1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC của BỘ bưu CHÍNH, VIỄN THÔNG VIỆT NAM

44 317 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 212 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VIỆT NAM 1 PHẦN II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VIỆT NAM 5 1. Cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông 5 1.1. Lãnh đạo Bộ Bưu chính, Viễn thông 5 1.2. Các tổ chức giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước: 5 1.3. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: 5 2. Chức năng của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Vụ Viễn thông 6 2.1. Chức năng của Bộ Bưu chính, Viễn thông 6 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của vụ Viễn thông 6 PHẦN III: TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2005 CỦA BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG 7 1. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách: 7 2. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: 8 2.1. Các văn bản trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ: 8 2.2. Các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ BCVT ban hành: 9 3. Công tác thực thi pháp luật và chỉ đạo điều hành 10 3.1. Bưu chính và chuyển phát: 10 3.2. Viễn thông và Internet: 11 3.3. Công nghệ thông tin: 12 3.4. Công tác quản lý tần số vô tuyến điện: 13 3.5. Công tác quản lý thông tin mạng Internet: 13 3.6. Công tác quản lý chất lượng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng: 14 3.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo: 15 3.8. Công tác tổ chức, cán bộ, đoàn thể: 16 3.9. Công tác khoa học công nghệ: 17 3.10. Công tác hợp tác quốc tế: 18 3.11. Công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư XDCB và giá cước: 19 3.12. Công tác pháp chế: 20 3.13. Công tác thông tin báo chí xuất bản: 21 3.14. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ an ninh quốc phòng, PCLB, GNTT và phục vụ các sự kiện quan trọng của đất nước: 22 3.15. Thực hiện Quy chế làm việc của Chính phủ, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tin học hóa công tác quản lý nhà nước: 23 3.16. Công tác Văn phòng và Thi đua, Khen thưởng Lịch sử truyền thống: 25 PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG 27 NĂM 2005 27 1. Đánh giá chung 27 2. Một số kết quả nổi bật: 27 3. Những khó khăn và hạn chế: 30 4. Nguyên nhân của các tồn tại và hạn chế trên là: 31 5. Các giải pháp chủ yếu 31

Trang 1

PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Bộ Bưu chính, Viễn thông Việt Nam ( Ministry of posts and telematics

of socialist republic of Viet Nam - MPT)

Địa chỉ: 18 Nguyễn Du - Hà Nội

ĐT: 04.8226410 - 04 9435602

Email: office@mpt.gov.vn

Bộ Bưu chính, Viễn thông Việt Nam là cơ quan của Chính phủ thựchiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thôngtin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạtầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước (gọi chung là bưu chính, viễnthông và công nghệ thông tin); quản lý nhà nước các dịch vụ công và thựchiện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nướctrong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy địnhcủa pháp luật

Bộ Bưu chính, Viễn thông ra đời ngày 11 tháng 11 năm 2002 khi Chínhphủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, qyyềnhạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông Lịch sử ngành bưu điệnViệt Nam trong vòng hơn một thế kỷ nay luôn gắn liền với lịch sủ dân tộctrong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ và xây dựng tổ quốc

Trước năm 1945, BĐVN nằm trong tay thực dân Pháp, hệ thống thôngtin bưu điện tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, thị xã, nhiệm vụ chủ yếu

là phục vụ cho chính sách xâm lược và khai thác thuộc địa, bảo vệ chínhquyền thực dân, đồng thời để đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta.Năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công, toàn bộ hệ thống tổ chức bưuđiện của chế độ cũ thuộc về chính quyền cách mạng Nhiệm vụ của ngànhBưu điện thời kỳ này là phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước để hoàn

Trang 2

thành hai nhiệm vụ chiến lược là kháng chiến và kiến quốc Trong 9 nămkháng chiến chống Pháp 1945- 1954 tồn tại hai hệ thống: Giao thông liên lạccủa Đảng và hệ thống Bưu điện Ngày 28/6/1947, Bộ giao thông công chính

đã ban hành Nghị định số 335/NĐ tổ chức lại ngành Bưu điện thành 3 NhaBưu điện trong cả nước: ở Trung ương có Nha Tổng Giám Đốc, dưới NhaTổng Giám đốc có 3 Nha Giám đốc ở 3 miền: Nha Giám đốc Bưu điện Bắc

Bộ, Nha Giám đốc Bưu điện Trung Bộ (Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế) vàNha Bưu điện miền Nam Để tiếp tục hợp lý về mặt tổ chức, ngày 12/6/1951,Chính phủ quyết định sáp nhập ngành Vô tuyến điện hành chính vào ngànhBưu điện Nha Bưu điện đổi thành Nha Bưu điện - Vô tuyến điện Việt Nam

Từ năm 1954-1975, đất nước bị chia cắt hai miền: miền Bắc được hoàntoàn giải phóng, miền Nam còn sống dưới ách kìm kẹp của chế độ Mỹ -Ngụy Thời kỳ này, nhiệm vụ của ngành Bưu điện là rất nặng nề: phục vụ đắclực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc, phục vụ thông tin cho cuộckháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế với cách mạngLào và Cămpuchia Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, theo Nghị định củaChính phủ số 480/TTg ngày 8/3/1955, Nha Bưu điện-Vô tuyến điện Việt Namđược đổi tên thành Tổng cục Bưu điện Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Bưuđiện, bộ máy hoạt động của Tổng cục Bưu điện được tổ chức theo Nghị định

số 124/NĐ-BĐ ngày 14/3/1955 thuộc Bộ Giao thông Bưu điện Việt Nam.Hoạt động của Ngành từ quản lý hành chính sự nghiệp chuyển sang hoạt động

có kinh doanh Hình thức tổ chức Bưu điện là một ngành quản lý và kinhdoanh toàn miền Bắc với 5 cấp: Tổng cục, Sở, Ty, Phòng, Trạm Sau khihành chính cấp khu giải thể, Bưu điện không còn cấp Sở nữa Tháng 9/1955,ngoài việc đảm bảo công tác thông tin, theo chỉ thị của Ban Bí thư Trungương Đảng, Tổng cục Bưu điện được giao thêm nhiệm vụ phát hành báo chí

