1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

20 3,9K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 436,52 KB

Nội dung

Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004 quy định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau: Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán, hàng hóa, dịch vụ; Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Trang 1

I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNH VI THỎA THUẬN

HẠN CHẾ CẠNH TRANH I.1 Khái niệm

Điều 8 Luật Cạnh tranh 2004 quy định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau:

- Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;

- Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

- Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán, hàng hóa, dịch vụ;

- Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;

- Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;

- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;

- Thông đồng để một hoặc các bên của thỏa thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ

Như vậy, Luật Cạnh tranh 2004 không đưa ra định nghĩa chung nhất cho các hành

vi “thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” mà chị liệt kê các dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

cần phải được kiểm soát Dựa vào các đặc điểm chung của các dạng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cần phải kiểm soát trên, có thể rút ra định nghĩa về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như sau:

Trang 2

Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp (hai doanh nghiệp trở lên) bằng các hành vi có tác động làm sai lệch, hạn chế cạnh tranh nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc có tác động hạn chế khả

năng hành động độc lập của đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan.

I.2 Đặc điểm

Thứ nhất, về chủ thể, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là sự thống nhất cùng hành

động giữa các chủ thể kinh doanh là đối thủ cạnh tranh của nhau (thỏa thuận ngang) Việc chủ thể của thỏa thuận cạnh tranh có phải là doanh nghiệp hay không là vấn đề không quan trọng Vấn đề cốt lõi là các chủ thể này phải là những chủ thể kinh doanh trên một thị trường liên quan (bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan) Luật Cạnh tranh 2004 của Pháp và của Liên minh Châu Âu cũng đều coi chủ thể

bị áp dụng các quy định của pháp luật về kiểm soát thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là các doanh nghiệp

Doanh nghiệp, theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Cạnh tranh 2004, được hiểu

là các tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam Doanh nghiệp là chủ thể tạo nên và quyết định mức độ cũng như hình thức của cạnh tranh, đồng thời, cũng chính các doanh nghiệp có thể gây hạn chế, giảm bớt hay thậm chí triệt tiêu cạnh tranh do chính mình tạo ra bằng các thỏa thuận Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là giữa các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau hoặc có thể là giữa những doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau trong cùng một chuỗi sản xuất hay cung ứng sản phẩm, dịch vụ

Trang 3

Như vậy, trong Luật Cạnh tranh 2004, thuật ngữ doanh nghiệp được sử dụng để chỉ tất cả các chủ thể kinh doanh ở Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/4/2010 về Đăng ký doanh nghiệp

Thứ hai, nội dung của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường tập trung vào các

yếu tố cơ bản của quan hệ thị trường mà các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau như: giá

cả, thị trường, trình độ kỹ thuật, công nghệ, điều kiện ký kết hợp đồng và các yếu tố khác trong nội dung hợp đồng

Trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đòi hỏi phải có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên tham gia thỏa thuận thông qua sự thể hiện và thống nhất ý chí của những người có thẩm quyền và hướng tới mục đích hạn chế cạnh tranh Vì vậy, thoả thuận hạn chế cạnh tranh thường là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng giữa các bên tham gia với nhau liên quan đến một hoặc một số nội dung hay yếu tố nào đó của thị trường Tuy nhiên, cũng có trường hợp các bên tham gia không trực tiếp thỏa thuận với nhau mà gián tiếp đạt được sự thoả thuận thông qua các nghị quyết, quyết định hay hành động chung của Hiệp hội mà các bên là thành viên Sở dĩ trường hợp này cũng được coi

là thoả thuận bởi khi các doanh nghiệp tham gia và là thành viên của hiệp hội, tự nguyện chấp nhận hay đồng tình theo những cam kết hay chủ trương chung của hiệp hội, chấp nhận cho phép hiệp hội được đưa ra nghị quyết, quyết định hoặc hành động chung và bản thân các doanh nghiệp thành viên tuân thủ theo thì đó cũng chính là một sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp thành viên đã đạt được Hình thức của thỏa thuận dạng kiểu như vậy gần như mang tính chất uỷ quyền quyết định cho hiệp hội do vậy có giàng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý với các thành viên Ngoài ra, thoả thuận hạn chế cạnh tranhcòn có thể biểu hiện dưới dạng các cam kết tuân thủ hay đáp ứng những yêu cầu do một hoặc một số bên đặt ra Trong thực tế, có trường hợp các doanh nghiệp thực hiện những hành vi giống nhau nhưng không vì thế mà có thể kết luận giữa các doanh nghiệp có sự thoả thuận bởi có thể đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên trên cơ

