Hà Nội có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch, nhờ vậy cũng hỗ trợ cho sự phát triển của ngành thương mại
LỜI MỞ ĐẦU Trong sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn đổi mới thì cơ cấu kinh tế cũng có sự chuyển biến, giảm tỷ trọng của các ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy có thể thấy rằng thương mại dịch vụ đóng góp một phần rất lớn đối với sự phát triển của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Vì thế tình hình đầu tư vào ngành thương mại là một trong những vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay. Do đó tôi chọn đề tài “Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập của mình. Trong phạm vi chuyên đề thực tập này tôi xin nêu lên thực trạng đầu tư vào ngành thương mại đồng thời cũng xin trình bày những ý kiến của mình về một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực thương mại tại Hà Nội. Kết cấu chuyên đề thực tập gồm hai chương: Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội giai đoạn 2005- 2008 Chương 2: Giải pháp phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hoàng Thị Thu Hương Lớp: Đầu tư 47D 1 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẨU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005-2008 1.1. Các điều kiện, yếu tố tác động đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 1.1.1. Các nhân tố tác động trực tiếp đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 1.1.1.1. Vị trí địa lý Hà Nội có vị trí địa lý- chính trị quan trọng, có lợi thế đặc biệt để phát triển thương mại so với các địa phương khác trong cả nước. Nghị quyết 15NQ/TW của Bộ chính trị ngày 15/12/2000 đã xác định Hà Nội “ là trái tim của cả nước, đầu não chính trị- hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế ”. Là trung tâm đầu não chính trị- hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế nên tập trung các cơ quan sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế; có nhiều đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và hàng không, thuận lợi cho giao thông với bên ngoài. Cơ sở vật chất kỹ thuật đã tạo dựng vào loại khá trong cả nước. Đó là các yếu tố đảm bảo không chỉ cho liên kết của thị trường Hà Nội với thị trường cả nước và thế giới, mà còn cho phép Hà Nội tiếp cận nhanh với những cơ hội thương mại, phát huy được sức mạnh trong thu hút, điều phối và phân phối các dòng hàng hoá và dịch vụ để phát triển thương mại ở cả thị trường trong nước và nước ngoài, phục vụ và thúc đẩy quá trình tham gia phân công lao động quốc tế, khu vực và hội nhập vào thị trường thế giới của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Là trung tâm lớn nhất ở Bắc Bộ, Hà Nội có sức hút và khả năng thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển thương mại của vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nhờ thị trường tiêu thụ Hoàng Thị Thu Hương Lớp: Đầu tư 47D 2 lớn về hàng hoá, các ngành dịch vụ phát triển thuận lợi, mạng lưới phân phối có khả năng liên kết chặt chẽ với các nguồn cung ứng hàng hoá trong vùng. Trong vùng Thủ đô, Hà Nội cũng có vị trí hạt nhân là thành phố trung tâm của vùng, đầu mối giao thông chính, trung tâm của các ngành dịch vụ nên có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thương mại mang tầm khu vực Đông Nam Á. Hà Nội là trung tâm hàng đầu về khoa học- công nghệ, có điều kiện thuận lợi thu hút đội ngũ khoa học trong và ngoài nước, trong điều kiện đó, ngành thương mại Hà Nội cũng có nhiều thuận lợi để tăng cường trình độ công nghệ hiện đại, đáp ứng các mục tiêu phát triển. Với vị trí Thủ đô của đất nước, Hà Nội có đủ các điều kiện và yếu tố thuận lợi để phát triển ngành thương mại, phát huy vai trò trung tâm giao lưu và phân phối hàng hoá, trung tâm kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. 1.1.1.