng của tòa nhà Thông thường nó chỉ được dùng khi cầu thang bộ thì gần như sát nơi ở (Accommodation) hoặc chỉ qua một tiền sảnh đơn Như định nghĩa ở phần 2.1 thì tiền sảnh này không nên là lối vào cho thang máy

Trang 30

sảnh đơn này không nên được thông gió vì trong trường hợp hỏa hoạn nó sẽ được tự động điều áp bằng dòng khí ra khỏi cầu thang bộ

Hình 14: Chỉ điều áp cầu thang bộ

Trong suốt giai đoạn khẩn cấp lúc hỏa hoạn thì tất cả các cầu thang bộ có liên quan đến tiền sảnh, hành lang hoặc nơi ở đều được bảo vệ và đồng thời nó cũng được điều áp

Trang 31

4.2 Phương pháp 2 – Điều áp cho (các) cầu thang bộ và tất cả hoặc một phần của lối thoát nằm ngang

Trong các tòa nhà, ở mỗi tầng đều có các thành phần nằm ngang trong lối thoát hiểm nên điều áp cả tiền sảnh và nếu có thể thì cả hành lang.Trong suốt giai đoạn khẩn cấp khi có hỏa hoạn thì tất cả (các) cầu thang và các tiền sảnh/hành lang đều được bảo vệ

và được điều áp liên tục

4.2.1 Điều áp cầu thang và tiền sảnh: nếu một tiền sảnh ngăn cách

cầu thang bộ với nơi ở, ngoại trừ tiền sảnh đơn thì tiền sảnh này nên được điều áp độc lập với cầu thang bộ Nó nên được điều áp bằng một nguồn cấp không khí riêng biệt với nguồn cấp khí cho cầu thang bộ Áp suất ở tiền sảnh nên bằng hoặc nhỏ hơn áp suất trong cầu thang bộ (nhưng không nhỏ hơn 5 Pa) hình 15 - 1 trình bày ví dụ về sự điều áp độc lập của cầu thang bộ và tiền sảnh thang máy và chỉ rõ hiệu quả của một cửa mở

Hình 15 - 1: Điều áp cầu thang bộ và tiền sảnh thang máy 4.2.2 Điều áp cầu thang, tiền sảnh và hành lang: Nếu tiền sảnh

mở vào hành lang có thật (có khả năng chịu lửa trong 30 phút) mà nó là một phần của lối thoát hiểm được bảo vệ Những ưu điểm của hệ thống điều áp có thể được mở rộng để bao gồm cả hành lang và điều khiển khói ra khỏi nơi ở, văn phòng hoặc dãy phòng Để

Trang 32

Có một số khó khăn cho sự mở rộng phạm vi điều áp này là nếu hành lang có nhiều cửa (hoặc nhiều lối rò rỉ khác) thì khí cấp cần phải lớn và các cửa cần phải tự động đóng lại và mỗi nơi không được điều áp mở vào hành lang nên có rò rỉ tương ứng để không khí ra ngoài

4.3 Phương pháp 3 – chỉ điều áp tiền sảnh và/hoặc hành lang: trong một vài

tòa nhà thì nó sẽ cần thiết, có thể vì lí do cấu trúc (như là khó khăn trong việc sắp xếp các ống gió cho các hệ thống điều áp độc lập) để cho phép cầu thang bộ được điều áp bằng hệ thống khí mà các khe hở vào trong nó từ các tiền sảnh và hành lang được điều áp Nếu việc thiết kế là chính xác thì điều này có thể là một phương pháp thích hợp, nhưng trong một vài trường hợp thì có thể nhận thấy rằng tổng lượng khí cấp cần thiết chỉ để điều áp tiền sảnh có thể lớn hơn mức cần thiết nếu cầu thang bộ và tiền sảnh được điều áp độc lập

Trong phương pháp này thì cầu thang bộ không nên được thông gió lâu dài ngoại trừ các khe hở cần thiết cho việc tính toán số cửa mở Tất cả các tiền sảnh và/hoặc hành lang được điều áp trên tất cả các tầng của tòa nhà nên được điều áp trong trường hợp khẩn cấp

