0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Các phương pháp điều áp

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TẠO ÁP CẦU THANG (Trang 29 -33 )

4.1 Phương pháp 1 - Chỉ điều áp cầu thang bộ: việc bảo vệ theo phương pháp này thì hoàn toàn bị giới hạn trong phần thẳng đứng của lối thoát hiểm. Phương pháp này này thì hoàn toàn bị giới hạn trong phần thẳng đứng của lối thoát hiểm. Phương pháp này chỉ thích hợp với những tòa nhà mà ở đó việc điều khiển khói là không cần thiết cho các phần nằm ngang trong lối thoát hiểm ở mỗi tầng của tòa nhà. Thông thường nó chỉ được dùng khi cầu thang bộ thì gần như sát nơi ở (Accommodation) hoặc chỉ qua một tiền sảnh đơn. Như định nghĩa ở phần 2.1 thì tiền sảnh này không nên là lối vào cho thang máy hoặc những phòng khác (ví dụ như toilet…), đó có thể là một đường rò rỉ đáng kể.

sảnh đơn này không nên được thông gió vì trong trường hợp hỏa hoạn nó sẽ được tự động điều áp bằng dòng khí ra khỏi cầu thang bộ.

Hình 14: Chỉ điều áp cầu thang bộ

Trong suốt giai đoạn khẩn cấp lúc hỏa hoạn thì tất cả các cầu thang bộ có liên quan đến tiền sảnh, hành lang hoặc nơi ở đều được bảo vệ và đồng thời nó cũng được điều áp.

4.2 Phương pháp 2 – Điều áp cho (các) cầu thang bộ và tất cả hoặc một phần của lối

thoát nằm ngang.

Trong các tòa nhà, ở mỗi tầng đều có các thành phần nằm ngang trong lối thoát hiểm nên điều áp cả tiền sảnh và nếu có thể thì cả hành lang.Trong suốt giai đoạn khẩn cấp khi có hỏa hoạn thì tất cả (các) cầu thang và các tiền sảnh/hành lang đều được bảo vệ và được điều áp liên tục.

4.2.1 Điều áp cầu thang và tiền sảnh: nếu một tiền sảnh ngăn cách cầu thang bộ với nơi ở, ngoại trừ tiền sảnh đơn thì tiền sảnh này nên được điều áp độc lập với cầu thang bộ. Nó nên được điều áp bằng một nguồn cấp không khí riêng biệt với nguồn cấp khí cho cầu thang bộ. Áp suất ở tiền sảnh nên bằng hoặc nhỏ hơn áp suất trong cầu thang bộ (nhưng không nhỏ hơn 5 Pa). hình 15 - 1 trình bày ví dụ về sự điều áp độc lập của cầu thang bộ và tiền sảnh thang máy và chỉ rõ hiệu quả của một cửa mở.

Hình 15 - 1: Điều áp cầu thang bộ và tiền sảnh thang máy

4.2.2 Điều áp cầu thang, tiền sảnh và hành lang: Nếu tiền sảnh mở vào hành lang có thật (có khả năng chịu lửa trong 30 phút) mà nó là một phần của lối thoát hiểm được bảo vệ. Những ưu điểm của hệ thống điều áp có thể được mở rộng để bao gồm cả hành lang và điều khiển khói ra khỏi nơi ở, văn phòng hoặc dãy phòng. Để

Có một số khó khăn cho sự mở rộng phạm vi điều áp này là nếu hành lang có nhiều cửa (hoặc nhiều lối rò rỉ khác) thì khí cấp cần phải lớn và các cửa cần phải tự động đóng lại và mỗi nơi không được điều áp mở vào hành lang nên có rò rỉ tương ứng để không khí ra ngoài.

4.3 Phương pháp 3 – chỉ điều áp tiền sảnh và/hoặc hành lang: trong một vài tòa nhà thì nó sẽ cần thiết, có thể vì lí do cấu trúc (như là khó khăn trong việc sắp xếp các ống gió cho các hệ thống điều áp độc lập) để cho phép cầu thang bộ được điều áp bằng hệ thống khí mà các khe hở vào trong nó từ các tiền sảnh và hành lang được điều áp. Nếu việc thiết kế là chính xác thì điều này có thể là một phương pháp thích hợp, nhưng trong một vài trường hợp thì có thể nhận thấy rằng tổng lượng khí cấp cần thiết chỉ để điều áp tiền sảnh có thể lớn hơn mức cần thiết nếu cầu thang bộ và tiền sảnh được điều áp độc lập.

Trong phương pháp này thì cầu thang bộ không nên được thông gió lâu dài ngoại trừ các khe hở cần thiết cho việc tính toán số cửa mở. Tất cả các tiền sảnh và/hoặc hành lang được điều áp trên tất cả các tầng của tòa nhà nên được điều áp trong trường hợp khẩn cấp.

4.4 Phương pháp 4 - Điều áp toàn bộ tòa nhà (không khuyến cáo/không đề

nghị): những thiết kế cho việc chênh áp không được triển khai trong tòa nhà nhưng không khí được đưa vào theo lối mà toàn bộ toàn nhà được nâng cao áp suất để áp suất trong tòa nhà cao hơn bên ngoài. Trong trường hợp có hỏa hoạn thì dòng không khí được cài đặt để chống lại dòng khói bằng những khe hở thông gió trên tầng bị cháy. Hệ thống này được đề nghị cho những tòa nhà mà sự phân chia nội bộ bên trong là những lổ hở mà một phần không gian điều áp khác không thể có ( như các cầu thang bộ và các tiền sảnh).

Để thiết kế chi tiết cho loại hệ thống này bao gồm vị trí, sự rò rỉ không khí từ tường ngoài thì đã được qui định. Nếu sự rò rỉ này là đáng kể thì lượng không khí lãng phí sẽ cao.

Điều ấn tượng của hệ thống điều áp này là toàn bộ tòa nhà hoàn toàn dựa vào những khe hở thông gió chỉ trên tầng bị cháy. Sự thông gió ở trong có thể là nguyên nhân lan tỏa của khói đến những phần khác của tòa nhà. Trong trường hợp, có một cửa được mở ở cầu thang bộ có thể là nguyên nhân làm cho nó bị đầy khói. Do đó, nếu hệ thống

này được dùng thì các cửa/van chặn khói phải được lắp đặt. Vì những lí do này mà hệ thống điều áp cho toàn bộ tòa nhà không được khuyến cáo sử dụng trong bộ luật này.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TẠO ÁP CẦU THANG (Trang 29 -33 )

×