1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam

25 446 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 198,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Lời nói đầu. 1 I.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam. 2 1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam. 2 2.Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty Thép Việt Nam. 2 3.Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Thép Việt Nam. 4 II.Thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam. 8 1.Phân tích thực trạng. 8 1.1.Thực trạng về sản xuất. 8 1.2.Thực trạng và tiêu thụ. 10 1.3.Sản phẩm và thị trường các sản phẩm thép. 13 2.Đánh giá thực trạng 14 3. Phương hướng hoạt động của Tổng công ty trong kế hoạch 5 năm 20062010. 17 3.1.Mục tiêu kế hoạch 5 năm. 17 3.2.Đặc điểm tình hình thị trường. 18 3.3.Các giải pháp thực hiện. 19 III.Nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm hàng năm. 20 IV.Hướng nghiên cứu đề tài. 21 1.Một số giải pháp tăng cường năng lực cạnh tranh của Tổng công ty thép Việt Nam trong tiến trình hội nhập. 21 2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam. 22 Kết luận. 23

Trang 1

Lời nói đầu.

Thực tập là thời kỳ cần thiết và bắt buộc đối với bất kỳ sinh viên nămcuối trước khi ra trường Đối với sinh viên kỳ thực tập chia làm hai giai đoạn:Giai đoạn thực tập tổng hợp và giai đoạn thực tập chuyên đề

Mục đích của giai đoạn thực tập tổng hợp tìm hiểu những vấn đề chungnhất tại nơi thực tập, nó là tiền đề để đi sâu vào giai đoạn thực tập chuyên đề

Do đó đây là giai đoạn thực tập rất quan trọng

Với nơi thực tập là Tổng Công ty Thép Việt Nam, nơi thực tập phù hợpvới chuyên ngành Kinh tế phát triển mà em đang theo học Nội dung báo cáotổng hợp này thể hiện những hiểu biết chung nhất của em về nơi thực tập.Qua đó cũng gợi mở hướng nghiên cứu đề tài cho giai đoạn thực tập chuyên

Trang 2

I.Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty thép Việt Nam.

1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty thép Việt Nam.

Tổng công ty Thép Việt Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất giữaTổng công ty Kim khí thuộc Bộ Thương Mại với Tổng công ty Thép (baogồm 2 thành viên sản xuất thép là Công ty Gang thép Thái Nguyên và Công

ty Thép Miền Nam), được thành lập thep quyết định số 255/TTG ngày29/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ

Tổng công ty Thép Việt Nam là một pháp nhân sản xuất kinh doanh,hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, điều lệ tổ chức và điều hànhđược Chính phủ phê chuẩn tại Nghị định số 03/CP, ngày 25/01/1996 do Bộ

Kế hoạch và Đầu tư cấp Tổng Công ty có vốn do Nhà nước cấp, có bộ máyquản lý, điều hành các đơn vị thành viên, có con dấu theo mẫu quy định củaNhà nước, tự chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn trong phạm vi số vốn do Nhànước giao cho quản lý sử dụng, được mở tài khoản Việt Nam và ngoại tệ tạicác Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật

Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM STEEL CORPORATION

Tên viết tắt: VSC

Địa chỉ: Số 91 – Láng Hạ - Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Điện thoại: 04.8561767

Fax: 84-4-8561815

Hiện nay Tổng Công ty do Đồng chí Đậu Văn Huỳ làm Tổng Giám đốc

và Đồng chí Nguyễn Kim Sơn là chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công tyThép Việt Nam chịu sự quản lý Nhà nước của Chính phủ, trực tiếp là BộCông Nghiệp, Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Lao động-Thươngbinh-Xã hội và các Bộ, Ngành, Cơ quan thuộc Chính phủ phân cấp quản lýtheo luật DNNN

2.Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty Thép Việt Nam.