4.4 Phương pháp 4 - Điều áp toàn bộ tòa nhà (không khuyến cáo/không đề nghị): những thiết kế cho việc chênh áp không được triển khai trong tòa nhà nhưng

không khí được đưa vào theo lối mà toàn bộ toàn nhà được nâng cao áp suất để áp suất trong tòa nhà cao hơn bên ngoài Trong trường hợp có hỏa hoạn thì dòng không khí được cài đặt để chống lại dòng khói bằng những khe hở thông gió trên tầng bị cháy Hệ thống này được đề nghị cho những tòa nhà mà sự phân chia nội bộ bên trong là những lổ hở mà một phần không gian điều áp khác không thể có ( như các cầu thang bộ và các tiền sảnh)

Để thiết kế chi tiết cho loại hệ thống này bao gồm vị trí, sự rò rỉ không khí từ tường ngoài thì đã được qui định Nếu sự rò rỉ này là đáng kể thì lượng không khí lãng phí sẽ cao

Điều ấn tượng của hệ thống điều áp này là toàn bộ tòa nhà hoàn toàn dựa vào những khe hở thông gió chỉ trên tầng bị cháy Sự thông gió ở trong có thể là nguyên nhân lan tỏa của khói đến những phần khác của tòa nhà Trong trường hợp, có một cửa được

mở ở cầu thang bộ có thể là nguyên nhân làm cho nó bị đầy khói Do đó, nếu hệ thống

Trang 33

này được dùng thì các cửa/van chặn khói phải được lắp đặt Vì những lí do này mà hệ thống điều áp cho toàn bộ tòa nhà không được khuyến cáo sử dụng trong bộ luật này

5 Sự tương tác giữa các không gian điều áp

Trong một tòa nhà, đặc biệt là các tòa nhà rộng, có thể có một vài không gian được điều áp Chúng có mối liên hệ trực tiếp với nhau hoặc chúng có thể bị ngăn cách bởi các không gian không được điều áp có diện tích rộng lớn nên sự có mặt của một vài không gian được điều áp trong tòa nhà thường thì không tạo nên vấn đề lớn

5.1 Các không gian điều áp được liên thông trực tiếp với nhau: điều kiện này

sẽ xuất hiện khi các cầu thang bộ và các tiền sảnh (có khi là cả hành lang) cũng được điều

áp, nó sẽ được áp dụng trong một vài tòa nhà Như mục đích thiết kế của hệ thống thì nên đảm bảo rằng dòng khí sẽ đi từ cầu thang bộ qua tiền sảnh qua hành lang (nếu có/nếu được thiết kế) vào trong nơi ở (Accommodation) khi có lửa xảy ra ở đó Cho nên tất cả các không gian được điều áp liên thông với nhau đều được duy trì ở cùng một áp suất được cho trong bảng 3 tùy thuộc vào độ cao của tòa nhà

Nếu có chênh áp giữa các không gian được điều áp liền kề nhau thì nó nên nhỏ về diện tích và không nên chênh áp quá 5 Pa Không gian được điều áp gần nơi ở nhất nên được giữ áp suất thấp nhất Trong điều kiện thiết kế này thì khi có một cửa của cầu thang

bộ được mở vào không gian không được điều áp thì nó được đánh giá là đã gây ra sự cố tạm thời trong thời gian ngắn làm cho áp suất trong cầu thang bị giảm xuống bằng với áp suất tiền sảnh nhưng áp suất điều áp trong tiền sảnh vẫn được duy trì không đổi, đủ để dòng khí đi về phía có đám cháy

5.2 Các không gian điều áp không có sự liên thông trực tiếp:trường hợp này

xảy ra khi một tòa nhà có từ hai hoặc nhiều hệ thống thoát hiểm được điều áp cùng mở

vào trong các nơi ở không được điều áp

Có một vấn đề xảy ra hay một sự hạn chế phụ đó là mỗi một hệ thống thoát hiểm nên có một hệ thống điều áp riêng biệt cho nó và các nơi ở nên có diện tích rò rỉ đủ lớn

để đảm bảo rằng không khí được điều áp có thể thoát ra ngoài qua các khe hở đó Điều

