1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch đà nẵng một cách toàn diện

72 750 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 558,69 KB

Nội dung

. MỤC LỤCMỞ ĐẦU ............................................................................... 1CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DULỊCH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ..................................11.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH .....11.1.1. Khái niệm về du lịch ...................................................11.1.2. Sản phẩm du lịch .........................................................11.1.3. Các loại hình du lịch ...................................................11.1.4. Thị trƣờng du lịch .......................................................21.1.5. Khách du lịch ............................................................... 21.1.6. Doanh nghiệp kinh doanh du lịch.............................. 21.1.7. Nguồn nhân lực du lịch ...............................................31.1.8. Xúc tiến du lịch............................................................ 31.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEOHƢỚNG BỀN VỮNG ........................................................... 31.2.1. Khái niệm phát triển du lịch theo hƣớng bền vững .31.2.2. Những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch theohƣớng bền vững .....................................................................41.2.3. Tiêu chuẩn phát triển du lịch theo hƣớng bền vững 41.3. CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH .........................................51.4. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DULỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG................51.4.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu du lịch ......................51.4.2. Các yếu tố tác động vào cung du lịch ........................61.5. CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DU LỊCHVÀ LỮ HÀNH .......................................................................61.6. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEOHƢỚNG BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI, TRONG NƢỚCVÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ ĐÀNẴNG .....................................................................................7 i 2. 1.6.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trênthế giới ....................................................................................71.6.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vữngtrong nước ............................................................................101.6.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch theo hướng bềnvững tại thành phố Đà Nẵng ................................................ 11CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀNẴNG .................Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch đà nẵng một cách toàn diệnThực trạng và giải pháp phát triển du lịch đà nẵng một cách toàn diệnThực trạng và giải pháp phát triển du lịch đà nẵng một cách toàn diện..................................................................132.1.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1

1.1.1 Khái niệm về du lịch 1

1.1.2 Sản phẩm du lịch 1

1.1.3 Các loại hình du lịch 1

1.1.4 Thị trường du lịch 2

1.1.5 Khách du lịch 2

1.1.6 Doanh nghiệp kinh doanh du lịch 2

1.1.7 Nguồn nhân lực du lịch 3

1.1.8 Xúc tiến du lịch 3

1.2 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 3

1.2.1 Khái niệm phát triển du lịch theo hướng bền vững 3 1.2.2 Những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch theo hướng bền vững 4

1.2.3 Tiêu chuẩn phát triển du lịch theo hướng bền vững 4 1.3 CHUỖI GIÁ TRỊ DU LỊCH 5

1.4 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 5

1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch 5

1.4.2 Các yếu tố tác động vào cung du lịch 6

1.5 CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH 6

1.6 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 7

Trang 2

1.6.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trên

thế giới 7

1.6.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trong nước 10

1.6.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đà Nẵng 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG 13

2.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 13

2.1.1 Giới thiệu về thành phố Đà Nẵng 13

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 13

2.2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 13 2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 13

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 14

2.2.3 Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ phát triển du lịch 15 2.3 CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 17

2.4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2001-2010 17

2.4.1 Thực trạng phát triển các loại hình du lịch 17

2.4.2 Khách du lịch 20

2.4.3 Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành 23

2.4.4 Thực trạng phát triển dịch vụ du lịch 26

2.4.5 Nguồn nhân lực du lịch 29

2.4.6 Quản lý nhà nước về du lịch 29

2.4.7 Vài trò của Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng 30

2.4.8 Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch 31

2.4.9 Phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa phương 31

Trang 3

2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 32

2.5.1 Những mặt làm được 32 2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 34 2.5.3 Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch thành phố 36

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 38 3.1 CƠ SỞ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM

2020 38

3.1.1 Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội đến năm

2020 38 3.1.2 Một số định hướng phát triển chủ yếu 38

3.2 DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 39

3.2.1 Xu hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững 39 3.2.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh và xác định những nhân tố chủ yếu trong phát triển du lịch theo hướng bền vững 40 3.2.3 Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch Đà Nẵng đến

2020 41

3.3 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 42

3.3.1 Quan điểm phát triển 42 3.3.2 Mục tiêu phát triển du lịch 43

3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 44

Trang 4

3.4.1 Định hướng thị trường khách du lịch 44

3.4.2 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 45

3.4.3 Quy hoạch du lịch trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng và quan hệ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á 45 3.4.4 Định hướng phát triển không gian du lịch 46

3.4.5 Phát triển các tuyến du lịch trọng điểm 46

3.5 XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 47

3.5.1 Cơ sở xây dựng mô hình phát triển du lịch theo hướng bền vững 47

3.5.2 Mô hình phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 47

3.6 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 49

3.6.1 Phát triển du lịch bền vững về kinh tế 49

3.6.2 Phát triển du lịch bền vững về văn hóa - xã hội 53

3.6.3 Phát triển du lịch bền vững về tài nguyên - môi trường 55 3.6.4 Giải pháp phối hợp hoạt động của các chủ thể trong mô hình phát triển du lịch bền vững 57

3.7 KIẾN NGHỊ 58

KẾT LUẬN 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lí thuận lợi, ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây Đặc biệt, Đà Nẵng có cảng biển nước sâu và sân bay quốc tế, với nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, lại nằm ở trung điểm các di sản văn hóa thế giới, cộng với bề dày lịch

sử, văn hóa, cách mạng đã tạo cho Đà Nẵng nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước

và khu vực Đông Nam Á

Những năm qua, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010, cùng với Nghị quyết 03 của Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới và chương trình hành động của UBND thành phố thực hiện Nghị quyết

33 của Bộ Chính trị, Đà Nẵng đã chú ý đầu tư cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, ban hành nhiều chương trình, đề án nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển du lịch Nhờ đó, hoạt động du lịch của thành phố đã có những bước phát triển mới Lượng du khách đến Đà Nẵng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm Giai đoạn 2001-2010, tốc độ tăng trưởng bình quân về

số lượng khách đến Đà Nẵng đạt 15,4%/năm, năm 2010 thành phố đã đón hơn 1,7 triệu du khách Tốc độ tăng trưởng về doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2001-2010 đạt gần 16%/năm, doanh thu ngành năm 2010 đạt khoảng 1.100 tỷ đồng Đến cuối năm 2010, trên địa bàn thành phố đã xúc tiến được 55 dự án đầu tư du lịch với tổng vốn đầu tư là 54.000 tỷ đồng; trong đó có 10 dự án có vốn đầu tư

Trang 6

nước ngoài với tổng vốn đầu tư 23.000 tỷ đồng và 45 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư là 31.000 tỷ đồng

Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế thì sự phát triển của du lịch Đà Nẵng chưa tương xứng và có tính đột phá, cụ thể: Thời gian lưu trú bình quân của du khách tại Đà Nẵng hầu như không tăng Hệ số

sử dụng buồng phòng bình quân còn thấp, chỉ đạt 50% Hầu như loại hình du lịch nào cũng có (núi, sông, biển, nội thành, ngoại thành) nhưng sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, thiếu yếu tố đặc trưng, độc đáo, sức thu hút khách kém Các tụ điểm vui chơi giải trí (nhất là hoạt động giải trí về đêm), trung tâm mua sắm, khu ẩm thực tập trung, cơ sở lưu trú chất lượng cao còn ít, thiếu tính đồng bộ

Do vậy, những nghiên cứu chuyên sâu nhằm tìm ra các mô hình, định hướng phát triển bền vững để ngành du lịch Đà Nẵng có những bước tiến vượt bậc, khai thác triệt để những tiềm năng về môi trường sinh thái, văn hóa, xã hội cũng như tạo ra những lợi thế so sánh để phát triển du lịch bền vững cho thành phố Đà Nẵng, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội và xu thế phát triển là điều cần thiết hiện nay Hơn nữa, đề tài còn đưa ra những khuyến nghị sát thực với các cơ quan quản lý nhà nước nhằm góp phần đề ra những chính sách khuyến khích, h trợ cho du lịch Đà Nẵng phát triển bền vững

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài tập trung thực hiện các mục tiêu chính sau:

- Trình bày những nội dung cơ bản về phát triển du lịch theo hướng bền vững;

- Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng những năm qua;

- Phân tích cạnh tranh về du lịch Đà Nẵng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế;

- Phân tích và dự báo nguồn khách du lịch đến TP Đà Nẵng;

Trang 7

- Xác lập quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững;

- Xây dựng mô hình phát triển bền vững du lịch thành phố Đà Nẵng;

- Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn TP Đà Nẵng đến năm 2020

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng khảo sát của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững

- Phạm vi nghiên cứu: Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng trong quan hệ liên kết với phát triển du lịch Huế

- Đà Nẵng - Quảng Nam, có xem xét đến phát triển du lịch của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Hành lang kinh tế Đông - Tây

- Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và

du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; khách du lịch quốc tế và trong nước đến Đà Nẵng; người dân và các cơ quan quản lý nhà nước

về du lịch

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Phương pháp phân tích hệ thống các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố; Phương pháp phân tích cạnh tranh (SWOT, PEST, Cluster ngành); Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khách du lịch, người dân, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và du lịch trên địa bàn thành phố; Phương pháp phân tích thống kê các số liệu sơ cấp và thứ cấp về phát triển du lịch trên địa bàn thành phố; Phương pháp phỏng vấn sâu các nhà quản lý doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; Phương

Trang 8

pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia và thảo luận; Phương pháp thực nghiệm

5 Kết cấu của đề tài

- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch theo hướng bền vững

- Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng

- Chương 3: Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

Trang 9

1.1.2 Sản phẩm du lịch

Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 (ban hành ngày 14/6/2005), sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch

Có thể phân loại sản phẩm du lịch thành hai loại dựa theo đặc tính tiêu thụ của khách hàng như sau: Sản phẩm du lịch trọn vẹn và sản phẩm du lịch riêng lẻ

Đối với sản phẩm du lịch riêng lẻ có thể phân biệt các nhóm sản phẩm sau: Sản phẩm du lịch đặc thù; Sản phẩm du lịch thiết yếu

và sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ

1.1.3 Các loại hình du lịch

1.1.3.1 Khái niệm loại hình du lịch

Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân

Trang 10

phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”

1.1.3.2 Các loại hình du lịch

Các loại hình du lịch được phân loại như sau:

- Theo phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch: Du lịch quốc tế,

du lịch nội địa

- Theo nhu cầu trong thực hiện hành vi du lịch: Du lịch nghỉ

dưỡng, giải trí; Du lịch thể thao; Du lịch chữa bệnh; Du lịch vì mục đích văn hóa; Du lịch sinh thái; Du lịch tôn giáo; Du lịch về thăm thân nhân, quê hương; Du lịch thương gia; Du lịch công vụ; Du lịch quá cảnh

Ngoài ra còn phân theo: Theo đối tượng đi du lịch; Theo hình thức tổ chức chuyến đi; Theo phương tiện được sử dụng trong thời gian đi du lịch; Theo loại hình lưu trú; Theo thời gian đi du lịch; Theo vị trí địa lý của nơi đến

1.1.4 Thị trường du lịch

Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với

mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch (Nguyễn Văn Lưu, Giáo trình

Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.34)

1.1.5 Khách du lịch

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ những trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập

ở nơi đến (Điều 4, Luật Du lịch, 2005)

1.1.6 Doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Doanh nghiệp du lịch là một đơn vị cung ứng trên thị trường

du lịch, đồng thời là một đơn vị tiêu thụ

Trang 11

Để tạo ra các dịch vụ du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi cần phải có các loại hình kinh doanh du lịch tương ứng Cho đến nay, về phương diện lý thuyết cũng như thực tế được chấp nhận ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam bốn loại hình kinh doanh tiêu biểu sau đây: Công ty lữ hành, cơ sở lưu trú, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh các dịch vụ du lịch khác

1.1.7 Nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực ngành du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch Do đó, khi đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực ngành du lịch thì không chỉ đề cập đến các lao động nghiệp vụ phục vụ khách một cách trực tiếp mà còn cả các lao động ở cấp độ quản lý, lao động làm công tác đào tạo và các lao động gián tiếp khác phục vụ khách du lịch

1.1.8 Xúc tiến du lịch

Theo Khoản 17, Điều 4, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch

1.2 LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

1.2.1 Khái niệm phát triển du lịch theo hướng bền vững

“Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý

các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động

du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.1

1 Nguyễn Văn Mạnh, Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh

Trang 12

1.2.2 Những dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch theo hướng bền vững

1.2.2.1 Từ góc độ đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế

Bao gồm: Chỉ số về mức chi tiêu và số ngày lưu trú trung bình của khách gia tăng; Số lượng (tỷ lệ) khách du lịch quay trở lại; Mức

độ hài lòng của khách; Chất lượng nguồn nhân lực du lịch được nâng lên theo hướng bền vững; Tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch

1.2.2.2 Từ góc độ đảm bảo sự bền vững của xã hội

Bao gồm: Mức độ phát triển hệ thống các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tác động xã hội từ hoạt động du lịch được quản lý; Mức độ hài lòng cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch; Mức đóng góp của du lịch vào phát triển của kinh tế - xã hội địa phương

