3.6.1.1. Thu hút khách du lịch
- Đối với các sản phẩm hiện có, cần tăng cường và phát triển sản phẩm theo hướng củng cố, nâng cao chất lượng các sản phẩm:
- Phát triển triển các sản phẩm du lịch tiềm năng
- Thực hiện các biện pháp làm tăng lòng trung thành của du khách
- Đưa ra các giải pháp nhằm ứng phó với tình hình suy thoái kinh tế thế giới hiện nay
3.6.1.2. Phát triển các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch
Bao gồm những giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch và những giải pháp h trợ của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch
3.6.1.3. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch
a. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
- Đường bộ: những tuyến đường được xác định là lộ trình du lịch với hành trình dài cần xây dựng và hình thành trạm dịch vụ dừng chân dọc theo các tuyến đường bộ với khoảng cách hợp lý.
- Đường không: Xây dựng lộ trình mở, chú trọng khai thác thêm nhiều tuyến bay quốc tế; nâng cấp, cải tạo, xây dựng sân bay Đà Nẵng trở thành một sân bay quốc tế hiện đại… Có chủ trương h trợ đối với các đường bay mới, ít khách để có thể duy trì hoạt động.
- Đường biển: Nghiên cứu thiết lập các tuyến du lịch bằng đường biển đến Đà Nẵng; nâng cấp Cảng Tiên Sa thành cảng hàng hóa kết hợp du lịch, xây dựng khu bán hàng lưu niệm, ẩm thực phục vụ khách tàu biển tại Cảng cho văn minh, sạch đẹp.
- Đường sắt: cần có kế hoạch đầu tư, di chuyển ga Đà Nẵng ra ngoại ô, mở thêm các đội tàu nối Đà Nẵng với các điểm đến du lịch trong nước như Huế, Quảng Bình, Nha Trang...
- Hoàn chỉnh hệ thống viễn thông - công nghệ thông tin; xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông và du lịch; xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp điện, nước cho các khu đô thị và du lịch.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Phát triển cả số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch.
- Kiểm tra, lựa chọn và thông báo rộng rãi những khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ở các điểm du lịch, giúp du khách có cơ sở để lựa chọn và quyết định.
- Ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút và lựa chọn những dự án xây dựng khách sạn cao cấp với quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế, kêu gọi xây dựng hạ tầng xanh thân thiện với môi trường mà lại tiết kiệm được chi phí.
- Nâng cấp và xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, các resort, các khu mua sắm lớn, hiện đại và đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa, các khu thể thao phù hợp với điều kiện địa hình của thành phố.
- Phát triển các khu mua sắm để tăng chi tiêu của du khách và có những chính sách ưu đãi với những gian hàng của các làng nghề trong khu mua sắm;
- Cần xây dựng một số khu vui chơi giải trí hiện đại mang đặc trưng và sự khác biệt so với những nơi khác.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ kèm theo như dịch vụ vận chuyển, viễn thông, y tế, ngân hàng… và đầu tư nâng cấp, trùng tu các khu bảo tàng, văn hóa, sinh thái.
3.6.1.4. Các hoạt động xúc tiến du lịch
- Đổi mới các nội dung thông tin quảng bá về điểm đến Đà Nẵng. - Nâng cấp website du lịch Đà Nẵng, liên kết các website của các doanh nghiệp du lịch với nhau, giúp cho các bên cùng có lợi mà giảm thiểu chi phí.
- Thường xuyên phát hành các ấn phẩm về du lịch như sách cẩm nang du lịch Đà Nẵng; bản đồ du lịch Đà Nẵng; bưu ảnh Đà Nẵng; tập gấp Du lịch Đà Nẵng…
- Tạo ấn tượng tốt đối với m i du khách quốc tế đến du lịch tại Đà Nẵng.
3.6.1.5. Xây dựng thương hiệu thành phố Đà Nẵng
a. Yêu cầu đối với thương hiệu điểm đến Đà Nẵng: Thương hiệu điểm đến phải xuất phát từ mục tiêu và định hướng phát triển du lịch, định vị sản phẩm du lịch của Đà Nẵng. Tên, biểu tượng, khẩu hiệu du lịch Đà Nẵng phải ấn tượng, dễ nhận biết, dễ nhớ, dễ liên tưởng đến những giá trị người ta muốn nó thể hiện, dễ sử dụng. Biểu tượng, khẩu hiệu trong hoạt động thương hiệu phải là cái nền để trên đó xây dựng các câu chuyện thương hiệu Đà Nẵng.
b. Quy trình xây dựng thương hiệu
Về tài nguyên biển, hiện nay, có 5 bãi biển lớn ở Việt Nam được đầu tư ở quy mô quốc gia đó là: Nha Trang, Vũng Tàu, Đà
Nẵng, Mũi Né - Phan Thiết, Phú Quốc. Do vậy, nếu xét về khía cạnh bãi biển đẹp, Đà Nẵng có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Tuy nhiên, nếu xét về mặt đa dạng của cảnh quan thiên nhiên, mức độ trang bị hạ tầng cơ sở cho nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng và du lịch công vụ (hệ thống các resort cao cấp) và vị trí của thành phố, Đà Nẵng ít nhiều có thế mạnh.
c. Đề xuất
Tên điểm đến: Nhóm nghiên cứu thống nhất sử dụng tên điểm đến là Đà Nẵng.
Biểu tượng của điểm đến: Nhóm nghiên cứu đề xuất sử dụng hình ảnh bãi biển Non Nước, lễ hội pháo hoa quốc tế, cáp treo Bà Nà, chùa Linh Ứng - Sơn Trà như là những thuộc tính nổi bật, để xây dựng biểu tượng cho Đà Nẵng.
Slogan (khẩu hiệu) của điểm đến:
Đề xuất 1: Đà Nẵng - Trung tâm của các di sản thế giới
Đề xuất 2: Đà Nẵng - Điểm đặc biệt trong sự khác biệt Á Đông11
Đề xuất 3: Đà Nẵng - Thành phố đáng sống Đề xuất 4: Đà Nẵng - Thành phố sự kiện
3.6.1.6. Các giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ của ngành du lịch Đà Nẵng
- Tăng cường nghiên cứu thị trường cũng như công tác tuyên truyền quảng cáo thu hút khách ngoài mùa vụ du lịch chính.
- Tăng mức độ sẵn sàng đón tiếp khách cả năm.
- Cần nghiên cứu đối với các công ty lữ hành quốc tế xem ngành du lịch Thành phố có đáp ứng được những đặc điểm của thị trường khách quốc tế không.
11 Slogan của Du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là : Điểm khác biệt Á Đông
- Ngoài ra vào thời kỳ thấp điểm ngành du lịch nên có các chính sách khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách.
- Cuối cùng để phần nào giảm bớt tác động của tính thời vụ trong hoạt động du lịch, thì đây là thời điểm hợp lý để tiến hành đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng hay tiến hành các khóa đào tạo đối với nhân viên nhằm nâng cao chất lượng sẵn sàng đón tiếp du khách.