Trang 34

5.3 Mối quan hệ giữa hệ thống điều áp trong trường hợp khẩn cấp và hệ thống điều hòa không khí bình thường: Mục đích của hệ thống điều áp là thiết lập điều

kiện dòng khí trong tòa nhà để ngăn cản sự di chuyển của khói về phía hoặc qua cửa của lối thoát hiểm Điều này được thực hiện bằng cách duy trì lối thoát hiểm ở trạng thái áp suất cao hơn nơi xảy ra cháy bằng việc cấp khí tươi nhờ các quạt cưỡng bức và thêm vào

đó là phải có các khe hở để thoát khói ra khỏi tòa nhà tại những vị trí có thể nhận biết được

Hệ thống điều hòa không khí bình thường nên cách xa lối vào của lối thoát hiểm với lượng khí được hút ra hoặc tuần hoàn ở những điểm riêng biệt với lối vào lối thoát hiểm

Nếu hệ thống điều áp là hai cấp thì nó có nét đặc trưng không đổi là luôn duy trì lối thoát hiểm một áp suất không đổi và hệ thống điều hòa không khí bình thường ăn khớp với nhau để làm cho dòng khí cách xa lối thoát hiểm Nếu là hệ thống điều áp một cấp thì nó chỉ hoạt động trong trường hợp khẩn cấp cho nên sự tương tác của nó với hệ thống điều hòa không khí bình thường là không rõ ràng nhưng nó được khuyến cáo làm

cơ sở cho việc tính toán thiết kế hệ thống điều áp

Một hệ thống điều hòa không khí dùng cho hành lang hoặc trần giả của hành lang như là một hệ thống thải gió thì không nên dùng chung với hệ thống điều áp ngoại trừ trường hợp đặc biệt để thải khí trong trường hợp có cháy Trong trường hợp này, hệ thống điều hòa không khí bình thường có thể đưa khói vào trong hành lang, đó là lí do không an toàn về lửa nếu không có hệ thống điều áp trong tòa nhà

Sự hòa nhập của hệ thống khẩn cấp và hệ thống điều hòa không khí bình thường: Hệ thống điều hòa không khí bình thường và hệ thống điều áp nên được xử lí

như là một phần không thể thiếu trong tính toán thiết kế hệ thống Điều này dĩ nhiên là cần thiết cho hệ thống điều áp hai cấp, nó sẽ giảm mức áp suất trong suốt thời gian bình thường Vì thế lưu lượng không khí và sự di chuyển của không khí được đưa vào hệ thống thông gió bình thường

Trong trường hợp điều áp khẩn cấp thì nó được đưa vào trong hoạt động của hệ thống điều hòa không khí bình thường như sau:

Trang 35

· Nên dừng hệ thống tuần hoàn không khí và hệ thống thải khí bằng các van thích hợp

· Nên dừng hệ thống cấp khí tới các nơi ở (Accommodation)

· Hệ thống thải thải khí có thể tiếp tục hoạt động, miễn là:

1 Vị trí các miệng hút không hướng về phía lối vào của lối thoát hiểm

2 Cấu trúc của ống gió và của quạt không bị ảnh hưởng bởi khói và khí

nóng

3 Không có nguy hiểm của việc lan tỏa khói sang các tầng khác bởi những

lối nhỏ của hệ thống hút gió và đảm bảo rằng các quạt hút luôn hoạt động và vì thế vị trí của chúng và các nguồn cấp điện phải được bảo vệ

Hình 15 -2: Điều khiển khói bằng hệ thống HVAC

Tín hiệu để bắt đầu kích hoạt cho tất cả các thay đổi trong hệ thống điều hòa không khí nên đến từ cùng một nguồn nào mà làm cho hệ thống điều áp khẩn cấp hoạt động Cảm biến phát hiện khói trong ống gió của hệ thống điều hòa không khí không được dùng cho mục đích này bởi vì khói loãng sẽ xuất hiện trong một vài tầng dùng chung hệ thống này Đây là nguyên nhân chậm trễ cần phải điều chỉnh lại để hệ thống

