1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ

39 767 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 571,5 KB

Nội dung

Người dân tham gia bằng cách họ được người ngoài phổ biến những việc sẽ xảy ra nên hiệu quả và lợi ích của sự tham gia này thấp, đôi khi còn làm cản trở cho các thành viên khác trong cộng đồng

MU ̣ C LU ̣ C DANH MU ̣ C CA ́ C CHƯ ̃ VIÊ ́ T TĂ ́ T DANH MU ̣ C BA ̉ NG BIÊ ̉ U HI ̀ NH VE ̃ Nguyễn Thi ̣ Hoa ̀ i Quyên Kê ́ hoa ̣ ch 47A DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTTS: WB: DFID: BQLDA: Dân tộc thiểu số Ngân hàng thế giới Bộ phát triển Vương quốc Anh Ban quản lý dự án Nguyễn Thi ̣ Hoa ̀ i Quyên Kê ́ hoa ̣ ch 47A DANH MU ̣ C ĐÔ ̀ BA ̉ NG BIÊ ̉ U Nguyễn Thi ̣ Hoa ̀ i Quyên Kê ́ hoa ̣ ch 47A Chuyên đê ̀ tô ́ t nghiê ̣ p LỜI MỞ ĐẦU 1- Lý do lựa chọn đề tài Phú Thọtỉnh trung du miền núi phía Bắc, một trong những tỉnh có tỷ lệ nghèo đói cao so với cả nước. Tỷ lệ nghèo đói của toàn tỉnh năm 2006 là 24,72%, riêng những vùng sâu vùng xa tỷ lệ nghèo đói lên tới 59,18%. Đến năm 2008, tỷ lệ nghèo đói của toàn tỉnh đã giảm xuống còn 17.4% nhưng vẫn còn cao so với tỷ lệ nghèo đói chung của cả nước (13%). Trong những năm qua, xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn và miền núi vẫn là những mục tiêu cao nhất của tỉnh Phú Thọ. Trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của mình, tỉnh đã có nhiều dự án hướng tới nhiều đối tượng, những khu vực có tỉ lệ nghèo đói cao, nhất là các vùng miền núi, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Nằm trong các chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh, Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ đã được triển khai từ năm 2002 và kết thúc từ năm 2007, vùng dự án là những xã nghèo nhất và cũng là nơi có đông các dân tộc thiểu số sinh sống nhất trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình thực hiện dự án giảm nghèo, tỉnh đã huy động sự tham gia của người dân và đồng bào dân tộc thiểu số vào dự án, không phân biệt giữa các nhóm DTTS khác nhau, là người Mường chiếm đa số hay người Kinh chiếm đa số, sống ở trung tâm xã hay biệt lập ở các thôn xa, các dân tộc khác nhau về cơ bản có cơ hội và quyền tham gia là như nhau theo tinh thần của Pháp lênh dân chủ cơ sở. Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng sự tham gia của người dân, đặc biệt là người DTTS vào dự án còn chưa nhiều, sự tham gia đó ít nhiều mang tính thụ động, có sự áp đặt từ trên xuống, có những khoảng cách nhất định trong việc tham gia vào dự án giảm nghèo của các hộ DTTS và hiện nay sự tham gia của đồng bào DTTS vào các chương trình dự án giảm nghèo vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Nguyễn Thi ̣ Hoa ̀ i Quyên Kê ́ hoa ̣ ch 47A 1 Chuyên đê ̀ tô ́ t nghiê ̣ p Bên cạnh đó, kinh nghiệm về xoá đói giảm nghèo của các tỉnh, thành trong cả nước cho thấy, muốn dự án xoá đói thành công cần có sự tham gia đông đảo của người nghèo, bởi họ chính là đối tượng hướng tới đồng thời là đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ các dự án giảm nghèo. Đặc biệt, đối với tỉnh Phú Thọ, khi tỷ lệ người nghèo vẫn còn cao, xoá đói giảm nghèo vẫn là chiến lược lâu dài đối của tỉnh thì đánh giá về sự tham gia của người nghèo (đặc biệt là người dân tộc thiểu số) sẽ góp một phần quan trọng đối với thành công trong chiến lược xoá đói, giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của người dân, đặc biệt là người DTTS trong công tác xóa đói giảm nghèo và qua thời gian thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, tôi đã chon đề tài: “Sự tham gia của đồng ba ̀ o DTTS trong dự án giảm nghèo tinh Phú Thọ 2002-2007: Thực trạng và một số bài học kinh nghiệm” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2- Các câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài Để làm rõ nội dung nghiên cứu, đề tài sẽ tập chung trả lời những câu hỏi sau: 1- Thực trạng về sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ là gì? 2- Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của đồng bào DTTS trong các dự án xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ? 3- Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi 6 huyện thuộc vùng dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ thông qua các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập thông tin qua nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phân tích văn bản - Phương pháp so sánh. - Phương pháp thống kê. Nguyễn Thi ̣ Hoa ̀ i Quyên Kê ́ hoa ̣ ch 47A 2 Chuyên đê ̀ tô ́ t nghiê ̣ p 4- Nội dung của chuyên đề: gồm 3 chương Chương I: Sự cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ. Chương II: Đánh giá sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ. Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số điều kiện để tăng cường sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tinh Phú Thọ. Do hạn chế về kiến thức, thời gian và khó khăn trong việc thu thập thông tin nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Kinh tế đối ngoại- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ và giáo viên hướng dẫn TH.s Nguyễn Thị Hoa đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này. Nguyễn Thi ̣ Hoa ̀ i Quyên Kê ́ hoa ̣ ch 47A 3 Chuyên đê ̀ tô ́ t nghiê ̣ p CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ I. Cơ sở lý luận cho sự tham gia của người dân trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ. 1. Khái niệm, các hình thức và phương pháp huy động sự tham gia của người dân 1.1. Khái niệm Việc lấy ý kiến nhân dân tham gia vào các công việc chung của địa phương ở nước ta đã có từ lâu, nhất là những khi gặp khó khăn thì ý kiến của dân là vô cùng quý báu, điều đó đã được thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Trong thời kỳ công tác kế hoạch hoá tập chung, sự tham gia của người dân trong công tác lập kế hoạch hoá đã không được coi trọng do đó đã không phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân. Sau đại hội Đảng XI, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm nâng cao tinh thần dân chủ nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Hiện nay nước ta đang thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở, đây là nền tảng quan trọng nhất để đẩy mạnh và phát huy sự tham gia của người dân. Trong các chương trình mục tiêu quốc gia, sự tham gia của người dân là yếu tố không thể thiếu được trong việc làm nên thành công của các chương trình. Vậy thế nào là sự tham gia của người dân? Chúng ta có thể hiểu đây là hình thức tham vấn của người dân đối với các quyết định về hoạt động phát triển sẽ được thực thi; hay người dân đóng góp ý kiến, quan điểm, nguồn lực cho sự ra đời các quyết định, cho việc triển khai thực hiện hoạt động và cho quá trình sử dụng thành quả của hoạt động phát triển. Nguyễn Thi ̣ Hoa ̀ i Quyên Kê ́ hoa ̣ ch 47A 4 Chuyên đê ̀ tô ́ t nghiê ̣ p Đặc biệt, sự tham gia của người dân vào các chương trình dự án xóa đói giảm nghèo đã được thực tế chứng minh là rất quan trọng và góp phần đảm bảo tính thiết thực và bền vững của những dự án đầu tư cho người nghèo. Tăng cường sự tham gia của người dân ngay từ khâu lập kế hoạch của các chương trình dự án cũng đã trở thành một yêu cầu bắt buộc trong việc triển khai các dự án xóa đói giảm nghèo. 