1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh

84 522 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 11,76 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM NGỌC SÁNG TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI THAM GIA SẢN XUẤT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH SẢ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM NGỌC SÁNG

TÌM HIỂU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI THAM GIA SẢN XUẤT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGÀNH SẢN XUẤT THAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

MÃ SỐ: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN THỊ BÍCH YÊN

HÀ NỘI, NĂM 2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học

vị nào

Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Ngọc Sáng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy giáo, cô giáo phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Môi trường, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam Luận văn được hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân và đặc biệt, tôi đã nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của cô giáo TS Nguyễn Thị Bích Yên là những người hướng dẫn trực tiếp trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và viết luận văn

Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cán bộ Cục Kỹ thuật

an toàn và Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương, Công ty cổ phần than Cao Sơn, Công ty cổ phần than Cọc Sáu, Công ty cổ phần than Dương Huy, Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả, Công ty cổ phần than Mông Dương, các anh chị em, bạn bè và gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Ngọc Sáng

Trang 4

MỤC LỤC

1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam 3

1.2.1 Vai trò ngành sản xuất than đối với kinh tế xã hội trên thế giới và ở

1.2.2 Các loại hình sản xuất than ở Việt Nam 10 1.2.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên thế giới và

2.2.1 Tìm hiểu đặc điểm ngành sản xuất than tại Cẩm Phả 16 2.2.2 Đánh giá về xu hướng biến đổi khí hậu ở Quảng Ninh 16 2.2.3 Nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với ngành sản xuất than (đến các công đoạn trong quy trình) 16

Trang 5

2.2.4 Sự thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành sản xuất than 16 2.2.5 Đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu 16

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả 19

3.2.1 Vai trò ngành sản xuất than ở thành phố Cẩm Phả 21 3.2.2 Các quy trình sản xuất than và khả năng ảnh hưởng thời tiết 25

3.3.3 Hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng của chúng tới ngành sản xuất

3.4 Nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối

3.4.1 Mức độ mẫn cảm của ngành sản xuất than với điều kiện thời tiết cực đoan 39 3.4.2 Đánh giá của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

3.4.3 Các hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu 45 3.5 Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành than ở Quảng Ninh 49 3.6 Đánh giá trở ngại, nhu cầu thông tin, phân tích SWOT và đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngành sản xuất than ở Cẩm Phả 52 3.6.1 Đánh giá trở ngại trong thích ứng với biến đổi khí hậu 52 3.6.2 Nhu cầu về các nguồn thông tin cần thiết giúp ứng phó với biến đổi khí hậu 53 3.6.3 Phân tích SWOT đối với ngành sản xuất than ở Cẩm Phả trong ứng phó

Trang 6

3.6.4 Đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu 57

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Vinacomin : Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

1.2 Một số chỉ tiêu của khai thác lộ thiên giai đoạn 2003÷2010 11 1.3 Sản lượng than nguyên khai và khối lượng mét lò đào của khai thác

3.3 Lịch sử các hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng tới ngành sản

3.5 Các hiện tượng thời tiết cực đoan và điều kiện thời tiết có ảnh hưởng

3.6 Mức độ quan tâm của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của

3.7 Xu hướng ảnh hưởng của sự thay đổi từng yếu tố khí hậu tới ngành

3.8 Tác động của BĐKH đến các công đoạn sản xuất than (n=60) 46 3.9 Mô tả các tác động của BĐKH đến các công đoạn sản xuất than 47

3.12 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của người sản xuất

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

3.4 Thống kê số lượng lao động của Tập đoàn Vinacomin từ 2005-2012 23

3.6 Bốc xúc đất đá thải tại khai trường Công ty than Dương Huy 26

3.10 Sơ đồ công nghệ của các nhà máy sàng tuyển chế biến than 30

3.13 Tổng lượng mưa mùa hè, mùa đông và năm từ năm 1961 đến

3.14 So sánh lượng mưa trung bình các tháng ở giai đoạn 1961-1990 và

3.16 Đánh giá của người tham gia sản xuất than về mức độ mẫn cảm của

3.17 Xu hướng ảnh hưởng của BĐKH nói chung tới ngành sản xuất than 43

3.19 Các hoạt động nhằm ứng phó ảnh hưởng của biến đối khí hậu tới

3.20 Các trở ngại trong việc thực hiện các biện pháp thích ứng với biến đổi

3.21 Nhu cầu các nguồn thông tin cần thiết giúp ứng phó tốt hơn với biến

Trang 10

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gia tăng, đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36-50%

BĐKH đang và sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị ngập chìm nặng nhất Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10% Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%

Trong những năm gần đây, ở Việt Nam hiện tượng thời tiết bất thường, cực đoan diễn ra thường xuyên và không theo quy luật, mưa trái mùa, lượng mưa thay đổi, hạn hán, lũ lụt, nắng nóng kéo dài… đã gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống dân sinh Những hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất ngành than

và gây đe dọa mất an ninh năng lượng của đất nước Theo Tiến sĩ Hoàng Tiến Dũng, Viện trưởng Viện Năng lượng, Bộ Công thương: “Biến đổi khí hậu không chỉ làm gia tăng hơn nữa mức độ phụ thuộc năng lượng, đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu dẫn tới sự mất ổn định nguồn cung cũng như sự phụ thuộc về mặt địa chính trị

mà còn tác động lớn đến an toàn và ổn định trong cung ứng năng lượng, làm gián đoạn, ngừng trệ, thậm chí tê liệt trong một thời gian dài” (Thu Hường, 2013)

Các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng được tiến hành trên một phạm vi lãnh thổ rộng lớn Thành phố Cẩm Phả

Trang 11

tỉnh Quảng Ninh là thành phố ven biển có đặc điểm phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp khai thác than Sản lượng than ở Cẩm Phả chiếm khoảng 70% sản lượng than toàn tỉnh và lên đến 55% sản lượng than toàn quốc Hoạt động khai thác chủ yếu lại là khai thác lộ thiên, hầm lò, rất dễ xảy bị ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan Trong những năm gần đây, khí hậu thay đổi liên tục, thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan đã và đang diễn ra bất thường hơn làm ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến than và sức khỏe, thu nhập của người sản xuất

Mặc dù ngành sản xuất than dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu như vậy, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về nhận thức của người tham gia sản xuất về sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất than và các biện pháp ứng

phó Do vậy tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh” Những hiểu biết cơ bản này sẽ là

cơ sở để ngành sản xuất than có thể xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than và các biện pháp ứng phó của ngành trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngành sản xuất than