Tổng Công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng Công ty Nhà nướcđược Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng Công ty 91 Mục

Trang 3

tiêu của Tổng công ty là xây dựng và phát triển mô hinh tập đoàn kinh doanh

đa ngành trên cơ sở sản xuất kinh doanh thép làm nền tảng

Tổng Công ty Thép Việt Nam hoạt động kinh doanh hầu hết trên thịtrường trọng điểm của lãnh thổ Việt Nam và bao trùm hầu hết các công đoạn

từ khai thác nguyên liệu, vật liệu, sản xuất thép và các sản phẩm thép cho đếnkhâu phân phối tiêu thụ sản phẩm Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủyếu của Tổng công ty:

 Khai thác quặng sắt, than mỡ, nguyên liệu trợ dung liên quan đếncông nghệ sản xuất thép

 Sản xuất gang thép và các kim loại, sản phẩm thép

 Kinh doanh xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị và các dịch vụ liênquan đến công nghệ luyện kim như nguyên liệu, vật liệu đầu vào, các sảnphẩm thép, trang bị luyện kim, chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật

 Thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp trang thiết bị công trình luyệnkim và ngành liên quan khác

 Kinh doanh khách sạn, nhà ăn uống, xăng, dầu, mỡ và vật tư tổnghợp khác

 Đào tạo nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ ngành công nghiệpluyện kim và lĩnh vực sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng

 Đầu tư liên doanh, liên doanh, liên kết kinh tế với các đối tác trong

và ngoài nước, trong sản xuất các sản phẩm thép và các ngành kinh tế khác

 Xuất khẩu lao động

 Ngoài phạm vi chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao, TổngCông ty Thép Việt Nam còn được giao nhiệm vụ rất quan trọng là cân đối sảnxuất thép trong nước với tổng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế, xã hội; kếthợp nhập khẩu các mặt hàng thép trong nước chưa sản xuất được để bình ổngiá cả thị trường trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăngnguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và đảm bảo đời sống chongười lao động trong Tổng Công ty

3.Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Thép Việt Nam.

Trang 4

Hiện nay Tổng Công ty Thép Việt Nam có 6 đơn vị thành viên, 6Công ty cổ phần và 7 doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài Cơ cấu tổchức quản lý doanh nghiệp của Tổng Công ty Thép Việt Nam theo mô hìnhtrực tuyến chức năng Nghĩa là lãnh đạo cấp cao trực tiếp điều hành về sự tồntại cũng như phát triển của Công ty Ngoài ra, để linh hoạt, chủ động trongđiều hành công việc và phát huy trí tuệ, năng lực của đội ngũ chuyên gia,Tổng Công ty còn vận dụng cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp theo dạng

ma trận tập hợp đội ngũ chuyên gia của nhiều bộ phận chức năng nhằmnghiên cứu, xây dựng dự án, phương án chiến lược hay chương trình hànhđộng cho từng lĩnh vực cụ thể

Trang 5

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Thép Việt Nam.

P Kế hoạch kinh doanh

P.

Kỹ thuật

Văn phòng

P.

Thanh tra pháp chế

Trung tâm hợp tác lao động

Công ty thép Đà Nẵng

Công ty Thép tấm Phú Mỹ

Công ty

cổ phần vật liệu chịu lửa Trúc Thôn

Công ty

cổ phần

Cơ điện luyện kim Thái

Công ty

cổ phần kim khí

TP Hồ Chí Minh

Công ty

cổ phần kim khí Bắc Thái

Viện luyện kim đen

Trường Đào tạo nghề cơ điện luyện kim

Trang 6

 Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam:

Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam thực hiện chức năngquản lý hoạt động của Tổng Công ty Thép Việt Nam theo quy định của Điều

lệ Tổng công ty, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và chịu trách nhiệm trước ThủTướng Chính phủ, trước pháp luật về hoạt động và phát triển của Tổng công

ty theo chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước giao Hội đồng Quản trị Tổngcông ty có 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm

 Ban Kiểm soát Tổng công ty

Ban Kiểm soát do Hội đồng Quản trị thành lập, bao gồm 5 thành viên,giúp Hội đồng Quản trị kiểm tra giám sát các hoạt động điều hành của TổngGiám đốc Tổng công ty, Giám đốc các đơn vị thành viên Tổng công ty và bộmáy giúp việc của Tổng Giám đốc theo nghị quyết, quyết định của Hội đồngQuản trị

 Ban Tổng Giám đốc Tổng công ty

- Tổng Giám đốc Tổng Công ty: Là uỷ viên Hội Đồng Quản Trị,

do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân củaTổng công ty, người có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty và chịutrách nhiệm trước HĐQT, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật vềđiều hành hoạt động của Tổng công ty

