1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn

76 854 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,69 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---  --- NGUYỄN VÂN ANH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH VẬT HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI BỌ TRĨ H

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-  -

NGUYỄN VÂN ANH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH VẬT HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI BỌ TRĨ HẠI RAU GIA

VỊ CÓ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU TẠI LẠNG SƠN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng,

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất ký công trình nào khác

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Vân Anh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để đề tài được hoàn thành tốt, trong suốt thời gian thực tập, nghiên cứu, tôi

đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Giáo viên hướng dẫn, của các tập thể, cá nhân, sự động viên của gia đình và bạn bè

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới TS Hà Thanh Hương

đã dành cho tôi sự chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu hoàn thành đề tài

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy, cô giáo bộ môn Côn trùng – Khoa nông học – Học viện nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và tập thể cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII – Lạng Sơn, Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật – Cục Bảo vệ thực vật đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học và thực hiện đề tài nghiên cứu

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả bạn bè, người thân

và gia đình đã luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nghiên cứu này

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Vân Anh

Trang 4

1.1.1 Khái quát tình hình sản xuất rau gia vị ở Việt Nam 4 1.1.2 Khái quát tình hình sản xuất rau gia vị ở Lạng Sơn 5

1.2 Một số kết quả nghiên cứu về bọ trĩ ở trong và ngoài nước 11

2.1Địa điểm, thời gian, đối tượng và vật liệu nghiên cứu: 21

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 23

3.1 Thành phần bọ trĩ trên một số loại rau gia vị tại Lạng Sơn năm 2014 29

Trang 5

3.1.1 Thành phần loài bọ trĩ hại rau gia vị tại thành phố Lạng Sơn

3.1.5 Tỷ lệ thành phần các loài bọ trĩ trên rau tía tô theo thời gian sinh

3.2 Đặc điểm hình thái của một số loài bọ trĩ chủ yếu hại rau gia vị có tiềm

3.2.1 Loài Caliothrips sp., họ Thripidae, bộ Thysanoptera 34

3.2.2 Loài Megalurothrips sp., họ Thripidae, bộ Thysanoptera 36

3.2.3 Loài Scirtothrips dorsalis Hood, họ Thripidae, bộ Thysanoptera 37

3.2.4 Loài Thrips hawaiiensis Morgan, họ Thripidae, bộ Thysanoptera 39

3.2.5 Loài Haplothrips gowdeyi Franklin, họ Phlaeothripidae, bộ

3.3 Kích thước các pha phát dục của bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan nuôi

3.4 Diễn biến mật độ bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan trên một số rau gia vị

3.4.1 Diễn biến mật độ bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan trên rau tía tô

theo giai đoạn sinh trưởng tại Phường Chi Lăng, Thành phố

3.4.2 Diễn biến mật độ bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan trên rau kinh

giới theo giai đoạn sinh trưởng tại Xã Mai Pha, Thành phố Lạng

3.5 Đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan hại chính tại

Trang 6

3.5.1 Tập tính của bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan 47

3.5.2 Thời gian phát dục của loài bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan trong

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

1.1 Phân loại bộ cánh tơ Thysanoptera dựa theo hệ thống của Priesner 6 1.2 Vị trí phân loại của bộ cánh tơ (Thysanoptera) trên thế giới 7 3.1 Thành phần bọ trĩ hại rau gia vị năm 2014 tại Lạng Sơn 29 3.2 Thành phần loài bọ trĩ trên rau tía tô tại một số địa điểm ở Lạng Sơn năm

3.6 Kích thước các pha phát dục của bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan 43

3.7 Diễn biến mật độ bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan trên rau tía tô theo

giai đoạn sinh trưởng tại Phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn 44

3.8 Diễn biến mật độ bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan trên rau kinh giới theo

giai đoạn sinh trưởng tại Xã Mai Pha, Thành phố Lạng Sơn 46

3.9 Thời gian phát dục của bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan nuôi trên cành

3.10 Thời gian phát dục của bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan nuôi trên cành

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

1.1 Cấu tạo chung từ trứng đến nhộng giả của bọ trĩ 8

1.2 Cấu tạo chung của bọ trĩ trưởng thành họ Thripidae 10

1.3 Vòng đời của bọ trĩ 11

2.1 Ghi nhãn tiêu bản mẫu bọ trĩ 24

3.1 Đặc điểm hình thái của Caliothrips sp 35

3.2 Đặc điểm hình thái của Megalurothrips sp 37

3.3 Đặc điểm hình thái của Scirtothrips dorsalis Hood 39

3.4 Đặc điểm hình thái của Thrips hawaiiensis Morgan 41

3.5 Đặc điểm hình thái của Haplothrips gowdeyi Franklin 42

3.6 Diễn biến mật độ bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan trên rau tía tô theo giai đoạn sinh trưởng tại Phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn 45

3.7 Diễn biến mật độ bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan trên rau kinh giới theo giai đoạn sinh trưởng tại Xã Mai Pha, Thành phố Lạng Sơn 46

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây rau là loại thực phẩm rất cần thiết cho cuộc sống và không thể thiếu đối với sức khỏe con người Cây rau cung cấp các yếu tố dinh dưỡng quan trọng cho con người như các loại Vitamin A, B1, B2, C, D, E là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao Đối với một đất nước sản xuất nông nghiệp đặc thù như nước ta thì rau xanh còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, đem lại lợi nhuận cho nhiều bà con nông dân Trong số các loại sản phẩm rau xanh của Việt Nam, rau gia vị là một mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng bởi rau gia vị của Việt Nam rất phong phú, đa dạng và tạo được hương vị độc đáo riêng, phù hợp với các món ăn của nhiều quốc gia trên thế giới Rau gia vị của Việt Nam đã được một số thị trường khó tính chấp nhận như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, và một số nước thuộc liên minh châu Âu (EU)

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều lô hàng rau của Việt Nam, trong đó

có một số loại rau gia vị như rau húng quế, rau kinh giới, rau mùi tàu xuất khẩu sang thị trường Liên Minh châu Âu (EU) bị thông báo vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, do nhiễm một số đối tượng kiểm dịch thực vật của EU gồm: bọ trĩ, bọ phấn, ruồi đục lá, vi khuẩn gây bệnh sẹo cam quýt Tổng

vụ sức khỏe và Người tiêu dùng (DC SANCO) của Ủy ban Châu Âu (EC) thông báo kể từ ngày 15/1/2012 nếu phát hiện thêm 5 trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật thì EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau, quả của Việt Nam Nếu sự việc này xảy ra không chỉ dẫn đến việc rau, quả của Việt Nam không xuất khẩu được sang các nước EU mà uy tín nông sản Việt Nam trên thị trường Quốc tế sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chính vì thực tế cảnh báo của EU nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra chỉ thị 05/CĐ-BNN-BVTV ngày 14/02/2012 về việc tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật đối với rau và quả xuất khẩu sang thị trường EU

Để góp phần vào việc giữ vững thị trường EU đối với xuất khẩu rau gia vị tiềm năng, đồng thời chứng minh việc phát hiện có hay không loài bọ trĩ đối tượng kiểm dịch thực vật của EU trên rau gia vị tại Việt Nam nói chung, Lạng Sơn nói

Trang 11

riêng, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần, đặc điểm

hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại Lạng sơn”

2 Mục đích và yêu cầu

2.1 Mục đích:

Trên cơ sở điều tra, xác định thành phần bọ trĩ hại rau gia vị xuất khẩu và nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của loài bọ trĩ chủ yếu, bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ góp phần quản lý chúng một cách hợp lý

2.2 Yêu cầu:

- Xác định thành phần bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại địa điểm nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các loài bọ trĩ hại rau gia vị xuất khẩu

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài bọ trĩ gây hại chủ yếu trên rau gia vị tại vùng nghiên cứu

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

EU là thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với kim ngạch thương mại 2 chiều là trên 29 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU là trên 20

tỷ USD EU trở thành thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam vượt qua Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ

Tuy nhiên, hiện nay tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU đang có dấu hiệu giảm sút Trong năm 2012, xuất khẩu rau quả tăng trưởng chậm lại do vướng mắc các quy định về chất lượng của các nước nhập khẩu, đạt xấp xỉ 829 triệu USD, chỉ tăng 33,4% so với năm 2011 Đặc biệt đối với thị trường EU, việc xuất khẩu rau quả Việt Nam xuất hiện nhiều khó khăn mới do có nhiều lô hàng xuất khẩu vào thị trường này vi phạm các yêu cầu về chất lượng Các sản phẩm rau gia

vị xuất khẩu sang thị trường EU trung bình khoảng 600 ngàn tấn/năm Năm 2012, Việt Nam phải tạm ngừng xuất khẩu rau củ quả sang thị trường này sau khi có vụ 3

lô hàng rau gia vị bao gồm, húng quế, ớt, cần tây, mướp đắng và ngò gai Việt Nam xuất khẩu sang EU đã không đáp ứng được yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm Theo thông báo không tuân thủ của phía EU thì dịch hại KDTV mà phía EU phát

Trang 12

hiện trên mặt hàng rau và rau thơm của Việt Nam chủ yếu là bọ trĩ, dòi đục lá, bọ phấn và ruồi đục quả Đây là những dịch hại phổ biến ở Việt Nam, vì thế rất khó sản xuất rau hoàn toàn sạch các loại dịch hại này Cơ quan chức năng của EU đã thông báo nếu tiếp tục phát hiện thêm 5 lô hàng bị nhiễm vi sinh vật sẽ ngưng nhập khẩu tất cả các mặt hàng rau quả, củ từ Việt Nam Do đó theo công văn số 785/BVTV-KD ngày 14/5/2012, Cục Bảo vệ Thực vật đã quyết định ngừng cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho tất cả các mặt hàng rau quả tươi nói trên với mục đích tránh cho những loại trái khác như thanh long, bưởi… bị EU cấm nhập khẩu vào thị trường này Đồng thời tiến hành sắp xếp lại, đẩy mạnh công tác kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, rau củ quả