1.3 Yêu cầu của đề tài

Đưa ra số liệu khí tượng, luận cứ để chứng minh sự biến động khí hậu ảnh hưởng sản xuất ngành than

Đề xuất giải pháp ứng phó với BĐKH

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007) thời tiết là “trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa…” Khí hậu là “trạng thái trung bình theo thời gian (thường là 30 năm) của thời tiết” Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do các hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác

sử dụng đất

Theo Ủy ban Liên hợp quốc (1992) về công ước khung biến đổi khí hậu

định nghĩa: Biến đổi khí hậu là “Sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay

gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được”

Tuy nhiên, năm 2007, Ủy ban Liên Quốc gia về Biến đổi khí hậu đã đưa ra định nghĩa bổ sung về Biến đổi khí hậu là: “Xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một số tham số hay thống kê khí hậu, trong đó trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và có sự tác động từ các hoạt động cùa con người”

1.1.2 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

Khí hậu bị biến đổi do 2 nhóm nguyên nhân:

Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí

và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển

Trang 13

Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí

CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người

Nguyên nhân của BĐKH chính là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền Đó là sự tác động rất lớn của con người mà gọi chung đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, và các khí CFC, HFCs, PFCs và SF6 Sự phát triển bùng nổ của công nghiệp trong thời đại ngày nay (đặc biệt là việc đốt nhiên liệu hóa thạch ở quy mô lớn) đã và đang dẫn tới sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng tốc độ nóng lên của khí hậu toàn cầu, là nguyên nhân hàng đầu gây BĐKH trong những thập kỷ tới

Nguồn gốc của các loại khí nhà kính:

- CO2: Là khí phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hoá thạch (than, dầu khí) và

là nguồn khí nhà kính chủ yếu; Ngoài ra nó cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng, nhiệt điện, và cán thép

- CH4: Sinh ra từ các bãi rác, đầm sình lầy từ các hệ thống khí, dầu tự nhiên, trong các hoạt động khai thác khoáng sản (than, dầu mỏ),…

- N2O: Phát thải từ quá trình sản xuất phân bón, sản xuất hoá chất và các hoạt động công nghiệp khác

- HFCs, PFCs và SF6: Phát sinh từ quá trình sản xuất HCFC-22, sản xuất nhôm và sản xuất magiê, sản xuất vật liệu cách điện,…

1.1.3 Biểu hiện của biến đổi khí hậu

Theo Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu ( 2007), một số biểu hiện và diễn biến của sự biến đổi khí hậu trái đất như sau:

• Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung

• Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường

Trang 14

sống của con người và các sinh vật trên trái đất

• Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển

• Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người

• Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác

• Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển

Các diễn biến và ảnh hưởng của BĐKH

BĐKH đã và đang thực sự diễn ra trên khắp các lục địa của thế giới

- Băng tại các cực của Trái Đất đang tan:

Diện tích biển bao phủ bởi băng tại Bắc Cực đã co lại khoảng 10% trong những thập niên gần đây và độ dày của lớp băng so với nước biển đã giảm khoảng 40% Còn tại Nam Cực, băng cũng đang trở nên không ổn định

Các núi băng tuyết cũng đang tan chảy Từ năm 1850, các núi tuyết trên đỉnh Alps (Châu Âu) đã mất khoảng 2/3 thể tích và việc giảm thể tích này đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng kể từ thập kỷ 1980

- Mức biển đang dâng lên

Do hiện tượng băng tan tại những tảng băng trên núi cao và ở vùng cực Trái Đất khiến mực nước biển tại nhiều vùng trên thế giới đang tăng cao Mực nước biển hiện nay được xem là đang dâng nhanh gấp hai lần so với 50 năm trước đây do BĐKH Cho tới nay, các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ cuả khí quyển mới chỉ tăng lên thêm khoảng một nửa độ nên mức biển chỉ tăng lên khoảng vài chục centimet

Ví dụ, năm 2003, các nhà khoa học cho rằng nước biển đã dâng cao 31 cm/1 thế kỷ

và tốc độ này có thể gấp đôi trong vòng 100 năm tới, cùng với việc đạt mức tăng 88

cm vào năm 2100

Việc tăng cao mực nước biển khiến cho các vùng đất trũng và khu vực ven biển như Maldives, lưu vực sông Nile (Ai Cập), và Bangladesh bị ngập lụt

Trang 15

Tại Châu Âu, nước biển dâng có thể khiến 1,6 triệu người vùng ven biển có nguy cơ chịu lũ lụt vào năm 2080 Khoảng 20% vùng đất thấp và ướt có thể bị biến mất Xói mòn tại các khu vực ven biển Đại Tây Dương, hiện đang là 1 m mỗi năm,

Từ năm 1990, toàn Châu Âu đã có tới hơn 260 trận lũ lụt, bao gồm thảm họa

lũ hè sông Danube và Elbe năm 2002 Từ 1998, lũ lụt đã làm chết hơn 700 người tại Châu Âu, làm thay đổi chỗ ở của hơn một nửa triệu người và tổn thất hơn 25 tỷ Europe Mặc dù chưa có những những chứng cứ cụ thể để cho rằng những trận lụt lội này là trực tiếp gây ra bởi BĐKH, nhưng sự gia tăng về tần suất và cường độ của những trận lũ lụt này được xem là hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu tại nhiều phần của Châu Âu

Chế độ mưa cũng đang bị thay đổi do biến đổi khí hậu Nước đang trở lên

khan hiếm tại hầu hết các khu vực trên thế giới Khoảng hơn 1,2 tỷ người, tức là khoảng 1/5 dân số toàn thế giới hiện đang thiếu nước uống sạch Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng 2,5% độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (tương đương với khoảng 1,7oC

so với hiện nay) thì ước tính sẽ có khoảng từ 2,4 tới 3,1 tỷ người trên toàn thế giới phải chịu sự khan hiếm về nước Ở vùng Đông Nam Á nói chung, những nguồn nước ngọt tương đối không quá ít ỏi, cũng có thể bị cạn kiệt khi nhiệt độ tăng lên, nhất là ở những vùng đông dân cư

Trang 16

Hạn hán và sa mạc hóa cũng đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới, đặc

biệt là Trung Á và Nam sa mạc Xa-ha-ra, nơi mà đại bộ phận dân chúng đều sống trong cảnh nghèo khổ

