Bức tranh chung về đồng bào DTTS và cơ sở pháp lý cho sự tham gia của người DTTS trong dự án giảm nghèo

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ (Trang 36 - 39)

của người DTTS trong dự án giảm nghèo

1- Khái quát về đồng bào DTTS sinh sống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô 80km về phía Bắc, diện tích tự nhiên là 3.518,58 km2, chiếm 1,067% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Tỉnh có địa hình phức tạp, toàn vùng núi có diện tích 3.327,54 km2, chiếm 79% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du chiếm 14,35% diện tích; vùng đồng bằng chiếm 6,65% diện tích Về tổ chức hành chính, tỉnh có 11 huyện, 1 thành phố và 1 thị xã trực thuộc. Thành phố Việt Trì là trung tâm kinh tế-văn hóa-chính trị của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh với số dân là 1.141.558 người, chiếm 84.91% dân số của tỉnh. Người DTTS là 202.800 người, chiếm 15.1% số dân toàn tỉnh. Trong số các DTTS thì dân tộc Mường chiếm đa số, có 183.414 người, chiếm 90.44% DTTS toàn tỉnh (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Tộc danh, dân số các DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

STT Tên Dân tộc Dân số (người) %

1 Mường 183414 90.44 2 Tày 1533 0.76 3 Dao 12212 6.02 4 Nùng 204 0.10 5 Thái 238 0.12 6 H’mông 679 0.34 7 Kháng 3 0.00 8 Thổ 218 0.11 9 Vân Kiều 4 0.00 10 Cao Lan 3942 1.94 11 Pa Cô 15 0.01 12 La Chí 8 0.00 13 Ê Đê 21 0.01 14 Sê Đăng 15 0.01 15 Lô Lô 1 0.00 16 Sán Dìu 87 0.04 17 Hoa 184 0.09 18 Giáy 13 0.01 19 Khơ Me 9 0.00

Nguồn: Ban dân tộc-Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Các DTTS tỉnh Phú Thọ sinh sống chủ yếu trên địa bàn các huyện: Thanh Sơn (130995 người), Yên Lập (59180 người), Đoan Hùng (4765 người), Thanh Thủy (4922 người). (bảng 2.2).

Bảng 2.2: Sự phân bố của người DTTS theo các huyện của tỉnh Phú Thọ.

Huyện ThanhSơn Yên Lập Đoanhùng ThanhThủy Hạ Hòa CẩmKhê Người DTTS

(người) 130995 59180 4765 4922 409 533

% so với toàn

huyện 68% 71.8% 4.5% 6.4% 0.36% 0.4%

Nguồn: Ban Dân tộc-Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ

Từ bảng trên cho thấy, sự phân bố của người DTTS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không đồng đều. Huyện Thanh Sơn và Yên lập có tỷ lệ người DTTS sinh sống cao nhất (68% và 12.8%), các huyện còn lại chỉ có một tỷ lệ nhỏ người DTTS sinh sống (Cẩm Khê có 0.4% dân số là người DTTS), điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tập quán sinh sống của người DTTS. Thanh Sơn và Yên lập là 2 huyện vùng sâu vùng xa nhất của tỉnh, nên đây cũng là nơi sinh sống của đa số người DTTS.

Sự phân bố của các nhóm DTTS trên địa bàn tỉnh tùy thuộc vào phương thức sản xuất cũng như phong tục tập quán của họ. Người H’mông sống chủ yếu tại các vùng núi cao trong khi đó người Mường lại định cư ở những nơi thấp hơn, thường là chân các triền núi, gần với người Kinh. Người Mường có truyền thống làm ruộng từ lâu đời, lúa nước là cây lương thực chủ yếu, còn các dân tộc khác lại sống bằng nghề trồng trọt (trồng chè, ngô, lạc, lúa nương…). Người H’mông và người Dao sống tách biệt với các dân tộc khác, còn hầu hết đã có sự cư trú đan xen giữa các dân tộc và do trải qua quá trình sống cộng cư, các nhóm dân tộc có ít nhiều sự ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau.

Các nhóm DTTS có đời sống kinh tế chậm phát triển hơn so với nhóm người Kinh và giữa các nhóm DTTS cũng có sự khác biệt trong trình độ phát triển. Các dân tộc có dân số đông hơn như người Mường, người Dao có trình độ phát triển kinh tế-xã hội, trình độ dân trí cao hơn so với các dân tộc khác.

Nói chung, trình độ dân trí của người DTTS thấp, thậm trí có những người chưa biết tiếng việt. Người dân tộc thường ít đi học, họ thường coi việc học hành là không cần thiết và làm mất thời gian cho các công việc khác (trẻ em ở nhà phụ làm nương hoặc đi rừng cùng cha mẹ), việc vận động người dân cho con em mình đi học gặp rất nhiều khó khăn, nhất là con em của dân tộc Mông (thường sống biệt lập với các dân tộc khác ở vùng núi cao). Do ít tiếp xúc với xã hội và thị thành nên một số tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong việc tang, việc cưới và các tệ nạn xã hội như: cúng ma, thách cưới bằng bạc, tảo hôn, nghiện hút, cờ bạc...vẫn còn tồn tại. Việc ăn ở của đồng bào DTTS còn mất vệ sinh, 100% gia đình dùng nước chưa sạch (nguồn nước sinh hoạt của đồng bào lấy từ 2 nguồn chính: đào giếng khơi và lấy nước trực tiếp từ các sông suối để sinh hoạt mà chưa qua xử lý), không có hố xí xây, trâu bò thường nhốt ở gầm nhà sàn…Do vậy sức khỏe của đồng bào không đảm bảo, bệnh tật phát sinh nhiều, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ (bệnh phụ nữ chiếm tỷ lệ cao).

Địa bàn sinh sống của người DTTS tập chung ở các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa của tỉnh, nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Các công trình điện, đường, trường, trạm còn rất thiếu và tạm bợ, có những nơi chưa có điện lưới, khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội thấp, việc tiếp thu thông tin, sự giao lưu giữa các vùng miền còn hạn chế. Trừ người Mường sống gần người Kinh, còn các dân tộc khác thường ít có khả năng giao lưu với xã hội bên ngoài do sống cách biệt (nhất là người H’mông và người Dao, thường sống biệt lập với các dân tộc khác).

2- Thực trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

2.1. Tình hình đói nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số

Với những điều kiện về tự nhiên, xã hội như trên cho thấy đời sống của bà con DTTS trên địa bàn tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo thống kê, tỷ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG DỰ ÁN GIẢM NGHÈO TỈNH PHÚ THỌ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w