Ngày 18/2/1962, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra thông báo về việc đổitên Tổng cục Bưu điện Việt Nam thành Tổng cục Bưu điện - Truyền thanhViệt Nam Để phù hợp với tình hình thực tế, ngày 17/6/1965, Hội đồng Chính

Trang 3

phủ ra Quyết định số 101/CP thành lập Cục Bưu điện Trung ương thuộc Tổngcục Bưu điện và Truyền thanh Ngày 21/1/1968 Hội đồng Chính phủ quyếtđịnh đổi tên Tổng cục Bưu điện - Truyền thanh thành Tổng cục Bưu điện.

Năm 1976, Tổng cục Bưu điện đã chính thức tham gia 2 tổ chức quốc

tế là: Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) và Liên minh Viễn thông quốc tế(ITU) và tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều nước trên thế giới.Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, non sông trở về một mối, ngày02/8/1976, Hội nghị thống nhất toàn ngành Bưu điện được tổ chức tại thànhphố Hồ Chí Minh Từ đây, ngành Bưu điện Việt Nam thống nhất dưới sự chỉđạo chung vào một đầu mối, một đơn vị kế hoạch với Nhà nước Ngành làđơn vị trực thuộc Hội đồng Chính phủ vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhànước về thông tin liên lạc, vừa làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phục vụcác yêu cầu của Đảng và Nhà nước Ngày 2/11/1979, Hội đồng Chính phủ raNghị định 390/CP xác định hệ thống tổ chức ngành Bưu điện gồm:

- Tổng cục Bưu điện

- Bưu điện tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (gọi tắt làBưu điện tỉnh)

- Bưu điện huyện và tương đương

- Trạm Bưu điện xã và tương đương

Ngày 31/3/1990, Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam raQuyết định số 224/NQ-HĐNN giao cho Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điệnđảm nhận chức năng quản lý nhà nước đối với ngành Bưu điện Ngày7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/HĐBT chuyển Tổng cụcBưu điện thành Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, nằm trong

Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện

Ngày 7/5/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 91/TTg chuyểnTổng công ty Bưu chính-Viễn thông thành tập đoàn kinh doanh của Nhànước

Trang 4

Ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 249/TTg về việcthành lập Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam trực thuộc Chínhphủ trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị dịch vụ, sản xuất lưu thông, sựnghiệp về Bưu chính- Viễn thông thuộc Tổng cục Bưu điện Ngày 11/3/1996,Chính phủ ra Nghị định số 12/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơcấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện.

Ngày 11/11/2002, Chính phủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễnthông

Năm 2003, ngành Bưu chính, Viễn thông thực sự chuyển từ độc quyềncông ty sang cạnh tranh tất cả các loại dịch vụ Có tổng số 6 công ty hạ tầngmạng được thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ: Tổng Công ty Bưu chínhViễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công

ty Viễn thông Điện lực (VP Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ BCVT SàiGòn (SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) và Công tyThông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel) Trong đó, VNPT, Viettel và VPTelecom được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định quốc tế

Có 5 công ty được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm:VMS, Vinaphone, Viettel, SPT và Hanoi Telecom II/ Cơ cấu tổ chức BộBưu chính, Viễn thông Chức năng của các bộ phận

Trang 5

PHẦN II: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

CỦA BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VIỆT NAM

1 Cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông

1.1 Lãnh đạo Bộ Bưu chính, Viễn thông

- Cục Tần số vô tuyến điện;

- Cục Quản lý chất lượng Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thôngtin;

- Cục Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin khu vực I;

- Cục Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin khu vực II;

- Cục Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin khu vực III;

- Thanh tra;

- Văn phòng

1.3 Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ:

- Viện chiến lược Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin;

- Trung tâm Internet Việt Nam;

Trang 6

- Trung tâm thông tin;

- Tạp chí Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin;

- Báo Bưu điện Việt Nam

2 Chức năng của Bộ Bưu chính, Viễn thông và Vụ Viễn thông

2.1 Chức năng của Bộ Bưu chính, Viễn thông

Bộ Bưu chính, Viễn thông có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn quy định tại Nghị định số 90/2002/NĐ- CP ngày 11 tháng 11 năm 2002của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứccủa bộ, cơ quan ngang bộ và những quyền hạn, nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách;

- Thực thi công tác quản lý nhà nước;

- Thanh kiểm tra

( Phụ lục 1: Nghị định số 90/2002/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông)

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của vụ Viễn thông

- Xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực viễn thông và

Internet;

- Thực thi công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông vàInternet;

- Thanh kiểm tra trong lĩnh vực viễn thông và Internet

( Phụ lục 2: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Viễn thông)

Trang 7

PHẦN III: TỔNG KẾT VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2005 CỦA BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN

THÔNG

1 Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách:

Trong năm 2005, Bộ BCVT đã xây dựng và trình Chính phủ, Thủtướng Chính phủ 10 đề án lớn về chiến lược, quy hoạch, cơ chế, chính sách.Các đề án bao gồm:

