Xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 66)

Trên cơ sở tìm hiểu những hạn chế, ảnh hưởng, thuận lợi và khó khăn trong việc thích ứng với BĐKH của ngành sản xuất than ở thành phố Cẩm Phả, tôi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

3.6.4.1. Nâng cao nhận thức về BĐKH và ứng phó với BĐKH

Hàng năm, tại tất cả Công ty sản xuất than tiến hành tập huấn triển khai công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn; lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào các chương trình hội nghị, hội thảo tổng kết, ngày môi trường thế giới, chương trình an toàn vệ sinh lao động. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn in baner, apic, tranh cổ động, tài liệu nâng cao nhận thức của người lao động sản xuất than. Để mọi cán bộ, công nhân viên nắm được:

+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng BĐKH như hiện nay, trong đó nhấn mạnh những nguyên nhân do hoạt động của con người đã làm trầm trọng quá trình BĐKH này.

+ BĐKH có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực to lớn đến mọi hoạt động đời sống, kinh tế, xã hội, trong đó có ngành than. Từ góc độ của ngành, cùng với mọi ngành, lĩnh vực khác, chúng ta cần phải có các biện pháp thích nghi với BĐKH, cũng như cần tham gia tích cực vào các hoạt động giảm nhẹ BĐKH.

+ BĐKH ngoài việc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực còn tạo ra những cơ hội cho con người. Cơ hội thuận lợi trong khai thác, vận chuyển, chế biến than. Ngoài ra còn tạo ra cơ hội thúc đẩy khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường, phát triển trồng rừng hấp thụ CO2 tạo thị trường mua bán phát thải, tín chỉ các bon. Những cơ hội cho ngành than là không ít. Cần phải biến những cơ hội như vậy thành lợi ích của ngành, của xã hội.

Do nguồn thông tin chủ yếu người sản xuất than đến từ các phương tiện đại chúng, Công ty, vì vậy, đối với mỗi Công ty hoạt động trong ngành sản xuất than cần xây dựng những video, phóng sự về những ảnh hưởng và các giải pháp ứng phó BĐKH để phổ biến đến người sản xuất biết phòng tránh, thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

3.6.4.2. Thực hiện nghiêm túc và triệt để các nội dung và giải pháp đã được xây dựng cho các kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm

Hiện nay, mỗi đơn vị ngành than đều phải thực hiện xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai. Vì vậy, mỗi đơn vị cần thực hiện nghiêm túc và triệt để các nội dung và giải pháp đã được xây dựng cho các kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm:

+ Rà soát, hoàn chỉnh phương án tìm kiếm cứu nạn, chỉ đạo Trung tâm cấp cứu mỏ thường xuyên duy trì chếđộ kiểm tra an toàn mỏ 02 lần/tháng;

+ Tổ chức hội thao, diễn tập, tập huấn sự cố ngập mỏ do mưa lũ gây ra; + Chủ động chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để tham gia phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị và theo yêu cầu của cấp trên;

+ Khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn hàng năm;

+ Thực hiện đầy đủ công tác phòng thiên tai theo phương châm "3 trước" là: chủ động phòng chống trước, phát hiện xử lý trước, phương tiện vật tư chuẩn bị trước; "4 tại chỗ" là: lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ.

3.6.4.3. Tích hợp vấn đề BĐKH vào các quy hoạch phát triển ngành

Gần đây, nhiều văn bản mang tính chiến lược về vấn đề BĐKH và ứng phó với BĐKH của Chính phủđã được ban hành như Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Kịch bản BĐKH cho Việt Nam …. Bộ Công Thương cũng đã ban hành kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của Bộ Công Thương.