1.2. Các hình thức tham gia Có thể mô tả sự tham gia mức độ tham gia của người dân vào các chương trình, dự án như một chuỗi liên tục bắt đầu từ tham gia theo chức năng nhiệm vụ cho tới khi tham gia hoàn toàn. Người ta đã xây dựng nhiều cách phân loại sự tham gia cũng như các tiêu chí đánh giá sự tham gia của người dân vào các chương trình dự án phát triển, tựu chung lại có thể phân cách hình thức tham gia thành 7 loại như sau: 1.2.1. Sự tham gia bị động Người dân tham gia bằng cách họ được người ngoài phổ biến những việc sẽ xảy ra nên hiệu quả và lợi ích của sự tham gia này thấp, đôi khi còn làm cản trở cho các thành viên khác trong cộng đồng. Đây là hình thức tham gia đơn giản nhất, nó chưa hẳn là sự tham gia mà chỉ là tạo cơ hội cho sự tham gia mà chỉ là kiểu thông báo một chiều từ phía quản lý hành chính hay dự án, không cần lắng nghe sự phản hồi từ phía người dân. Thông tin được chia sẻ chỉ thuộc về phía chuyên gia. Nhược điểm của hình thức tham gia này là người dân hoàn toàn thụ động trong việc tiếp nhận thông tin. Các thông tin chỉ mang tính chất một chiều do đó sẽ không có phản ứng lại từ phía người dân, chính vì vậy các mục tiêu của hoạt động có thể không phù hợp với mong muốn và cũng không có được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Nguyễn Thi ̣ Hoa ̀ i Quyên Kê ́ hoa ̣ ch 47A 5 Chuyên đê ̀ tô ́ t nghiê ̣ p 1.2.2. Sự tham gia với hình thức cung cấp thông tin Là hình thức tham gia trong đó người dân tham gia trả lời các câu hỏi điều tra thông qua bảng hỏi nhưng không được biết kết quả điều tra, thông tin không được chia sẻ lại với người dân hay kiểm tra cho đúng. Đây là hình thức tham gia mang tính chất quần chúng rộng rãi, ai cũng có thể tham gia được và nhiều khi cũng rất cần thiết cho các nhà lãnh đạo có được hệ thống thông tin tổng hợp, đồng bộ, để sàng lọc các dòng thông tin và từ đó ra quyết định chính xác. Hạn chế của hình thức này là người cung cấp thông tin không nắm được mục đích, tầm quan trọng của thông tin mình cung cấp, do đó có thể những thông tin họ cung cấp không chính xác, không tập chung, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, sàng lọc thông tin. 1.2.3. Sự tham gia với hình thức tham khảo ý kiến Là hình thức tham gia trong đó người dân được hỏi ý kiến, được hội ý, được trình bày quan điểm của mình với các chuyên gia và các nhà quản lý về những vấn đề có liên quan đến quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án tai địa phương. Xét về tính chất, sự tham gia của người dân trong hình thức này mang tính chủ động hoàn toàn và tính hai chiều đầy đủ. Phạm vi và đối tượng của hình thức tham gia này hẹp hơn hình thức trên và được áp dụng trong trường hợp không đủ thời gian tập hợp toàn thể cộng đồng hoặc là đối với một số hoạt động đòi hỏi “ độ khó” cao hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một hình thức tham gia cần thiết vì khi không có điều kiện để tham khảo ý kiến của tất cả mọi người thì chúng ta phải tham khảo một số đối tượng chủ yếu trong cộng đồng nhằm đảm bảo cho các quyết định nhận được sự đồng tình của cộng đồng. Vì vậy điểm quan trọng khi thực hiện hình thức này là nên lựa chọn những đối tượng hỏi một cách hợp lý; có những thông tin phản hồi hay giải thích cụ thể cho các đối tượng được hỏi sau khi quyết định được ban hành. Nguyễn Thi ̣ Hoa ̀ i Quyên Kê ́ hoa ̣ ch 47A 6 Chuyên đê ̀ tô ́ t nghiê ̣ p 1.2.4. Sự tham gia vì lợi ích Sự tham gia của người dân trong trường hợp này là họ được đóng góp sức lực hoặc của cải vật chất để thực hiện các chương trình dự án được triển khai ở địa phương và được hưởng lợi từ sự đóng góp đó. Đây là hình thức cần được mở rộng vì nó đảm bảo cho người dân được hưởng lợi ở mức cao nhất (tăng thu nhập bằng tiền, hưởng lợi từ các dịch vụ công ích của Chính phủ…). Nếu lợi ích càng chính đáng, càng nhiều thì càng động viên khuyến khích được đông