Phân tích SWOT đối với ngành sản xuất than ở Cẩm Phả trong ứng phó với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 64)

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn có cấu trúc, năm 2014)

Qua điều tra phỏng vấn cho thấy rất nhiều người có nhu cầu muốn được nâng cao nhân thức về BĐKH (68%), cần có những dự báo tốt hơn về BĐKH (63%) và có thêm nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH đến ngành than (62%). Như vậy để ngành than có thể thích ứng tốt hơn thì cần phải có nhiều nghiên cứu vềảnh hưởng BĐKH, có dự báo tốt hơn về BĐKH, cán bộ công nhân viên cần được đào tạo đồng bộ cơ bản hay chuyên sâu về BĐKH, từđó có thểđề xuất những giải pháp thích ứng BĐKH phù hợp với từng Công ty khác nhau.

3.6.3. Phân tích SWOT đối vi ngành sn xut than Cm Ph trong ng phó vi biến đổi khí hu vi biến đổi khí hu

Người tham gia sản xuất than tại các bộ phận khai thác, vận chuyển, chế biến là những đối tượng trực tiếp chịu tác động của BĐKH. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức (SWOT) của người tham gia sản xuất trong vấn đề thích ứng với BĐKH là tiêu chí quan trọng nhằm tìm hiểu những thuận lợi và khó trong việc thích ứng với những tác động tiêu cực của BĐKH.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Bảng 3.12. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của người sản xuất than trong thích ứng với BĐKH

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Các Công ty than đều có đội ngũ cán bộ phụ trách môi trường chuyên trách - Mỗi Công ty đều có nguồn Quỹ môi trường tập trung bằng 1% chi phí sản xuất, đồng thời cho phép các đơn vị thành viên trực tiếp chi 0,5% chi phí sản xuất cho các hoạt động bảo vệ môi trường thường xuyên.

- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã có Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu cho từng năm - Hàng năm các Công ty đều có kế hoạch bảo vệ môi trường, Kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, công tác an toàn vệ sinh lao động

- Nhận thức của cán bộ, công nhân viên về tác động của BĐKH còn hạn chế và chưa đồng đều

- Hạn chế về cơ giới hóa, tự động hóa công nghệ khai thác than

- Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch khai thác than chưa tốt - Công tác thực hiện chuẩn bị, phòng ngừa, ứng phó trong kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn chưa đầy đủ phương châm “3 trước và 4 tại chỗ” - Ít nghiên cứu về các ảnh hưởng BĐKH đến ngành than

- Công nghệ khai thác còn lạc hậu, tiêu hao nhiều nhiên liệu

- Chưa có chương trình, kế hoạch chủ động thích ứng với BĐKH

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Được sự quan tâm đầu tư khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng từ nhà nước, Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản và các tổ chức quốc tế về hoạt động thích ứng với BĐKH

- Có nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất than trước những tác động của BĐKH

- Tiếp cận với nhiều công nghệ mới, tiên tiến hơn, tiết kiệm hiệu quả sử dụng năng lượng giúp nâng cao được hiệu quả khai thác than

- Có sự chỉđạo sát sao, chặt chẽ từ Bộ Công Thương, Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam, Công ty than trong công tác thực hiện Kế hoạch phòng, chống thiên tai

- Thời tiết cực đoan diễn ra bất thường gây nhiều khó khăn cho sản xuất

- Than cấp cho điện trong nước có nhu cầu lớn, nhưng trong tương lai phải cạnh tranh với than nhập khẩu

- Công nghệ khai thác than hầm lò ngày càng phức tạp, tỷ trọng khai thác hầm lò ngày càng tăng

- Trữ lượng than vùng Cẩm Phảđang ngày cạn kiệt nhanh

- Hạ tầng xã hội ở các vùng miền khác đều đang ngày càng được cải thiện nhưng còn chậm

- Việc khai thác, chế biến khoáng sản còn tổn thất cao, hiệu quả của việc sử dụng khoáng sản còn thấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Một phần của tài liệu tìm hiểu nhận thức của người tham gia sản xuất về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất than trên địa bàn thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)