Tại Hoa Kỳ, thập niên 1930 chứng kiến những cơn hạn hán dài hạn ở vùng Đại Bình nguyên Bắc Mỹ, và trận "Dust Bowl" vĩ đại Kết quả là đất canh nông bị

hư hại và hàng chục nghìn người phải xiêu tán

Ở những quốc gia đang phát triển nạn sa mạc hóa vẫn tiến hành, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người Ước tính Sa mạc Sahara hiện nay đang tiến dần về phía nam với tốc độ 45 km/năm Các nước Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Trung Hoa, Tajikistan, Afghanistan, Turkmenistan, Iran và Uzbekistan cũng bị ảnh hưởng nặng Riêng Kazakhstan kể từ năm 1980, gần 50% diện tích trồng trọt đã bị bỏ hoang vì đất quá cằn trong tiến trình sa mạc hóa

- Nóng lên toàn cầu được dự đoán sẽ làm tăng sản lượng lương thực toàn thế

giới miễn là nhiệt độ lớn hơn khoảng từ 1,5oC đến 3,5oC nhiệt độ thời tiền công nghiệp (nghĩa là lớn hơn khoảng từ 0,7oC tới 2,7oC nhiệt độ độ hiện nay), tuy nhiên sản lượng lương thực toàn thế giới sẽ suy giảm nếu nhiệt độ vượt quá dải trên Tại một số vùng thuộc Nam Âu, tổng thời gian một mùa từ gieo trồng tới thu hoạch đã trở nên ngắn hơn

- Các dịch bệnh nhiệt đới như sốt rét hoặc sốt xuất huyết cũng đang gia tăng

do các khu vực tại đó điều kiện khí hậu thích hợp cho các loài muỗi, số lượng ruồi mang mầm bệnh nở rộ Muỗi vằn, một loài có thể lan truyền nhiều loại bệnh, đã gia tăng tại Châu Âu hơn 15 năm qua và hiện có mặt tại hơn 12 nước Một nghiên cứu cho biết sẽ có khoảng 5-6 tỷ người có nguy cơ bị nhiễm sốt xuất huyết vào năm

2080 do BĐKH và sự gia tăng dân số

- Hệ sinh thái cũng đang bị tác động do sự thay đổi khí hậu

Khi đất đai bị xói mòn, động vật và thực vật không còn có nơi để sinh sống

và nảy nở, nên phải di trú ở nơi khác, thậm chí có loài có khả năng tuyệt chủng Trái lại, những loại côn trùng mang những mầm bệnh như sốt rét, thương hàn, v.v xuất hiện nhiều hơn

Trang 17

1.2 Tổng quan về ngành sản xuất than

1.2.1 Vai trò ngành sản xuất than đối với kinh tế xã hội trên thế giới và ở Việt Nam

1.2.1.1 Vai trò trên thế giới

Theo Tô Thị Hường và cs (2010), toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm Một số ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: sản xuất điện, thép và kim loại, xi măng và các loại chất đốt hóa lỏng Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc)

Hàng năm có khoảng hơn 4030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó Châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng

Hình 1.1 Top 10 quốc gia tiêu thụ than trên thế giới

(Nguồn: Tô Thị Hường, Hoàng Kiều Nga, Nguyễn Thị Mường ,2010)

Trang 18

Than đóng vai trò sống còn với sản xuất điện và vai trò này sẽ còn được duy trì trong tương lai Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho đến năm 2030) Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0,9% đến 1,5% từ nay cho đến năm 2030 Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1,5% năm trong khi than non, được sử dụng trong sản xuất điện, tăng với mức 1% năm Cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép

và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0,9% Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới, trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc Một số nước khác không có nguồn nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lượng và công nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc Không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới cũng phải nhập than Nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao Tăng trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện

1.2.1.2 Vai trò ở Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) là đơn vị quản

lý và điều hành sản xuất, cung ứng gần như toàn bộ than tại Việt Nam Hiện nay, sản lượng khai thác than tập trung chủ yếu tại 3 tỉnh thành chính trên cả nước bao gồm: Quảng Ninh, Thái Nguyên và Lạng Sơn Trong đó, tỉnh Quảng Ninh chiếm đa

số phân bổ chủ yếu tại các vùng Cẩm Phả, Hòn Gai và Đông Triều - Uông Bí Sản lượng than khai thác hàng năm chiếm 96% là thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam Than được sử dụng cho ngành điện, ngành xi măng và các nhu cầu khác

Trang 19

Bảng 1.1 Tổng hợp dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước

2012 2013 2014 2015 2020 2025 2030 Tổng cộng 32908 38301 46759 56232 112350 145517 220349

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam , năm 2010)

Ngoài ra than được dùng cho xuất khẩu: Ngành than đã tạo được thị trường xuất khẩu than antraxit cho nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn quốc, các nước EU, Đài loan, Philipin, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Australia, New Caledonia, Mehico, Brazin, Cuba, Nam Phi, Than antraxit Việt Nam dùng cho: Công nghiệp thép (cả đốt và phun) của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc, Đức, Đài loan, Philipin, Australia, Venezuela, Mehico, Brazin, ; Công nghiệp kim loại phi sắt của New Caledonia, Cuba, Nam Phi, ; Công nghiệp xi măng của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn quốc, Philipin, ; Sản xuất điện của Trung Quốc, Thái Lan, Bungari, ; Xử lý nước của Nhật Bản, các nước EU, ; Công nghiệp làm cacbua canxi và điện cực của Nhật Bản, Đài loan và một số nước khác

1.2.2 Các loại hình sản xuất than ở Việt Nam

Các loại hình sản xuất (khai thác than) ở Việt Nam chủ yếu là khai thác than

lộ thiên và khai thác than hầm lò

Khai thác than lộ thiên: là một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải

bóc lớp đất đá phủ trên loại khoáng sản cần khai thác

Theo Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (2010), sản lượng

Trang 20

khai thác lộ thiên trong những năm gần đây chiếm khoảng 55 - 65% tổng sản lượng than khai thác của toàn ngành

Hiện nay ngành than có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn/năm (Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo), 15 mỏ lộ thiên vừa và công trường lộ thiên (thuộc các Công ty than hầm lò quản lý) sản xuất với công suất từ

100 ÷ 1000 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác mỏ nhỏ, lộ vỉa với sản lượng khai thác nhỏ hơn 100 ngàn tấn/năm

Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu của khai thác lộ thiên giai đoạn 2003÷2010

TT Danh mục Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 Tổng than nguyên khai Triệu tấn 19,79 27,11 34,54 40,81 43,11 42,93 43,93 46,96