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên - Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, dân cư đông đúc từ lâu đời, đó là những yếu tố thuận lợi cho phát triển thương mại. - Khí hậu Hà Nội mang đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu trong năm, mùa nóng và mùa lạnh. Hàng năm Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4-5 cơn bão, bão thường trùng với mùa nước sông Hồng lên cao có ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân và trở ngại cho hoạt động thương mại của thành phố. - Hiện nay diện tích đất ngoại thành chiếm 80,6%, nội thành chỉ có 19,4%. Các vùng như huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm…là vùng đất có tiềm năng lớn để phát triển kết cấu hạ tầng của ngành thương mại. Nội thành Hà Nội, phần lớn diện tích đất đai được đánh giá là không thuận lợi cho xây dựng do có hiện tượng tích nước ngầm, nước mặt, sụn lút, nứt đất, sạt lở, cấu tạo nền đất yếu…Một số diện tích nội thành là vùng đất trũng lầy thụt do quá Hoàng Thị Thu Hương Lớp: Đầu tư 47D 3 trình đầm lầy hoá. Đó là những yếu tố hạn chế cho phát triển của ngành thương mại, bởi làm tăng chi phí đầu tư phát triển của ngành, làm giảm hiệu quả sử dụng quỹ đất của ngành. - Hà Nội có đa dạng tài nguyên sinh vật, sinh thái và du lịch Hà Nội còn có nhiều ao, hồ, đầm là vết tích của con sông Hồng trước đây đã đi qua. Ở huyện Thanh Trì và Hoàng Mai có nhiều hồ lớn và nông, trong đó có hồ Linh Đàm và hồ Yên Sở. Do có nhiều ao hồ, nên có tên Thanh Trì (ao xanh). Trước khi đắp đê, sông Hồng hay đổi dòng chảy, khiến cho một số đoạn sông bị cắt riêng ra thành hồ lớn và sâu. Tiêu biểu cho loại hồ này là Hồ Tây. Hồ Hoàn Kiếm từng là một hồ rất rộng, nhưng thời thuộc Pháp đã bị lấp tới hơn một nửa. Các hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh, hồ Thủ Lệ trước kia thông nhau, nay bị lấp nhiều chỗ và bị chia cắt thành các hồ riêng biệt. Ngoài các sông lớn như sông Hồng (đoạn đi qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà), sông Đà, sông Tích, sông Đáy còn có các sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Nhuệ, v.v . Các sông này bị tình trạng lấn chiếm, đổ phế thải hai bên bờ, cũng như bùn đất theo nước thải chảy xuống làm cho hẹp lại và nông. Hiện Hà Nội đang thực hiện các dự án "xanh hóa" các con sông của mình với các biện pháp như kè bờ, nạo vét, xây dựng hệ thống lọc nước thải trước khi đổ xuống sông. Có con sông đã mất hẳn, như sông Ngọc Hà từng chảy qua Hoàng thành. Hà Nội có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc, có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch, nhờ vậy cũng hỗ trợ cho sự phát triển của ngành thương mại. 1.1.1.3. Các yếu tố về con người và nguồn nhân lực Đến năm 2008, dân số trung bình của Hà Nội là 6,1 triệu người, mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2.881 người/km 2 , tỷ lệ đô thị hoá 61,3%. Đó là những yếu tố tạo nên nhu cầu sử dụng dịch vụ để phát triển ngành thương mại. Tuy nhiên, dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái. Phân bố dân cư giữa nội và ngoại thành Hoàng Thị Thu Hương Lớp: Đầu tư 47D 4 chênh lệch lớn, mật độ trung bình ở nội thành 19.163 người/km 2 , riêng quận Hoàn Kiếm- trung tâm thương mại của thành phố có mật độ dân số là 37.265 người/km 2 , còn ở ngoại thành mật độ dân số là 1.721 người/km 2 . Điều đó gây khó khăn cho việc phân bố cơ cấu của ngành thương mại. Di dân cơ học không ngừng gia tăng, di dân đến Hà Nội chủ yếu là những người ở các tỉnh lân cận, lao động phổ thông, trong đó độ tuổi lao động hàng năm khoảng 112.000 người. Bên cạnh yếu tố tích cực bổ sung thêm lực lượng lao động vào ngành thương mại, thì sức ép về việc bố trí địa điểm, diện tích kinh doanh cho họ ở các chợ cũng tăng thêm. Lao động trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 54,2% dân số. Tỷ lệ lực lượng lao động có kỹ thuật chiếm 50,75% tổng số lao động. Chất lượng lao động khá nhất trong cả nước. Những yếu tố đó vừa thuận lợi cho việc thu hút lao động vào ngành thương mại, vừa tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá của ngành thương mại. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo còn cao, chiếm khoảng 52% số lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn, số lao động không có chuyên môn kỹ thuật còn chiếm gần 82%; Hiện tượng thiếu chuyên gia đầu đàn, các nhà quản lý cấp cao…. đang là những yếu tố gây trở ngại cho phát triển của ngành thương mại. 1.1.2. Các yếu tố trong nước và quốc tế tác động đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 1.1.2.1. Các yếu tố trong nước a) Các phương hướng phát triển thành phố Hà Nội * Quyết định số 1749/QĐ-UBND của thành phố Hà Nội ngày 31/10/2008 Quyết định đã chỉ rõ tầm nhìn Thủ đô năm 2020, những mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển đến năm 2010. Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của Ngành Thương mại Hà Nội trong thời kỳ từ nay đến năm 2020. Hoàng Thị Thu Hương Lớp: Đầu tư 47D 5 - Tầm nhìn Thủ đô đến năm 2020: Hà Nội trở thành đô thị văn minh, hiện đại, thành phố du lịch hấp dẫn của khu vực: phát huy tốt vai trò là trung tâm lớn về văn hoá, khoa học- công nghệ, giáo dục, đào tạo, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Cùng với việc hình thành và phát triển các hành lang kinh tế phía Bắc và Tây Bắc, Đông và Đông Bắc với các tỉnh phía nam Trung Quốc, không gian kinh tế- xã hội của Hà Nội được mở rộng hợp lý và phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu; các vùng ven nội, vùng ngoại thành được khai thác, khu vực đô thị Bắc sông Hồng phát triển mạnh. Dịch vụ chất lượng cao trình độ cao đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế Thủ đô. GDP bình quân đầu người dự kiến trên 6.000USD, mức thu nhập của người dân tăng lên khoảng 3 lần so với hiện nay. Hà Nội phấn đấu đi trước 5 năm, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. - Mục tiêu phát triển đến năm 2010: Thành phố đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội toàn diện, bền vững; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nền tảng vật chất- kỹ thuật và văn hoá của Thủ đô XHCN giàu đẹp, văn minh, hiện đại; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện vai trò “đầu não chính trị- hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế lớn của cả nước”. - Phương hướng phát triển: Coi trọng chất lượng phát triển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô, giữ vững và mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển đồng bộ các loại thị trường và các định chế hỗ trợ thị trường, tăng cường tính minh bạch, bình đẳng, dân chủ và độ mở của kinh tế Thủ đô phù hợp với các cam kết quốc tế. Thúc đẩy xã hội hoá, tăng cường sự hợp tác, gắn kết giữa các doanh nghiệp, các ngành, các thành phần kinh tế, tạo làn sóng đầu tư phát Hoàng Thị Thu Hương Lớp: Đầu tư 47D 6 triển mới. Đầu tư phát triển vùng ngoại thành; chủ động mở rộng và củng cố quan hệ hợp tác giữa Hà Nội với các Tỉnh, Thành phố; phát huy vai trò trung tâm kinh tế trình độ cao tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội của vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. * Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Nghị quyết đã xác lập những nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau: - Mục tiêu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là: Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển thời kỳ CNH- HĐH. Phấn đấu đạt mục tiêu cơ bản trở thành vùng công nghiệp trước năm 2020. - Nhiệm vụ chủ yếu: Về kinh tế, đưa nhịp độ tăng GDP bình quân năm đạt 10-11%( trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 14,3- 15,3%, dịch vụ 10- 11%, nông- lâm- ngư nghiệp tăng 3,5- 4,0%). Phát triển mạnh công nghiệp theo hướng công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá ngành công nghiệp mũi nhọn; Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp chủ lực như: công nghiệp chế tạo máy, thép, điện tử, đóng tàu, khai thác than, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng cao cấp, dược phẩm, chế biến nông- lâm- hải sản, dệt, da, may mặc, công nghiệp phụ trợ. Tập trung phát triển các ngành thương mại. dịch vụ, du lịch để nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hình thành các trung tâm thương mại, khu du lịch….hiện đại, chất lượng cao, ngang tầm khu vực và quốc tế mà hạt nhân là thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long- Quảng Ninh. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp sinh thái sạch, công nghệ cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Phát triển mạnh các làng nghề. Hoàng Thị Thu Hương Lớp: Đầu tư 47D 7 Phát triển các tiểu vùng: + Tiểu vùng Bắc sông Hồng- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hình thành các trung tâm kinh tế lớn gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, xây dựng khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn, thành phố Móng Cái- Quảng Ninh và các vùng sản xuất hàng hoá lớn khác là hạt nhân của vùng. + Tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng: Chuyển nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi sang nuôi trồng các loại thuỷ, đặc sản. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhất là các làng nghề có sản phẩm tinh xảo, hình thành các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với phát triển dịch vụ, du lịch. + Tiểu vùng kinh tế biển và ven biển: Phát triển các ngành đóng tàu, dầu khí, dịch vụ vận tải biển. Đẩy mạnh nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ, hải sản. Hình thành các trung tâm thương mại, du lịch, vui chơi giải trí… + Hình thành và phát triển có hiệu quả các hành lang, vành đai kinh tế với các tỉnh phía nam Trung Quốc, như hành lang Côn Minh( Trung Quốc)- Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng và hành lang Nam Ninh( Trung Quốc)- Móng Cái- Hạ Long- Hải Phòng- Đồ Sơn. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển đô thị và nông thôn văn minh, hiện đại. Từ những yếu tố trên cho thấy, các cơ hội phát triển của ngành thương mại Hà Nội từ nay đến năm 2020 và tới năm 2030 sẽ rất thuận lợi, thể hiện qua các mặt sau đây: - Trước hết, cơ hội phát triển của ngành thương mại Hà Nội không chỉ từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội nói riêng, của Vùng Thủ đô, mà còn là của cả Vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với thành phố Hà Nội là hạt nhân…Một mặt, nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ mang đến nhiều hơn nhu cầu của các ngành sản xuất về sử dụng dịch vụ phân phối chuyên nghiệp cho nghành thương mại Hà Nội ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu; Mặt khác, tạo nên quỹ hàng hoá có Hoàng Thị Thu Hương Lớp: Đầu tư 47D 8 sức cạnh tranh cao, tạo điều kiện thuận lợi để ngành thương mại cung ứng các dịch vụ phân phối chuyên nghiệp. Đồng thời, qua liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất trong các Vùng mà ngành thương mại Hà Nội có khả năng phát huy vai trò chỉ đạo và dẫn dắt các liên kết dọc định hướng theo nhu cầu thị trường, hình thành chuỗi cung ứng có giá trị gia tăng cao và bền vững cho các sản phẩm có lợi thế trong vùng, vừa thúc đẩy và tạo điều kiện để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng một cách bền vững, vừa tạo nên những rào chắn hữu hiệu bảo vệ các nhà sản xuất trong vùng trước những làn sóng hàng hoá từ thị trường thế giới thâm nhập vào vùng theo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. - Thứ hai, cơ hội phát triển của ngành thương mại Hà Nội xuất phát từ việc mở rộng không gian thị trường Hà Nội, với quy mô dân số của thành phố Hà Nội khoảng 6,1 triệu người, có thu nhập và mức sống cao. Điều đó cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ phân phối của dân cư ở Hà Nội nói riêng và ở các Vùng mà thành phố Hà Nội là hạt nhân nói chung sẽ gia tăng nhanh chóng