Đoàn giám sát kiểm tra của EU sau khi khảo sát đã đưa ra quyết định, từ 30/6/2013 rau củ qua Việt Nam được cấp chứng nhận kiểm dịch để xuất khẩu trở lại sang thị trường EU Để có thể phát huy cơ hội mới này đồng thời tạo khả năng xuất khẩu và tăng trưởng xuất khẩu rau củ quả sang thị trường EU thì bên cạnh việc kiểm soát chặt chẽ các quy định cấp chứng nhận cũng như tăng cường công tác tuyên truyền thì các doanh nghiệp Việt Nam cần ý thức được tầm quan trọng và chú trọng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm EU và đặc biệt chất lượng vệ sinh, cơ sở vật chất, quy trình chế biến cũng như quy trình canh tác bảo quản rau quả xuất khẩu Do đó việc nghiên cứu các loại dịch hại trên mặt hàng rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu là rất cần thiết để có thể đưa ra các phương pháp xây dựng vùng trồng đạt tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Trang 13

Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1 Khái quát tình hình sản xuất rau gia vị ở Việt Nam

Tại Việt Nam, trong ba năm 2007 – 2010, diện tích, năng suất vầ sản lượng rau tăng dần Năm 2007, diện tích cả nước là 706.479 ha, năng suất 15,69 tấn/ha, sản lượng 11.084,655 tấn; năm 2008 diện tích tăng lên 722.580 ha, năng suất 15,93 tấn/ha, sản lượng 11.510,77 tấn; năm 2009, diện tích tăng lên 735.335 ha, năng suất 16,12 tấn/ha, sản lượng 11.855,067 tấn

Rau gia vị đã được trồng từ rất lâu ở nước ta, tuy nhiên sản xuất rau gia vị

theo hướng tập trung, hàng hóa mới được phát triển ở các vùng trồng rau lớn Ở Hà

Nội và ngoại thành có một số vùng trồng rau gia vị nổi tiếng như các xã Tây Tựu, Minh Khai, Phú Diễn (Từ Liêm), Thanh Trì, Đông Dư (Gia Lâm), Tân Minh (Thường Tín) từ lâu đã được coi là vùng chuyên canh rau gia vị với diện tích lớn Bình quân mỗi ngày các vùng trồng rau này cung cấp hàng tấn rau gia vị cho các thị trường lớn như Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Hòa Bình,

Xã Đông Dư, Gia Lâm là vùng trồng rau gia vị nổi tiếng với nhiều chủng loại như: hành tỏi, mùi tàu, mùi ta, tía tô, kinh giới, bạc hà, rau răm, húng quế, húng láng, ngổ, Từ những năm 90 của thế kỷ trước, Đông Dư đã có xu hướng quy hoạch phát triển vùng rau gia vị theo hướng sản xuất hàng hóa Hiện nay, cả xã có hơn 30 ha rau gia vị với khoảng 500 hộ gia đình tham gia sản xuất, đạt giá trị lên từ

270 đến 300 triệu đồng/ha/năm Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Đông Dư đã xây dựng thành công vùng sản xuất rau an toàn và đưa vào khai thác có hiệu quả cơ sở

sơ chế, bao gói và tiêu thụ rau gia vị đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đầu tiên tại Thủ đô Các sản phẩm rau củ quả an toàn và rau gia vị của Đông Dư đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ năm 2007, điều này góp phần quan trọng thúc đẩy việc xuất khẩu rau gia vị Việt Nam đến các nước trên thế giới (Nguyễn Khê, 2010)

Tại Tân Minh, Thường Tín, do nhận thấy lợi nhuận trồng rau gia vị cho thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa, bà con nông dân trong xã theo nhau chuyển đổi

Trang 14

cây trồng Cho đến nay, toàn xã có khoảng 1.250 hộ (chiếm hơn 90% số hộ trong xã) chuyên trồng rau gia vị Hiện diện tích chuyên trồng rau gia vị của xã tổng cộng khoảng gần 75 ha, mang lại nguồn thu nhập từ 150-160 triệu đồng/ha/năm Nhiều gia đình không còn trồng lúa mà hoàn toàn sống với cây rau, không cần nghề phụ nào khác (Khánh Huyền, 2008)

Cũng như nhiều loại rau khác, việc canh tác rau gia vị gặp rất nhiều khó khăn do sâu bệnh, thiên tai Trong đó bọ trĩ là loài sâu hại có phổ ký chủ rộng, khả năng gia tăng quần thể nhanh do chu kỳ sinh trưởng ngắn, kích thước cơ thể nhỏ, tính kháng thuốc cao Bọ trĩ có thể gây hại tất cả các giai đoạn phát triển của cây nhưng thường phát triển gây hại nặng ở thời kỳ cây con từ khi ra lá đến khi có bông, trong điều kiện

ấm nóng, khô, trong mùa mưa bọ trĩ gây hại nhẹ hơn Trưởng thành và ấu trùng thường tập trung trên lá ngọn chích hút nhựa cây trên lá làm cho lá vàng, ngọn quăn queo, cây còi cọc, hoa rụng, hại nặng trong thời kỳ cây con có thể làm cho cây chết Ngoài tác hại trực tiếp là chính hút nhựa, bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây trồng Trên rau gia vị, bọ trĩ có thể không gây hại lớn về năng suất nhưng chúng gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, mặt khác do có kích thước nhỏ nên trong quá trình kiểm tra khó có thể phát hiện ra cá thể bọ trĩ hoặc trứng bọ trĩ tồn tại trên lá, điều này gây khó khăn cho công tác kiểm dịch thực vật và làm giảm chất lượng hàng nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang những thị trường khó tính như EU

1.1.2 Khái quát tình hình sản xuất rau gia vị ở Lạng Sơn

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lạng Sơn, toàn tỉnh có gần 5.000 ha rau, sản lượng khoảng 60.000 tấn/năm trở lên, tập trung ở các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Quan… Đặc biệt, trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có 3 cơ sở trồng rau quy mô lớn gồm hợp tác xã rau Nà Chuông, Rọ Phải, Quảng Hồng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau an toàn Rau được trồng gồm

4 nhóm chính: Rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ và rau gia vị, trong đó, tập trung nhiều nhất là nhóm rau ăn lá, chiếm khoảng 60%, sản xuất rau gia vị chiếm khoảng 20% Tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ về đất đai, phát triển sản xuất theo hướng VietGAP, đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, sơ chế, tiêu thụ rau an toàn, đồng thời khuyến khích đầu tư sản xuất rau an toàn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng

Trang 15

Tính từ năm 2005 đến nay, Sở Khoa học và Công nghệ, các trạm khuyến nông, tổ chức VECO đã xây dựng được trên 10 mô hình theo tiêu chuẩn rau an toàn

ở thành phố Từ xây dựng các mô hình trình diễn thành công đã tạo đà cho phát triển cây rau an toàn phát triển Năng suất rau ở thành phố tăng từ 72,39 tạ/1ha năm

2000 lên 110 tạ/1ha vào năm 2012, trong đó rau vụ đông xuân có vùng đạt 115 tạ/1ha Từ cây rau phát triển đã mang lại thu nhập cao cho người nông dân Đến nay, toàn tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng được 19 mô hình sản xuất RAT với diện tích gần 20 ha, gồm các loại rau như cải làn, cải bắp, cải hoa vàng, cải đắng, súp lơ xanh, cà chua, dưa chuột, đậu…

1.1.3 Vị trí phân loại của bọ trĩ

Bọ trĩ thuộc bộ Thysanoptera, lớp côn trùng (insecta), ngành chân khớp (Arthropoda) (CABI, 2014) Trên thế giới có hơn 5500 loài bọ trĩ thuộc 750 chi đã được biết đến

Theo Hà Quang Hùng và nnk (2005), những năm trước đây vị trí phân loại của bọ trĩ dựa vào hệ thống của Priesner (1968) được trình bày ở bảng 1.1

Bảng 1.1 Phân loại bộ cánh tơ Thysanoptera dựa theo hệ thống của Priesner

Melanthripinae Mymarothripinae Aeolothripinae

ngang

tuyến ở dưới bụng Thripidae Thripinae Râu đầu có 8 đốt

Heliothripinae

Tubulifera

Phlaeothripidae Phlaeothripinae Cánh thường không có

vân, con cái không có máng đẻ trứng

Megathripinae Urothripinae

(Nguồn tài liệu: Hà Quang Hùng và nnk, 2005)

Trang 16

Cho đến nay, vị trí phân loại của bộ cánh tơ trên thế giới đều dựa theo tài liệu của Mound L.A (2007) Ông cho rằng Bộ cánh tơ (Thysanoptera) có 2 bộ phụ là Tubulifera và Terebrantia Số lượng loài và giống bọ trĩ trên thế giới được thể hiện

(Nguồn tài liệu: Mound L.A, 2007)

1.1.4 Đặc điểm chung của bọ trĩ

1.1.4.1 Cấu tạo chung của bọ trĩ

Cấu tạo chung của trứng, bọ trĩ non các tuổi, tiền nhộng và nhộng giả của bọ trĩ (hình 1.1)

- Trứng thường cắm một phần vào biểu mô tế bào

- Bọ trĩ non tuổi 1 và 2 trông giống bọ trĩ trưởng thành nhưng chưa có cánh và

bộ phận sinh dục

- Tiền nhộng có mầm cánh kéo dài đến đốt bụng thứ 3

Trang 17

- Nhộng giả có mầm cánh kéo dài đến đốt bụng thứ 8, râu đầu quặp ra phía sau theo chiều dọc cơ thể

Hình 1.1 Cấu tạo chung từ trứng đến nhộng giả của bọ trĩ

(Nguồn tài liệu: Mound L A, 2007) 1.1.4.2 Một số đặc điểm hình thái chung của bọ trĩ trưởng thành