- Trong đó lộ thiên Triệu tấn 12,98 17,33 22,06 26,10 26,78 25,33 25,76 26,52

Lộ Trí (Thống Nhất) và mỏ Mông Dương

Các mỏ còn lại là mỏ trung bình có sản lượng khai thác từ 0,5 ÷ 1,0 triệu tấn/năm hoặc mỏ nhỏ (sản lượng <0,5 triệu tấn/năm) như: Bắc Cọc Sáu, Tây Bắc Khe Chàm, mỏ Đồng Vông-Uông Thượng, Tây bắc Ngã Hai…

Với những mỏ nhỏ, diện tích khai trường hẹp, trữ lượng ít nên không có điều kiện để phát triển sản lượng và cơ giới hoá dây chuyền công nghệ

Trang 21

Bảng 1.3 Sản lượng than nguyên khai và khối lượng mét lò đào

của khai thác hầm lò giai đoạn 2003-2010

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam , năm 2010)

1.2.3 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên thế giới và

ở Việt Nam

1.2.3.1 Ảnh hưởng của BĐKH tới ngành khai thác than một số nước trên thế giới

Theo Mendelsohn (2008), BĐKH đã và đang trở thành một vấn đề chính mà Trái đất sẽ phải đối mặt trong thế kỷ 21 Lượng khí cacbon phát thải sẽ là một thác thức to lớn đối với ngành công nghiệp khai thác than trên thế giới Hội Đồng Quốc

Tế Khai Khoáng và Kim loại (The International Council of Mining and Metals) đã xác định BĐKH, đặc biệt là ảnh hưởng của khí nhà kính, là vấn đề môi trường quan trọng nhất mà ngành công nghiệp khai thác than phải đối phó

Những rủi ro gắn liền với BĐKH đã vượt ra khỏi những qui định về hạn chế lượng phát thải carbon và bao gồm những chuỗi rủi ro (hay ảnh hưởng có tiềm năng gây hại) về cung cấp (chi phí gia tăng do các hoạt động cung cấp); những rủi ro về sản phẩm công nghệ (bị bỏ rơi do các tiêu chuẩn công nghệ thay đổi); những rủi ro

về danh tiếng, thương hiệu gắn liền với vấn đề bền vững; những rủi ro vật lý đối với các hoạt động khai khoáng do thời tiết khắc nghiệt và những rủi ro về luật…

Mặc dù BĐKH kèm theo các rủi ro ảnh hưởng tới ngành công nghiệp khai khoáng, BĐKH cũng tạo ra những cơ hội quan trọng đặc biệt cho các tập đoàn khai thác than có phạm vi hoạt động trên toàn cầu Những cơ hội này tập trung vào việc thị trường carbon quốc tế đã xuất hiện trong các dự án về carbon theo nghị định Kyoto cũng như là theo các hệ thống quốc gia đang phát triển và những thành phần hoạt động trong lĩnh vực tình nguyện

Trang 22

Ngành khai thác than, có lẽ phải thích ứng sớm hơn nếu chính phủ các nước ban hành định mức thải CO2 Tuy nhiên, khí hậu nóng dần cũng thay đổi các điều kiện vật lí tác động lên ngành này

Có rất nhiều hệ quả của BĐKH là mối đe dọa cho ngành khai thác than, như việc gia tăng tần suất các trận bão, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, hiện tượng thay đổi về lượng nước mưa và băng tan…vv

Đồng thời cũng có rất nhiều những ảnh hưởng của BĐKH đối với ngành khai khoáng, nhưng có lẽ một trong số những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với ngành khai khoáng là ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn nước Con số các khu vực bị ảnh hưởng của hạn hán sẽ gia tăng, trong khi các ảnh hưởng có tiềm năng tích cực của việc gia tăng xói mòn sẽ là nhỏ hơn nhiều so với các ảnh hưởng của việc gia tăng lượng nước mưa và xói mòn theo mùa Điều này làm gián đoạn nguồn cung cấp nước, chất lượng nước và làm tăng rủi ro của hiện tượng xói mòn…

Nước Trung Quốc

Theo Xiaoling (2007), Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ than lớn nhất trên thế giới, và hiện giờ rất nhiều mỏ than có trữ lượng lớn tại Trung Quốc vẫn chưa được khai thác Trong năm 2008, Trung Quốc đạt sản lượng khai thác 2536,7

Trang 23

triệu tấn và tiêu thụ 1311,4 triệu tấn tương đương dầu Tập đoàn xuất nhập khẩu than Trung Quốc là đơn vị phân phối hơn 80% tổng lượng xuất khẩu và cũng là kênh xuất khẩu than chính của Trung Quốc Công ty có kế hoạch xuất khẩu hơn 30,35 triệu tấn than mỗi năm Tập đoàn công nghiệp than Pingshuo là đơn vị quốc doanh lớn nhất Trung Quốc hoạt động khai thác các mỏ lộ thiên và cũng là nhà xuất khẩu than lớn nhất ở Trung Quốc Xưởng của Pingshuo nằm tại phía Bắc cánh đồng Bigwi gồm có 3 mỏ đang hoạt động, bao gồm An Tai Bao, mỏ Jia Ling Mine và mỏ Đông Những mỏ này có sản lượng khai thác than đạt khoảng 45 - 50 triệu tấn Tại Trung Quốc có 28000 mỏ than, trong đó có 20000 mỏ than trực thuộc nhà nước Theo Mendelsohn (2008), Trung Quốc là quốc gia đã ký vào những nghị định cắt giảm khí nhà kính Công nghiệp khai khoáng của Trung Quốc sẽ trở thành ngành chịu sự đe dọa và tổn thất nặng nề Ngành công nghiệp này không những phải gánh chịu những thiệt hại do những luật lệ chặt chẽ hơn, mà còn bị ảnh hưởng trực tiếp từ BĐKH

Nước Úc

Theo Loechel et.al (2013), ngành công nghiệp khai khoáng là phần quan

trọng trong nền kinh tế của Úc và tạo ra nhiều lợi ích kinh tế xã hội trên cả nước Ngành công nghiệp này cũng giống như các ngành công nghiệp khác phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, bị ảnh hưởng mạnh bởi các điều kiện môi trường Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp khai thác mỏ của Úc phát triển mạnh đóng góp khoảng 8% tổng sản phẩm quốc nội và hơn 50% giá trị xuất khẩu Tuy nhiên các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt gần đây đã tác động mạnh khi khí hậu thay đổi Trong năm 2010 và 2011, sự kiện lũ lụt đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động khai thác than ở Quennsland, gây ngập hầm lò và các tuyến đường vận chuyển Chi phí ước tính thiệt hại khoảng 5 tỷ USD đến 9 tỷ USD bao gồm thiệt hại cho các moong khai thác, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và thiết bị khai thác mỏ Hệ sinh thái liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản cũng bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt Trận mưa lớn làm ngập các hầm lò vào năm 2008 dẫn đến nước ô nhiễm từ quá trình khai thác thoát ra ngoài theo sông suối chảy ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt cộng đồng hạ lưu Các hiện tượng thời tiết khắc

