Phát triển du lịch trong quan hệ với cộng đồng địa

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch đà nẵng một cách toàn diện (Trang 39)

phƣơng

Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến đời sống của người dân thành phố có thể nhận thấy qua sự cải thiện về cơ sở hạ tầng, việc làm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp và các hộ gia đình địa phương, góp phần khôi phục một số ngành nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh các tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thì sự phát triển mạnh của các hoạt động du lịch cũng tác động tiêu cực ở một số mặt. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đối với các cộng đồng dân cư sinh sống gần các điểm du lịch (gồm 230 phiếu khảo sát dành cho những người dân sinh sống gần các khu du lịch của thành phố) cho thấy

rằng,6

sự phát triển du lịch thời gian qua đã tác động tiêu cực làm giá cả một số mặt hàng tăng, cũng như dân cư phải dành đất sản xuất cho việc phát triển du lịch. Để phát triển du lịch theo hướng bền vững thì tất cả những tác động này cần được thường xuyên đánh giá cũng như đề ra các giải pháp nhằm kiềm chế và kiểm soát một cách hợp lý các tác động tiêu cực này.

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.5.1. Những mặt làm đƣợc

2.5.1.1. Bền vững về kinh tế

Loại hình và sản phẩm du lịch: Thành phố đã có những n lực trong việc xây dựng, hình thành nên các loại hình cũng như các sản phẩm du lịch mới để thu hút và giữ chân du khách khi đến với thành phố.

Khách du lịch: Khách du lịch đến Đà Nẵng đạt mức tăng trưởng khá. Đặc biệt, lượng khách nội địa có mức tăng trưởng bình quân khá cao 19%/năm. Với sự khởi sắc về số lượng khách khiến tổng doanh thu chuyên ngành du lịch năm 2010 của Đà Nẵng ước đạt 1.239 tỷ đồng, tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch cũng mang lại 3.097 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và du lịch: Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 là 7,4%. Số lượng các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 12%/năm. Bên cạnh đó, các dịch vụ như vận chuyển, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí: phát triển khá đồng bộ và hoàn chỉnh.

6 Mức điểm đánh giá của người dân đối với từng chỉ tiêu sẽ là từ 1 đến 5, với 1 là mức hoàn toàn không đồng ý và 5 là mức hoàn toàn đồng ý

Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: Cùng với sự chú ý đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch, xây dựng một số khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, việc đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, nhất là về cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, trong đó cơ sở hạ tầng, phục vụ cho dân sinh và du lịch đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch thành phố không ngừng phát triển.

Xúc tiến du lịch: Trong những năm qua công tác xúc tiến du lịch thành phố đã đạt được những kết quả nhất định. Thành phố cũng tổ chức đón các đoàn khảo sát, xúc tiến du lịch; tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; xuất bản đa dạng ấn phẩm du lịch; củng cố website; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2.5.1.2. Bền vững về văn hóa - xã hội

- Trong những năm qua, ngành du lịch Thành phố đã mang lại doanh thu xã hội khá lớn.

- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thành phố, lực lượng lao động du lịch cũng tăng lên qua các năm.

- Xét ở góc độ chính quyền, thành phố đã ban hành quy hoạch phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020 làm cơ sở để ban hành các chính sách phát triển du lịch. Trong quá trình xây dựng quy hoạch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và du lịch, các hiệp hội ngành nghề đã có sự tham gia.

2.5.1.3. Bền vững về môi trường

- Môi trường du lịch thành phố đã từng bước được được cải thiện. Thành phố đã tập trung chỉ đạo tích cực, phối kết hợp xây dựng môi trường biển với quyết tâm tạo ra một hình ảnh mới cho du lịch biển Đà Nẵng.

- Tại các bãi tắm biển trên địa bàn thành phố, ngành du lịch đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và công ty môi trường đô thị xây dựng các bãi tắm kiểu mẫu.

- Xét ở góc độ phía chính quyền, thành phố đã có những n lực nhất định trong việc quy hoạch phát triển các vùng du lịch, thu hút các dự án du lịch, đảm bảo môi trường du lịch.