Mẫu bọ trĩ trên tiêu bản lam dưới sự phóng đại của kính hiển vi có thể thấy các đốt ngực và bụng rõ ràng, bụng hơi thẳng và phình to thấy rõ các đốt và các phần màng nối các đốt với nhau, cánh và chân mở rộng, thường có các gai nhỏ, lông nhỏ, lỗ cảm giác phức tạp và các vết nhăn cutin nổi lên

Râu đầu có 4-9 đốt nhưng thường từ 7-8 đốt Đôi mắt kép nằm ở bên trên hoặc bên dưới của đỉnh đầu và má Ở những loài có cánh, 3 mắt đơn nằm ở trên trán giữa mắt kép tạo thành hình tam giác Chiều dài, số lượng và vị trí của lông trên đỉnh đầu và vùng mắt đơn là các đặc điểm quan trọng cho việc định loại

Kiểu miệng chuyên hoá lồi ra phía dưới đầu và nằm ở gần gốc hoặc giữa gốc

Trang 18

chân trước Phần phụ miệng của bọ trĩ là kiểu dũa hút không đối xứng cho nên bọ trĩ gây hại để lại triệu chứng cho cây trồng Phần miệng ở dưới có một hàm trên bên trái phát triển đầy đủ và gần như thẳng còn hàm trên bên phải thoái hoá hoàn toàn, hai hàm dưới rất phát triển, có môi trên và môi dưới

Cả hai gai hàm trên có bờ và đường rãnh lắp vào nhau để tạo thành dạng ống hút có lỗ mở ở phần cuối Hàm dưới dạng môi có thể di chuyển được một cách tự

do Mảnh sau cằm và trước cằm của môi dưới nối với nhau ở giữa Đỉnh của miệng được che phủ bởi mảnh bên lưỡi Mỗi mảnh bên của lưỡi có 3 dạng hình tạo bởi 9-

10 tế bào cảm giúp bọ trĩ ngửi hoặc nếm được thức ăn Hàm trên bên trái khoẻ được

sử dụng để tạo thành lỗ chích ban đầu trong mô cây nhờ cử động lên xuống của đầu Sau đó các gai hàm chia đôi đẩy mạnh vào trong cơ chất, các đường rãnh ở trong của cả hai bên tạo thành các rãnh nhỏ dẫn thức ăn

Ngực trước: do đầu và ngực trước thường có cùng một chức năng cho nên có một khớp đặc biệt nối giữa các đốt ngực với ngực trước Chân trước nối với đốt ngực trước tạo điều kiện cho sự di động lên xuống của một vùng liên hợp đốt ngực trước và đầu khi ăn

Đốt ngực giữa và sau: ở loài có cánh đốt ngực giữa và sau rộng mang đôi cánh Nhờ đặc điểm này, đốt ngực giữa và sau có gai xương và màng ở trên có thể

di động được, nhưng các tấm nối ở phần dưới và bên cứng Gốc của cánh có thể di động Trái ngược lại, các tấm bụng mở rộng Nhờ đó mà bộ xương ngoài của lưng ngực giữa và sau thích nghi rất tốt với khả năng bay

Mảnh gốc của đốt ngực giữa và sau tạo thành tấm cứng nối với các cơ để bay

Vị trí đốt háng ở ngực giữa và sau, đôi khi cuốn vào giữa cơ thể, điều này làm cho chân sau có thể đẩy về phía trước, làm cho nhiều loài bọ trĩ có thể nhảy rất tốt

Cả 4 cánh thường dài và thon có lông tơ ở mép cánh Một số loài cánh có vân, một số loài lại không có vân, một số loài cánh có sắc tố sáng và một số loài thì có màu không rõ ràng Chiều dài của cánh tỷ lệ với cơ thể thường thay đổi giữa các loài và giới tính Cả hai giới tính có thể có dạng cánh dài hoặc ngắn Ở một số loài trưởng thành đực và trưởng thành cái có chiều dài cánh khác nhau và thậm chí có nhiều dạng cánh trong cùng giới tính của một quần thể Đôi khi một hoặc cả hai giới tính hoàn toàn không cánh (thường bắt gặp ở trưởng thành đực)

Trang 19

Chân của bọ trĩ trưởng thành gồm có đốt háng, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống, một hoặc hai đốt bàn chân Khi bò chỉ bàn chân tiếp xúc với nền nhờ đó mà bọ trĩ có thể bám chặt trên bề mặt mịn và tránh tuột ra khỏi lá cây khi gió thổi Ở một số loài, trưởng thành đực có đốt đùi chân trước phình to hoặc chân có mấu, cựa hoặc vuốt Bụng có 11 đốt Đốt bụng thứ hai đến đốt thứ tám đều có lỗ thở Phần bên của mặt lưng đốt bụng mang cấu trúc đặc biệt, lông xếp thành mảnh lược (Ctenidia) Mép sau của mặt lưng đốt bụng thứ tám thường có lông tơ xếp dạng lược Trong họ Aeolothripidae, mặt lưng đốt bụng thứ 8 của trưởng thành đực có một đôi mấu bám

và ở một số giống thì các đốt sinh dục cũng có lông giống như gai

Ở trưởng thành cái các đốt bụng từ 9 đến 10 của mặt bụng mở rộng tạo thành máng đẻ trứng Máng đẻ trứng rộng và rất phát triển, để bọ trĩ đẻ trứng trong mô cây

Các đốt sinh dục của trưởng thành đực gồm có: gai giao cấu, bộ phận sinh dục giữa và thuỳ nằm ở bên Gai giao cấu kéo dài về phía sau tạo thành một dạng màng Túi ngoài, che phủ bộ phận sinh dục đực và khi gai giao cấu không hoạt động thì túi ngoài vẫn ở trong ống

Hình 1.2 Cấu tạo chung của bọ trĩ trưởng thành họ Thripidae

(Nguồn tài liệu: Mound L.A, 2007)

Trang 20

- Bọ trĩ non tuổi 1 (1-2 ngày)

- Bọ trĩ non tuổi 2 (2-3 ngày)

- Tiền nhộng (1-2 ngày)

- Nhộng giả (1-3 ngày)

- Trưởng thành (có thể sống đến 45 ngày)

1.2 Một số kết quả nghiên cứu về bọ trĩ ở trong và ngoài nước

1.2.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

1.2.1.1 Những nghiên cứu về thành phần loài bọ trĩ

Tại Ấn Độ (Hà Quang Hùng và nnk, 2005), nhiều công trình nghiên cứu chỉ

rõ có tới 82 loài bọ trĩ chủ yếu gây hại trên 76 loại cây trồng khác nhau Các nhà

khoa học đã phát hiện bọ trĩ Thrips flavus có mặt và gây hại trên 70 loại cây trồng

thuộc 26 họ thực vật khác nhau

Tại khu vực Đông Nam châu Á bọ trĩ đã trở thành sâu hại nguy hiểm trên rau,

các cây trồng khác Những loài bọ trĩ phổ biến phân bố rộng bao gồm Thrips palmi Karny hại trên dưa chuột, ớt, cà chua, năm 1977 Philippines công bố vụ dịch Thrips

Trang 21

palmi trên dưa hấu, 1981 Wanjboonkong nêu rõ Thrips palmi trở thành sâu hại trên cây bông ở Thái Lan Scitothrips dorsalis, Thrips parvispinus, Thrips tabaci, Haplothrips floricola và Thrips flavus là những loại bọ trĩ chính hại rau ở Thái Lan…

Maria Polozniak và Anna Sobolewska (2011) cho biết ở Phần Lan, trong cuộc điều tra thành phần bọ trĩ trên các loại cây thảo mộc ở Vườn thảo mộc – Khoa Nông học – Trường Nông nghiệp Cracow từ năm 2004 đến năm 2006 và ở Vườn thực vật Cracow từ năm 2006 đến năm 2008 đã thu thập được 16058 cá thể trưởng thành bọ trĩ Thysanoptera thuộc trên 37 loài thảo mộc khác nhau Các loài chiếm ưu thế gồm

có Thrips fuscipennis, Thrips flavus, Frankliniella intonsa, Thrips albopilosus và Thrips major Một số loài bọ trĩ phá hại cây trồng một cách nghiêm trọng, một trong

số đó là Thrips tabaci, loài này được phát hiện gây hại trên 27 loài cây thảo mộc 1.2.1.2 Tình hình gây hại của bọ trĩ

Từ khi bọ trĩ được nhận biết, chúng đã trở thành loài côn trùng có tầm quan

trọng về mặt kinh tế Bọ trĩ là dịch hại trực tiếp trên cây ở nhiều vùng trên thế giới, đồng thời là vectơ truyền bệnh virus và vi khuẩn cho cây

Bọ trĩ Thrips palmi Karny ở Đông Nam Á: Loài gây hại chính trên rau ở Indonesia là Thrips tabaci Lindeman, Thrips palmi Karny và Thrips parvispinus

Karny Bọ trĩ cũng như nhiều loại sâu bệnh hại nguy hiểm khác được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất rau ở Indonesia Theo thống kê ở miền đồng

bằng của miền trung Java, bọ trĩ (Thrips tabaci Lindeman) đã gây hại đáng kể trên cây hành non đặc biệt là vào mùa khô Người ta còn phát hiện bọ trĩ Thrips parvispinus Karny là sâu hại nguy hiểm trên ớt Thrips parvispinus Karny gây hại

đặc biệt nghiêm trọng trên hồ tiêu vào mùa khô, làm giảm năng suất tới 20% (Hà Quang Hùng và nnk, 2005)

Tình hình gây hại của bọ trĩ ở Thái Lan: ở Thái Lan những loại rau thuộc họ hoa thập tự thường ít bị bọ trĩ gây hại hơn những loại rau lấy quả như cà chua,

mướp, cà tím, ớt Những loại bọ trĩ chính hại rau ở Thái Lan gồm, Scirtotprips dorsalis, Thrips parvispinus, Thrips tabaci, Haplothrips floricola và Thrips flavus