1 Chiến lược phát triển CNTT- TT Việt Nam

dến năm 2010, định hướng đến năm 2020

4/12/2004 6/10/2005

2 Quy hoạch phát triển bưu chính Việt Nam

đến năm 2010

27/10/2004 26/9/2005

3 Quy hoạch phát triển viễn thông và

internet Việt Nam đến năm 2010

phẩm CNTT của các cơ quan, tổ chức sử

dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

10 Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông

và Internet công ích giai đoạn 2005-2010

31/12/2005

2 Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

2.1 Các văn bản trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ:

Trang 8

- Thực hiện Nghị quyết 35/2004/QH11 ngày 25/11/2004 của Quốc hội

về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 và Quyết định số35/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Bộ BCVT chủtrì soạn thảo Luật Công nghệ thông tin, Bộ BCVT đã khẩn trương triển khaixây dựng dự án Luật Công nghệ thông tin Với mục tiêu tạo ra một môitrường pháp lý ở mức cao và lâu dài, có khả năng thúc đẩy ứng dụng và pháttriển của CNTT, Bộ BCVT đã dự thảo Luật bao gồm 5 chương và 68 điều tậptrung vào 2 vấn đề chính là ứng dụng CNTT và Công nghiệp CNTT và trìnhThủ tướng Chính phủ dự thảo Luật vào ngày 11/5/2005, theo đúng thời gianquy định Hiện nay Luật đang được Quốc hội xem xét, chỉnh sửa và sẽ đượcthông qua vào tháng 06/2006

Bên cạnh đó, Bộ BCVT đang tiếp tục triển khai xây dựng các văn bảnhướng dẫn Luật để ngay sau khi được thông qua, Luật sẽ tạo được hành langpháp lý đầy đủ, đồng bộ và thống nhất điều chỉnh một cách toàn diện lĩnh vựcCông nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi từng bước phát triển nền kinh tếtri thức, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Bộ BCVT đã nghiên cứu và trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạchphổ tần số vô tuyến điện quốc gia mới thay thế cho Quyết định 85/1998/QĐ-TTg và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 13/12/2005 Mục tiêucủa việc quy hoạch này nhằm phát triển mạng thông tin vô tuyến điện theohướng hiện đại, đồng bộ và ổn định lâu dài, phù hợp với xu hướng phát triểnquốc tế, phục vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế

- Năm 2005, Bộ BCVT đã hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủban hành 06 Văn bản quan trọng Trong đó có các quyết định quan trọng nhưQuyết định 58/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án thí điểm hình thành Tập đoànBCVT Việt Nam Cùng với chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý theophương thức công ty mẹ - công ty con, ngày 29/7/2006, Thủ tướng Chính phủ

đã Quyết định 192/2005/QĐ-TTg cho phép Công ty Đầu tư và Phát triển côngnghệ truyền hình Việt Nam (VTC) chuyển đổi thành Tổng công ty Truyền

Trang 9

thông đa phương tiện hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Theo

kế hoạch, đầu năm 2006, Tập đoàn BCVT Việt Nam và Tổng công ty Truyềnthông đa phương tiện sẽ chính thức đi vào hoạt động

- Ngày 20/12/2005, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyếtđịnh 339/2005/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máytính quốc gia trực thuộc Bộ BCVT (VNCERT)

2.2 Các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ BCVT ban hành:

Bộ BCVT đã xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản nhằmtăng cường công tác QLNN trong lĩnh vực chuyên ngành, hướng dẫn và cụthể hóa các chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệptriển khai cung cấp dịch vụ trong môi trường cạnh tranh, đảm bảo quyền lợicủa người sử dụng Trong năm qua Bộ đã ban hành 46 văn bản qui phạm phápluật, trong đó có 11 chỉ thị của Bộ trưởng, 2 thông tư và 33 quyết định

- Năm 2005, Bộ trưởng Bộ BCVT đã ban hành 2 Chỉ thị quan trọng số07/2005/CT-BBCVT ngày 15/9/2005 và số 10/2005/CT-BBCVT ngày30/9/2005 về việc bảo đảm kết nối mạng và dịch vụ viễn thông công cộng và

về việc bảo đảm và nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, đồng thời raquyết định thành lập Tổ chuyên trách các vấn đề kết nối trực thuộc Bộ nhằmnhanh chóng giải quyết các vướng mắc về kết nối

- Ngày 14/7/2005, Thông tư liên tịch CA-KHĐT về quản lý đại lý Internet đã được Lãnh đạo Bộ BCVT, Bộ Vănhoá - Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch - Đầu tư ký và ban hành Thông

Trang 10

02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-tư liên tịch này là văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 55/2001/NĐ-CPngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụInternet - Triển khai Quyết định 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chínhphủ về cơ chế, chính sách quản lý giá cước BCVT và Internet, Bộ BCVT đãtiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp BCVT về thẩm quyền quy định giá cướcBCVT và Internet

3 Công tác thực thi pháp luật và chỉ đạo điều hành

3.1 Bưu chính và chuyển phát:

Năm 2005, công tác QLNN về bưu chính và chuyển phát đã được hoànthiện từng bước thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong lĩnh vực bưuchính và chuyển phát; triển khai các văn kiện Đại hội UPU 23, Chiến lượcbưu chính Bucarest giai đoạn 2005 - 2008; hướng dẫn cấp giấy phép kinhdoanh dịch vụ chuyển phát thư và đăng ký làm đại lý chuyển phát thư cho các

tổ chức chuyển phát thư nước ngoài; khảo sát hiện trạng thị trường và chuẩn

bị các nội dung QLNN về dịch vụ chuyển phát

Ngày 16/9/2005, Bộ trưởng Bộ BCVT đã ra chỉ thị về việc thúc đẩyứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bưu chính và chuyển phát ViệcChính phủ cho phép thành lập Tập đoàn BCVT Việt Nam đặt ra cho lĩnh vựcBưu chính những thách thức riêng trong công tác quản lý, sản xuất kinhdoanh Trong đó Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, doanh nghiệp nhà nướctrực thuộc Tập đoàn, sẽ hạch toán độc lập, không có sự bù chéo của các đơn

vị kinh doanh khác trước như đây và tiếp tục thục hiện các nghĩa vụ công ích.Trước tình hình đó, Bộ BCVT, đã khẩn trương nghiên cứu Đề án cung cấpdịch vụ bưu chính công ích song song với việc thẩm định Điều lệ tổ chức hoạtđộng và Quyết định thành lập Tổng công ty Bưu chính Việt Nam Đề án cungcấp dịch vụ bưu chính công ích đang sớm được Bộ BCVT hoàn thiện và trìnhThủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quí I năm 2006

