1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguyên nhân khiến nhân viên nhảy việc

6 481 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 48,5 KB

Nội dung

Những năm gần đây trên thị trường lao động xuất hiện tình trạng lao động chuyển chỗ làm (“nhảy” việc) và tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 1 LỜI MỞ ĐẦU Những năm gần đây trên thị trường lao động xuất hiện tình trạng lao động chuyển chỗ làm (“nhảy” việc) và tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến. Do đó hoạt động giữ chân nhân viên ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Khảo sát mới đây của Navigos Group đã phát hiện rằng có 64% công ty Việt Nam đánh giá việc giữ chân nhân tài là thách thức số 1 về nguồn nhân lực năm 2010. Với các doanh nghiệp, việc xây dựng nguồn nhân lực luôn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nhân viên nhảy việc liên tục đã làm hao tổn nhiều chi phí, thời gian và tâm sức của Doanh nghiệp. Nhiều người có thể nhảy việc vì nhiều lý do khác nhau: vì cơ hội làm việc tốt hơn, vì không hợp với sếp, vì mức lương của công ty sau quá hấp dẫn… Thông thường nhân viên dứt áo ra đi là vì 2 lý do chính. Thứ nhất, họ đã đỏ lông đủ cánh và muốn đi tìm vùng trời mới. Thứ hai, khả năng dùng và giữ người của doanh nghiệp còn quá kém, lạc hậu hoặc chưa phát huy hiệu quả đến mức cao nhất trong bối cảnh thị trường lao động đang lâm vào khủng hoảng. Vậy vì sao nhân viên muốn rời bỏ công ty? Và với tư cách là cán bộ quản lý nhân sự bạn phải làm gì để giữ chân nhân viên? Bài thuyết trình của em gồm 2 phần: - Nguyên nhân khiến nhân viên nhảy việc - Một số giải pháp khắc phục 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 2 I.Các nguyên nhân khiến nhân viên nhảy việc 1.Công ty đang trên đà “trượt dốc” Là nhân viên có năng lực, bạn sẽ luôn quan tâm và “thử sức” dự đoán tình hình cũng như triển vọng phát triển của công ty. Nếu phát hiện dấu hiệu trượt dốc, bạn nghĩ ngay đến phương án nghỉ việc cũng như “nhảy” đến công ty khác có tiềm năng hơn. 2.Đã một vài lần bị sếp ghi danh vào “sổ đen” Chỉ vì vài lần đến muộn hay có những hành động hơi khiếm nhã một chút mà sếp “quyết không buông tha”, cho nó vào sổ đen” khiến bạn nản chí, thấy cánh cửa tiền đồ của mình không có cách nào mở rộng được bèn lập tức tìm tới nơi công tác mới. Tuy bạn có năng lực thật đấy nhưng nếu quan hệ với cấp trên không tốt, ấn tượng để lại không tốt bạn cũng khó lòng biến ước mơ thăng tiến của mình thành hiện thực. 3.Khác nhau về quan điểm Nếu bạn cho rằng “chủ nghĩa bình đẳng” không phù hợp với nơi công sở, mà nên căn cứ vào năng lực mỗi người mà có mức lương xứng đáng, tuy nhiên công ty của bạn lại đang duy trì chủ nghĩa ấy. Chán nản và thất vọng khi quan điểm trái ngược nhau, dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút, thôi việc là điều không tránh khỏi tại thời điểm này. 4.Không tìm thấy niềm vui thú trong công việc 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 3 Cho dù đã rất cố gắng, tuy nhiên mỗi lần nghĩ tới chỗ làm, đồng nghiệp của mình bạn lại có cảm giác khó chịu và thất vọng. Mỗi lần đi làm như là đi đến nơi “địa ngục trần gian”, bạn nên thôi việc và tìm một môi trường làm việc tốt hơn. 5.Bất mãn về tiền lương Bạn có năng lực lại nhiệt tình trong công việc, không kể dễ hay khó, thời gian làm việc ngắn hay dài…bạn đều hoàn thành tốt công việc được giao. Tuy nhiên dường như cấp trên không quan tâm đến điều ấy, điều mà họ quan tâm chỉ là lợi nhuận bạn đem về cho công ty. Bất mãn và chán nản khi khả năng của mình không được đền đáp xứng đáng, thôi việc và tìm một công ty mới là lựa chọn hàng đầu lúc này. 6.Không thể hòa đồng với đồng nghiệp Khi cùng đồng nghiệp tiến hành triển khai dự án, bạn đóng vai trò như người thừa khi cả nhóm không có tinh thần team work với bạn. Có thể do bạn còn non nớt kinh nghiệm, bạn quá kiêu căng hay vấn đề ở những đông nghiệp của bạn… khiến bạn không thể hòa đồng với đồng nghiệp từ đó gây tâm lý chán nản, muốn tìm đến nơi làm mới với những con người mới. 7.