1.2.2.3 Từ góc độ đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường

Bao gồm: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ; Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch; Áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý; Cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch được quản lý; Mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho n lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường

1.2.2.4 Một số dấu hiệu nhận biết khác

Bao gồm: Mức tăng trưởng về đầu tư cho du lịch; Tỷ lệ GDP

du lịch trong cơ cấu GDP

1.2.3 Tiêu chuẩn phát triển du lịch theo hướng bền vững

- Quản lý hiệu quả và bền vững

- Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương

Trang 13

- Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực

- Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực

Bao gồm:

- Chính phủ hoặc chính quyền khu vực/địa phương

- Các tổ chức phi chính phủ (NGOs)

- Ngành du lịch (các nhà điều hành tour, khách sạn, nhà hàng…)

- Du khách

- Cộng đồng địa phương

1.4 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

1.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch

Yếu tố tự nhiên

Yếu tố văn hóa, xã hội

Bao gồm các yếu tố như: Tình trạng tâm, sinh lý con người;

Độ tuổi và giới tính của khách; Thời gian nhàn r i; Dân cư; Bản sắc văn hóa và tài nguyên khác; Trình độ văn hóa; Nghề nghiệp; Thị hiếu

và các kỳ vọng của m i cá nhân và nhóm người trong xã hội

Yếu tố kinh tế

Bao gồm các yếu tố như: Thu nhập của người dân hay thu nhập của người tiêu dùng; Giá cả hàng hóa; Tỷ giá trao đổi ngoại tệ

Trang 14

Ngoài ra còn có các yếu tố như: Cách mạng khoa học công nghệ và quá trình đô thị hóa; Yếu tố chính trị; Giao thông vận tải và các yếu tố khác

1.4.2 Các yếu tố tác động vào cung du lịch

Bao gồm các yếu tố như: Sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ; Cầu

du lịch; Các yếu tố đầu vào; Số lượng người sản xuất; Các kỳ vọng; Mức độ tập trung hóa của cung; Chính sách phát triển du lịch; Các sự kiện bất thường

1.5 CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM VỀ DU LỊCH

VÀ LỮ HÀNH

Ngành/Phân

ngành

Hạn chế về mở cửa thị trường

Hạn chế về đối xử quốc gia

Việc cung cấp dịch vụ cần tiến hành song song với đầu tư xây dựng khách sạn

Khách sạn phải đạt thứ hạng tối thiểu từ 3 sao trở lên theo tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của Việt Nam

(4) Chưa cam kết trừ các cam kết chung

(1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế (4) Chưa cam kết trừ các cam kết chung

2 Phương thức cung cấp: 1 Cung cấp qua biên giới; 2 Tiêu dùng ở nước

Trang 15

Ngành/Phân

ngành

Hạn chế về mở cửa thị trường

Hạn chế về đối xử quốc gia

Vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 51%

vốn pháp định của liên doanh 3 năm sau khi gia nhập, hạn chế này sẽ được loại bỏ

(4) Chưa cam kết trừ các cam kết chung

(1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế, ngoại trừ hướng dẫn viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là người Việt Nam Các công ty cung cấp dịch vụ có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ đưa khách nước ngoài vào Việt Nam (inbound) (4) Chưa cam kết trừ các cam kết chung

1.6 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH THEO

HƯỚNG BỀN VỮNG TRÊN THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 1.6.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững

Trang 16

(1) Tán thành nguyên tắc chỉ đạo “phòng ngừa”;

(2) Củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành động quản lý là kế hoạch cần thiết;

(3) Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước; Phân tán du lịch ra một khu rộng hơn;

(5) Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước;

(6) Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại;

(7) Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng; (8) Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi trường và

đề cao sự giảm áp lực đến hệ sinh thái;

(9) Tạo lập vườn thực vật và các khu dự trữ nguồn gen;

(10) Lập đài quan sát môi trường;

1.6.1.2 Mô hình làng du lịch ở Australia

Để được chọn làm làng du lịch, các ngôi làng ở Australia phải đạt được một số tiêu chuẩn như sau:

Tiêu chuẩn về đặc trưng:

Tiêu chuẩn sinh thái:

Tiêu chuẩn xã hội và du lịch:

1.6.1.3 Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu (ECOMOST)

ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và đánh giá qua các chỉ tiêu:

- Thành tố văn hóa xã hội: dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hóa

- Thành tố du lịch: thỏa mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hóa điều kiện ăn ở, giải trí

Trang 17

- Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường;

- Thành tố chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch

ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức liên quan

1.6.1.4 Tanzania: Xây dựng chương trình từ chính nhu cầu của địa phương

Người dân địa phương đã tự phát triển một kế hoạch quản lý cho những vùng biển và rừng ngập mặn, bao gồm cả những giới hạn

về khai thác và đóng cửa một số vùng nhất định để xây dựng các vùng bảo vệ dựa trên cơ sở của cộng đồng

1.6.1.5 Thái Lan: Chương trình phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng

Các tổ chức phi chính phủ (PRLC)3

đã giúp các làng Karen tại Huay Hee trở thành mô hình đầu tiên cho dự án CBST - Dự án về Phục hồi Sự sống và Văn hoá Ngôi làng đã trở thành một mô hình thành công cho hơn 60 ngôi làng và cộng đồng khác Các mục tiêu nhắm đến của dự án là: (1) nâng cao chất lượng tổng thể của đời sống nhân dân làng, (2) bảo vệ và củng cố tầm quan trọng của văn hóa Karen (3) cho phép người dân tự quyết định về cách sống của họ và (4) góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường

1.6.1.6 Hàn Quốc: Nâng cao sự hợp tác giữa chính quyền thành phố và cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững

Phương thức được h trợ từ Trung ương cho một dự án phát triển

du lịch được khởi đầu khi các chính quyền ở địa phương xây dựng dự án với dự toán ngân sách cụ thể, sau đó đề xuất lên trung ương

3 PRLC: Project for Recovery of Life and Culture – Dự án Phục hồi Sự sống

Trang 18

Sau khi các dự án được lựa chọn và phê chuẩn, trung ương sẽ quyết định mức độ h trợ về tài chính

Các chức năng hoạt động của chính quyền địa phương có liên quan đến phát triển du lịch bền vững bao gồm: khuyến khích sự nhận thức và hợp tác từ cộng đồng người dân, thực hiện các mối quan hệ cộng đồng, thiết lập hệ thống cộng tác với chính phủ trung ương và đảm bảo ngân sách hoạt động từ nhiều nguồn khác nhau