Bên cạnh đó, Bộ đã ban hành Chương trình phát hành tem năm 2006,chỉ đạo tốt công tác phát hành tem theo Chương trình đề tài tem 2005, tổ chức

Trang 11

triển lãm tem và các cuộc thi vẽ tem nhân dịp kỷ niệm các ngày Lễ lớn trongnăm Tính đến nay, Bộ BCVT đã phê duyệt tổng số 12 bộ tem bao gồm 76mẫu và 5 blốc Hướng dẫn và chỉ đạo các Sở BCVT, các doanh nghiệp BCVTthực hiện các qui định của pháp luật thông qua các văn bản hướng dẫn, cáchội nghị tập huấn Các hoạt động về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bưu chínhtiếp tục được phát huy, Việt Nam tiếp tục là thành viên của Liên minh Bưuchính Thế giới (UPU) và Liên minh Bưu chính khu vực Châu Á – Thái BìnhDương (APPU)

3.2 Viễn thông và Internet:

Năm 2005, thị trường viễn thông và Internet có nhiều chuyển biến tíchcực và đó cũng là thách thức đối với Bộ BCVT trong vấn đề xây dựng và banhành các chính sách quản lý điều hành cũng như chỉ đạo các doanh nghiệpnhằm vừa kinh doanh hiệu quả với tốc độ tăng trưởng cao, vừa đảm bảo chấtlượng dịch vụ cho người tiêu dùng Bộ BCVT đã thành lập Tổ công tácchuyên trách giải quyết về kết nối mạng và dịch vụ viễn thông công cộng.Bằng việc chi tiết hóa về mặt kỹ thuật các nguyên tắc quản lý và giải quyếttranh chấp về kết nối mạng viễn thông, Tổ chuyên trách đã thực hiện tốt vaitrò là trọng tài để giải quyết các vướng mắc trong việc sử dụng chung cơ sở

hạ tầng viễn thông quốc gia Bộ cũng đang khẩn trương nghiên xây dựng vàđưa ra các tiêu chí, tiêu chuẩn xác định nghẽn mạch và đánh giá năng lựcmạng lưới

Trong năm qua Bộ BCVT đã tập trung nghiên cứu các chính sách pháttriển như chính sách phát triển thông tin di động; quản lý truyền dẫn phátsóng; phát triển Internet trong giai đoạn tiếp theo; quy hoạch đánh số viễnthông đến năm 2010

Công tác thẩm định, cấp phép cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạtđộng viễn thông và Internet được thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng các quy

Trang 12

định hiện hành Tính từ đầu năm đến nay, Bộ đã cấp 12 giấy phép bao gồmcác giấy phép cho các tổ chức, cá nhân thiết lập mạng viễn thông dùng riêng

vô tuyến; các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ ISP, OSP

3.3 Công nghệ thông tin:

Ngày 06/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược pháttriển CNTT - TT đến 2010, định hướng 2020, đây là lộ trình để ngành côngnghệ thông tin non trẻ của Việt Nam phát triển

Bên cạnh đó, Bộ cũng đã đưa ra các chính sách ưu tiên, khuyến khíchsản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin, phần cứng và phần mềm nội địa,phần mềm mã nguồn mở; nghiên cứu và đề xuất góp ý về các chính sách thuếđối với việc nhập khẩu và sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị điện và hiện nay

Bộ đang tiến hành xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tửViệt Nam đến năm 2010

Thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW, Bộ BCVT với vai trò là cơ quan thườngtrực Ban Chỉ đạo quốc gia về Công nghệ thông tin đã chủ động phối hợp, đônđốc các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo với 4chương trình và 13 đề án trọng điểm, trong đó có Chương trình trọng điểmQuốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin Các hội nghị, hộithảo về phát triển công nghệ thông tin trên toàn quốc cũng được Bộ chủ trì tổchức nhằm tìm ra những chính sách mới, thu hút sự quan tâm, đóng góp củacác tầng lớp trí thức, doanh nhân Việt Nam ở cả trong và ngoài nước trướcnhững cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập

Bộ BCVT đã xây dựng và ổn định tổ chức của Cục Ứng dụng Côngnghệ thông tin và thực thi công tác QLNN và chỉ đạo điều hành trong lĩnh vựcthúc đẩy ứng dụng CNTT Cụ thể là việc hướng dẫn các Sở BCVT xây dựng

kế hoạch thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong năm 2006; phối hợpvới Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT tổ chức tốt các Hội nghị, cácPhiên họp, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai và báo cáo tìnhhình 5 năm thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW

Trang 13

3.4 Công tác quản lý tần số vô tuyến điện:

Những nhiệm vụ chính về quản lý tần số vô tuyến điện đã được BộBCVT thực hiện đúng theo kế hoạch Đó là: trình Thủ tướng Chính phủ Quyhoạch phổ tần số VTĐ Quốc gia; phối hợp xây dựng và thông qua Bộ Tàichính ký ban hành Quyết định số 22/2005/QĐ-BTC về sửa đổi phí tần số;chuẩn bị triển khai Dự án phóng vệ tinh viễn thông Việt Nam (VINASAT);xây dựng các quy hoạch tần số cho các nghiệp vụ khác nhau theo đúng tiếnđộ; tổ chức thành công Hội nghị triển khai Nghị định 24/2004/NĐ-CP quiđịnh chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh BCVT về tần số vô tuyếnđiện; Hội nghị toàn thể Uỷ ban tần số Các lĩnh vực cấp phép, kiểm soát tần