sở tính toán và đưa ra quyết định một cách độc lập của từng doanh nghiệp Chỉ có thể quy kết là có sự tồn tại một thoả thuận nếu có thông tin, chứng cứ cho thấy rằng giữa các doanh nghiệp đã có sự gặp gỡ, trao đổi và thống nhất giữa ý chí, hay nói cách khác các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói và hành động chung mà không bị tác động bởi bất cứ

lý do nào

Trang 4

Thứ ba, hậu quả của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là làm giảm, làm sai lệch hay

cản trở hoặc thậm chí triệt tiêu các hoạt động cạnh tranh bình thường trên thị trường Tuy nhiên, hậu quả này có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chỉ đòi hỏi đảm bảo các yếu tố cấu thành về mặt hình thức Khi xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không cần xét đến hậu quả thực tế mà chỉ cần xác định hậu quả về mặt hình thức Hậu quả thực tế chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ trách nhiệm pháp lý hay mức phạt

Theo Luật Cạnh tranh của Liên minh Châu Âu thì thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

có thể bao gồm 3 dạng sau:

- Thỏa thuận thông thường: thể hiện sự ký kết ý chí của ít nhất là hai bên Đối với dạng thỏa thuận này, hình thức của thỏa thuận không đóng vai trò quyết định (có thể công khai hoặc không công khai, song phương hoặc đa phương, định danh hoặc không);

- Quyết định liên kết doanh nghiệp: dưới bất kỳ hình thức nào có thể là hiệp hội, nghiệp đoàn;

- Và các thỏa thuận khác không thuộc hai trường hợp trên (đây là quy định mang tính dự phòng)

http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=2721&CateID=274

Trang 5

II NHỮNG THỎA THUẬN CẠNH TRANH ĐANG BỊ KIỂM SOÁT II.1 Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hay gián tiếp (Khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh)

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 116/2005/NĐ-CP đã quy định cụ thể về thỏa thuận ấn định giá bao gồm các hành vi từ khoản 1 tới khoản 8 đó là:

- Áp dụng thống nhất mức giá với một số hoặc tất cả khách hàng

- Tăng giá hoặc giảm giá ở mức cụ thể

- Áp dụng công thức tính giá chung

- Duy trì tỷ lệ cố định về giá của sản phẩm liên quan

- Không chiết khấu giá hoặc áp dụng mức chiết khấu giá thống nhất

- Dành hạn mức tín dụng cho khách hàng

- Không giảm giá nếu không thông báo cho các thành viên khác của thỏa thuận

- Sử dụng mức giá thống nhất tại thời điểm các cuộc đàm phán về giá bắt đầu

Thỏa thuận ấn định giá gây hạn chế cạnh tranh vì nó đã loại trừ một trong các yếu tố tạo nên sự quyết liệt trong cạnh tranh, đó là yếu tố giá cả Về kinh doanh, hành vi này bị coi là trái đạo đức, chuẩn mực kinh doanh khi nó trực tiếp hành vi bóc lột khách hàng (mua hàng giá đắt) hoặc bóc lột đối tác kinh doanh Về bản chất, nó loại trừ cơ hội lựa chọn mức giá tối ưu của hàng hóa, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng

Vụ việc thực tế:

Giữa năm 2013, 12 doanh nghiệp Bảo hiểm trên lãnh thổ Việt Nam đã bị điều tra do trước đó đã cùng bắt tay nhau để thỏa thuận ấn định giá bảo hiểm học sinh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, cụ thể nâng giá từ 60.000 đồng/năm lên 80.000 đồng/năm

Ngày 12/08/2013, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ban hành quyết định

số 07/QĐ-HĐCT giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm học sinh này Theo kết quả điều tra, hành vi của các doanh nghiệp là hành vi thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, vi phạm Khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Trang 6

Trên thị trường bảo hiểm toàn diện học sinh trong phạm vi và giai đoạn bị điều tra, thị phần kết hợp của 12 doanh nghiệp Bảo hiểm tham gia thỏa thuận chiếm 99.81%, vượt xa ngưỡng 30% trên thị trường liên quan theo quy định tại Khoản 2 điều 9 LUẬT CẠNH TRANH

(Nguồn: http://www.hoidongcanhtranh.gov.vn/default.aspx? page=news&do=detail&id=55)

II.2 Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp của hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Khoản 2 Điều 8 Luật Cạnh tranh)

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 116/2005/NĐ-CP:

Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua, bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận

Thỏa thuận phân chia nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ là việc thống nhất việc phân chia thị trường nguyên liệu, theo đó mỗi bên tham gia thỏa thuận chỉ được mua hàng hóa, dịch vụ từ một hoặc một số nguồn cung cấp nhất định