(Hà Quang Hùng và nnk, 2005)

Theo Chang (1987) nghiên cứu về bọ trĩ trên các cây có củ, cây họ đậu và cây

Trang 22

ngũ cốc, để đưa ra bảng liệt kê các loài bọ trĩ quan trọng và chỉ ra rằng bọ trĩ là dịch hại nguy hiểm, là vectơ truyền bệnh vi khuẩn, nấm và virus cho cây trồng

Theo Inoue et al (2001), virus TSWV được truyền bởi 6 loài bọ trĩ:

Frankliniella occidentalis, Frankliniella intonsa, Thrips tabaci, Thrips setosus, Thrips palmi và Thrips hawaiiensis, do chúng có khả năng tích lũy protein N của

TSWV trong cơ thể

1.2.1.3 Những nghiên cứu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ

Khi nghiên cứu về đặc tính sinh học của bọ trĩ, Bournier (1987), cho biết bọ trĩ đẻ trứng từng quả một dưới lớp biểu bì cây hoặc dưới bề mặt cây và được trộng với chất dịch nhầy bao phủ thành lớp màng đệm bảo vệ

Nghiên cứu về Thrips palmi của Wang (1989), một con cái trung bình đẻ 79

quả trứng/ngày và trong suốt một đời nó có thể đẻ từ 3-114 quả khi không có giao phối và đẻ từ 3-204 quả khi có giao phối

Vòng đời của bọ trĩ Thrips palmi là 11 ngày ở nhiệt độ 300C và 26 ngày ở nhiệt độ 170C Sự hóa nhộng xảy ra trong đất hoặc trong tàn dư thực vật Trứng có màu trắng vàng và nở sau 3 ngày Sâu non tuổi 1 đẫy sức khoảng 3 ngày sau khi trứng nở, chui xuống đất và nằm yên ở đó 1 - 2 ngày trước khi hóa nhộng Giai đoạn

nhộng kéo dài khoảng 3 ngày Thrips palmi là loài lưỡng tính, cá thể cái có thể sinh

sản có hoặc không giao phối, (Martin và Mau, 1992) Theo Martin và các cộng sự,

(1992); Lipa (1999), vòng đời của Thrips palmi kéo dài từ 17 - 27 ngày ở nhiệt độ

19 - 22°C Theo Wang (1989) cho biết một số chỉ tiêu sinh học của loài Thrips palmi

như sau: thời gian trước đẻ trứng là 1 - 3 ngày Bọ trĩ có xu hướng đẻ nhiều trong thời gian 9 - 16 giờ trong ngày

Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, thời tiết tới sự phát sinh và

phát triển của bọ trĩ, Mound (1997) cho biết, loài Thrips tabaci thường ít thấy trong

điều kiện nhiệt đới ẩm, nhưng khá phổ biến trong những vùng khô ấm, ngược lại

Thrips palmi rất phổ biến ở những vùng ấm, ẩm

Theo Mau và Matin (1992), và Chang (1987), quần thể bọ trĩ đạt cao nhất trong các tháng mùa xuân và mùa hè, giảm vào mùa mưa và mùa đông Biến động số lượng của chúng chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu đặc biệt là nhiệt độ và

Trang 23

lượng mưa, điều kiện ẩm ướt kéo dài không thuận lợi cho sự phát triển của chúng Chiu (1987), các loài bọ trĩ rất mẫn cảm với sự thay đổi của môi trường và chỉ

có thể phát sinh, phát triển dưới những điều kiện khí hậu đặc thù Sự phổ biến của chúng có liên quan đến hình dạng cây, đặc biệt là những loài bọ trĩ gây hại trên hoa, các yếu tố như ẩm độ, nhiệt độ, tốc độ gió, thổ nhưỡng cũng có liên quan đến mức

độ phổ biến của từng loài bọ trĩ

Mật độ bọ trĩ trên các cây trồng hàng năm phụ thuộc vào nguồn bọ trĩ trên các cây ký chủ phụ Việc vệ sinh đồng ruộng và phòng trừ cỏ xung quanh ruộng cây trồng không được chú ý thường dẫn tới những thiệt hại nghiêm trọng Trái lại, mật

độ bọ trĩ trên các cây trồng ngắn ngày phụ thuộc nhiều vào số lượng con cái trưởng thành qua đông trong từng vụ (Gilbert, 1990)

1.2.1.4 Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ trĩ

a) Biện pháp hóa học

Từ đầu thập kỷ 90, bọ trĩ Frankliniella occidentallis, Frankliniella intonsa là

đối tượng chính để nghiên cứu các loại thuốc trong việc phòng chống chúng, đặc biệt là trong nhà kính Helyer and Brobyn (1992) đánh giá hiệu lực của 51 loại thuốc tiếp xúc thí nghiệm trên sâu non và kết quả cho thấy cả 51 loại đều rất có hiệu quả đối với bọ trĩ, ngoài ra các dạng hạt nhỏ và nội hấp cũng rất tốt đối với sâu non, nhộng và trưởng thành bọ trĩ trong nhà kính 14 loại thuốc được thí nghiệm có thể tiêu diệt nhiều hơn 75% sâu non sau 3 ngày, trong đó nhóm lân hữu cơ và Chlorpyrifos là 98,1% và hiệu quả nhất là nhóm Quinalphos là 99,8% Biện pháp phòng trừ bọ trĩ bằng thuốc trừ sâu thường khó khăn vì chúng có cơ thể nhỏ và ẩn náu ở những nơi kín đáo Theo Cermeli và cộng sự (1993), trên cây đậu côve 11 loại thuốc đã được kiểm tra, kết quả cho thấy Flufiloxuron 11, Imidaclopid 11, Chlofluazuron và oxamy là những loại thuốc có triển vọng, đúng yêu cầu và hiệu quả nhất Nhưng khi quan sát thì không có loại thuốc nào có hiệu quả trên 81.5%

Bọ trĩ ăn trên bề mặt mô lá, vì thế các thuốc tiếp xúc, vị độc tỏ ra có hiệu quả hơn các loại thuốc nội hấp (Kuepper, 2001)

b) Biện pháp cơ giới

Theo Kuepper (2001), việc bố trí thời vụ hợp lý giúp ngăn cản sự di chuyển

Trang 24

của bọ trĩ từ cây ký chủ phụ sang cây trồng chính và có thể hạn chế sự phát triển mạnh của chúng Mật độ bọ trĩ thường cao nhất vào mùa khô, nên cây thiếu nước thường bị bọ trĩ nặng hơn, do đó tưới nước hợp lý cũng là một biện pháp phòng trừ

bọ trĩ Việc tiêu huỷ cỏ dại ở trên đồng ruộng và xung quanh bờ có thể làm giảm mật độ bọ trĩ vì đây là những chỗ qua đông và tái xâm nhiễm của bọ trĩ

Thực tế là bọ trĩ có đặc tính dễ bị hấp dẫn bởi màu sắc, người ta đã đề xuất

sử dụng những tấm thảm màu trong phòng trừ bọ trĩ Sử dụng tấm nhựa có khả năng hấp thu bước sóng ánh sáng < 400nm làm vật liệu che phủ nhà kính, đã làm giảm

30% mật độ Thrips palmi so với nhà được che bằng tấm nhựa thường và giảm 20%

tỷ lệ ớt ngọt bị hại so với thông thường Các loại bẫy dính màu trắng, bẫy chậu nước màu trắng, các băng dính màu xanh dương cũng được sử dụng để thu bắt bọ trĩ (Chu, 1987)

Các loại màng bằng chất dẻo có khả năng hấp thụ tia cực tím được sử dụng

để làm các đường bờ trong ruộng có khả năng bảo vệ cây trồng chống lại bọ trĩ

Frankliniella occidentalis, Frankliniella intonsa, bọ phấn trắng hại khoai lang và

rệp bông cũng như các loại bệnh do chúng truyền (Antignus et al., 1996)

c) Biện pháp sinh học

Các loài ong kí sinh được biết đến nhiều nhất thuộc các họ: 2 họ ong kí sinh

là Eulophidae và Trichogrammatidae đã được nhân nuôi và đưa ra sản xuất như

những sản phẩm thương mại đặc dụng trong phòng trừ bọ trĩ trong nhà kính

(Hoodle, 2000) Ong kí sinh Ceranisus menes (Hymenoptera: Eulophidae), được

Murai và Loomans, (2001), đánh giá là tác nhân sinh học mang lại hiệu quả phòng

trừ cao với các loài bọ trĩ: F intonsa, F occidentalis, T palmi và T tabaci

1.2.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam

1.2.2.1 Những nghiên cứu về thành phần bọ trĩ

Theo Trần Văn Lợi (2001) tại vùng Hà Nội, bọ trĩ gây hại trên lạc quanh năm,

có ba đỉnh cao mật độ trên cây lạc trong vụ xuân vào tháng 2, 4, 5 trong đó mật độ đạt cao nhất vào tháng 9, 10 khi nhiệt độ ôn hoà trên dưới 250C, còn trên khoai tây

tại Bắc Ninh, có hai loài bọ trĩ gây hại, trong đó Thrips palmi là loài gây hại quan

trọng nhất Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Lợi (2001), cho biết: tại vùng Bắc

Trang 25

Ninh có 12 loài cây là ký chủ của Thrips palmi, trong đó có đậu cô ve, đậu trạch,

dưa chuột, cà tím, khoai tây

Nghiên cứu về thành phần bọ trĩ hại lạc của Nguyễn Đức Thắng (2012), tại Nghệ An đã xác định thành phần bọ trĩ hại cây lạc năm 2008-2010 tại Nghệ An

gồm 9 loài trong đó phổ biến nhất là Frankliniella intonsa (Trybom), Megalurothrips usitatus (Bagnall) và Scirtothrips dorsalis (Hood)

