Hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng của chúng tới ngành sản xuất than ở Cẩm Phả

Một phần của tài liệu tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 45)

than Cm Ph

Kết quả tổng hợp phỏng vấn người sản xuất lâu năm về các hiện tượng thời tiết cực đoan đã diễn ra và ảnh hưởng tới ngành sản xuất được thể hiện trong Bảng 3.3 dưới đây

Bảng 3.3. Lịch sử các hiện tượng thời tiết cực đoan và ảnh hưởng tới ngành sản xuất than

Sự kiện Thời gian Ảnh hưởng tới khai thác/chế biến/vận chuyển

Bão Năm 1998

Bão to, ảnh hưởng quá trình vận chuyển, đình trệ sản xuất của Công ty than Dương Huy trong vòng 2 hoặc 3 ngày

Mưa lớn Năm 2001

Sạt 50m ở cửa lò làm mắc kẹt 6 công nhân Công ty than Dương Huy trong hầm, tuy nhiên sau 2 ngày đã cứu hộ an toàn

Lũ lụt Năm 2005 Xuất hiện mưa lớn gây trận lũ lịch sử khiến Công ty than Cọc Sáu ngừng sản xuất 4 ngày

Mưa lớn Năm 2006 Mưa lũ lớn đã làm tràn đất thải tại Khe Dè của Công ty than Cọc Sáu.

Xoáy lốc,

mưa đá 21/11/2006

Lốc mạnh kèm mưa đá xẩy ra tại Cẩm Phả trong vòng 20 phút gây hư hại cơ sở vật chất Công ty than Cao Sơn

Xoáy lốc 14h25 ngày 6/8/2008

Xuất hiện xoáy lốc lớn gây hư hại trạm điện 35/6KV, làm hỏng máy rót than và đứt hệ thống băng tải của Công ty Tuyển than Cửa Ông

Mưa lớn Tháng 5/2008

Mưa lớn trong trong 2 ngày đã làm sạt lở nhiều tảng đá lớn từ trên núi xuống, phá hủy nhiều hệ thống rào chắn, ảnh hưởng công tác khai thác tại Công ty than Cao Sơn

Bão 7/8/2013

Cơn Bão số 6 gây mưa lớn làm ngập các moong khai thác than, ảnh hưởng tới quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến Công ty cổ phần than Cọc Sáu Bão 12/11/2013 Cơn bão số 14 (Haiyan) gây mưa to tại Cẩm Phả,

đình trệ hoạt động sản xuất Công ty Cọc Sáu 2 ngày

Bão 19/07/2014

Bão số 2 đã đổ bộ vào thành phố Cẩm Phả với gió mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 10 – 11 gây mưa lớn đình trệ khai thác vận chuyển Công ty cổ phần Cọc Sáu 1 ngày

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

3.3.3.1. Bão

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trung bình mỗi năm có khoảng từ 9 đến 10 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam, trong đó có khoảng 2,1 cơn bão đổ bộ vào Quảng Ninh. Tính từ năm 1961 đến 2008, có khoảng 240 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam trong đó có 44 cơn bão đổ bộ vào Quảng Ninh, chiếm tỷ lệ khoảng 18%. Bão đổ bộ vào Quảng Ninh phần lớn là bão nhỏ và vừa.

Bảng 3.4 Thống kê số cơn bão từ năm 1961-2008

Cấp bão 6 7 8 9 10 11 12 13 (*) Tổng

Số lần đổ bộ 4 5 10 3 8 6 2 1 5 44

Tỷ lệ (%) 9,1 11,4 22,7 6,8 18,2 13,6 4,5 2,3 11,4 100 Phân chia

cường độ bão Bão nhỏ và vừa Bão mạnh Siêu bão Tỷ lệ cường

độ bão (%) 43,9 31,8 6,8

(*) Không xác định (Nguồn: Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, năm 2014)

Trên cơ sở dữ liệu đường đi của bão cung cấp bởi Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn và Môi trường đã xây dựng được bản đồđường đi của các cơn bão và các vị trí bão đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh trong Hình 3.15

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Theo đánh giá của người sản xuất Bão đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của họ, gián đoạn quá trình sản xuất. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 – 9, trong đó hoạt động mạnh nhất vào tháng 8. Trong những năm gần đây, bão thường đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Hướng bão di chuyển phức tạp và có cường độ mạnh hơn. Bão gây ra mưa to kèm theo gió lớn tác động lớn đến quá trình khoan đào, bốc xúc than, vận chuyển than đất đá thải, hư hại cơ sở hạ tầng sản xuất và gây thiệt hại kinh tế cho Công ty sản xuất than. Trên biển, Bão làm hoãn kế hoạch vận chuyển, hư hại thuyền tầu chở than, thiệt hại kinh tế cho Công ty Kho vận và Cảng Cẩm phả với ngành nghề kinh doanh vận chuyển than đường thủy.

3.3.3.2. Mưa lớn, lụt lội, sạt lở đất

Theo đánh giá của người sản xuất thì mưa ở Cẩm Phả kéo dài từ tháng Tư đến tháng Mười, lượng mưa tập trung từ tháng Năm đến tháng Chín, chiếm 75%- 85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tập trung vào mùa mưa rất lớn, trong khi đó lượng mưa vào mùa khô giảm nhiều. Do Cẩm Phả nằm trong vùng có địa hình cao của tỉnh nên sông suối đều rất ngắn, diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc lưu vực cũng như độ dốc lòng sông lớn, nên các yếu tố mặt đệm không có khả năng điều tiết dòng chảy. Tháng 8 năm 2012 trận mưa lớn làm sạt lở bãi thải Đông Cao Sơn của Công ty cổ phần Than Cọc Sáu (Phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả) và tạo ra nguy cơ sạt lởở nhiều nơi khác.

3.3.3.3. Nhiệt độ

Theo ý kiến của người sản xuất thì sốđợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Cẩm Phả cũng giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ qua. Các biểu hiện thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như đợt lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 30 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ, đã gây ảnh hưởng sức khỏe và công việc sản xuất than. Trong khi đó, vào mùa hè, số ngày nắng nóng kéo dài liên tục có xu hướng tăng.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2014), dự báo nhiệt độ trung bình hàng năm ở Quảng Ninh sẽ tăng ở khoảng 2,2oC - 2,8oC trong kịch bản phát thải trung bình. Dựđoán số ngày có nhiệt độ tối đa 35oC là từ 15 đến 30 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39

3.3.3.4. Lốc xoáy

Quảng Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Cuối mùa khô, đầu mùa mưa là những tháng “giao thời về hoàn lưu khí quyển” dễ có điều kiện xuất hiện lốc xoáy, đặc biệt ở vùng núi và vịnh Hạ Long – Bái Tử Long do tác dụng của địa hình. Theo thống kê những năm gần đây trên vùng biển vịnh Bái Tử Long năm nào cũng xảy ra lốc xoáy. Lốc xoáy là hiện tượng không dự báo được, thường xuất hiện rất bất ngờ và thời gian tồn tại của nó chỉ trong khoảng 20 phút đến vài tiếng đồng hồ, do vậy việc phòng tránh chúng là hết sức khó khăn.

Một phần của tài liệu tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)