Hai hành vi nêu trên thuộc nhóm hành vi thỏa thuận phân chia thị trường

Thỏa thuận phân chia thị trường có thể hiểu là “thỏa thuận giữa các doanh nghiệp nhằm phân chia địa bàn, nguồn cung cấp đầu vào, phân chia nhóm khách hàng nhằm hạn chế sự cạnh tranh lẫn nhau” (Trang 8, Hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh

tranh - Sổ tay thỏa thuận cạnh tranh, Quyển 1, Cục Quản Lý Cạnh Tranh)

Biểu hiện của nhóm thỏa thuận này là trong một vùng thị trường đã thỏa thuận sẽ chỉ có những doanh nghiệp đã tham gia thỏa thuận đảm nhận thực hiện hoạt động kinh doanh và các doanh nghiệp đã tham gia thỏa thuận có cơ hội độc quyền trong vùng thị trường đã thỏa thuận Đây bị coi là hành vi nhằm hạn chế cạnh tranh và bị kiểm soát do có thể gây ra nhiệu hệ quả nghiêm trọng Thứ nhất, việc phân chia vùng thị trường dẫn tới việc các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận

có cơ hội “tung hoành” trên thị trường bằng những điều khoản bất lợi cho khách hàng Thứ hai, quyền lựa chọn của khách hàng bị hạn chế không phải do cơ cấu vốn có của thị trường mà là kết quả của những toan tính mang tính chiến lược của những doanh nghiệp đang hoạt động

Trang 7

Vụ việc thực tế: Năm 2005, cơ quan cạnh tranh Pháp đã tuyên phạt 3 nhà

cung cấp mạng di động lớn nhất của Pháp là SFR, Orange và Bouygues Télécom

vì hai hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh:

(1) trong suốt 6 năm từ 1997 đến 2003 ba công ty này đã trao đổi cho nhau

về các thuê bao mới và các thuê bao đã thôi không sử dụng mạng của mình và (2) từ năm 2000-2002, ba công ty này đã thỏa thuận giữ nguyên thị phần (thực chất là phân chia thị trường, hạn chế cạnh tranh lẫn nhau)

II.3 Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (Khoản 3 Điều 8 Luật Cạnh tranh)

Đây là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp về việc kiểm soát, hạn chế nguồn cung, tạo sự khan hiếm giả trên thị trường Theo quy định tại Điều 16 Nghị Định 116/2005/NĐ-CP, nhóm các thỏa thuận này được phân thành hai dạng:

Thoả thuận hạn chế: Bản chất của hành vi này là giảm nguồn cung so với

thời gian trước khi thỏa thuận Đó là việc thống nhất cắt, giảm số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường liên quan so với trước đó Cấu thành pháp lý của dạng thỏa thuận này có 2 dấu hiệu: thứ nhất,

có sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp tham gia; thứ hai, các doanh nghiệp đồng thuận cùng nhau cắt, giảm số lượng khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ so với trước đó

Thoả thuận kiểm soát: Bản chất của thỏa thuận là hạn chế nguồn cung hàng

hóa ra thị trường ở mức thấp thông qua việc thống nhất ấn định số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ở mức đủ để tạo sự khan hiếm trên thị trường Ở thỏa thuận này cấu thành pháp lý gồm 3 yếu tố cơ bản: (i)

có sự thống nhất ý chí giữa các doanh nghiệp tham gia; (ii) các doanh nghiệp ấn định lượng hàng hóa, dịch vụ mà mỗi doanh nghiệp được sản xuất, mua bán hoặc cung ứng; (iii) lượng hàng hóa dịch vụ được ấn định ở mức đủ tạo khan hiếm trên thị trường Như vậy, với dạng thỏa thuận này thì cơ quan có thẩm quyền khi điều tra phải xác định được tác động hoặc khả năng tác động đến nguồn cung cầu của thị trường

Trang 8

Nói một cách cụ thể hơn, nhóm thỏa thuận này thực chất là những toan tính tác động trực tiếp đến sự cân bằng cung - cầu của thị trường bằng cách tạo ra sự khan hiếm giả tạo hàng hóa, dịch vụ mà các doanh nghiệp đang kinh doanh, từ đó giá hàng hóa, dịch vụ bị đẩy lên cao Hệ quả của nó gây lãng phí nghiêm trọng các

nguồn lực xã hội vì đã chủ động hạn chế nguồn cung trong khi có khả năng đáp ứng qua đó trực tiếp bóc lột túi tiền người tiêu dùng, buộc họ mua hàng với giá đắt đỏ

II.4 Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư (khoản

4 Điều 8 Luật Cạnh tranh)