1.6.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trong nước

1.6.2.1 Kinh nghiệm phát triển các đô thị biển ở Việt Nam

Những bài học kinh nghiệm quý giá có thể kể đến như sự phát triển khu vực Bãi Cháy, Vũng Tàu và chu i các đô thị ven biển miền Trung

1.6.2.2 Phát triển du lịch cộng đồng ở Tiền Giang

Trong những năm qua, ngành du lịch Tiền Giang đã thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư khai thác tiềm năng du lịch cộng đồng của địa phương và đạt được những kết quả rất quan trọng Lợi ích của du lịch cộng đồng Tiền Giang được cụ thể hóa bởi các dịch vụ sau: Dịch vụ đò chèo ở Thới Sơn; Vận chuyển khách du lịch tham quan du lịch sông nước; Liên kết hộ dân phát triển tuyến điểm du lịch; Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; Dịch vụ đờn ca tài tử Ngoài ra phát triển du lịch cộng đồng đã tạo điều kiện cho các dịch vụ phát triển, điển hình như: phục vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ, các đặc sản trái cây địa phương… đã tạo việc làm cho cộng đồng địa phương và góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng trưởng kinh tế địa phương

1.6.2.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Phong Nha Kẻ Bàng

Với lượng lớn du khách đến vớn Phong Nha - Kẻ Bàng và tăng nhanh trong m i năm thì Phong Nha - Kẻ Bàng phải đối mặt với một

Trang 19

lượng rác thải rất lớn, môi trường du lịch sinh thái bị ảnh hưởng rất lớn, thời gian lưu trú ngắn (bình quân 1 ngày/khách), hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp

Trước những tồn tại trên Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở

du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với các ngành và các tổ chức liên quan từng bước tháo gỡ vướng mắc như việc đưa ra chính sách hước hoạt động du lịch vào bảo tồn, tôn tạo; chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chính sách h trợ người dân sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm truyền thống; đặc biệt là chính sách h trợ, ổn định cuộc sống cho những người dân tộc thiểu số sinh sống trong địa bàn khu du lịch, vận động

họ tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch bằng cách sản xuất sản phẩm truyền thống để bán cho du khách, giúp giải quyết công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ổn định cho người dân và quan trọng hơn là nâng cao trách nhiệm về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên của người dân

1.6.3 Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đà Nẵng

- Cần sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan từ cấp độ quốc gia cho đến cộng đồng địa phương trong quá trình lập kế hoạch

và thực hiện phát triển du lịch

- Khuyến nghị về chiến lược để huy động các nguồn lực h trợ công tác thực hiện và tính bền vững nên tập trung vào những nguồn lực mà đã sẵn có ở cấp độ quốc gia và trong khu vực

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đi lại cũng được xem như một vấn đề chủ chốt cần hành động nhằm duy trì mức độ phát triển của hoạt động du lịch

Kết luận chương 1: Trong chương 1, nhóm nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: Làm rõ lý luận về phát triển

Trang 20

du lịch cũng như phát triển du theo hướng bền vững; Làm rõ chu i giá trị du lịch; Các cam kết mới nhất về du lịch được đàm phán tại hội nghị WTO Đồng thời, chương 1 đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững, cũng như đưa ra một số kinh nghiệm phát triển du lịch theo hướng bền vững trên thế giới và Việt Nam, từ đó nhóm nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch theo hướng bền vững tại thành phố Đà Nẵng

Trang 21

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG

2.1 TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1.1 Giới thiệu về thành phố Đà Nẵng

Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cảng biển

và sân bay quốc tế, nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bờ biển đẹp, nằm ở tâm điểm của các di sản thế giới của miền Trung và độ dày lịch sử, văn hoá, cách mạng đã tạo cho Đà Nẵng có nhiều tiềm năng

và điều kiện để phát triển du lịch, đồng thời trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Xét cả giai đoạn 2001-2010, kinh tế Đà Nẵng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,67%/năm, trong đó: công nghiệp - xây dựng tăng 11,3%; dịch vụ tăng 13,1%/năm và nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 0,4%/năm

2.1.2.2 Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế thành phố đang có xu hướng chuyển dịch tích cực phù hợp với định hướng, yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH thành phố, phù hợp với Nghị quyết của Thành ủy và Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt là

“Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp” Trong từng ngành kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực, sản xuất phát triển, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng kinh doanh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu nội tại của nền kinh tế và đẩy mạnh xuất khẩu

2.2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1 Địa hình, địa mạo và địa chất

Trang 22

Địa hình Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao

và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp

2.2.1.2 Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu thành phố mang đặc thù của khí hậu nơi chuyển tiếp giữa hai miền: miền Bắc và miền Nam nhưng nổi trội nhất là khí hậu nhiệt đới của miền Nam

2.2.1.3 Tài nguyên biển

Đà Nẵng có bờ biển dài 70 km, có vịnh nước sâu với các cửa biển Liên Chiểu, Tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu

200 m Đà Nẵng nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp nằm rải rác từ Bắc đến Nam Biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước êm, nước trong xanh bốn mùa, ít bị ô nhiễm, nước biển ấm, ít sóng

2.2.1.4 Tài nguyên rừng

Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân

2.2.1.5 Cảnh quan du lịch tự nhiên

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân, Suối Lương, Suối Hoa… có giá trị lớn để khai thác, phát triển các loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng phục vụ

du khách

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

2.2.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể

Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng Chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình

Trang 23

làng Túy Loan, Thành Điện Hải, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh… Bên cạnh đó, các di tích Nghĩa trũng Khuê Trung, Nghĩa địa Iphanho, khu di tích K20… rất có tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa của thành phố cũng như của khu vực miền Trung

2.2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể

2.2.3 Kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ phát triển du lịch

2.2.3.1 Kết cấu hạ tầng kinh tế

a Mạng lưới giao thông

Nằm ở trung độ cả nước, với sự phát triển triển đồng bộ của hệ thống mạng lưới giao thông bao gồm giao thông đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển của du khách từ khắp Việt Nam và trên thế giới đến với

Đà Nẵng

b Hệ thống điện, nước

Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc

Trang 24

Nam Đà Nẵng có 4 nhà máy cung cấp nước là nhà máy nước Cầu Đỏ, Sân Bay, Sơn Trà và Hải Vân với tổng công suất thiết kế 90.000m3/ngày đêm, đang khai thác 105.000m3/ngày đêm

c Hệ thống thông tin truyền thông

Có thể nói hệ thống thông tin truyền thông đã được hiện đại hóa và phát triển mạnh, đảm bảo nhu cầu trong nước và quốc tế, là trung tâm thông tin lớn của cả nước cùng với Hà Nội và thành phố