2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân

2.5.2.1. Những tồn tại

Về kinh tế

- Hình ảnh du lịch Đà Nẵng trên thị trường du lịch quốc tế còn khá mờ nhạt.

- Hiệu quả kinh doanh du lịch của thành phố chưa cao.

- Bên cạnh đó ngành du lịch thành phố cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như lượng khách du lịch quốc tế tăng chậm, lượng khách du lịch nội địa tăng cao nhưng ngày khách lưu trú và sức chi tiêu mua sắm của khách còn thấp.

- Số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch có tăng lên nhưng năng lực kinh doanh và chất lượng phục vụ chưa có chuyển biến đáng kể.

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành có quy mô nhỏ, thiếu vốn để đầu tư mở rộng, trình độ tổ chức quản lý và tính năng động còn hạn chế.

- Cơ sở vui chơi giải trí của Đà Nẵng còn hạn chế về số lượng và chất lượng

- Hàng lưu niệm còn đơn điệu chỉ với một mặt hàng chủ lực là đá mỹ nghệ Non Nước.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều nhưng Đà Nẵng lại đang rất nghèo sản phẩm du lịch.

Về văn hóa - xã hội

- Nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt.

- Có lợi thế là ở gần các địa điểm du lịch nổi tiếng như Hội An, Huế… nhưng đây cũng là một thách thức cho du lịch của Đà Nẵng.

- Chưa quan tâm nhiều đến việc cho phép cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình xây dựng và lập quy hoạch. Ngoài ra, chính quyền cũng chưa thật sự chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương cũng như khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch.

Về môi trường

- Nhận thức của doanh nghiệp cũng như người dân về phát triển du lịch, phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch kèm theo bảo vệ môi trường còn kém.

- Việc đánh giá tác động môi trường của các dự án, xác định và xây dựng kế hoạch bảo vệ các khu vực nhạy cảm về môi trường còn thực hiện rất sơ sài.

- Ô nhiễm môi trường biển cũng là vấn đề đáng quan ngại của du lịch Đà Nẵng.

- Việc phát triển nghề đá mỹ nghệ phục vụ du lịch đang ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

2.5.2.2. Nguyên nhân tồn tại

Du lịch thành phố có xuất phát điểm còn thấp; nhận thức của các cấp các ngành về vị trí, vai trò của du lịch có mặt hạn chế, chưa đồng bộ; thiếu chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư; tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ cả về quản lý và kinh doanh du lịch còn nhiều bất cập; công tác phối kết hợp trên một số hoạt động cụ thể vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn; chưa có sự kết nối mạnh mẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp trong việc phát triển những địa điểm du lịch mới cho ngành du lịch của thành phố.

Chương trình và chất lượng đào tạo đội ngũ làm du lịch còn nhiều bất cập.

Việc triển khai quy hoạch phát triển du lịch gắn kết với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành khác còn chậm.

Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động.

Bên cạnh đó, những hậu quả do những diễn biến xấu của hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng là một rào cản lớn cho ngành du lịch của thành phố.

2.5.3. Những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch thành phố

2.5.3.1. Về kinh tế

Trong thời gian qua, việc phát triển du lịch chỉ mới quan tâm đến số lượng mà chưa chú ý nhiều đến chất lượng nguồn khách, thể hiện qua sự biến động liên tục của nguồn khách qua các năm. Bên cạnh đó, phát triển thị trường khách quốc tế ổn định đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch thành phố.

Cùng với khách du lịch, sản phẩm du lịch cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định sự phát triển và hiệu quả kinh doanh du lịch.

Cần được nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong thời gian đến.

2.5.3.2. Về văn hóa - xã hội

Cần lập quy hoạch phát triển tổng thể, đồng thời lập kế hoạch phát triển một cách cụ thể đối với từng cụm, điểm du lịch một cách khoa học và có những đánh giá đầy đủ đối với các tác động về mặt văn hóa - xã hội cũng như môi trường. Đặc biệt cần lắng nghe ý kiến của cộng đồng địa phương cũng như các cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng và quá trình triển khai thực hiện các quy hoạch nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực và đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững.

Hạn chế những tệ nạn xã hội cũng theo dòng khách du lịch vào địa phương.

