Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính điện tử được nối với nhau bằng các thiết bị liên lạc để cùng chia sẻ phần cứng, phần mềm và dữ liệu
Bài tập Thương mại điện tử Nhóm 4: 1. Nguyễn Thị Huyền Trang 2. Hà Nhật Linh 3. Amphaphon Vongphuthon 4. Khamseng Phetsykham Lớp: QTKD Thương Mại 48A (Lớp Thương mại điện tử 1) Chủ đề: Mạng Internet, Intranet, Extranet: lịch sử hình thành và phát triển của các loại mạng, kết cấu mạng. I, Mạng máy tính và phân loại II, Mạng Internet III, Mạng Intranet IV, Mạng Extranet I, Mạng máy tính và phân loại 1, Mạng máy tính Mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính điện tử được nối với nhau bằng các thiết bị liên lạc để cùng chia sẻ phần cứng, phần mềm và dữ liệu. Mạng máy tính phải đảm bảo 3 yếu tố: - Thứ nhất, có thông tin muốn cùng nhau chia sẻ, tức là phải có một máy tính trên mạng có khả năng cung cấp thông tin goi là máy chủ hay máy phục vụ (Server) đồng thời lại có máy tính khác cũng trên mạng có khả năng tiếp nhận thông tin đó gọi là máy khách (Client) hay máy trạm (Workstation). - Thứ hai, các máy tính đơn lẻ phải được kết nối với nhau thông qua một đường truyền vật lý gọ là vật tải truyền (Tránmission Medium), các thông tin được truyền trên nó phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và chính xác. - Thứ ba, hệ thống trên đường truyền vật lý phải tuân theo quy tắc truyền thông chung gọi là các giao thức (Protocois), khi ấy các thông tin sẽ đến được đích chung đã định và các hệ thống nhận gửi mới hiểu nhau. 2, Phân loại Phân loại mạng máy tính theo phạm vi địa lý: - Mạng GAN (Global Area Network) GAN (Global Area Network) - Mạng toàn cầu, mạng kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông, vệ tinh. - Mạng WAN (Wide Area Network) WAN (Wide Area Network) - Mạng diện rộng, mạng kết nối máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các mạng WAN có thể được kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN. - Mạng MAN (Metropolitan Area Network) MAN (Metropolitan Area Network) - Mạng khu vực, mạng kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố. Kết nối này được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (50 - 100 Mbit/s) - Mạng LAN (Local Area Network) LAN (Local Area Network) - Mạng cục bộ, mạng kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp thông thường khoảng vài trăm mét. Kết nối được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao ví dụ cáp đồng trục thay cáp quang. LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan, tổ chức . Các LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN. II, Mạng máy tính toàn cầu Internet 1, Sự hình thành Internet Internet thường được xem như là một “mạng của các mạng” (network of network). Lịch sử của Internet bắt đầu từ trước khi hình thành mạng máy tính vào những năm 1960. Một cơ quan của Bộ Quốc phòng Mỹ, cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển (ARPA) đã đề nghị liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1968. Bốn địa điểm đầu tiên đó là Viện nghiên cứu Stamford, Trường Đại học Tổng hợp California ở Los Angeles, UC - Santa Barbara và Trường Đại học Tổng hợp Utah. Bốn địa điểm trên được nối thành mạng vào năm 1969 đã đánh dấu sự ra đời của Internet ngày nay: Mạng được biết đến dưới cái tên ARPANET đã hình thành. Giao thức cơ sở cho liên lạc trên Internet là TCP/IP và NCP. Ban đầu, máy tính và đường liên lạc có khâu xử lý rất chậm, số lượng máy được nối vào mạng rất ít (chỉ 200 máy chủ vào năm 1981). ARPANET ngày càng phát triển khi càng có nhiều máy nối vào - rất nhiều trong số này là từ các cơ quan của Bộ Quốc phòng hoặc những trường Đại học nghiên cứu với các đầu nối vào Bộ Quốc phòng. Đây là những giao điểm trên mạng. Trong khi ARPANET đang cố gắng chiếm lĩnh mạng quốc gia thì một nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Xeroc Corporation’s Palo Alto đã phát triển một kỹ thuật được sử dụng trong mạng cục bộ Ethernet. Theo thời gian, Ethernet trở nên là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để cung cấp một mạng cục bộ. Trong thời gian này, DARPA (đặt lại tên từ ARPA) chuyển sang hợp chất TCP/IP vào version hệ điều hành UNIX của trường ĐHTH California ở Berkeley. Với sự hợp nhất như vậy tạo nên một thế mạnh trên thị trường, những trạm làm việc độc lập sử dụng UNIX, TCP/IP cũng có thể dễ dàng xây dựng vào phần mềm hệ điều hành, và những nhà cung cấp máy tính như Sun cũng chế tạo một cửa cho Ethernet. TCP/IP trên Ethernet đã trở thành một cách thức thông dụng để trạm làm việc nối đến trạm khác. Trong thập kỉ 1980, máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi trong các công ti và trường Đại học trên thế giới. Mạng Ethernet kết nối các PC trở nên phổ biến. Các nhà sản xuất phần mềm thương mại cũng đưa ra những chương trình cho phép máy PC và máy UNIX giao tiếp cùng một ngôn ngữ trên mạng. Vào giữa thập kỉ 1980, giao tiếp TCP/IP được dùng trong một số kết nối khu vực và cũng được sử dụng cho các mạng cục bộ và mạng liên khu vực (Campus Wide). Giai đoạn này tạo nên một sự phát triển bùng nổ. Thuật ngữ “Internet” xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974 trong khi mạng vẫn được gọi là ARPANET cho đến năm 1980, khi Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định tách riêng phần mạng về quân sự thành “MINLET”. Cái tên ARPANET vẫn được sử dụng cho phần mạng (phi quân sự) còn lại dành cho các trường đại học và cơ quan nghiên cứu. Vào thời điểm này, ARPANET (hay INTERNET) còn ở qui mô rất nhỏ. Mốc lịch sử quan trọng của INTERNET được chọn vào giữa thập kỉ 1980, khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó, sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả nữa và đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu. Internet vẫn tiếp tục phát triển Các mạng được nối vào Internet có thể là các mạng cục bộ LAN hay mạng diện rộng WAN. Các máy chủ chủ chốt của Internet được nối với nhau bằng một kênh liên lạc có tốc độ cao gọi là trục xương sống (Backbone) của mạng (đường vẽ đậm). Các máy chủ này cho phép các máy trong mạng của chúng tiếp cận Internet đồng thời tạo ra những mối liên kết giữa Internet và các máy chủ của các mạng khác. Hiện nay đã có hơn 20000 mạng máy tính trên 130 nước được nối vào Internet với khoảng 30 triệu người dùng. Mỗi mạng nối vào Internet được gọi là một trang web (Web site). Mặc dù mỗi mạng nhỏ hợn được nối vào Internet đều do một cơ quan hay cá nhân làm chủ những không có ai làm chủ toàn bộ Internet. Điều đó dẫn tới sự lộn xộn của thông tin trên mạng này. Vì không có ai lãnh trách nhiệm sàng lọc dữ liệu trên Internet nên người dùng dễ dàng gặp phải những tin vô ích đi kèm với các bản tin có ích cho mình. 2,Các thông tin trên Internet Internet cho phép truy nhập và khai thác các cơ sở dữ liệu thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, các ngành nghề khác nhau như các thông tin về khoa học kĩ thuật, giáo dục và đào tạo, các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, các thông tin về thương mại thị trường, giá cả, dự báo thời tiết . Nói tóm lại Internet chứa một khối lượng thông tin khổng lồ phân tán ở hàng chục ngàn mạng con thuộc hàng trăm nước trên thế giới. Với góc độ phạm vi sử dụng có thể chia các cơ sở dữ liệu của Internet thành hai loại chính: - Loại các thông tin mở cho công cộng, loại này thông thường bao gồm các thông tin về văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học kĩ thuật, kết quả của các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ lớn. Bất cứ ai thuộc mạng, một khi đã truy nhập được vào mạng, tại bất cứ điểm nút nào đều có thể khai thác và nhận được tất cả các thông tin thuộc loại mở này một cách tùy ý. - Loại các thông tin không mở cho công cộng, loại này bao gồm các hệ thống cơ sở dữ liệu do các tổ chức có mạng con hoặc có máy chủ ở nhiều nước trên thế giới xây dựng và thiết lập lên để phục vụ cho