Hồ Chí Minh

2.2.3.2 Kết cấu hạ tầng xã hội

a Các cơ sở văn hóa

Hiện nay Thành phố có năm Bảo tàng: Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Khu V và Bảo tàng tư nhân Đồng Đình Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tiến hành, sưu tầm hiện vật, nâng cao đời sống văn hoá và phát triển du lịch, kinh tế của thành phố Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố có hệ thống Nhà Truyền thống như: Nhà Truyền thống xã Hòa Hải, Nhà Truyền thống Công An Đà Nẵng, nhà Truyền thống K.20, Nhà Truyền thống quận Thanh Khê… Tuy nhiên, phần lớn đều đang trong tình trạng bị xuống cấp, cần đầu tư sửa chữa, nâng cấp

b Các khu vui chơi giải trí

Với hệ thống các thiết chế văn hóa - thể thao như nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, nhà hát Trưng Vương, nhà biểu diễn đa năng, cung thể thao Tiên Sơn đây là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động ca múa nhạc, xiếc tạp kỹ và các môn thi đấu thể thao trong nhà như cầu lông, bóng đá mini… phục vụ một phần nhu cầu vui chơi giải trí của người dân thành phố Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi giải trí của người dân, đặc biệt của giới trẻ sẽ còn được đáp ứng thông qua hệ thống các cở sở chiếu phim như rạp Lê Độ, MegaStar Ngoài công viên 29/3 thì hệ thống các công viên, các khu vui chơi

Trang 25

giải trí tập trung dành cho người dân và du khách trên địa bàn thành phố khá khiêm tốn

c Các cơ sở đào tạo du lịch

Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch của thành phố có bước phát triển tích cực, với 03 trường đào tạo hệ đại học ngành quản trị kinh doanh du lịch và 03 trường đào tạo hệ cao đẳng ngành quản trị kinh doanh khách sạn, lữ hành, nhà hàng Ngoài ra, còn có hệ thống trường trung cấp và trường nghề, đặc biệt là trường dạy nghề Việt -

Úc chuyên đào tạo lao động ngành du lịch được đánh giá khá cao Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch tập trung xây dựng trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng

2.3 CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng, đồng thời phát triển Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, các cấp ngành trung ương cũng như thành phố Đà Nẵng đã có những chính sách nhằm h trợ, khuyến khích sự phát triển ngành du lịch thành phố

2.4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2001-2010

2.4.1 Thực trạng phát triển các loại hình du lịch

2.4.1.1 Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa được xem là loại hình du lịch phát triển mạnh

ở Đà Nẵng Với các di tích lịch sử, văn hóa và các lễ hội đặc trưng được xem là những lợi thế trong việc thu hút du khách khi đến du lịch tại Đà Nẵng

Hiện tại các loại hình du lịch văn hóa chỉ tập trung phát triển ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Ngoài ra

Trang 26

còn có 2 lễ hội là lễ hội Bắn pháo hoa quốc tế và lễ hội Quán Thế

Âm Đây là hai lễ hội tiêu biểu trong số nhiều lễ hội thu hút đông đảo

du khách trong nước và quốc tế đến với thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, những nét văn hóa truyền thống này chưa thực sự trở thành sản phẩm đặc trưng thu hút du khách, mà chỉ là những sản phẩm phụ,

h trợ cho hoạt động chính của lễ hội Điểm nhấn của hai lễ hội này vẫn là nghi lễ tôn giáo thu hút sự tham gia chủ yếu của cộng đồng tín hữu đạo Phật, hay những màn bắn pháo hoa rực rỡ trên sông Hàn

2.4.1.2 Du lịch biển

Trong thời gian qua loại hình du lịch này rất được chú ý khai thác Thành phố Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng khu công viên biển Phạm Văn Đồng và đang xây dựng Khu bãi tắm Sao Biển Hàng năm

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều tổ chức Chương trình Liên hoan biển “Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè” với các hoạt động du lịch biển sôi động Bên cạnh đó, sự ra đời của nhiều khách sạn, khu du lịch, resort ven biển như hiện nay, du lịch biển Đà Nẵng đang ngày càng phát triển Cùng với nghỉ dưỡng, các loại hình thể thao, giải trí biển cũng bước đầu được các đơn vị quan tâm khai thác Tuy nhiên nhìn chung các loại hình du lịch biển của Đà Nẵng vẫn còn ít phát triển, đặc biệt so với Nha Trang

2.4.1.3 Du lịch sinh thái

+ Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ: Nằm ở phía Tây của thành

phố, nơi có điều kiện tự nhiên, khí hậu mát mẻ thuận lợi cho việc nghỉ ngơi, thư giãn Đặc biệt năm 2009, Đà Nẵng đã khánh thành tuyến cáp treo nối từ chân đến đỉnh núi Bà Nà - đây là tuyến cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới về độ dài cáp treo và độ chênh giữa ga đi và ga đến, đã giải quyết được những khó khăn trong việc đi lại của du khách, đồng thời cũng tạo được sức hút đối với điểm du lịch này Hàng năm, vào dịp trung tuần tháng 7 sẽ diễn ra “Liên hoan du lịch

Trang 27

gặp gỡ Bà Nà” được tổ chức với nhiều hoạt động vui nhộn và hấp dẫn tuy nhiên các hoạt động này vẫn chưa đủ sức thu hút cũng như chưa phải là sự kiện tạo điểm nhấn trong việc xúc tiến điểm đến Bà

Nà vào mùa hè cũng chỉ đông khách vào dịp cuối tuần chứ chưa trở thành điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đà Nẵng

+ Khu du lịch Sơn Trà: Thành phố đã và đang tiếp tục đầu tư,

nâng cấp và đưa vào phục vụ du khách các sản phẩm du lịch như tour

tuyến tham quan tại bán đảo Sơn Trà (tour Lặn biển ngắm san hô,

Lên rừng xuống biển, Câu cá cùng ngư dân, Khám phá Sơn Trà) + Ngoài ra trên địa bàn thành phố hiện nay cũng có các khu du

lịch sinh thái đang được khai thác, phục vụ du khách có thể kể đến như khu du lịch Suối Lương, Suối Hoa, đèo Hải Vân…

2.4.1.4 Du lịch công vụ (MICE)

Du lịch công vụ (Meeting Incentive Conference Event - MICE) cũng bước đầu phát triển và khẳng định là thế mạnh của du lịch Đà Nẵng với nhiều hội nghị kết hợp tham quan du lịch được tổ chức tại Đà Nẵng