số và điều hòa phối hợp yêu cầu sử dụng tần số VTĐ đều được thực hiện tốt.Cấp mới và gia hạn cho mạng công cộng và mạng dùng riêng 11.500 giấyphép; cho các đài phát thanh – truyền hình 900 giấy phép Công tác kiểm soáttần số thường xuyên được thực hiện tại các thành phố trọng điểm trên cả nướcnhư: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hoá,Vinh, Việt Trì và các vùng trọng điểm về an ninh chính trị trên địa bàn TâyNguyên Cho đến nay, gần 60 tỉnh, thành, đã được kiểm soát tần số, phát hiện

và xử lý hơn 650 vụ vi phạm quy chế thông tin VTĐ, trong đó nhiều trườnghợp vi phạm là do sử dụng điện thoại kéo dài Trong năm qua, 60 trường hợpcan nhiễu tần số vô tuyến điện đã được phát hiện và xử lý

3.5 Công tác quản lý thông tin mạng Internet:

Công tác quản lý thông tin mạng Internet được thực hiện tốt thông quaviệc khai thác vận hành và không ngừng nâng cấp hệ thống máy chủ tên miềnquốc gia; phát huy hiệu quả Hệ thống trung chuyển lưu lượng Internet quốcgia (VNIX); triển khai Hệ thống tên miền tiếng Việt ra cộng đồng; phát triểnhiệu quả nguồn tài nguyên Internet Việt Nam Bộ BCVT đã khai thác tối đanăng lực hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền; tiến hành lắp đặt, mởrộng hệ thống máy chủ tại Đã Nẵng và TP Hồ Chí Minh; nâng cấp các hệthống phần mềm; tăng cường giám sát mạng, bảo vệ an toàn, an ninh mạng

Trang 14

Cho đến nay, hệ thống quản lý thông tin Internet Việt Nam đã được đầu tư,xây dựng hiện đại ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực Thiết bị

và công nghệ vận hành hệ thống được các cán bộ kỹ thuật hoàn toàn làm chủ.Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) vận hành, khai tháccác kênh kết nối Internet phải thuê của quốc tế, không kết nối trực tiếp vớinhau do vậy lưu lượng Internet trong nước giữa các IXP phải đi vòng qua cáckênh Internet quốc tế làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Internet trongnước, lãng phí băng thông Internet quốc tế Hệ thống trung chuyển Internetquốc gia được đưa vào sử dụng đã kết nối với tất cả các doanh nghiệp cungcấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) nhằm giải quyết việc lãng phí băng thôngkết nối quốc tế cho các doanh nghiệp Hiệu quả của hệ thống đã được xã hộiđánh giá cao và khuyến khích phát triển Triển khai hệ thống tên miền tiếngViệt đã tạo thuận lợi cho người sử dụng và thực hiện đúng chủ trương phổ cậpInternet của Chính phủ, đã có 5.000 tên miền tiếng Việt được cấp ra cộngđồng Tính đến tháng 12 năm 2005, Bộ BCVT đã cấp mới 6.171 tên miềntăng 120% so với năm 2004, nâng tổng số tên miền VN lên 14.727 tên miền;phân bổ 1.309 địa chỉ Ipv4 lớp C tăng 116% so với năm 2004 Bên cạnh đóviệc đưa vào sử dụng thế hệ địa chỉ Ipv6 cũng đang được gấp rút triển khaitrên mạng Internet Việt Nam

3.6 Công tác quản lý chất lượng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng:

Công tác quản lý chất lượng sản phẩm; chất lượng dịch vụ mạng lưới;

đo kiểm và thanh tra chất lượng tiếp tục phát huy hiệu quả, góp phần pháttriển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ BCVT, Internet, đáp ứng nhu cầu người sửdụng

Trong năm 2005, Bộ đã cấp 2.300 giấy chứng nhận hợp chuẩn vật tư,hàng hóa, thiết bị viễn thông nhập khẩu và sản xuất trong nước; 500 giấyphép nhập khẩu thiết bị viễn thông; giải quyết 500 hồ sơ xin cấp phát tem phùhợp tiêu chuẩn chất lượng; tổ chức 80 đợt kiểm tra các dây chuyền sản xuấtthiết bị BCVT Bộ đã tiến hành 7 đợt kiểm tra chất lượng cung cấp dịch vụ

Trang 15

của các doanh nghiệp, đã kịp thời phát hiện và yêu cầu các doanh nghiệp khắcphục kịp thời, đảm bảo cho người tiêu dùng không bị nghẽn mạch, ngắt cuộcgọi Bộ cũng đã duy trì tốt hoạt động của Phòng thử nghiệm - VILAS 103 Từđầu năm đến nay, 300 kết quả đo kiểm thiết bị đã được cấp cho các tổ chức,

cá nhân có nhu cầu Đây là một bước tiến mới trong công tác tiêu chuẩn, chấtlượng của Ngành

3.7 Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo:

Trong năm 2005, Thanh tra Bộ đã tập trung thực hiện có hiệu quả cácnhiệm vụ trọng tâm theo Quyết định 17/QĐ-BBCVT về Chương trình kếhoạch thanh tra, kiểm tra năm 2005, bao gồm triển khai thanh tra, kiểm trađến các đơn vị thuộc Bộ BCVT, các Sở BCVT và các doanh nghiệp BCVT vàCNTT Từ đầu năm đến nay, Thanh tra Bộ đã tiến hành 26 đợt thanh, kiểmtra, điển hình là việc kiểm tra thường xuyên các Khách sạn trong việc thucước điện thoại; thanh tra đột xuất việc thực hiện pháp luật về dịch vụ điệnthoại VoIP đối với 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; phối hợp với Công ankiểm tra 3 điểm có nghi vấn trộm cắp cước viễn thông quốc tế Qua đó đãphát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật và thuhồi nộp ngân sách nhà nước trên 1,5 tỷ đồng, góp phần tăng cường hiệu lựccông tác QLNN của Bộ BCVT Sau khi tiến hành kiểm tra, kết luận, Thanhtra Bộ đã theo dõi và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra Đếnnay, hầu hết các đơn vị được thanh tra đều đã có báo cáo về việc thực hiện kếtluận, kiến nghị của thanh tra Công tác tiếp dân luôn được chú trọng tổ chức

và duy trì có nề nếp theo đúng Quy định về tiếp công dân và giải quyết đơnthư khiếu nại, tố cáo tại cơ quan và các đơn vị thuộc Bộ Các đơn thư khiếunại, tố cáo đã được Thanh tra Bộ phối hợp với các đơn vị liên quan có thẩmquyền giải quyết dứt điểm, tạo lòng tin cho nhân dân