Trang 24

nghiệt khác như nắng nóng và khô hạn làm phát sinh nhiều bụi thải và thiếu nước nghiêm trọng

1.2.3.2 Ảnh hưởng của BĐKH tới ngành khai thác than ở Việt Nam

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu được công bố chính thức nào về tác động của BĐKH ảnh hưởng đến ngành sản xuất than Một số nghiên cứu đề cập đến vấn

đề này như kiểm soát phát thải khí nhà kính từ hoạt động khai thác và chế biến than; đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến ngành khai khoáng, an ninh năng lượng đã được Bộ Công Thương triển khai thực hiện trong chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường (2011) thì những tác động của BĐKH đối với sản xuất than như sau:

+ Gây nhiều khó khăn cho hệ thống khai thác nguồn than antraxit ở bể than + Tăng khả năng hao hụt, tổn thất sản lượng than do tần suất, cường độ mưa bão và lũ lụt gia tăng

+ Tăng thêm chi phí sản xuất, chi phí xây dựng vận hành, duy tu các dàn khoan, các phương tiện

+ Nhiều hải cảng, bao gồm cầu tàu, bến bãi, nhà kho thiết kế theo mực nước cuối thế kỷ 20 sẽ phải cải tạo lại, thậm chi phải di dời; các công trình xây dựng mới tốn kém hơn về chi phí xây lắp cũng như chi phí vận hành

Trang 25

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hiện tượng thời tiết khí hậu và người tham gia sản xuất than trực tiếp tại các Công ty than thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam nằm trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi thời gian: 30 năm trở lại đây

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Tìm hiểu đặc điểm ngành sản xuất than tại Cẩm Phả

Thống kê các cơ sở sản xuất than;

Vai trò ngành sản xuất than đối với kinh tế thành phố Cẩm Phả;

Mô tả các hoạt động trong quy trình sản xuất than (bao gồm các hoạt động khai thác, vận chuyển và chế biến) dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết tại Cẩm Phả

2.2.2 Đánh giá về xu hướng biến đổi khí hậu ở Quảng Ninh

Xu hướng thay đổi nhiệt độ, lượng mưa thực tế

2.2.3 Nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với ngành sản xuất than (đến các công đoạn trong quy trình)

2.2.4 Sự thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành sản xuất than

2.2.5 Đề xuất giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Số liệu thứ cấp:

Thu thập số liệu thứ cấp từ các nguồn sẵn có bao gồm trạm khí tượng, sách, báo, báo cáo quy hoạch, Quyết định, các đề tài nghiên cứu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu Nội dung thu thập bao gồm:

+ Các cơ sở sản xuất than, vai trò của ngành sản xuất than;

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh;

Trang 26

+ Nhiệt độ: Số liệu nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp từ năm 1988 đến năm

2013 được thu thập tại trạm Khí tượng hải văn môi trường Bãi Cháy;

+ Lượng mưa: Số liệu lượng mưa từ năm 1961 đến năm 2013 được thu thập tại trạm Khí tượng hải văn môi trường Bãi Cháy;

+ Các thiên tai xảy ra và ảnh hưởng tới ngành sản xuất than

+ Phỏng vấn sâu: 01 cán bộ vận chuyển Công ty Cổ phần than Cao Sơn; 01 cán bộ khai thác Công ty than Dương Huy, 01 cán bộ bộ phận chế biến than Công

ty than Mông Dương, 01 Phó giám đốc phụ trách sản xuất Công ty Cổ phần than Cọc Sáu là những người kinh nghiệm lâu năm trong ngành sản xuất than về các hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng của nó tới ngành sản xuất than trong 30 năm gần đây

- Sử dụng phương pháp phân tích SWOT để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành sản xuất than ở thành phố Cẩm Phả (đối tượng phỏng vấn là đại diện cho các đơn vị có hoạt động sản xuất khác nhau: 02 cán bộ Công ty than Dương Huy, 02 cán bộ Công ty cổ phần than Cọc Sáu, 02 cán bộ Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả)

Trang 27

- Phương pháp phân tích số liệu:

+ Số liệu thu thập từ phỏng vấn được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel Số liệu khí tượng được xử lý thống kê dùng hàm tương quan để xác định xu hướng thay đổi và phân tích ANOVA để xác định mức ý nghĩa thống kê cho trung bình năm và theo mùa của lượng mưa, nhiệt độ tối cao, nhiệt độ tối thấp (mùa hè được tính từ tháng 6 đến tháng 8; mùa đông được tính từ tháng 12 đến tháng 02) + Số liệu khí tượng về lượng mưa còn được xử lý thống kê dùng phương pháp kiểm định T-test để so sánh lượng mưa trung bình các tháng trong năm của giai đoạn khí hậu 23 năm gần đây (1991-2013) so với giai đoạn khí hậu 30 năm về trước (1961-1990)

Trang 28

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả

3.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Cẩm Phả (Toạ độ: 20o 58’10’’ - 21 o12’ vĩ độ bắc, 107 o10’ - 107

o23’50’’ kinh độ đông) cách thành phố Hạ Long 30km, phía bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía đông giáp huyện Vân Đồn, tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, nam giáp vịnh Bắc Bộ Vùng vịnh thuộc Thành phố là vịnh Bái Tử Long

Thành phố Cẩm Phả có số dân xấp xỉ số dân của thành phố Hạ Long, hầu hết

là người Kinh (95,2%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu (3,9%) Người các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác khó phân biệt Phần lớn người dân Cẩm Phả làm công nhân cho các cơ sở sản xuất than, có gốc từ các tỉnh khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ Chính vì vậy, dân số Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ (59% nam và 47% nữ)

Trang 29

3.1.3 Tài nguyên

3.1.3.1 Tài nguyên nông -lâm - ngư

Diện tích đất nông nghiệp 1196ha, trong đó diện tích đất trồng rau mầu và cấy lúa 434ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315ha Diện tích đất lâm nghiệp 13504ha, trong đó rừng tự nhiên 12094ha, xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã suy kiệt, đất có rừng trồng 1410ha Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt ven bờ, sản lượng thấp, hiện nay đang đóng thêm tầu có công suất lớn để đánh cá tuyến khơi

