3.1 Những nguyên tắc chung của sự điều áp: Những không gian được điều áp đó là những lối thoát hiểm cần được bảo vệ. Nó gồm có (những) cầu thang bộ, những tiền đó là những lối thoát hiểm cần được bảo vệ. Nó gồm có (những) cầu thang bộ, những tiền sảnh và trong một vài trường hợp có cả các hành lang. Một hoặc nhiều không gian đó sẽ được điều áp và nguyên tắc chung đó là khói sẽ chỉ được điều khiển thích hợp cho những không gian nào mà nó được điều áp. Như vậy, khu vực nào có khói xâm chiếm thì được ngăn cản sẽ xác định được những không gian được điều áp.
3.2 Hệ thống điều áp một cấp hoặc hai cấp (single – stage or Two – stage system): hệ thống điều áp được thiết kế có thể chỉ hoạt động trong trường hợp khẩn cấp, system): hệ thống điều áp được thiết kế có thể chỉ hoạt động trong trường hợp khẩn cấp, nó được gọi là hệ thống một cấp (single – stage system). Hoặc hệ thống điều áp sẽ hoạt động liên tục ở mức thấp và nó có thể sáp nhập với hệ thống thông gió bình thường với sự cấp khí ở mức cao vào hệ thống điều áp để đưa không khí vào hoạt động trong trường hợp khẩn cấp. Nó được gọi là hệ thống hai cấp (two – stage system).
Hệ thống hai cấp được đánh giá chung là thích hợp hơn bởi vì các thiết bị đo lường cho việc bảo vệ (các cảm biến khói và nhiệt) thì luôn hoạt động và vì thế bất kì nguồn khói nào lan ra từ ngọn lửa của tầng bị cháy đều được ngăn chặn. Tuy nhiên, phương pháp một cấp cũng sẽ được áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt.
3.3 Vật liệu dễ cháy trong việc bảo vệ lối thoát hiểm: điều này rất quan trọng bởi vì bất kì một cầu thang bộ, tiền sảnh hoặc hành lang nào cũng đều chứa hoặc có khả bởi vì bất kì một cầu thang bộ, tiền sảnh hoặc hành lang nào cũng đều chứa hoặc có khả năng chứa chất dễ cháy, nó sẽ làm phát sinh ra lửa.
3.4 Sự chuyển động của khói trong tòa nhà:
Khi có lửa cháy, khói sẽ được tạo ra và lan đi do những tác động sau:
a) Hơi nóng sinh ra từ tầng hỏa hoạn: Bên trong khu vực bị cháy tạo ra khói, hiển nhiên là khói sẽ lan ra và bay lên làm cho mật độ khói ở đây giảm xuống. Khói sẽ theo các kết cấu xây dựng của tòa nhà lan nhanh vào những tầng trên nếu có những khe hở hoặc do cửa được mở. Chênh áp điển hình gây ra bởi khói và khí nóng tạo ra từ đám cháy rò rỉ qua những lỗ hổng tại đỉnh của cửa và không khí nguội sẽ vào bên trong xuyên qua những lỗ hổng tại chân cửa.
Hình 11: Chênh áp bên trong và bên ngoài cửa khi có cháy
b) Sự dãn nở do nhiệt của khí nóng tạo ra trong khu vực hỏa hoạn: Sự giãn nở không khí trong không gian có đám cháy có thể làm tăng áp suất trong không gian đó.
c) Hiệu ứng đối lưu suốt cả tòa nhà: Vào mùa đông, không khí trong nhà ấm hơn và loãng hơn không khí ngoài trời. Tính chất của không khí ấm là bay lên, vì vậy một độ chênh lệch được tạo ra, không khí bên trong nhà sẽ thoát ra ngoài qua những khe hở ở phía trên và không khí lạnh sẽ vào bên trong nhà qua những khe hở ở bên dưới. Trong mùa hè, không khí bên trong nhà có vẻ mát hơn bên ngoài và mọi việc có thể diễn
d) Áp lực gió: Khi gió thổi vào các cạnh của tòa nhà thì nó bị cản lại nên nó tạo nên áp lực lên mặt tòa nhà có gió thổi trực tiếp đó. Cùng lúc đó, cơn gió bị đổi hướng và tăng tốc ở cạnh bên cùng với mái nhà tạo nên gió xoáy ở góc khuất của tòa nhà gây nên sự tuột áp cục bộ, tạo nên lực hút vào vùng này. Khi tốc độ gió lớn hơn thì lực hút càng lớn hơn. Hiệu ứng chính của lực hút này là tạo ra một áp lực nằm ngang xuyên qua không khí tòa nhà từ mặt hướng gió đến mặt khuất gió. Nếu tòa nhà được xây dựng với mục đích tận dụng hiệu ứng này thì rất đáng quan tâm. Nếu các kết cấu của tòa nhà bị xây dựng lỏng lẻo, ví dụ như các cửa và cửa sổ có thể mở ra được, thì hiệu ứng sẽ rõ ràng hơn. Ví dụ như trong lức hỏa hoạn nếu cửa sổ ở phía có gió của tòa nhà được mở, gió sẽ làm cho khói bắt buộc phải đi xuyên qua tòa nhà theo phương ngang hoặc trong một số trường hợp là thẳng đứng. Cho nên, khó mà có thể dự doán đúng được áp lực có thể diễn ra bên ngoài hoặc bên trong tòa nhà.
e) Hệ thống HVAC: Hệ thống HVAC (Heating, Ventilation and Air Conditioning System) có thể là hệ thống phụ hoặc là hệ thống điều khiển khói chính của một số tòa nhà.
Hình 13: Hệ thống HVAC