Liên quan đến sản phẩm có hàng loạt các quyết định mà mỗi công ty đều phải quan tâm đó là:các quyết định về nhãn hiệu ; các quyết định liên quan đến bao gói và dịch vụ; các quyết định về
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
BỘ MÔN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
TIỂU LUẬN
MÔN HỌC MARKETING CĂN BẢN
Tên đề tài: Chính sách sản phẩm của hãng điện thoại di động NOKIA.
Giảng viên hướng dẫn:ThS Nguyễn Thị Hường Sinh viên thực hiện : Phan Thị Diễm
Lớp : Đ5QL2
Hà Nội - năm 2011 Mục lục
Trang 2DANH MỤC
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở lí luận về Chính sách sản phẩm
I Quyết định về nhãn hiệu
II Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm
III Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm
IV Quyết định về thiết kế và marketing sản phẩm mới
Chương II: Thực trạng chính sách sản phẩm của hãng điên thoại di
động Nokia
A)Khái quát về công ty Nokia
B)Thực trạng chính sách sản phẩm của hãng điện thoại di động
III Chính sách về chủng loại, danh mục sản phẩm của hãng
điện thoại di động Nokia
IV Thiết kế và Marketing sản phẩm mới của hãng điện thoại
di động Nokia
Chương III: Giải pháp trong xây dựng và thực hiện các chính
sách về sản phẩm của hãng điện thoại di động Nokia
Danh mục tài liệu tham khảo
TRANG
34689101313151516161718
1818
21212121212223
Trang 3Lời nói đầu:
Nokia là công ty hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông di động, nhà sản xuất điện thoại lớn nhất Phần Lan Nokia hiểu rõ cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển và cũng là nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện Marketing Ngược lại, một chính sách Marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn trong thị trường nhiều người bán, ít người mua này.Và hãng sản xuất điện thoại di động Nokia đã chọn Marketing hiện đại là kim chỉ nam để tiến bước Khác với các quan điểm Marketing đi trước như: Quan điểm tập trung vào sản xuất, quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm, quan điểm tập trung vào bán hàng Marketing hiện đại đã khắc phục được những nhược điểm của các quan điểm Marketing trước đó Quan diểm này khẳng định rằng :
“Chìa khóa để đạt được những mục tiêu trong kinh doanh của doanh nghiệp là doanh nghiệp phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu, từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn đối thủ cạnh tranh.
Sử dụng Marketing hiện đại tức là phối hợp hiệu quả 4 công cụ đáp ứng nhu cầu thị trường(4 P): sản phẩm; giá cả; phân phối và xúc tiến hỗn hợp.
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của hệ thống marketing Mix Liên quan đến sản phẩm có hàng loạt các quyết định mà mỗi công ty đều phải quan tâm đó là:các quyết định về nhãn hiệu ; các quyết định liên quan đến bao gói và dịch vụ; các quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm; các quyết định liên quan đến thiết kế và Marketing sản phẩm mới và các quyết định liên quan đến chu kì sống của sản phẩm Để hình thành các quyết định trên các nhà quản trị Marketing cần phải có đầy đủ những thông tin cần thiết từ phía khách hàng - thị trường đối thủ cạnh tranh và cân nhắc từ phía công ty
sản phẩm trong quá trình tiến tới mục tiêu của mình Vận dụng lí thuyết Marketing Mix vào thực tiễn , đặc biệt là chính sách sản phẩm đã giúp hãng điện thoại di động Nokia gặt hái được những thành công gì trên thị trường và định hướng ra sao cho sự phát triển trong tương lai? Để trả lời cho câu hỏi đó
em đã lựa chọn đề tài: “ Chính sách sản phẩm của hãng điện thoại di động
Nokia’’.
Là một sinh viên, do năng lực còn hạn chế nên vấn đề em trình bày có thể còn chưa được đầy đủ và sâu sắc Em rất mong nhận được những lời khuyên bổ ích, sự chỉ bảo từ các thầy, cô giáo để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Hường- Giảng viên bộ môn marketing- lớp Đ5Ql2 đã tận tình, giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này.