3.1.3.2 Tài nguyên than đá

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá Tổng tiềm năng ước tính trên 3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh) Ở đây, mật độ chứa than trong khối kiến trúc mỏ có hệ số cao nhất, nhiều vỉa dầy, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu

Cẩm Phả có hệ thống đường sắt dùng chuyên chở than chạy dọc thành phố chở than đến Nhà máy Tuyển Than Cửa Ông Các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất

Hình 3.2 Phân bố mỏ than tại Cẩm Phả

(Nguồn: Google map)

3.1.4 Địa chất khu vực Cẩm Phả

Địa tầng: Các đá trầm tích chứa than thuộc khu vực Cẩm Phả có tuổi địa

chất thuộc hệ Triats thống thượng bậc Nori - Rêti hệ tầng Hòn Gai (được chia thành 03 phụ hệ tầng là phụ hệ tầng Hòn Gai, phụ hệ tầng Hòn Gai giữa, phụ hệ

Trang 30

3.2 Đặc điểm ngành sản xuất than ở Cẩm Phả

3.2.1 Vai trò ngành sản xuất than ở thành phố Cẩm Phả

3.2.1.1 Cơ cấu kinh tế

Đặc điểm kinh tế của Cẩm Phả là một thành phố công nghiệp Công nghiệp khai thác than chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế Ngoài ra còn có công nghiệp khai thác nước khoáng, khai thác đá, sản xuất vôi, công nghiệp cảng biển Bên cạnh đó còn

có hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại dịch vụ (Hình 3.3)

Hình 3.3.Cơ cấu kinh tế thành phố Cẩm Phả năm 2013

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả, năm 2015)

Công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực cốt lõi trong hoạt động kinh tế của Cẩm Phả, chiếm khoảng 75% giá trị sản xuất Lĩnh vực này bị chi phối bởi ngành khai thác than lâu đời của địa phương Trong những năm gần đây, Thành phố đã từng bước đa dạng hóa sang các ngành công nghiệp phụ cận như sản xuất điện và sản

xuất xi măng Trong lĩnh vực công nghiệp, ngành công nghiệp khai thác than vẫn là

động lực kinh tế chính của Cẩm Phả Sản lượng than của địa phương chiếm khoảng 70% sản lượng than toàn tỉnh và lên đến 55% sản lượng than toàn quốc Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm

Trang 31

nhìn đến năm 2030, Cẩm Phả là một trong những địa phương có chi phí sản xuất than cạnh tranh nhất ở Việt Nam cũng như trên thị trường xuất khẩu Trong năm

2013, ngành công nghiệp khai thác than là ngành kinh tế lớn nhất của địa phương, trực tiếp đóng góp 48% giá trị sản xuất của toàn thành phố và gián tiếp đóng góp thêm 9% giá trị sản xuất qua các dịch vụ hỗ trợ như kinh doanh máy móc thiết bị khai thác mỏ và khảo sát địa chất

Ngành du lịch tại Cẩm Phả hiện còn chưa phát triển và chỉ đóng góp một phần nhỏ giá trị gia tăng cho Thành phố Trong năm 2013, tổng lượng du khách, chủ yếu là du khách nội địa đến với Cẩm Phả đạt trên 685 nghìn lượt, đóng góp khoảng 28,9 tỷ đồng cho ngân sách Thành phố, tương ứng với 2,5% tổng thu ngân sách của Thành phố Du lịch tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng hiện là hai hướng du lịch chính, trong đó, du lịch tâm linh phổ biến hơn

Mặc dù nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đóng góp dưới 1% giá trị sản xuất của thành phố Cẩm Phả, ngành này sử dụng 6% tổng lao động Điều này cho thấy, năng suất lao động và thu nhập trong lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn đáng

kể so với khu vực công nghiệp và khoảng cách này cần được giải quyết

3.2.1.2 Thống kê số lượng Công ty than

Bảng 3.1 Thống kê số lượng Công ty than STT Tên công ty than ở Cẩm Phả Loại hình

4 Công ty Tuyển than Cửa Ông Tuyển và chế biến than

5 Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả Vận chuyển tiêu thụ

9 Công ty CP Than Mông Dương Khai thác hầm lò và lộ thiên

10 Công ty CP Than Tây Nam Đá Mài Khai thác hầm lò và lộ thiên

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam , năm 2010)

Trang 32

Khu vực Cẩm Phả nằm phía đông của bể than Đông Bắc, được giới hạn bởi phía tây theo ranh giới phía tây của khoáng sàng Ngã Hai, phía bắc là quốc lộ 18B, phía đông là khoáng sàng than Kế Bào, phía nam là đường quốc lộ 18A Toàn khu vực có 11 khoáng sàng than bao gồm Khe Sim, Lộ Trí, Đèo Nai, Cọc Sáu, Quảng Lợi, Mông Dương, Khe Tam, Khe Chàm, Ngã Hai, Đông Bắc Mông Dương, Kế Bào Tính đến nay tại Vùng Cẩm Phả có 09 Công ty khai thác than hầm lò, lộ thiên lớn nhỏ và 01 nhà máy chế biến than (Bảng 3.1)

3.2.1.3 Lao động

Thời gian qua sản lượng than khai thác ngày càng tăng do đó nhu cầu về lao động cũng tăng theo Tổng số lao động của Tập đoàn Vinacomin từ 2005 – 2012 như sau:

Hình 3.4 Thống kê số lượng lao động của Tập đoàn

Vinacomin từ 2005-2012

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam , năm 2010)

Lao động ngành than gồm 3 bộ phận chủ yếu:

+ Bộ phận lao động sản xuất than gồm lao động sản xuất ở các mỏ lộ thiên,

mỏ hầm lò các nhà máy sàng tuyển than…

+ Bộ phận phục vụ sản xuất than bao gồm các công ty chế biến và kinh doanh than, công ty xuất nhập khẩu than, các nhà máy cơ khí sửa chữa trực tiếp phục vụ ngành than, lao động trong lĩnh vực khảo sát thăm dò than, xây dựng mỏ,

Trang 33

tư vấn thiết kế…và các loại lao động khác ở các mỏ, nhà máy tuyển (chủ yếu trong Tập đoàn TKV)

+ Nhu cầu lao động của ngành than từ năm 2015 đến năm 2020 tại Cẩm Phả được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Nhu cầu lao động tại Cẩm Phả đến năm 2020