không chỉ về số lượng, mà cả về chất lượng và trình độ của nhu cầu, tạo nên những cơ hội thuận lợi để ngành thương mại Hà Nội phát triển nhanh và bền vững hơn. - Thứ ba, nhờ sự gia tăng các làn sóng thu hút đầu tư nước ngoài, phát huy vai trò hạt nhân của Hà Nội trong hợp tác với các tỉnh trong các Vùng, một mặt làm gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ phân phối của các ngành sản xuất của dân cư và khách vãng lai, mặt khác tạo điều kịên thuận lợi cho quá trình cải cách cơ cấu của ngành thương mại Hà Nội theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Cũng như hệ thống giao thông và kết cấu hạ tầng được hoàn chỉnh sẽ tạo nhiều điều kiện và địa điểm thuận lợi cho phát triển mạng lưới các loại hình thương mại quy mô lớn và hiện đại. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng với việc xuất hiện nhiều khu đô thị lớn, khu công nghiệp và khu dân cư, cũng như những dòng du lịch sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng các dịch vụ phân phối theo hướng hiện đại hoá, tạo cơ sở cho phát Hoàng Thị Thu Hương Lớp: Đầu tư 47D 9 triển thương mại hiện đại, bền vững. Các nguồn lực được thu hút theo hướng xã hội hoá cũng tạo điều kiện để phát triển hệ thống phân phối các doanh nghiệp thương mại Hà Nội. Vì vậy, cần khai thác được những cơ hội phát triển theo những tác động cụ thể của mỗi nhân tố bên trong để có định hướng đúng nhằm khai thác được các lợi ích thương mại từ những cơ hội này cho tăng của ngành. Bên cạnh đó, cũng thấy rõ hơn những thách thức xuất phát từ thực trạng của ngành thương mại so với các yêu cầu phát triển ngành thương mại Hà Nội trong những năm tới, đặc biệt là với việc thực hiện các mục tiêu về giá trị tăng thêm của ngành thương mại trong khu vực dịch vụ, tỷ trọng thương mại hiện đại trong tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ, giá trị gia tăng của ngành thương mại trong tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng/người…Điều đó đòi hỏi sự đổi mới cả về cơ cấu, số lượng, tốc độ và chất lượng tăng trưởng của ngành trong từng thời kỳ, cũng như bổ sung những giải pháp để vượt qua thách thức với chi phí thấp nhất. b) Môi trường trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đang tạo ra những thuận lợi và thách thức cho hoạt động xuất khẩu của Hà Nội: - Trở thành thành viên chính thức của WTO, chúng ta thực sự được tham dự vào sân chơi lớn, thị trường lớn- thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn và có được những cơ chế tự vệ hữu hiệu trong các vụ tranh chấp thương mại, giảm thiểu các vụ kiện bán phá giá…Nếu biết khai thác thì đây sẽ là thời cơ lớn để chúng ta mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu. - Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, một yếu tố đặc thù thuận lợi cho phát triển xuất khẩu của Hà Nội là xu hướng liên kết hợp tác giữa các thủ đô, thành phố lớn trong khu vực: mạng lưới hợp tác citynet của các Thành phố Châu Á, hợp tác giữa Hà Nội và hơn 60 thành phố và thủ đô các nước. Với vị thế Thủ đô, là Hoàng Thị Thu Hương Lớp: Đầu tư 47D 10 [...]... của ngành thương mại Có thể nói đây là một hoạt động đầu tư quan trọng nhất của ngành thương mại, nó giúp duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh thương mại của ngành Hoạt động đầu tư vào ngành kinh doanh thương mại là đầu tư vào hoạt động lưu thông hàng hoá, đầu tư vào việc phát triển thị trường hàng hoá, đầu tư phát triển xuất nhập khẩu của thành phố Trong những năm từ 2004 đến nay, hoạt động đầu. .. 