Áp lực công việc quá lớn Do áp lực công việc quá lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bạn hay ảnh hưởng tới những mối quan hệ với bạn bè, người thân của bạn khiếm bạn quyết định thôi việc và tìm tới công việc phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của bạn hơn. 8.Công việc không có tính cạnh tranh 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 4 Công việc đang làm quá nhàn rỗi, nhàm chán không phù hợp với năng lực của bạn. Không cạnh tranh thì khó mà phát triển được, ấy là qui luật tất yếu. Và tất nhiên, bạn quyết định nhảy việc. II.Một số giải pháp khắc phục 1.Về tiền lương Người đi làm luôn muốn được trả mức lương tương xứng với công sức bỏ ra. Lưu ý là mức lương “tương xứng” chứ không phải là mức lương cao. Làm thế nào để người nhân viên cảm thấy “tương xứng” là một nghệ thuật của người quản lý nhân sự. Đôi lúc tương xứng được hiểu là giá trị lao động của họ được tôn trọng, được đánh giá cao, là họ cảm thấy đã đóng góp được rất nhiều vào sự phát triển của công ty. Quan trọng hơn là người nhân viên thấy chính mình đóng vai trò quyết định đối với việc tăng lương cho chính họ. Thêm vào đó, doanh nghiệp không nên tiếc tiền đầu tư vào nhân viên giỏi, nếu tìm cách tiết kiệm tiền và trả lương không tương xứng thì trước sau gì người giỏi cũng sẽ ra đi. Ước tính, chi phí này thường dưới 5% doanh số nhưng bù lại nhân viên sẽ tích cực hăng hái làm hết 100-110% năng suất và lợi thêm cho doanh nghiệp 10% doanh số. Nếu chỉ quản lý theo cách thông thường, hiếm khi nhân viên làm hơn 70- 80% năng lực thật của mình. 2.Cẩn thận từ khâu tuyển dụng, đào tạo Việc giữ chân nhân viên là 1 quá trình xuyên suốt bắt đầu từ việc thu hút - tuyển dụng – hội nhập cho đến công tác trong công việc và lợi ích. Doanh nghiệp cần 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 5 phải xây dựng một chính sách nhân sự phù hợp với hoàn cảnh của mình. Có bảng mô tả công việc rõ ràng thích ứng với từng vị trí, nêu rõ thứ tự ưu tiên các yêu cầu cần phải có với các ứng viên không chỉ chuyên môn mà còn về hành vi, thái độ sống, quan niệm, động lực của ứng viên.Từ đó DN sẽ tìm được nhân viên thích hợp ngay từ khâu tuyển dụng, tránh tình trạng nhân viên vào thử việc sau vài tháng lại thấy công việc không phù hợp phải nhảy việc. 3.Giảm sự nhàm chán trong công việc Không ai muốn làm một công việc nhàm chán, buồn tẻ, lặp đi lặp lại hết ngày này qua ngày khác. Sự nhàm chán có thể giết chết các nhân tài. Để tự cứu mình họ buộc phải ra đi tìm vùng đất mới. Nhà quản lý có thể thỉnh thoảng giao cho nhân viên một số công việc khác thú vị, mới lạ, phá vỡ vòng quay nhàm chán thường ngày. Gia tăng tính thử thách trong công việc, tạo môi trường làm việc mang tính cạnh tranh cao. Công việc càng đa dạng phức tạp, nhân viên càng thấy được thử thách và năng lực của họ được sếp trân trọng. Luân chuyển công việc hợp lý sẽ làm cho nhân viên không cảm thấy nhàm chán với công việc. 4.Xây dựng môi trường làm viẹc tích cực khuyến khích giao tiếp giữa các đồng nghiệp, quản lý và tổ chức, tạo không khí thân thiện như trong gia đình. 5.Cung cấp cho nhân viên các cơ hội học tập. Để giữ chân nhân viên, bạn có thể cho họ thấy rằng công ty mong muốn góp phần làm cuộc sống của họ tốt hơn, mở ra cho họ những hiểu biết mới bằng cách tạo mọi cơ hội học tập có thể. 6.Cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên. 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 6 Giữ chân nhân viên phải bắt đầu bằng việc chú ý đến những gì khiến nhân viên thỏa mãn với nhiệm vụ, cũng như các yếu tố hấp dẫn họ trong doanh nghiệp. Họ sẵn sàng ra đi nếu thấy những nhu cầu của mình chưa được thỏa mãn, thấy sự ra đi của họ có lợi hơn khi họ có cơ hội làm việc ở một nơi có môi trường năng động hơn, lương cao hơn. Thường “lương” chưa phải là yếu tố quyết định việc nhân viên gắn bó với công ty, yếu tố quan trọng nhất tạo chất keo kết dính nhân viên với tổ chức chính là “văn hóa doanh nghiệp” – giá trị tinh thần mà họ nhận được từ công ty, môi trường làm việc, nhà quản lý và đồng nghiệp. Xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thân ái, vui vẻ trong công ty, làm cho mỗi người đều cảm thấy mình có liên hệ mật thiết , có vai trò không thể thiếu trong tập thể. Các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể còn giúp nhân viên rèn luyện kĩ năng sống, giúp nhân viên tự tin, yêu công việc hơn, có thái độ sống tốt hơn. 6

Ngày đăng: 17/04/2013, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w