Hiện nay, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các công ty lữ hành đang tổ chức các hoạt động kèm theo bên cạnh các cuộc hội nghị, hội thảo Phổ biến nhất là các chương trình tham quan du lịch trong thời gian từ nửa ngày đến một ngày do các khách sạn: Hoàng Anh Gia Lai Plaza, Green Plaza ; các công ty lữ hành như: Vitours

Đà Nẵng, Đà Nẵng Beach travel, Mai Linh tourism tổ chức đưa du khách đến các điểm du lịch hấp dẫn tại thành phố Đà Nẵng hoặc các điểm du lịch phụ cận như: đô thị cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn, cố

đô Huế

2.4.1.5 Du lịch làng quê, làng nghề

Các sản phẩm du lịch làng quê, du lịch làng nghề cũng được các du khách đặc biệt là du khách quốc tế rất ưa chuộng Khá nhiều

Trang 28

làng nghề truyền thống có khả năng phục vụ nhu cầu tham quan của

du khách như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê… và các doanh nghiệp lữ hành cũng rất chú trọng đến khai thác loại hình sản phẩm du lịch này Tuy nhiên hầu hết các làng nghề tồn tại một cách tự phát và đang có xu hướng thu hẹp, mai một dần

(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng)

2.4.2.1 Khách du lịch quốc tế

a Về số lượng khách

Tiếp tục xu hướng tăng trưởng chung của tổng lượng du khách đến Đà Nẵng, lượng du khách quốc tế cũng có những sự tăng trưởng Trong giai đoạn 2001-2008, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách quốc tế đến Đà Nẵng đạt 11,6%

Tuy nhiên, đến năm 2009 lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng đã giảm mạnh so với năm 2008 Năm 2009 lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng chỉ đạt 300.000 lượt khách, giảm 28,6% so với năm 2008 Lý giải cho điều này là do tác động của khủng hoảng kinh

Trang 29

tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cộng với dịch cúm A/H1N1 nên ngành du lịch Đà Nẵng đã bị ảnh hưởng chung với ngành du lịch Việt Nam và thế giới

Vào năm 2010, khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dần phục hồi thì lượng du khách quốc tế lại tăng lên đáng

kể Lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2010 đã tăng 23,3%

so với năm 2009 (đạt 370.000 lượt khách)

b Về thị trường khách đến Đà Nẵng

Những năm qua, thị trường khách đã có sự chuyển biến tích cực, với sự tăng trưởng của thị trường khách Đông Bắc Á (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc), ASEAN… Như vậy, ngoài các thị trường truyền thống ở khu vực châu Âu như Pháp, Anh, Đức hay thị trường châu Mỹ như Bắc Mỹ, thị trường khách có sự chuyển dịch sang khu vực châu Á với mức tỷ trọng là 53,35% trong năm 2009 Ngoài ra, việc hình thành các tuyến đường xuyên Á, đặc biệt là tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây mà Đà Nẵng là cửa ngõ mở ra Biển Đông và Thái Bình Dương là nhân tố vô cùng thuận lợi cho việc thu hút khách hay nối tour với các tuyến du lịch của các nước trong vùng qua Thái Lan và Lào

c Về đặc điểm của du khách quốc tế đến với Đà Nẵng

Kết quả khảo sát trên đã cho thấy, du khách quốc tế đến với Đà Nẵng đa số là du khách trẻ và trung niên nhưng vẫn không có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm tuổi

d Về hành vi của du khách quốc tế khi đến với Đà Nẵng

Để phân tích hành vi của du khách khi đến với Đà Nẵng, nhóm nghiên cứu lần lượt phân tích ở một số khía cạnh sau: Cách tiếp cận nguồn thông tin về điểm đến Đà Nẵng; Lý do chọn điểm đến Đà Nẵng; Mức độ thường xuyên khi đi du lịch; Hình thức đi du lịch Đà Nẵng; Các dịch vụ du lịch được du khách sử dụng; Các dịch vụ mà

Trang 30

du khách sử dụng; Thời gian lưu trú của du khách; Chi tiêu của khách

du lịch

e Về đánh giá của du khách quốc tế đối với Đà Nẵng

Nhóm nghiên cứu đã thu thập các đánh giá của du khách đối với một số khía cạnh sau: Đánh giá các yếu tố du khách quan tâm khi lựa chọn điểm đến; Đánh giá về các điểm đến/khu du lịch ở Đà Nẵng; Đánh giá của khách du lịch sau khi đến Đà Nẵng; Mức độ hài lòng chung của du khách sau khi du lịch Đà Nẵng; Mức độ trung thành của du khách đối với điểm đến Đà Nẵng

2.4.2.2 Khách du lịch nội địa

a Về số lượng khách

Trong những năm qua, khách du lịch nội địa đến thành phố Đà Nẵng luôn chiếm số lượng lớn và có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong tổng lượng du khách đến với Đà Nẵng Năm 2001, lượng khách

du lịch nội địa đến Đà Nẵng là 291.462 lượt người, chiếm tỷ trọng 59,96% Tỷ trọng này đã tăng lên 65,45% vào năm 2005 và đến năm

2010, con số này đã tăng gần 79,1% trong tổng lượng du khách đến với Đà Nẵng Sự tăng trưởng mạnh của lượng du khách nội địa đã phần nào cho thấy được sự thành công của Thành phố trong việc khai thác thị trường này trong những năm vừa qua

b Về đặc điểm của du khách nội địa đến với Đà Nẵng

Theo kết quả khảo sát, du khách đến từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chiếm tỷ trọng lớn: 53,3%, trong khi đó du khách đến từ các tỉnh phía Bắc và phía Nam chiếm tỷ trọng gần tương đương nhau, với tỷ trọng lần lượt là 25,3% và 21,4%

c Về hành vi của du khách nội địa khi đến với Đà Nẵng

Các hành vi của du khách nôi địa cũng được thu thập thông qua một số các chỉ tiêu như sau: Cách tiếp cận nguồn thông tin về điểm đến Đà Nẵng; Mức độ thường xuyên khi đi du lịch; Hình thức