- Phó Tổng Giám đốc: Tổng công ty bao gồm 3 Phó Tổng Giámđốc do Chủ tịch HĐQT Tổng công ty bổ nhiệm Các Phó Tổng Giám Đốcgiúp Tổng Giám đốc điều hành một số lĩnh vực của Tổng công ty, chịu tráchnhiệm trước Tổng Giám đốc, trước HĐQT và trước pháp luật về nhiệm vụđược phân công thực hiện

 Bộ máy giúp việc Tổng công ty

- Phòng Tổ chức lao động: Tham mưu giúp việc Tổng Giám đốctrong các lĩnh vực về tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp và đào tạo nhânlực, lao động và tiền lương, tư vấn pháp luật, thanh tra, cử cán bộ đi học tập,công tác nước ngoài và làm thủ tục cho khách nước ngoài vào Tổng công tycông tác ở cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên Tổng công ty

Trang 7

- Phòng Đầu tư và Phát triển: Tham mưu giúp việc Tổng Giámđốc trong các lĩnh vực xây dựng và tổng hợp kế hoạch sản xuất, kinh doanh,đầu tư, liên doanh liên kết, xây dựng cơ bản.

- Phòng kế toán tài chính: Tham mưu giúp việc Tổng Giám đốctrong các lĩnh vực kế toán, tài chính, đầu tư, kiểm soát nội bộ và thống kê ở

cơ quan Tổng công ty và các đơn vị thành viên

- Phòng kỹ thuật: Tham mưu giúp việc Tổng Giám đốc trong cáclĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ luyện kim, tiêu chuẩn đo lường chấtlượng sản phẩm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, môi trường của cơquan Tổng công ty và các đơn vị thành viên

- Phòng kế hoạch kinh doanh: Tham mưu giúp việc Tổng Giámđốc trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá, tiêu thụ sảnphẩm, cân đối sản lượng, xuất nhập khẩu của Tổng Công ty và các đơn vịthành viên

- Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài: Nghiên cứu thịtrường lao động trong nước và nước ngoài để tổ chức đào tạo, tuyển chọn đưalao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

- Văn phòng: Tham mưu giúp việc Tổng Giám đốc trong các lĩnhvực tổng hợp báo cáo, tiếp nhận và phân phối công văn, tài liệu đi và đếnTổng công ty, thi đua khen thưởng

 Các đơn vị thành viên

- Khối sản xuất: Bao gồm 6 công ty có chức năng chủ yếu là sảnxuất gang, thép và các sản phẩm thép vật liệu xây dựng; khai thác quặng, thangia công thép, cơ khí; xây dựng công nghiệp và dân dụng, bao gồm:

+ Công ty Gang thép Thái Nguyên

+ Công ty Thép Miền Nam

+ Công ty Thép Đà Nẵng

+ Công ty Thép tấm Phú Mỹ

+ Công ty cổ phần vật liệu chịu lửa Trúc Thôn

+Công ty cổ phần Cơ điện luyện kim Thái Nguyên

Trang 8

- Khối kinh doanh thương mại: Bao gồm 4 công ty có chức năngchủ yếu là kinh doanh thép, nguyên liệu vật tư, thứ liệu, thiết bị phụ tùng,xăng dầu, ga là đơn vị thành viên Tổng Công ty, có vốn góp Nhà nước tạiCông ty cổ phần > 60%:

+ Công ty cổ phần kim khí Hà Nội

+ Công ty cổ phần kim khí Miền Trung

+ Công ty cổ phần kim khí TP.Hồ Chí Minh

+ Công ty cổ phần kim khí Bắc Thái

- Khối nghiên cứu đào tạo gồm 2 đơn vị:

+ Viện luyện kim đen: chủ yếu nghiên cứu khoa học công nghệ luyệnkim, vật liệu mới

+ Trường Đào tạo nghề cơ điện luyện kim Thái Nguyên: Đào tạo côngnhân kỹ thuật cao cho sản xuất trong nước và xuất khẩu

 Các liên doanh có vốn góp của Tổng công ty

Tổng công ty Thép Việt Nam có 7 liên doanh: Công ty Thép VSC –POSCO (VPS), Vina Kyoei, Vina Pipe, Natsteevina, Vinanic, Vinasteel Một

số liên doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách sạn du lịch: Công liêndoanh Trung tâm thương mại Quốc tế (IBC), Công ty cổ phần bảo hiểmPetrolimex

II.Thực trạng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thép Việt Nam.

