Phát triển du lịch bền vững về tài nguyên môi trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch đà nẵng một cách toàn diện (Trang 63)

trƣờng

3.6.3.1. Bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch

+ Kiểm kê đa dạng sinh học

+ Thiết lập mạng lưới quản lý thông tin, xây dựng ngân hàng dữ liệu về đa dạng sinh học một cách khoa học.

+ Đào tạo đa dạng sinh học

+ Xây dựng hệ thống pháp lý, chế tài nghiêm minh đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành trên hai khu bảo tồn;

+ Khuyến khích, h trợ, đồng thời kêu gọi các cá nhân, tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia nghiên cứu khoa học cơ bản

+ Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. + Xây dựng chế tài xử phạt nghiêm minh

+ Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch

+ Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.

+ Phát triển các chính sách tiêu thụ xanh có ý nghĩa với môi trường, quản lý tốt nguồn năng lượng, tiết kiệm nước và quản lý chất thải.

+ Xây dựng một chương trình về nâng cao ý thức của cộng đồng địa phương trong việc gìn giữ, tôn tạo các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn

3.6.3.2. Bảo vệ và cải thiện môi trường du lịch

a. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cộng đồng, du khách tham gia bảo vệ môi trường

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.

- Nâng cao nhận thức về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch cho khách du lịch và cộng đồng dân cư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, banner, áp phích.

- In các loại ấn phẩm có các thông tin liên quan đến các khu vực sinh thái.

b. Giải pháp về đào tạo

Tổ chức các lớp tập huấn về du lịch sinh thái

Hình thành đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái thông thạo địa hình, có kiến thức về sự đa dạng của các loại động thực vật trong khu vực bảo tồn (biển, núi), hiểu biết về các phương pháp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường, tài nguyên.

Phối hợp, lồng ghép đào tạo và giáo dục về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch trong chương trình giảng dạy của hệ thống đào tạo các cấp về du lịch

Trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng cứu trong trường hợp xảy ra sự cố môi trường.

c. Giải pháp quản lý nhà nước

- Thành phố cần có chế tài đối với các công trình xây dựng ven biển - Yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng các báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Quản lý mật độ và công suất phục vụ của các nhà trọ, nhà nghỉ tại các khu, điểm du lịch

- Áp dụng tiêu chuẩn xanh để đánh giá việc bảo vệ môi trường sinh thái đối với các khách sạn, đơn vị du lịch

- Xây dựng nội quy bảo vệ môi trường phù hợp đặc thù của khu bảo tồn, điểm du lịch

- Xây dựng các nguyên tắc tham quan, bảo vệ tài nguyên phù hợp với từng điểm du lịch sinh thái

- Tăng cường hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ môi trường du lịch.

3.6.4. Giải pháp phối hợp hoạt động của các chủ thể trong mô hình phát triển du lịch bền vững

3.6.4.1. Phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Liên kết các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong chu i giá trị du lịch lại với nhau như công ty lữ hành, khách sạn nhà hàng, trung tâm vui chơi giải trí... Trước hết, các công ty này cần thường xuyên trao đổi, thảo luận để đưa ra các biện pháp kích cầu du lịch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong điều kiện kinh tế khủng hoảng và suy thoái kinh tế hiện nay.

3.6.4.2. Phối hợp giữa các Cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng

a. Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong phát triển du lịch

Việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước còn thể thiện trong các lĩnh vực như: Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch bền vững hay công tác xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch và môi trường du lịch

b. Tổ chức phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội trên địa bàn thành phố trong phát triển du lịch

Để nâng cao vai trò của hiệp hội cũng như tăng sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, trong thời gian đến, nhóm nghiên cứu đề nghị: H trợ Hiệp hội hoạt động bằng cách giao biên chế lao động (một đến hai người) hoặc h trợ kinh phí thuê văn phòng giao dịch; Giao quyền cho Hiệp hội quản lý, điều hành trong một số hoạt

động cụ thể có liên quan đến doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, dể tận dụng vai trò làm cầu nối thông tin của hiệp hội, cần xúc tiến tạo lập website riêng của hiệp hội.

3.6.4.3. Hợp tác liên kết vùng trong phát triển du lịch

Bao gồm: Hợp tác Hành lang kinh tế và hợp tác giữa các địa phương trong khu vực và trên cả nước. Trong đó, hợp tác giữa các địa phương trong khu vực và trên cả nước gồm các hình thức như: Hợp tác phát triển sản phẩm du lịch; Hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch; Hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch bền vững; Hợp tác, kết nghĩa anh em với các địa phương làm tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch; Hợp tác giữa các hiệp hội ngành nghề du lịch của các địa phương.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch đà nẵng một cách toàn diện (Trang 63)