Theo Lê Thị Xuân Thu, (2004), trên cây chè tại Phổ Yên, Thái Nguyên có 2

loại bọ trĩ gây hại, ảnh hưởng mạnh nhất tới năng suất búp chè là Thrips flavus Schrank và Dendrothrips sp

Trên đậu rau tại vùng Gia Lâm Hà Nội, Yorn Try (2003), đã xác định được 4

loài bọ trĩ gây hại: Frankliniella sp., Caliothrips sp., Scirtothrips dorsalis Hood và Thrips palmi Karny Trong đó, Thrips palmi gây hại chủ yếu trên lá, ngọn cây còn Frankliniella sp bắt đầu có mặt khi cây bước vào giai đoạn ra hoa

Theo Hà Quang Hùng và nnk, 2005, có 5 loài bọ trĩ thường gây hại trên

hoa cúc: Thrips tabaci Linderman, Thrips flavus Schrark, Frankliniella intonsa Trybom, Scirtothrips dorsalis Hood và Frankliniella.sp Trong đó có 3 loài thường xuyên xuất hiện và gây hại chủ yếu là Thrips tabaci, Thrips flavus và Frankliniella intonsa

Theo kết quả điều tra của Ngô Quỳnh Hoa (2007), thành phần bọ trĩ hại lạc tại Gia Lâm - Hà Nội và Mê Linh - Vĩnh Phúc trên lạc vụ xuân 2007 gồm 7 loài:

Scirtothrips dorsalis Hood, Franklinilla intonsa Trybom, Thrips palmi Karny, Thrips tabaci Lindeman, Megalurothrips sp., Thrips hawaiiensis Morgan, Haplothrips sp Trong đó, phổ biến nhất là hai loài Thrips palmi Karny và Thrips tabaci Lindeman

Theo Nguyễn Thị Minh Hằng (2007) lại cho biết thành phần bọ trĩ hại hoa

cúc xuất nhập khẩu tại Hà Nội gồm 5 loài phổ biến: Thrips palmi Karny, Thrips hawaiiensis Morgan, Frankliniella occidentalis Pergande, Frankliniella intonsa Trybom và Scirtothrips dorsalis Hood Còn ở hoa hồng thì gồm 3 loài: Thrips hawaiiensis Morgan, Frankliniella intonsa Trybom và Scirtothrips dorsalis Hood Trong đó loài Frankliniella intonsa Trybom là phổ biến nhất với mức độ xuất hiện

Trang 26

nhiều nhất

Còn trên dưa chuột tại vùng Gia Lâm, Hà Nội, Yorn Try (2008) đã xác định

được 7 loài bọ trĩ gây hại là: Thrips palmi Karny, Thrips parvispinus Karny, Thrips flavus Schrank, Frankliniella occidentalis Pergande, Frankliniella intonsa (Trybom), Thrips tabaci Lindeman, Haplothrips kurjummovi Karny Trong đó

Thrips palmi là loài gây hại chủ yếu xuất hiện quanh năm với mức độ phổ biến cao nhất, tấn công lên lá, chồi và hoa

Theo Nguyễn Việt Hà (2008), thành phần bọ trĩ hại trên hoa cúc tại Hải

Phòng gồm 5 loài: Thrips palmi Karny, Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips hawaiiensis Morgan, Thrips sp., Frankliniella intonsa Trybom Trong đó, loài gây hai phổ biến nhất là Frankliniella intonsa Trybom

Theo Vũ Ngọc Anh và Hà Thanh Hương (2012), thành phần bọ trĩ trên rau gia vị tại Hà Nội gồm 6 loài tập trung chủ yếu ở họ Thripidae Trong đó, phổ biến

nhất là các loài Frankliniella intonsa Trybom, Scirtothrips dorsalis Hood và Haplothrips gowdeyi Franklin

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thắng, 2012, về thành phần bọ trĩ gây hại lạc

tại Nghệ An thu thập được 9 loài bọ trĩ: Frankliniella intonsa Trybom, Frankliniella schulzei Trybom, Megalurothrips usitatus Bagnall, Megalurothrips sjostedti Trybom, Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips palmi Karny, Thrips tabaci Lindeman, Thrips hawaiiensis Morgan, Haplothrips gowdeyi Franklin Trong đó, phổ biến nhất là 2 loài: Frankliniella intonsa Trybom và Megalurothrips usitatus

Bagnall

1.2.2.2 Những nghiên cứu về đặc tính sinh vật học của bọ trĩ

Kết quả nuôi sinh học loài Scirtothrips dorsalis Hood ở các nhiệt độ 18,5;

26,4 và 30,5 0C cho thời gian phát dục tương ứng là: Trứng 10,96; 6,28 và 4,48 ngày; sâu non tuổi 3,49; 1,89 và 1,63 ngày; sâu non tuổi 2: 5,84; 2,25 và 2,43 ngày; nhộng: 6,81; 5,39 và 5,90 ngày; thời gian phát dục của trưởng thành là 20,8; 7.03 và 6,28 ngày Tại Hà Nội, bọ trĩ xuất hiện trên lạc quanh năm Bọ trĩ

có 3 cao điểm trong vụ lạc xuân, đỉnh cao nhất vào tháng 4, 5 và 2 cao điểm trong vụ lạc thu, đỉnh cao nhất vào tháng 9,10 khi nhiệt độ ôn hòa trên dưới 250C

Trang 27

(Phạm Thị Vượng, 1998)

Theo Yorn Try, (2008), khi nuôi bọ trĩ T palmi trên dưa chuột ở các nhiệt độ

30, 25, 20 và 150C, các chỉ tiêu sinh học chính như thời gian vòng đời, sức sinh sản

và tỷ lệ tăng thực tự nhiên tương ứng: 15,02 ± 0,13; 11,88 ± 0.10; 16,327 ± 0,07 và 28,38 ± 0,80 ngày ; 38,48 ± 3,78; 43,56 ± 3,98; 35,15 ± 4,7; 6,86 ± 2,19 quả/con; 0,155; 0,190; 0,133 và 0,048 con/ngày/con cái

Theo Vũ Ngọc Anh (2012), khi nuôi bọ trĩ Frankliniella intonsa (Trybom) ở

nhiệt độ 20,86 – 22,83oC trên thức ăn là rau húng quế cho kết quả thời gian phát dục trung bình của các pha như sau: trứng 6,11 ± 0,34 ngày, bọ trĩ non tuổi 1 là 3,00 ± 0,27 ngày, bọ trĩ non tuổi 2 là 4,14 ± 0,20 ngày, tiền nhộng 1,82 ± 0,24 ngày, nhộng giả 2,50 ± 0,27 ngày, tiền đẻ trứng 2,39 ± 0,19 ngày Trên thức ăn là rau kinh giới ở nhiệt độ 23,74 - 27,55oC thời gian trung bình của các pha là: trứng 5,39 ± 0,29 ngày, bọ trĩ non tuổi 1 là 3,21 ± 0,19 ngày, bọ trĩ non tuổi 2 là 2,96 ± 0,29 ngày, tiền nhộng 2,50 ± 0,27 ngày, nhộng giả 2,14 ± 0,27 ngày, tiền đẻ trứng 1,96 ± 0,25 ngày

Theo Nguyễn Việt Hà (2008), khi nuôi bọ trĩ Frankliniella intonsa (Trybom)

bằng cánh hoa cúc ở điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong phòng thí nghiệm cho kết quả như sau: ở nhiệt độ trung bình 28,50C và ẩm độ trung bình 88,0%, vòng đời của

Frankliniella intonsa (Trybom) là 16,5 ± 0,35 ngày, pha trứng là 4,96 ± 0,18 ngày;

sâu non tuổi 1 là 2,27 0,11 ngày; sâu non tuổi 2 là 2,38 ± 0,13 ngày; tiền nhộng là 2,38 ± 0,12 ngày; nhộng là 1,73 ± 0,16 ngày, tiền đẻ trứng là 2,88 ± 0,15 ngày Còn

ở nhiệt độ trung bình 250C, ẩm độ trung bình 85% vòng đời của Frankliniella intonsa (Trybom) là 19,94 ± 0,53 ngày, pha trứng là 5,21 ± 0,22 ngày; sâu non tuổi

1 là 2,63 ± 0,15 ngày; sâu non tuổi 2 là 2,84 ± 0,17 ngày tiền nhộng là 2,84 ± 0,19 ngày; nhộng là 2,89 ± 0,18 ngày, tiền đẻ trứng là 3,53 ± 0,16 ngày

Theo Nguyễn Thái Sơn (2008), tiến hành nuôi các thể bọ trĩ Physothrips setiventris Bagnall từ tháng 5 đến tháng 7-2008 cho kết quả như sau: Trong tháng

5/2008, nhiệt độ trung bình là 26,4oC và ẩm độ 85% thì thời gian trứng của bọ trĩ là 4,79 ± 0,98 ngày, bọ trĩ tuổi 1 là 2,16 ± 0,23 ngày, tiền nhộng 1,28 ± 0,09 ngày, thời gian nhộng là 2,09 ± 0,60 ngày, trưởng thành vũ hóa 1-2 ngày bắt đầu đẻ trứng thời gian sống trung bình là 1,67 ± 0,06 ngày Vòng đời trung bình của bọ trĩ là 14,96 ±

Trang 28

1,43 ngày Sang tháng 6 khi nhiệt độ 27,8oC và ẩm độ 87% tăng cao thì thời gian trứng của bọ trĩ là 4,23 ± 0.93 ngày, bọ trĩ tuổi 1 là 2,04 ± 0,09 ngày, tuổi 2 là 2,88