12 Mỏ Khe Chàm II (Khe Chàm II & Khe Chàm IV, Tây Đá Mài, Tây bắc Đá Mài) 2614 5443

Trang 34

3.2.2 Các quy trình sản xuất than và khả năng ảnh hưởng thời tiết

3.2.2.1 Công nghệ khai thác than lộ thiên

Sơ đồ khai thác lộ thiên các mỏ than được thể hiện trong hình sau:

Hình 3.5 Sơ đồ công nghệ của các mỏ khai thác than lộ thiên

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, năm 2010)

Khả năng ảnh hưởng của thời tiết đến các công đoạn khai thác than lộ thiên: Các mỏ than lộ thiên của Việt Nam có điều kiện địa chất tương đối đa dạng

và phức tạp Cấu tạo địa tầng chủ yếu là cuội sạn kết, cát kết, bột kết Đất phủ phong hóa mạnh, độ kiên cố thấp, tuy nhiên vẫn phải làm tơi sơ bộ bằng phương pháp khoan nổ mìn trước khi tiến hành bốc xúc

Công tác khoan:

Muốn làm tơi đất đá phải tổ chức khoan, vì vậy phải sử dụng các thiết bị khoan

Vận chuyển, tiêu thụ than sạch

Bốc xúc, vận chuyển than nguyên khai

Bốc xúc, vận chuyển, đổ thải đất đá

Sàng tuyển, chế biến (tại nhà máy tuyển)

Mỏ than

Làm tơi đất đá:

Khoan, nổ mìn, cày xới

Trang 35

có đường kính mũi khoan từ 230mm đến 250mm để khoan lớp đất đá Công tác khoan này sẽ gặp khó khăn trong điều kiện nhiệt độ cao quá dễ làm nóng, mài mòn mũi khoan Công tác khoan đá ở các mỏ lộ thiên chủ yếu hoạt động ngoài trời nên dễ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết đến quá trình khoan

Công tác nổ mìn:

Để bóc tách lớp đất đá hay vỉa than sử dụng thuốc nổ sản xuất trong nước nhồi vào các lỗ đã được khoan Trong điều kiện mưa to, gió lớn gây rất nhiều khó khăn cho đặt thuốc nổ hoặc dễ làm ẩm và không thể phát nổ như yêu cầu Ngoài ra nhiệt độ ngoài trời quá nóng còn ảnh hưởng đến việc bảo quản thuốc nổ tại kho và công tác khai nổ tại khai trường

Trang 36

số đoạn cua vòng tăng, dễ bị trơn trượt Mưa lớn cục bộ rất dễ tạo ra lũ ống, lũ quét kéo theo đất đá cuốn trôi máy móc, phương tiện vận tải Nắng nóng kéo dài ảnh hưởng tới công suất hoạt động cơ ô tô, tăng chi phí làm mát

Công tác đổ thải:

Hình 3.8 Bãi thải Công ty than Dương Huy

(Nguồn: Khảo sát thực tế)

Trang 37

Hàng năm các mỏ lộ thiên Việt Nam phải đổ thải khoảng 250-280 triệu m3 đất đá thải Theo Quy hoạch từ nay đến hết năm 2015, tổng khối lượng đất đá thải còn lại các

mỏ khoảng 736,5 triệu m3, trung bình mỗi năm khối lượng đổ thải khoảng 235-250 triệu

m3 Các mỏ lộ thiên tại vùng Cẩm Phả còn lại khoảng 430,4 triệu m3 đất đá thải Bãi thải được chất các lớp đất đá theo tầng rất lớn, đất đá rất dễ trượt lở khi có mưa nhiều Công

tác đổ thải đất đá gặp nhiều rất nhiều khó khăn khi mưa lớn

3.2.2.2 Công nghệ khai thác hầm lò

Sơ đồ khai thác hầm lò của các mỏ than được thể hiện trong hình sau:

Hình 3.9 Sơ đồ công nghệ của các mỏ khai thác than hầm lò

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, năm 2010)

Khả năng ảnh hưởng của thời tiết đến các công đoạn khai thác than hầm lò:

Đào lò chuẩn bị

Là công việc đào các đường lò từ các đường lò mở vỉa để phân chia khoáng

Vận chuyển, tiêu thụ than sạch

Bốc xúc, vận chuyển than nguyên khai

Bốc xúc, vận chuyển, đổ thải đất đá

Sàng tuyển, chế biến

MỎ THAN

Khoan, nổ mìn khấu than trong lò

Bãi thải Sơ tuyển

Trang 38

sàng than thành các khu khai thác, lò chợ và gương khai thác Các đường lò này được gọi là các đường lò chuẩn bị Tại đa số các mỏ hầm lò, việc đào các đường hiện nay được thực hiện như sau: Đào lò bằng khoan nổ mìn, xúc bốc bằng máy lên

xe goòng với tổ hợp thiết bị gồm: máy khoan khí nén cầm tay có giá đỡ, máy xúc, búa chèn và máy nổ mìn Trong điều kiện mưa nhiều, nước thẩm thấu vào đất đá khiến đất đá mềm, dễ bị sụt Mưa lớn có thể gây ngập đường hầm, đình trệ công tác khoan đào, vận chuyển đá từ bên trong hầm lò ra ngoài

Công tác khấu gương

Gương lò là nơi tiến hành trực tiếp công tác chuẩn bị hay khai thác; tại vị trí khấu than gọi là gương lò chợ, còn tại vị trí đào lò chuẩn bị gọi là gương lò chuẩn

bị Khấu gương diễn ra trong lòng đất, mưa lớn dễ gây ngập lụt đường lò Mưa nhiều còn làm xuất hiện trong lòng đất những bục nước to, khi khấu than chạm phải các bục nước này rất dễ gây tai nạn bục nước nguy hiểm Ngoài ra, nhiệt độ cũng ảnh hưởng nhiều tới công tác khấu than, khai thác than làm giải phóng khí metan trong lòng đất, nhiệt độ cao làm cho nguy cơ gây cháy nổ tăng cao

Hiện nay các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh áp dụng hai phương pháp khấu than chủ yếu là phương pháp khấu than bằng khoan nổ mìn và máy khấu (máy combai hoặc máy bào than)

Công tác chống giữ

Việc chống giữ lò được sử dụng vật liệu bằng gỗ hay loại chống thủy lực Hệ thống thủy lực gồm trạm bơm dung dịch, nhũ hóa cung cấp cho các xi lanh thủy lực qua các đường ống và van điều khiển Mưa nhiều làm nước thẩm thấu nhiều trong các lớp đất đá, tăng trọng lượng khối đất đá bên trên đề lên các cột chống giữ Áp lực đất đá quá nặng đè lên các cột chống giữ lò rất dễ gây sập hầm lò Đất đá ngấm nhiều nước trở lên mềm dẻo, nguy cơ sụt lún hầm lò tăng cao