Có thể hiểu đây là thỏa thuận giữa các bên nhằm làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường thông qua việc hạn chế áp dụng khoa học công nghệ, hạn chế mở rộng đầu tư Theo Điều 17 Nghị Định 116/2005/NĐ-CP, nhóm thỏa thuận này có hai dạng:

Thứ nhất, thống nhất mua sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công

nghiệp để tiêu hủy hoặc không sử dụng Ý chí của các doanh nghiệp là không muốn nâng cao chất lượng cũng như năng xuất sản xuất của doanh nghiệp nhằm kìm hãm sự phát triển của loại hàng hóa và dịch vụ đó giữ cho nó ở một mức độ

mà các doanh nghiệp có thể kiểm soát dễ dàng

Thứ hai, thống nhất không đưa thêm vốn để mở rộng sản xuất, cải tiến chất

lượng hàng hóa, dịch vụ hoặc để mở rộng phát triển khác Thỏa thuận này khác thỏa thuận hạn chế số lượng, khối lượng sản xuất ở chỗ nó hạn chế việc tăng thêm

Trang 9

về số lượng vả cả chất lượng của hàng hóa, dịch vụ nhằm kìm chế sự phát triển của thị trường

Theo chúng em, trong các nhóm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì nhóm hành vi này có tác động xấu nhất Nó không những hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh mà còn kìm hãm sự phát triển đi lên của nền kinh tế bằng việc loại bỏ các phát minh, sáng chế khoa học kỹ thuật tiến bộ, đó đồng thời có thể là loại bỏ

những sáng tạo,phát minh vĩ đại của loài người

II.5 Thỏa thuận áp đặt doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán

hàng hóa, dịch vụ, hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan một cách trực tiếp đến đối tượng cửa hợp đồng (Khoản 5 Điều 8 Luật Cạnh tranh)

Đây là thỏa thuận giữa các bên nhằm áp đặt các điều kiện bất hợp lý với đối tác khi ký kết hợp đồng Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, nhóm thỏa thuận này bao gồm hai dạng cụ thể sau:

Thứ nhất, áp đặt điều kiện ký kết hợp đồng Đây là thỏa thuận thống nhất

giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trong việc cùng đặt ra một hoặc một số điều kiện tiên quyết sau đây trước khi ký kết hợp đồng đối với khách hàng của mình:

- Hạn chế về sản xuất, phân phối hàng hóa khác hoặc hạn chế đối với việc mua hoặc cung ứng dịch vụ khác không liên quan trực tiếp đến cam kết của bên nhận đại lý theo quy định của pháp luật về đại lý

Trang 10

- Hạn chế về địa điểm bán lại hàng hóa, trừ những hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Hạn chế về khách hàng mua hàng để bán lại trừ nhựng hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện, mặt hàng hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Hạn chế về hình thức, số lượng hàng hóa được cung cấp

Thứ hai, buộc chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối

tượng hợp đồng Đây là thỏa thuận thống nhất giữa các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận rằng các doanh nghiệp này sẽ rang buộc các doanh nghiệp khác (đối tác của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận) phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp hoặc người được chỉ định trước; thực hiện thêm một hoặc một số nghĩa

vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng Mục đích loại bỏ, tẩy chay đối thủ cạnh tranh, áp đặt các điều kiện không công bằng, ngăn chặn không cho gia nhập thị trường của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận Các dấu hiệu để nhận dạng:

- Thể hiện sự nhất trí của doanh nghiệp đang kinh doanh trên cùng thị trường liên quan nhằm đặt ra các điều kiện ký kết hoặc nghĩa vụ mà từng doanh nghiệp tham gia sẽ phải đưa vào những hợp đồng của mình với khách hàng trong tương lai

- Về nội dung của thỏa thuận, các doanh nghiệp tham gia nhất trí đặt ra những điều kiện tiện quyết trước khi ký kết hợp đồng mà khách hàng buộc phải chấp nhận (các điều kiện tiền hợp đồng) để có thể được ký kết hợp đồng với một, một số doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc đặt ra các nghĩa vụ không liên quan đến nội dung hợp đồng

Hậu quả nguy hiểm: các điều kiện do các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận

đặt ra tạo ra sự bất công cho các doanh nghiệp khác để hạn chế cạnh tranh Để thỏa mãn dấu hiệu nhận dạng hành vi vi phạm, các điều kiện phải đặt ra vô lý và bất bình đẳng, làm cho doanh nghiệp bị áp đặt điều kiện lâm vào tình trạng bất lợi,

để giảm thiểu sức cạnh tranh Ngoài ra, các điều kiện đó còn có mục đích ngăn chặn (đối thủ tiềm năng) hoặc loại bỏ (đối thủ đang có trên thị trường) ra khỏi thị

Ngày đăng: 18/09/2015, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w