người dân tham gia. Nhược điểm cơ bản của hình thức này là người dân có thể vì quá ham mê lợi ích vật chất mà không chú ý đến lợi ích tổng thể của hoạt động chung. Do vậy khi thực hiện hình thức tham gia này cần giải thích rõ nghĩa, tác dụng của việc tham gia cho người dân hiểu để họ tham gia không chỉ vì lợi ích vật chất của cá nhân mà còn vì lợi ích của cả cộng đồng. 1.2.5. Sự tham gia vì nhiệm vụ Đây là hình thức mà người dân tham gia gắn với quyền lực trách nhiệm hay vị trí cụ thể trong từng giai đoạn, từng công việc của toàn bộ hoạt động phát triển. Tính chất của sự tham gia này là nó tạo nên quyền lực cụ thể cho cộng đồng nói chung và người dân nói riêng, thể hiện sự phân cấp và trao quyền cho cộng đồng trong việc: lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện, quyền giám sát và kiểm tra, quyền sở hữu và sử dụng. Tác dụng chủ yếu của hình thức này là tăng được trách nhiệm, tính tự chủ của người dân và các tổ chức chính quyền cơ sở trong việc tự giải quyết vấn đề ở cấp mình. Do đó yêu cầu khi thực hiện hình thức tham gia này là cần phải nâng cao năng lực cho cộng đồng dân cư. 1.2.6. Sự tham gia tương hỗ Đây là hình thức tổng hợp tất cả các loại hình tham gia nói trên (trừ tham gia bị động) vì lợi ích tất cả các bên tham gia. Nguyễn Thi ̣ Hoa ̀ i Quyên Kê ́ hoa ̣ ch 47A 7 [...]... của tỉnh và đưa ra các đánh giá chung về sự tham gia đó Nguyễn Thi ̣ Hoài Quyên Kế hoạch 47A Chuyên đề tố t nghiê ̣p 33 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ I Bức tranh chung về đồng bào DTTS và cơ sở pháp lý cho sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo 1- Khái quát về đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Phú Thọ. .. thực hiện dự án là việc của Nhà nước Người dân chưa thực sự tự vươn lên thoát nghèo III Sự cần thiết phải có sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ Công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ nói chung cũng như dự án giảm nghèo nói riêng đều cần có sự tham gia của người dân, người DTTS Khi tham gia vào dự án, người DTTS sẽ thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc... lý dự án Sau khi các dự án kết thúc cần phải có công tác quản lý để đảm bảo cho các đầu ra của dự án luôn hoạt động tốt và đem lại hiệu quả Đây là khâu quan trọng trong chu kỳ của một dự án, đặc biệt là các dự án XĐGN cho nên sự tham gia của người dân sẽ góp phần tăng tính bền vững của dự án II Tổng quan về dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ 1- Giới thiệu chung về dự án Dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ là dự. .. người dân có trực tiếp tham gia trùng tu bảo dưỡng các công trình của dự án hay không Nếu sự tham gia của người dân chỉ là hình thức, thì tính bền vững của dự án dễ bị phá vỡ Người dân sẽ tham gia tích cực khi quyền làm chủ của họ được xác lập, có như vậy tính bền vững của dự án mới được đảm bảo 2.2 Các bước của dự án cần có sự tham gia của người dân Các dự án xóa đói giảm nghèosự tham gia của người... người hướng dẫn đưa ra Ý kiến của các thành viên tham gia thảo luận sẽ được tóm tắt và thống nhất lại 2 Sự tham gia của người dân trong các dự án 2.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ tham gia của người dân trong các dự án Các tiêu chí đánh giá mức độ tham gia cho biết sự tham gia của người dân có tác dụng, hiệu quả và ý nghĩa đối với các dự án hay sự tham gia đó chỉ Nguyễn Thi ̣ Hoài Quyên Kế hoạch... án sẽ được tiến hành qua ba giai đoạn như sau: Đánh giá giữa kỳ: Bao gồm việc đánh giá tiến độ thực hiện của dự án, tính phù hợp, hiệu quả và tác dụng của dự án Đánh giá kết thúc: Thường được tiến hành ngay khi dự án hoàn thành (thường là sau một năm sau khi dự án kết thúc) Đây là giai