1.Phân tích thực trạng.

1.1.Thực trạng về sản xuất

Sản lượng thép cán tăng từ 649.208 tấn năm 2001 đã tăng lên 1.200.000tấn năm 2005, tăng bình quân 16,6%/ năm; góp phần cùng ngành thép cảnước hoàn thành sớm 2 năm chỉ tiêu 2,8 triệu tấn thép cán do Đại hội Đảng

IX đề ra

Sản lượng tăng từ 318.374 tấn năm 2001 lên 647.000 tấn năm 2005, tăngbình quân 15,2%/năm, hiện tại đáp ứng gần 60% nhu cầu phối thép của Tổngcông ty

Trang 9

Bảng1:sản lượng sản xuất thép năm 2001-2005

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Bảng 2: Kết quả sản xuất từ khi thành lập

Trang 10

1.2.Thực trạng và tiêu thụ.

 Các đơn vị trực thuộc công ty

Năm 2005 tiêu thụ ước được 1.054.600 tấn, đạt 87,74% KH, tăng6,50% so 2004 Trong đó:

- Thép cán dài: 1.004.600 tấn, đạt 88,75% KH, tăng 1,46% socùng kỳ Tiêu thụ thép cán dài khá tốt trong các tháng đầu năm do Tcty duytrì mức giá thấp để tham gia bình ổn thị trường thép xây dựng Tuy nhiên, tiêuthụ nửa cuối năm đạt thấp do tính cạnh tranh gay gắt, lợi thế về giá giảm, cácđơn vị chưa chuẩn bị tốt về thị trường cho các dự án mới Cụ thể từng đơn vịnhư sau:

o Công ty Gang thép Thái Nguyên: 385.000 tấn, đạt 89,53% KH,tăng 1,17%

o Công ty Thép Miền Nam: 585.000 tấn, đạt 88,64% KH, tăng4,80% so cùng kỳ

Lượng tăng chủ yếu của Cty này là nhờ xuất khẩu, ước được 57.000 tấn(khoảng 25 triệu USD), đạt 101,79% KH, tăng 57,98% so cùng kỳ Thịtrường xuất khẩu chủ yếu là Cambodia (chiếm 90%), Đài Loan, Myanmar

o Công ty Thép Đà Nẵng: 19.600 tấn, đạt 65,33% KH, giảm 40,02%

o Công ty KK Miền Trung: 15.000 tấn, giảm 19,88% so cùng kỳ

- Thép cán dẹt: 50.000 tấn, đạt 71,43% KH Tiêu thụ thép cán dẹt củaCty Tấm lá Phú Mỹ đạt mức thấp do thời điểm gia nhập thị trường khôngthuận lợi (giá là cán nguội NK và trong nước liên tục giảm, trong khi nguyênliệu đầu vào của Tcty giá cao tồn còn nhiều), chất lượng snả phẩm chưa ổnđịnh, và chính sách bảo hộ chậm (vào hoạt động từ tháng 7 nhưng đến tháng

11 Nhà nước mới nâng thuế NK lên 7%)

Bảng 3:Tiêu thụ khối sản xuất qua các đơn vị thương mại Tcty:

Thực hiện

% tổng tiêu thụ

Kế hoạch

Thực hiện

Tỷ lệ

% tổng tiêu thụ

So KH So

2004

1.Cty GT 12.326 3,2 60.000 15.000 3,9 25,0 121,7

Trang 11

Do tiêu thụ thấp nên tồn kho chuyển sang 2006 của các đơn vị khá cao.Tồn kho thép cán dài 1/1/2006 ước khoảng 175.000 tấn (tăng 170% so với2005), cán dẹt 30.000 tấn Sang đầu năm 2006, các đơn vị phải đẩy mạnh bán

ra để đảm bảo tài chính và chất lượng sản phẩm

Khó khăn về tiêu thụ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn

vị đạt thấp trong năm 2005 Gang thép Thái Nguyên ước lãi ~15 tỷ, ThépMiền Nam ~5 tỷ, KK Miền Trung gần như không có lãi và Thép Đà Nẵng lỗnặng xấp xỉ 10 tỷ, Cty thép tấm lá Phú Mỹ tăng chi phí chạy thử