3.8 Công tác tổ chức, cán bộ, đoàn thể:

Trang 16

Năm 2005, tiếp tục triển khai Nghị định số 101/2004/NĐ-CP, BộBCVT đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản hướng dẫn để các SởBCVT có thể nhanh chóng thành lập và đi vào hoạt động Bên cạnh đó, Bộcũng đã rà soát và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong Bộcũng như kiện toàn tổ chức mới nhằm đáp ứng các yêu cầu về QLNN trongtình hình mới Bộ BCVT đã nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ Đề ánthành lập Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính quốc gia (VNCERT)

và đã được phê duyệt; Dự thảo Quyết định thành lập và Điều lệ tổ chức hoạtđộng của Công ty mẹ - Tập đoàn BCVT Việt Nam; Dự thảo Quyết định thànhlập Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC hoạt động theo mô hìnhCông ty mẹ - Công ty con và đã được phê duyệt

Công tác đổi mới doanh nghiệp cũng được triển khai có hiệu quả.Trong năm qua, Bộ đã chỉ đạo Tổng công ty BCVT Việt Nam triển khai thựchiện cổ phần hoá 34 doanh nghiệp theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủphê duyệt Trong đó đã hoàn thành cổ phần hóa 19 đơn vị; hoàn thành thủ tụcchuyển đổi sang doanh nghiệp cổ phần cho 23 doanh nghiệp

Đối với công tác tổ chức cán bộ, Bộ đã hoàn thành xây dựng biên chế

2006, giai đoạn 2006 – 2010 và trình các cơ quan có thẩm quyền Trong năm

2005, 105 trường hợp thi tuyển, tiếp nhận, nâng ngạch, giải quyết chế độ,chuyển ngạch và bổ nhiệm cán bộ công chức đã được thực hiện kỹ lưỡng,tuân thủ đúng theo quy định nhằm bổ sung và đảm bảo chất lượng cán bộcông chức và lãnh đạo cho các đơn vị Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộcông chức đã được chú trọng cả về chất lượng lẫn số lượng Bộ đã cử 230lượt cán bộ tham dự các hội thảo, khoá đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị,nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý, ngoại ngữ ở trong vàngoài nước Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ BCVT đãtích cực triển khai công tác chuẩn bị xây dựng Trường cao đẳng CNTT hữunghị Việt-Hàn sử dụng nguồn vốn ODA của Hàn Quốc

Trang 17

Tổ chức Đảng, Công đoàn, Phụ nữ của cơ quan Bộ và các đơn vị thuộc

Bộ tiếp tục được kiện toàn Đảng Bộ cơ quan đã tổ chức thành công Đại hộinhiệm kỳ 2005 – 2010 và chuẩn bị Đại hội công đoàn cơ quan Bộ Tổ chứccho cán bộ chủ chốt của Bộ tham gia học tập các Nghị quyết của Đảng doBan Tư tưởng văn hóa Trung ương và Đảng ủy khối cơ quan kinh tế trungương tổ chức

3.9 Công tác khoa học công nghệ:

Công tác khoa học - công nghệ, tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng,ứng dụng CNTT tiếp tục được củng cố và tăng cường hiệu lực QLNN nhằmđáp ứng yêu cầu quản lý khoa học, công nghệ trong môi trường hội nhập vàcạnh tranh Tiếp tục tổ chức thực hiện triển khai các đề tài KHCN cấp nhànước thuộc chương trình KC.01 Các đề tài KC.01.02 và KC.01.06 thuộcChương trình KHCN cấp nhà nước đã được tổ chức nghiệm thu đồng thời vớiviệc đề xuất nhiệm vụ KHCN cấp nhà nước cho năm 2006 Triển khai kếhoạch nghiên cứu KHCN năm 2005, Bộ BCVT đã tiến hành nghiên cứu vànghiệm thu 78 đề tài Trong đó có nhiều đề tài có ý nghĩa thực tiễn lớn vàđược áp dụng ngay vào công tác quản lý của Ngành Xây dựng và phân bổxong kế hoạch nghiên cứu các đề tài và nhiệm vụ KHCN năm 2006 với tổng

số 106 đề tài KHCN cấp Bộ Tiếp tục tổ chức các phiên họp và duy trì hoạtđộng của Hội đồng KH&CN Bộ

Công tác tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng trong năm qua cũng đượcđẩy mạnh bằng việc hủy bỏ 17 tiêu chuẩn ngành cũ và ban hành áp dụng 5tiêu chuẩn ngành mới, tổ chức Hội nghị Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượngchuyên ngành Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin năm 2005, đồngthời tiếp tục nghiên cứu và dự kiến ban hành các tiêu chuẩn chất lượng dịch

vụ công trình, thiết bị vô tuyến, kết nối mạng vào năm 2006, chức tạo điềukiện cho các doanh nghiệp tăng cường tính tự chủ trong việc quản lý chấtlượng mạng lưới, thiết bị và dịch vụ BCVT Bộ cũng đã hoàn thiện thủ tục vàchính thức thông báo việc Việt Nam sẵn sàng tham gia triển khai Thỏa thuận

Trang 18

thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận hợp chuẩn thiết bị viễn thông (TEL MRA)với các nền kinh tế thành viên của APEC và các nước ASEAN

3.10 Công tác hợp tác quốc tế:

Bộ BCVT tổ chức tốt Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và CNTTASEAN TELMIN 5, Hội nghị Khu vực trù bị cho Hội nghị phát triển Viễnthông Thế giới (RPMs) diễn ra tại Hà Nội; chuẩn bị nội dung và thủ tục choĐoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội thông tinpha II (WSIS2); Tích cực đóng góp các nội dung và tham gia có hiệu quả cácvòng đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, cũng như khẩn trương triểnkhai các nội dung khác liên quan tới hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và CNTT ASEAN lần thứ 5 (TELMIN5) là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và do Bộ BCVT chủ trì.Đóng góp lớn nhất của Việt Nam - bên cạnh vai trò nước chủ nhà - choTELMIN 5 là sáng kiến đưa ra chủ đề Thúc đẩy phát triển các ứng dụng vàdịch vụ mạng để hiện thực hoá e-ASEAN và xây dựng văn kiện Chương trình

Hà Nội (Hanoi Agenda), thể hiện mong muốn và quyết tâm của Việt Nam vàcác nước trong khu vực trong việc xây dựng e-ASEAN, thúc đẩy phát triểnCNTT-TT cũng như triển khai các Chương trình hành động để hiện thực hoáe-ASEAN

Từ ngày 16 – 18/11/2005, Bộ trưởng Bộ BCVT đã dẫn đầu Phái đoàncủa Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hộithông tin pha II (WSIS2), được tổ chức tại thành phố Tuynis (Tuynisia) với sựtham gia của hơn 13.000 đại biểu trên khắp thế giới, trong đó có hơn 60nguyên thủ quốc gia

Năm 2005 cũng là năm mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đàmphán gia nhập WTO về BCVT và CNTT đi vào giai đoạn quyết định Các nộidung hoạt động của Ban chỉ đạo Ngành về hội nhập tiếp tục được tăng cường

và gắn bó chặt chẽ hơn với hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật, đổi mới

tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm biến cơ hội thành

Trang 19

tăng trưởng, biến thách thức thành động lực phát triển Các phương án đàmphán gia nhập WTO về BCVT và CNTT được nỗ lực hoàn chỉnh nhằm hàihoà lợi ích của ngành với lợi ích của cả nền kinh tế và mục tiêu sớm gia nhậpWTO.

Năm 2005 đã thu hút được nhiều chương trình hỗ trợ có quy mô vàthiết thực từ nhiều nguồn: đa phương, song phương, các tổ chức quốc tế, cáctập đoàn quốc tế Lĩnh vực CNTT đã được đặc biệt chú trọng hỗ trợ, từ việctạo dựng khuôn khổ pháp lý (hỗ trợ xây dựng Luật CNTT) cho đến phát triểnnguồn nhân lực (Dự án thành lập Trường Cao đẳng CNTT hữu nghị Việt -Hàn)

3.11 Công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư XDCB và giá cước:

Năm 2005, Bộ đã thực hiện tốt các công tác quản lý kế hoạch, tàichính, giá cước; thực hiện đúng chế độ, chính sách trong xây dựng kế hoạch,quản lý, cấp phát, thanh quyết toán; nghiên cứu xây dựng, rà soát lại hệ thốngcác loại phí, lệ phí của Ngành, góp phần tăng cường hiệu quả công tác QLNNcủa Bộ BCVT

Ngay từ đầu năm, Bộ đã để sớm phân, giao kế hoạch thu, chi ngânsách và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản các quý và cả năm 2005 cho cácđơn vị công khai, dân chủ đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Việc triển khai kế hoạch thu, chi ngân sách được theo dõi và đôn đốc thườngxuyên, góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao Tích cực phối hợpvới Bộ Tài chính ban hành Quyết định điều chỉnh đối với các loại phí, lệ phítên miền Internet, quản lý chất lượng BCVT và CNTT, tần số vô tuyến điện,giúp cho việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước và tạo cơ chế tài chính chocác đơn vị đảm bảo các hoạt động QLNN theo chức năng

Bộ đã tập trung nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu phát triển BCVT vàCNTT giai đoạn 2006 – 2010, làm căn cứ, định hướng cho các doanh nghiệpBCVT, các địa phương xây dựng kế hoạch cho phát triển cho đơn vị mình

Trang 20

Hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch đã được tham khảo lấy ý kiến các bộ, ngành,địa phương và doanh nghiệp để hoàn chỉnh và trình Chính phủ phê duyệt

Bộ đã ban hành bộ định mức xây dựng cơ bản chuyên ngành BCVT vàhiện đang hoàn thiện bộ đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành BCVT Các

dự án được đôn đốc thực hiện và cơ bản hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảochất lượng theo quy định

Triển khai Quyết định 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về

cơ chế, chính sách quản lý giá cước BCVT, Bộ đã ban hành 14 Quyết địnhđiều chỉnh giá cước Nhiều phương pháp tính cước mới đã được nghiên cứu

và triển khai theo hướng tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp pháthuy được hết khả năng cung cấp dịch vụ, cạnh tranh lành mạnh và cùng pháttriển

3.12 Công tác pháp chế:

Bộ đã ban hành Quyết định 329/QĐ-BBCVT ngày 11/4/2005 phê duyệtChương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2005, đây là điểm mới góp phầnquan trọng cho công tác xây dựng văn bản QPPL của Bộ

Trong năm qua, Bộ đã phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ, Bộ

Tư pháp tiến hành đúng thủ tục, qui trình xây dựng dự thảo Luật CNTT và đãtrình Chính phủ ngày 10/6/2005; tổ chức thẩm định 04 dự thảo Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ; 31 văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban hành của