các nhu cầu riêng của họ. Thông thường thì các hệ thống cơ sở dữ liệu này chứa các thông tin của các chuyên ngành thuộc nhiều nước khác nhau trên thế giới. Các hệ thống cơ sở dữ liệu này thường được bảo mật rất cao, chỉ có những người sử dụng có phép hợp lệ mới có quyền truy nhập và khai thác. Ngoài việc cung cấp thông tin nói chung, Internet còn cung cấp nhiều dịch vụ cần thiết như gửi thư điện tử, cung cấp phương tiện để tìm kiếm, chỉ dẫn, truy cập thông tin từ xa, thảo luận nhóm, cung cấp các văn kiện của Chính phủ, hỗ trợ kĩ thuật máy tính, giúp giao dịch, mua sắm qua mạng, giải trí, nạp phần mềm, âm nhạc, đồ họa và những đoạn phim video trên mạng xuống các máy trạm . Vào ngày 19/11/1997, Việt Nam cũng đã chính thức tuyên bố cung cấp các dịch vụ Internet. 3, Dịch vụ thông tin dưới dạng tiếng nói và hình ảnh - World Wide Web World Wide Web hay Website, được thiết kế để đọc và dùng để tham khảo chéo tới các tài liệu khác nhau trên Web thông qua việc sử dụng các liên kết siêu văn bản (Hypertext) hoặc siêu phương tiện (Hypermedia). Người sử dụng qua đó có thể tìm thấy các thông tin cần thiết dưới dạng văn bản, âm thanh, đồ họa . trong các nhóm tin hàng ngày trên trang web. Internet còn cung cấp nhiều nguồn tin giá trị về chuyên môn và các thông tin chi tiết về tình hình kinh tế, tài chính trong nước và quốc tế. Trang web không có kích thước cố định về độ dài hay bề rộng. Những thông số này được xác định bởi ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HyperText Markup Language - HTML). Để có thể tiếp cận thông tin trên mạng toàn cầu WWW thì cần có một máy tính đã nối với mạng Internet và một phần mềm để đọc gọi là Web Brower (trình duyệt web). Các trình duyệt web thông dụng là Internet explorer, Netscape, Mosaic, Lynx và Cello. Một kiểu trang web đặc trưng gọi là trang chủ (Home page). Một trang chủ đóng vai trò như trang mở đầu để khám phá web. Nó là một trang chính thức mà qua đó một cá thể, một doanh nghiệp, một trường đào tạo . thể hiện tất cả nội dung trên web. Một trang chủ thường có nhiều trang, chứa thông tin về một chủ đề nào đó. Ngoài ra, một trang web cũng có thể chứa một hoặc nhiều những mối liên kết sang những trang web khác giúp người dùng tìm đọc những thông tin có liên quan với nhau nằm trên nhiều trang. Mỗi trang web có một địa chỉ duy nhất gọi là định dạng nguồn tài nguyên thống nhất (Uniform Resource Locator - URL). Đây là kí hiệu được dùng để phân biệt tất cả các trang web và các tài nguyên trên Internet. Địa chỉ giống như số thẻ để phân loại giúp tra cứu các nguồn sách của thư viện. Nó cho phép người dùng truy cập vào Internet để truy tìm các tài liệu trên máy chủ của Internet. Một định danh nguồn tài nguyên thống nhất gồm 3 phần: phương pháp truy cập, địa chỉ của máy chủ web (web server) và tên tài liệu. III, Mạng Intranet Trong khi mạng cục bộ LAN có giới hạn về phạm vi địa lý thì mạng nội bộ Intranet hạn chế số người trong cộng đồng có thể giao tiếp với mạng. Intranet là mạng máy tính được thiết lập theo tiêu chuẩn của mạng Internet và giới hạn trong phạm vi của một cơ quan hay một doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc chia sẻ thông tin qua việc sử dụng Internet. Intranet được bảo vệ và bị ngăn cách với Internet bởi một bức tường lửa. Tường lửa (firewall) là hệ thống ngăn chặn việc truy cập trái phép của những người không được phép từ bên ngoài và mạng máy tính Intranet. Tường lửa thực hiện việc lọc bỏ những địa chỉ trên mạng không hợp lệ dựa theo các qui tắc hay chỉ tiêu định trước. Tường lửa có thể là hệ thống phần cứng, phần mềm hoặc kết hợp cả hai. Một trong những nhiệm vụ chính của tường lửa là che chắn không cho những người dùng không hợp pháp phần mềm bên ngoài không được kết nối hay lấy các thông tin trên mạng, cho phép người dùng hợp pháp thực hiện việc truy xuất. Ngoài ra, nó cũng có khả năng ngăn chặn người bên trong doanh nghiệp giao tiếp với bên ngoài. Quá trình này thực