Trang 4và những quyết định liên quan đến sản phẩm.
Khi nói về sản phẩm người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại vật chất cụ thể và do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sát được Đối với các chuyên gia Marketing họ hiểu sản phẩm ở một phạm vi rộng hơn nhiều
Với họ : Sản phẩm là tất cả những hiện vật, những yếu tố có thể thõa mãn nhu cầu hay mong muốn được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng
Có thể hiểu là : Sản phẩm là vật phẩm, dịch vụ, yếu tố có khả năng thõa mãn được yêu cầu người sử dụng, được trao đổi trên thị trường nhằm mục tiêu nhất định
Theo quan điểm này sản phẩm hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữu hình, vô hình (dịch vụ), những yếu tố vật chất, phi vật chất Trong thực tế, người
ta thường xác định sản phẩm thông qua đơn vị sản xuất
Đơn vị sản phẩm là chỉnh thể riêng biệt được đặc trưng bởi kích thước, giá
cả, hình thức bên ngoài, yếu tố khác Nó là một chỉnh thể chứa đựng những yếu
tố, đặc tính và thông tin khác nhau về sản phẩm Những yếu tố, đặc tính và thông tin đó có thể có những chức năng Marketing khác nhau Khi tạo ra một mặt hàng người ta xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo 3 cấp độ có những chức năng Marketing khác nhau:
Trang 5gói chất
lượng
Đặc
tính
Bố cục bên ngoài
Những lợi ích căn bản bảnbản
Trang 6trong nhu cầu của họ Chỉ như vậy mới tạo ra những sản phẩm có khả năng thỏa mãn đúng và tốt những lợi ích mà khách hàng mong đợi.
- Cấp độ sản phẩm hiện thực: Đó là những yếu tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của hàng hóa Những yếu tố bao gồm : Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, đặc tính, bố cục bề ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể, và đặc trưng của bao gói Trên thực tế, khi tìm mua những yếu tố cơ bản, khách hàng dưa vào yếu tố này Nhờ hàng loạt yếu tố này nhà SX khẳng định sư hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến DN, họ phân biệt hàng hóa của hảng này với hãng khác
- Cấp độ sản phẩm bổ sung Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi việc lắp đặt, những dich vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành và điều kiện hình thức tín dụng ==> Nó chính là phần tăng thêm vào sản phẩm hiện hữu, những dich vụ, lợi ích khác để phân biệt, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn, đem lại thành công cho DN
Mỗi cấp độ trên đều vai trò riêng nhưng cả ba cấp độ mới tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh
Liên quan đến sản phẩm còn có hàng loạt các quyết định mà mỗi công ty đều phải quan tâm Đó là: các quyết định vế nhãn hiệu, quyết định liên quan đến bao gói và dịch vụ, quyết định chủng loại danh mục sản phẩm, các quyêt định liên quan đến thiết kế và marketing sản phẩm mới và các quyết định liên quan tới chu kì sống của sản phẩm Để hình thành các quyết định trên các nhà quản trị marketing cần phải có đầy đủ thông tin cần thiết từ khách hàng - thị trường đối thủ cạnh tranh và cân nhắc từ phía công ty
I.
Quyết định về nhãn hiệu:
Đây là một trong những quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược marketing Nó có liên quan trực tiếp tới ý đồ định vị sản phẩm và xây dựng hình ảnh sản phẩm DN trên thị trường.Vậy nhãn hiệu là gì? Nó được cấu thành bởi yếu tố nào?
Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận sả phẩm của một người bán hay của một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Như vây loại trừ chúng được tạo như thế nào, chức năng của nhãn hiệu thể hiện trên hai phương diện: khẳng định ai là người bán gốc(xuất xứ) sản phẩm và phân biệt chúng với sản phẩm cạnh tranh như thế nào? Nhãn hiệu có các bộ phận
cơ bản là:
- Tên nhãn hiệu: là bộ phận của nhãn hiệu ta có thể đọc được
- Dấu hiệu của nhãn hiệu:(Bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu chữ đặc thù ).Đó là bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhân biết được, nhưng không thể đọc được
Trang 7Ngoài ra, ta cần quan tâm đến 2 khái niệm có liên quan đến phương diện quản lí nhãn hiệu Đó là:
- Dấu hiệu hàng hóa: là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được đăng kí tại cơ quan quản lí nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt pháp lí
- Quyền tác giả: là quyền đôc chiếm tuyệt đối về sao chụp, xuất bản, bán nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật
Những phân tích trên chỉ là sự xem xét nhãn hiệu trên phương diện là sản phẩm của thiết kế Khi sản phẩm được gắn nhãn hiệu và đưa ra chào bán trên thị trường thì mọi khía cạnh đặc trưng và các đặc tính đặc thù gắn liền với sản phẩm phong tục và phong cách phục vụ của DN đều được người tiêu dùng liên tưởng
đến nhãn hiệu và được họ quy về yếu tố cấu thành nhãn hiệu Theo Marketing đó
là sư hứa hẹn của người bán với người mua về sự cung cáp một tập hợp các tính chất lơi ích và dịch vụ
Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình các DN phải quyết định hàng loạt vấn đề liên quan đến nhãn hiệu sản phấm Các vấn đề cơ bản nhất thì thường phải quyết định là:
* Quyết định viêc dán nhãn, có dãn nhãn hay không?
Trên thị trường kinh tế những năm gần đây, vấn đề dán nhãn hiệu đã được phần lớn các nhà DN lưu ý hơn Tuy nhiên đôi khi một số sản phẩm được bán trên thị trường không có nhãn hiệu rõ ràng Việc gắn nhãn cho sản phẩm đem lại những ưu điểm :
- Để dễ sử lí đơn hàng
- Tạo dấu hiệu thương mại tránh hàng giả, hàng nhái
- Thu hút, giữ chân khách hàng
- Giúp DN phân khúc thị trường
- Giúp tạo dựng hình ảnh của công ty
* Quyết định ai là người chủ nhãn hiệu sản phẩm?
Thường thì nhà SX nào cũng muốn chính mình làm chủ đích thực về nhãn hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra Tuy nhiên vì những lí do khác nhau nên có 3 cách :
- Tung ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính nhà sản xuất
- Tung sản phẩm ra thi trường với nhãn hiệu của nhà trung gian
- Vừa nhãn hiệu của nhà SX , vừa nhãn hiệu của nhà trung gian
* Quyết định về hàng hóa gắn nhãn hiệu
* Quyết định về quan hệ họ hàng của nhãn hiệu
Trang 8- Phải nói lên được lợi ích xã hội
- Chất lượng sản phẩm
- Dễ đọc, dễ nhớ, dễ nhận dạng, tránh được nghĩa xấu ở các nước khác
* Quyết định việc mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu
Mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu là bất kì một mưu toan nào hướng vào việc sử dụng một tên nhãn hiệu đã thành công gắn với một mặt hàng cải tiến hay một sản phẩm mới để đưa chúng ra thị trường Việc mở rộng này có ưu điểm: tiết kiệm được chi phí để tuyên truyền quảng cáo, đảm bảo cho sản phẩm được khách hàng tiếp nhận nhanh hơn thông qua nhãn hiệu quen thuộc Nhưng nếu sản phẩm mới không được ưa chuộng thì sẽ làm giảm uy tín của bản thân nhãn hiệu
đó cho tất cả các sản phẩm
II Quyết định về bao gói và dịch vụ sản phẩm
*Quyết định về bao gói sản phẩm:
- Một số sản phẩm đưa ra thị trường không cần phải bao gói Nhưng đa số sản
phẩm bao bì là yếu tố quan trọng về các phương diện khác nhau
Bao gói thường có 4 yếu tố cấu thành : lớp tiếp xúc trực tiếp, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả sản phẩm trên bao gói
Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing, bởi vì: sự phát triển của hệ thống hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng tăng; mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng càng tăng; Bao bì góp phần tao ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu; Tạo ra khả năng và ý niêm về sự cải tiến sản phẩm
Để tạo ra bao gói có hiệu quả cho sản phẩm nhà quản trị markeing phải thông qua hoàng loạt quyết định kế tiếp như sau:
- Xây dựng quan niệm về bao gói: bao bì phải tuân thủ nguyên tắc nào? Nó đóng vai trò như thế nào đối với môt mặt hàng cụ thể? Nó phải cung cấp những thông tịn gì về sản phẩm?