± 0,21 ngày, tiền nhộng là 1,05 ± 0,12 ngày, thời gian nhộng là 1,65 ± 0,40 ngày, trưởng thành sau khi vũ hóa 1-2 ngày bắt đầu đẻ trứng, thời gian sống trung bình là 1,32 ± 0,05 ngày Vòng đời trung bình của bọ trĩ là 13,17 ± 1,37 ngày Khi nhiệt độ trung bình tháng 7 là 26,9oC và ẩm độ là 86% thì thời gian trứng của bọ trĩ là 4,35 ± 0,84 ngày, bọ trĩ tuổi 1 là 2,02 ± 0,14 ngày, tuổi 2 là 2,64 ± 0,17 ngày, tiền nhộng 1,10 ± 0,08 ngày, thời gian nhộng là 1,72 ± 0,44 ngày, trưởng thành sau vũ hóa 1-2 ngày bắt đầu đẻ trứng thời gian sống trung bình là 1,39 ± 0,05 ngày Vòng đời trung bình của bọ trĩ là 13,33 ± 1,25 ngày

1.2.2.3 Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ bọ trĩ

Trong thực tế, sử dụng thuốc hóa học vẫn là biện pháp chủ yếu được nghiên cứu và sử dụng trong phòng trừ bọ trĩ trên nhiều loại cây trồng

Theo Hà Quang Hùng và nnk (2005), các thuốc Tập Kỳ 1,8EC, Sumicidin 20

EC, Decis, Diazinon, Nicotin đều có thể phòng trừ bọ trĩ đạt kết quả tốt

Theo Yorn Try (2008) chỉ rõ thuốc Marshal 200SC có hiệu lực cao nhất

trong phòng chống bọ trĩ Thrips palmi, sau đó lần lượt là các thuốc Amico 10EC,

Conphai 10WP và Regent 800 WP Trong số các loại thuốc có nguồn gốc sinh học thì Alphatin 1,8EC là có hiệu lực cao nhất, tiếp theo là Abatimec 3,6E , Thần

tố 78DD

Ngoài ra, nên thực hiện các biện pháp quản lý tổng hợp để có thể phòng trừ bọ

trĩ đạt hiệu quả cao nhất Cũng theo Yorn Try (2008), để đề phòng bọ trĩ Thrips palmi hại trên dưa chuột có thể phối hợp như sau:

+ Chọn giống dưa chuột lai Sokhun 701 trồng trong khoảng thời gian từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3, kết hợp giữ độ ẩm của đất hoặc cho nước vào rãnh giữa luống từ giai đoạn cây được 7 lá

+ Trước giai đoạn dưa chuột ra hoa, nếu mật độ bọ trĩ Thrips palmi là 15 con/lá có thể phun thuốc Marhal 200SC, giai đoạn dưa chuột ra hoa đến trước thu hoạch lứa đầu tiên nếu mật độ bọ trĩ Thrips palmi vượt ngưỡng trên tiến hành phun thuốc có nguồn gốc sinh học Alphatin 1,8EC

Trang 29

+ Từ giai đoạn thu hoạch lứa quả đầu tiên đến cuối vụ có thể thả thêm bọ xít nâu nhỏ bắt mồi Orius sauteri với lượng 1 con/cây, thả 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày Chúng tôi tiến hành thử nghiệm và đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng khá phổ biến trên thị trường để phòng chống bọ trĩ trên rau húng quế và rau kinh giới

Vũ Ngọc Anh (2012) tiến hành thử nghiệm và đánh giá hiệu lực của 4 loại thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng khá phổ biến trên thị trường để phòng chống bọ trĩ trên rau húng quế và rau kinh giới Trong 4 loại thuốc trên, có 3 loại thuốc có nguồn gốc sinh học gồm: Abatin 5,4 EC (hoạt chất Abamectin), TP - Thần

tốc 16.000IU (chiết suất từ nấm Bacillus thuringensis), Sokupi 0,36 AS (hoạt chất

Matrine) và 1 loại thuốc hóa học (hoạt chất Cypermethrin 40 g/l + Profenofos 400

g/l) Kết quả thử nghiệm hiệu lực của thuốc đối với bọ trĩ Thrips hawaiiensis trên

rau húng quế cho thấy rằng cả 4 loại thuốc đều có khả năng phòng trừ đối với loài

bọ trĩ Thrips hawaiiensis hại trên rau húng quế Trong đó, tại thời điểm 7 ngày sau

phun, thuốc tiếp xúc Abatin có hiệu lực cao nhất đối với cả 2 pha bọ trĩ non (97,78%) và trưởng thành (98,89%); tiếp theo là thuốc thảo mộc Sokupi (đạt hiệu lực 95,56 đối với bọ trĩ non và 97,78% đối với trưởng thành); thuốc hóa học Forwaltrine C có hiệu lực 92,22% đối với bọ trĩ non và 94,44% với trưởng thành; cuối cùng thuốc Thần tốc có hiệu lực thấp nhất (chỉ đạt 88,89% đối với bọ trĩ non, 91,11% đối với trưởng thành bọ trĩ)

Sau 1 ngày phun thuốc, thuốc tiếp xúc Abatin đạt hiệu quả cao nhất ở cả 2 pha bọ trĩ non và trưởng thành, sau đó là thuốc hóa học Forwaltrine C, hai loại thuốc có nguồn gốc sinh học còn lại đạt hiệu quả thấp hơn rõ rệt Tuy nhiên bước sang ngày thứ 3, 5, 7 thì hiệu lực của thuốc hóa học Forwaltrine giảm dần So với thuốc hóa học, thuốc thảo mộc Sokupi có hiệu lực thấp hơn ở thời điểm 1, 3 ngày phun, nhưng lại cao hơn sau 5 đến 7 ngày phun Thuốc Thần tốc có chiếu suất từ

nấm Bacillus thuringensis lại cho hiệu lực thấp nhất

Trang 30

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm, thời gian, đối tượng và vật liệu nghiên cứu:

2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Thí nghiệm trong phòng: Phòng kỹ thuật – Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII - Lạng Sơn

+ Địa điểm điều tra: Xã Mai Pha, Xã Hoàng Đồng, Phường Chi Lăng thuộc Thành phố Lạng Sơn

- Thời gian nghiên cứu:

Đề tài được tiến hành từ tháng 04/2014 đến tháng 04/2015

2.1.2 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các loài bọ trĩ hại chủ yếu trên một số loại rau gia vị (rau tía tô, rau kinh giới, rau húng quế)

- Vật liệu nghiên cứu: để nghiên cứu đặc điểm hình thái một số loài bọ trĩ hại rau gia vị ở Lạng Sơn, đặc điểm sinh vật học của loài bọ trĩ chính hại rau gia vị, chúng tôi sử dụng một số vật liệu sau:

+ Khay nhựa thu thập mẫu

+ Hộp nuôi côn trùng có đục lỗ thông thoáng

+ Lọ đựng bọ trĩ có nắp (hoặc ống eppendorf) chứa sẵn cồn 70%

+ Túi nilon có mép dán kín

+ Bút, giấy ghi địa điểm, bộ phận thu mẫu

+ Kính lúp soi nổi và kính hiển vi huỳnh quang quan sát các đặc điểm hình thái của trưởng thành bọ trĩ

+ Ống trồng rau gia vị để nhân nuôi bọ trĩ có lưới thoáng khí

+ Đĩa petri theo dõi thí nghiệm sinh học

+ Lam, lamen để làm mẫu tiêu bản bọ trĩ

+ Bút lông, giấy thấm, panh, kéo, kim côn trùng

+ Dung dịch Hoyer (trong 50 ml nước): gum arabic-30g, chloral hydrate - 200g, glycerine-20 ml

+Cồn 70%, dung dịch KOH 10%

Trang 31

2.2 Nội dung nghiên cứu

- Điều tra, xác định thành phần loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại thành phố Lạng Sơn

- Nghiên cứu đặc điểm hình thái của các loài bọ trĩ hại rau gia vị tại vùng nghiên cứu

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học của loài bọ trĩ chủ yếu gây hại rau gia vị trong phòng thí nghiệm

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng

2.3.1.1 Phương pháp điều tra thu thập thành phần bọ trĩ

Điều tra thu thập thành phần bọ trĩ được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng - QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT, Hà Quang Hùng và nnk (2005) và phương pháp thu thập bọ trĩ ngoài đồng của Mound L.A (2007)

- Thời gian điều tra lấy mẫu: định kỳ 7 ngày/lần, điều tra liên tục theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng có liên quan đến sự xuất hiện và gây hại của bọ trĩ

- Điều tra thu thập mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên tự do: Trên khu ruộng cần điều tra thu thập bọ trĩ, chọn 10 điểm ngẫu nhiên chéo góc trên mỗi ruộng điều tra, mỗi điểm 10 cành Điểm điều tra cách bờ ít nhất 2 m

- Thu thập bọ trĩ theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên bằng cách đập cây điều tra lên khay nhựa trắng, dùng bút lông chuyển mẫu vật vào ống eppendorf có chứa cồn 50% - 70% (Hà Quang Hùng và nnk, 2005) Các thông tin cần thu thập: ngày thu mẫu, địa điểm thu mẫu, loại rau, giai đoạn sinh trưởng của cây rau, bộ phận của cây phát hiện mẫu được ghi chép đầy đủ vào mảnh giấy bằng bút chì, rồi thả vào bên trong ống eppendorf Các mẫu vật được mang về phòng thí nghiệm để xác định thành phần loài trên từng loại cây rau gia vị

- Điều tra bổ sung để xác định mật độ bọ trĩ khi cây rau gia vị xuất hiện mật

độ bọ trĩ lớn bằng cách ngắt ngẫu nhiên những bộ phận của cây trồng nghi có bọ trĩ gây hại (số lượng từ 10 đến 20 trên mỗi điểm) cho vào trong bao giấy mang về phòng thí nghiệm đổ lên giấy trắng, rồi nhẹ nhàng dùng bút lông thu bọ trĩ đặt vào