đoạn đánh giá các thành tựu, các lợi ích thu được của dự án và ảnh hưởng của dự án Đánh giá kiểm chứng: Đợc tiến hành... tham gia của người dân thì dự án mới thực sự có hiệu quả và phát huy được tác dụng của nó khi đi vào hoạt động Vậy làm thế nào để huy động được sự tham gia của người DTTS vào dự án? để trả lời cho câu hỏi này trước hết cần phải xem thực tế sự tham gia của người DTTS như thế nào trong thời gian qua Vì vậy chương II của chuyên đề sẽ đi sau vào phân tích sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo của. .. trong xã hội nói lên tiếng nói của mình Người DTTS có thể phát huy quyền làm chủ thực sự của mình trong quá trình tham gia quyết định những vấn đề liên quan tới sự phát triển của họ cũng như cộng đồng của họ Nói chung sự tham gia của người dân, đặc biệt là người DTTS là hết sức cần thiết trong dự án giảm nghèo nói riêng là trong công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ nói chung Chỉ khi có sự tham. .. người dân Ngoài ra có sự tham gia của người DTTS, đối tượng hưởng lợi chính của dự án còn đảm bảo được tính bền vững của dự án Khi tham gia vào dự án, xác định dự án đầu tư thì họ biết được cái gì là cần thiết trước và nên được triển khai ưu tiên trong toàn bộ các hoạt động của dự án giảm nghèo Điều đó có nghĩa toàn bộ dự án phải được xây dựng hoàn toàn xuất phát từ thực tiễn của địa phương, dựa trên... điểm của hình thức tham gia này là sự tác động tương hỗ lẫn nhau giữa các bên tham gia, cái hay của người này sẽ kích thích nẩy nở cái hay của người khác, bảo đảm sử dụng triệt để sức mạnh của cộng đồng dân cư 1.2.7 Sự tham gia chủ động Người dân chủ động tham gia vào các khâu công việc: xác định vấn đề, phân tích vấn đề, xây dựng dự án, thực hiện dự án và kiểm tra giám sát dự án Hình thức tham gia . I: Sự cần thiết phải có sự tham gia của người dân trong dự án giảm nghèo tỉnh Phú Thọ. Chương II: Đánh giá sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong. về sự tham gia của đồng bào DTTS trong dự án giảm nghèo của tỉnh Phú Thọ là gì? 2- Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của đồng bào DTTS trong các dự án

Ngày đăng: 17/04/2013, 14:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Số xã, huyện và tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án năm 2002 - ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 1.1 Số xã, huyện và tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án năm 2002 (Trang 18)
Bảng 1.2: Tỷ lệ hộ DTTS và hộ nghèo được hưởng lợi từ xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng dự án giảm nghèo tính đến 31/12/2007 - ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 1.2 Tỷ lệ hộ DTTS và hộ nghèo được hưởng lợi từ xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng dự án giảm nghèo tính đến 31/12/2007 (Trang 25)
Từ bảng trên cho thấy, tất cả các xã trong vùng dự án (40/40 xã) đều được hưởng lợi từ các công trình xây dựng của dự án - ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ
b ảng trên cho thấy, tất cả các xã trong vùng dự án (40/40 xã) đều được hưởng lợi từ các công trình xây dựng của dự án (Trang 25)
Bảng 1.3: Các loại mô hình có nhiều hộ tham gia nhất - ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 1.3 Các loại mô hình có nhiều hộ tham gia nhất (Trang 28)
Bảng 2.1: Tộc danh, dân số các DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 2.1 Tộc danh, dân số các DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 37)
Bảng 2.2: Sự phân bố của người DTTS theo các huyện của tỉnh Phú Thọ. - ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ
Bảng 2.2 Sự phân bố của người DTTS theo các huyện của tỉnh Phú Thọ (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w