Công tác vận tải than

Than được vận chuyển thông qua máng cào chạy điện hoặc gầu bào được đưa lên thông qua băng tải, ray điện Than từ khu khai thác đưa ra sân ga hoặc trạm

dỡ tải trên mặt bằng bằng xe goòng trọng tải 1÷3 tấn, kéo bằng đầu tầu hoặc bằng băng tải Đối với các mỏ khai thông bằng giếng nghiêng thì vận tải than qua giếng

Trang 39

bằng băng tải như Khe Chàm…Mưa nhiều làm cho nhiều nước nước trong hầm,

ảnh hưởng tới điều kiện hoạt động của hệ thống băng tải

3.2.2.3 Công nghệ sàng tuyển chế biến than

Sơ đồ công nghệ chế biến được thể hiện trong hình sau:

Hình 3.10 Sơ đồ công nghệ của các nhà máy sàng tuyển chế biến than

(Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, năm 2010)

Ảnh hưởng của thời tiết đến các công đoạn chế biến than:

Hiện nay Cẩm Phả có nhà máy tuyển than trung tâm Cửa Ông (công suất 12 triệu tấn/năm) Phương pháp tuyển than ở các nhà máy tuyển than Cửa Ông áp dụng công nghệ tuyển máy lắng 3 sản phẩm kết hợp với xoáy huyền phù, khâu xử lý bùn nước dùng xoáy lốc phân cấp sàng khử nước, bể cô đặc cào tròn có sử dụng keo tụ

và bể lắng tự nhiên Các xưởng sàng tuyển than ngay tại mỏ thường có công suất nhỏ, dây chuyền công nghệ sàng tuyển đơn giản, vận hành dễ dàng, các thiết bị

Than nguyên khai từ mỏ Sàng phân loại

Tuyển Máy lắng không phân cấp

Tuyển xoáy lốc huyền phù

Tuyển nâng cao chất lượng

Than sạch thành phẩm

Máy

li tâm

Cám ướt

Cô đặc

Bùn than Lọc

ép

Trang 40

hoàn toàn có thể chế tạo trong nước, chiếm ít không gian, thời gian xây dựng và lắp đặt ngắn, công nghệ đơn giản, chủ yếu phục vụ cho sàng tuyển than ngay tại mỏ sau khi khai thác

Khâu chuẩn bị

Nhiệm vụ của khâu chuẩn bị là phân loại than nguyên khai thành các cấp hạt khác nhau để cung cấp cho khâu tuyển hoặc tạo ra ngay sản phẩm theo cấp hạt yêu cầu Các thiết bị trong khâu chuẩn bị chủ yếu là: Máy cấp liệu (cấp liệu lắc, cấp liệu rung, cấp liệu đĩa), sàng phân loại (Sàng tĩnh, sàng rung, sàng cong), máy đập (đập hàm, đập búa, đập cô), các băng tải vận chuyển sản phẩm (máng cào, băng tải) Phương tiện máy móc thường đặt ngoài trời dễ tác động của các yếu tố mưa, gió, nhiệt độ…gây gỉ sét, hư hại máy móc hay thiết bị tập kết than

Khâu tuyển

Nhiệm vụ của khâu tuyển than là phân loại than thành các sản phẩm có chất lượng khác nhau (than sạch, trung gian, đá thải) theo yêu cầu tiêu thụ của thị trường Trong điều kiện mưa nhiều làm ướt than, dẫn đến khâu tuyển than mất nhiều thời gian hơn Khâu tuyển than cần nước để rửa than, nếu hạn hán thiếu nước

sẽ gây ngưng trệ quá trình tuyển than

Khâu xử lý bùn nước

Nhiệm vụ của khâu xử lý bùn nước là phân tách pha rắn và pha lỏng để lấy lại nước tuần hoàn cung cấp cho công nghệ, đồng thời tách nước ra khỏi sản phẩm rắn để sản phẩm rắn đạt được độ ẩm đáp ứng yêu cầu tiêu thụ Trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao sẽ không cho ra được than đáp ứng yêu cầu kỹ thuật

Khâu phân loại và lưu chứa sản phẩm

Nhiệm vụ của khâu phân loại này và lưu chứa sản phẩm là phân chia sản phẩm cuối cùng ra thành các chủng loại theo tiêu chuẩn ngành hoặc tiêu chuẩn cơ

sở, lưu chứa các sản phẩm trong kho chứa hoặc bun ke theo từng chủng loại sản phẩm để thuận tiện cho việc xuất hàng cho các hộ tiêu thụ Than được lưu tại bun ke chứa, kho bãi chứa, băng tải, cân băng tải hoặc trạm cân Các kho chứa này thường không có mái che nên rất dễ ảnh hưởng mưa bão cuốn trôi than Trong điều kiện khô hạn thì rất dễ bị gió mạnh thổi bay đối với than cám

Ngày đăng: 17/09/2015, 19:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Thu Hường (2013). Biến đổi khí hậu với vấn đề an ninh năng lượng Việt Nam. Truy cập 31/03/2015 ở http://ven.vn/bien-doi-khi-hau-voi-van-de-an-ninh-nang-luong-tai-viet-nam_t221c545n23756.aspx Link
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007). Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Khác
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam Khác
3. Ngân hàng Thế giới (2007). Ảnh hưởng của mực nước biển dâng cao đối với các nước đang phát triển: Phân tích so sánh Khác
4. Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Khác
5. Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2015 Khác
6. Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, ngày 2 tháng 12 năm 2008, Phê duyệt Chương trình, mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Khác
7. Quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 Khác
8. Quyết định số 4103/QĐ-BCT ngày 03 tháng 08 năm 2010 của Bộ Công Thương về việc ban hành kế h oạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Khác
9. Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 Khác
10. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (2010). Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030 Khác
11. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (2010). Báo cáo quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 Khác
13. Tô Thị Hường, Hoàng Kiều Nga, Nguyễn Thị Mường (2010). Báo cáo phân tích ngành than Khác
14. Ủy ban Liên Hợp Quốc (1992). Công ước khung về biến đổi khí hậu Khác
15. Ủy ban nhân dân thành phố Cẩm Phả (2015). Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cẩm Phả đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác
16. Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2014). Báo cáo Đề án cải thiện môi trường tỉnh Quảng Ninh Khác
17. Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2014). Báo cáo quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w