Nhiệm vụ tiếp tục của các cấp, ngành, các đơn vị trong ngành là phải lồng ghép những vấn đề của BĐKH vào việc xây dựng các quy hoạch phát triển của từng doanh nghiệp, Tổng công ty, Tập đoàn. Cụ thể các giải pháp tập trung vào những ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sản xuất than nhiều nhất như sau:

+ Về quy hoạch khai thác: Rà soát những khu vực khai thác dễ bị ảnh hưởng của BĐKH để tích hợp trong quy hoạch khai thác hợp lý. Thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi sau khi khai thác;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59 + Về quy hoạch bãi thải: Rà soát lại các khu vực có khả năng tận dụng làm bãi thải và yêu cầu thực hiện nghiêm túc yêu cầu kỹ thuật của xây dựng bãi thải. Sau khi đóng cửa bãi thải cần có biện pháp trồng cây xanh cải tạo phục hồi cải tạo môi trường;

+ Về quy hoạch vận tải và cảng xuất than: Quy hoạch lại các cảng than theo hướng bỏ bớt cảng nhỏ, lẻ, tập trung xây dựng một số cảng lớn, hiện đại. Chuyển các trạm sàng than tại cảng sang các nhà máy tuyển quy mô và dịch dời sâu vào nội địa, gần mỏ, trên các vùng có địa hình cao. Chuyển đổi hình thức vận tải từ ôtô sang các hình thức vận tải khác (vận chuyển bằng băng tải) theo hướng ít gây ô nhiễm môi trường hơn; Tăng cường đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng hệ thống băng tải ống để vận tải than ra các nhà máy tuyển và cảng xuất than;

+ Thực hiện nghiêm chỉnh quy định pháp luật của nhà nước về cải tạo và phục hồi môi trường ở các khu vực và mỏ khi kết thúc khai thác;

+ Nghiên cứu việc xác định quy mô của vành đai cây xanh và lộ trình thực hiện.

3.6.4.4. Xây dựng chương trình chủ động ứng phó với BĐKH

Khi lồng ghép các vấn đề của BĐKH vào các kế hoạch, quy hoạch của đơn vị cần đặc biệt chú ý đến việc xây dựng chương trình, kế hoạch chủ động ứng phó tương ứng với kịch bản BĐKH có thể xảy ra đối với đơn vị mình.

Việc xây dựng chương trình chủđộng ứng phó với BĐKH của riêng công ty cần bao gồm:

a. Chương trình về xây dựng, phổ biến nhận thức về BĐKH b. Kịch bản tác động của BĐKH đối với từng công ty, tổng công ty c. Chương trình ứng phó với tác động của BĐKH về:

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất với các điều kiện giảđịnh của BĐKH. - Đề xuất và từng bước triển khai các phương án thay đổi mặt bằng sản xuất và kho tàng phù hợp với các dự báo về hậu quả do BĐKH cụ thể cho công ty hay tổng công ty.

- Đề xuất và triển khai các giải pháp thay đổi công nghệ và sản phẩm đặc thù cho công ty, tổng công ty thích ứng và giảm nhẹ các tác động của BĐKH.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 d. Đề xuất và triển khai các giải pháp về kho tàng và dịch vụ phân phối sản phẩm tại các vùng ven biển và các vùng chịu tác động của lũ quét và sạt lởđất do BĐKH.

3.6.4.5. Xây dựng chương trình về tận dụng cơ hội của BĐKH phù hợp với đặc trưng của ngành than

Để tận dụng một cách chủ động các cơ hội mà BĐKH có thể mang lại các đơn vị cần: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất thích hợp dựa trên trên kết quảđánh giá, dự báo ảnh hưởng BĐKH của Bộ ngành, quốc gia;

+ Đầu tư, phát triển các nguồn lực để biến những cơ hội thành những lợi ích cho ngành và xã hội;

+ Xây dựng và triển khai các giải pháp nghiên cứu thị trường và lưu kho để tăng công suất khai thác phục vụ nhu cầu thông thường trong điều kiện có tác động của BĐKH;

+ Xây dựng chiến lược nghiên cứu phát triển tạo ra các sản phẩm mới thích hợp với điều kiện BĐKH.

3.6.4.6. Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho thích ứng BĐKH

Thu hút vốn đầu tư trong nước: Tăng cường thu hút, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư cho các chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ để cung cấp thêm nhiều thông tin và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường thu hút vốn đầu tư thay đổi dây truyền sản xuất giúp tăng sản lượng khai thác, giảm tiêu hao năng lượng, giảm lượng thất thoát tài nguyên.

Thu hút vốn đầu tư ngoài nước: Tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm trong thích ứng với BĐKH. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào phát triển các dự án khai thác hầm lò dưới mức -300 m, cải tiến trang thiết bị khai thác có năng suất cao, tiêu hao ít nhiên liệu, bảo vệ môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Một phần của tài liệu tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 66)