Trang 32

ống eppendorf có chứa cồn 50% - 70%, thả vào bên trong ống mảnh giấy ghi đầy đủ các thông tin như ngày thu mẫu, địa điểm thu mẫu, loại rau, giai đoạn sinh trưởng của cây rau, bộ phận của cây phát hiện mẫu Các mẫu vật được mang về phòng thí nghiệm để xác định thành phần loài trên từng loại cây rau gia vị

- Các chỉ tiêu cần điều tra

+ Tên loài bọ trĩ gây hại (tên Việt Nam và tên khoa học)

+ Mức độ phổ biến của bọ trĩ ở mỗi bộ phận của cây rau (cành, hoa, đọt non) theo tần suất xuất hiện của loài bọ trĩ cần xác định

Tính độ thường gặp (%) để đánh giá mức độ phổ biến của từng loài côn trùng theo không gian điều tra bằng công thức (1)

2.3.1.2 Phương pháp điều tra diễn biến mật độ của bọ trĩ hại chủ yếu

Chọn 3 ruộng điển hình cho từng loại cây trồng Tiến hành điều tra mật độ

bọ trĩ theo phương pháp 10 điểm chéo góc trên mỗi ruộng điều tra, mỗi điểm điều tra 10 cành, định kỳ 7 ngày một lần vào các ngày cố định trong tuần theo từng giai đoạn phát triển của cây

Thu thập bọ trĩ trưởng thành của loài bọ trĩ hại chủ yếu vào ống ephendoff có chứa cồn 50% - 70% (mỗi điểm 1 ống), thả giấy có nhãn ghi rõ ngày điều tra, địa điểm điều tra, loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng vào ống, 10 ống của mỗi ruộng cho vào từng túi nilon riêng

Các mẫu vật mang về phòng thí nghiệm để đếm số lượng của từng loài bọ trĩ trên từng loại rau, từng giai đoạn phát triển Các dữ liệu được ghi rõ trong phiếu điều tra Đơn vị lấy mẫu và số lượng lấy mẫu được quy định như sau:

- Đơn vị lấy mẫu: 1 cành tùy giai đoạn sinh trưởng

- Số lượng mẫu/điểm điều tra: 10 cành

- Chỉ tiêu cần điều tra: mật độ bọ trĩ (con/cành) được tính theo công thức (2)

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

2.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái một số loài bọ trĩ hại rau gia vị chủ yếu

a) Phương pháp làm mẫu tiêu bản bọ trĩ

Phân loại bọ trĩ được thực hiện trên con trưởng thành, vì không có đầy đủ các yếu tố cơ bản cho việc tách các loài dựa trên các đặc điểm của trứng, ấu

Trang 33

+ Bước 1: Chuyển mẫu bọ trĩ lên lam sạch đã nhỏ một giọt Hoyer (chú ý không

để giọt Hoyer lan rộng), quan sát dưới kính lúp 2 mắt soi nổi tư thế của bọ trĩ

+ Bước 2: Dùng que gỗ có gắn kim ở đầu để giữ tư thế bọ trĩ theo yêu cầu giữ mẫu rồi từ từ đặt lamen lên mẫu sao cho lamen phải song song với lam, tránh tạo bọt khí

+ Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn nhiệt hoặc tủ sấy ở nhiệt độ 50°C trong khoảng 1 tuần

+ Bước 4: Dán 2 nhãn lên lam

Nhãn 1 ghi ngày thu mẫu, địa điểm thu mẫu, người thu mẫu

Nhãn 2 ghi tên khoa học, tên Việt Nam loài bọ trĩ và ký chủ

+ Bước 5: Cố định mẫu trên bản lam, nhỏ một vài giọt Bom Canada xung quanh mép bản lamen để cố định mẫu bọ trĩ

Hình 2.1 Ghi nhãn tiêu bản mẫu bọ trĩ

(Phương pháp của Mound L A., 2007)

Trang 34

b) Phương pháp giám định bọ trĩ

Mẫu vật bọ trĩ thu thập được, sau khi làm tiêu bản, đưa lên kính lúp soi nổi

và kính hiển vi để tiến hành giám định

Dựa vào khóa phân loại của Mound L.A (2005) và website www.ozthrips.org, cùng với sự giúp đỡ của TS Hà Thanh Hương để xác định chính xác tên loài bọ trĩ hại rau gia vị thu được tại Lạng Sơn

c) Phương pháp mô tả bọ trĩ theo Mound L.A (2007)

Mô tả hình thái, đặc điểm phân biệt của trưởng thành các loài bọ trĩ gây hại chủ yếu trên 3 loại rau gia vị tại địa điểm nghiên cứu dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi huỳnh quang Mô tả hình thái, đặc điểm phân biệt của trưởng thành: Màu sắc cơ thể, số lượng đốt râu, kiểu râu đầu, các vị trí lông cũng như số lượng mảnh trên đầu, mảnh lưng ngực trước, mảnh lưng giữa, mảnh lưng ngực sau và cánh; quan sát các đốt bụng, đặc biệt đốt bụng thứ VIII

d) Phương pháp nghiên cứu kích thước của cá thể: Quan sát, mô tả, đo đếm kích thước từng pha của bọ trĩ với n = 30 cá thể thu thập tại vùng điều tra, đơn vị đo (mm)

- Pha trứng: đo chiều dài và chiều rộng

- Pha bọ trĩ non: đo chiều dài và chiều rộng

- Pha nhộng giả và pha bọ trĩ trưởng thành: đo chiều dài và phần rộng nhất của cơ thể, đo kích thước trung bình của cá thể

Kích thước trung bình của cá thể được tính theo công thức (4)

2.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài bọ trĩ gây hại chủ yếu trên rau gia vị (theo Hà Quang Hùng và nnk, 2005)

a) Phương pháp nuôi tập thể bọ trĩ trên cây trồng

Phương pháp này sử dụng để nuôi các pha phát dục của một loài bọ trĩ trên cây ký chủ thích hợp của chúng

Cây rau tía tô, kinh giới được trồng trong chậu nhựa, chăm sóc đến giai đoạn sinh trưởng thích hợp cho sự gây hại của bọ trĩ cần nghiên cứu Sau đó các chậu nhựa trồng kinh giới được đặt ngay vào trong lồng nuôi sâu bằng mica Trước khi chuyển bọ trĩ trưởng thành (được thu bắt trên ruộng) vào trong lồng nuôi sâu, ta tiến hành kiểm tra loại bỏ bọ trĩ còn sót lại để có nguồn thức ăn sạch cho bọ trĩ nuôi

Trang 35

trong lồng Dùng bút lông chuyển trưởng thành bọ trĩ vào trên các cây rau để chúng

đẻ trứng lên bộ phận thích hợp của cây Bọc kín mica quanh chậu nhựa, bên trên được bọc bằng nilon trong có đục lỗ nhỏ để cây và bọ trĩ có thể phát triển, đồng thời ngăn không cho bọ trĩ thoát ra ngoài

Toàn bộ bọ trĩ trưởng thành thu được ở thí nghiệm nuôi tập thể sẽ được sử dụng để bố trí ở thí nghiệm nuôi cá thể

Trứng thu được trên lá được dùng để bố trí thí nghiệm theo dõi thời gian phát dục của pha trứng bọ trĩ

b) Phương pháp nuôi cá thể bọ trĩ trên cây trồng

Phương pháp này sử dụng để nuôi từng cá thể cùng một loài bọ trĩ trên bộ phận cây ký chủ thích hợp của chúng

Tiến hành soi các bộ phận của cây rau nghi có trứng của bọ trĩ cần nghiên cứu bằng kính lúp 2 mắt để tìm trứng Dùng dao tách bộ phận có trứng này đặt vào đĩa petri, trong hộp nuôi sâu, giữ ẩm bộ phận cây bằng phương pháp thông thường (cuốn bông thấm nước hoặc cắm vào miếng bọt biển đã thấm nước, đặt trên giấy hút

ẩm hoặc trực tiếp cắm vào nước ở phía đáy của hộp nuôi sâu) Mỗi trứng một đĩa petri, dán nhãn lên nắp hộp, ghi lại ngày chuyển trứng và số thứ tự hộp Sau đó tiếp tục theo dõi thời gian phát dục các pha của bọ trĩ tới kết thúc thí nghiệm Chú ý số lượng hộp petri theo dõi thí nghiệm là 20 trở lên

- Phương pháp theo dõi: Theo dõi trứng bọ trĩ cho đến khi trứng nở, lột xác thành bọ trĩ tuổi 1, bọ trĩ tuổi 2, ghép cặp, đẻ trứng, chết sinh lý, hàng ngày theo dõi

1 lần

+ Đối với pha trứng: Theo dõi số trứng theo ngày chuyển trứng được đánh dấu trên đĩa petri, sự thay đổi màu sắc qua các ngày đồng thời xác định thời gian phát dục của pha trứng Theo dõi thời gian và tỷ lệ trứng nở

+ Pha bọ trĩ non: Sau khi trứng nở thành sâu non thì tiến hành nuôi cá thể trong đĩa petri, dưới đáy đĩa có bông thấm nước Trên mỗi đĩa đánh dấu ngày chuyển bọ trĩ non Hàng ngày thay thức ăn là rau gia vị Theo dõi thời gian lột xác chuyển tuổi của mỗi cá thể bọ trĩ non

+ Giai đoạn tiền nhộng: Khi bọ trĩ non chuyển sang giai đoạn tiền nhộng thì

Trang 36

tiến hành theo dõi xác định thời gian phát dục của giai đoạn tiền nhộng Tính thời gian phát dục của giai đoạn tiền nhộng và tỷ lệ vũ hoá

+ Pha bọ trĩ trưởng thành: Những cá thể bọ trĩ trưởng thành vũ hoá cùng ngày (đực, cái) cho ghép đôi trong đĩa petri trong vòng 24h Sau thời gian ghép đôi tách trưởng thành đực và cái Trưởng thành cái được đưa vào đĩa petri khác để theo dõi sự đẻ trứng đầu tiên Theo dõi thời gian phát dục của trưởng thành