- Quyết định về các khía cạnh:kích thước, hình dáng, vật liệu,màu sắc, nội dung trình bày và có gắn nhãn hiệu hay không?
- Quyết định về thử nghiệm bao gói bao gồm: thử nghiệm về kĩ thuật, thử nghiệm
về hình thức, về kinh doanh, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng
- Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội, lợi ích của người tiêu dùng và bản thân công ty
- Quyết định về các thông tin trên bao gói Thông thường những thông tin chủ yếu như:
⋅ Thông tin về sản phẩm, chỉ rõ đó là hàng gì?
⋅ Thông tin về phẩm chất sản phẩm
⋅ Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất, và đặc tính của sản phẩm
Trang 9⋅ Thông tin về kĩ thuật an toàn khi sữ dụng
⋅ Thông tin về nhãn hiệu TM và các hình thức hấp dẫn để kích thích tiêu dùng
⋅ Các thông tin do luât quy định
Sau khi đưa ra quyết định về bao bì sản phẩm cần tiến hành sản xuất thực nghiệm bao bì để phát hiện ra những sai sót, kĩ thuật, hình thức, kiểu dáng Tiếp theo là điều chỉnh để đưa ra thị trường
Một số yếu tố quyết định bao bì:
⋅ Sự nhất quán trong phối hợp
III.Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm:
Chủng loại sản phẩm là một nhóm sản phẩm có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá
Trang 10Quyết định về chủng loại sản phẩm bao gồm những quyết định về bề rộng
và danh mục sản phẩm
* Quyết định về bề rộng sản phẩm: Phát triển chủng loại
Bổ sung mặt hàng chủng loại Đầu tiên để hiểu rõ hơn về những quyết định bề rộng sản phẩm, ta cần hiểu được thế nào là bề rộng chủng loại sản phẩm? Đó là sự phân giải về số lượng các măt hàng thành phần theo một tiêu thức nhất định, ví dụ như kích cỡ, theo công suất
Mỗi công ty thường có cách thức lựa chọn bề rộng chủng loại sản phẩm khác nhau, tùy thuộc mục đích mà công ty theo đuổi Các công ty theo đuổi mục tiêu cung cấp một chủng loại đầy đủ hay phấn đấu để chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị trường có chủng loại sản phẩm rộng, nhưng trường hợp này họ sản xuất
cả những sản phẩm sinh lời ít Ngược lại những công ty quan tâm đến mức sinh lời cao của sản phẩm Dù quyết định ban đầu của công ty như thế nào, thì công ty cũng gặp phải vấn đề là mở rộng hay duy trì bề rộng của những loại sản phẩm bằng cách nào? Giải quyết vấn đề này công ty có 2 lựa chọn:
- Phát triển chủng loại bằng cách:
+ Phát triển hướng xuống dưới
+ Phát triển hướng lên trên
+ Phát triển theo cả 2 hướng trên
- Bổ sung mặt hàng cho chủng loai sản phảm Có nghĩa là theo bề rộng công ty
đã lựa chọn, công ty cố gắng đưa những mặt hàng mới trong khuôn khổ đó Việc
bổ sung đó xuất phát từ mục đích:
+ Mong muốn có thêm lợi nhuận
+ Để lấp chổ trống trong chủng loại hiện có
+ Tận dụng năng lực sản xuất dịch vụ dư thừa
+ Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ
Khi bổ sung những sản phẩm mới trong cùng một chủng loại công ty phải tính đến khả năng giảm mức tiêu thụ của sản phẩm khác Để làm giảm bớt ảnh hưởng này công ty phải đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm mới khác hẵn so với sản phẩm đã có
* Quyết định về danh mục sản phẩm:
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm, các đơn vị sản phẩm do một người bán cụ thể đem chào bán cho người mua Danh mục sản phẩm được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của nó
- Bề rộng của danh mục là tổng số các chủng loại sản phẩm do công ty sản xuất
- Mức độ phong phú là tổng số những mặt hàng thành phần của nó
- Bề sâu của danh mục là tổng số các đơn vị sản phẩm cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của một chủng loại Vd kem đánh răng P/S tuộc chủng loại
Trang 11kem đánh răng Nó có 2 loại kiểu đóng gói với 3 lọai hương vị như trà xanh, trà chanh, muối Khi đó bề sâu của danh mục sản phẩm là 6 sản phẩm cụ thể.