thi các chỉ tiêu lọc bỏ do người quản trị ấn định. Trên lý thuyết, tường lửa là phương pháp bảo mật an toàn khi mạng kết nối Internet. IV, Mạng Extranet Extranet là một Intranet được mở rộng ra bên ngoài công ty đến một người sử dụng khác ở bên ngoài mạng nội bộ, sử dụng đường truyền Internet, nối mạng riêng hay thông qua hệ thống viễn thông. Extranet bao gồm một loạt thành phần, người tham gia và một số cấu hình. Thành phần của nó bao gồm: intranet, máy chủ lưu giữ web, bức tường lửa, ISPs, công nghệ chuyển thông tin được mã hóa (tunneling technology), phần mềm giao diện và các ứng dụng trong kinh doanh. Extranet cung cấp một Internet site có thể truy nhập đến một nhóm người đã chọn. Extranet cung cấp khả năng tạo ra các ứng dụng mà các bên cộng tác và khách hàng có thể truy nhập nhưng không dành cho công chúng nói chung. Một lnternet site cung cấp sự hiện diện web đối với công chúng. Một Intranet sử dụng công nghệ Internet để cung cấp cho các nhân viên truy nhập đến thông tin nội bộ. Một Extranet cung cấp một Internet site có thể truy nhập đến một nhóm người đã chọn. Trong một Extranet site, các khách hàng và các đối tác hiện tại được cung cấp truy nhập có bảo vệ bằng mật khẩu đến thông tin thích hợp. Các đối tác và khách hàng có thể truy nhập đến các thông tin này trong khi công chúng nói chung không truy nhập được Extranet có thể sử dụng mã hoá và sự bảo vệ bằng mật khẩu để đảm bảo an toàn cho việc truy nhập đến site đó. Đối với các giao dịch giữa các doanh nghiệp, Extranet đảm bảo thương mại điện tử an toàn. Extranet có thể tự động hoá chia sẻ thông tin bằng cách cung cấp truy nhập đến thông tin cụ thể và truy nhập có kiểm soát đến các cơ sở dữ liệu nội bộ.Trong một Internet site, có thể tạo ra một vị trí để phân phối thông tin không cần giữ bí mật và có thể đồng thời khai thác nhiều dịch vụ Extranet, mỗi dịch vụ tập trung vào các nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể. Ví dụ, các khách hàng hiện tại mua từ các dây chuyền sản phẩm khác nhau có thể truy nhập đến dịch vụ Extranet, được tập trung vào nhu cầu của họ. Các đối tác kinh doanh có thể có truy nhập đến một site của một đối tác khác có thông tin về giá cả, xúc tiến bán hàng hay các dịch vụ cá nhân hoá khác. Các nhà đầu tư có thể truy nhập đến một Internet site có các thông tin tài chính hay các chiết khấu dành riêng cho họ. Mỗi Extranet site có thể chia sẻ truy nhập đến ứng dụng thương mại điện tử của công ty. Có thể quy định các sản phẩm khác nhau hay cung cấp các chiết khấu dựa trên Extranet hay các mật khẩu người sử dụng. Chẳng hạn một công ty sản xuất dược phẩm có web site mà khách hàng thăm quan để tìm hiểu thêm thông tin về một số sản phẩm thông dụng bán ở các quầy thuốc. Site này bao gồm các thử nghiệm gần đây, kinh nghiệm sử dụng, các khuyến nghị và các cảnh báo về hiệu ứng phụ. Công ty cũng có thể tạo ra một Extranet site cho các nhân viên bán hàng của mình. Các đại diện bán hàng cần phải biết vị trí không công bố của site này và có số nhận đang cá nhân để truy nhập thông tin. Một khi đã vào Extranet site, các đại diện bán hàng có thể đặt hàng, theo đòi xu thế đặt hàng của các khách hàng, tìm hiểu các thông tin về khuyến mãi và nhận được thông tin cạnh tranh. Các [...]...bác sĩ có thể được cung cấp truy nhập đến một Extranet site khác Trên Extranet site của các bác sĩ, công ty có thể xây dựng các nhóm thảo luận cho các bác sĩ, những người đã sử đụng sản phẩm đó, cung cấp các kết quả thử nghiệm lâm sàng và có các dịch vụ đặc biệt phục vụ cho mua hàng thực tuyến Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Thương mại điện tử - ĐH KTQD - Giáo . đề: Mạng Internet, Intranet, Extranet: lịch sử hình thành và phát triển của các loại mạng, kết cấu mạng. I, Mạng máy tính và phân loại II, Mạng Internet. một mạng của các mạng (network of network). Lịch sử của Internet bắt đầu từ trước khi hình thành mạng máy tính vào những năm 1960. Một cơ quan của Bộ Quốc