Chỉ tiêu theo dõi: Thời gian trứng, bọ trĩ lột xác chuyển tuổi, thời gian vòng đời của bọ trĩ trong phòng thí nghiệm, kích thước các pha phát dục của loài bọ trĩ chủ yếu Số cá thể theo dõi n ≥ 30

2.3.3 Các công thức tính toán

- Công thức tính độ thường gặp C (%)

C (%) = Na x 100 (1)

N Trong đó:

Na: Số điểm điều tra có chứa loài a N: Tổng số điểm điều tra

+++ : Rất phổ biến ( > 50%) ++ : Phổ biến (20 - 50%) + : Ít phổ biến ( 5- 20%)

- : Rất ít gặp ( < 5%)

- Công thức tính mật độ bọ trĩ

Tổng số bọ trĩ (2) Mật độ bọ trĩ (con/cành) =

Trang 37

X: Thời gian phát dục trung bình của từng giai đoạn ni: Số cá thể lột xác trong ngày thứ i

n

t X

δ

Trang 38

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Thành phần bọ trĩ trên một số loại rau gia vị tại Lạng Sơn năm 2014

3.1.1 Thành phần loài bọ trĩ hại rau gia vị tại thành phố Lạng Sơn năm 2014

Qua 5 tháng điều tra và thu thập bọ trĩ trên ba loại rau gia vị là tía tô, kinh giới, húng quế tại Thành phố Lạng Sơn Chúng tôi đã xác định được 5 loài bọ trĩ hại chính trong đó có 4 loài thuộc họ Thripidae, phân bộ Terebrantia và 1 loài thuộc họ Phlaeothripidae, phân bộ Tubulifera Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.1

Bảng 3.1 Thành phần bọ trĩ hại rau gia vị năm 2014 tại Lạng Sơn

TT Tên khoa học Mức độ phổ biến Bộ phận bị hại

Scirtothrips dorsalis Hood

Thrips hawaiiensis Morgan

+++

+

Lá, hoa Hoa

Lá, ngọn non

Lá, ngọn non, hoa

Lá, ngọn non

Ghi chú: - : Rất ít phổ biến (với độ thường gặp <5%);

+: Ít phổ biến (với độ thường gặp 5 - 25%);

++: Phổ biến (với độ thường gặp 26 – 50%);

+++: Rất phổ biến (với độ thường gặp >50%)

Như vậy, trong quá trình điều tra theo dõi chúng tôi đã thu thập và xác định

được 5 loài bọ trĩ là: Caliothrips sp., Megalurothrips sp., Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips hawaiiensis Morgan và Haplothrips gowdeyi Franklin Các loài này

chủ yếu được phát hiện ở bề mặt trên của lá, bề mặt dưới của lá, ngọn và các chùm

hoa Hai loài Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips hawaiiensis Morgan xuất hiện với

tần suất phổ biến trên cây rau gia vị tại một số điểm điều tra ở Thành phố Lạng Sơn

Loài Haplothrips gowdeyi Franklin được phát hiện trên cả ba loại rau gia vị tuy

Ngày đăng: 17/09/2015, 20:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Ngọc Anh, Hà Thanh Hương (2012), Thành phần bọ trĩ hại rau gia vị tại Hà Nội và đặc điểm hình thái, sinh vật học của loài Frankliniella intonsa (Trybom), Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Frankliniella intonsa
Tác giả: Vũ Ngọc Anh, Hà Thanh Hương
Năm: 2012
10. Trần Văn Lợi (2001), Nghiên cứu tình hình gây hại, đặc tính sinh vật học, sinh thái học của bọ trĩ Thrips palmi Karny hại khoai tây vụ đông xuân 2000-2001 tại tỉnh Bắc Ninh, Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thrips palmi
Tác giả: Trần Văn Lợi
Năm: 2001
11. Nguyễn Thái Sơn (2008), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp phòng chống bọ trĩ (Physothrips setiventris Bagnall) hại chè vụ xuân 2008 tại Phú Hộ – Phú Thọ, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Physothrips setiventris
Tác giả: Nguyễn Thái Sơn
Năm: 2008
15. Yorn Try (2003), Nghiên cứu bọ trĩ Thrips palmi Karny hại đậu rau và thiên địch của chúng tại Gia Lâm, Hà Nội, vụ xuân – hè , Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thrips palmi
Tác giả: Yorn Try
Năm: 2003
16. Yorn Try (2008), Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của bọ trĩ Thrips palmi Karny hại dưa chuột và biện pháp phòng chống chúng ở vùng Hà Nội và phụ cận, Luận án Tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thrips palmi
Tác giả: Yorn Try
Năm: 2008
2. Vũ Ngọc Anh (2012), Nghiên cứu thành phần đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại Hà Nội, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam Khác
3. Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa (2007), Trồng – chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh rau gia vị, NXB Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh Khác
4. Cục Bảo Vệ Thực Vật (2010), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng(QCVN 01-38: 2010/BNNPTNT), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư số 71/2010/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 12 năm 2010 Khác
5. Hà Quang Hùng, Yorn Try, Hà Thanh Hương (2005), Bọ trĩ hại cây trồng và biện pháp phòng trừ, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Khác
6. Nguyễn Thị Minh Hằng (2007), Thành phần bọ trĩ hại hoa, đặc điểm hình thái, sinh học của một số loài bọ trĩ chủ yếu tại Hà Nội năm 2007, Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp; Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
7. Ngô Quỳnh Hoa (2007), Thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch (côn trùng bắt mồi, côn trùng ký sinh) của chúng; Đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ trĩ chính trên lạc vụ xuân 2007 tại Hà nội và vùng phụ cận, Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
8. Nguyễn Việt Hà (2008), Thành phần bọ trĩ hại hoa hồng, hoa cúc; Đặc điểm hình thái, sinh học của loài bọ trĩ chủ yếu và biện pháp phòng trừ trong vụ xuân 2008, tại Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
12. Lê Thị Xuân Thu (2004), Thành phần bọ trĩ hại chè và thiên địch của chúng tại Phổ Yên, Thái Nguyên vụ Xuân 2004, Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
13. Nguyễn Đức Thắng (2012), Nghiên cứu thành phần bọ trĩ hại lạc và thiên địch của chúng, đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài Frankliniella intonsa Trybom và biện pháp phòng trừ ở Nghệ An, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Khác
14. Phạm Thị Vượng (1998), Nghiên cứu cơ sở khoa học phòng trừ bọ trĩ, rầy xanh hại lạc ở miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Phân loại bộ cánh tơ Thysanoptera dựa theo hệ thống của Priesner - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Bảng 1.1. Phân loại bộ cánh tơ Thysanoptera dựa theo hệ thống của Priesner (Trang 15)
Bảng 1.2. Vị trí phân loại của bộ cánh tơ (Thysanoptera) trên thế giới - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Bảng 1.2. Vị trí phân loại của bộ cánh tơ (Thysanoptera) trên thế giới (Trang 16)
Hình 1.1 Cấu tạo chung từ trứng đến nhộng giả của bọ trĩ - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Hình 1.1 Cấu tạo chung từ trứng đến nhộng giả của bọ trĩ (Trang 17)
Hình 1.2 Cấu tạo chung của bọ trĩ trưởng thành họ Thripidae - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Hình 1.2 Cấu tạo chung của bọ trĩ trưởng thành họ Thripidae (Trang 19)
Hình 1.3 Vòng đời của bọ trĩ - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Hình 1.3 Vòng đời của bọ trĩ (Trang 20)
Hình 2.1 Ghi nhãn tiêu bản mẫu bọ trĩ - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Hình 2.1 Ghi nhãn tiêu bản mẫu bọ trĩ (Trang 33)
Bảng 3.2 Thành phần loài bọ trĩ trên rau tía tô tại một số địa điểm - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Bảng 3.2 Thành phần loài bọ trĩ trên rau tía tô tại một số địa điểm (Trang 40)
Bảng 3.3 Thành phần loài bọ trĩ trên rau kinh giới tại một số địa điểm - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Bảng 3.3 Thành phần loài bọ trĩ trên rau kinh giới tại một số địa điểm (Trang 41)
Bảng 3.4 Thành phần loài bọ trĩ trên rau húng quế tại một số địa điểm ở Lạng - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Bảng 3.4 Thành phần loài bọ trĩ trên rau húng quế tại một số địa điểm ở Lạng (Trang 42)
Bảng 3.5 Tỷ lệ thành phần các loài bọ trĩ hại rau tía tô tại phường Chi Lăng, - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Bảng 3.5 Tỷ lệ thành phần các loài bọ trĩ hại rau tía tô tại phường Chi Lăng, (Trang 43)
Hình 3.1 Đặc điểm hình thái của Caliothrips sp. - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Hình 3.1 Đặc điểm hình thái của Caliothrips sp (Trang 44)
Hình 3.2 Đặc điểm hình thái của Megalurothrips sp. - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Hình 3.2 Đặc điểm hình thái của Megalurothrips sp (Trang 46)
Hình 3.4 Đặc điểm hình thái của Thrips hawaiiensis Morgan - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Hình 3.4 Đặc điểm hình thái của Thrips hawaiiensis Morgan (Trang 50)
Hình 3.5 Đặc điểm hình thái của Haplothrips gowdeyi Franklin - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Hình 3.5 Đặc điểm hình thái của Haplothrips gowdeyi Franklin (Trang 51)
Bảng 3.6 Kích thước các pha phát dục của bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan - nghiên cứu thành phần, đặc điểm hình thái và sinh vật học của một số loài bọ trĩ hại rau gia vị có tiềm năng xuất khẩu tại lạng sơn
Bảng 3.6 Kích thước các pha phát dục của bọ trĩ Thrips hawaiiensis Morgan (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w