- Mức độ hài hòa: phản ánh mức đô gần gũi của sản phẩm thuộc các nhóm chủng loại khác nhau xét theo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng hoặc những yêu càu
về tổ chức sản xuất , các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó
IV Thiết kế và marketing sản phẩm mới.
Một số nguyên nhân khiến cho các nhà quản lí marketing phải đưa ra chính sách sản phẩm mới là:
- Do thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh Công ty không thể tồn tại và phát triển nếu chỉ dựa vào sản phẩm hiện tại Vì vây cần quan tâm đến phát triển sản phẩm mới
Việc thiết kế tạo ra sản phẩm mới là cần thiết,nhưng có thể maọh hiểm đối với DN Nhằm hạn chế những rủi ro, những nhà sáng tạo phải tuân thủ nghiêm các bước trong quá trình tạo sản phẩm mới và đưa nó ra thị trường
Việc thiết kế sản phẩm mới thường trải qua 3 giai đoạn: sự hình thành ý tưởng; lựa chọn ý tưởng; soạn thảo thẩm định dự án
- Hình thành ý tưởng:
+ Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng
+ Từ nghiên cứu khoa học
+ Từ nhân viên hay bằng sáng chế
- Soạn thảo thẩm định dự án mới
Trang 12Sau khi có những ý tưởng được lựa chọn, mỗi ý tưởng phải được xây dựng thành dự án sản phảm mới Sau đó cần thẩm định, tức là thử nghiệm quan điểm
và thái độ của khách hàng mục tiêu Qua những thẩm định sự kết hơp những phân tích sẽ lựa chon được dự án sản phẩm chính thức
- Soạn thảo chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Bao gồm
+ Mô tả quy mô, cấu trúc thị trường, thái độ của khách hàng trên thị trường mục tiêu, xác lập vị trí sản phẩm, chỉ tiêu về khối lượng bán, thị phần, lợi nhuận+ Trình bày quan điểm về phân phối sản phẩm và dự đoán chi phí Marketing năm đầu
+ Trình bày những mục tiêu tương lai về các chỉ tiêu: tiêu thụ, lợi nhận, quan điểm chiến lược lâu dài về các yếu tố Marketing -mix
- Thiết kế sản phẩm mới
Các dự án được thể hiện thành sản phẩm hiện thực, sau đó càn theo dõi, thử nghiệm chức năng của nó trong phòng thí nghiệm, kiểm tra thông qua khách hàng hay người tiêu dùng để biết được ý kiên của họ
-Thử nghiệm trong điều kiện thị trường
Nếu sản phẩm đã qua việc thử nghiệm chức năng, sự kiểm tra của người tiêu dùng, công ty sẽ sản xuất một loạt nhỏ để thử nghiệm trong điều kiện thị trường Mục tiêu chủ yếu là để thăm dò thị trường, khả năng mua, dự báo chung
về mức tiêu thụ
- Triển khai sản xuất hàng loạt và quyết định tung ra thị trường sản phẩm mới
Đây là quyết định quan trọng, Giai đọan này công ty phải thông qua 4 quyết định:
+ Khi nào tug ra sản phẩm mới chíh thức vào thị trường?
+ Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu?
+ Sản phẩm mới tập trung bán cho đối tượngk nào?
+ Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ trợ nào xúc tiến việc bán?