Trang 31

đi du lịch Đà Nẵng; Các hoạt động mà khách du lịch tham gia; Các dịch vụ du lịch mà du khách sử dụng; Thời gian lưu trú của du khách; Chi tiêu của khách du lịch

d Về đánh giá của du khách nội địa đối với Đà Nẵng

Nhóm nghiên cứu đã thu thập các đánh giá của du khách đối với một số khía cạnh sau: Đánh giá các yếu tố du khách quan tâm khi lựa chọn điểm đến; Đánh giá về các điểm đến/khu du lịch ở Đà Nẵng; Đánh giá của khách du lịch sau khi đến Đà Nẵng; Mức độ hài lòng chung của du khách sau khi du lịch Đà Nẵng; Mức độ trung thành của du khách đối với điểm đến Đà Nẵng; Sự đánh giá của du khách

về điểm đến Đà Nẵng so với một số điểm đến khác trong khu vực

miền Trung

2.4.2.3 Doanh thu du lịch

Doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2001-2005 tăng chậm, bình quân hàng năm đạt 8,8% Từ 290,2 tỷ đồng năm 2001 tăng lên 406 tỷ đồng năm 2005 (tăng 1,4 lần) Tuy nhiên, giai đoạn 2006-2010, doanh thu chuyên ngành du lịch đã tăng đáng kể Đến năm 2010 doanh thu ngành du lịch ước tính đạt 1.100 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm lên đến 30% Bên cạnh đó, ngành du lịch Thành phố đã mang lại doanh thu xã hội khá lớn Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2006 đạt 958,562

tỷ đồng và năm 2010 đạt 3.097 tỷ đồng, tăng gấp 3,23 lần năm 2006 (với tốc độ tăng bình quân 34,1%/năm)

2.4.3 Thực trạng phát triển dịch vụ lữ hành

Hoạt động kinh doanh lữ hành tại Đà Nẵng khá ổn định và phát triển nhanh Số lượng các doanh nghiệp lữ hành tăng qua các năm Từ 53 đơn vị kinh doanh lữ hành trong năm 2001 đến nay, trên

Trang 32

toàn thành phố có 101 doanh nghiệp lữ hành với 66 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế.4

Bảng 2.1 Số doanh nghiệp lữ hành tại Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Khách sạn 65 72 96 131 161 181

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng)

Các doanh nghiệp lữ hành đã chủ động xây dựng các tour tuyến với nhiều loại hình hấp dẫn Một số đơn vị đã phát huy thế mạnh của mình như công ty Vitour, chi nhánh Saigontourist, Xuyên

Á, chi nhánh công ty Tân Hồng với các tour du lịch đường biển (năm

2009, chi nhánh Saigontourist đã đón 27 chuyến tàu đến Đà Nẵng với 22.820 khách du lịch; chi nhánh công ty du lịch Tân Hồng đón 8 chuyến với 1.821 khách; công ty du lịch Xuyên Á đón 2 chuyến với 2.000 khách) và khai thác tốt thị trường khách Thái Lan

Nhưng hoạt động lữ hành tại thành phố cũng còn nhiều hạn chế do sự cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá tour, giảm giá các dịch vụ để thu hút khách, nên không đảm bảo chất lượng dịch vụ Thiếu cán bộ giỏi làm công tác thị trường, tham gia hội chợ quốc tế,

tổ chức Famtour, chưa tạo được nhiều nguồn khách trực tiếp từ các thị trường trọng điểm có sức chi trả cao Việc phối hợp, hợp tác giữa

lữ hành và khách sạn vẫn còn hạn chế, chưa tạo được mối quan hệ gắn kết khai thác có hiệu quả

Để tìm hiểu cụ thể các hoạt động cũng như các hành động, nhận thức và ý kiến của các doanh nghiệp lữ hành đối với sự phát triển du lịch bền vững, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với 56 doanh nghiệp lữ hành đang hoạt động trên địa bàn thành phố

Trang 33

2.4.3.1 Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành được đánh giá thông qua một số các chỉ tiêu như: Các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; Loại khách mà doanh nghiệp phục vụ; Thời điểm lượng du khách tăng cao và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp

2.4.3.2 Ý kiến về các hoạt động, ý định và nhận thức của doanh nghiệp lữ hành liên quan đến phát triển du lịch bền vững

Các quyết định hiện tại hoặc ý định trong tương lai cũng như nhận thức của các doanh nghiệp lữ hành đối với một số hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đến phát triển du lịch bền vững cho thành phố bởi nó sẽ giúp thành phố đạt được các tiêu chuẩn phát triển du lịch bền vững hay không Để thấy được khả năng ảnh hưởng này của các doanh nghiệp lữ hành, nghiên cứu đã khảo sát thực trạng của các quyết định hiện tại, ý định và nhận thức của doanh nghiệp lữ hành đối với phát triển du lịch bền vững

2.4.3.3 Nhận thức về sự quan trọng của việc hợp tác với các

tổ chức khác trong hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các doanh nghiệp lữ hành nhận thức rất cao về tầm quan trọng của việc hợp tác đối với các tổ chức khác trong phát triển du lịch

2.4.3.4 Nhận thức mức độ quan trọng về các mục tiêu liên quan đến phát triển bền vững ngành du lịch thành phố

Kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp lữ hành đã đánh giá rất cao về tầm quan trọng của không chỉ mục tiêu về kinh tế mà cả các mục tiêu khác để đảm bảo cho phát triển bền vững ngành du lịch

Trang 34

2.4.3.5 Ý kiến về các trở ngại ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững

Với các trở ngại ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững mà nhóm nghiên cứu đưa ra, các doanh nghiệp đồng ý với mức độ khá cao đối với các trở ngại này trong đó việc thiếu hiểu biết đầy đủ về

du lịch bền vững là trở ngại với mức độ đồng ý cao nhất

2.4.4 Thực trạng phát triển dịch vụ du lịch

2.4.4.1 Dịch vụ lưu trú

a Tình hình hoạt động của các khách sạn/resorts

Tình hình hoạt động của các khách sạn/resorts cũng được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: Các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; Loại khách mà doanh nghiệp phục vụ; Thời điểm lượng du khách tăng cao và khả năng đáp ứng phòng

b Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp

Được thu thập thông qua: Đánh giá của doanh nghiệp về một

số yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Đánh giá của doanh nghiệp về sự quan trọng của việc hợp tác với các tổ chức khác để hoạt động; Đánh giá của doanh nghiệp về các mục tiêu liên quan đến phát triển bền vững ngành du lịch thành phố; Đánh giá của doanh nghiệp về một số trở ngại ảnh hưởng đến phát triển bền vững ngành du lịch thành phố

2.4.4.2 Dịch vụ vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển du lịch ở Đà Nẵng khá thuận tiện, phong phú và đa dạng, với nhiều loại hình khác nhau:

Đường bộ: Phương tiện vận chuyển đường bộ nội thành rất

phong phú, bao gồm: xích lô, taxi, xe buýt Du khách có thể thoải mái tự do lựa chọn phương tiện phù hợp khi tham quan thành phố và các danh lam thắng cảnh