1.2.1 Thực trạng huy động vốn vào ngành thương mại Hà Nội 1.2.1.1 Xét về số lượng vốn đầu tư Trong những năm qua, tình hình đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội đã có những chuyển biến rất tốt, thể hiện rõ rệt thông qua sự gia tăng về vốn đầu tư vào ngành thương mại Vài năm gần đây ngành thương mại đã thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư, qua đó, tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành thương mại trong tổng số vốn đầu. .. dự án đầu tư Nếu giai đoạn này thực hiện không thu được lợi nhuận lớn thì dự án không thành công Hoàng Thị Thu Hương 19 Lớp: Đầu tư 47D Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đầu tư vào kinh doanh thương mại là hai nội dung lớn trong hoạt động đầu tư vào thương mại Ngoài ra còn một số nội dung khác nữa như đầu tư vào nguồn nhân lực, đầu tư vào xuất nhập khẩu… 1.2 Thực trạng đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội.. . quản lý hoạt động đầu tư thương mại 1.2.3.1 Trình tự quản lý dự án đầu tư ngành thương mại Một dự án đầu tư trong lĩnh vực thương mại được xây dựng và thực hiện theo những trình tự nhất định được quy định trong quy chế đầu tư áp dụng đối với các dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn thành phố Theo đó các dự án đầu tư thương mại trước khi được thực hiện phải được trình lên Sở Kế hoạch- Đầu tư là cơ quan quản... vào ngành thương mại 1.3.1.1 Kết quả trực tiếp từ hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội Kết quả trực tiếp từ hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội đã đạt được đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng mà ngành thương mại đã xây dựng được trong những năm qua: a) Thực trạng phát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội * Về số lượng chợ Tới cuối năm 2007, trên địa bàn thành phố Hà Nội.. . tiêu phát triển thương mại, đòi hỏi phải có một số lượng lớn vốn đầu tư kể cả vốn cố định và vốn lưu động Vì vậy, thành phố Hà Nội cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư hấp dẫn hơn nhằm thu hút đầu tư vào thành phố mình Muốn xác định được vốn đầu tư phải căn cứ vào giá trị tăng thêm của GDP thương mại do đầu tư mới và tỷ trọng suất đầu tư ( hệ số ICOR) Với những mục tiêu mà thành phố Hà. .. tư 47D Dự án đầu tư vào ngành thương mại Quản lý dự án ở doanh nghiệp Sở Kế hoạch- Đầu tư quản lý vĩ mô đối với tất cả các dự án đầu tư Sở Công Thương quản lý vĩ mô đối với các dự án đầu tư thương mại 1.2.3.2 Các cấp quản lý hoạt động đầu tư của ngành thương mại a) Quản lý ở cấp vĩ mô Sở Công Thương Hà Nội là một cơ quan quản lý vĩ mô về thương mại, vì vậy những dự án đầu tư về thương mại dịch vụ thuộc... động đầu tư vào ngành thương mại Để làm rõ được đặc điểm của hoạt động đầu tư vào ngành thương mại, chúng ta xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm của ngành thương mại Sản phẩm của ngành thương mại có sự khác biệt so với sản phẩm của ngành khác là ở chỗ sản phẩm của ngành thương mại có tính vô hình Tính vô hình này được thể hiện ở chỗ khách hàng không được nhận sản phẩm thực của hoạt động thương mại mà... trường nước nhà Với chủ trương vốn nội lực là chủ yếu, ta sẽ giữ vững được lợi thế nước chủ nhà và thu được lợi từ việc hợp tác đầu tư với nước ngoài Đây là một bài học lớn trong công tác quản lý đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.2 Tình hình sử dụng vốn đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội Trong những năm gần đây, đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội có chiều... đến nay, hoạt động đầu tư vào kinh doanh thương mại của ngành thương mại Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, vốn đầu tư vào kinh doanh thương mại tăng trung bình 2,0 lần qua các năm, từ đó cho thấy ngành thương mại nói chung và các doanh nghiệp trong ngành đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh thương mại đối với sự tồn tại và phát triển của ngành nói chung và của các doanh nghiệp . chương: Chương 1: Thực trạng đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội giai đoạn 2005- 2008 Chương 2: Giải pháp phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020,. nhập khẩu… 1.2. Thực trạng đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội giai đoạn 2005-2008 1.2.1. Thực trạng huy động vốn vào ngành thương mại Hà Nội 1.2.1.1. Xét