Bộ

Công tác thống kê, rà soát văn bản QPPL liên quan đến BCVT vàCNTT được tiến hành thường xuyên, phát hiện, khắc phục kịp thời những saisót, loại bỏ những văn bản hết hiệu lực thi hành Nghiên cứu, đóng góp ý kiếncho 50 dự án, dự thảo văn bản QPPL luật bao gồm các dự án Luật, Pháp lệnh,

dự thảo Nghị định, Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các vănbản QPPL của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

Trong năm 2005, Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật chuyênngành BCVT và CNTT cũng được đẩy mạnh trên phạm vi toàn quốc Ngoài

Trang 21

việc tổ chức 8 Hội nghị tuyên truyền, giáo dục pháp luật, 2 Hội nghị tập huấncho các Sở BCVT, Bộ còn xây dựng chương trình phổ biến giáo dục pháp luậttrên cơ sở tăng cường kiện toàn Tủ sách pháp luật tại các điểm BĐ-VH xã,cập nhật các văn bản QPPL trên Trang thông tin điện tử của Bộ, Báo Bưuđiện Việt Nam và các ấn phẩm của Nhà xuất bản Bưu điện.

3.13 Công tác thông tin - báo chí - xuất bản:

Năm 2005, Công tác thông tin tuyên truyền có nhiều chuyển biến tíchcực thông qua việc tổ chức tốt công tác tuyên truyền phổ biến các chủ trươngchính sách lớn của Nhà nước và Ngành trên các lĩnh vực, đặc biệt tập trungvào các nội dung phổ biến giáo dục pháp luật BCVT và CNTT và hướng tớicác sự kiện lớn trong năm như Kỷ niệm 60 năm phát triển và 20 đổi mớiNgành, Đại hội Thi đua yêu nước của Ngành

Bên cạnh đó, nhiệm vụ thông tin, giải thích, trả lời công luận trên cácphương tiện thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động QLNN về BCVT

và CNTT cũng luôn được đẩy mạnh Trong năm qua, Trung tâm Thông tin đãphát hành 52 số Tổng hợp báo chí, 12 số Tài liệu tham khảo, với nhiều bàiviết với nội dung phong phú, đem lại nhiều thông tin tham khảo cần thiết chocác cán bộ quản lý BCVT và CNTT Trang thông tin điện tử của Bộ ngàycàng phát huy vai trò thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách về BCVT

và CNTT, đồng thời khẳng định chất lượng thông tin ngày càng được nângcao, đã có 12,5 triệu lượt truy cập trang thông tin của Bộ, trong đó số lượngtruy cập từ nước ngoài chiếm 40% Chuyên mục Thông tin Sở BCVT đã đượcthiết lập và dần trở thành diễn đàn cung cấp, trao đổi văn bản, thông tin quản

lý nhanh nhất giữa các Sở BCVT và Bộ Báo Bưu điện phát hành 52 số báotuần, 3 số đặc biệt và 12 số báo chuyên đề Trong năm qua, Báo Bưu điệnViệt Nam đã đạt được nhiều kết quả Số lượng trang báo tăng 4 trang so vớinăm 2004, số lượng phát hành cũng tăng và đặc biệt là việc mở thêm cácchuyên mục mang tính xã hội đã làm cho nội dung của các trang báo sinhđộng, góp phần đưa BCVT và CNTT đi sâu vào đời sống xã hội Báo Bưu

Trang 22

điện Việt Nam điện tử với số lượng trung bình 50.000 lượt truy cập một ngàycũng tăng cường phát huy vai trò thông tin tuyên truyền của Ngành ngày mộttốt hơn Tạp chí BCVT và CNTT đã có nhiều cải tiến về nội dung và hìnhthức để đáp ứng được nhu cầu của đông đảo bạn đọc, kịp thời thông tin tuyêntruyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, bám sát các vấn đềthực tế và phản ánh các sự kiện lớn liên quan đến BCVT và CNTT ở ViệtNam và trên Thế giới

Nhà xuất bản Bưu điện cũng đã góp phần không nhỏ trong việc đưa các

ấn phẩm, tài liệu kỹ thuật chuyên ngành, văn bản qui phạm pháp luật đến tậntay các cán bộ, công nhân viên ngành BCVT và CNTT, trên 180 xuất bảnphẩm, trong đó có 150 đầu sách đã được đưa vào biên soạn, xuất bản và pháthành trong năm

3.14 Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ an ninh - quốc phòng, PCLB, GNTT và phục vụ các sự kiện quan trọng của đất nước:

Bộ BCVT tiếp tục chỉ đạo Tổng Công ty BCVT Việt Nam ưu tiên đầu

tư, phát triển hiện đại, an toàn mạng thông tin phục vụ các cơ quan Đảng,Chính phủ, đảm bảo thông tin chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ trongmọi điều kiện, tình huống Bộ chỉ đạo thực hiện dự án Mạng truyền số liệuchuyên dùng của các cơ quan Đảng, Chính phủ; tham gia thẩm định dự án xâydựng Website của Chính phủ Các hệ thống thông tin dùng riêng của Bộ Công

an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao phát triển tốt trên cơ sở mạng BCVT côngcộng, đáp ứng yêu cầu thông tin đối ngoại, an ninh, quốc phòng

Bộ BCVT đã chỉ đạo các doanh nghiệp BCVT sẵn sàng các phương án

để đảm bảo thông tin liên lạc trong mùa mưa lũ, đồng thời chủ động, nhanhchóng khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra Đồng thời Bộ cũng chỉ đạo cácdoanh nghiệp tăng cường mạng lưới, dịch vụ phục vụ chủ trương phát triểncác vùng kinh tế trọng điểm và các vùng KT - XH của đất nước theo chỉ đạocủa Đảng, Chính phủ

Ngày đăng: 16/09/2015, 19:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w