 Các đơn vị Liên doanh

Hoạt động tiêu thụ của khối liên doanh cũng nằm trong bối cảnh khókhăn chung Tiêu thụ toàn khối năm 2005 ước được 703.700 tấn, chỉ đạt77,97% KH, tăng 6,71% so với năm trước Tiêu thụ cụ thể của từng đơn vị:

- Vinakyoei: 263.000 tấn, đạt 87,67% KH, tăng 7,37% so 2004

- VPS: 152.000 tấn, đạt 76% KH, giảm 1,81% so 2004

Trang 12

- Vinausteel: 160.000 tấn, 64% KH, tăng 14,33% so 2004.Vinausteel đạt tăng trưởng khá nhờ việc duy trì được chính sách tiếp thị, bánhàng tốt.

- Natseelvina: 81.000 tấn, 95,86% KH, tăng 40,93% so 2004.Natsteelvina đạt được tăng trưởng cao do Cty chủ yếu thực hiện gia công chonhà cung cấp (theo hình thức mua nguyên liệu, bán sản phẩm) vì vậy ít bị ảnhhưởng bởi các biến động của thị trường trong và ngoài nước

- Thép Tây Đô: 47.700 tấn, đạt 70,15%, giảm 23,45% so 2004

Bảng 4: Tiêu thụ của khối liên doanh qua các đơn vị thương mại

Thị trường chính của Tổng công ty là thị trường trong nước Tổng công

ty Thép Việt Nam cũng đã xuất khẩu thép xây dựng sang một số nước trongkhu vực và gần đây đã xuất khẩu sang Irắc Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu

là gang đúc và các sản phẩm đúc từ gang Sản phẩm của Tổng công ty ThépViệt Nam có mặt ở khắp đất nước cả ba miền Bắc, Trung, Nam, hệ thống cácđơn vị thành viên của cả hai khối sản xuât và lưu thông trải dài khắp đất nước.Trong những năm gần đây thị phần của Tổng Công ty Thép Việt Nam có xuhướng giảm nếu năm 1995 sản lượng của Tổng Công ty Thép Việt Nam

Trang 13

chiếm khoảng 87% thị phần thép xây dựng của cả nước thì tỷ lệ đó năm 2000

đã giảm xuống còn 33%, năm 2004 là 34,3% và năm 2005 là 35%

Bảng 5: Thị phần thép xây dựng của Tổng công ty so với cả nước năm

Đặc biệt năm 2005 thị trường thép xây dựng trong nước gặp nhiều khókhăn cho các nhà sản xuất thép trong nước trong nước, do ảnh hưởng tiêu cựccủa giá phôi thép nhập khẩu dẫn đến nhu cầu thép cho xây dựng không tăngnhư dự báo, tiêu thụ hạn chế Nhiều doanh nghiệp tư nhân cổ phần đầu tư sảnxuất phôi đã bắt đầu đi vào hoạt động cạnh tranh nâng giá thép phế làm giảmlợi thế sản xuất phôi trong nước của Tổng Công ty Chi phí nhiều loại nguyênvật liệu đầu vào như: xăng, dầu cũng tăng mạnh làm tăng giá thành sản xuấtthép Sản xuất thép xây dựng trong nước cung vượt xa cầu (công suất cán dàigần 6 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ khoảng 3,2 triệu tấn) dẫn tới cạnh tranhgay gắt nhiều thời điểm các doanh nghiệp phải bán dưới giá thành dẫn đếnthua lỗ Đối với thép tấm, lá do hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hàng nhậpkhẩu, thị trường thép tấm lá năm 2005 cũng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là

3 tháng cuối năm khi giá nhập khẩu và giá trong nước tiếp tục giảm trong khitồn kho xã hội lớn gây lỗ hầu hết các đơn vị kinh doanh Dự án thép lá cánnguội Phú Mỹ của Tcty vào hoạt động từ tháng 7 cung cấp sản phẩm cho thịtrường song do thị trường không thuận lợi nên tiêu thụ và hiệu quả kinhdoanh còn nhiều hạn chế

Bảng 6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001-2005

Ngày đăng: 20/09/2015, 11:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w