2.5.3.3. Về tài nguyên - môi trường

a. Về tài nguyên

Cần đặt ra kế hoạch đầu tư, khai thác cho các tài nguyên du lịch của Đà Nẵng trong khoảng thời gian ngắn, trung và dài hạn theo quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành.

Trên m i tuyến du lịch cần xác định các sản phẩm nổi trội của m i điểm du lịch.

b. Về môi trường

Nâng cao nhận thức về vai trò của môi trường đối với phát triển du lịch bền vững trong các cấp quản lý, lao động cũng như của dân cư địa phương.

Nguy cơ ô nhiễm nước sông và nước biển ven bờ

Việc đưa vào khai thác các khu du lịch sinh thái như bán đảo Sơn Trà, Bà Nà - Núi Chúa, Suối Hoa nhưng chưa có các quy định, biện pháp bảo vệ đúng mức đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học.

Kết luận chương 2: Trong chương 2, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu một số vấn đề chính sau đây: Làm rõ các thế mạnh của Đà Nẵng để phát triển du lịch bền vững như: Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn và hệ thống kết cấu hạ tầng bao gồm cả hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội thuận lợi cho ngành du lịch thành phố phát triển; Phân tích thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2001-2010 trên tất cả các mặt bao gồm và cuối cùng là đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng theo quan điểm phát triển bền vững. Trong đó: tập trung đánh giá những mặt làm được, những tồn tại cũng như những vấn đề cần đặt ra để có thể phát triển du lịch bền vững. Tất cả đều được đánh giá dưới 3 góc độ phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.

CHƢƠNG 3

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

3.1. CƠ SỞ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020; Quyết định số 7099/QĐ- UBND ngày 17/9/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, một số mục tiêu và định hướng phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 như sau:

3.1.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Tiếp tục xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm Dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.

3.1.2. Một số định hƣớng phát triển chủ yếu7

* Về kinh tế * Về xã hội * Về môi trường

7 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

3.2. DỰ BÁO XU HƢỚNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƢỚNG BỀN VỮNG

3.2.1. Xu hƣớng phát triển du lịch theo hƣớng bền vững

3.2.1.1. Xu hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững trên thế giới

1. Lồng kết của phát triển du lịch quy mô nhỏ và quy mô lớn 2. Phát triển vùng nội địa cùng với đường bờ biển (ví dụ trường hợp của tỉnh Côte d’Azur, Pháp).

3. Việc tạo sức ép về cạnh tranh, về chất lượng thông qua quá trình kiểm tra, kiểm soát; đồng thời, lồng kết chất lượng và sáng tạo như là một phần của quá trình bền vững.

4. Quan tâm đến môi trường trong chiến lược phát triển du lịch. 5. Xu hướng hợp nhất tất yếu giữa văn hóa và du lịch8

6. Gắn kết cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững nhằm xóa đói giảm nghèo 9

7. Xu hướng tiêu thụ trong du lịch nghiêng về gia tăng các loại hình du lịch mới có khả năng thỏa mãn những yêu cầu theo hướng bền vững cao hơn.

3.2.1.2. Xu hướng phát triển du lịch ở Việt Nam

- Phát triển mạnh du lịch biển với hệ thống sản phẩm cạnh tranh khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển;

- Phát triển du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương, du lịch làng nghề.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, khám phá hang động, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn.

8

ThS. Trần Anh Dũng. Xu hướng hợp nhất tất yếu giữa văn hóa và du lịch. http://www.itdr.org.vn/details_news-x-4.vdl

3.2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh và xác định những nhân tố chủ yếu trong phát triển du lịch theo hƣớng bền vững

3.2.2.1. Khả năng cạnh tranh của du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững

Kết quả phân tích mô hình SWOT cho thấy, phát triển du lịch theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là có nhiều lợi thế hơn so với khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Tuy nhiên, trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch của các địa phương là tương đối giống nhau. Để khai thác được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức thì đòi hỏi chính quyền thành phố phải có những giải pháp cụ thể hữu hiệu trong phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch đà nẵng một cách toàn diện (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)