Trang 35

Đường hàng không: Hiện nay, ngoài Vietnam Airlines, Air

Mekong, Jetstar Pacific Airlines thì tại thành phố còn có 4 hãng hàng không khác khai thác các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng

Đường thủy: Vận tải bằng đường thủy tại Đà Nẵng phát triển

cả nội địa lẫn quốc tế

Đường sắt: Ga Đà Nẵng được xem là một ga lớn và tốt nhất

miền Trung Nằm trong nội thị thành phố, là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc - Nam

2.4.4.3 Dịch vụ ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí

b Dịch vụ mua sắm

Dịch vụ mua sắm tại Đà Nẵng khá phát triển, khu trung tâm thành phố có rất nhiều dãy phố mua sắm và chợ, tạo thuận lợi cho du khách trong việc mua sắm được những món đồ yêu thích Các phố mua sắm hình thành tại các tuyến đường như: Phan Châu Trinh, Lê Duẩn, Hùng Vương… ngoài ra du khách còn có thể tham quan mua sắm tập trung tại các siêu thị, các chợ trung tâm như siêu thị Metro, siêu thị Big C, siêu thị Coop mart, cao ốc Indochina, chợ Hàn, chợ Cồn… mang đến cho du khách nhiều lựa chọn hơn trong mua sắm tại

Trang 36

Đà Nẵng Tuy nhiên, mặt hàng sản phẩm lưu niệm của Thành phố

còn khá nghèo nàn

c Dịch vụ vui chơi, giải trí

Ở Đà Nẵng, các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí cũng bước đầu hình thành tập trung theo một số tuyến phố nhất định ở các quận trung tâm của thành phố (Hải Châu, Thanh Khê), hoặc tự phát hình thành những khu vực riêng, chuyên cung ứng một vài loại hình dịch

vụ đặc trưng Chẳng hạn: đường Nguyễn Văn Linh là nơi có nhiều quán karaoke; khu vực Đảo Xanh là nơi có nhiều quán karaoke, nhà hàng và quán bar; đường 2/9 (đoạn từ điểm giao nhau với đường Duy Tân) đến Công viên Tượng đài là nơi có nhiều nhà hàng, quán bar, tiệm café Phần lớn các dịch vụ trên chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của người dân địa phương, cũng như một số khách du lịch nội địa Ngoài ra, cũng có những dịch vụ giải trí mới được đưa vào khai thác phục vụ khách như lướt ván, đua mô tô, dù bay, dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài Tuy nhiên, hiện nay

Đà Nẵng chưa có các khu vui chơi giải trí tập trung đủ sức thu hút du khách, đặc biệt là các loại hình giải trí cao cấp Các loại hình giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng dịch vụ ở Đà Nẵng chưa nhiều

2.4.4.4 Các dịch vụ khác (ngân hàng, viễn thông, y tế )

a Dịch vụ ngân hàng

Mặc dù, số lượng ngân hàng và mạng lưới chi nhánh phát triển mạnh, nhưng dịch vụ ngân hàng trên địa bàn thành phố vẫn chưa phong phú, sản phẩm chưa đa dạng, các chi nhánh ngân hàng chủ yếu tập trung khai thác các sản phẩm của hai dịch vụ căn bản và truyền thống: dịch vụ cho vay và dịch vụ nhận tiền gửi

b Dịch vụ viễn thông

Hiện nay mạng viễn thông ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng không chỉ dừng lại ở cung cấp dịch vụ truyền thống mà còn

Ngày đăng: 18/09/2015, 09:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Hồ Việt Hà (2004), Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường phát triển du lịch miền Trung và Tây nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Việt Hà (2004)
Tác giả: Hồ Việt Hà
Năm: 2004
8. Nguyễn Đình Hòe & Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hòe & Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2001
9. Nguyễn Thăng Long (1998), Nghiên cứu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch đến hoạt động du lịch ở Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thăng Long
Tác giả: Nguyễn Thăng Long
Năm: 1998
10. Nguyễn Thị Như Liêm, Hoàng Thanh Hiền (2010), “Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40) 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Đà Nẵng”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40)
Tác giả: Nguyễn Thị Như Liêm, Hoàng Thanh Hiền
Năm: 2010
14. ThS. Lê Văn Minh (2006), Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư phát triển khu du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: ThS. Lê Văn Minh (2006)
Tác giả: ThS. Lê Văn Minh
Năm: 2006
15. TS. Đỗ Cẩm Thơ (2007), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Đỗ Cẩm Thơ
Tác giả: TS. Đỗ Cẩm Thơ
Năm: 2007
16. TS. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005), Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Đỗ Thị Thanh Hoa (2005)
Tác giả: TS. Đỗ Thị Thanh Hoa
Năm: 2005
17. TS. Đỗ Thị Thanh Hoa (2008), Định hướng chiến lược marketing thu hút thị trường khách du lịch Nga đến Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Đỗ Thị Thanh Hoa (2008)
Tác giả: TS. Đỗ Thị Thanh Hoa
Năm: 2008
18. TS. Trương Sỹ Vinh (2001), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong tính toán dự báo phát triển ngành Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Trương Sỹ Vinh (2001)
Tác giả: TS. Trương Sỹ Vinh
Năm: 2001
19. TS.KTS. Lê Trọng Bình (2004), Cơ sở khoa học đề xuất tiêu chí xây dựng các đô thị du lịch tại Việt Nam.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS.KTS. Lê Trọng Bình
Tác giả: TS.KTS. Lê Trọng Bình
Năm: 2004
11. Michael Porter, Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance
15. Wolff, F., Schmitt, K. and Hochfeld, C. (2007); Competitiveness, innovation and sustainability – clarifying the concepts and their interrelations; Institute for Applied Ecology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Competitiveness, innovation and sustainability – clarifying the concepts and their interrelations
3. Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch, Thương hiệu du lịch Việt Nam - Ấn tượng đất nước con người (http://www.cinet.gov.vn), 2011 Link
1. Anne Drost, Phát triển du lịch bền vững cho các Di sản văn hoá thế giới, Tạp chí Nghiên cứu Du lịch, 1996 Khác
2. Bộ Kế hoạch Đầu tư (2004), Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam Khác
4. Butler Richard, Du lịch, Môi trường và Phát triển bền vững, Tạp chí Bảo vệ Môi trường, 1991 Khác
5. Chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Dự thảo: Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển bền vững Khác
6. GS.TS Nguyễn Văn Đính, PGS.TS Trần Thị Minh Hòa, Kinh tế du lịch Khác
11. Nguyễn Văn Lưu (2008), Thị trường du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
12. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, TS. Nguyễn Đình Hòa, Marketing du lịch Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w