Trang 36

6 Hệ thống điều áp

6.1 Các thiết lập cơ bản

· Thiết kế cơ bản: tiêu chuẩn được thiết lập cơ bản là hệ thống điều áp

phải luôn giữ cho khói cách xa lối thoát hiểm Để làm được điều này thì lối thoát hiểm phải được duy trì một áp suất dương và lượng không khí rò rỉ từ các nơi ở phải đủ để thoát khói ra ngoài

· Chênh áp: nó được thiết lập bằng cách duy trì liên tục việc cấp khí tươi

được cung cấp bởi quạt cưỡng bức vào không gian điều áp

· Không gian được điều áp: Tòa nhà cần có các không gian điều áp nên sẽ

có một lượng không khí rò rỉ qua các bề mặt ngoài nhất là các cửa chính và cửa sổ, trực tiếp rò rỉ qua kết cấu của tòa nhà, qua ống gió của hệ thống điều hòa không khí và nhiều nơi khác nữa Nếu chênh áp được duy trì giữa không gian điều áp và các khu vực liền kề thì không khí sẽ chảy thành dòng qua các lối rò rỉ đó

6.2 Nguyên tắc chung: nguyên tắc quan trọng cần phải rõ là duy trì áp suất ở

không gian A cao hơn áp suất ở không gian B Các không gian đó được liên thông với nhau chỉ qua sự rò rỉ của các cửa được đóng lại, cho nên không gian B phải có lối rò rỉ để

mà duy trì chênh áp giữa A và B Nếu B không có lối rò rỉ không khí thì khói trong lửa từ

B chắc chắn sẽ lan tràn qua A

6.3 Những thành phần của một hệ thống điều áp:

a Quạt cấp khí tươi qua hệ thống ống gió đến các không gian được điều áp như cầu thang bộ, tiền sảnh, hành lang

b Lối rò rỉ không khí từ mỗi không gian điều áp

c Lối rò rỉ không khí từ mỗi nơi ở

Để thiết kế hệ thống điều áp cho tòa nhà thì tất cả các yếu tố đó phải được xác

định

6.4 Chênh áp

a Hệ thống điều áp một cấp hoặc hai cấp: Hệ thống điều áp một cấp chỉ

được áp dụng khi có cháy xảy ra và trong hệ thống hai cấp thì ở mức thấp luôn được duy trì trong suốt thời gian hoạt động và chỉ tăng lên mức khẩn cấp khi có cháy xảy ra Mức

Trang 37

điều áp khẩn cấp của hệ thống một cấp hay hai cấp đều giống nhau và nó sẽ phụ thuộc vào độ cao và vị trí của tòa nhà

b Các mức điều áp được dùng: các mức điều áp dùng trong thiết kế cho

bất kì không gian điều áp trong tòa nhà nào cũng không nên nhỏ hơn mức thích hợp được cho trong bảng 2 (hoặc lớn hơn 60 Pa) với tất cả các cửa của không gian được điều áp đều đóng và tất cả các cửa của tiền sảnh đơn đều đóng

Chú ý:

1 Các tòa nhà được dùng cho những trẻ em, những người già hoặc những người bị tật nguyền thì cần phải có sự suy xét đặc biệt để đảm bảo rằng những người đó vẫn có thể

mở được cửa mặc dù vẫn có lực tạo ra do chênh áp

2 Lực có thể đẩy được cửa mở sẽ được giới hạn bởi sự ma sát giữa giày và sàn và

nó có thể cần thiết để tránh sự trơn trượt ở gần cửa mở vào không gian điều áp của tòa nhà nào mà có trẻ em hiện diện

3 Cơ cấu tự đóng trên cửa mở vào không gian điều áp nên được điều chỉnh để chỉ cần một lực thích hợp nhỏ nhất cũng có thể mở cửa Trong các tòa nhà có thể có trẻ em không có người lớn cùng đi với chúng thì việc cân nhắc lực mở cửa cho chúng là cần thiết Các cửa mở vào không gian điều áp nên có bộ phận mà có thể giữ cửa tự đóng lại nhờ áp suất

Các mức áp suất Chiều

Trang 38

6.5 Cấp khí để đạt được yêu cầu chênh áp

6.5.1 Tính toán lượng khí cấp: lượng khí cấp cần để đạt được sự chênh áp

được xác định bằng lượng khí rò rỉ ra ngoài không gian đó Khi lượng khí đó qua cửa chính hay cửa sổ bị hạn chế và kết quả là chênh áp cũng bị hạn chế (không đạt được chênh áp) Mối quan hệ giữa lưu lượng, diện tích giới hạn của sự rò rỉ và chênh áp được thể hiện qua công thức sau:

N

E P A

Q

1827

N = 1.6 nếu rò rỉ qua diện tích nhỏ như cửa sổ

N = 2 nếu rò rỉ qua diện tích lớn như cửa chính

Giá trị P1/N theo hai giá trị của N ( 1Pa đến 50Pa) được cho trong bảng 3

Trong hầu hết trường hợp có nhiều khả năng nhất là rò rỉ qua cửa, cho nên N có thể bằng

2, khi đó:

2

1827

Trang 39

Bảng 3: Giá trị của (P)1/N cho N = 2 và N = 1.6

6.5.2 Qui tắc tính diện tích rò rỉ: Các lối rò rỉ ra ngoài không gian điều áp,

có thể nối tiếp như hình 16a và song song như hình 16b hoặc kết hợp vừa nối tiếp vừa song song như hình 17

Trường hợp song song: Một ví dụ về các lối rò rỉ song song khi các cửa mở ra

ngoài không gian điều áp vào các không gian không được điều áp Thì diện tích rò rỉ bằng tổng các diện tích rò rỉ như hình 16b:

Atotal = A1 + A2 + A3 + A4 (3)

Chú ý rằng: phép tính này chỉ được áp dụng cho các lối rò rỉ có cùng giá trị N trong phương trình (1)

Trang 40

Hình 16: Các phần rò rỉ

Trong thực tế các lối rò rỉ này có nhiều khả năng song song với các không gian không được điều áp và hầu hết nó sẽ đi qua cửa và các khe hở lớn khác đủ để đạt được giá trị N = 2

Trường hợp nối tiếp: Các lối rò rỉ dạng nối tiếp xảy ra khi có những không gian

trung gian (phòng đệm) mở vào các không gian không điều áp Ví dụ cho trường hợp này

là lối vào của tiền sảnh đơn chèn vào giữa cầu thang bộ và nơi ở (Accommodation) hoặc

là trục thang máy nó được liên thông với các tiền sảnh được điều áp khác Tổng diện tích

rò rỉ dạng nối tiếp được xác định theo công thức sau:

2 4 2 3 2 2 2 1 2

1111)(

1

A A A A

Tuy nhiên, trong hệ thống điều áp thì đáng chú ý là có hai lối rò rỉ nối tiếp, cho nên công thức trên được biến đổi thành:

2 2 2 1 2

11)(

1

A A

A total = + hoặc

1 2 2 2 1

2 1

A A

A A

A total

+

´

Các công thức trên chỉ áp dụng cho các lối rò nào thỏa mãn giá trị của N trong (1)

là 2 ( chẳng hạn như rò rỉ qua cửa) Tuy nhiên, phương pháp tính này cũng được áp dụng gần đúng cho các cửa sổ mở nối tiếp

Trường hợp kết hợp song song và nối tiếp: Tổng diện tích rò kết hợp giữa song

song và nối tiếp thường có thể đạt được bằng cách kết hợp các nhóm riêng lẻ lại với

nhau Các công thức tính chỉ áp dụng cho N = 2 theo (1) Do đó, theo hình 17b

A4/5 = A4 + A5 A9/10 = A9 + A10

Ngày đăng: 22/09/2015, 21:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Fans in fire safety – Smoke control by pressurisation – November 1998 Khác
2. British Standard BS 5588 4 – 1978 Khác
3. British Standard BS 5588 4 – 1998 Khác
4. Singapore Standard CP 13 Khác
5. ASHRAE Standard 15 – 2007 Khác
6. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6160 : 1996 Khác
7. Lê Chí Hiệp – Kĩ Thuật Điều Hòa Không Khí – NXB Khoa Học và Kĩ Thuật Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w